LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập phát triển kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Trong xu hướng hội nhập và nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào có đủ năng lực, điều kiện cạnh trang mới có thể tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp viễn thông di động nói riêng cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn
Hiện tại có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động, cạnh tranh quyết liệt để giữ vững và gia tăng thị phần. Trong kh
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Thông tin di đông - VMS - Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đó những năm qua, với tốc độ tăng trưởng trên 60%, viễn thông di đông ở Việt Nam luôn được coi là thị trường đầy tiềm năng. Thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Dự báo trong tương lai sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt giữa các mạng di động hiện có và có thế cả các mạng sẽ ra đời trong tương lai nhằm tranh giành thị phần. Trước tình hình đó các mạng di động cần đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là vấn đề được tất cả các mạng di động quan tâm hiện nay.
Sau một thời gian ngắn thực tập tại Công ty Thông tin di đông – VMS, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với những thông tin chung về quá trình hình thành, hoạt động và phát triển, tình hình đầu tư tại Công ty Thông tin di động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kết cấu bản báo cáo gồm 3 phần:
- Phần I: Khái quát về công ty thông tin di động – VMS
- Phần II: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Mobifone
- Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Mobifone trên thị trương di động Việt Nam
Qua bản báo cáo này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn thực tập của em là ThS. Nguyễn Thị Ái Liên, các cô chú, anh chị làm việc tại Công ty Thông tin di động đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn
PhẦn I: Khái quát vỀ Công ty Thông tin
di đỘng - VMS
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thông tin di động - VMS
Công ty thông tin di động có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Mobile Telecom Servies Company - viết tắt là VMS. Là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam.
Công ty được thành lập theo quyết định số 323/QĐ-TCCB ngày 16/04/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và được thành lập lại theo quyết định số 596/QĐ - TCCB ngày 11/10/1997. Có trụ sở chính tại 216 đường Trần Duy Hưng, Hà Nội
Sau một năm thành lập, đến tháng 5 năm 1994, qua quá trình đàm phán ký kết Công ty Thông tin di động đã tiến hành mua và sử dụng thiết bị của hãng ERICSON – nhà cung cấp thiết bị GSM số một thế giới vào mạng lưới thông tin di động, triển khai lắp đặt 6 trạm thu phát sóng ở thành phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh Biên Hoà - Long Thành – Vũng Tàu mỗi nơi một trạm, gồm một tổng đài với dung lượng ban đầu khoảng 6400 thuê bao. Năm 1994, tổng số thuê bao đạt được là 3200. Công ty có trên 100 cán bộ công nhân viên vào cuối năm 1994.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 1995, Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Bussiness Cooperation Contract) với tập đoàn Comvik - Kennivik của Thụy Điển. Với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh này, hai bên cùng góp vốn nhưng không thành lập pháp nhân mới, mọi quyền quyết định trong việc khai thác dịch vụ thông tin di động thuộc về phía Việt Nam. Hợp đồng kéo dài trong 10 năm. Đến 19 tháng 5 năm 2005 thì hợp đồng chấm dứt và theo đó toàn bộ cơ sở vật chất Comvik đầu tư sẽ thuộc về VMS. Công ty và Comvik đã đầu tư trên 206,409 triệu USD cho hệ thống di động MobiFone.
Tháng 6/1995 Công ty đã đưa vào khai thác dịch vụ chuyển vùng Roaming, giúp các thuê bao của VMS có thể sử dụng điện thoại của mình tại tất cả các vùng có phủ sóng của Công ty. Quý I năm 1996, Công ty đầu tư 383 tỷ đồng cho mạng lưới nên vùng phủ sóng của Công ty đã có ở 20 tỉnh và thành phố.
Đến hết năm 1997 tổng số thuê bao của Công ty lên tới 101.000 thuê bao, phạm vi phủ sóng lên tới 52 tỉnh thành trong cả nước. Bộ phận chăm sóc khách hàng đã được thành lập tại 3 trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đã kịp thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị… của khách hàng, số thuê bao của Công ty không ngừng tăng lên, doanh thu năm 1997 đạt 963,105 tỷ đồng.
Đến hết tháng 10/2004, Công ty đã có 1.941.068 thuê bao đang hoạt động. Năm 2005, VMS – MobiFone đã phát triển được 1,115 triệu thuê bao đưa tổng số thuê bao trên toàn mạng lên hơn 3 triệu, hoàn thành khối lượng đầu tư, xây dựng với tổng số vốn lên tới 700 tỷ đồng. Theo kế hoạch, trong năm 2008 MobiFone dự tính sẽ phát triển lên 6,5 triệu thuê bao, phát triển dung lượng mạng có khả năng đáp ứng cho 7,25 triệu thuê bao.
Khi thành lập Công ty VMS có ba Trung tâm:
- Trung tâm I trụ sở đặt tại Hà Nội, phụ trách thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn bộ các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra.
- Trung tâm II trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn bộ các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào.
- Trung tâm III trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng, phụ trách việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các tỉnh miền Trung.
- Mới đây, Trung tâm IV được thành lập ở Cần Thơ để đáp ứng yêu cầu của khu vực Tây Nam Bộ, Trung tâm V được thành lập ở Hải phòng để đáp ứng yêu cầu của 16 tỉnh phía Bắc.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty VMS
Công ty thông tin di động VMS là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam (VNPT), có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ thông tin di động để kinh doanh và phục vụ theo kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn giao.
- Lắp đặt và sản xuất các thiết bị thông tin di động.
- Bảo trì và sửa chữa thiết bị chuyên nghành thông tin di động, viễn thông, điện tử, tin học và trang thiết bị có liên quan khác.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên nghành thông tin di động.
- Xuất khẩu,nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
- Kinh doanh các nghành nghề khác thuộc phạm vi được Tập đoàn giao và pháp luật cho phép.
Công ty thông tin di động có 5 trung tâm thông tin di động khu vực. Trong các trung tâm có đài trạm, cửa hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng là đơn vị sản xuất kinh doanh. Các trung tâm và xí nghiệp thiết kế thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Nhiệm vụ của các trung tâm là tổ chức quản lý, vận hành và sửa chữa thiết bị do trung tâm quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch Công ty giao. Nhiệm vụ của xí nghiệp thiết kế là tổ chức, quản lý hoạt động và tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát lập dự án đầu tư, thiết lập dự toán các công trình thông tin di động theo yêu cầu, kế hoạch phát triển mạng lưới của Công ty thông tin di động và của các đơn vị trong và ngoài ngành.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thông tin di động - VMS
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty thông tin di động
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo 2 cấp:
Bộ máy quản lý toàn Công ty với đầy đủ các phòng ban chức năng.
Bộ máy quản lý của 5 trung tâm và xí nghiệp thiết kế.
Công ty thông tin di động VMS là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu riêng theo tên gọi, có tài khoản tại ngân hàng.
Các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Giám đốc Công ty, có con dấu riêng theo mẫu dấu DNNN, được mở tài khoản tại ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về những hoạt động của đơn vị. Các trung tâm trực thuộc có: Giám đốc phụ trách, phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành và kế toán trưởng. Bộ máy quản lý của các trung tâm cũng có các phòng ban như ở Công ty.
*Ban giám đốc Công ty gồm có:
- Giám đốc Công ty: Phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực như: công tác tổ chức, quan hệ đối ngoại.
- Có 5 phó giám đốc giúp việc trong đó có 3 phó giám đốc trực tiếp làm giám đốc của 3 trung tâm thông tin di động khu vực I, II, III.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế toán thống kê tài chính
- Phòng kỹ thuật khai thác
- Phòng kế hoach bán hàng & marketing
- Phòng quản lý đầu tư xây dựng
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng chăm sóc khách hàng
- Phòng công nghệ phát triển mạng
- Phòng quản lý mạng tin học
- Phòng thanh toán cước phí
PhẦn II : ThỰc trẠng đẦu tư nâng cao năng lỰc cẠnh tranh cỦa Mobifone
2.1. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong giai đoạn từ năm 2001-2005, Mobifone hợp tác với tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, được sự hỗ trợ của Comvik về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, chiến lược đầu tư….nên hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Mobifone rất được chú trọng và được thực hiện tương đối bài bản. Từ khi kết thúc hợp đồng BCC vào năm 2006, hoạt động đầu tư của Mobifone được tiến hành kém bài bản hơn trước nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì Mobifone vẫn được đánh giá cao về đầu tư, do đội ngũ lãnh đạo của Mobifone sau 10 năm hợp tác với Comvik đã học hỏi được từ phía đối tác rất nhiều về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc….. Có thể thấy được một cách khái quát tình hình sử dụng vốn đầu tư của Mobifone giai đoạn 2001-2005 qua bảng sau:
Bảng 2.1: Sử dụng vốn đầu tư của Mobifone giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Đào tạo
11
19
22
24
25
28
2
Phát triển mạng lưới
333
599
1.126
1.993
2.089
3.170
3
Phát triển dịch vụ GTGT
4
14
35
62
102
198
4
Kênh PP và mạng lưới thu cước
19
44
151
167
140
233
5
Quảng cáo, marketing
3
7
34
75
109
194
6
Chăm sóc khách hàng
4
6
39
76
97
155
Tổng VĐT
373
688
1.407
2.397
2.561
3.979
Ta có thể thấy tổng vốn đầu tư của Mobifone luôn tăng liên tục qua các năm. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh thị trường di động Việt Nam đang phát triển rất mạnh, với tốc độ phát triển thuê bao thuộc hàng đứng đầu thế giới. Trong sử dụng vốn đầu tư, có thể thấy rõ ràng vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy Mobifone luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng mạng lưới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường di động Việt Nam ngày càng gay gắt. Tình hình đầu tư vào một số hạng mục quan trong của Mobifone sẽ được phân tích cụ thể trong các mục nhỏ sau.
2.1.1. Đầu tư phát triển mạng lưới
Công tác đầu tư phát triển mạng lưới luôn được Mobifone đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 2001-2006 vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới của Mobifone liên tục tăng về số tuyệt đối và luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng vốn đầu tư của Mobifone. Và đặc biệt trong năm 2007, năm được coi là bùng nổ của thị trường thông tin di động Việt Nam thì số vốn đầu tư vào phát triển mạng lưới của Mobifone đã đạt gần 10.000 tỷ; bằng nhiều năm trước cộng lại
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư phát triển mạng lưới của Mobifone
giai đoạn 2003-2007
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
1.126
1.993
2.089
3.170
9.989
Tốc độ tăng
177%
105%
152%
315%
2
Số dự án
58
71
76
90
186
Tốc độ tăng
122%
107%
118%
207%
3
Vốn đầu tư bình quân 1 DA
19
28
27
35
54
Tốc độ tăng
145%
98%
128%
152%
Để nâng cao hiệu quả đầu tư, phần lớn các dự án phát triển mạng lưới của Mobifone đều được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, hoàn toàn tuân thủ các quy định của Nhà nước và Tập đoàn Bưu chinh – Viễn thông
Về số lượng trạm BTS hiện nay Mobifone đang đứng thứ 2 sau Viettel, Vinaphong theo sát Mobifone và đứng ở vị trí thứ 3. Đây là 3 mạng di động lớn nhất của Việt Nam và chiếm phần lớn thị phần. Còn các mạng di động khác như S-fone, HT mobile…có số trạm BTS và số lượng thuê bao rất hạn chế
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng số lượng trạm BTS
Tuy nhiên, so sánh về diện tích phủ sóng thì Mobifone chỉ đứng thứ 3, sau Viettel và Vinaphone. Có điều này là do chiến lược kinh doanh của Mobifone tập trung vào các thành phố lớn, vùng đông dân cư, dân cư có thu nhập cao để lắp đặt các trạm thu phát sóng. Do đó tại các thành phố lớn, nới có nhiều nhà cao tầng, đường ngõ chật hẹp và mật độ dân cư lớn thì chất lượng mạng lưới của Mobifone luôn được đánh giá cao. Còn ở các vùng sâu, vùng xa thì chất lượng sóng thường yếu hơn Vinaphone và Viettel. Hiện tại chiến lược này vẫn đem lại lợi thế cho Mobifone như về doanh thu, doanh thu bình quân trên 1 thuê bao (ARPU) cao, khẳng định được thương hiệu của mạng Mobifone. Nhưng chắc chắn trong tương lai khi thị trường ở các thành phố lớn sẽ bão hòa và cạnh tranh trên thị trường di động ngày càng khốc liệt thì Mobifone sẽ gặp phải khó khăn trong việc phát triển thuê bao tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
2.1.2. Đầu tư phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.
Trong các năm vừa qua, Mobifone luôn được người tiêu dùng đánh giá là mạng di động có dich vụ giá trị gia tăng tốt nhất cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ. Có được điều này la do công ty đã ý thức được tầm quan trọng của các dich vụ GTGT trong việc thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu… của công ty, bên cạnh việc cung cấp dich vụ thoại truyền thống. Vì vậy công ty đã có những đầu tư thích đáng cho việc phát triển dịch vụ GTGT
Các dịch vụ GTGT được chia làm 2 loại là dich vụ có nội dung và dịch vụ không có nội dung. Cụ thể:
Dịch vụ có nội dung: là loại dịch vụ mà công ty phải đưa ra nội dung và truyền tải xuống các thuê bao có nhu cầu. Để đưa ra loại hình dịch vụ này công ty cần phải đầu tư công nghệ sản xuất. VD: Wap, MobiFun, Livescore… Dịch vụ nội dung cũng chia làm 2 loại: loại do chính công ty cung cấp và khai thác, loại thứ 2 là do đối tác bên ngoài cung cấp (các dịch vụ nhắn tin 8xxx…..)
Dịch vụ không có nội dung: MobiChat, MobiMail, truyền Fax, chuyển tiếp cuộc gọi, hộp thư thoại …. Đây là loại hình dịch vụ mà bản thân công nghệ GSM tự động đưa các nội dung cho thuê bao, hoặc cũng có thể là nội dung được truyền tải là do chính thuê bao tự đưa ra
Xét dưới góc độ đầu tư, việc đầu tư vào các dịch vụ không có nội dung nhanh và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên chính các dịch vụ có nội dung lại mang lại nguồn thu nhiều hơn so với các dịch vụ không có nội dung. Trong thời gian qua, Mobifone đã đầu tư vào một số dịch vụ GTGT được khách hàng quan tâm sử dụng nhiều như: nhạc chuông chờ Fungring, thông báo cuộc gọi nhớ MCA, dịch vụ chia sẻ tài khoản dành cho các thuê bao trả trước M2U…..
Các dịch vụ GTGT chủ yếu của Mobifone:
Dịch vụ hiển thị số thuê bao gọi đến (CLIP): cho phép khách hàng biết đuợc số máy của người gọi đến cho mình và xem được các số điện thoại gọi đến bị lỡ
Dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS): khách hàng có thể gửi và nhận tin nhắn dưới dạng chữ viết với các thuê bao di động khác
Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS): đây là dịch vụ dựa trên nền mạng GPRS cho phép khách hàng có thể gửi/nhận tin nhắn bao gồm kí tự, hình ảnh, nhạc chuông….
Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (Call Forwarding): cho phép khách hàng chuyển các cuộc gọi đến đến một số máy khác khi máy của mình bận, hết pin hay nằm ngoài vùng phủ sóng
Dịch vụ nhắn tin quảng bá: cho phép khách hàng nhận được các thông tin mới nhất về thời tiết, tin tức trong ngày, tỷ giá hối đoái
MobiFun: dịch vụ tải nhạc chuông, hình nền theo yêu cầu
MobiMail: cho phép khách hàng có thể check mail và gửi mail từ máy di động qua SMS
Livescore: dịch vụ cập nhật tỷ số các trận đấu bóng đá trên thế giới qua SMS
Dịch vụ Wap: cho phép khách hàng duyệt các Wap site dành riêng cho điện thoại di động, tương tự như việc duyệt website trên máy tính để theo dõi tin tức, tỷ giá hối đoái, gửi/nhận email…..
Dịch vụ hộp thư thoại: dịch vụ cho phép khách hàng luôn giữ được liên lạc ngay cả khi tắt máy hoặc ngoài vùng phủ sóng bằng cách người gọi nhắn vào hộp thư thoại của khách hàng
Dịch vụ Fax – Data: Với một máy di động và một máy tính được kết nối với nhau, khách hàng có thể gửi hoặc nhận một bản Fax ở bất cứ đâu trong vùng phủ sóng của Mobifone
Dịch vụ Fast Connect: cho phép khách hàng sử dụng thiết bị chuyên dụng có thể kết nối vào internet ở bất cứ đâu trong vùng phủ sóng của Mobifone với tốc độ tương đương internet ADSL dựa trên công nghệ GPRS/EDGE
Dịch vụ M2U: dịch vụ chia sẻ tài khoản dành cho các thuê bao trả trước MobiCard, Mobi4U, MobiPlay….
2.1.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tập đoàn Comvik với kinh nghiêm và phương pháp quản lý hiện đại của phương Tây luôn coi trọng việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong 10 năm thực hiện hợp đồng BCC, hoạt động đào tạo của Mobifone được tiến hành tương đối bài bản với số vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo cao và tăng liên tục qua các năm. Toàn Công ty hiện có hơn 3000 cán bộ công nhân viên, trong đó có 260 nhân viên quản lý. Hầu hết lao động của công ty còn rất trẻ và đã qua đào tạo, số người có trình độ đại học chiếm trên 80%. Các khóa học, bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được tổ chức thường xuyên hàng năm cả ở trong và ngoài nước. Ngoài những chương trình đào tạo do Mobifone tổ chức, nhân viên của Mobifone còn được tham gia các khóa học đào tạo chuyển giao công nghệ do các hãng viễn thông lớn tổ chức theo những dự án mua sắm thiết bị và chuyển giao công nghệ. Đây cũng là một chương trình đào tạo có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty
Trong đào tạo, Mobifone chú trọng nhất vào việc nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho nhân viên của mình. Trong giai đoạn 2001-2006, binh quân một cán bộ nhân viên Mobifone được tham gia 2-4 khóa học chuyên môn và ngoại ngữ mỗi năm. Các khóa học thường kéo dài vài tuần đến hàng tháng với chi phí bình quân cho mỗi cán bộ khoảng trên 9 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra Mobifone còn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự nâng cao trình độ thông qua các chương trình đào tạo sau đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước như cấp học bổng, cho phép chỉ phải đi làm nửa ngày còn nửa ngày còn lại dành cho việc học tập…. Hàng năm Mobifone cũng tạo điều kiện giúp đỡ các bạn sinh viên trong qua trình thực tập tại công ty trước khi ra trường. Qua đây Mobifone có thể lựa chọn, chọn lọc được một số sinh viên suất xắc có thể làm việc cho công ty sau này.
So với tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo, số lượng và chất lượng các khóa học mà cán bộ Mobifone được tham gia là tương đối cao; trong đó có nhiều khóa học còn được tổ chức ở nước ngoài. Vì thế kết quả thu được từ hoạt động đào tạo đối với Mobifone là rất lớn, cụ thể:
Bảng 2.3: Tình hình đào tạo của Mobifone
Stt
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Số lượng lao động (người)
1.612
1.806
2.022
2.265
2.537
2.841
2
Tổng chi phí đào tạo (triệu đông)
11.190
19.264
21.949
23.970
24.586
27.853
3
Chi phí đào tạo bình quân 1 LĐ (triệu đồng/người)
6,94
10,67
10,86
10,58
9,69
9,80
4
Số khóa học bình quân một LĐ tham gia (khóa học)
3,26
3,01
4,30
3,79
2,34
2,51
Nhiều nhân viên của Mobifone vốn được đào tạo tại nước ngoài hoặc là sinh viên giỏi của các trường đại học, vì thể khả năng tiếp thu kiến thức từ các khóa đào tạo là rất tốt. Từ đó nâng cao trình độ của người lao động, giúp người lao động đáp ứng được yêu cầu công viêc ngày càng cao, có tác phong làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn
Với chế độ đãi ngộ và đào tạo tốt, nhiều cán bộ giỏi đã gắn bó tâm huyết với Mobifone, cống hiến hết mình cho Mobifone. Đây là cơ sở để Mobifone có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu, phục vụ khách hàng tôt nhất trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đào tạo ở Mobifone thời gian qua vẫn tồn tại mộ số bất cập như:
Việc lựa chọn đối tượng được đào tạo còn thiếu chính xác. Có nhân viên được tham gia quá nhiều khóa học trong năm, trong khi một số khác với vai trò quan trọng hơn trong công ty lại chỉ được tham gia một vài khóa học
Là doanh nghiệp nhà nước nên sức ép nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Mobifone không lớn. Vì thế nhiều trường hợp đã không tận dụng hết cơ hội học tập để nâng cao trình độ
Nội dung của nhiều khóa học còn chưa thích hợp, thiếu thiết thực do người tổ chức không biết cách chọn lọc những khóa học phù hợp cho người lao động. Điều này gây lãng phí trong đào tạo, khiến hiệu quả đào tạo không cao.
2.2. Tình hình thực hiện công tác tổ chức đấu thầu, thẩm định dự án, hợp tác đầu tư với nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
2.2.1. Công tác tổ chức đấu thầu.
Trong các dự án thực hiên, Mobifone chủ yếu ở vai trò chủ đầu tư. Các dự án đầu tư của công ty thường có giá trị lớn, yêu cầu kỹ thuật cao nên đều được thực hiện theo hình thức đấu thầu cạnh tranh nhằm lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi dự án. Mỗi dự án đầu tư sau khi được Phòng quản lý đầu tư xây dựng lập sẽ được chuyển giao cho Phòng xét thầu lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên việc xem xét đánh giá năng lực của các nhà thầu để đưa ra quyết định cuối cùng lại vẫn do Phòng quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo những tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt của công ty. Việc phân công trách nhiệm này nhằm tránh xảy ra tiêu cực trong công tác tổ chức đấu thầu. Chính vì vậy mà các dự án của công ty luôn đạt đuợc hiệu quả cao.
Các nhà thầu thương cung cấp hàng hòa dịch vụ cho Mobifone là:
- Thiêt bị kĩ thuật mạng
+ Ericson
+ Alcatel – Lucent
+ Motorola
+ Huawei
…………
- Thiết bị tin học, phần mềm
+ Dell
+ HP
+ Cisco System
+ Các công ty tin học trong nước như FPT, 3C…..
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
+ Tổng công ty xây dựng Sông Hồng
+ Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex
…….
2.2.2. Công tác thẩm định dự án
Công tác thẩm định dự án chủ yếu được thực hiện bởi Phòng thẩm tra quyết toán với sự tham gia giúp đỡ của tất cả các phòng ban liên quan như Phòng kế toán, Phòng tin học, Phòng kỹ thuật điều hành khai thác…..
Các công việc chủ yếu của công tác thẩm định dự án là xem xét đánh giá lại một số yếu tố sau:
- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Nguồn vốn thực hiện dự án, tiến độ giải ngân vốn
- Thời gian, chi phí trả lãi vay nếu có
- Kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình tính toán
………
2.2.3. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
Trong giai đoạn từ 1994-2003 khi hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với đối tác Comvik còn hiệu lực, 2 bên đã hợp tác rất tốt và hiệu quả cả về nguồn vốn cũng như hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm. Đây được coi là một trong những hợp đồng hợp tác đầu tư với nước ngoài hiệu quả nhất cả nước trong giai đoạn này. Và hiện tại đối tác Comvik vẫn luôn mong muốn được tiếp tục hợp tác kinh doanh với Mobifone khi Mobifone tiến hành cổ phần hóa trong tương lai.
Còn hiện tại việc hợp tác với nước ngoài chủ yếu vẫn dừng lại ở việc cung cấp thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua săm thiết bị đầu tư phát triển mạng lưới của Mobifone với các đối tác nước ngoài như Ericson, Hauwei……
2.3. Một số thành tựu đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Với những đầu tư lớn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như đã nói ở trên, Mobifone đã thu được những kết quả rất ấn tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước khẳng định vị thế là mạng di động hàng đầu của Việt Nam.
2.3.1. Tăng trưởng số lượng thuê bao và thị phần
Có thể thấy việc phát triển thuê bao của MobiFone liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2003, tốc độ phát triển thuê bao rất chậm do dịch vụ thông tin di động còn chưa phổ biến vì giá cước cao, các loại hình dịch vụ còn hạn chế ít có sự lựa chọn cho khách hàng. Hơn nữa, giai đoạn này chỉ có hai doanh nghiệp của VNPT là Vinaphone và MobiFone độc quyền khai thác thị trường nên hầu như không có sự cạnh tranh. Việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu để thu hút khách hàng cũng chưa được chú trọng nhiều. Đến năm 2003, sau 10 năm khai thác dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, MobiFone mới đạt đến con số 1 triệu thuê bao. Cũng trong thời giai đoạn này, mặc dù ra đời sớm hơn nhưng MobiFone đã bị Vinaphone vượt lên về tốc độ phát triển thuê bao và thị phần. Đến năm 2003, thị phần của MobiFone chỉ còn 30,22%.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Mobifone
Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, cuộc đua về phát triển thuê bao, chiếm lĩnh thị phần đã được đẩy lên cao độ do bắt đầu có thêm sự cạnh tranh với nhà khai thác mới (S-Fone, Viettel, EVN Mobile, HT Mobile mà đặc biệt là Viettel). Mỗi lần có một doanh nghiệp mới ra đời, thị trường lại được khuấy động bởi các chiêu thức cạnh tranh mới: giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn, các chương trình khuyến mại, miễn phí gọi nội mạng, bốc thăm trúng thưởng,... Đây thực sự là thời điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp nhưng cũng là giai đoạn bứt phá của MobiFone. Với việc Chính phủ cho phép VNPT giảm giá cước lần lượt vào các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 giá cước của MobiFone đã gần trở nên ngang bằng với các đối thủ khác. Thêm vào đó, hàng loạt các chính sách nhằm phản ứng lại trước sự thay đổi của thị trường như tăng cường công tác khuyến mại, chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối đã giúp MobiFone duy trì được tốc độ tăng trưởng thuê bao một cách bền vững so với các đối thủ khác và từng bước chiếm lĩnh lại thị phần. Với tốc độ phát triển thuê bao chóng mặt như vậy, Mobifone đã phải liên tục đưa ra các đầu số mới do kho số liên tục bị cạn kiệt. Tính đến hết năm 2007, Mobifone đã có hơn 11 triệu thuê bao, với 3 đầu số được đưa vào khai thác là 090, 093, 0122. Và trong năm 2008, công ty tiếp tục đưa ra các đầu số mới như 0121, 0126...
Nếu quan sát trong bảng tổng hợp các chỉ số phát triển thuê bao từ năm 2002 đến nay sẽ thấy rõ bước đột phá năm 2004 và 2007 với mức phát triển thuê bao luôn trên 200%. Sở dĩ có bước đột phá này là do hiện tượng Viettel tham gia thị trường trong năm 2004 và kích cầu thị trường nhờ các đợt khuyến mại lớn, chiêu chăm sóc khách hàng đặc biệt, chính vì thế, MobiFone cũng phải khởi động theo cuộc đua tranh này. Còn năm 2007 đã được coi là năm bùng nổ của thị trường di đông Việt Nam. Khi mà điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiêt yếu, bình dân của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội từ những doanh nhân cho đến các bạn học sinh phổ thông. Thậm chí có nhiều người còn thường xuyên sở hữu 2-3 số di động để có thể thay đổi trong công việc. Chính những điều này là làm cho số lượng thuê bao của Mobifone nói riêng cũng như tất cả các mạng di động khác nói chung đều tăng trưởng rất mạnh.
Thị phần của các doanh nghiệp được tính toán dựa trên cơ sở thuê bao mà các doanh nghiệp đang nắm giữ. Từ năm 2002 đến 2006, do có nhiều thay đổi trong thị trường dịch vụ thông tin di động nên chỉ tiêu thị phần cũng có khá nhiều biến động. Từ chỗ chỉ hai doanh nghiệp chia nhau miếng bánh thị phần (năm 2002) đến xuất hiện S-Fone, và giành giật thị phần mạnh nhất vẫn là Viettel (2004). Bảng tổng hợp số liệu sau đây cho thấy thị phần của MobiFone qua trong các năm:
Biểu đồ 2.3: Thị phần của Mobifone
Qua số liệu ta thấy năm 2004 MobiFone đã đạt được 2 chỉ tiêu thị phần và thuê bao thành công nhất trong các năm. Mặc dù thị phần liên tục bị chia sẻ, nhưng nhịp độ phát triển thị phần của MobiFone không bị sốc trước những đối thủ mới tăng tốc giành thị phần như Viettel. Tuy vậy, nhìn vào biểu đồ trên đây chúng ta thấy rõ một xu hướng giảm sút thị phần rõ rệt của MobiFone trong thời gian tới. Chỉ với sự xuất hiện của doanh nghiệp mới là Viettel vào tháng 10/2004, thị phần của MobiFone trong năm 2005 đã bị giảm 3,3%, và thị phần năm 2006 giảm đi 8,7% so với năm 2004. Để tiếp tục phát triển kinh doanh, MobiFone cần mạnh dạn hơn nữa trong các giải pháp mở rộng thị phần của mình nếu không muốn thị phần càng ngày càng bị co hẹp lại.
2.3.2. Mở rộng vùng phủ sóng và gia tăng số lượng trạm thu phát sóng
Số lượng thuê bao phát triển có thể nói lên tầm cỡ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang quá tập trung phát triển thuê bao trong khi tốc độ đầu tư phát triển mạng lưới lại quá chậm không theo kịp tốc độ phát triển thuê bao. Hiện tượng nghẽn mạng, rớt cuộc gọi thường xuyên xảy ra là một hệ quả tất yếu, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Đối với MobiFone, mặc dù không tránh khỏi tình trạng trên, tuy nhiên doanh nghiệp này luôn ý thức rằng sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Công ty VMS luôn gắn với chất lượng mạng thông tin di động MobiFone. Chính vì vậy, đảm bảo chất lượng mạng lưới luôn là ưu tiên hàng đầu của MobiFone. Và trong chiến lược đầu tư của Mobifone, đầu tư cho phát triển mạng lưới luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tông vốn đầu tư hàng năm. Các chỉ tiêu về mạng lưới đều được đưa vào mục tiêu chất lượng của Công ty và được hoàn thành khá tốt. Cụ thể được mô tả trong biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.4 : Tốc độ tăng trưởng số lượng trạm BTS
Khi tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thuê bao, thị phần, doanh thu và mạng lưới, với MobiFone, một vấn đề lớn nảy sinh: mạng lưới không theo kịp với tốc độ phát triển của thuê bao và thị phần. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của MobiFone. Năm 2004 là năm có tốc độ phát triển thuê bao bùng nổ trong các năm với tỷ lệ tăng trưởng bằng 232% so với năm trước nhưng tỷ lệ tăng trưởng mạng lưới lại chỉ bằng 105% so với năm trước, là tỷ lệ tăng trưởng và phát triển mạng lưới thấp nhất trong các năm từ năm 2002 đến 2006. Điều đó chứng tỏ một phần nào sự lúng túng trong việc hoạch định chiến lược dài hạn của MobiFone và một phần nào bị đối thủ cuốn theo chiến lược riêng của họ. Tuy nhiên các năm sau đó tình hình đã khá hơn. Như trong năm 2007, số lượng thuê bao tăng với tôc độ gần 200% nhưng tốc độ phát triển mạng lưới đã vượt trên 200%.
Về vùng phủ sóng, hiện nay hầu hết các mạng di động tại Việt Nam đều đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành trên cả nước, đến từng xã. Đảm bảo không còn vùng trũng không có sóng di động. Tuy nhiên chiến lược phát triển của mỗi mạng có khác nhau. Như Mobifone tập trung đầu tư nhiều ở các thành phố lớn, đông dân cư nên chất lượng mạng lưới ở các vùng, các mạng khác nhau sẽ khác nhau.
2.3.3. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 142% một năm trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, MobiFone là một trong những doanh nghiệp mang lại doanh thu cao nhất trong ngành viễn thông.
Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng thuê bao, doan._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31295.doc