Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Xu thế hội nhập của nền kinh tế đất nước trong hơn hai thập kỷ qua đã đặt ra yêu cầu đối với tính minh bạch của các thông tin tài chính. Do đó, các công ty kiểm toán và các KTV đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong những năm vừa qua. Với sinh viên chuyên ngành kiểm toán, việc tiếp cận thực tế và vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn là

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô cùng quan trọng. Trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, em đã được thưc tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là thành viên của Ernst & Young toàn cầu, một trong bốn công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, Công ty đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu uy tín dựa trên chất lượng cao của các cuôc kiểm toán cũng như môi trường làm việc chuyên nghiệp. Qua giai đoạn thực tập tổng hợp, em đã có cơ hội tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng như cách thức tổ chức kiểm toán tại Công ty. Từ đó, em có thể củng cố các kiến thức đã học bằng công việc thực tiễn, rút ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân. Kết quả của giai đoạn thực tập tổng hợp của em được trình bày trong báo cáo thưc tập tổng hợp này. Báo cáo của em gồm ba phần chính như sau: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Chương 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện hoạt động của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Với kiến thức hạn hẹp và sự thiếu kinh nghiệm của mình, chắc chắn Báo cáo của em không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn và các thầy cô giáo. Để hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Đinh Thế Hùng. Em xin chân thành cảm ơn thầy! CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu và công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu Ernst & Young toàn cầu (Ernst & Young global) là công ty đa quốc gia, chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính. Tên tuổi của công ty từ lâu đã được biết đến như một thương hiệu của chất lượng cao và sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán. Ernst & Young toàn cầu (Ernst & Young global) được sáng lập bởi Athur Young, doanh nhân người Anh và Alwin C Ernst, doanh nhân người Mỹ. Arthur Young sinh năm 1863 tại Scotland. Ông tốt nghiệp đại học Glasgow và di cư sang Mĩ rồi định cư ở thành phố Chicago. Ông là người nhỏ nhẹ, thông minh và điềm đạm. Ông có niềm đam mê lớn đối với lĩnh vực đầu tư ngân hàng và tài chính. Điều này đã dẫn ông đến với nghề kế toán và kiểm toán. Năm 1906 ông thành lập công ty Arthur Young. A.C.Ernst sinh năm 1881 ở bang Cleveland của Mỹ. Ông là người có nhiều hoài bão và đã tự gây dựng nên sự nghiệp của mình. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, ông làm nhân viên kế toán. Bốn năm sau, vào năm 1903, ông cùng người em trai của mình là Theodore thành lập công ty Ernst. Hai công ty nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu. Khoảng đầu năm 1924, họ liên kết với những công ty danh tiếng của Anh: Ernst liên kết với Whinney Smith & Whinney và Young liên kết với Broads Paterson. Năm 1879, bản hiệp định đầu tiên của Ernst đã dẫn tới sự thành lập tập đoàn Ernst & Whinney. Đây là một trong những tập đoàn đầu tiên trên thế giới và là khởi nguồn của những tập đoàn thống trị hàng đầu hiện nay. Sau khi A.C. Ernst và Arthur Young mất (năm 1948), năm 1989 hai công ty mà họ sáng lập đã kết hợp làm một, thành lập tập đoàn Ersnt & Young. Tập đoàn mới này đã xác định một cách nhanh chóng vị trí là người dẫn đầu của toàn cầu hoá nhanh chóng, của các kĩ thuật kinh doanh tiên tiến cà của sự thay đổi kinh doanh không ngừng. Những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Ernst & Young toàn cầu như sau: Năm 1849: Harding & Pullein được thành lập ở Anh. Năm 1894: Arthur Young thành lập công ty đầu tiên của mình là Stuart and Young, ở Chicago. Harding & Pullein đổi tên thành Whinney, Smith and Whinney. Năm 1903: Alwin and Theodore Ernst thành lập Ernst & Ernst tại bang Cleveland, Mĩ. Năm 1906: Arthur và anh trai là Stanley thành lập Arthur Young & Company tại Chicago. Năm 1924: Arthur Young liên kết với Broad Paterson & Co; Ernst & Ernst liên kết với Whinney, Smith & Whinney. Năm 1939: Clarkson liên kết với Woods Gordon & Co để thâm nhập vào lĩnh vực tư vấn quản lý. Năm 1944 Clarkson Gordon & Company liên kết với Arthur Young & Co. Năm 1979 Ernst & Whinney thành lập và trở thành một trong bốn công ty về kế toán lớn nhất thế giới. Năm 1989: Arthur Young sáp nhập với Ernst & Whinney thành lập nên Ernst & Young. Năm 2000: Ernst & Young công khai tuyên bố là một tập đoàn toàn cầu mới. Hiện nay, Công ty Ernst & Young toàn cầu có khoảng 130,000 nhân viên với những cấp độ khác nhau, làm việc trên 140 quốc gia và được chia thành các khu vực chính là Trung Âu, châu Phi, Ấn Độ, Mĩ, Viễn đông, châu Đại Dương, và Nhật Bản. Ta có thể thấy các khu vực trên qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Ernst & Young toàn cầu 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của Ernst & Young toàn cầu. Năm 1989, tập đoàn Ernst & Young toàn cầu đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đến năm 1992, Ernst & Young Việt Nam chính thức được thành lập theo giấy phép đầu tư số 448/GP ngày 3/11/1992 và giấy đầu tư điều chỉnh số 448/GPDC1 ngày 23/01/2002 do Ủy ban Nhà nước và hợp tác đầu tư, nay là Bộ kế hoạch và đầu tư cấp với vốn điều lệ là 1 tỉ USD. Đây là công ty kiểm toán và tư vấn có 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam có văn phòng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với hơn 700 nhân viên có trình độ học vấn, kinh nghiệm cũng như kĩ năng làm việc lành nghề và chuyên nghiệp. Trụ sở chính của Ernst & Young đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside– 2A-4A Tôn Đức Thắng, Quận 1. Văn phòng tại Hà Nội đặt tại tầng 15 Daeha Business Centre, số 360 Kim Mã, Hà Nội. Tên giao dịch chính thức: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Điện thoại liên lạc tại văn phòng Hà Nội: 84-04-8351100 Website: Trải qua chặng đường gần 17 năm phát triển, Ernst & Young Việt Nam đã trở thành một trong những công ty tư vấn kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, với gần 700 nhân viên gồm nhiều chuyên viên đến từ Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, Singapore, Malaysia và Philippines, và các văn phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Viên-chăn và Phnôm-pênh. Với những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường trong nước, Công ty đã xây dựng được một cơ sở khách hàng đa dạng gồm nhiều ngành nghề như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản, sản xuất, thương mại, bất động sản... Ernst & Young Việt Nam đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cổ phần hóa, tái cơ cấu, mua bán doanh nghiệp, phát triển chiến lược kinh doanh, tư vấn quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Qua đó, Ersnt & Young đã tích luỹ được những hiểu biết khá sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam, hiểu được những ưu điểm và tồn tại đối với những khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau và có khả năng đáp ứng được nhu cầu hoạt động của những khách hàng đó. Bên cạnh đó hoạt động của công ty không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng mà Ernst & Young còn hết sức nỗ lực trong việc giúp hoàn thiện hệ thống kế toán của khách hàng thông qua các hình thức như tư vấn trực tiếp hoặc thư quản lý. Các khách hàng tiêu biểu của Công ty bao gồm một số lớn các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm hàng đầu, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn và một số công ty niêm yết có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam. Trong nhiều năm liên tục, Công ty luôn duy trì là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn có doanh thu hàng đầu tại Việt Nam. Công ty liên tục mở rộng thị phần, thị trường, nâng cao doanh thu, tăng cường nguồn nhân lực và đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Tốc độ tăng doanh thu trung bình qua các năm của Công ty khoảng 10% và thường đứng thứ 2 ở Việt Nam sau PWC. Năm 2009, doanh thu của Công ty đạt trên 190 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2008. Ta có bảng tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Ernst & Young Việt Nam so sánh với các Big 4 khác từ năm 2004 trở lại đây như sau: Bảng 1.1. Tổng hợp xếp hạng doanh thu của Big4 Doanh thu Ernst & Young PWC KPMG Delloite Năm 2004,2005 -  Tư vấn kiểm toán Thứ 1 Thứ 4 Thứ 2 Thứ 3 -  Tư vấn thuế Thứ 3 Thứ 1 Thứ 2 Thứ 4 -  Tư vấn kinh doanh Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Năm 2006 Thứ 2 Thứ 1 Thứ 3 Thứ 4 Năm 2007 Thứ 2 Thứ 1 Thứ 3 Thứ 4 Năm 2008 Thứ 2 Thứ 1 Thứ 3 Thứ 4 Năm 2009 Thứ 2 Thứ 1 Thứ 3 Thứ 4 Nhìn vào bảng trên ta thấy được tình hình hoạt động của Ernst & Young trong những năm vừa qua. Ernst & Young luôn tự hào là một trong những công ty có doanh thu đứng đầu về thị trường tư vấn và kiểm toán trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Có thể nói Ernst & Young Việt Nam luôn luôn cố gắng hết mình để thực hiện phương châm làm việc của mình là “cam kết cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng cao nhất nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu của mình, đồng thời thực hiện thành công kế hoạch phát triển của công ty và đóng góp tích cực cho cộng đồng”. 1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Ernst & Young Việt Nam không chỉ nổi tiếng về cung cấp dịch vụ kiểm toán mà bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn về thuế và tư vấn kinh doanh… Các dịch vụ này rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh Loại hình dịch vụ này mang lại phần lớn doanh thu cho công ty. Loại hình này bao gồm: Kiểm toán các báo cáo tài chính theo luật định và kiêm toán báo cáo tài chính tập đoàn Dịch vụ kiểm soát rủi ro công nghệ và bảo mật Kiểm toán theo hợp đồng và kiểm toán nhiệm vụ đặc biệt Soát xét kiểm soát nội bộ Kiểm toán các báo cáo hàng quý và các báo cáo giữa năm tài chính Dịch vụ kiểm toán nội bộ Kiểm toán phân tích và đánh giá doanh nghiệp 1.2.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế Dịch vụ tư vấn thuế mà Ernst & Young Việt Nam cung cấp bao gồm: Tư vấn về việc ứng dụng thuế trực thu và thuế gián thu đối với những giao dịch hiện tại và theo đề xuất Tư vấn về kê khai thuế Tư vấn về kế hoạch thuế hiệu quả Tư vấn về chiến lược tham gia thị trường Liên hệ và giải trình với cơ quan thuế 1.2.1.3. Dịch vụ tư vấn kinh doanh Về dịch vụ tư vấn tài chính, Ernst & Young Việt Nam chuyên tư vấn về các vấn đề sau: Cơ cấu đầu tư Nghiên cứu về tính khả thi và tư vấn về xin giấy phép đầu tư Tư vấn về tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực và tư vấn về điều hành Triển khai hệ thống thông tin Tư vấn về việc lựa chọn, thiết kế và vận dụng phần mềm Cải tiến hoạt động kinh doanh, bao gồm: phân tích kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp và thay đổi quy trình kinh doanh Tư vấn về tổ chức, bao gồm: phân tích, thiết kế và thay đổi quản lý Tư vấn về chiến lược kinh doanh Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như đưa ra thị trường loại hình kinh doanh mới, lập kế hoạch kinh doanh, ngân sách và mở rộng ra thị trường quốc tế Tư vấn về các dịch vụ kế toán, bao gồm: thủ tục và hệ thống kế toán Tư vấn về nghiệp vụ và đảm bảo có trách nhiệm Sáp nhập và mua lại công ty, liên doanh, liên kết Tư vấn về đánh giá doanh nghiệp, bất động sản và tài sản vô hình Tài chính và huy động vốn Niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng Cổ phần hóa Tư vấn về tái cơ cấu và cổ phần hóa lại doanh nghiệp nhà nước. Các dịch vụ trên được thực hiện bởi những kiểm toán viên có năng lực trình độ và kinh nghiệm vì vậy chất lượng của công việc thực hiện được đảm bảo ở mức độ cao. Ernst & Young đã dựa vào những điều kiện hiện có của Việt Nam để cung cấp một cách có hiệu quả nhất và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. 1.2.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty Với chất lượng dịch vụ cung cấp, sự làm việc tận tình của các kiểm toán viên cùng uy tín lâu năm của mình, thị trường của Ernst & Young được mở rộng cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, tập đoàn Ernst & Young toàn cầu có khách hàng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm: Lĩnh vực năng lượng: có thể kể đến các tên tuổi như BP, CNOOC, ConocoPhillips, Ferrexpo, Kazakhmys, Total, Westinghouse Electric Coporation,… Lĩnh vực giải trí: Khu giải trí Trump, tập đoàn giải trí Magna. Lĩnh vực dịch vụ tài chính: có các công ty hàng đầu thế giới là khách hàng lâu năm của Ernst & Young như ING, ICBC, ING Group, CIBC, Man Group, ABN-AMRO, VTB, UBS, US Bank,... Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: HCA, CVS Caremark, Lifepoint, Cleveland Clinic,… Lĩnh vực sản xuất: Tập đoàn Delphi, tập đoàn Eaton, Syngenta, TetraPak,… Khách hàng của Ernst & Young còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: bất động sản, phương tiện truyền thông, bán lẻ và bán buôn sản phẩm, công nghệ, viễn thông và du lịch. Ngoài những khách hàng quốc tế kể trên, mạng lưới khách hàng trong nước của Ernst & Young Việt Nam cũng bao trùm trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực ngân hàng: Công ty có những khách hàng là hầu hết các ngân hàng lớn của Việt Nam như: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIC, Bảo Việt Việt Nam, Habu Bank, Vietin Bank, GP bank, Techcombank, Maritime bank, MB bank,... Đối với các lĩnh vực như khách sạn, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất,… Ernst & Young Việt Nam cũng trở thành kiểm toán chính thức cho nhiều doanh nghiệp lớn như: tập đoàn Kinh Đô, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai group, công ty bút Thiên Long, Phở 24, Vina Capital, tập đoàn Hòa Phát, Yamaha Việt Nam, Canon Việt Nam, Big C… Số lượng khách hàng thường xuyên hàng năm của Ernst & Young Việt Nam vào khoảng 300 trên khách hàng và con số này không ngừng tăng lên. Đó là một con số tương đối lớn và đủ để chứng tỏ vị trí của công ty đối với thị trường kiểm toán và tư vấn trong nước. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của Ernst & Young toàn cầu nên cơ cấu tổ chức và kinh doanh của Công ty cũng áp dụng theo mô hình của toàn cầu, đó là tổ chức theo kiểu phi tập trung và phân theo địa lý, song có sự thay đổi phù hợp với đặc điểm và điều kiện ở Việt Nam. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam có hai văn phòng là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Đứng đầu là tổng giám đốc và ở mỗi trụ sở đều được phân thành ba bộ phận kinh doanh chính đó là: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế và dịch vụ tư vấn kinh doanh. Mỗi bộ phận đều có người đứng đầu lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận đó. Người này thường là các giám đốc kiểm toán và đồng thời giữ vị trí trong ban giám đốc của Công ty. Ngoài ra, mỗi bộ phận còn bao gồm nhiều nhân viên với trình độ, kinh nghiệm khác nhau và chủ yếu thuộc các mức: nhân viên 1, nhân viên 2, và các cấp nhân viên quản lý. Mỗi người có một nhiệm vụ nhất định và chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ ấy. Lãnh đạo của mỗi bộ phận sẽ là người quyết định về chiến lược kinh doanh cũng như tổ chức nhân sự ở bộ phận của mình sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ Bộ phận tin học Bộ phận văn phòng Bộ phận kiểm toán Bộ phận tư vấn thuế Bộ phận kế toán Bộ phận tư vấn kinh doanh 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Ban giám đốc Ban giám đốc gồm những người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của công ty và là người có quyền cao nhất điều hành các hoạt động của công ty. Họ thường là những kiểm toán viên có trình độ, năng lực cao và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Ban giám đốc thường là những người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, tham gia kí kết các hợp đồng kiểm toán, rà soát cuối cùng đối với công việc đã thực hiện của các nhóm kiểm toán và trực tiếp kí tên lên các báo cáo kiểm toán. Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc: là người quản lý Công ty về mọi hoạt động tại Việt Nam, đồng thời là người quyết định những loại hình dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp cũng như chiến lược kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Tổng giám đốc của Ernst & Young Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước Ernst & Young toàn cầu về kết quả hoạt động của công ty và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Phó tổng giám đốc: họ thường là những giám đốc kiểm toán. Phó tổng giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong việc điều hành Công ty. Họ chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, chiến lược chung của công ty và báo cáo các hoạt động đã thực hiện hay những kết quả đạt được lên Tổng giám đốc. Bộ phận hành chính Bộ phận hành chính bao gồm: Bộ phận kế toán: bộ phận này chịu trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh vào sổ sách kế toán, lên các báo cáo tài chính để xác định lãi, lỗ trong kì hoạt động của công ty. Đồng thời họ là người trực tiếp đưa ra các báo cáo quản trị giúp ban giám đốc đưa ra được những quyết định đúng đắn. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu chi và phối hợp với các bộ phận khác trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược chung của toàn công ty. Bộ phận tin học: thực hiện cung cấp các thiết bị phần cứng như laptop cho mỗi nhân viên trong công ty, cài đặt những phần mềm cần thiết vào trong máy tính như Gam-X, đảm bảo sự hoạt động của mạng nội bộ và thực hiện sửa chữa hỏng hóc cho máy tính khi cần thiết. Bộ phận này bao gồm cả CBK (trung tâm kiến thức kinh doanh) - thực hiện cung cấp những thông tin cần thiết về khách hàng và giúp bộ phận kiểm toán đánh giá và thực hiện hợp đồng kiểm toán một cách có hiệu quả nhất. Bộ phận văn phòng: thực hiện trả lời các cuộc điện thoại gọi đến, quản lý các công văn hành chính, tham gia tổ chức các chương trình của công ty như giao lưu gặp gỡ với sinh viên các trường đại học, gala cuối năm,… Đồng thời họ cũng phối hợp với kế toán về mặt nhân sự chẳng hạn như phát tr lương bằng tiền mặt cho thực tập viên,…và cung cấp các văn phòng phẩm cần thiết cho nhân viên Công ty. Bộ phận nghiệp vụ Đây là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho Công ty. Bộ phận này được phân chia theo 3 loại hình dịch vụ chính mà công ty cung cấp. Bộ phận nghiệp vụ bao gồm: Bộ phận kiểm toán: Đây là bộ phận có bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất trong toàn Công ty. Họ thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho một số lượng lớn khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, thương mại, du lịch, khách sạn,…Bộ phận này thường được chia làm 2 lĩnh vực chính là kiểm toán ngân hàng và phi ngân hàng. Bộ phận tư vấn thuế: cung cấp cho khách hàng những ý kiến tư vấn về thuế, giúp khách hàng xây dựng được một hệ thống thuế hiệu quả và tuân thủ theo những quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam và những chuẩn mực quốc tế liên quan tới thuế được áp dụng tại Việt Nam. Bộ phận tư vấn kinh doanh: thực hiện tư vấn cho khách hàng về xây dựng hệ thống kế toán, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, các dịch vụ liên quan tới thẩm định và đánh giá như thẩm định về tiềm năng đầu tư, đánh giá doanh nghiệp, bất động sản, các dịch vụ liên quan tới huy động vốn,… CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 2.1.1. Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán Công ty TNHH Ernst & Young phân KTV làm nhiều cấp, giữ những nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm nhất định. Các cấp đó là: Giám đốc kiểm toán (partner): Giám đốc kiểm toán là những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên và đồng thời là thành viên của ban giám đốc. Giám đốc kiểm toán là người thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán và tiến hành kí kết các hợp đồng kiểm toán. Họ cũng là người cuối cùng tiến hành rà soát lại các công việc thực hiện được của các nhóm kiểm toán, đưa ra kết luận cuối cùng về cuộc kiểm toán và kí báo cáo kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp (senior manager): Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp thường là những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì vậy đối với một số hợp đồng lớn, phức tạp họ sẽ tham gia vào việc rà soát lại những công việc mà kiểm toán viên cấp dưới đã thực hiện. Qua đó chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra kết luận sơ bộ về cuộc kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán (manager): Chủ nhiệm kiểm toán là người thường xuyên theo dõi tiến độ công việc và rà soát các công việc mà cả nhóm kiểm toán đã thực hiện. Chủ nhiệm kiểm toán cùng một lúc có thể phải giám sát nhiều nhóm kiểm toán khác nhau và là người chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm kiểm toán cao cấp. Trưởng nhóm kiểm toán (senior): Trưởng nhóm kiểm toán bao gồm ba cấp là senior 1, senior 2 và senior 3 tương ứng với trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm của từng cấp. Trưởng nhóm kiểm toán có nhiều kinh nghiệm hơn trợ lý kiểm toán và thường chịu trách nhiệm chính hướng dẫn và phân công công việc cho trợ lý kiểm toán. Họ cũng tham gia vào quá trình thực hiện kiểm toán đồng thời là người thường xuyên theo dõi tiến độ, rà soát các công việc thực hiện của cả nhóm và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm kiểm toán. Trợ lý kiểm toán: Trợ lý kiểm toán gồm hai cấp là trợ lý kiểm toán cấp một (staff 1) và trợ lý kiểm toán cấp hai (staff 2). Trợ lý kiểm toán thường là người có trình độ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ tham gia vào từng phần hành cụ thể trong giai đoạn thực hiện kiểm toán dưới sự hướng dẫn của trưởng nhóm kiểm toán và chịu trách nhiệm trước trưởng nhóm kiểm toán. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán Trong một cuộc kiểm toán cụ thể, cơ cấu nhân sự đoàn kiểm toán cơ bản bao gồm giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và các trợ lý kiểm toán. Tùy vào đặc điểm của từng cuộc kiểm toán như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, cuộc kiểm toán lần đầu, kiểm toán thường niên hay kiểm toán giữa niên độ,… mà cơ cấu đoàn kiểm toán được quyết định sao cho phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng cũng như thỏa mãn các yêu cầu về thời gian và chi phí kiểm toán cho phép. Thông thường, một cuộc kiểm toán có thể bao gồm một hoặc hai trưởng nhóm kiểm toán và một vài trợ lý kiểm toán. Những người này sẽ trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán tại công ty khách hàng. Công việc của đội kiểm toán tại công ty khách hàng luôn được theo dõi sát sao bởi một chủ nhiệm kiểm toán. Trong trường hợp các cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp, chủ nhiệm kiểm toán cấp cao sẽ cùng chủ nhiệm kiểm toán tham gia vào việc soát xét, kiểm tra quá trình kiểm toán. Giám đốc kiểm toán sẽ là người cuối cùng rà soát lại hồ sơ kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán, đưa ra kết luận kiểm toán cũng như là người ký báo cáo kiểm toán. Việc cơ cấu đoàn kiểm toán chặt chẽ như vậy là một yếu tố hàng đầu bảo đảm chất lượng cho mọi cuộc kiểm toán mà Ernst & Young Việt Nam thực hiện. 2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán tại Công ty Quy trình kiểm toán tại Công ty về cơ bản bao gồm ba giai đoạn là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, vì giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán giữ vai trò quyết định đối với việc xác định bản chất, phạm vi, số lượng và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán cũng như quyết định tới chất lượng và chi phí của cuộc kiểm toán nên tại Ernst & Young, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được tách làm hai giai đoạn là Lập kế hoạch và xác định rủi ro và Lập chiến lược và Đánh giá rủi ro. Ta có thể khái quát các giai đoạn của cuộc kiểm toán và các bước công việc thực hiện trong mỗi giai đoạn như sau: Biểu 2.1. Quy trình kiểm toán được áp dụng của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Ghi chú: Các kí hiệu trong biểu sau như (1),(2),.. . dùng để chỉ thứ tự thực hiện của các bước trong từng giai đoạn chẳng hạn như “Tìm hiểu về những yêu cầu của dịch vụ, xác định phạm vi kiểm toán và thành tập nhóm kiểm toán” là bước đầu tiên trong giai đoạn “ Lập kế hoạch và xác định rủi ro”. Qui trình kiểm toán được nêu lên trong sơ đồ được coi là qui trình kiểm toán chung được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán được thực hiện bởi Ernst & Young Việt Nam. Tuỳ vào từng cuộc kiểm toán cụ thể và bản chất của đối tượng được kiểm toán mà quy trình này sẽ được áp dụng cho phù hợp. Quy trình kiểm toán chung của Ernst & Young Việt Nam bao gồm những phần sau: Phương pháp kiểm toán được áp dụng chung cho Ernst & Young toàn cầu Nhu cầu và sự mong muốn của khách hàng/ trách nhiệm của kiểm toán viên/ chuẩn mực chuyên nghiệp Lập kế hoạch và xác định rủi ro Lập chiến lược và đánh giá rủi ro Thực hiện kiểm toán Kết luận và đưa ra báo cáo kiểm toán Tìm hiểu về những yêu cầu của dịch vụ, xác định phạm vi kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán (1) Cân nhắc việc tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ hay chuyển sang khách hàng mới (2) Xác định những nghiệp vụ kinh tế trọng yếu (2) Họp nhóm kiểm toán (1) Thực hiện kết hợp lại các rủi ro kiểm toán (6) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (2) Sau kiểm toán giữa kì (1) Tổng hợp (1) Chuẩn bị tổng hợp các chênh lệch kiểm toán (2) Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng (3) Xác định sự luân chuyển chứng từ của các nghiệp vụ, những sai sót có thể xảy ra và những kiểm soát liên quan (3) Tìm hiểu và đánh giá về quá trình lập báo cáo tài chính (5) Thực hiện thử nghiệm đối với sổ chi tiết và một số thủ tục bắt buộc khác (3) Rà soát lại lần cuối cùng toàn bộ báo cáo tài chính (3) Tìm hiểu môi trường thông tin về độ phức tạp và xác định sự chuyên nghiệp của công nghệ thông tin (4) Thực hiện thử nghiêm xuyên suốt (walkthrough) (4) Cập nhật các thử nghiệm kiểm soát (4) Cập nhật các TN kiểm soát hệ thống thông tin (5) Chuẩn bị báo cáo tổng hợp những soát xét (4) Đánh giá về kiểm soát nội bộ (5) Thảo luận trong nhóm (6) Xác định những kiểm soát để kiểm tra (6) Tìm hiểu và đánh gía về hệ thống thông tin của khách hàng (7) Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (7) Hoàn thành soát xét và thông qua báo cáo (5) Đánh giá gian lận, rủi ro và những biện pháp xử lý (7) Thực hiện các thủ tục kiểm toán tổng quát (8) Chuẩn bị và tiến hành đàm phán với khách hàng (6) Xác định PM, TE và SAD (8) Kết hợp các rủi ro kiểm toán (8) Thiết kế các thủ tục kiểm soát (9) Xác định những khoản mục trọng yếu và những cơ sở dẫn liệu có liên quan (9) Thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản (10) Thiết kế các thủ tục kiểm toán tổng quát (11) Hoàn thành tài liệu liên quan và kết thúc hợp đồng kiểm toán (7) Chuẩn bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán (12) 2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Trogn giai đoạn này, các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về những yêu cầu của dịch vụ, xác định phạm vu kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán. Đồng thời, Công ty cũng cân nhắc việc có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũ hay chuyển sang khách hàng mới. Sau khi quyết định sẽ tiếp tục cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu môi trường thông tin về sự phức tạp và xác định sự chuyên nghiệp của hệ thống thông tin của khách hàng, đánh giá kiểm soát nội bộ, thảo luận trong nhóm kiểm toán, đánh giá gian lận, rủi ro và những biện pháp xử lý thích hợp. Qua đó, kiểm toán viên sẽ xác định PM (mức trọng yếu đối với toàn bộ báo cáo tài chính), TE (mức trọng yếu ở cấp độ các khoản mục) và SAD (tổng chênh lệch tối đa), đồng thời kiểm toán viên cũng xác định những khoản mục trọng yếu và cơ sở dẫn liệu có liên quan. 2.2.3. Giai đoạn lập chiến lược và đánh giá rủi ro Giai đoạn đánh giá rủi ro là giai đoạn rất quan trọng trước khi bước vào thực hiện kiểm toán. Giai đoạn này gồm những bước công việc sau: đoàn kiểm toán thảo luận trước cuộc kiểm toán, xác định các nghiệp vụ trọng yếu, tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ liên quan tới những nghiệp vụ trọng yếu, tìm hiểu những sai sót có thể xảy ra và những kiểm soát nội bộ liên quan, thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối (walk through test), tìm hiêủ và đánh giá về quá trình lập báo cáo tài chính, xác định những kiểm soát để kiểm tra, tìm hiểu và đánh giá về hệ thống thông tin của khách hàng. Qua đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành xác định các loại rủi ro kiểm toán để tìm ra mức rủi ro phát hiện yêu cầu đối với cuộc kiểm toán, từ đó sẽ thiết kế các thủ tục kiểm soát, các thử nghiệm kiểm toán cơ bản và các thử nghiệm kiểm toán tổng quát. Kết thúc giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thông báo kế hoạch kiểm toán cho nhóm kiểm toán thực hiện và chuẩn bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán. 2.2.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Sau khi kiểm toán giữa kì ( post – interim event) Trước cuộc kiểm toán thường niên sẽ có các cuộc kiểm toán giữa kỳ vào thời điểm quý hai và quý bốn. Việc xem xét lại các cuôc kiểm toán giữa kì nhằm xem xét lại kết quả của các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện giữa kì, đánh giá lại chương trình kiểm toán đã lập hồi giữa kì xem còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và còn có thể áp dụng cho hết cuộc kiểm toán hay không, ngoài ra còn xem xét lại việc đánh giá rủi ro kết hợp trong cuộc kiểm toán giữa kì. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đã được thiết kế ở giai đoạn lập chiến lược và đánh giá rủi ro. Mục đích của việc này là xem xét xem hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động thực sự hiệu quả hay không. Đây là căn cứ để kiểm toán quyết định về số lượng và quy mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản mở rộng. Thực hiện các thủ tục đối với sổ chi tiết và một số thủ tục bắt buộc khác Đối với quá trình này Ernst & Young có đưa ra một số hướng dẫn như sau: Xem xét các bút toán trên sổ chi tiết và một số bút toán điều chỉnh Xem xét các ước tính để thấy được yếu tố chủ quan của nhà quản lý đối với những ước tính ấy và xem xét chúng có phù hợp hay không. Tính toán và đánh giá một số tỉ suất tà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25938.doc