Lời mở đầu
Quá trình học tập tại trường đại học là quá trình mà mỗi sinh viên tích luỹ cho mình lượng kiến thức nhất định về các lĩnh vực khác nhau được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, những kiến thức đó là chưa đủ. Đặc biệt là đối với sinh viên ngành kinh tế, chuyên ngành kế toán, kiến thức học được ở trường, trên sách vở là cơ sở, nền tảng cho sinh viên, song thực tế áp dụng vẫn là những điều mới mẻ và đa dạng.
Chính vì vậy, thực tập có một vai trò quan trọng đó là: giúp cho sinh viên
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có cái nhìn thực tế hơn về các vấn đề đã được tiếp thu trong quá trình học tập.
Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, thực tập giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, củng cố những kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, sinh viên có một cái nhìn tổng thể, toàn diện cả trên khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan giúp cho sinh viên hội nhập môi trường làm việc doanh nghiệp tốt hơn sau khi ra trường và đi làm.
Chính vì vậy, em nhận thấy, quá trình thực tập của em tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC (Công ty Vineco) là một cơ hội tốt cho em nâng cao tầm hiểu biết và có thêm những kinh nghiệm thực tế quý báu làm hành trang cho mình sau khi ra trường.
Qua quá trình thực tập, Báo cáo thực tập này của em chính là sự đúc kết những trải nghiệm, những điều đã thấy, đã tìm hiểu, thu thập và học hỏi được trong quá trình tiếp xúc với thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp giúp cho em có được cảm quan toàn diện về kiến thức đã học và thực tiễn áp dụng.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty Vineco
Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vineco
Phần III: Nhận xét, đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Vineco
Nội dung
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY VINECO:
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT – NEC (Công ty Vineco) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1953/GP do Bộ Kế hoạch & đầu tư cấp ngày 24/07/1997 và được điều chỉnh vào 30/09/1998. Theo đó, doanh nghiệp có:
Tên gọi là: Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT – NEC
Tên giao dịch là: VNPT – NEC Telecommunication Systems Company Limited
Tên viết tắt là: VINECO
Mã số thuế: 0100143241
Trụ sở và nhà xưởng đặt tại: Ngọc Trục, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Giấy phép đầu tư có giá trị trong 15 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư lần đầu tiên.
Doanh nghiệp là công ty liên doanh giữa các bên:
Bên Việt Nam: Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, trụ sở đặt tại 18 Nguyễn Du, Hà Nội
Bên nước ngoài: NEC Corporation, trụ sở đặt tại 1-1 Shiba 5-chome, Minato-ku, Tokyo 108-01, Nhật bản.
với tỷ lệ vốn góp như sau:
Bên Việt Nam góp 3.430.000 USD, chiếm 49% vốn pháp định.
Bên nước ngoài góp 3.570.000 USD, chiếm 51% vốn pháp định.
Công ty là một doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý trực tiếp của hai đối tác liên doanh.
Công ty Vineco được thành lập tại Việt Nam từ năm 1997 với hoạt động chính là sản xuất và bán các tổng đài điện tử kỹ thuật số và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có liên quan khác phục vụ phát triển mạng viễn thông Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh nhận được sự ưu đãi của nhà nước Việt Nam về thuế và các ưu đãi đầu tư nhằm phát triển nhanh dịch vụ viễn thông, mở rộng mạng lưới thông tin của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập.
Đầu năm 1999, Công ty chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là lắp đặt tổng đài HOST NEAX61 Sigma tại Thành phố Thái Nguyên. Công trình này đã được Trung tâm Quản lý chất lượng Bưu Điện kiểm tra, đánh giá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo yêu cầu của mạng Viễn thông Việt Nam, được Tổng cục Bưu Điện cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm Tổng đài NEAX61 Sigma của Công ty.
Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với sự hỗ trợ tư vấn của Trung tâm Năng suất Việt Nam, Công ty đã từng bước tìm hiểu và áp dụng thành công Hệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000, được hai tổ chức chứng nhận Quacert của Việt Nam và TUV Cert của CHLB Đức đánh giá và cấp chứng chỉ sau 5 năm thành lập.
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Vineco đã đạt được các mục tiêu cơ bản đã đề ra. Công ty đã xây dựng được một nhà máy hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất điện tử viễn thông với các máy móc thiết bị tiên tiến. Thực hiện tốt việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn NEC, sản phẩm tổng đài NEAX61 Sigma do công ty sản xuất là một sản phẩm có công nghệ cao và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông Việt Nam.
Từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã luôn cung cấp đủ số lượng và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thiết bị của các Bưu điện tỉnh, thành phố. Nhờ có sự tăng trưởng tốt của thị trường viễn thông, Công ty đã liên tục tăng lượng sản phẩm bán ra, tính đến tháng 6/2007 Công ty đã cung cấp và lắp đặt 1.500.000 số tổng đài NEAX61 Sigma cho 17 Bưu điện tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của mạng viễn thông tại các địa phương trên.
Trong 10 năm qua, Công ty đã luôn chủ động ứng cứu thiết bị cho các Bưu điện tỉnh, giúp cho các Bưu điện tỉnh luôn có đủ thiết bị để phát triển thuê bao, không để xảy ra cháy số tại các tổng đài; xử lý có hiệu quả tốt tại các tổng đài (do bị sét đánh hay bị chập điện). Trong vòng 10 năm qua đã có 15 lần xảy ra sự cố lớn trên mạng (tổng đài dừng hoạt động) nhưng tất cả đều đã được các kỹ sư của Vineco xử lý nhanh chóng, khôi phục lại hoạt động của hệ thống tối đa trong vòng 2 - 4 giờ. Vấn đề an toàn của các tổng đài trên mạng luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Công ty đã lập kho thiết bị dự phòng để hỗ trợ mạng lưới. Khi nhận được thông tin về sự cố, Công ty luôn nhanh chóng điều kỹ sư, thiết bị dự phòng đến hiện trường để xử lý. Trước tình hình thị trường có sự cạnh tranh mạnh, thị phần còn hạn chế nhưng Công ty đã có nhiều nỗ lực để nhanh chóng đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh: doanh thu của Vineco liên tục tăng qua các năm. Từ năm thứ hai đi vào sản xuất Công ty đã bắt đầu có lãi và năm thứ ba đã có lãi cộng dồn, thực hiện chia lợi nhuận cho các bên góp vốn. Năm 2006, Công ty đã đạt doanh thu 21,3 triệu USD.
Bước sang giai đoạn mới, sự thay đổi của xu thế công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam đang đặt ra cho Công ty Vineco những thách thức rất lớn, đòi hỏi Công ty phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong những năm tiếp theo. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường thêm đội ngũ kỹ sư, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn để đón bắt kịp thời các sản phẩm mới của Tập đoàn NEC, cũng như xu thế công nghệ mới của thế giới, nhằm định hướng cho kế hoạch sản phẩm của công ty trong thời gian tới, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ để tiếp tục phát triển.
Hiện nay công ty có 107 nhân viên trong đó phần lớn đều gắn bó với Công ty từ những ngày đầu hoạt động.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Vineco:
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Vineco:
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngành nghề: sản xuất, lắp đặt các hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số NEAX61 Sigma và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có liên quan khác.
Công ty chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm là hệ thống tổng đài điện tử NEAX61∑, viết tắt của: Nippon Electronics Automatic Exchange Sigma (Tổng đài tự động điện tử Nhật Bản được cải tiến một cách tổng thể)
Hệ thống tổng đài kỹ thuật số NEAX61∑ được thiết kế bao gồm:
Hệ thống tổng đài HOST đa bộ xử lý, điều khiển dung lượng lớn
Hệ thống tổng đài HOST đơn bộ xử lý, điều khiển dung lượng vừa
Tổng đài vệ tinh RSU điều khiển dung lượng vừa
Trạm vệ tinh RLU điều khiển dung lượng nhỏ
Khối thuê bao xa ELU điều khiển dung lượng nhỏ hơn
CDMA-WLL (Hệ thống điện thoại vô tuyến mạch vòng thuê bao công nghệ CDMA)
Ngoài sản phẩm hệ thống tổng đài, công ty còn cung cấp các dịch vụ:
Giám sát lắp đặt hệ thống
Hỗ trợ kỹ thuật khai thác và bảo dưỡng: tại chỗ và từ xa 24/24 giờ.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật tổng đài NEAX61∑ cho khách hàng
Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống NEAX61∑
Thiết kế, xây dựng đề án tổng đài, thiết kế lắp đặt hệ thống
Thiết kế cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng cho khách hàng
Công ty Vineco sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản sản xuất và lắp đặt tổng đài kỹ thuật số cho khắp các Bưu điện tỉnh, thành trên cả nước góp phần hiện đại hoá, phát triển hệ thống viễn thông ở Việt Nam.
Công ty bắt đầu xây dựng nhà xưởng từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 01 năm 1999 công ty chính thức đi vào sản xuất. Từ khi thành lập đến nay dù đã trải qua nhiều khó khăn song công ty ngày càng phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế của mình. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là các năm 2003, 2004, 2005, 2006. Có được những thành quả như ngày hôm nay là cả một sự phấn đấu không mệt mỏi và đoàn kết của toàn công ty, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự động viên, khích lệ của nhà nước đối với Công ty Vineco.
Có thể nhận thấy sự phát triển này qua bảng số liệu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Vineco (Bảng 1.2.1)
1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.2.2.1. Những thuận lợi:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích, đó là lĩnh vực viễn thông. Từ năm 1997, hệ thống viễn thông ở Việt Nam còn chưa phát triển, công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn chính vì vậy phát triển mạng lưới viễn thông là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của nhà nước ta, cụ thể là việc nhà nước có những ưu đãi về thuế thu nhập đối với Công ty Vineco như sau: Công ty được miễn thuế TNDN từ năm 1999 đến năm 2003 và được giảm 50% thuế suất thuế TNDN trong bốn năm tiếp theo (từ năm 2004 đến năm 2007)
Công ty Vineco là công ty liên doanh giữa VNPT của Việt Nam và NEC của Nhật Bản, hoạt động tại Việt Nam. Do đó, Công ty được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản và được hỗ trợ về kỹ thuật từ phía NEC, đồng thời Công ty còn áp dụng những kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản kết hợp với những kinh nghiệm quản lý của Việt Nam đảm bảo hiệu quả quản lý và phù hợp với điều kiện môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Công ty Vineco có một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước đó là hệ thống Bưu điện các tỉnh thành của Việt Nam, bên cạnh đó, công ty lại được sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT nên có thể nói Công ty có rất nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đội ngũ quản lý và đội ngũ công nhân viên trong công ty đều có năng lực trình đồ hợp lý với chức năng, nhiệm vụ của từng người và có sự phối kết hợp vì lợi ích chung của Công ty. Các chế độ lương và các chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên của Công ty rất tốt là nhân tố quan trọng gắn kết người lao động với Vineco, cùng đóng góp cho sự phát triển của Công ty.
1.2.2.2. Những khó khăn:
Tuy lĩnh vực hoạt động của Vineco là lĩnh vực viễn thông công nghệ cao đem lại thuận lợi cho Công ty như đã nói ở trên nhưng song song với nó, Vineo phải đối mặt với sự thay đổi của xu thế công nghệ trong lĩnh vực viễn thông thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ nhất là những năm gần đây, quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam đang đặt ra cho Công ty Vineco những thách thức rất lớn về giải pháp công nghệ.
Sản phẩm tổng đài kỹ thuật số NEAX61∑ của Vineco đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của nó, tổng đài này đã bão hoà và trở nên lạc hậu đối với những biến đổi không ngừng về công nghệ, thực tế đó đòi hỏi Công ty phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong những năm tiếp theo, tìm ra cho mình một định hướng kế hoạch sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ phù hợp để đón bắt kịp thời các sản phẩm mới của Tập đoàn NEC, cũng như xu thế công nghệ mới của thế giới. Chỉ khi định hướng con đường đi đúng đắn, Vineco mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững.
Thử thách đó còn đòi hỏi Vineco phải đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty hơn nữa để đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu mới trong tương lai gần.
Tuy thử thách phía trước đối với Vineco là rất lớn, song sự hậu thuẫn từ hai phía VNPT và NEC; sự gắn bó của công nhân viên trong Công ty; kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực viễn thông; nền tảng công nghệ sẵn có… là những trợ lực vững vàng đối với Công ty trong thời gian sắp tới.
Bảng 1.2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Vineco qua các năm
Năm
Sản lượng sản xuất (KL)
Sản lượng tiêu thụ (KL)
Giá trị sản lượng (1000 đồng)
Doanh thu thuần (1000 đồng)
Lãi lỗ sau thuế (1000 đồng)
Số lượng CB CNV (người)
Thu nhập bình quân (1000 đồng/ người)
Quy mô tài sản (hay nguồn vốn) (1000 đồng)
1999
40
40
56538680
51805085
-8964217
76
2729
120773059
2000
130
130
120854414
129691011
2819819
81
2892
127534005
2001
140
140
138060520
157997280
11147682
82
3123
211548137
2002
177
177
177172258
198187602
9083986
97
3310
282996046
2003
172
172
162826511
194031996
20399876
102
3551
231434996
2004
260
260
255191799
290002855
20380418
101
3848
190797360
2005
295
295
288776145
334004713
24770568
105
4250
164698017
2006
107
Tỷ lệ
===
===
=====
=====
=====
====
===
======
1999:2000
0,31
0,31
0,47
0,40
-3,18
0,94
0,94
0,95
2001:2000
1,08
1,08
1,14
1,22
3,95
1,01
1,08
1,66
2003:2000
1,32
1,32
1,35
1,50
7,23
1,26
1,23
1,81
2005:2000
2,27
2,27
2,39
2,58
8,78
1,30
1,47
1,29
2006: 2000
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại DN:
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý:
Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý là một trong những nhân tố quan trọng cốt lõi quyết định tới sự thành bại của một công ty. Sự tổ chức, phân quyền, phân công, phân nhiệm một cách hợp lý, khoa học, rõ ràng, không chồng chéo chính là chìa khoá đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được bình thường, thống nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả hoạt động cao đồng thời đảm bảo không có sự thất thoát về tài sản của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty VINECO đã được tổ chức tương đối gọn nhẹ và tập trung. Các bên tham gia liên doanh bầu ra đại diện của mình để lập thành Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra để trực tiếp điều hành công ty, dưới Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc, các Trưởng phòng tương ứng của các bộ phận để giúp Tổng giám đốc về các công việc có liên quan đến bộ phận mình. Có thể mô phỏng bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3.1.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VINECO
Hội đồng quản trị
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật
Phòng sản xuất
Phòng thương mại
Phòng tài chính kế toán
Phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng, ban trong bộ máy quản lý của công ty VINECO:
Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty, quyết định chiến lược đầu tư, phát triển; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty, kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ; thông qua tất cả các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty…
Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tổng Giám đốc là người lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng kinh tế, dân sự nhân danh công ty theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; tuyển dụng lao động; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Phó Tổng Giám đốc là người trợ giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt công tác được Giám đốc uỷ nhiệm.
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập các kế hoạch và các dự toán về sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, nhân sự, nguyên vật liệu,… và phương án thực hiện từng quý, hàng năm và các kế hoạch chiến lược dài hạn; tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai quy chế làm việc, quản lý tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo chế độ quy định; quản lý và bố trí nhân sự cũng như tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề về tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương, chính sách phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề đối nội khác, đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Phòng kỹ thuật gồm đội ngũ các kỹ sư, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ cao, có nhiệm vụ phụ trách mặt kỹ thuật cho quá trình sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm.
Phòng sản xuất là phòng đảm nhiệm khối lượng công việc mang lại giá trị sản lượng lớn cho Công ty, có nhiệm vụ đảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã định, cung cấp sản phẩm kịp thời cho từng hợp đồng kinh tế.
Phòng thương mại có nhiệm vụ thu thập các thông tin về khách hàng (Bưu điện các tỉnh, thành trên cả nước), xúc tiến kinh doanh, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng; cùng với phòng kế hoạch lập danh sách đơn đặt hàng, kết hợp với phòng kỹ thuật chào hàng với khách hàng.
Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – Kế toán trong toàn công ty theo đúng quy chế tài chính, chế độ kế toán và điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán kế toán chung cho toàn công ty, ghi chép, phản ánh, tập hợp, hệ thống hoá một cách chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên cơ sở chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán được ban hành, cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác; lập kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính chặt chẽ, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời; ngoài ra phòng còn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thanh toán, thu hồi công nợ đối với khách hàng, nội bộ Công ty và các nghiệp vụ khác.
Các bộ phận, phòng ban có nhiệm vụ chung là phối kết hợp với nhau nhằm hướng tới mục đích chung của toàn công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và tuân thủ pháp luật.
1.3.2. Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế áp dụng tại DN:
Về vốn kinh doanh và phân phối lợi nhuận: Vineco là công ty liên doanh góp vốn giữa hai bên VNPT (của Việt Nam) và NEC (của Nhật Bản). Lợi nhuận sau thuế dùng để bù đắp các khoản lỗ năm trước (nếu có), phần còn lại dùng để trích lập các quỹ theo chế độ và kế hoạch tài chính, và chia cho các bên tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn đã góp: phía NEC 51%, phía VNPT 49%.
Về sản phẩm sản xuất kinh doanh: Công ty chú trọng tới chất lượng sản phẩm và xác định giá bán dựa trên các chi phí sản xuất sản phẩm và các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Về chính sách lao động, tiền lương: Nhân viên của Vineco phải có trình độ tương xứng với chức vụ, khả năng lao động, làm việc. Lương được tính theo hệ số cấp bậc, chức vụ theo quy định của Công ty.
1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Vineco:
1.4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đầu mỗi năm, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xác định nhu cầu đầu tư hệ thống tổng đài có số lượng là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào sự mở rộng địa bàn sử dụng sản phẩm, mật độ đường dây thuê bao của các tỉnh.
Phòng thương mại của công ty theo các nhu cầu đó sẽ liên hệ với Bưu điện tỉnh nhằm thu thập thông tin về khách hàng. Căn cứ vào các thông tin này, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng sản xuất chuẩn bị kế hoạch sản xuất tổng thể, danh sách nguyên vật liệu, đơn đặt hàng, và mô hình lắp ráp sản xuất. Phòng thương mại và phòng kỹ thuật chào hàng kỹ thuật và chào hàng thương mại để tham gia dự thầu. Nếu chào hàng thành công, phòng thương mại sẽ xúc tiến ký kết hợp đồng với khách hàng.
Sau khi ký kết các hợp đồng, phòng thương mại đã xây dựng được kế hoạch bán hàng, từ đó phòng thương mại và phòng kế hoạch cùng nhau lập kế hoạch mua hàng, phòng sản xuất bố trí việc sản xuất.
Quá trình sản xuất một đơn hàng có thể kéo dài từ 1 đến 4 tháng tuỳ theo quy mô đơn hàng và kế hoạch bố trí sản xuất của công ty. Sau khi tiến hành sản xuất xong, phòng kế hoạch tiến hành giao hàng. Bộ phận bán hàng thuộc phòng thương mại bổ sung chứng từ đôn đốc thu tiền bán sản phẩm (với số tiền là 95% giá trị hợp đồng). Khi công ty tiến hành giao hàng cho khách thì doanh thu bán hàng được ghi nhận. Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị, phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm cử kỹ sư đi lắp đặt, chạy thử. Sau từ 3 đến 4 tháng thiết bị vận hành tốt, hai bên công ty và khách hàng nghiệm thu chính thức và đến đây các bên kết thúc hợp đồng, khách hàng thanh toán nốt 5% giá trị hợp đồng cho công ty.
1.4.2. Công nghệ sản xuất:
Mỗi một sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chi tiết được lắp ráp với nhau qua bốn dây chuyền lắp ráp trong bốn phân xưởng: Phân xưởng lắp ráp cáp, phân xưởng lắp môđun và khối chức năng, phân xưởng lắp card, phân xưởng lắp khung giá. Quy trình sản xuất sản phẩm bắt đầu từ việc xuất các linh kiện từ kho vật tư cho các phân xưởng lắp ráp. Sau khi đã qua lắp ráp ở phân xưởng khung giá sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh và được đem đi kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì được đem đi đóng gói và giao hàng. Nếu không đạt chất lượng ở chi tiết nào thì sẽ được trả lại khâu lắp ráp đó để sửa chữa sản phẩm hỏng.
Ngoài ra, còn có NVL lắp đặt được xuất từ kho gửi kèm sản phẩm đã hoàn thành lắp ráp tại phân xưởng để giao cho khách hàng.
Có thể khái quát quá trình sản xuất sản phẩm của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5.2.1: Đặc điểm công nghệ sản xuất
Phân xưởng lắp ráp cáp
Phân xưởng lắp môđun và khối chức năng
Phân xưởng lắp ráp card
Phân xưởng lắp khung giá
Đóng gói giao cho khách hàng
Phòng kiểm tra chất lượng
Kho vật tư
Không đạt tiêu chuẩn
Đạt tiêu chuẩn
Xuất NVL lắp đặt
II/ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DN THỰC TẬP
Tổ chức bộ máy kế toán:
Với vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin kế toán cung cấp những thông tin kế toán không thể thiếu cho quá trình quản lý hoạt động của công ty.
Muốn có được những thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc tổ chức được một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả là điều cần thiết.
Để tập trung nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản lý lãnh đạo, thuận tiện cho việc ghi chép, phản ánh thông tin kế toán, tiết kiệm chi phí trong hạch toán nên công ty chọn hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty nhìn chung được tổ chức gọn nhẹ và tập trung tại phòng kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty VINECO
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng
Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của công ty được phản ánh về phòng kế toán.
Tại phòng kế toán, quan hệ giữa kế toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng là quan hệ theo phương thức điều hành trực tiếp, kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán của phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty về chuyên môn kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phân công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các nhân viên kế toán trong phòng, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ tài chính, chính sách của tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh, thông qua và ký duyệt tất cả các chứng từ thu, chi cũng như các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán toàn bộ công nợ của các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty, các nhân viên trong công ty, theo dõi công nợ với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền mặt, tiền vay của công ty.
Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán nguyên vật liệu với các nhà cung cấp trên sổ chi tiết, theo dõi tình hình biến động nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, phản ánh chính xác tình hình nhập xuất về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại nguyên vật liệu, tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu cuối tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành; tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; đồng thời theo dõi việc mua bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ với các khách hàng trên sổ chi tiết và xác định chính xác doanh thu tiêu thụ, doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ; kiêm nhiệm vụ của thủ quỹ: bảo quản quỹ tiền mặt, thu, chi tiền khi đủ thủ tục chứng từ.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương có nhiệm vụ tính tiền lương, thưởng, BHXH… cho nhân viên trong công ty, tổng hợp tình hình thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH của toàn công ty; quyết toán BHXH với cơ quan nhà nước; theo dõi nguyên giá, tính khấu hao và theo dõi giá trị còn lại cũng như sự biến động về TSCĐ trong toàn công ty; tập hợp số liệu và lên các báo cáo tổng hợp.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc hạch toán kế toán và quản lý các đối tượng hạch toán kế toán.
Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong công ty là mối quan hệ qua lại, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau:
Phòng kế toán cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận khác làm cơ sở để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó, đồng thời phòng cũng là nơi nhận, lập, thông qua, luân chuyển, lưu các chứng từ và tài liệu cần thiết liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Các bộ phận khác trong công ty có nhiệm vụ cung cấp các chứng từ, số liệu, tài liệu liên quan hoạt động của bộ phận mình cho phòng kế toán để đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ.
Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại DN
Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 10/TC-CĐKT ban hành ngày 20-03-1999 và thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09-10-2002 của Bộ Tài chính.
Các chính sách áp dụng:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. Kỳ kế toán theo tháng.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: sử dụng Đồng Việt Nam để ghi chép và lập các báo cáo tài chính của Công ty. Các đồng tiền khác phát sinh phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Tỷ giá ngoại tệ xuất theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Số dư bằng ngoại tệ của các tài khoản tiền tệ và các khoản phải thu, phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc. Trị giá NVL nhập bao gồm giá mua (chưa VAT), chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng. Trị giá của thành phẩm bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí chung, chi phí sản phẩm xuất trực tiếp và những chi phí liên quan khác. Xác định giá trị xuất của hàng tồn kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho. Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
Kế toán TSCĐ hữu hình: Tài sản, nhà cửa và thiết bị được xác định bằng nguyên giá trừ đi khấu hao tích luỹ. Khấu hao được tính theo phương pháp tuyến tính, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao căn cứ vào tỷ lệ quy định trong Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tài chính.
Cụ thể:
Nhà cửa: 10 – 25 năm
Máy móc thiết bị: 5–8 năm
Thiết bị văn phòng: 4 năm
Các tài sản khác: 5 năm
Phương tiện vận chuyển: 6 năm
Kế toán TSCĐ vô hình:
Quyền sử dụng đất: Nguyên giá ban đầu bao gồm giá trị của quyền sử dụng đất được quy định trong Giấy phép đầu tư và toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất. Giá trị hao mòn được tính theo phương pháp đường thẳng trong 163 tháng
Phần mềm vi tính: Giá mua phần mềm vi tính mới mà phần mềm vi tính này không là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng có liên quan thì được vốn hoá và hạch toán như TSCĐ vô hình. Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 5 năm.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Để đánh giá một cách thoả đáng các khoản dự phòng nợ khó đồi, Ban Giám đốc sẽ ước tính rủi ro không thu được nợ của khách hàng chủ yếu có vấn đề về khả năng thanh toán. Cũng cần phải xem xét tới sự rủi ro trước đây và sự ảnh hưởng ước tính của điều kiện kinh tế hiện tại để đánh giá các khoản dự phòng nợ khó đòi.
Về chế độ chứng từ:
Chứng từ sử dụng tại Công ty bao gồm các chứng từ mang tính chất bắt buộc theo quy định chung sử dụng mẫu thống nhất theo quy định của nhà nước; chứng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30900.doc