Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Duyên Hà

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ I.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Duyên Hà ra đời từ những năm nền kinh tế nước ta còn trên đà phát triển. Nhà nước đã khuyến khích cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có đầy đủ khả năng và trình độ trong kinh doanh. Công ty TNHH Duyên Hà cũng đã hòa nhập chung vào tình trạng phát triển chung của doanh nghiệp trong toàn quốc và đã trở thành công ty TNHH có đầy đủ tư cách pháp nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tê

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Duyên Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n công ty: Công ty TNHH Duyên Hà Tên giao dịch: Duyên Hà Company Limited Tên viết tắt: Duyen Ha Co., LTD Trụ sở chính: Số 4, ngõ 171, phố Nguyễn An Ninh, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Điện thoại: (04)6621909 - (04)6623376 Fax: (04)6621158 Chi nhánh: - Chi nhánh Công ty TNHH Duyên Hà Địa chỉ: 337/20/7 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Công ty TNHH Duyên Hà- Nhà máy xi măng Duyên Hà Địa chỉ: Thôn Hệ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Số vốn điều lệ: 510000000 đồng Việt Nam( năm trăm, mười triệu đồng Việt Nam) Mã số thuế: 0100520789 TKTG: 102010000016434- Ngân hàng công thương khu vực II- Hà Nội 431100200002877- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 46510000000239- Ngân hàng ĐT-PT VN, chi nhánh Hưng Yên 431101000004- Ngân hàng NN-PT nông thôn Nam Hà Nội 10002222- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Hà Nội 48310000010221- Ngân hàng ĐT_PT VN,chi nhánh Ninh Bình Công ty được thành lập theo quyết định số 5900/ Q§-UB ngày 30/10/1993. Giấy phép kinh doanh đăng kí lần đầu vào ngày 01/11/1993, đăng kí thay đổi số 043158( đăng kí thay đổi lần thứ 14) do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16/05/2007. Được thành lập từ năm 1993, quá trình phát triển của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: * Giai đoạn từ 1993-1996, là những năm đầu ra đời và phát triển, với những ngành nghề chủ yếu như: thi công, xây lắp công trình điện công nghiệp và dân dụng; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi. Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm công trình…Tuy nhiên, công ty cũng đã bước đầu đạt được những thành tựu. * Giai đoạn từ 1996-2000, công ty đã bắt đầu mở rộng thị trường ra các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang…Cùng với việc mở rộng các ngành nghề như: sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị ngành nước, điện, viễn thông; buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tiêu dùng; …Trong giai đoạn này, cũng còn nhiều khó khăn nhưng công ty đã dần tự khẳng định vị trí của chính mình. * Giai đoạn 2001 đến nay, công ty mở rộng thêm các ngành nghề như: khai thác đá,cát, sỏi, cao lanh; chế biến lâm sản. Trong những năm gần đây hòa cùng nhịp độ phát triển của nền kinh tế công ty tham gia kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán. Công ty đã xây dựng được những khu sản xuất về các vật lệu xây dựng phục vụ cho công ty, như các khu sản xuất xi măng ở thị xã Bỉm Sơn- Thanh Hoá, khu xây dựng ở Lào Cai … Hiện nay, công ty đã tham gia xây dựng các công trình trên hầu hết các tỉnh thành của đất nước, với nhiều công trình có giá trị. Một số công trình đã hoàn thành như: Nhà khách số 10 Nguyễn Quyền- Hà Nội; đường Xích Đằng, đường Triệu Quang Phục- Hưng Yên; Cải thiện lưới điện xã Vĩnh Tiến, đưa điện về Tân Mai- Hòa Bình; Đưa điện về xã Viền Chăn, Kham Sa, Xím Vàm- Sơn La; Đưa điện về Mèo Vạc, Bắc Quang- Hà Giang; Cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn- Thanh Hóa; xây lắp trạm 110kV Thạch Linh- Hà Tĩnh… Còn nhiều công trình đang thi công dở dang: xây lắp công trình điện xã Nậm Hàng- Mường Tè- Lai Châu; xây lắp đường dây trung thế và TBA 22/0,4kV- Dự án cải tạo lưới điện huyện Xuân Thủy, Nam Định… Và còn các công trình đang nhận tuyến như: Đường dây 110kV Lạng Sơn- Cao Bằng; xây lắp công trình điện tại xã Quang Sơn, Hợp Lý- Vĩnh Phúc; xây lắp công trình điện 0.4kV tại 2 xã Quang Trung,Tứ Xuyên- huyện Tứ Kì- tỉnh Hải Dương… Trải qua suốt 14 năm để đi vào hoạt động sản -xuất kinh doanh, giờ đây công ty đã thi công nhiều công trình và được chủ đầu tư đánh giá cao. Do đó, công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế. I.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Duyên Hà Là một công ty TNHH với đặc thù là sản xuất vì lợi nhuận nên công ty đã không ngừng nâng cao hơn nữa về giá trị sản xuất. Chức năng của công ty là: Thi công và lắp đặt các công trình về điện Thi công, xây dựng các công trình công nghiệp Thi công, xây dựng các công trình dân dụng Sản xuất kinh doanh buôn bán các tư liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng Sữa chữa, lắp đặt các thiết bị, máy móc cho các ngành Công ty TNHH Duyên Hà đặt ra cho mình một số nhiệm vụ như: Tìm kiếm thị trường và tạo một chỗ đứng vững chắc trong kinh doanh Thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ theo hồ sơ thiết kế được duyệt Tiến hành sản xuất, duy trì uy tín và chất lượng sản phẩm tạo thành. Tổ chức thi công hợp lý để tiết kiệm chi phí dự toán công trình đã thẩm định Thi công công trình đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mỹ quan và an toàn trong xây dựng Đáp ứng đúng tiến độ thi công nhanh và chất lượng công trình đảm bảo Bỏ vốn thi công hoàn thành công trình theo kế hoạch và tiến độ đề ra Đào tạo và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu làm việc hiện đại hiện hành I.3. Ngành nghề, sản phẩm của công ty Sản phẩm chính của công ty là cung cấp cho nhu cầu của thị trường, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết và thiết yếu của mọi người. Sản phẩm kinh doanh và các ngành nghề sản xuất chính chủ yếu là: Xây dựng dân dụng và công nghiệp Sửa chữa nhà và trang trí nội thất Chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ Buôn bán hàng tư liệu sản xuất Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng Đại lý mua, bán, kí gửi hàng hóa Sản xuất và mua bán lắp đặt thiết bị ngành điện, ngành nước. Sản xuất mua bán bông, vải sợi, hàng may mặc Xây dựng công trình giao thông thủy lợi Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV,110KV,500KV Kinh doanh bất động sản Tư vấn giám sát công trình Mua bán, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị chống sét, thiết bị bảo vệ và thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thi công và lắp đặt, sửa chữa các công trình viễn thông Khai thác đá, cát, sỏi, cao lanh… Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng ................................................................... Trên đây là các ngành nghề kinh doanh của công ty. Với đặc điểm và sản xuất kinh doanh như vậy, bản thân công ty đã và đang không ngừng nổ lực để ngày một phát triển hơn nữa. I.4. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban Doanh nghiệp nào cũng vậy để có được một sự tồn tại và phát triển được là nhờ vào một hệ thống tổ chức quản lý phù hợp và có đầy đủ tiêu chuẩn về tổ chức cao nhất. Đó chính là mô hình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức Phòng vật tư Bộ phận sản xuất Phòng hành chính Phòng kế toán I.4.1. Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và có quyền điều hành chung trong công ty và chịu trách nhiệm với nhà nước. - Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án. Đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả. - Giao nhiệm vụ cho ban công trường- phụ trách kĩ thuật thực thi, điều hành các công việc trên công trường. - Quan hệ với kĩ thuật giám sát của chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề có liên quan tới dự án đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thầu đã được quy định trong quy chế đấu thầu. I.4.2. Phó giám đốc Phó giám đốc là người thay quyền cho giám đốc quyết định những công việc của công ty khi có sự ủy quyền của Giám đốc . I.4.3. Các phòng ban Dưới phó giám đốc còn có các phòng ban trực thuộc công ty mà do sự quản lý của Giám đốc và phó giám đốc. Phòng kế toán: Có chức năng theo dõi tình hình phát triển về tài chính của công ty, mọi hoạt động của công ty, tình hình chung về cung cấp vật liệu cho khâu sản xuất và tính ra giá thành sản xuất sản phẩm( sản phẩm xây lắp), chi trả lương, thanh toán về các khoản phát sinh trong doanh nghiệp... Phòng hành chính: Thực hiện công tác quản lý, tổ chức nhân sự, về chế độ tiền lương,.. Phòng tổ chức: Đưa ra các phương pháp, qui cách tổ chức nhân sự và các hoạt động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh Phòng vật tư: Cung cấp vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình xuất- nhập- tồn vật tư trong toàn doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất: Là nơi chịu trách nhiệm đảm nhận về các công trình thi công, và có chức năng đảm bảo về mặt kĩ thuật trong khi tiến hành xây dựng. Bộ phận sản xuất được chia thành: -Phân xưởng cơ khí: Tiến hành thực hiện các chi tiết cần được lắp đặt -Các đội thi công công trình( gồm có đội I đến đội VIII): Có vai trò thực thi nhiệm vụ khởi công, thi công, nghiệm thu bàn giao các công trình. I.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. I.5.1. Tổ chức sản xuất: Trên cơ sở của một công ty có đặc thù là xây dựng thế nên để tiến hành sản xuất sản phẩm công ty đã có sự nhìn nhận và phân rõ vai trò cho từng bộ phận. Sau khi đã nhận được các kế hoạch sản xuất thì bắt tay vào tổ chức sản xuất và sản xuất, công việc bây giờ chủ yếu tập trung ở bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ tiến hành chia nhỏ công việc cho từng phân xưởng như: phân xưởng cơ khí lắp đặt, các đội thi công I, đội thi công II,…,đội thi công VIII - Phân xưởng cơ khí lắp đặt: Tiến hành thực hiện các chi tiết cần được lắp đặt - Các đội thi công công trình gồm có đội I đến đội VIII, có vai trò thực thi nhiệm vụ khởi công thi công các công trình. Ở mỗi địa hình thì mỗi đội thi công phải chịu trách nhiệm cho mình một phần việc, dù đó là các công trình xây dựng công nghiệp hay công trình dân dụng. I.5.2.Qui trình sản xuất: Một quy trình sản xuất kinh doanh bao gồm 5 khâu như sau: Khi nhận được một công trình, bước thứ nhất là tổ chức lên kế hoạch, đây còn gọi là bước chuẩn bị. Giai đoạn này bao gồm một số công việc như sau: chuẩn bị mặt bằng, máy thi công, nhân công… Bước 2: Chuẩn bị vật tư kĩ thuật là giai đoạn mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần thiết cho công trình cần xây dựng. Bước 3: Phân công sản xuất là việc bố trí, sắp xếp công việc cho các đội sản xuất Bước 4: là việc thực hiện công việc được giao nhằm cho ra sản phẩm. Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong quy trình sản xuất, trong giai đoạn này cần phải vừa đảm bảo thi công đúng tiến độ, yêu cầu kĩ thuật vừa phải đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia sản xuất. Bước cuối cùng là hoàn thiện công trình, ban giao cho chủ đầu tư. Hình 2 : Quy trình sản xuất Hoàn thiện công trình Tiến hành sản xuất Phân công sản xuất Lên kế hoạch công trình Chuẩn bị vật tư II. THỰC TRẠNG Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty Duyên Hà luôn có xu hướng phát triển tốt, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn về nhiều mặt nhất là khi có cơ chế thị trường. Công ty Duyên Hà có nhiều bước phát triển đáng kể như: Sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo đời sống công nhân viên ngày một khá hơn, làm tròn nghĩa vụ đối với nguồn ngân sách của nhà nước. Không ngừng tăng cường đầu tư vốn vào việc xây dựng cơ sở vật chất và tích cực mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày một hoàn chỉnh hơn (các loại máy dùng trong thi công công trình, máy sử dụng trong văn phòng,…) Hoàn chỉnh từng bước việc tổ chức sắp sếp lực lượng sản xuất với những mô hình thực sự có hiệu quả theo từng giai đoạn. Đào tạo và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu làm việc hiện đại hiện hành. Trong kinh doanh thì luôn tạo được những chiến lược tham gia vào thị trường một cách đúng đắn, kết hợp với những chiến lược kinh doanh trên thị trường mà công ty đã làm và còn áp dụng trong những khoảng thời gian sau này, để nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh. Về xu hướng phát triển doanh nghiệp: Công ty có xu hướng hoà nhập vào thị trường rộng lớn trên toàn quốc và còn dự tính vươn xa hơn nữa về thị trường. Không chỉ là thị trường trong nước mà công ty còn trao đổi buôn bán với các đối tác nước ngoài. Chúng ta có thể thấy được những nhận định trên qua các chỉ tiêu sau: II.1.Tình hình vốn của công ty: Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 TV 87139455028 115111253602 135187447269 149478003777 339272949276 VLĐ 70902483719 97221681741 120210251499 145805847999 233678584777 VCĐ 16236971309 17889571861 14977195770 3672155778 105594364499 (Nguồn: Năng lực tài chính của Công ty TNHH Duyên Hà 2002-2006) Nhìn vào bảng số liệu của chỉ tiêu trong 5 năm trở lại đây ta thấy được: số vốn từ năm 2002 chỉ đạt được 87139455028(đ), cho đến năm 2006 đã tăng lên đến 339272949276(đ). Có nghĩa là số vốn đã tăng gần 4 lần hay tăng 252133494248(đ). Số vốn cố định của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên một cách đáng kể, tăng từ 16236971309(đ) lên 105594364499(đ), tăng gấp 6.5 lần. Năng lực tài chính của công ty tăng qua từng năm một, điều này cho thấy lợi thế của công ty ngày càng được tăng cường. II.2.Các chỉ tiêu về doanh thu Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng DT 89662753000 116752463000 157615825050 137488933832 65168330883 DT thuần 89662753000 116752463000 157615825050 137488933832 65168330883 LN gộp 5211891300 7220201208 10805894788 7852836544 8893320710 TN thuần từ SXKD 1021945325 1616082984 3240335186 3026824299 581218055 LN trước thuế 981562437 1624508360 3034117647 3121899582 588660155 LN sau thuế 672394203 1104665685 2063200000 2247767582 423835312 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Duyên Hà 2002-2006) Qua bảng trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi nhuận tuy nhiên tùy vào từng năm số lợi nhuận đó nhiều hay ít. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng chính là doanh thu thuần có nghĩa là không có các khoản giảm trừ về doanh thu. Doanh thu tăng dần qua các năm 2002,2003,2004 sau đó lại giảm. Doanh thu năm 2004 là lớn nhất đạt 157615825050(đ) làm cho lợi nhuận sau thuế cũng cao nhất 2063200000(đ). Doanh thu năm 2006 giảm so với những năm trước đó chỉ đạt 65168330883(đ), lợi nhuận sau thuế là 423835312(đ). Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của năm 2006 chỉ là 56275010173(đ) còn năm 2004 là 146809930262(đ). Sự sụt giảm doanh thu, lợi nhuận là do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Do đặc thù của Công ty TNHH Duyên Hà là lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp.. các công trình điện các năm 2003,2004 do nhận được nhiều công trình nên doanh thu tăng lên. Bên cạnh đó là sự đầu tư chi phí năm 2006 so với các năm khác là nhỏ hơn nhiều và còn nhiều nguyên nhân khác nữa… II.3. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của Công ty TNHH Duyên Hà như sau: Năm Đầu năm Cuối năm 2002 2003 2004 2005 2006 956923467 63212920 0 -606492330 807141422 63212920 0 -606492330 807141422 3579486814 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2002-2006) II.4. Nguồn nhân lực Có trên 70 kiến trúc sư, kỹ sư về ngành điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…và với gần 30 cử nhân kinh tế, tài chính kế toán với thâm niên công tác từ 5 đến 20 năm trong nghề. STT Cán bộ chuyên môn kĩ thuật theo nghề Số lượng Số năm trong nghề( năm) Đã qua các công trình quy mô và cấp I TRÌNH ĐỘ SAU ĐH 1 Tiến sỹ xây dựng 01 7 Quy mô vừa, cấp I,II 2 Thạc sỹ xây dựng 02 8-15 Nt II TRÌNH ĐỘ ĐH 1 Kỹ sư xây dựng 11 5-20 Nt 2 Kỹ sư kinh tế xây dựng 07 8-20 Nt 3 Kỹ sư máy xây dựng 03 5-10 Nt 4 Kỹ sư thủy lợi 06 Nt 5 Kỹ sư điện, máy công trình 15 8-20 Nt 6 Kỹ sư GT cầu đường 13 5-20 Nt 7 Kiến trúc sư 05 6-13 Nt 8 Kỹ sư mỏ địa chất 04 5-11 Nt 9 Cử nhân kinh tế 12 3-11 Nt 10 Cử nhân tài chính 15 3-13 Nt (Nguồn:Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật) Cùng với đội ngũ cán bộ chủ chốt giàu năng lực Công ty TNHH Duyên Hà còn có đội ngũ gần 400 công nhân kỹ thuật giỏi tay nghề. STT Công nhân theo nghề Tổng số Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Công nhân nề 60 23 15 12 5 5 2 Công nhân giao thông 20 10 3 3 2 2 3 Công nhân mộc,cốp pha 40 15 10 6 6 3 4 Công nhân bê tông 20 8 4 4 2 2 5 Công nhân cốt thép 30 10 5 5 5 5 6 Công nhân điện 60 20 15 10 10 5 7 Công nhân nước 25 10 5 5 3 2 8 Công nhân cơ khí 20 12 3 3 1 1 9 Công nhân hàn 15 7 3 2 2 1 10 Công nhân hoàn thiện 30 10 10 5 3 2 11 Công nhân lái máy 15 9 3 2 1 0 12 Vận hành máy xây dựng 30 12 8 5 3 2 (Nguồn: Năng lực công nhân kỷ thuật) Đó là chưa kể đến những lực lượng công nhân làm hợp đồng ngắn hạn (công nhân xin làm việc ở các công trình). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể, từ năm 2002 thu nhập bình quân của công nhân viên mới chỉ có 1.100 000(đ) nhưng đến năm 2006 thu nhập đó đã tăng lên đến 1.500 000(đ). Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, đó là sự thu hút được một lực lượng nhân công tham gia vào sản xuất của công ty ngày càng đông đảo. II.5. Năng lực thiết bị máy móc thi công, thực hiện công việc Công ty TNHH Duyên Hà có các thiết bị máy móc đang trong tình trạng tốt và sử dụng được( lớn hơn 75%), được sản xuất những năm gần đây, thuộc sở hữu của công ty với thời gian huy động cho công trình là trên 6 tháng như: Thiết bị phục vụ cho vận chuyển( xe cần cẩu từ 5-20 tấn, xe ô tô 5-12 tấn, xe con chỉ huy thi công 2.5 tấn…) Thiết bị phục vụ thi công móng ( máy ủi, máy xúc, máy ép cộc 150 tấn…) Thiết bị phục vụ thi công dựng cột( tó 13m 8 tấn, máy kéo cột 5 tấn, tời máy động cơ 6.5 mã lực…) Thiết bị phục vụ thi công kéo dây( máy ép thủy lực, máy kéo dây…) Thiết bị phục vụ thí nghiệm và thi công khác( máy hàn điện, máy phát điện 5-10kVA…) Thiết bị phục vụ công tác xây lắp( máy trộn bê tông, máy khoan, máy hàn hơi…) II.6. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Duyên Hà. II.6.1. Thuận lợi Với những tiềm lực như trên việc là một thuận lợi mà công ty đã và đang có. Ngoài ra, phải kể đến bộ máy kế toán tài chính của công ty - Công ty hạch toán độc lập nên việc hạch toán của các nhân viên kế toán diễn ra một cách dễ dàng, gọn nhẹ, không phải qua khâu truyền số liệu cấp trên. - Các nhân viên kế toán cố đủ trình độ, đủ chuyên môn, nhiệt tình công việc. Bên cạnh đó lại được bố trí công việc phù hợp theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể và được làm việc trên một hệ thống máy tính của công ty. II.6.2.Khó khăn * Về cơ sở vật chất Tuy công ty đã không ngừng cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả nhưng do số nhân công đông nên việc đáp ứng tất cả các nhu cầu là rất khó. -Việc trang bị máy vi tính cho các phòng ban còn hạn chế. - ở công trình anh chị em công nhân còn bị thiếu thốn về nước và đồ dùng sinh hoạt. - Một số tài sản đã cũ nhưng vẫn chưa tính hết khấu hao. * Về lao động - Số lượng nhân viên về kỹ thuật của công ty vẫn chưa đáp ứng đủ ở tất cả các công trình - Tuy đã có sự tăng lên đáng kể về tình hình lương thưởng cho cán bộ công nhân viên nhưng vẫn còn hạn chế do đó chưa tạo được điều kiện tốt nhất cho nhân viên. Và như vậy đòi hỏi sự quản lý lao động cũng như trong công tác sản xuất cần được bồi dưỡng hơn nữa ở công ty, để có thể phát triển thêm về tiềm lực sẵn có của công ty. Điều đó cũng có nghĩa công ty phải khắc phục các tình trạng trên một cách hợp lý nhất và có đủ điều kiện nhất cho sự đi lên của doanh nghiệp. II.7. Phương hướng, nhiệm vụ những năm tới Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ đã nêu trên công ty TNHH Duyên Hà còn phải giải quyết những khó khăn mà công ty gặp phải trong năm vừa qua về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như về vấn đề lao động như đã nêu ở phần những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty như: Đầu tư cho trang thiết bị văn phòng, đáp ứng đủ yêu cầu của khối lượng công việc Loại bỏ những trang thiết bị, máy móc đã cũ hỏng Cải thiện cho đời sống của công nhân làm việc tại các công trường, nhằm tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt hơn. Chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước trong việc nộp thuế, các khoản phải nôp và việc chấp hành luật doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó công ty còn đặt ra một số phương hướng sản xuất kinh doanh cho những năm tới như sau: Tiếp tục mở rộng thị trường ở trong nước cũng như nước ngoài Mở rộng quy mô sản xuất và các ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường Đầu tư vốn vào việc thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất III. ĐỀ TÀI Đề tài 1: Vận dụng một số phương pháp thống kê trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hà trong thời kì 1999-2006 và dự đoán năm 2007 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của kết quả sản xuất kinh doanh ( KQSXKD) của doanh nghiệp 1. Một số vấn đề cơ bản của KQSXKD Khái niệm KQSXKD Khái niệm hoạt động SXKD Các loại sản phẩm Các mức độ hoàn thành của sản phẩm công nghiệp Đơn vị đo lường của KQSXKD 2. Hệ thống chỉ tiêu KQSXKD của doanh nghiệp Yêu cầu về nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu KQSXKD của doanh nghiệp b.1. Các chỉ tiêu phán ánh tổng hợp KQSXKD của doanh nghiệp theo hệ thống SNA - Tổng giá trị sản xuất( GO) - Giá trị gia tăng(VA) - Giá trị gia tăng thuần(NVA) b.2. Các chỉ tiêu phản ánh bộ phận KQSXKD của doanh nghiệp - Sản lượng sản phẩm hoàn thành(q) - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ(q’) - Giá trị sản lượng hàng hóa(GTSLHH) - Giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ(DT) - Doanh thu thuần(DT’) - Các chỉ tiêu lợi nhuận(M) Chương 2: Xác định một số phương pháp thống kê phân tích KQSXKD của doanh nghiệp 1. Phương pháp phân tổ 2. Phương pháp đồ thị 3. Phương pháp bảng thống kê 4. Phương pháp chỉ số 5. Phương pháp hồi quy tương quan 6. Phương pháp phân tích nhân tố Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích KQSXKD của Công ty TNHH Duyên Hà giai đoạn 1999-2006 và dự đoán năm 2007 1.Tổng quan về Công ty TNHH Duyên Hà 2.Các hướng phân tích KQSXKD của doanh nghiệp - Phân tích chất lượng sản phẩm - Phân tích biến động KQSXKD - Phân tích theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu tổng hợp - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng KQSXKD của doanh nghiệp 3. Dự báo KQSXKD của doanh nghiệp 4. Một số kiến nghị và giải pháp a. Kiến nghị b. Giải pháp 5. Kết luận Đề tài 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hà trong thời kì 1999-2006 Chương 1: Một số lý luận chung về HQSXKD 1.Khái niệm 2. Phân loại HQSXKD 3. Phương pháp xác định HQSXKD - Công thức tổng quát tính HQSXKD đầy đủ( hay toàn phần) - Công thức tổng quát tính hiệu quả đầu tư tăng thêm( hay cận biên) 4. Các nhân tố tác động đến nâng cao HQSXKD Chương 2: Xác định một số phương pháp thống kê phân tích HQSXKD của doanh nghiệp 1. Phương pháp chỉ số 2. Phương pháp hồi quy tương quan 3. Phương pháp bảng thống kê 4. Phương pháp so sánh hai dãy số( hay đồ thị) 5. Phương pháp dãy số thời gian Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích HQSXKD của Công ty TNHH Duyên Hà giai đoạn 1999-2006 1.Tổng quan về Công ty TNHH Duyên Hà 2.Các hướng phân tích KQSXKD của doanh nghiệp 3. . Một số kiến nghị và giải pháp a. Kiến nghị b. Giải pháp 4. Kết luận MỤC LỤC I.Tổng quan về công ty TNHH Duyên Hà ……………………………………..1 I.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………….1 I.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty………………………………………. 3 I.3. Ngành nghề và sản phẩm của công ty………………………………………4 I.4. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban………………………………………….. 5 I.4.1. Giám đốc………………………………………………………………….6 I.4.2. Phó giám đốc……………………………………………………………...6 I.4.3. Các phòng ban…………………………………………………………… 6 I.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh………………………….7 I.5.1. Tổ chức sản xuất …………………………………………………………7 I.5.2. Quá trình sản xuất ………………………………………………………..7 II Thực trạng ……………………………………………………………………8 II.1. Tình hình vốn………………………………………………………………9 II.2. Chỉ tiêu về doanh thu …………………………………………………….10 II.3. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước ………………………………11 II.4. Nguồn nhân lực …………………………………………………………..12 II.5. Năng lực trang thiết bị, máy móc thi công thực hiện công việc …………14 II.6.Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Duyên Hà……………………………………………………………14 II.6.1. Thuận lợi ……………………………………………………………….14 II.6.2. Khó khăn ……………………………………………………………….15 II.7. Nhiệm vụ và phương hướng cho những năm tới…………………………15 III. Đề tài………………………………………………………………………17 Đề tài 1……………………………………………………………………….17 Đề tài 2……………………………………………………………………….19 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24609.doc