Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA

LỜI MỞ ĐẦU Tuy mới hình thành và phát triển hơn 15 năm qua nhưng kiểm toán Việt Nam đã nhanh chóng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng và những người quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và kiểm toán nói riêng. Vì thế những năm gần đây,

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với sự ra đời của hàng loạt công ty kiểm toán trong nước đã chứng tỏ được sự phát triển vượt bậc của ngành nghề kiểm toán Việt Nam. Trong xu hướng phát triển chung đó, Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA) ra đời và ngày càng chứng tỏ được vị thế, uy tín của mình, với chiến lược xây dựng PCA thành một công ty kiểm toán hàng đầu trong nước và khu vực; coi trọng đạo đức nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên có chất lượng cao, áp dụng công nghệ và chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế. Qua quá trình học tập môn kế toán – kiểm toán và tìm hiểu thực tế công tác tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA), đồng thời được sử chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của ThS. Tạ Thu Trang cũng như các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thuộc phòng Tư vấn Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA), em đã hoàn thành báo cáo này. Báo cáo gồm 3 phần : Phần I : Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. Phần II : Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. Phần III : Nhận xét và kiến nghị về tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. Do thời gian tìm hiểu có hạn và khả năng bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập tổng hợp tập không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Trang PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA). 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA). Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Quản lý được thành lập từ 09/12/2002. Ngày 28/08/2007, Công ty sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông, hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (viết tắt là PCA). Tháng 5/2008, Công ty chính thức trở thành thành viên duy nhất của Tập đoàn kiểm toán PKF quốc tế tại Việt Nam. Tên Công ty : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên Tiếng Anh: PHUONG DONG ICA AUDIT COMPANY LIMITED Tên viết tắt : PCA CO ., LTD Văn phòng chính: Địa chỉ: Số 45 lô 6 đường Trung Yên 14, khu ĐTM Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội Giấy ĐKKD số: 0102007233 ngày 09/12/2002; Giấy phép điều chỉnh ngày 28/08/2008. Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng) Điện thoại : (04) 37 833 911/12/12; Fax: (04)37 833 914 Email: pcahn@pca.com.vn Website: www.pca.com.vn Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Số 208, đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 3 4491 476/77; Fax: (08) 3 4491 475 Email: pcahcm@pca.com.vn Chi nhánh tại Đà Nẵng: Địa chỉ: Tầng 5, số 10, đường Hải Phòng, TP đà Nẵng Điện thoại và fax: (0511) 353 1399 Email: pcadn@pca.com.vn 1.1.2. Nhiệm vụ mục tiêu hoạt động của PCA: Cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế thuộc mọi thành phần kinh tế. Tạo điều kiện cho nhân viên pháp huy hết khả năng của mình cũng như không ngừng trao dồi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thành công trong nghề nghiệp của mình. Thành công, đạt kết quả tốt về mặt tài chính, công ty phát triển lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ trên, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng cố gắng đoàn kết và phấn đấu hết mình, điều đó thể hiện trước hết trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có quy củ. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại PCA. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình khối chức năng nên tính chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực quản lý tốt hơn, quyết định cấp trên đưa ra nhanh chóng và tính thực thi cao, việc quản lý nhân viên theo ngành dọc tốt hơn. Bộ máy được thiết kế một cách gọn nhẹ, khoa học nên phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty. Kiểm toán đầu tư XDCB và các dự án Kiểm toán ngân hàng, Bảo hiểm, Cty Tài chính Kiểm toán các doanh nghiệp Khối kiểm toán Các tiểu ban chuyên ngành: Kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, kiểm soát chất lượng dịch vụ, kiểm soát nội bộ Hội đồng thành viên Giám đốc Khối tư vấn và Đầu tư nước ngoài Khối Quản trị nội bộ Văn phòng TP. HCM Đầu tư nước ngoài Tư vấn tài chính và thuế Các dịch vụ kiểm toán Tài chính, kế toán Quản lý nhân sự Hành chính quản trị Nhóm các chuyên gia hỗ trợ Sơ đồ 1-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại PCA Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy bộ máy tổ chức quản lý tai PCA bao gồm các phòng ban sau: Ban giám đốc: Ban giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chính sách và hướng dẫn các vấn đề về tổ chức. BGĐ là bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan tới nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như: Lập kế hoạch, lập ngân sách, phát triển kinh doanh, đào tạo và quản lý văn phòng… Mỗi thành viên trong ban quản trị đều liên quan trực tiếp và quyết định tới nội dung của báo cáo kiểm toán cũng như thay mặt Công ty xác nhận vào báo cáo kiểm toán đó. Vì thế, BGĐ sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng các tiêu chuẩn chuyên môn của Công ty được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Cụ thể, trách nhiệm của BGĐ bao gồm: GĐ hoặc người do GĐ bổ nhiệm có trách nhiệm đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan tới hoạt động của Công ty. Việc đánh giá rủi ro phải được xem xét trên nhiều mặt với đầy đủ tài liệu cần thiết. GĐ duy trì mối quan hệ với cán bộ cao cấp của KH. Mối quan hệ này phải ở mức độ vừa phải để vừa đảm bảo tính độc lập trong đạo đức nghề nghiệp vừa đảm bảo cho việc nắm bắt liên tục tình hình kinh doanh của KH và có thể sớm phát hiện các vấn đề có thể nảy sinh. Trước khi thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết, GĐ sẽ tham gia hoạch định chiến lược và lập kế hoạch thực hiện hợp đồng thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra. GĐ chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. Mặc dù có thể phân chia phần lớn công việc nghiên cứu và tìm hiểu hiện trạng cho cán bộ quản lý hay những kiểm toán viên chính nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là GĐ. GĐ chịu trách nhiệm đánh giá các công việc kiểm toán đã thực hiện, bao gồm việc phê duyệt chương trình kiểm toán trong các phần kiểm toán quan trọng và xem xét lại những tài liệu chính, cũng như là chương trình kiểm toán và sau khi kết thúc công việc kiểm toán.GĐ phụ trách thực thi công việc kiểm toán chịu trách nhiệm đảm bảo rằng công việc kiểm toán đã thực hiện một cách đầy đủ, hợp lý và các tài liệu, giấy tờ làm việc đủ là cơ sở đảm bảo cho các kết luận được rút ra trong những phần kiểm toán quan trọng. GĐ có trách nhiệm ký và đảm bảo chất lượng BCKT và thư quản lý được phát hành cho KH. GĐ chịu trách nhiệm tiến hành một buổi họp với KH sau khi kết thúc công việc kiểm toán nhằm xác định những vấn đề cụ thể cần hoàn thiện, xác định nhiệm vụ năm tiếp theo và đánh giá thái độ và phản ứng của KH đối với công việc kiểm toán do Công ty cần thực hiện. Bên cạnh BGĐ còn có nhóm các chuyên gia trong và ngoài Công ty hỗ trợ BGĐ trong quản trị và kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp. Ban chức năng: Gồm nhiều khối, mỗi khối có chức năng nhiệm vụ riêng: Khối kiểm toán: Đây là bộ phận quan trọng nhất của Công ty, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Khối kiểm toán được chia thành các phòng chức năng, mỗi phòng chức năng chịu trách nhiệm về một lĩnh vực kiểm toán, như: Kiểm toán các doanh nghiệp trong nước. Kiểm toán khối ngân hàng, bảo hiểm, các công ty tài chính, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án. Khối tư vấn và đầu tư nước ngoài: Là bộ phận thực hiện chức năng tư vấn tài chính và thuế, kiểm toán các công ty nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Khối tư vấn và đầu tư nước ngoài chỉ có một phòng chức năng là phòng tư vấn. Với yêu cầu về chức năng phòng ban nên đội ngũ nhân viên phòng tư vấn đều có trình độ cao về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ ( tiếng anh, tiếng trung, tiếng nhật, tiếng nga…). Ngoài ra, Phòng tư vấn còn đảm nhiệm chức năng đào tạo, đào tạo cho nhân viên của Công ty cũng như theo yêu cầu của khách hàng; thường xuyên mở các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia trong và ngoài nước. Khối quản trị nội bộ: Đây là khối cơ sở cho hoạt động của toàn công ty, chịu trách nhiệm quản lý chung hoạt động của toàn công ty. Khối quản trị nội bộ hay Phòng tổng hợp có chức năng cụ thể sau: Quản lý nhân sự toàn công ty. Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán của công ty. Kết hợp với khối tư vấn và đầu tư nước ngoài thực hiện dịch vụ đào tạo và các dịch vụ khác liên quan. Quản trị hành chính, lễ tân và các chức năng khác. Khối văn phòng TP.HCM: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động các chi nhánh của Công ty trong thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các khối trên có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng vẫn có sự kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong hoạt động vì mục tiêu phát triển chung của toàn Công ty. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại PCA. Xuất phát từ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán. Toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính, công tác thống kê và hành chính được tập trung ở Khối quản trị nội bộ hay Phòng tổng hợp của Công ty. Trong Công ty, Phòng tổng hợp là một ban rất quan trọng với chức năng quản lý về tài chính đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch hàng năm của Công ty, có thể nói Phòng tổng hợp là nơi ghi chép thu thập tổng hợp thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty một cách chính xác đầy đủ và kịp thời để hỗ trợ động lực cho ban lãnh đạo của Công ty trong việc đưa ra các quyết định quản lý. Cũng do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, ngoài các bộ phận của Công ty, Công ty còn mở thêm 2 chi nhánh ở TP HCM và TP Đà Nẵng, vì thế để có thể hạch toán và phản ánh được toàn bộ hoạt động Công ty đã sử dụng hình thức sổ nhật biên, cuối tháng chi nhánh sẽ hình thành các bảng kê chi tiết từ các nhật biên theo dõi hàng ngày. Bảng kê được chuyển về Công ty để tiếp tục các công việc tiếp theo. Tại Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để hạch toán, kết hợp với sử dụng kế toán máy. Hệ thống chứng từ kế toán mà công ty đang áp dụng là hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định 15 của Bộ Tài chính ngày 20-3-2006. Công ty sử dụng các báo cáo tài chính theo quy định gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo được lập theo quý, năm. Căn cứ vào pháp lệnh kế toán tài chính, chế độ kế toán công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày20/03/2006. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 30 tháng 06. Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng (VND). Phòng tổng hợp tại PCA được tổ chức rất gọn nhẹ, khoa học, gồm 04 thành viên, tất cả đều đại học và trên đại học, mỗi người có chức năng riêng, có thể bổ sung hỗ trợ nhau trong công việc. Công tác kế toán chủ yếu phản ánh doanh thu và chi phí cung cấp các loại hình dịch vụ. Doanh thu được ghi nhận theo từng hợp đồng, còn các chi phí được chia theo loại hình và khối lượng dịch vụ cung cấp cho các hoạt động khác nhau của khách hàng. Các loại dịch vụ đó bao gồm: - Nhân sự, tiền lương: tuyển dụng nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên, theo dõi và tính lương, bảo hiểm xã hội. - Kế toán: quản lý chi tiêu, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính quý, năm. - Hành chính: gồm công việc thư ký (dịch, đánh máy, các công tác dự thảo, thư tín, điện thoại,..) và công việc hành chính (thư viện, văn phòng phẩm, an ninh,…). 1.3. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA): 1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, các dự án do các tổ chức tài chính quốc tế tại trợ như ADB, WB, ICCO, UNFPA,.... PCA có bộ phận tư vấn về các lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, quản trị doanh nghiệp. PCA đã thành công trong việc cung cấp các dịch vụ trên trong nhiều lĩnh vực: cho các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần (đầu tư từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài) và cho các dự án Chính phủ (từ nguồn vốn ngân sách, ODA), phi Chính phủ (NGO). Phạm vi hoạt động của công ty bao gồm: Thực hiện chức năng kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế và các hoạt động khác theo quy định trong Giấy phép kinh doanh, quy định về quản lý nghề nghiệp của Nhà nước, hội hành nghề kế toán và kiểm toán Việt Nam (VACPA). Đầy đủ điều kiện tham gia kiểm toán các công ty niêm yết trên TTCK theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/09/2004 về “Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho tổ chức phát hành, niêm yết hoặc kinh doanh chứng khoán”. Đầy đủ điều kiện tham gia kiểm toán hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính theo Quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày 02/02/2005 về “Quy chế kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng”. 1.3.2. Đặc điểm dịch vụ cung cấp của PCA: Các loại dịch vụ PCA cung cấp: Dịch vụ kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA thực hiện chủ yếu là dịch vụ kiểm toán, bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính: thường niên hoặc theo các yêu cầu đột xuất của nhà đầu tư, BGĐ; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế: đáp ứng yêu cầu sáp nhập, thanh lý, giải thể … của các Công ty và tổ chức; Kiểm toán hoạt động: đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu lực của việc thực hiện các quy chế; Kiểm toán tuân thủ: đánh giá sự tuân thủ các quy chế, quy định, các nguyên tắc mà nhà tài trợ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên đã ban hành; Kiểm toán đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đang áp dụng, và đề xuất cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ cho phù hợp và hiệu quả hơn; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Báo cáo quyết toán đầu tư XDCB, báo cáo đầu tư các dự án của Chính phủ (ODA), phi chính phủ (NGO); Kiểm toán thông tin tài chính: Trên cơ sở các thủ tục đã thoả thuận trước và theo yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà tài trợ cho dự án. Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn của CPA thực hiện rất đa dạng, bao gồm: Dịch vụ tư vấn kế toán: Xây dựng hệ thống kế toán: cho mô hình Tập đoàn, các Tổng công ty và các đơn vị doanh nghiệp thành viên hoạt động phụ thuộc độc lập và các công ty con; Cung cấp dịch vụ kế toán: Kế toán trưởng, kế toán viên, kế toán thuế cho doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn kế toán và ghi chép sổ sách: Giữ sổ và ghi chép kế toán, chuẩn bị báo cáo tài chính bộ phận, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất; Tổ chức hoạt động cho bộ phận kế toán: xác định các vị trí phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ trong nội bộ Dịch vụ tư vấn tài chính: Soát xét báo cáo tài chính: theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư trước khi công khai báo cáo tài chính hoặc phục vụ cho việc lập bản cáo bạch về tài chính của doanh nghiệp. Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, ngân sách cho dự án : Xây dựng hệ thống quản lý dòng tiền; Xây dựng Quy chế Quản lý Tài chính; Xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ cho doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn thuế: Trợ giúp giải đáp các vướng mắc về thuế; Cung cấp các dịch vụ kê khai thuế, tính thuế: giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhà thầu đối với các nhà thầu nước ngoài; Tư vấn các dịch vụ hỏi đáp, giải pháp về thuế của các doanh nghiệp đối với cơ quan thuế. Dịch vụ tư vấn khác: Các dịch vụ tư vấn khác gồm: tư vấn quản lý và tư vấn nhân lực. Dịch vụ đào tạo: Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ kế toán chuyên nghành thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo yêu cầu của doanh nghiệp; Đào tạo kiểm toán viên nội bộ: theo yêu cầu của khách hàng; Tổ chức các lớp học về nghiệp vụ: nâng cao theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Quốc tế chung được thừa nhận tại Việt Nam và của Chính phủ Việt Nam. Các loại dịch vụ khác: Các loại hình dịch vụ khác mà PCA cung cấp chủ yếu là dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin: Tư vấn lựa chọn phần mềm kế toán, quản lý và cài đặt phù hợp với loại hình, đặc điểm, phương thức hoạt động của các tổ chức kinh doanh, các loại hình công ty khác nhau; cài đặt phầm mềm kế toán… Cơ cấu dịch vụ PCA cung cấp có thể thấy qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1-1. Cơ cấu dịch vụ của PCA Trong đó: - Dịch vụ kiểm toán chiếm đa số là 75%. - Dịch vụ tư vấn: 15%. Dịch vụ đào tạo: 3%. Dịch vụ khác: 7%. 1.3.3. Đặc điểm khách hàng của PCA: PCA cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ nên khách hàng của PCA cũng rất phong phú, bao gồm: Các doanh nghiệp trong nước (chiếm 30% tổng khách hàng). Khối ngân hàng tín dụng, bảo hiểm (chiếm 20% tổng khách hàng). Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 30% tổng khách hàng). Dự án do tổ chức quốc tế tài trợ (chiếm 20% tổng khách hàng). Cơ cấu khách hàng của PCA được biểu hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1-2. Cơ cấu khách hàng của PCA 1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2006-2007-2008: Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng tài sản 380.462.743 3.542.771.627 4.748.420.151 2. Tổng nợ phải trả. 193.860.686 418.882.357 1.541.624.581 3. Vốn lưu động. 339.913.945 2.817.102.354 4.049.837.874 4. Doanh thu 3.072.333.322 3.181.525.960 6.957.187.840 5. Lợi nhuận trước thuế. 72.155.117 288.322.341 807.929.370 6. Lợi nhuận sau thuế. 51.908.573 206.795.570 771.740.262 7. Số lượng CBCNV 40 78 105 8. Số lượng CPA 11 16 16 9.TNBQ/Người 4.000.000 4.500.000 6.000.000 Qua bảng tóm tắt năng lực tài chính trên của Công ty, chúng ta có thể thấy năm 2007 tình hình tài chính của Công ty rất tốt. Lợi nhuận tăng nhanh đạt 206.795.570VNĐ. Lý do chính là do sau năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nghề kiểm toán nói riêng. Công ty TNHH kiểm toán Phương đông ICA nhận thức rõ xu hướng này đã nhanh chóng mở rộng thị trường, mở rộng phạm vi khách hàng sang lĩnh vực tín dụng, TTCK và các công ty, tổ chức nước ngoài... Nhiều hợp đồng kiểm toán lớn đã được ký kết trong năm tài chính 2007 đem lại doanh thu lớn cho công ty. Riêng năm 2008, năm niên độ tài chính của Công ty có sự thay đổi, niên độ tài chính mới là từ 01/07/N đến 30/06/N+1. Có sự thay đổi này chủ yếu do đặc điểm dịch vụ cung cấp chính của Công ty là kiểm toán. Mùa kiểm toán là các tháng cuối năm và đầu năm. Vì vậy, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển niên độ kế toán để giảm bớt cường độ công việc, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý tài chính kế toán của Công ty. Có thể thấy quy mô về tài sản cũng như nguồn vốn của PCA trong năm 2008 tăng nhanh, gần gấp đôi so với quy mô toàn năm 2007, chứng tỏ Công ty đã không ngừng tăng cường quy mô và lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, đến năm 2008, PCA đã có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên 100 nhân viên, trong đó có 14 KTV có chứng chỉ CPA Việt Nam và 2 KTV có chứng chỉ CPA Úc, cùng đội ngũ KT dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế… Công ty có mạng lưới khắp cả nước, bao gồm: 01 văn phòng chính tại Hà Nội, 01 chi nhánh Đà Nẵng và 01 chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh với trên 400 khách hàng. Với nguồn nhân lực lớn mạnh, Công ty đã và đang khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Trong đó: Tỷ lệ trên Đại học: 7% Tỷ lệ tốt nghiệp Đại học: 97% KTV chiểm: 27%. Số lượng nhân viên tăng đi kèm với mức lương CBCNV cũng được nâng cao, trung bình năm 2008 đạt 6.000.000 VNĐ/người. Để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn trong thời gian tới, sau mỗi kỳ kinh doanh Công ty luôn đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục trong công tác kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh cao nhất, đề ra phương hướng phát triển cho Công ty năm tiếp theo và những năm tới: 1.3.5. Mục tiêu và chiến lược hoạt động của PCA trong thời gian tới: Đem tới cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt nhất và các giá trị gia tăng khác. Luôn hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để thiết kế một kế hoạch làm việc hiệu quả nhất cho cả hai bên. Tăng cường đào tạo nhân viên, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và môi trường làm việc năng động, sáng tạo. Áp dụng công nghệ hiện đại, chuẩn mực quốc tế, không ngừng cải tiến phương pháp làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược này toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty không ngừng cố gắng cải tiến phương pháp làm việc, tăng cường đào tạo kiểm toán viên ngang tầm Quốc tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA 2.1. Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. Công việc kiểm toán có thể được tiến hành theo các phương thức như sau: Kiểm toán một năm một lần vào thời điểm khi Công ty đã lập xong Báo cáo tài chính năm; hoặc Kiểm toán giữa kỳ 6 hoặc chín tháng và kiểm toán cả năm; hoặc Kiểm toán định kỳ hàng quý theo yêu cầu của Công ty; Quy trình kiểm toán chung của PCA: Khác với các công ty kiểm toán khác thực hiện kiểm toán theo quy trình chung mà chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định, là thành viên duy nhất của Tập đoàn kiểm toán quốc tế PKF tại Việt Nam, PCA đã và đang áp dụng một quy trình kiểm toán chuẩn theo PKF và có sự kết hợp, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam. Có thể khái quát quy trình kiểm toán tại PCA thông qua sơ đồ sau: Hợp đồng Thỏa thuận chấp nhận khách hàng mới/ Tiếp tục khách hàng cũ Giai đoạn I: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ Phạm vi và điều khoản Xác định chiến lược Công việc của cuộc kiểm toán kiểm toán hành chính Hiểu biết về khách hàng Hiểu biết về môi trường bên trong Hiểu biết và đánh giá Hệ và bên ngoài đơn vị thống kiểm soát nội bộ Đánh giá rủi ro Thiết kế chương trình kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản Kết luận kiểm toán Trao đổi với khách hàng/ Soát xét/ Sự kiện sau ngày khóa sổ/ phát hành Báo cáo kiểm toán Giai đoạn III: Giai đoạn II: Sơ đồ 1-2. Sơ đồ quy trình kiểm toán chung tại PCA Quy trình kiểm toán chung PCA áp dụng cụ thể: Giai đoạn I: Chuẩn bị kiểm toán: Trong giai đoạn này, PCA sẽ tổ chức buổi họp đầu tiên với Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, thống nhất hợp đồng, phạm vi kiểm toán. Trước khi ra quyết định đi đến hợp đồng kiểm toán, PCA luôn cân nhắc cẩn thận xem đây là khách hàng cũ hay khách hành mới. Với khách hành lâu năm cần xem xét việc đảm bảo tính độc lập nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán. Nếu là khách hành mới, PCA luôn tiến hành tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng; đánh giá những xung đột về lợi ích; đánh giá tính độc lập; xác định rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó; khả năng và nguồn lực thực hiện hợp đồng;… từ đó mà đưa ra ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận khách hàng mới. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa PCA với khách hàng, xác định rõ nội dung, phạm vi công việc, quyền lợi và nghĩa vụ, các quy đinh pháp lý liên quan, phí dịch vụ,…Hợp đồng kiểm toán tại PCA cũng được lập theo đúng mẫu đã quy định trong Chuẩn mực kiểm toán số 210 về “Hợp đồng kiểm toán”. Lập kế hoạch kiểm toán: Sau khi đã thống nhất hợp đồng kiểm toán, công việc tiếp theo là lập kế hoạch kiểm toán. Đây là một công việc chiếm tỷ trọng đáng kể trong quá trình chuẩn bị kiểm toán – kinh nghiệm PCA cho thấy thất bại kiểm toán phần lớn là việc xây dựng một kế hoạch kiểm toán không thích hợp hơn là từ thực hiện kiểm toán. Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Bước 1: Quyết định duy trì hoặc chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Bước 2: Chấp nhận những điều khoản của hợp đồng bao gồm các vấn đề cơ bản về thời gian và ngày phát hành báo cáo. Bước 3: Xây dựng chiến lược kiểm toán mới hoặc sửa đổi các chiến lược từ những năm trước. Bước 4: Thực hiện các công việc hành chính, bao gồm phân công nhóm kiểm toán, dự thảo lịch làm việc cụ thể để thông báo cho khách hàng về lịch làm việc, nhân sự và yêu cầu tài liệu… Bước 5: Thu thập hoặc cập nhật những thông tin về khách hàng: Xây dựng mức trọng yếu. Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về tình hình kinh doanh và tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng. Xem xét những thay đổi trong yêu cầu lập Báo cáo tài chính. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, bao gồm: Môi trường kiểm soát chung, quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, hệ thống thông tin bao gồm quy trình lưu chuyển thông tin từ hoạt động kinh doanh tới báo cáo tài chính, các thủ tục kiểm soát và điều hành kiểm soát. Thực hiện đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động liên tục và giao dịch với các bên liên quan. Thực hiện đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các bên liên quan. Thực hiện soát xét phân tích sơ bộ. Bước 6: Tổ chức một cuộc họp nhóm kiểm toán để chia sẽ những thông tin về khách hàng; rủi ro kinh doanh; thảo luận về khả năng sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận và sai sót. Bước 7: Xác định các nhân tố rủi ro liên quan tới cuộc kiểm toán; Xác định phương pháp đánh giá mức độ rủi ro trên tổng thể báo cáo tài chính; Xác định rủi ro phát hiện ở cơ sở dữ liệu. Bước 8: Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết. Xem xét các thủ tục kiểm soát áp dụng, hiệu quả các thủ tục kiểm soát này và xem xét các thủ tục kiểm toán chi tiết để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán có thể không tuân theo những bước trên do ảnh hưởng của từng yếu tố: tính chất cuộc kiểm toán; quy mô và tính phức tạp trong công việc kinh doanh của khách hàng; quy mô của những thay đổi trong kinh doanh của khách hàng và những yêu cầu báo cáo từ cuộc kiểm toán trước. Trình tự này nhìn chung tuân theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” nhưng vẫn có sự thay đổi cho phù hợp với trình tự chung mà tập đoàn PKF quy định. Điểm khác biệt ở đây là không phân biệt việc lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trong quy trình trên, việc thực hiện lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể được thực hiện đan xen kết hợp. Chiến lược kiểm toán: Xây dựng chiến lược kiểm toán nằm trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Sau khi chấp nhận hoặc tiếp tục hợp đồng kiểm toán, công việc đầu tiên là xem xét chiến lược kiểm toán tổng thể. Trường hợp khách hàng cũ, chiến lược kiểm toán tổng thể có thể được thực hiện khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch dựa vào hiểu biết đã có về khách hàng và rủi ro trọng yếu có thể xét đoán được. Với một hợp đồng kiểm toán mới công việc đầu tiên là thu thập những hiểu biết và thủ tục đánh giá rủi ro sơ bộ trước khi KTV xác định chiến lược kiểm toán. Chiến lược kiểm toán tổng thể thiết lập phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm toán và hướng dẫn triển khai kế hoạch kiểm toán chi tiết. Để lập được chiến lược kiểm toán, KTV cần chú ý: Phạm vi, nội dung và thời gian của hợp đồng kiểm toán: Các yêu cầu lập báo cáo; địa điểm thực hiện kiểm toán; người mà KTV sẽ trao đổi những phát hiện kiểm toán; thời hạn và lịch trình kiểm toán. Vùng trọng yếu của kiểm toán: Số dư tài khoản trọng yếu, các loại giao dịch và thuyết minh; những yêu cầu mới về lập báo cáo tài chính; vùng có khả năng xảy ra sai sót cao. Kết luận sơ bộ của KTV liệu có phải tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Chiến lược kiểm toán của PCA bao gồm việc tổ chức, quản lý và thực hiện kiểm toán, được ghi lại trên biểu Chiến lược kiểm toán D2. Biểu mẫu này tóm gọn gồm: Vùng trọng yếu của kiểm toán. Kết luận sơ bộ của KTV về các vùng rủi ro mà KTV cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Nguồn lực được phân công thực hiện kiểm toán các khu vực kiểm toán đặc biệt, ví dụ như thành viên thực hiện kiểm toán có kinh nghiệm thích hợp cho vùng rủi ro cao hoặc sử dụng tư vấn của chuyên gia khi có vấn đề phức tạp. Xác định nhân lực cho kiểm toán, ví dụ như số lượng nhân viên tham gia kiểm kê, phạm vi soát xét lại của KTV khác khi kiểm toán tập đoàn; ngân sách thời gian thực hiện kiểm toán các khu vực có độ rủi ro cao. Thời gian triển khai nhân lực kiểm toán, có thể kiểm toán giữa hai niên độ hoặc tại ngày kết thúc niên độ. Cách thức thực hiện quản lý, chỉ đạo và giám sát công việc khi thảo luận nhóm, họp trao đổi lại. Cách thức chủ nhiệm kiểm toán và BGĐ soát xét công việc và xem xét sự cần thiết phải thực hiện soát xét đảm bảo chất lượng không. Chiến lược kiểm toán cũng được PCA xác định tùy thuộc quy mô, tính chất hoạt động của từng khách hàng. Sau khi có chiến lược kiểm toán, PCA sẽ tiến hành tuần tự các bước như trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán đã nêu trên. Việc thực hiện các bước trên tuân theo đúng quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Cuối cùng là thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết hay các thủ tục kiểm toán thích hợp. Chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán được PCA lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, chính là việc thiết kế một chương trình cho các thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích; các thủ tục này thiết kế cho mỗi phần hành kiểm toán cụ thể và tham chiếu mỗi bước tới cơ sở dẫn liệu liên quan trong chương trình kiểm toán. Chương trình lập trên giả định rằng các thử nghiệm kiểm soát mang lại những kết quả như mong muốn (nếu kết quả sau này trái với dự đoán ban đầu thì cần thực hiện soát xét lại bằng các thủ tục kiểm toán chi tiết). Thủ tục cơ bản cần được thực hiện dựa trên những ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22563.doc
Tài liệu liên quan