Báo cáo Thực tập tại Công ty thông tin di động - VMS

Lời nói đầu Trao đổi thông tin là một vấn đề hết sức nóng bỏng trong thế giới ngày nay. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngành thông tin trở nên là một ngành không thể thiếu được với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của xã hội như Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Quốc phòng ... Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ một nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước, đã phát hu

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty thông tin di động - VMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tính cạnh tranh để kích thích phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài một trong những ngành công nghiệp thành đạt nhất của Việt Nam hiện nay đó chính là ngành Bưu chính-Viễn thông. Bưu chính-Viễn thông đã đang và sẽ là ngành đi đầu để tạo sức bật cho các ngành kinh tế khác phát triển. Với những tính năng ưu việt của điện thoại di động kỹ thuật số GMS và cùng với chiến lược tăng tốc phát triển của ngành Bưu điện với mục tiêu đóng góp một cách tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo đường lối “Công nghiệp hoá-hiện đại hoá”. Tuy mới thành lập được 7 năm nhưng Công ty thông tin di động VMS đã gặt hái được những kết quả và là đơn vị kinh doanh hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực mới mẻ và đầy tiềm năng này. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm KVI, nắm được thực tế công tác quản lý và công tác sản xuất kinh doanh của Trung tâm KVI. Em xin báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp của mình và những đánh giá, kết luận chung về những ưu điểm và nhược điểm chủ yếu của Công ty trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình của TS Ngô Trần ánh, Ths Nguyễn Tiến Dũng và cùng các anh chị tại Trung tâm thông tin di động KVI đã giúp đỡ, để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình. Chương I : giới thiệu chung về công ty thông tin di động - VMS Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS công ty thông tin di động có tên giao dịch quốc tế là VietNam Mobile Telecom Service Company (viết tắt là VMS ) có trụ sở chính tại thành phố Hà nội, có các cơ sở khai thác, kinh doanh đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngày 16/4/1993, Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt nam ký quyết định thành lập Công ty thông tin di động Việt nam (VMS). Ngày 25/10/1994, được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Bưu điện đã ký quyết định thành lập Công ty Thông tin di động Việt nam, là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng cục Bưu điện theo qui định 388-CP. Ngày 1/8/1995, theo nghị định 51 CP, Công ty Thông tin di động Việt nam (VMS )trở thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam. Ngày 19/5/1995, VMS được phép ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với CONVIQ KINNEVIK (CIV)- Thụy điển. Do đó VMS có điều kiện mở rộng vùng phủ sóng từ hai khu vực (Hà nội và Tp Hồ Chí Minh )năm 1994 tiến tới ba khu vực (Miền Bắc-Miền Trung-Miền Nam) với hơn 20 tỉnh thành trong năm 1995. Tại thời điểm 1995, sau hai năm với tốc độ phát triển nhanh chóng của số thuê bao trên toàn quốc đã chứng tỏ thị trường Việt Nam về nhu cầu thông tin di động có tiềm năng rất lớn. Mặc dù tại thời điểm đó vùng phủ sóng còn nhiều hạn chế, chất lượng phủ sóng còn chưa cao, nhưng đã đạt được số lượng thuê bao tương đối cao đạt 6500 thuê bao vào tháng 6/1995. Đồng thời, công ty đã đưa vào khai thác dịch vụ chuyển vùng ROAMING với dịch vụ này giúp cho các thuê bao VMS có thể sử dụng máy của mình tại tất cả các vùng phủ sóng của Công ty. Quí I năm 1996 do tiếp tục đầu tư chiều sâu dành hơn 383 tỉ đồng cho mạng lưới nên vùng phủ sóng của Công ty đã bao trùm lên 20 tỉnh và thành phố. Tổng số thuê bao đạt 51.000. Đến hết năm 1997 – năm có thể coi là năm của điện thoại di động VMS đã tăng từ 51.000 thuê bao điện thoại di động từ năm 1996 lên hơn 100.000 thuê bao trong con số 140.000 thuê bao điện thoại di động trên thị trường cả nước và vùng phủ sóng trải rộng tại 52 tỉnh và thành phố trong cả nước. Công ty đã phát triển một cách vượt bậc về dung lượng và chất lượng phục vụ dịch vụ thông tin di động tới khách hàng với những dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng nhiều. Năm 1998, với mục tiêu của toàn Công ty là ngày càng phát triển mạng lưới thông tin di động để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất dịch vụ VMS- MobiFone, Trung tâm thông tin di động KVI đã tìm hiểu nhiểu biện pháp, tập trung mọi mặt để đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các công trình. Công ty đã lắp đặt và đưa vào khai thác sử dụng 21 trạm phát triển mới, nâng cao chất lượng phủ sóng. Năm 1999 số thuê bao là 190.000 thuê bao và cho tới thời điểm này đạt 230.000 thuê bao. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng vùng phủ sóng tăng khả năng cạnh tranh, phát triển và giữ vững thị phần 75% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc. Công ty luôn chú trọng để “ nâng cao chất lượng mạng lưới, tăng nhanh vùng phủ sóng”, cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng bảo đảm phục vụ tốt nhất dịch vụ thông tin di động. Công ty VMS là công ty chuyên phục vụ lĩnh vực thông tin di động, đã có 7 năm kinh nghiệm với số lượng thuê bao chiếm 75% thị phần, có dịch vụ sau bán hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sự cạnh tranh chủ yếu ở mạng lưới, chất lượng dịch vụ, chiến lược tiếp thị, chính sách bán hàng và sau bán hàng với máy đẩu cuối cạnh tranh chủ yếu về giá bán hàng, chất lượng máy và chế độ bảo hành. Mục tiêu chính của công ty VMS là kinh doanh dịch vụ điện thoại di động chứ không phải là kinh doanh máy điện thoại di động. Do vậy để thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh, công ty VMS có hướng chính là tăng cường vốn đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng trên khắp các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, các vùng công nghiệp trong cả nước đưa vào khai thác dịch vụ chuyển vùng quốc tế để máy di động của MobiFone có thể sử dụng hầu hết các nơi trên thế giới. Công ty thông tin di động là công ty đầu tiên tại Việt nam đưa công nghệ GSM vào phục vụ các khách hàng. Công ty thông tin di động VMS là một công ty hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với 3 đơn vị trực thuộc quản lý và kinh doanh tại 3 miền: Trung tâm 1: Phụ trách khu vực miền Bắc cho tới Đồng Hới có trụ sở tại Hà nội. Trung tâm 2: Phụ trách khu vực miền Nam từ Ninh Thuận trở vào, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Trung tâm 3: Phụ trách khu vực miền Trung có trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng. đặc điểm kinh doanh của công ty VMS Quá trình đưa tin tức là quá trình từ hai phía. Nó luôn diễn ra giữa hai người sử dụng: người gửi và người nhận tin. Thông thường toàn bộ chu trình truyền đưa tin tức do nhiều công ty tham gia ở những khoảng cách khác nhau, thậm chí có thể nằm ngoài lãnh thổ một quốc gia. Một nét đặc thù hết sức nổi bật của sản phẩm viễn thông là phân tán trong một không gian lớn nhưng lại phải đồng bộ và đồng nhất cao. Tại thời điểm này, địa điểm này, khách hàng có thể sử dụng hay không sử dụng dịch vụ viễn thông thì dây chuyền và con người trong dây chuyền đó vẫn phải hoạt động bình thường đảm bảo cho thông tin thông suốt. Sản phẩm chính của công ty thông tin di động là cung cấp dịch vụ truyền thông. Sản phẩm của công ty giúp cho con người có thể giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau thông qua kỹ thuật số. Vì vậy, bất kỳ nơi nào đã được phủ sóng, khách hàng của Công ty VMS đều có thể sử dụng dịch vụ do công ty cung cấp. Do vậy, một đặc điểm lớn của sản phẩm của công ty là tính cơ động cao, nó giúp cho khách hàng sự tiện lợi khi sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng cần sự khẩn cấp, nhanh chóng, kịp thời trong trao đổi thông tin. Một đặc điểm nữa là để khai thác dịch vụ thông tin di động của công ty, cũng như để sử dụng được dịch vụ thông tin di động của khách hàng phải thông qua một trung gian, đó là thiết bị MS. Chỉ khi có thiết bị MS, quá trình cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ thông tin di động mới hoàn thiện và thực hiện được. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty được chia làm 2 loại: Sản phẩm hàng hoá: MS là thiết bị trung gian để sử dụng dịch vụ của Công ty VMS. Tuỳ theo công suất, thiết bị MS được chia ra nhiều loại: Loại 20 W: Gắn trên phương tiện giao thông lớn. Loại 8W: Gắn trên phương tiện giao thông nhỏ Loại 2W-5W: để cầm tay và bỏ túi Loại 0.8W: cầm tay Hiện nay, loại 2 W và loại 4W được sử dụng thông dụng nhất và là sản phẩm hàng hoá chủ yếu của công ty VMS. Thiết bị MS là thiết bị điện tử vô cùng tinh vi và thông minh. Công ty VMS chưa sản xuất được mà phải nhập của các hãng máy tính điện tử nổi tiếng trên thế giới như: Ericson, Motorrolla- Nokia-Siemen-Panassonic-Alcatel... Thiết bị MS chia làm hai loại: ME & Simcard. ME: là toàn bộ thiết bị và các phụ kiện để sử dụng dịch vụ thông tin di động Simcard (Subcriber Indentity Modul card): Simcard chứa những thông tin xác định nhà thuê bao, quyền truy nhập mạng và việc sử dụng các dịch vụ. Simcard được chế tạo bằng một vi mạch chuyên dụng gắn trên thẻ và gắn vào máy điện thoại. Giá của một Simcard : 146.000 VND Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của công ty thì bên cạnh việc mua máy điện thoại, phải mua simcard do công ty bán. nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thông tin di động của một công ty khác thì phải mua simcard của nhà cung cấp dịch vụ khác. Sản phẩm dịch vụ: Gồm có dịch vụ chính và các dịch vụ phụ khác Dịch vụ chính: là dịch vụ đàm thoại mà công ty cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ phụ: Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi: giúp cho người được gọi có thể chuyển tới một số máy khác để trả lời. Dịch vụ chờ cuộc gọi: giúp cho khách hàng khi đang sử dụng điện thoại có thể biết được có người khác đang gọi tới. Dịch vụ giữ cuộc goi: khách hàng đang đàm thoại với một số khác có thể tạm dừng lai để nói chuyện với một số khác. Dịch vụ hiển thị số gọi đến: giúp cho khách hàng biết được thuê bao nào đang gọi tới mình. Dịch vụ cấm hiển thị số gọi đến: giúp cho một khách hàng dấu số máy hiển thị trên máy khác. Dịch vụ hộp thư thoại: giúp khách hàng có thể ghi vào hộp thư thoại của số máy bị tắt hoặc ngoài vung phủ sóng. Dịch vụ chuyển Fax/Data.. Do áp dụng được những kỹ thuật mới và tận dụng khả năng của mạng thông tin di động, công ty ngày càng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện nhất. Đặc biệt dịch vụ truyền Fax/Data thực sự là một kỹ thuật mới theo kịp với sự phát triển của thời đại. Dịch vụ truyền Fax qua máy điện thoại giúp cho khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân và một máy điện thoại di động là có thể truyền bản Fax đến bất kỳ nơi nào. Trước 1/4/1999, các dịch vụ của công ty bao gồm : dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ hiển thị số gọi điện (20.000 đ/tháng), dịch vụ cấm hiển thị số máy(20.000 đ/tháng). Sau 1/4/1997, để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, tất cả các dịch vụ trên đều được miễn giảm phí ngoại trừ dịch vụ hộp thư thoại và dịch vụ chuyển Fax. Ngoài ra nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty còn cung cấp một số dịch vụ đặc biệt khác cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu. Đó là dịch vụ cho thuê bao gồm: Cho thuê máy điện thoại di động Cho thuê simcard : 35.000đ/ngày Những đối tượng khách hàng của loại dịch vụ này bao gồm: Những người do yêu cầu của công việc, họ cần điện thoại di động trong một thời gian nhất định để phục vụ công việc Những người nước ngoài tới Việt nam một thời gian ngắn và họ có nhu cầu sử dụng điện thoại di động. Những người bị mất điện thoại di động và họ chưa có điều kiện mua lại. Đối với một số đối tượng khách hàng đặc biệt như : các cơ quan của Đảng, chính quyền cấp quận, huyện trở lên, có dấu quốc huy, có dấu cơ quan Đảng và thanh toán cước phí bằng chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng mở tại kho bạc nhà nước, công ty VMS giảm cước thuê bao hàng tháng 30%. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Trong quyết định thành lập Công ty thông tin di động là một doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán độc lập, khắc con dấu và mở tài khoản tại ngân hàng, được phép làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng qui định của Nhà nước. Để thực hiện đúng chức năng khai thác và kinh doanh dịch vụ thông tin di động, Công ty là một tổ chức kinh tế bao gồm các bộ phận như ở sơ đồ Công ty thông tin di động tổ chức bộ máy kiểu trực tuyến chức năng- đây là loại hình áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Qua sơ đồ 1 ta thấy Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất được phép ra quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt kết quả hoạt động của Công ty. Quyết định của Giám đốc rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới bộ máy quản lý của toàn công ty. Riêng các Trung tâm chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, tất cả các phòng ban đều có quan hệ hạch toán, thông qua phòng kế toán chịu sự giám sát về mọi mặt về số liệu và về việc chấp hành chế độ tài chính kế toán. Các Trung tâm thông tin di động có chức năng quản lý và kinh doanh các mặt hàng- dịch vụ thông tin di động tại các tỉnh, thành phố, khu vực theo sự phân cấp của Công ty. Các Trung tâm trực thuộc, Giám đốc Trung tâm được phép thay mặt Giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng và quan hệ làm ăn với các đơn vị bạn, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tất cả các hoạt động của mình. Giám đốc Trung tâm được toàn quyền quản lý cơ sở vật chất cũng như con người thuộc Trung tâm mình quản lý. Trong trường hợp cần thiết, khẩn cấp được phép quyết định công việc sau đó báo cáo sau. Đi sâu vào chức năng hoạt động của từng phòng ban, tổ chức để hiểu rõ hơn hoạt động của Trung tâm thông tin di động KVI. Trung tâm Thông tin di động KVI là một đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Thông tin di động được thành lập theo quyết định số 154/QĐTC ngày 22/6/1994. Trung tâm Thông tin di động KVI thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Giám đốc Công ty, có con dấu riêng của Doanh nghiệp nhà nước, được mở tài khoản tại Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của Giám đốc Công ty ban hành. Trung tâm Thông tin di động KVI là một đơn vị sản xuất kinh doanh có Giám đốc phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành và Kế toán trưởng. Trung tâm I có quyền chủ động tổ chức quản lý hoạt động, sử dụng hiệu quả vốn, tài sản, các nguồn lực theo phân cấp của Công ty . Trung tâm Thông tin di động KVI thuộc Công ty Thông tin di động. Mô hình cơ cấu tổ chức của Trung tâm theo hình thức chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Trung tâm xuống các Phòng ban được thành lập theo từng chức năng công việc chính của Trung tâm, cụ thể: Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính Phòng Kế hoạch - Bán hàng và Marketing Phòng Chăm sóc khách hàng Phòng Thanh toán cước phí Phòng Quản lý - Đầu tư xây dựng Phòng Kỹ thuật - Khai thác Đài GSM Hà nội Phòng Tin học - Tính cước Chương II phân tích thực trạng sản xuất - kinh doanh của trung tâm Kvi ‘ Theo đánh giá của Công ty, tốc độ phát triển thuê bao của VMS trong năm 1999 giữ được ở mức ổn định. Riêng từ khi đưa dịch vụ Mobicard vào khai thác thì tốc độ phát triển thuê bao có phần tăng đột biến (trong ba tháng cuối năm 1999 số thuê bao Mobicard đạt 48.155) vào tính đến hết ngày 20/1/2000 đã có 65.000 thuê bao. Cũng từ tháng 9/1999, VMS đưa dịch vụ chuyển vùng quốc tế vào khai thác làm tăng đáng kể doanh thu của Công ty trên thị trường’ – Nguồn: Thời báo kinh tế-số 12-28/1/2000. tình hình lao động - Tiền lương Tình hình sử dụng lao động Công ty với số lượng 1093 người ở các trình độ, vị trí khác nhau. Đại học: 874 người chiếm 80% Trung cấp: 185 người chiếm 17% Công nhân khác: 34người chiếm 3% Trong Công ty: lao động nữ là 516 ngươi, lao động nam 577 người. Bộ phận lãnh đạo có trình độ cao. Lực lượng cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm 100%. Công ty luôn nâng cao trình độ quản lý của cán bộ và lao động trong Công ty, đặt vấn đề đào tạo lên hàng đầu. Công ty luôn mở những lớp để nâng cao trình độ nghiệp vụ trong cán bộ quản lý và nhân viên của Công ty. Bảng II-1: Thống kê lao động có mặt đến ngày 31/11999 Với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Công ty cả về sản xuất kinh doanh, cả về tổ chức con người. Nên Trung tâm cũng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, 270 người trong đó: Dài hạn: 128 Ngắn hạn: 96 Thử việc: 2 Khoán việc: 44 Số lao động ký hợp đồng lao động có Trình độ cao đẳng đại học : 172 Trung cấp: 40 Công nhân viên khác: 14 Trung tâm thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thường xuyên tổ chức, các lớp tập huấn nghiệp vụ. Trong năm 1999 đã tổ chức và cử đi đào tạo trong và ngoài nước 180 lượt người về các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, kinh tế, quản lý kinh tế nhà nước . Hơn nữa, Trung tâm vận động và tạo mọi điều kiện cho hơn 50 cán bộ công nhân viên tự học nâng cao trình độ tại các lớp ngoài giờ hành chính. Hiện nay, đã có nhiều cán bộ công nhân viên có từ 2 bằng đại hoc trở lên. Số cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp hầu hết đều theo học lên đại học. Do đó số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng tăng cao góp phần đáng kể vào chiến lược hiện đại hoá của công ty . Phân tích về vấn đề tiền lương Căn cứ vào nghị định 52/CP của chính phủ phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty TTDĐ. Căn cứ vào công văn số 131/TC-HC ngày 21/1/1998 của giám đốc công ty về việc xây dựng kế hoạch lao động-tiền lương năm 1998 Bảng II-2: Kế hoạch lao động- tiền lương năm 1998 STT Tên chỉ tiêu ĐV tính Thực hiện năm 1997 Kế hoạch năm 1998 1 Tổng quỹ lương Quỹ tiền lương khối thông tin theo đơn giá Quỹ tiền lương thêm giờ Nghìn 2.545.200 199.724 5.700.000 297.389,98 2 Quỹ bảo hiểm xã hội Triệu 68,95 107,96 3 Lao động bình quân năm Người 149 227 4 Tiền lương bình quân Nghìn 1.700 2.500 5 Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân viên chức tính theo doanh thu Triệu 1.118,46 1.082,18 6 Tổng doanh thu Triệu 166.650 245.653,83 Thu nhập bình quân = Tổng quĩ lương + thu nhập khác của một lao động Số lao động bình quân Từ bảng kế hoạch tiền lương năm 1998 chúng ta thấy thu nhập của nhân viên trong Công ty tăng lên từ 1.700.000 lên 2.500.000) do thời gian lao động tăng lên và doanh thu tăng. Qui chế trả lương và phân phối thu nhập Mục đích: Thu nhập phải gắn với hiệu quả sản xuất-kinh doanh, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị, năng suất chất lượng của cá nhân người lao động. Nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng phục vụ thông tin, tinh thần thái độ phục vụ, khắc phục những sai sót, chậm trễ, mất mát, vi phạm thể lệ, qui trình kỹ thuật và những biểu hiện tiêu cực vi phạm kỷ luật lao động. Phân phối thu nhập phải thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả lao động. Nội dung phân phối tiền lương và thu nhập TN=TNc+TNm Trong đó: TN là tiền lương và thu nhập của cá nhân người lao động TNc là thu nhập cứng (tiền lương chính sách)-chiếm 30% TNm là thu nhập mềm (tiền lương theo năng suất)-chiếm 70% Phần cứng: phụ thuộc vào các yếu tố sau: Lương cấp bậc (theo nghị định 26/CP của Chính phủ 1993) Hệ số ngày công. Hệ số chất lượng Các loại phụ cấp Thu nhập khác Công thức : TNc = (Mức lương/26)*NC + PC + TNk Trong đó: NC là ngày công công tác thực tế PC là các loại phụ cấp theo quy định của nhà nước, ngành TNk là các khoản thu nhập khác (thai sản, BHXH…) Phần mềm (tiền lương theo năng suất): căn cứ vào chức danh để phân phối thu nhập thể hiện mức độ phức tạp và trách nhiệm trong công việc. Công việc phức tạp, có chức trách và trách nhiệm nặng nề hơn phải có thu nhập cao hơn và ngược lại. Tiền lương mềm còn nhằm giảm bớt sự bất hợp lý giữa giá trị sức lao động hiện đang được hưởng và biến động tiền lương chính sách trong một tập thể người lao động. Tiền lương cơ bản phải căn cứ trên những bảng lương khác nhau ứng với trình độ, cấp bậc, ngạch đào tạo, chức danh công tác của cán bộ công nhân viên. Do đó việc xây dựng bảng hệ số phần mềm phải bám sát với những bảng lương cơ bản trong nghị định của Chính phủ và phải đạt được những yêu cầu sau: Phân phối thu nhập phải thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả lao động. Cán bộ quản lý có trách nhiệm cao hơn công nhân viên. Cùng thời gian công tác nhưng có thời gian đào tạo nhiều hơn thì có trình độ cao hơn Để đạt được yêu cầu đó, bảng hệ số lương mềm được xây dựng như sau: Bảng hệ số lương mềm của Cán bộ quản lý. Bảng hệ số lương mềm của công nhân viên chức Bảng số II-3: Hệ số lương mềm của cán bộ quản lý STT Chức danh Hệ số lương mềm 1 Giám đốc Công ty 3,00 2 Phó giám đốc Công ty Kế toán trưởng Công ty 2,8 3 Trưởng phòng Công ty Tổ trưởng trực thuộc giám đốc Công ty Giám đốc Trung tâm 2,60 4 Phó kế toán trưởng Công ty Phó phòng Công ty Phó giám đốc Trung tâm 2,30 5 Trưởng phòng Trung tâm Trưởng đài GSM Trung tâm 2,10 6 Phó kế toán trưởng Trung tâm Phó phòng Trung tâm GSM Trung tâm Phó đài GSM Trung tâm 1,80 7 Tổ trưởng nghiệp vụ thuộc phòng Công ty 1,70 8 Tổ trưởng khác thuộc phòng của VPCT Tổ trưởng nghiệp vụ thuộc phòng trung tâm. Cửa hàng trưởng bán hàng, bảo hành 1,60 9 Tổ trưởng khác thuộc phòng của Trung tâm, Trưởng ca 1,50 Bảng số II-4: Hệ số lương mềm của công nhân viên chức STT Chức danh Hệ số lương cơ bản Hệ số lương mềm 1 CVCC Trên 4,66 2,80 2 CVC bậc 6 4,66 2,40 3 CVC bậc 5 4,38 2,30 4 CVC bậc 4 4,10 2,20 5 CVC bậc3 3,82 2,10 6 CVC bậc2 3,54 2,00 7 CVC bậc1 CV bậc 8 3,26 3,48 1,90 8 CV bậc7 3,23 1,80 9 CV bậc6 CNV khác 2,98 3,29-3,73 1,70 10 CV bậc 5 CS1 bậc 11,12 CS2 bậc 12 GDVC1 bậc 5 CNV khác 2,74 2,68-2,81 2,81 3,54 3,06-3,28 1,60 11 CV bậc 4 CS1 bậc 9,12 CS2 bậc 10,11 GDVC1 bậc 4 GDVC2 bậc 5 CNV khác 2,50 2,42-2,55 2,55-2,68 2,87 3,07 2,74-3,05 1,50 12 CV bậc 3 CS1 bậc 7,8 CS2 bậc 8,9 GDVC1 bậc 3 GDVC2 bậc 4 CNV khác 2,26 2,18-2,30 2,30-2,42 2,40 2,56 2,34-2,73 1,40 13 CV bậc 2 CS1 bậc 5,6 CS2 bậc 6,7 NVVT bậc 10,11,12 GDVC1 bậc 2 GDVC2 bậc 3 GDVC3 bậc 5 CNV khác 2,02 1,94-2,06 2,06-2,18 2,03-2,21 2,04 2,15 2,56 2,05-2,33 1,30 14 CV bậc 1 CS1 bậc 3,4 CS2 bậc 4,5 NVVT bậc 8,9 NVPV bậc 11,12 GDVC1 bậc 1 GDVC2 bậc 2 GDVC3 bậc 4 CNV khác 1,78 1,70-1,82 1,82-1,94 1,85-1,94 1,90-1,99 1,79 1,82 2,19 1,79-2,04 1,20 15 CV-HĐ ngắn hạn trên 12 tháng CS1 bậc 1,2 CS2 bậc 2,3 NVVT bậc 6,7 NVPV bậc 9,10 GDVC bậc 1 GDVC3 bậc 3 CNVkhác (90%) 1,46-1,58 1,58-1,70 1,67-1,76 1,72-1,81 1,57 1,86 1,56-1,78 1,10 16 CV-HĐ ngắn hạn dưới 12 tháng CS2 bậc 1 NVVT bậc4,5 NVPV bậc 7,8 GDVC3 bậc 2 CNV khác 1,42 (80%) 1,46 1,49-1,58 1,54-1,63 1,58 1,35-1,55 1,00 17 CS1 – Hợp đồng ngắn hạn NVVT bậc 1,2,3 NVPV bậc 5,6 GDVC3 bậc 1 1,16-1,31 (80%-90%) 1,22-1,40 1,36-1,45 1,35 0,90 18 CS2- Hợp đồng ngắn hạn NVPV bậc 3,4 1,16-1,31 (80%-90%) 1,18-1,27 0,80 19 NVVT-Hợp đồng ngắn hạn NVPV bậc 1,2 0,97-1,10 (80%-90%) 1,00-1,09 0,70 20 NVPV – Hợp đồng ngắn hạn 0,80-0,90 (80%-90%) 0,60 TN mềm = (ĐG lương mềm)* (HS lương mềm)* (HS ngày công) *(HS chất lượng). Hệ số chất lượng: trong Công ty hàng tháng đánh giá chất lượng công tác của CB-CNV của đơn vị mình theo chỉ tiêu chất lượng sau: Loại A: hệ số 1- hoàn thành mọi công việc được giao cả về số lượng và thời hạn, không vi phạm kỷ luật lao động Loại B: hệ số 0,9 - hoàn thành tốt công việc được giao về chất lượng và số lượng nhưng có 1 nội dung không đảm bảo thơì hạn, không vi phạm kỷ luật lao động. Loại C: hệ số 0,7 - có một nội dung công việc không hoàn thành nhưng không ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, sản xuất kinh doanh và phục vụ, không vi phạm kỷ luật lao động. Loại D: hệ số 0,5 - không hoàn thành phần lớn các công việc được giao hoặc chỉ có một nội dung công tác không hoàn thành nhưng ảnh hưởng xấu đến công tác quản lí, sản xuất kinh doanh và phục vụ hoặc liên tục vi phạm kỷ luật lao động và có hình thức kỷ luậ từ cảnh cáo trở lên. công tác quản lý vật tư, tài sản cố định Căn cứ nghị định số 59/CP của chính phủ ban hành qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ vào quyết định số 1062 TC/QĐ/TSCĐ của bộ trưởng tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ tại Công ty TTĐD VMS TSCĐ trong Công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được áp dụng theo công thức sau: Mức trích khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, Công ty đều xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách: lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán, thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là: chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký – thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã được thực hiện của tài sản đó. Việc tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng giảm TSCĐ trong tháng. Mọi TSCĐ của Công ty có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều được trích khấu hao, mức khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Công ty VMS không tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng như máy điều hoà, máy vi tính… Công ty đều xử lý tổn thất theo qui định hiện hành. Việc nhược bán hoặc thanh lý TSCĐ, Công ty đều thành lập Hội đồng thanh lý và định giá tài sản với sự có mặt của Ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan. Giá trị còn lại TSCĐ = nguyên giá TSCĐ-hao mòn TSCĐ Bảng II-5: Vốn đầu tư thiết bị Đơn vị tính: USD Năm 1994- 1995 Năm 1996 Năm 1997 1998 1999 38.159.091 14.812.248 60.000.000 56.143.806 25.689.734 Chi phí và giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng công tác hiệu quả kinh tế của Công ty trong hoạt động sản xuất và quản lý tài chính. Nó được cấu thành từ toàn bộ chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất tính theo số lượng và loại sản phẩm đã hoàn thành. Nói cách khác nó là toàn bộ chi phí trực tiếp và gián tiếp để làm ra một loại sản phẩm. Giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí lương Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí quản lý Dựa vào các chi tiết này ta tính giá thành các đơn vị sản phẩm. Qua các chi tiết trong một số sản phẩm ta có thể tăng hoặc giảm một chi phí nào đó cần thiết, từ đó điều chỉnh giá bán sản phẩm cho phù hợp với giá thị trường. Như đã nói ở trên, lĩnh vực hoạt động của Công ty gồm hai mặt: tạo các loại hình dịch vụ thông tin di động đồng thời nhập các thiết bị trung gian, hàng hoá là các sản phẩm thông tin di động nhập từ nước ngoài, kinh doanh phục vụ cho việc sử dụng các loại hình dịch vụ trên (trong Công ty không có chi phí nguyên vật liệu). Chính vì vậy, khi tính giá thành các sản phẩm, Công ty chia làm hai loại: Hàng hoá là các trang thiết bị trung gian sử dụng dịch vụ thông tin di động. Hàng hoá là các loại hình dịch vụ thông tin di động. Đối với sản phẩm hàng hoá: Sản phẩm hàng hoá của Công ty VMS là các thiết bị MS: máy điện thoại cầm tay (hand-set) và các phụ kiện khác (pin, bộ xạc, bao da, vỏ máy, kẹp..). Tất cả các hàng hoá trên Công ty phải nhập của các hãng sản xuất thiết bị Viễn thông của Thuỵ Điển-Erricson, Mỹ- Motorolla, Phần Lan- Nokia, Nhật- Panasonic… Giá thành hàng hoá = giá CIF + thuế nhập khẩu + phí uỷ thác + thuế doanh thu + chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản + Dự phòng Trong đó: Giá CIF: là giá hàng hóa Công ty thoả thuận với bên nước ngoài để thực hiện hợp đồng mua bán. Nó bao gồm toàn bộ giá trị của hàng hoá, chi phí vận chuyển và thuế xuất khẩu của nhà sản xuất ghi trong hợp đồng mua bán giữa hai bên Thuế nhập khẩu: thuế Công ty phải trả cho ngân sách do nhập khẩu hàng hoá. Phí uỷ thác: là chi phí trả cho Công ty được uỷ thác nhập khẩu. Công ty VMS không được quyền nhập khẩu trực tiếp mà phải thông qua một Công ty khác có Quota nhập khẩu (Công ty vật tư bưu điện), phí uỷ thác được qui định là 1%. Thuế doanh thu: thuế đánh vào doanh thu bán hàng của Công ty cho sản phẩm hàng hoá, thuế doanh thu theo qui định của nhà nước là 6% doanh thu. Chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản là chi phí mà Công ty phải chi trong khi vận chuyển hàng hoá, bảo quản tại kho bãi. Dự phòng: đó là một khoản cộng thêm vào bao gồm các mục đích sau: Lợi nhuận: Công ty sẽ thu được khoản này khi bán hàng hóa với mức giá bao gồm các yếu tố trên. Khoản chênh lệch này có thể được coi là lợi nhuận của việc mua bán hàng hoá. Đề phòng những chi phí bất thường phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu kho cũng như phân phối hàng hoá. Có một khoản thu để bù lỗ khi hàng hoá bị hao mòn vô hình (lỗi thời) hoặc thực hiện các đợt khuyến mại giảm giá để thực hiện mục tiêu của Công ty. Phần trăm Công ty hạ giá khi cung cấp máy cho các đại lý. Giá vốn = giá CIF + thuế + chi phí uỷ thác + vận chuyển, bảo quản Giá bán = giá vốn + Dự phòng Giá thành thực tế của hàng mua bao gồm: trị giá mua của hàng hoá, chi phí mua hàng và thuế nhập khẩu. Khi mua hàng hoá sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí vận chuyển hàng từ cảng về kho của Công ty, chi phí bốc xếp (lên xuống xe hàng hóa), chi phí tiếp nhận… Có thể trên một chuyến vận chuyển có nhiều mặt hàng khác nhau nên phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng nhập kho rất khó thực hiện được đúng đắn. Chi phí mua hàng được tập hợp chung ở tài khoản 1562 trong suốt tháng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho hàng còn lại và hàng xuất bán tỷ lệ thuận với giá trị mua hàng của hàng luân chuyển trong tháng. Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho = Chi phí phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng chi phí mua trong tháng x Trị giá mua của hàng xuất kho Trị giá mua lượng hàng tồn + Trị giá mua lượng hàng nhập Chính sách giá sản phẩm hàng hoá là một chính sách rất có hiệu quả trong chiến lược phát triển thị trường vì tính linh hoạt của nó trong việc vận dụng và tính chất của dịch vụ thông tin di động làm cho chính sách giá sản phẩm hàng hoá trở nên quan trọng. Nhưng chính sách giá sản phẩm hàng hóa chỉ có thể tác động đến mục tiêu phát triển thị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1017.doc
Tài liệu liên quan