Báo cáo Thực tập tại Công ty sứ Thanh Trì

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Các giai đoạn phát triển. Tên giao dịch quốc tế : ThanhTri Sanitary wares Company. Quyết định thành lập : Số 076A/BXD- TCLĐ ngày 24/3/1993. Địa điểm đóng trụ sở chính : Xã Thanh Trì -Huyện Thanh Trì - Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động : * Sản xuất và kinh doanh sản phẩm sản xuất – vật liệu xây dựng, sành sứ vệ sinh. *Khai thác sản xuất và kinh doanh nguyên liệu cho ngành gốm sứ. Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã tồn tại và phát triển trên những giai đoạn sau. Giai đoạn từ 1961-1987. Tháng 3/1961 xưởng gạch Thanh Trì được thành lập (sau đổi tên thành xí nghiệp gạch Thanh Trì) trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước … với sản lượng rất nhỏ khoảng một vài trăm ngàn viên mỗi loại. Tới năm 1980 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu đi vào sản xuất các sản phẩm gốm sứ có tráng men. Sản lượng sản phẩm trong năm 1980 như sau: -Gạch chịu axit :100.000-470.000 viên /năm. -Gạch men sứ : 11.000-111.000 viên /năm. -ống sành : 41.000-42.000 chiếc /năm. -Sứ vệ sinh : 200-500 chiếc /năm. Tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn, với số lượng cán bộ công nhân viên là 250 người . Trong giai đoạn này, do sản xuất dàn trải ra nhiều mặt hàng, công nghệ và thiết bị chắp vá, nên hầu hết các sản phẩm có phẩm cấp thấp (ở dạng sành độ hút nước lớn hơn 12%), chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu. Tuy nhiên, do có cơ chế bao cấp và sản lượng rất nhỏ bé nên vẫn tiêu thụ hết sản phẩm. Giai đoạn 1988-1991 Thời gian này, Nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, trong khi đó Nhà máy vẫn còn làm ăn theo lối cũ nên sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Chi phí sản xuất quá lớn và chất lượng kém đã làm tồn đọng các sản phẩm trong kho, dẫn đến chỗ Nhà máy không thể tiếp tục sản xuất và hơn một nửa công nhânkhông có việc làm. Nhà máy ở bên bờ phá sản. 1.3. Giai đoạn 1992 đến nay. Lãnh đạo Bộ xây dựng và Liên hiệp các Xí nghiệp thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng(nay là Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng ) đã kịp thời nhận thấy vấn đề và có hướng giải quyết nhằm đưa Nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc. Xuất phát từ quan điểm “công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm “, Tổng giám đốc đã chỉ đạo Nhà máy cho ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại bằng và dây chuyền sản xuất. Trong 11 tháng ngừng sản xuất (từ 12/1991-11/1992) các công việc được tiến hành với tinh thần hết sức khẩn trương. Kết quả, tháng 11/1992 Nhà máy đã ở tư thế sẵn sàng đi vào sản xuất lại với hàng loạt yếu tố mới: Nguyên liệu mới . Bài phối liệu xương men mới. Công nghệ mới. Máy móc thiết bị mới Sau khi được phép hoạt động trở lại, trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, Nhà máy đã sản xuất được 20.4000 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990, 1991 ( mỗi năm khoảng 6.000 sản phẩm ) và từ đó đến nay sản lượng cũng như doanh thu của Nhà máy đã tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm . Từ chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn, bế tắc, đã có thời điểm ngân hàng ngừng giao dịch, nguy cơ phá sản đã cận kề . Nhưng bằng những cố gắng hết mình, dưới sự chỉ đạo cương quyết, sát sao của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng, tập thể CBCNV trong Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách để trụ vững và phát triển. Nhìn thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh, năm 1994 Công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ và thiết bị hiện đại đồng bộ cuả Italia với công suất thiết kế là 75.000 sản phẩm / năm với tổng vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng Việt Nam. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết nằng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể CBCNV trong Công ty đã nâng công suất lên 100.000 sản phẩm / năm bằng 133% công suất thiết kế. Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian từ tháng 5/1996 đến tháng 4/1997, Công ty đã thực hiện việc đầu tư lần hai cải tạo và mở rộng dây truyền sản xuất số 1 là dây chuyền được xây dựng năm 1992 nâng công suất từ 100.000 sản phẩm / năm lên 400.000 sản phẩm / năm với các thiết bị chủ yếu được nhập từ Italia, Mỹ, Anh. Tổng vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay dây chuyền này đã đi vào hoạt động nâng năng lưcj sản xuất của Công ty lên 500.000-600.000 sản phẩm / năm đứng đầu về sản lượng so với các nàh máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Ngoài ra, bằng một số máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất số 1 không sử dụng tốt sau lần đầu tư cải tạo mở rộng, Công ty đã liên kết với xí nghiêp VLXD Việt Trì xây dựng và đưa vào sản xuất thành một dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh. Sảnphẩm được làm ra mang nhãn hiệu Viglacera. Đến nay Công ty đã phát huy và củng cố vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh trong nước. II. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty sứ Thanh Trì. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty sứ Thanh Trì năm 2001 và năm 2002 - Bảng phụ lục 1. Công ty sứ Thanh Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và là một đơn vị hạch toán độc lập. Vì vậy, Công ty đựơc quyền quyết định tổ chức bộ máy của Công ty sao cho phù hợp với điều kiện riêng của Công ty. Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật cũ kỹ lạc hậu, số lượng công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng,Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành các phòng ban , phân xưởng, Song kể từ khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ thì cơ chế tổ chức theo kiêủ trực tuyến không còn phù hợp nữa. Công ty đã chuyển mô hình cơ cấu tổ chức sang dạng trực tuyến – chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ quản lý trực tuyến vừa phát huy quyền dân chủ sáng tạo,độc lập tương đối giữa các phòng ban lại vừa tạo điêù kiện thực hiện quyền dân chủ đối với mỗi người dân. Theo cơ cấu này thì Giám đốc là người chịu trách nhiêm cao nhất trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc Công ty là người trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc trong toàn Công ty hoặc được uỷ quyền điều hành Công ty trong khi Giám đốc Công ty vắng mặt. Cơ cấu tổ chức của Công ty qua hai năm 2001 và 2002 có một số thay đổi như tách bộ phận văn phòng riêng với phòng Tổ chức lao động. Trong năm 2003 kế hoạch của Công ty là tách phòng kinh doanh ra thành một Công ty cổ phần hạch toán phụ thuộc vào Công ty sứ Thanh Trì và xây dựng Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu .Việc mở rộng quy mô sản xuất này của Công ty sẽ làm cho cơ cấu tổ chức của Công ty sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Phòng tổ chức lao động. Chức năng. Là phòng chuyên môn tham mưu giúp Giám Đốc Công Ty về các tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng lực lượng lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, định mức lao động. Làm công tác thanh tra và thi đua khen thưởng, kỷ luật toàn công ty. Nhiêm vụ. Bám sát nhiệm vụ sản xuất, quản lý, sắp xếp sử dụng con người để xây dựng sây dựng mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Xây dựng phương án thành lập mới, tách, nhập, giải thể, xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, các phòng ban công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Xây dựng , sửa đổi, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Đặc biệt công tác đào tạo quản lý và sử dụng CBCNVC, phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ xây dựng phương án qui hoạch cán bộ, phương án đào tạo bổ túc, bồi dương về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Thực hiện công tác thương lương, khen thưởng, kỷ luật đối với can bộ công nhân viên trong công ty.Thực hiên việc chuyển đổi ký kết hợp động lao động, quản lý lao động , ban hành các quy chế về quản lý lao động . Thực hiên các chế độ chính sách đôi với người lao động như : BHXH, thủ tục giải quyết nghỉ hưu, thai sản, ốm đau, tử tuất ….XD kế hoạc quý lương hàng nam của công ty và định mức lao động cung như công tác thanh tra kiếu nại tố cáo, công tác bạo vệ – quân sự, công tác thi đua khen thưởng. Mô hình tổ chức Phòng TCLĐ LĐTL Chế độ chính sách Thanh tra bảo vệ Thi đua khen thưởng Phòng tài chính kế toán. Chức năng. Phòng TCLĐ có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về việc triển khai thực hiện công tác TCKT, thông tin kinh tê và kế toán theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được tổng công ty phê duyệt.Đồng thời , kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính pháp luật. Giúp giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ SXKD mang lại hiệu quả. b. Nhiệm vụ: Đảm bảo thoả mãn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh lập kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch SXKD của Công ty. Huy động và sử dụng nguồn vốn linh hoạt tiết kiệm và hiệu quả. Thanh toán kịp thời, đúng hạn đầy đủ các khoản thanh toán của doanh nghiệp và thu hồi nợ đến hạn. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản và đầu tư liên doanh liên kết... có hiệu quả cao nhất. Quản lý mọi hoạt động thu, chi, trích lập và sử dụng các quỹ theo đúng quy định. Đặc biệt phải đảm bảo ghi chép tính toán đúng, trung thực, tài sản của Công ty. Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm tra, thanh tra, kiểm kê tài sản, vốn, kết quả hoạt động của Công ty và một số nhiệm vụ khác. c. Mô hình tổ chức Phòng TCKT Tài chính Kế toán Kiểm soát 3. Phòng kinh doanh a. Chức năng: Là Phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh. b. Nhiệm vụ: Thường xuyên bám sát thị trường, tìm hiểu chính sách quảng cáo, khuyến mãi của các hãng cạnh tranh. Kết hợp đại lý, cửa hàng trực thuộc giới thiệu, khuyếch trương rộng rãi sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng. Đề xuất chương trình khuyến mãi, quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực hiện viết phiếu, ghi hoá đơn bán hàng, theo dõi lượng nhập, xuất tồn hàng hoá và một số nhiệm vụ khác. c. Mô hình tổ chức Phòng KD Tiếp thị Bán hàng Kho vận tải Chi nhánh Đà Nẵng 4. Phòng kế hoạch đầu tư a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu tư. b. Nhiệm vụ Với công tác kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch đầu tư phải xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất từng tháng, quý, năm cho Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty, soạn thảo các hợp đồng kinh tế giữa Công ty với các đối tác. Thực hiện các kế hoạch về vật tư, triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn. c. Mô hình tổ chức. Phòng KHĐT Kế hoạch SX Điều độ SX Đầu tư XDCB Kế hoạch Kho NL 5. Văn phòng a. Chức năng: Văn phòng là phòng nghiệp vụ nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy SXKD của Công ty. Tiếp nhận các chủ trương, chính sách, chỉ thị, Nghị quyết của lãnh đạo Công ty, tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn, giám sát, quản lý nghiệp vụ, chuyên môn các phòng ban khác có liên quan. Giúp lãnh đạo Công ty về nghiệp vụ chuyên môn văn phòng. b. Nhiệm vụ: Văn phòng có nhiệm vụ quan hệ đối nội, đối ngoại, tổ chức đón tiếp. Tiếp nhận , xử lý, quản lý, lưu trữ các văn bản hàng ngày có tại Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ quản trị văn phòng, đảm bảo công tác đời sống và y tế cũng như công tác thông tin của Công ty. Ngoài ra còn một số chức năng nhiệm vụ khác có liên quan được lãnh đạo Công ty phân công. c. Mô hình tổ chức Văn phòng Văn thư - Lưu trữ Nhà bếp Ytế Hành chính quản trị 6. Phòng kỹ thuật - KCS Chức năng . Là phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất sứ vệ sinh và thiết bị máy móc trong toàn Công ty . Nhiệm vụ . Phòng kỹ thuật – KCS chịu trách nhiệm về kỹ thuật, an toàn lao động, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,phòng chống cháy nổ, kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Mô hình tổ chức . Phòng kỹ thuật - KCS. Thực hiện hướng dẫn Nghiên cứu Thiết bị, và giám sát kỹ thuật thí nghiệm ATLĐ-VSLĐ công nghệ sản xuất Ban CNTT. a. Chức năng. Là bộ phận chức năng giúp Giám đốc Công ty quản lý và triển khai thực hện các trương trình CNTT. Nhiệm vụ . Quản lý, bảo trì, sử dụng có hiệu quả những thiết bị, ứng dụng CNTT hiện có. Nghiên cứu, thiết kế xây dựng các công trình ứng dụng CNTT vào các mảng công tác nghiệp vụ và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Mô hình tổ chức Ban CNTT Bảo trì Quản trị mạng Phát triển ứng dụng Thương mại điện tử Nhà máy sứ Thanh Trì . i Nhà máy sứ Thanh Trì là đơn vị trực tiếp thực hiện các công tác sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh theo tiêu chuẩn kế hoạch Công ty giao. Nhiệm vụ . Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chỉ đạo thực hiện sản xuất, quản lý thiết bị ,quản lý lao động; về thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động. Mô hình tổ chức. Nhà máy sứ Thanh Trì Văn phòng PX I PX II PX III PX IV PX V thống kê Ghi chú : PX I : PX gia công tạo hình . .PX II : PX kỹ thuật men PX III : PX lò nung. PX IV: PX phân loại sản phẩm . PX V : PX cơ điện . Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu. Chức năng . Là thiết kế và sản xuất khuôn phục vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Nhiệm vụ. Cung cấp và sửa chữa khuôn cho Nhà máy sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch giao đồng thời nghiên cứu khuôn mẫu mới cung cấp cho Nhà máy để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Mô hình tổ chức. Xí nghiệp PX khuôn Bộ phận Bộ phận Quản lý sản xuất khuôn mẹ thiết kế xí nghiệp III. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Phân xưởng I : PX gia công tạo hình. Môhình tổ chức quản lý. Gia công tạo hình là một khâu rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm sứ hoàn chỉnh. Phân xưởng gia công tạo hình có diện tích sản xuất chiếm tới 1/3 diện tích mặt bằng sản xuất toàn Nhà máy. Số công nhân sản xuất ở phân xưởng là 141 người chiếm 40,4% tổng số công nhân sản xuất Nhà máy. Lao động trong Nhà máy có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đối cao : Thợ bậc 3/7 chiếm 55,32%, bậc 4/7chiếm 26.95%,bậc 5/7 chiếm 12,06%, bậc 6/7 chiếm 5,67%. Với số lượng công nhân lớn, phân xưởng gia công tạo hình được chia ra thành các bộ phận như sau : - Bộ phận bốc xếp nguyên . - Bộ phận nguyên liệu. - Đổ rót băng . - Đổ rót thủ công . Nguyên liệu và sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm là hồ đổ rót. Hồ đổ rót gồm có : Kaolin, đất sét, Quartz( thạch anh ), Feltspart(trường thạch). Qua một quy trình thực hiện đổ rót cả tự động và thủ công thì sản phẩm đầu ra của phân xưởng này là mộc trắng. Quy trình vận hành băng đổ rót. Giai đoạn 1 : Lắp đặt khuôn Giai đoạn 2 : Đổ rót Giai đoạn 3 :Mở khuôn Phân xưởng II : PX kỹ thuật men. Mô hình tổ chức quản lý. Đây là phân xưởng tạo ra mầu men cho sản phẩm mộc. Phân xưởng kỹ thuật men có 45 công nhân chiếm 12,9% tổng số công nhân sản xuất trong Nhà máy. Đứng đầu phân xưởng là quản đốc Nguyễn Thị Bình. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân trong phân xưởng khá cao, thợ bậc 3/7 chiếm 66,67% (30 công nhân ), thợ từ bậc 4 trở lên chiếm 33,33%( 15 công nhân )trong tổng số công nhân của phân xưởng . Mô hình cơ cấu của phân xưởng kỹ thuật men cũng được chia ra thành các bộ phận như : - Bộ phận phun men - Bộ phận sấy - Bộ phận kỹ thuật men. - Bộ phận nghiền men - Bộ phận dán chữ Nguyên liệu và sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu của phân xưởng kỹ thuật men gồm : ZnO, Kaolin, ZnSiO4, Feltspart, Quaztr, CaCO3. Sản phẩm đầu ra của phân xưởng này là những sản phẩm sứ vệ sinh đã được phun men với các màu sắc như : trắng, đen, hồng, xanh đậm, xanh nhạt, tím sẫm. Quy trình vận hành. Đặt sản phẩm lên bàn xoay ở tư thế lắp đặt. Bóp nhả cò súng liên tục kết hợp với xoay tay, xoay bàn xoay để phun men toàn bộ bề mặt trong và ngoài sản phẩm. Tiếp tục phun lại lần thứ hai nhưng tố độ nhanh hơn lần 1 để tránh chảy đọng men. Phân xưởng III : PX lò nung. Mô hình tổ chức quản lý. Đứng đầu phân xưởng là quản đốc phân xưởng : Trần Văn Quế. Phân xưởng lò nung tổng số có 17 công nhân (chiếm 4.87% tổng số công nhân sản xuất Công ty ). Trình độ chuyên môn tay nghề của công nhân trong phân xưởng rất cao; thợ bậc 3/7 chiếm 35,3% (6 công nhân ), bậc 4 đến bậc 6 chiếm 47,1% (8 công nhân ); cao đẳng và đại học chiếm 17,65 (3 công nhân ). Mô hình tổ chức quản lý phân xưởng lò nung gồm có các bộ phận : - Bộ phận vào hơi lò 1 - Bộ phận dỡ lò 1 - Bộ phận lò 2 Quy trình vận hành Quy trình vận hành lò nung Shuttle trải qua 13 bước : Bước 1 : Bật công tắc cấp nguồn tổng, còi báo động lò sẽ kêu. Bước 2 : ấn nút dừng báo động còi. Bước 3 : ấn nút AUTO trên bộ phận PAL 21 Bước 4 : ấn nút chọn chương trình cần sử dụng Bước 5 : ấn nút Bước 6 : ấn nút dừng báo động lò Bước 7 : ấn nút khởi động máy nén khí Bước 8 : ấn nút ngắt áp suất cao Bước 9 : ấn nút đánh lửa tự động Bước 10 : Điều chỉnh van dầu ửo mức tối thiểu Bước 11 : Bật nút đóng mở khí nén 1 và 2 sang chế độ tự động Bước 12 : ấn lửa vòi đốt 1 và vòi đốt 2 Bước 13 : Thực hiện quy trình nung Phân xưởng IV : PX phân loại sản phẩm . Mô hình tổ chức quản lý Phân xưởng phân loại sản phẩm có tổng số 37 công nhân, trong đó công nhân bậc 3/7 chiếm 64,86%, công nhân bậc 4-6/ 7 chiếm 35,14%. Mô hình tổ chức của phân xưởng phân loại sản phẩm như sau: - Bộ phận phân loại . - Bộ phận đóng gói . - Bộ phận sửa nguội. Phương thức phân loại Phân loại chất lượng sản phẩm phải dựa vào các tiêu chuẩn phân loạicụ thể mà phòng kỹ thuật – KCS đề ra đối với mỗi sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm sau khi phân loại có hai loại : -Loại đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho thành phẩm . -Loại thu hồi nung loại. Phân xưởng V: PX cơ điện. Quản lý phân xưởng cơ điện là 1quản đốc và 1 phó quản đốc. Phân xưởng cơ địên gồm có 15 công nhân trong đó công nhân bậc 3 chiếm 40% (6 công nhân ), công nhân bậc 4 – 6 chiếm 60% (9 công nhân ). Mô hình tổ chức phân xưởng cơ điện gồm có hai bộ phận : -Bộ phận nén khí - Bộ phận các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật . 1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường. Đặc điểm sản phẩm. Chiến lược sản phẩm của Công ty là chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp để phục vụ nhu cầu thị trường. Công ty đã chọn hướng sản xuất sản phẩm chomình là phải đa đạng hoá về chủng loại, và phong phú về màu sắc hơn nữa phải đạt chất lượng cao. Hiện nay các sản phẩm của Công ty rất đa dạng ,bao gồm : -Xí bệt, két nước các loại . -Chậu các loại -Xí xổm -Tiểu treo -Sản phẩm khác Tuy nhiên, để hoàn chỉnh sản phẩm của mình thành một bộ sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, Công ty đã phải nhập một số sản phẩm phụ như xí bệt, vòi hoa sen… Chất lượng sản phẩm sứ của Công ty đạt tiêu chuẩn Châu Âu với các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau : Bảng : Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm stt Chỉ tiêu Đơn vị Thông số 1 Độ hút ẩm % 0.1-0.5 2 Độ ẩm G/cm3 2.35-2.4 3 Cường độ chịu nén Kg/cm3 4000 4 Khả năng chịu tải Xí bệt Chậu rửa Kg/sp >300 >150 Nguồn : Phòng kỹ thuật – KCS. Về màu sắc hiện nay, sản phẩm của Công ty có rất nhiều màu sắc khác nhau như : trắng, ngà, cốm, mận, đen, xanh nhạt, xanh đậm. Số lượng các loại màu sắc căn cứ vào thị hiếu của khách hàng.như : -Trắng : 70% -Cốm ,ngà,hồng : 20% -Mận, xanh nhạt : 5% -Đen, xanh đậm : 5% Công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên sản phẩm được đưa ra thị trường đều được kiểm tra rất kỹ, không có sản phẩm loại 2. Đồng thời sản phẩm của Công ty đạt phẩm cấp “Vitreous China “ và đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Đây là một lợi thế rất lớn của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhưng để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm Công ty đã phải áp dụng nhiều biện pháp trong đó nâng cao tay nghề cho người lao động . Hình thức bao gói của Công ty cũng được chú ý để đảm bảo cho việc vận hành hàng hoá an toàn. Để tránh việc người bán hàng thay đổi các phụ kiện, Công ty đã cho đóng gói toàn bộ phụ kiện vào trong két nước nhằm đảm bảo uy tín cho những sản phẩm mà Công ty cung cấp . Đặc điểm thị trường. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995 và đã cam kết thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT) để thành lập khu mậu dịch tự do AFTA. Điều này mở ra một thị trường rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung và sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty sứ Thanh Trì nói riêng . Tăng sức cạnh tranh về mọi mặt :giá cả, chất lượng,dịch vụ …đây cũng vừa là một cơ hội cũng vừa là một thách thức đối với Công ty . Cho đến nay mạng lưới tiêu thụ của Công ty đã rộng kkhắp cả nước góp phần đưa sản phẩm sứ vệ sinh đến tất cả mọi mèn trong cả nước. Tuy nhên, thị trường tiêu thụ của Công ty mạnh nhất là ở thị trườngành thị, các vùng ở nông thôn tiêu thụ rất ít. Hiện nay tham gia sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như : DNNN, doanh nghiệp liên doanh, Công ty cổ phần, Công ty TNHH… Theo số liệu thống kê đến nay trong nước có 4 đơn vị sản xuất sứ vệ sinh, ngoài r các sản phẩm ngoại nhập của nhiều hãng sứ vệ sinh nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, tổng cung của các nhà máy sứ vệ sinh trong nước đã lên đến gần 3 triệu sản phẩm mỗi năm gồm các nhãn hiệu sản phẩm như : Vigracera, Thiên Thanh, Inax, American Standard… Ngoài ra, sứ vệ sinh ngoại nhập cũng chiếm khoảng 10-15% thị phần sứ vệ sinh ở thị trường Viêt Nam. Có ít nhất 10 nước đang bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam bao gồm : Trung Quốc, Nhật Bản hiệu TOTO, Thái Lan hiệu COTTO, Champion Star, Mỹ hiệu American Standard, Italia hiệu Painy…..Màu sắc, kiểu dáng của sứ vệ sinh nước ngoài đa dạng, phong phú. Một số loại sứ vệ sinh cao cấp của hãng American Standard bằng đá hoa cương hoặc đá mã não nhân tạo đã được bày bán. Như vậy có thể thấy mức độ cạnh tranh của thị trường sứ vệ sinh tại Việt Nam hiện nay rất khố liệt, trong thời gian tới khi một số nhà máy đang đầu tư đi vào sản xuất và sứ gia tăng sức cạnh tranh từ các nhà sản xuất nước ngoài do chính sách ưu đãi thuế quan và bãi aor hạn nghạch khi hội nhập sẽ càng làm cho các doanh nghiệp trong nghành sản xuất sứ vệ sinh của Việt Nam càng gặp khó khăn. Những năm qua Công ty đã cố gắng khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị nên sản lượng sản xuất luôn đạt công suất thiết kế. Công ty đã tìm mọi biện pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sản phẩm sứ Thanh Trì đã chiếm được một vị trí khá vững chẵc trên thị trường và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Theo đánh giá của Viện kinh tế – Bộ Xây dựng thì thị phần của Công ty qua một số năm như : -Năm 1996 : Chiếm 23.1% -Năm 1997 : Chiếm 16.17% -Năm 1998 : Chiếm 20.24% -Năm 1999 : Chiếm 26.14% Hiện nay thị phần của Công ty >30% Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm Công ty sứ Thanh Trì đã đóng góp cho thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài trên 600 ngàn sản phẩm với gần 100 chủng loại. Đối với thị trường nước ngoài ,ngoài những thị trường truyền thống đã có của Công ty như : Nga, Băngladet, ucraina, Italia….Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như :Nhật Bản, các nước Đông Âu. Năm 2001 Công ty đã ký một hợp đồng với Iraqtrị giá 1.5 triệu đô la và chuẩn bị chuẩn bị ký tiếp họp đồng với các đối tác mới như : Hàn Quốc, Mianma, Joocdani…Đây là thắng lợi quan trọng cảu Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục củng cố mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu nước ngoài, nâng cao tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu. 2. Máy móc, thiết bị và công nghệ . Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty sứ Thanh Trì là sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Nâng cao chát lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của Công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty đã đổi mới trang thiết bị bằng cách nhập khẩu thiết bị công nghệ mới từ nước Anh, Italiavà Mỹ. Đây là những dây truyền sản xuất rất hiện đại và đồng bộ có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của Công ty. Theo ước tính hiện nay giá trị còn lại của hệ thống này còn vào khoảng 70%. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được tiến hành theo thứ tự như sau : Đầu tiên phòng kinh doanh nhận được đơn đật hàng, đơn này được chuyển cho phòng kế hoạch đầu tư phối hợp với Nhà máy sứ Thanh Trì và phòng kỹ thuật – KCS tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. Khi đã có nguyên liệu xí nghiệp sản xuất khuôn tiến hành chế tạo khuôn đồng thời Nhà máy sứ Thanh Trì tiến hành chế tạo hồ và chế tạo men. Nhà máy sứ Thanh Trì thực hiện các công đoạn tiếp theo từ tạo hình mộc, sấy mộc đến phun men, nung và cuối cùng là kiểm tra đóng gói. Sau đó sản phẩm được nhập kho và việc tiêu thụ sản phẩm thuộc về phòng kinh doanh. Hiện nay Công ty đã áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO – 9002 và đang trong quá trình áp dụng hệ thống 5S của Nhật nhằm đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất Công ty sứ Thanh Trì ( trang sau ) 3.Nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dùng sản xuất sứ vệ sinh bao gồm nguyên liệu để sản xuất hồ và nguyên vật liệu để chế tạo men. Nguyên vật liệu để chế tạo hồ bao gồm các loại : Đất sét, đất cao lanh, Feldspar, Quartz. Các nguyên vật liệu này chủ yếu được khai thác trong nước do một số nhà cung cấp cung ứng cho Công ty. Hiện nay, Công ty đang sử dụng đất sét ở Hải Dương, Cao lanh và Quartz ở Yên Bái, Feltspar ở Yên Bái và Phú Thọ. Nguyên vật liệu để chế tạo men gồm các loại : Cao lanh, Feldspar, Quartz,ZnSiO4, CaCO3, ZnO, thuỷ tinh lỏng,chất chống vữa , bột màu , thạch cao. Nguyên vật liệu chế tạo men vừa nhập ngoại vừa dùng ở trong nước . Trước khi nhập vào kho các của Công ty các nguyên vật liệu đều phải qua sự kiểm tra của phòng kỹ thuật –KCS theo các thông số kỹthuật đã được thông qua trước giữa nhà cung cấp và Công ty. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế . IV. Tình hình lao động tại Công ty sứ Thanh Trì Số lượng lao động. Công ty sứ Thanh Trì được hình thành từ một xí nghiệp gạch nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, sản lượng ít và phẩm cấp kém. Số lượng CBCNV khi mới thành lập của Công ty là 250 người nhưng đến nay con số này đã tăng lên gấp đôi (505 người năm 2002). Công ty lưôn chú trọng đảm bảo đầy đủ việc làm,thu nhập và nhu cầu của người lao động nên đã tạo được lực hút về việc làm rất lớn .Số lượng lao động của Công ty đã được tăng dần theo các năm : Năm 1999 2000 2001 2002 DK 2003 LĐbq(người) 582 615 493 505 510 % tăng 5.67 -19.84 2.43 0.99 Nguồn : Phòng TC-LĐ Số lượng lao động đã tăng 33 người ( tăng 5,67%) từ năm 1999 đến năm 2000. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do giai đoạn này Công ty đã thực hiện đầu tư mới mở rộng dây chuỳên sản xuất số 1 nâng công suất từ 100.000 sản phẩm /năm lên 400.000 sản phẩm /năm. Kế hoạch năm 2003 Công ty sẽ đưa hai công trình là xí nghiệp sản xuất khuôn và Xí nghiệp kinh doanh vào hoạt động. Do vậy, lao động dự kiến của Công ty năm 2003 là510 người tăng so với năm 2002 là 5 ngưòi con số tăng này quá ít so với việc mở rộng quy mô của Công ty . Tổng số lao động của Công ty được phân ra thành 3 loại : lao động trực tiếp sản xuất, lao động gián tiếp, lao động thời vụ. 1.1.Lao động trực tiếp sản xuất Lao động trực tiếp sản xuất là lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất nên lượng lao động trực tiêp sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của Công ty . Năm 2000 2001 2002 DK 2003 Tổng số lao động (người) 615 493 505 510 Lao động trực tiếp sản xuất (người) 443 366 380 385 %lđ tt/ Tổnglđ 72.03 74.24 75.24 75.5 Nguồn : Phòng TC- LĐ Ban lãnh đạo Công ty luôn luôn chú ý cân đối lượng lao động trực tiếp sản xuất của Công ty cho phù hợp với lượng lao động quản lý và có kế hoạch tuyển dụng. Hàng năm Công ty đều tổ chức tuyển mới lao động nhưng phần lớn từ con cháu, họ hàng hay sự giới thiệu của cán bộ công nhân ciên trong Công ty. Việc số lượng lao động của Công ty tăng giữa các năm thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, sức hút việc làm của Công ty ngày càng lớn . 1.2.Lao động quản lý Lao động quản lý của Công ty thường chiếm tỷ lệ khoảng 20% so với tổng số lao động . Thực hiện chính sách bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả nên hàng năm số lượng lao động quản lý tăng rất ít. Phần lớn số tăng này tập trung ở phòng kinh doanh do nhu cầu nhân viên tiếp thị và giới thiệu sản phẩm , phát triển thị trường tăng. Với tỷ lệ lao động quản lý khá hợp lý là một điều kiện rất tốt để Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Năm 2000 2001 2002 DK 2003 LĐ quản lý(người) 112 95 97 100 % LĐquản lý/Tổng Lao động (người) 18.24 19.27 19.21 19.61 Nguồn : Phòng TC- LĐ Lao động quản lý tăng ít giữa các năm là do kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và do trình độ của bộ máy quản lý Công ty ngày càng tăng ( do tự nâng cao trình độ).Hơn nữa, so Công ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nên việc định biên nhân lực phải thực hiện theo văn bản của Tổng công ty gửi xuống. Hiện nay các phòng ban đã có đủ cán bộ chuyên trách, do đó việc tuyển mới lại càng hạn chế. 1.3.Lao động thời vụ. Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng phụ thuộc rất lớn vào tình hìĩnhd của nghành xây dựng. Vào mùa khô hoặc cuối năm nhiều công trình, nhà cửa được xây dựng mới nên nhu cầu gốm sứ vệ sinh và vật liệu xây dựng tăng. Do vậy, Công ty luôn có một lượng lao động thời vụ để kịp thời huy động vào sản xuất khi nhu cầu thị trừơng tăng. Lượng lao động này cũng thay đổi qua các năm: Năm 2000 2001 2002 DK 2003 LĐ thời vụ (người) 30 30 40 40 Nguồn : Phòng TC- LĐ 2.Cơ cấu lao động . Việc Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời xác định đúng hướng đi cho mình đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của Công ty. Số lượng lao động ngày càng tăng, quy mô ngày càng mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Những con số chỉ phản ánh về lượng chứ chưa phản ánh về mặt chất. Nghiên cứu cơ cấu lao động của Công ty sẽ thấy được những điểm mạnh và những khiếm khuyết trong việc tổ chức quản lý lao động của Công ty sứ Thanh Trì . 2.1.Tuổi . Độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên ttrong Công ty sứ Thanh Trì nhìn chung là còn trẻ . Cán bộ quản lý từ 40 tuổi trở xuống chiếm 75.7% tổng số cán bộ quản lý, cán bộ từ 50 tuổi trở lên chiế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25197.doc
Tài liệu liên quan