PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội
Một số thông tin về công ty
Tên giao dịch : Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội
Tên tiếng Anh : Haprosimex
Trụ sở chính : 22 Hàng Lược- Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại :(04)39281028 -(04)38267028
Fax :(04) 38264014
E-mail : haprosimex@hn.vnn.vn
Website :
Quá trình hình thành của công ty
Theo quyết định số 528/QĐ-UB ngày 29/01/1993 của Ủy b
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty sản xuất XNK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an nhân dân Thành phố, Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu – Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Sau đó, ngày 30/8/1993, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3236/QĐ-UB đổi tên thành Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX) trên cơ sở nền tảng của văn phòng Liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Như vậy, từ một đơn vị hành chính bao cấp, công ty đã chuyển sang hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong giai đoạn đầu, công ty phải đối mặt với những khó khăn. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật quy mô còn nhỏ bé, vốn lưu động chỉ còn 250 triệu đồng, chưa có xí nghiệp sản xuất, đội ngũ cán bộ chỉ có 67 người, chưa quen với kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Trải qua một thời gian ngắn, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các ban ngành Thành phố cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng ủy, Ban lãnh đạo và sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã phấn đấu nỗ lực không ngừng vươn lên, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh buôn bán với các bạn hàng trên khắp trên thế giới, tạo dựng và giữ vững uy tín với thương hiệu HAPROSIMEX trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hàng năm trên 50 tỷ đồng , tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho hơn 5.000 người lao động, thu nhập bình quân đạt 1.500.000 đồng/người/tháng.
Nhờ có những thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua nhiều năm, tháng 03/2006 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 23/2006/QĐ-UB cho phép công ty HAPROISMEX chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con theo chủ trương đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Hiện Công ty quản lý trực tiếp 24 đầu mối: 12 phòng ban tại văn phòng Công ty mẹ, 2 chi nhánh, 3 nhà máy xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty con và 4 công ty thành viên với tổng số Cán bộ công nhân viên là 5.095 người. Tại các công ty con và các đơn vị trực thuộc còn có các chi nhánh phụ thuộc.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty
Thu thập và phân tích các thông tin từ môi trường kinh doanh để đưa ra các quyết định xuất nhập khẩu
Tổ chức thực hiện các các quyết định, chính sách về sản phẩm xuất nhập khẩu, kênh thu mua và phân phối tại các thị trường trong và ngoài nước.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kết hợp với việc đẩy mạnh sản xuất- xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống là Dệt may, Nông sản, Thủ công mỹ nghệ, Nguyên vật liệu sản xuất...
Nhiệm vụ
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm đảm bảo về yếu tố chất lượng và mẫu mã, giá cả và thời trang.
Phối hợp hoạt động sản xuất của tất cả các bộ phận, chi nhánh, các đơn vị trực thuộc và các đơn vị doanh nghiệp thành viên để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
Thực hiện kiểm tra, giám sát các khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 – 2001, ISO 14000 và SA 8000.
Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Đảm bảo thực hiện thành công các kế hoạch do Thành uỷ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các ban ngành Thành phố giao phó.
Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành 2 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1 ( từ năm 1993đến năm 2001) : Giai đoạn mở rộng và phát triển
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ủy, Ban lãnh đạo công ty đã nhận thức rằng để tồn tại và phát triển, hàng hoá có sức cạnh tranh cao trên thị trường thì cần phải xây dựng, củng cố thương hiệu HAPROSIMEX trên thương trường. Vì vậy từ một đơn vị hành chính bao cấp chưa có sản xuất, chưa có kinh doanh, công ty ngay trong giai đoạn đầu đã khảo sát kỹ thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, xây dựng chiến lược đầu tư đúng hướng, thành lập thêm cơ sở sản xuất mới, mở rộng qui mô cơ sở cũ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
- Năm 1993, thành lập Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: công ty đã đầu tư 15 tỷ đồng để mua sắm 9 dây chuyền thiết bị may và xây dựng nhà xưởng mới, thu hút 1.500 lao động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty liên tục đầu tư mở rộng sản xuất với tổng số tiền: 69 tỷ đồng để mở rộng và nâng cấp thêm 4 xưởng sản xuất, 1 xưởng thêu và 30 dây chuyền sản xuất mới với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm được khách hàng tín nhiệm, sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 2 triệu sản phẩm/năm.
- Năm 1996 công ty đã đầu tư 400.000 USD thành lập Xí nghiệp mũ xuất khẩu, ban đầu có 3 chuyền sản xuất với 300 lao động, với gần 15 tỷ đồng để đầu tư, hiện nay xia nghiệp đã mở rộng thêm 4 phân xưởng và 8 chuyền sản xuấ tsản lượng 5-5,5 triệu sản phẩm mũ các loại.
- Năm 1996 công ty thành lập chi nhánh HAPROSIMEX tại Đồng Nai (nay là chi nhánh HAPROSIMEX tại TP Hồ Chí Minh) để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở các tỉnh phía Nam. Từ 15 cán bộ mới thành lập, đến nay chi nhánh đã có hơn 200 cán bộ công nhân viên với cơ sở hạ tầng được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đầu tư mua sắm thiết bị máy móc như: máy hàn, máy cắt, dàn Spiral chế biến tiêu sạch cho ra 2 tấn sản phẩm tiêu sạch/giờ, tiết kiệm được nhiên liệu, công lao động và tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu; xây dựng khu trưng bày mẫu, xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và xưởng chế biến hạt tiêu theo tiêu chuẩn ASTA tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp. Hiện nay Công ty đang đứng trong TOP 5 các doanh nghiệp cả nước về xuất khẩu cà phê và hạt tiêu.
Giai đoạn 2 ( từ năm 2001 đến nay): Giai đoạn mở cửa và hội nhập
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, công ty đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sang một trang mới: thời kì mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng. Từ năm 2001 đến nay Công ty đã có những bước chuyển biến lớn trong công tác đầu tư mở rộng và phát triển sanr xuất kinh doanh. Công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, xác định đúng hướng đi trong việc mở rộng sản xuất và ngành hàng kinh doanh để sẵn sàng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện Công ty đã có một hệ thống khách hàng ổn định, hợp tác lâu dài với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục, thương hiệu HAPROSIMEX ngày càng được củng cố có vị thế và uy tín trên thương trường.
Từ năm 2001 đến 2008 Công ty đã thành lập thêm nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới thu hút thêm 2.500 lao động mới :
- Xây dựng thêm văn phòng làm việc, xây dựng hệ thống kho hàng tại Xí nghiệp mũ xuất khẩu và Xí nghiệp may Thanh trì, khu sản xuất và trưng bày mẫu tại khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp Thành phố Hồ Chi Minh.
- Để đón thị trường Mỹ khi hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được khai thông, đồng thời vận dụng các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, năm 2001 công ty đã liên doanh góp vốn với công ty MSA của Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh MSA-HAPRO chuyên sản xuất hàng may mặc tại Khu công nghiệp Sài đồng Gia lâm với tổng mức vốn đầu tư là 3.300.000 USD (Trong đó công ty góp: 40% vốn pháp định, Hàn Quốc: 60% vốn pháp định) . Đầu quý III năm 2006 công ty này đã đưa vào sử dụng chi nhánh sản xuất hàng may mặc tại Khu công nghiệp Phố Nối A với tổng mức đầu tư 2 triệu USD gồm 8 chuyền may, hệ thống điều không thông khí hiện đại, hệ thống máy móc thiết bị với hơn 900 máy hoàn chỉnh, đồng bộ có tính chất hiện đại hóa cao phục vụ cho sản xuất được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Công trình thu hút khoảng 1400 lao động , năng suất trung bình 1.000.000 sản phẩm / năm, doanh thu khoảng 20 triệu USD/năm nhằm tăng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tăng chỉ tiêu kinh tế xã hội giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1400 lao động.
- Đứng trước những thách thức mới, mở cửa tiến vào hội nhập với nền kinh tế khu vực như gia nhập AFTA và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thông qua gia nhập tổ chức thương mại WTO, công ty với chiến lược phát triển của mình đã tiếp tục mở rộng đầu tư để tạo thế chủ động trong sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường : Dự án nhà máy dệt kim tại khu công nghiệp Ninh Hiệp có hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại với vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, công suất thiết kế 2.700 tấn/năm, tương ứng với 10 triệu áo T-Shirt, Polo-Shirt qui chuẩn và 2 triệu bộ quần áo thể thao, chính thức khai trương hoạt động trong năm 2008 thu hút được gần 700 lao động.
- Thành lập 2 phân xưởng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh trì; 1 phân xưởng thêu, 1 phân xưởng may mũ tại Xí nghiệp mũ xuất khẩu.
- Xây dựng xong nhà máy cung cấp nước sạch tại khu công nghiệp Nguyên khê - Đông Anh có công suất 10.000 m3/ ngày, với tổng vốn đầu tư hơn 27 tỷ đồng.
- Năm 2006 đã củng cố thành lập chi nhánh Công ty tại cộng hoà Nam Phi đi vào hoạt động ổn định làm đầu mối giao dịch, xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng hóa của Việt nam vào thị trường Châu Phi, một thị trường rất nhiều tiềm năng có khả năng đem lại lợi nhuận rất cao cho công ty.
-Tiến hành xây dựng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị cho xí nghiệp dệt kim xuất khẩu tại khu công nghiệp Ninh Hiệp (dự kiến quý III năm 2007 xí nghiệp sẽ chính thức đi vào hoạt động)
-Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, bộ phận gấp rút hoàn thành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị khởi công xây dựng các dự án:
+ Toà nhà văn phòng cho thuê tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long biên, Hà Nội.
+ Xây dựng toà nhà văn phòng và chung cư tại 88 Láng Hạ.
+ Xây dựng nhà văn phòng và chung cư tại K3B Thành Công.
+ Nhà chung cư cao tầng và thấp tầng tại 233/9A Đường Xuân Thuỷ - Cầu Giấy
+ Đôn đốc để nhận 7.000 m2 đất tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Huyện Từ Liêm, để di đời và xây dựng nhà xưởng chuyển xí nghiệp mũ xuất khẩu vào khu công nghiệp.
Năm nay, Haprosimex dự kiến sẽ đầu tư thêm một nhà máy may mặc thuộc Công ty liên doanh Hapro-MSA ở Hưng Yên, tăng năng lực sản xuất lên gấp 2 lần và đầu tư thêm 1 nhà máy dệt kim ở Bắc Ninh để mở rộng quy mô xuất khẩu.
Đến nay, sản phẩm của Haprosimex đó có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, gúp phần đưa doanh thu trong 10 năm (từ năm 1998 đến nay) tăng 9,4 lần (từ 305 tỷ đồng lên gần 2,9 nghìn tỷ đồng); kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20,5 triệu USD lên trên 184 triệu USD; nộp ngân sách hơn 100 tỷ đồng/năm… Công ty được Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp trong top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2007, Nhiều năm liên tục là điểm sáng doanh nghiệp thủ đô.
Công ty cũng đã không ngừng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, năng động trong cơ chế thị trường, đẩy mạnh ứng dụng thiết bị công nghệ mới, tạo sự phát triển bền vững đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO- 9000), quy định về trách nhiệm xã hội đối với người lao động (SA 8000); và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14.000), đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện… Haprosimex đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Hà Nội và cả nước.
Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị
Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian
Công ty HAPROSIMEX là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Hiện Công ty quản lý trực tiếp 24 đầu mối: 12 phòng ban tại văn phòng Công ty mẹ, 2 chi nhánh, 3 nhà máy xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty con và 4 công ty thành viên với tổng số Cán bộ công nhân viên là 5.095 người. Tại các công ty con và các đơn vị trực thuộc còn có các chi nhánh phụ thuộc. Các công ty, xí nghiệp sản xuất thuộc Công ty HAPROSIMEX đều có qui mô lớn, số lượng CBCNV đông, được phân chia thành nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có số lượng công nhân lên đến 300 - 400 lao động và còn được phân ra nhiều dây chuyền, tổ sản xuất nhỏ.
Bảng 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian
Haprosimex group
Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu tổng hợp
Công ty liên doanh MSA- Hapro
Công ty cổ phần sản xuất- xuất nhập khẩu Thanh Hà
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội
Công ty cổ phần mỹ nghệ Hà Nội
Công ty cổ phần Thanh Phong
Chi nhánh công ty Haprosimex tại Cộng hòa Nam Phi
Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp Haprosimex
- Công ty mẹ : Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
22 Hàng lược- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Gồm 5 công ty trực thuộc :
+ Công ty may xuất khẩu Thanh Trì
Km11 Quốc lộ 1A- Thị trấn Văn Điển- Thanh Trì – Hà Nội
+ Công ty mũ xuất khẩu Hà Nôi
233/9A Đường Xuân Thủy- Cầu giấy- Hà Nội
+ Nhà máy dệt kim Haprosimex
Khu công nghiệp Ninh Hiệp- gia Lâm- Hà Nội
+ Chi nhánh Haprosimex thành phố Hồ Chí Minh
43D/27 Hồ Văn Huê- Phú Nhuận- Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Haprosimex MSA
545 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội
- Các công ty thành viên :
+ Công ty liên doanh MSA Hapro
B16 Khu công nghiệp Sài Đồng- Long Biên- hà Nội
+ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thanh Hà
122+123 H2 Láng Trung- Đống Đa – Hà Nội
+ Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội
94 Hoàng Cầu- Đống Đa- Hà Nội
+ Công ty cổ phần mỹ nghệ Hà Nội
150 Phố Huế- Hai Bà Trưng- Hà Nội
+ Công ty cổ phần Thanh Phong
209 Nguyễn Ngọc Vũ- Trung Hòa- Cầu Giấy- Hà Nội
+ Chi nhánh Haprosimex tại Cộng hòa Nam Phi
168 Bronkhorst street, New Muckleneuk- Pretoria – Po Box 1750 South Afica
Cơ cấu bộ máy quản trị tại công ty mẹ
Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu và để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị của công ty mẹ tại 22 Hàng Lược được xây dựng theo mô hình trực tuyến- chức năng. (Hình 1.1)
Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong cơ cấu bộ máy quản trị
Tổng giám đốc
- Xác lập, phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng.
- Chủ tịch hội đồng đánh giá và phê duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của hệ thống chất lượng.
- Chủ trì các cuộc họp định kỳ xem xét của lãnh đạo.
- Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán, văn phòng và phòng kinh doanh, ban đầu tư, công ty may Phù Đổng.
Phó tổng giám đốc:
- Trực tiếp đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế khi được Tổng giám đốc ủy quyền.
- Điều độ kế hoạch sản xuất trong toàn công ty, phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng.
- Đại diện lãnh đạo về chất lượng, về môi trường, về trách nhiệm xã hội và an toàn sức khỏe.
- Chủ trì xây dựng và trình tổng giám đốc duyệt các quy chế quản lý, thưởng phạt chất lượng và tổ chức thực hiện các quy chế đó.
- Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp các vấn đề liên quan đến chất lượng cho Tổng giám đốc. Trực tiếp phụ trách các xí nghiệp thành viên thuộc công ty Haprosimex, phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5
Các phòng tham mưu:
1. Phòng tài chính- kế toán
- Tổng kết doanh thu hàng tháng cho từng mặt hàng.
- Tính toán lãi suất cho từng đơn hàng, khách hàng.
- Ghi rõ các khoản nợ phải đòi, phải trả.
2. Phòng kế hoạch và đầu tư
- Nghiên cứu mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh thương mại xuất khẩu
- Công tác giao dịch đối nội, đối ngoại, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán hợp đồng.
- Đánh giá nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ gia công.
- Lập kế hoạch, theo dõi đôn đốc, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.Phòng hành chính tổng hợp
- Công tác tổ chức cán bộ: tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và nguời lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh . Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự. Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. Quản lý thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh. Bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định.
- Công tác hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính, công tác hậu cần cho chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản.... phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc.
4. Phòng mẫu
- Chuyên thu thập và gom các mẫu hàng thủ công mỹ nghệ làm từ mây tre đan
- Kiểm định chất lượng mẫu từ các xí nghiệp và các đơn vị thành viên
- Điều tra thị hiếu tiêu dùng của các nước bạn hàng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, từ đó truyền tải đến các đơn vị sản xuất
5. Phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5
- Trực tiếp tiến hành các công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng theo yêu cầu của bản thân đơn vị và của các đơn vị khác uỷ thác nhập khẩu
- Theo dõi về tình hình xuất nhập khẩu của công ty theo từng tháng, quí, năm và báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc
Bảng 1.2 Sơ đồ bộ máy quản trị công ty Haprosimex
Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp Haprosimex
1.3 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Haprosimex là công ty luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi đơn đặt hàng của khách hàng trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng tốt nhất, kiểu dáng và màu sắc thời trang đáp ứng thị hiếu trong từng thời kì , đặc biệt là giá cả hợp lý và cạnh tranh trong các mặt hàng chủ đạo bao gồm
- Hàng thủ công mỹ nghệ :
+ Tre
+ Mây
+Nứa
+Nội thất gỗ
+Rong biển
+Tranh thêu
+Gốm sứ
+ Sơn mài
- Nông sản :
+ Cà phê
+ Chè
+Lạc
+ Đậu tương
+ Đậu xanh
+ Hạt tiêu đen
+Hồi
+Quế
+Tỏi
+Ớt
- Hàng dệt may
+ Khăn tắm
+ Hàng dệt kim
+ Mũ
+ Quần áo
Bên cạnh việc xuất khẩu các sản phẩm nội địa, Haprosimex luôn là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu với các sản phẩm chính là nguyên vật liệu, máy móc, linh kiện điện tử, phương tiện vận tải cho quá trình sản xuất nội địa và cả nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Những sản phẩm nhập khẩu chính bao gồm :
Sắt lá, phôi thép
Nguyên vật liệu cho xây dựng
Nguyên liệu cho sản xuất nhựa plastis, đồ ăn và mực in...
Hàng tiêu dùng: mỹ phẩm...
Bên cạnh việc xuất khẩu và nhập khẩu như trên, Haprosimex cũng rất chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa với hệ thống các chi nhánh và phòng trưng bày tại các trung tâm lớn của Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào các sản phẩm chính sau:
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (sản phẩm từ mây tre, gốm sứ và sơn mài)
Sản phẩm dệt may (Áo, mũ,...)
Thuốc lá ??(Flue cured virginia tobacco leaf)
Sợi bông
1.3.2 Đặc điểm về lao động
Từ khi thành lập đến nay, lực lượng lao động đã tăng : 3,4 lần (Từ 1.506 lao động lên 5.095 lao động )
Thu nhập bình quân đầu người tăng: 2,2 lần (Từ 750.000 đ/ ng/tháng lên 1.670.000 đ/ng/tháng)
Cụ thể về tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3 Số lao động của Haprosimex qua các năm
Đơn vị: Người
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Số lao động
1,567
1,865
1,826
2,039
3,357
3,553
3,634
3,339
4,054
5,095
4,119
Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp Haprosimex
Như vậy, xu hướng chung của tổng số lao động là tăng liên tục tuy nhiên đến năm 2008, do tình hình suy thoái chung của nền kinh tế thế giới, công ty cũng đã cắt giảm một lượng đáng kể nhân công, chủ yếu là lao động sản xuất.
Số lao động cụ thể trong từng các đơn vị thành viên
Số lao động trong từng các đơn vị thành viên có sự chênh lệch lớn do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô của từng đơn vị là không giống nhau. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1.4 Số lao động của các đơn vị thành viên
Đơn vị : Người
Thành viên
Số lao động (2008)
Cty SX-XNK tổng hợp Hà Nội
2203
Cty CP Thanh Hà
194
Cty CP Mỹ nghệ XNK Hà Nội
22
Cty CP sx-kd bao bì và xk Hà Nội
65
Cty CP Thanh Phong
135
Cty liên doanh TNHH MSA-Hapro
1500
Nguồn : Phòng nhân sự Haprosimex
Trong đó : Lao động sản xuất : 3859
Lao động kinh doanh : 260
Như vậy, Haprosimex Group với nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu đã thể hiện rõ đặc trưng là số lao động sản xuất chiếm tỷ lệ lớn (gần 93,6%) trong tổng số lao động. Tại công ty sản xuất xuât nhập khẩu Hà Nội, do bao gồm công ty mẹ tại Hàng Lược có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với 5 công ty con trực thuộc, số lao động tổng hợp cũng chiếm phần lớn trong số các đơn vị thành viên (hơn 53%).
Bình quân thu nhập đầu người
Thu nhập bình quân của từng đơn vị thành viên cũng có sự chênh lệch nhất định, phụ thuộc vào những yếu tố như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, đặc thù công việc từng cơ sở,....ta có thể thấy rõ trong bảng sau :
Bảng 1.5 Thu nhập bình quân đầu người
Thành viên
BQ TNĐN (2008)
(1000đ)
Cty SX-XNK tổng hợp Hà Nội
1639
Cty CP Thanh Hà
4000
Cty CP Mỹ nghệ XNK Hà Nội
2000
Cty CP sx-kd bao bì và xk Hà Nội
1600
Cty CP Thanh Phong
1268
Cty liên doanh TNHH MSA-Hapro
1500
Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp Haprosimex
Công ty cổ phần Thanh Hà với phương hướng hoạt động đúng đắn, hiệu quả sản xuất cao liên tục đứng về thu nhập bình quân đầu người của lao động với lương trung bình gấp đôi của các đơn vị thành viên khác. Các thành viên còn lại có mức thu nhập bình quân tương đối đồng đều, thấp nhất là công ty cổ phần Thanh Phong.
1.3.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Từ khi hoạt động đến nay, nguồn vốn của công ty không ngừng được gia tăng. Trong vòng 10 năm( từ 1998 đến 2008), nguồn vốn đã tăng gấp 6.67 lần. Cụ thể trong bảng sau :
Bảng 1.6 Tổng số vốn của Haprosimex
Năm
Tổng vốn
VNĐ
TK 411 (*1000đ)
1998
29,165,677,834
1999
25,073,199,384
2000
25,441,235,839
2001
26,341,235,839
2002
27,308,176,342
2003
35,099,146,395
2004
51,127,029,276
2005
111,868,677,675
2006
128,385,043,888
2007
137,568,456,897
2008
194,529,000,000
Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp Haprosimex
Ta có thể thấy rõ trong giai đoạn đầu mới chuyển từ một công ty nhà nước hành chính, bao cấp sang cơ chế tự hạch toán, công ty gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn từ năm 1999 đến 2002 còn ở mức thấp và gia tăng chậm. Phải đến năm 2003, khi đã nắm bắt được tình hình kinh tế thế giới và trong nước, công ty đã có những bước đi đứng đắn và kiên quyết, đẩy mạnh đầu tư, số vốn đã tăng mạnh, lần đầu tiên vượt qua tổng vốn năm khởi đầu 1998, đạt trên 35.009 nghìn tỷ. Sau đó, tổng vốn của công ty đã không ngừng tăng với tốc độ mạnh mẽ, năm 2008 đạt 194.529 nghìn tỷ.
Tóm tắt chương 1
Phần 1 đã giới thiệu được những thông tin cơ bản nhất về công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Haprosimex cùng với quá trình ra đời, phát triển cũng như mô hình tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản trị của công ty. Đồng thời, mục III của phần 1 cũng đề cập đến các đặc điểm về sản phẩm, lao động và nguồn vốn của công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập năm 1993 với tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu – Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Sau đó, đổi tên thành Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX) trên cơ sở nền tảng của văn phòng Liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Hiện Công ty quản lý trực tiếp 24 đầu mối: 12 phòng ban tại văn phòng Công ty mẹ, 2 chi nhánh, 3 nhà máy xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty con và 4 công ty thành viên với tổng số Cán bộ công nhân viên là 5.095 người. Tại các công ty con và các đơn vị trực thuộc còn có các chi nhánh phụ thuộc.
Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị
Công ty HAPROSIMEX là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Các công ty, xí nghiệp sản xuất thuộc Công ty HAPROSIMEX đều có qui mô lớn, số lượng CBCNV đông, được phân chia thành nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có số lượng công nhân lên đến 300 - 400 lao động và còn được phân ra nhiều dây chuyền, tổ sản xuất nhỏ
- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, lâm sản và hàng dệt may. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, linh kiện điện tử, phương tiện vận tải cho quá trình sản xuất nội địa và cả nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
PHẦN 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu
2.1.1.1 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng
Như đã trình bày ở phần trên, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty Haprosimex bao gồm hàng nông sản, may mặc, mũ và hàng thủ công mỹ nghệ. Cụ thể cơ cấu mặt hàng được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng
Mặt hàng
%
Thị trường
Hàng nông sản
40
Châu Á 18%
Trung đông 5%
Châu Âu 13%
Thị trường khác 4%
Hàng may mặc, mũ
50
Mỹ 28%
Châu âu 10%
Châu á 10%
Thị trường khác 2%
Hàng thủ công mỹ nghệ
10
Châu Âu,Châu Á, Mỹ
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex
Từ bảng trên có thể thấy rõ hàng nông sản và hàng may mặc, mũ là các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty, lần lượt chiếm 40% và 50%. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ yếu hướng vào xuất khẩu tại các quốc gia ở chấu Á và châu Âu. Hàng may mặc, mũ lại tập trung phần lớn nhất vào thị trường Mỹ với 56% trên tổng sản phẩm nhóm này và 28% trên tổng số các mặt hàng.
2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường
Cơ cấu xuất khẩu thị trường của công ty Haprosimex rất đa dạng, chiếm hầu hết trên các châu lục trong đó xuất khẩu nhiều nhất là thị trường châu Mỹ và châu Âu cùng đạt khoảng 30%. Thị trường châu Phi và Trung Đông dưới sự đẩy mạnh hợp tác của chi nhánh Haprosimex tại Nam Phi đã nhanh chóng tăng thị phần trong những năm gần đây, đạt 14% và còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.
Bảng 2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường tiêu thụ
Cơ cấu thị trường
Thị trường
%
Mặt hàng
Châu Mỹ
30
May mặc, mũ,thủ công
Châu á
26
Nông sản, may mặc,mũ,khăn mặt bông,thủ công
Châu âu
30
Nông sản,may mặc, mũ, thủ công
Châu Phi, Trung đông
14
Nông sản, thủ công
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex
Như vậy, hiện Haprosimex đã và đang xuất khẩu sang 60 nước và vùng lãnh thổ. Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Hà Nội. Đặc biệt, tại những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, hàng hoá mang thương hiệu Haprosimex vẫn chiếm lĩnh bằng chất lượng, mẫu mã và uy tín của mình.
Để thâm nhập được vào thị trường thế giới, hàng năm, Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế, khảo sát tìm kiếm thị trường mới, mặt hàng mới, đẩy mạnh quảng cáo.
2.1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Hiện Haprosimex Group đứng trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu và cà phê lớn nhất cả nước. Nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thêm được nhiều thị trường mới với những mặt hàng xuất khẩu mới, đồng thời duy trì các thị trường, khách hàng, mặt hàng truyền thống, Haprosimex Group đó có một hệ thống khách hàng ổn định tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục, thương hiệu Haprosimex ngày càng có uy tín trên thương trường.Với phương châm phát triển lâu dài, bền vững, Haprosimex là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư những dự án sản xuất hàng xuất khẩu của TP. Hà Nội nhằm kết hợp chặt chẽ giữa kinh doanh xuất nhập khẩu với trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn, ổn định và có chất lượng để nâng cao uy tín trên thương trường. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm không ngừng tăng được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bang2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu chung
Năm
Kim ngạch XNK
Trong đó: ( ĐVT 1.000$)
Tổng KN
Kim ngạch
Kim ngạch
USD
XK
NK
98
49,938
20,568
29,370
99
67,902
33,618
34,284
00
70,365
52,440
17,925
01
56,001
46,677
9,324
02
83,228
49,219
34,009
03
77,196
55,523
21,673
04
114,716
69,138
45,578
05
98,308
64,754
33,554
06
132,233
102,595
29,638
07
212,125
184,321
27,804
08
305,918
241,927
63, 991
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex
Trong các thành viên của Haprosimex group, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng có sự khác nhau rõ rệt được biểu hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu theo các công ty thành viên (2008)
Đơn vị 1000USD
Thành viên
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK
Cty SX-XNK tổng hợp Hà Nội
8,948
20,328
Cty CP Thanh Hà
7,230
6,313
Cty CP Mỹ nghệ XNK Hà Nội
-
-
Cty CP sx-kd bao bì và xk Hà Nội
90
680
Cty CP Thanh Phong
21
-
Cty liên doanh TNHH MSA-Hapro
1,644
10,321
Tổng
142,310
37,642
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex
Từ bảng trên, công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội dẫn đầu trong các đơn vị thành viên trên cả tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Đó là do bản thân công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội bao gồm một trụ sở chính cùng 5 đơn vị trực thuộc hoạt động mạnh và hiệu quả. Tiếp sau đó là công ty cổ phần Thanh Hà và liên doanh MSA-Hapro. Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn công ty vẫn lớn, đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các công ty xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội và cả nước, song trong năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,kim ngạhc xuất nhập khẩu của Haprosimex cũng bị suy giảm không nhỏ. So với năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 84%, kim ngạch xuất khẩu bằng 77% trong khi kim ngạch nhập khẩu bằng 130%. Trước tình hình đó, năm 2009, công ty cần chủ động tích cực tìm kiếm những giải pháp mới nhằm thúc đẩy hoạt động của công ty để phát triển bền vững.
2.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh của công ty
Năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, chính trị và thị trường thế giới có nhiều biến động, giá cả đầu vào tăng cao, tỷ giá đồng USD bất lợi cho xuất khẩu đã tác động nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Song được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố, các sở ban ngành, các cơ quan đoàn thể của Trung ương và Thành phố, ngay từ đầu năm 2007, cấp uỷ Đảng, Ban lãnh đạo Công ty cùng với tập thể các đơn vị ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22749.doc