Mục lục
Lời mở đầu
Phần I Cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh
nghiệp
Một số nội dung cơ bản của quản lý lao động
Sự cần thiết phải quản lý lao động trong doanh nghiệp
Một vài nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
Phần II Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Một vài nét cơ bản về Viện Kinh tế – Kỹ thuật Dệt May
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May
Phần III Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động của Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May
Cấu thành cán bộ công nhân viên của Công ty
Các loại lao động và hình thức trả công
Nhận xét về tình hình quản lý lao động ở Công ty
Kết luận
Trang
2
4
4
6
7
9
9
12
19
19
20
25
28
Lời mở đầu.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động.
Như chúng ta đã biết, để có quá trình lao động diễn ra phải có 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và người lao động. Như vậy nếu thiếu yếu tố con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là vật chết. Người lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của quá trình sản xuất. Là động nhất bởi yếu tố con người thường xuyên biến động theo xu hướng ngày càng giảm chi phí lao động cho việc sản xuất sản phẩm. Là cách mạng ở chỗ con người tạo ra máy móc thiết bị-tiền đề cho cách mạng kỹ thuật làm thay đổi trạng thái kỹ thuật.
Nếu xét theo các tiềm năng kinh tế cần và có thể khai thác đối với mỗi doanh nghiệp tronh sản xuất kinh doanh thì tiềm năng về con người là một nguồn tiềm năng chủ yếu của doanh nghiệp.
Sức lao động của con người trong sản xuất kinh doanh được coi như:
Một yếu tố chi phí sẽ đi vào giá thành của sản phẩm (thông qua tiền lương, tiền thưởng, quyền lợi vật chất khác).
Một yếu tố đem lại lợi ích kinh tế. Nếu quản lý tốt sẽ đưa lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả là yêu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trong mọi thời kỳ. Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xây dựng các chính sách quản lý nhân lực phù hợp với điều kiện và quy mô của từng doanh nghiệp.
Do đó em đã chọn đề tài :” Quản lý về lao động ở Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May “ để phân tích trong “Báo cáo quản lý “ của mình với bố cục như sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp
Phần II: Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Phần III: Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý lao động tại Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May .
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô Mai Anh cùng Ban Giám đốc của Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong Ban Giám đốc công ty, thầy cô và các bạn góp ý thêm cho em để bài viết đạt kết quả tốt hơn.
Xin cảm ơn.
Phần I
Cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp
A-Một số nội dung cơ bản của quản lý lao động :
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu hoạt động của con người. Trong mọi hoạt động của xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất. Để lao động đạt hiệu quả tối đa đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác quản lý lao động. Vấn đề này được thể hiện trên các mặt: tạo một cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo chất lượng lao động và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Trước hết là xét về mặt hợp lý của cơ cấu lao động mà quan trọng là việc tuyển chọn lao động làm việc trong doanh nghiệp và việc sắp xếp số lao động đó một cách khoa học.
Tuyển chọn lao động vào làm việc trong doanh nghiệp phải gắn với đòi hỏi của sản xuất, công việc trong doanh nghiệp đó. Những người vào làm việc phải có những trình độ chuyên môn cần thiết, có thể làm việc đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt. Bên cạnh đó những người có đủ sức khoẻ, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với doanh nghiệp cũng là những tiêu chuẩn cần thiết để tuyển chọn lao động vào làm việc. Lao động phải dảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Sau khi đội ngũ lao động được tuyển chọn đạt yêu cầu thì vấn đề cần quan tâm tiếp theo là sắp xếp những lao động đó như thế nào để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt nhất. Đó là phải có sự đồng bộ giữa các bộ phận trong từng đơn vị, trong từng ngành theo chiến lược phát triển được định hướng thống nhất. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban phải được phân định rõ ràng. Việc này giúp cho mỗi bộ phận và cá nhân trong cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình, chức năng-nhiêm vụ và trong quá trình thức hiện nhiệm vụ thì cần liên hệ với ai, bộ phận nào, mình trực thuộc vào ai và những ai trực thuộc mình. Nhờ đó mà công tác quản lý của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
Ngoài ra muốn tạo nên sự hợp lý trong cơ cấu lao động cần phải tạo ra một tỷ lệ lao động (lao động kỹ thuật, lao động quản lý ....) hợp lý, khoa học, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay.
Tiếp đó là vấn đề đảm bảo chất lượng lao động bao gồm các khâu đào tạo lao động, sử dụng lao động. Khi đã có một đội ngũ lao động có sức khoẻ, đạo đức tốt, độ tuổi, giới tính và trình độ phù hợp với công việc, để đảm bảo sự ổn định và phát triển doanh nghiệp thì công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động đóng một vai trò quan trọng. Mỗi một doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng và phát triển nhanh, chậm khác nhau thực chất đều do đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó quyết định. Vấn đề quan trọng ở đây là việc sử dụng, đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề của lao động phải bám sát chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành
nói chung.
Vấn đề cuối cùng cần xét đến là việc tạo diều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Để đánh giá việc sử dụng lao động ở doanh nghiệp có hiệu quả hay không thường dựa vào một số chỉ tiêu như:
- Mức thu nhập của doanh nghiệp.
-Hệ số sử dụng thời gian lao động
-Hệ số sử dụng số lượng lao động.
Mỗi một chỉ tiêu sẽ cho chúng ta nhìn nhận hiệu quả ở các góc độ khác nhau. Qua đó doanh nghiệp có thể đánh giá một cách đầy đủ và khách quan việc sử dụng lao động của mình. Dựa vào những đánh giá đó mà cấp quản lý có thể đưa ra những chính sách phù hợp hơn cho người lao động nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
B.Sự cần thiết phải quản lý lao động trong doanh nghiệp .
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất .Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả nhất để mang tới lợi nhuận của doanh nghiệp thì lại phụ thuộc vào công tác quản lý lao động .
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các tổ chức quản lý nói chung và kinh doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là quyết định. Nghiên cứu quản lý lao động giúp cho các nhà quản lý biết cách lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người lao động, biết cách đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo nhân viên say mê với công việc tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức
Quản lý lao động hay nói cách khác là quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các vấn đề như tuyển dụng,sắp xếp,phân phối lao động một cách hợp lý khoa học ,thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực,sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động cả về số lượng lẫn chất lượng,có những chính sách cụ thể về thời gian và năng suất lao động,giải quyết tốt việc làm và chế độ thù lao cho người lao động .
Thật vậy,trước hết những nhà quản trị cần phải tuyển chọn những lao động có trình độ chuyên môn,sức khoẻ,tư cách phẩm chất ,độ tuổi,giới tính ...phù hợp với công việc của doanh nghiệp .Khi đã có đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu mà doanh nghiệp đã đặt ra thì cần sự linh hoạt sáng tạo của những nhà quản trị trong việc sử dụng lao động hợp lý và phân công lao động một cách khoa học.Ngoài ra còn có thể đề ra những chính sách cụ thể nhằm đào tạo thêm đội ngũ công nhân lành nghề ,bổ sung những kiến thức cần thiết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động ,những người góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp .Có những chế độ thù lao thích hợp cho lực lượng lao động của doanh nghiệp để kích thích sự say mê hứng thú trong công việc của họ cũng là vấn đề cần lưu ý .
Nói tóm lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cao hay thấo,doanh nghiệp phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc vào lực lượng lao động là chủ yếu mà quan trọng là việc quản lý lao động trong doanh nghiệp đạt hiệu quả ra sao .
C. Một vài nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
1.Cơ cấu bộ máy quản lý và các chính sách có liên quan:
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động .Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .
Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân lực.Việc định ra chính sách trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người .Trong lĩnh vực này đã từng có những trường phái khác nhau; trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu quả khác nhau.Mỗi trường hợp phải có ưu, nhược điểm riêng.Tuy nhiên để tránh những điểm cực đoan của từng mô hình khi đề ra chính sách quản lý ,tổ chức lao động cần dựa trên những nguyên tắc sau:
+Chính sách quản lý con người phải thật sự coi trọng con người
+Chính sách quản lý con người vừa cứng rắn,vừa phải mềm dẻo để thích nghi với môi trường xung quanh.
+Chính sách quản lý con người phải tạo cơ hội tốt để con người phát triển toàn diện hơn.
2.Các vấn đề về phát triển sản xuất kinh doanh:
Chiến lược của ngành kinh tế nói chung,của doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Các vấn đề về chính sách quản lý lao động như tạo nguồn lao động, cơ cấu lao động tối ưu, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tất cả đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến lược chung của nền kinh tế Nhà nước và của doanh nghiệp .
3.Môi trường xã hội:
Nấc thang giá trị sống thay đổi đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của công nhân. Đây cũng là vấn đề mà những người quản lý lao động trong doanh nghiệp cần quan tâm.
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp hiện nay không chỉ là lợi nhuận đơn thuần mà còn kèm theo mục tiêu về kinh tế xã hội .Do dó khi hình thành một chiến lược về lao động thì doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở các chiến lược về sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp
mong muốn đạt được để có những chiến lược đúng đắn .
4.Các vấn đề về thị trường :
Có thể nói thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý trong doanh nghiệp .hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung đều gắn với thị trường ,bằng quy luật cung cầu của mình thị trường sẽ quyết định xem doanh nghiệp đó có phát triển hay không, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả như thế nào .Trong khi đó,việc tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp một cách khoa học và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế .
Phần II
Quá trình hình thành và phát triển công ty
A_ Một vài nét cơ bản về Viện Kinh tế-kỹ thuật dệt-may.
Qúa trình phát triển
Viện Kinh tế-kỹ thuật dệt-maylà đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học kinh tế- kỹ thuật ngành Dệt- May thuộc tổng công ty Dệt - May Việt Nam (VINATEX) – Bộ Công nghiệp.
Tiền thân là viện công nghiệp Dệt Sợi được thành lập theo quyết định số 24_CP ngày 5/2/1969 của hội đồng chính phủ.Khi mới thành lập lực lượng cán bộ của viện vừa thiếu vừa yếu về kiến thức lý luận,ít thực tiễn về sản xuất thiết bị còn lạc hậu nghèo nàn,nên chưa đủ có khả năng để đề xuất tiến hành các đề tài lớn cũng như các vấn đề nghiên cứu cơ bản.
Hơn 30 năm qua Viện Công nghệ Dệt Sợi đã trải qua nhiều biến động thay đổi về địa điểm ,tổ chức phạm vi nhiệm vụ ,hướng nghiên cứu và hôm nay đã chuyển đổi thành Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Dệt Maytheo quyết định số 2216QĐ/TCCB ngày 12/8/1996 của bộ trưởng Bộ Công nghiệp có cơ sở chính ở Hà Nội và Phân viện ở thành Phố HCM.
Viện có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1/ Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học công nghệ ngành Dệt- May.
2/ Nghiên cứu quy hoạch, lập phương án tiền khả thi, xây dựng luận chứng kinh tế- kỹ thuật cho việc đầu tư phát triển của ngành
3/ Nghiên cứu triển khai và phát triển về nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, sản phẩm của ngành; Xây dựng tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật, quy trình công nghệ, thí nghiệm, kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, sản phẩm Dệt- May.
4/ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới.
5/ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức thông tin, tư vấn, dự báo, tham gia xuất bản tạp chí ngành Dệt- May.
6/ Tham gia đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên khoa học- kỹ thuật Dệt- May.
7/ Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ , sản xuất thử nghiệm sản phẩm nghiên cứu; Tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm và sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
8/ Phát triển các quan hệ hợp tác về khoa học- kỹ thuật ngành Dệt- May với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Viện có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước , có con dấu riêng để giao dịch và hoạt động theo Nghị định 35 HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học, công nghệ
Tổ chứcbộ máy của Viện gồm:
1/ Lãnh đạo Viện
+ Viện trưởng
+ Các phó Viện trưởng
+ Giúp việc Viện trưởng về mặt tài chính- kế toán có kế toán trưởng.
2/Các phòng nghiệp vụ và các bộ môn nghiên cứu
3/Bộ Phận sản xuất :Viện có xưởng sản xuất thực nghiệm với chức năng một đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ của viện trên địa bàn các tỉnh và thành phố phía Nam.
Ngày 30/10/1998 tại quyết định số 4-116QĐ-HĐBT về việc điều chuyển một bộ phận sản xuất ,Viện Kinh Tế Kỹ Thuật Dệt-May được hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May VN điều chuyển toàn bộ Xưởng Dệt Kim thuộc công ty Dịch Vụ-Thương Mại số 1 bao gồm thiết bị máy móc nhân lực và các phương tiện liên quan.Bộ phận sản xuất này của Viện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nghị định số 35/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội Đồng Bộ Truởng(nay là Chính phủ )
2.Một số ý kiến chung:
Xuất phát từ thực tế của từng giai đoạn,lấy việcphục vụ sản xuất làm mục tiêu,viện đã luôn thận trọng trong việc chọn đề tài và thực hiện đề tài thí nghiệm nhỏ,trung bình lớn.
Viện đã hoàn thành 16 đề taì cấp ngành,5 dự án cấp Nhà nước ,3 dự án cấp Bộ.Hơn 45 đề tài do yêu cầu của sản xuất và nhiều dịch vụ khoa học công nghệ khác ở các xí nghiệp Trung Ương và địa phương trên bình diện cả nước .
Nhìn lại hơn 30 năm hoạt động của Viện cho thấy dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn tập thể cán bộ trong Viện đã có nhiều cố gắng trong công tác nghiên cứu khoa học,cố gắng bám sát thực tế sản xuất đặc biệt trong cơ chế thị trường .Viện Cũng đã chuyển đổi cơ chế quản lý hoạt động khoa học,gắn trách nhiệm của cán bộ đối với đầu ra của kết quả nghiên cứu,nghĩa là nghiên cứu phải gắn với ứng dụng vào sản xuất .Các đề tài dần dần cũng đã có xu hướng đón đầu công nghệ mới góp phầnlàm phong phú thêm,đa dạng hoá sản phẩm dệt.Nhiều hợp đồng nghiên cứu về nhuộm-xử lý hoàn tất xuất phát từ yêu cầu của sản xuất vì vậy,phục vụ trực tiếp ngay cho sản xuất tại chỗ .
Nhiều đề tài về nguyên liệu đã đạt được các kết quả khoa học công nghệ còn thể hiện các kết quả của sự phối hợp của một lực lượng cán bộ khoa học từ nông nghiệp đến công nghiệp một cách đồng bộ,hữu ích và góp phân fthực hiện tạo thêm việc làm cho nông dân,đưa công nghiệp thích nghi về nông thôn và góp phần tăng thu nhập cho người lao động .
Bên cạnh các mặt đạt được cũng có nhiều mặt hạn chế :
-Do điều kiện cơ sở vật chất nghiên cứu chưa đồng bộ và còn thiếu cả vốn nên chưa có những công trigh nghiên cứu đúng tầm cỡ ứng dụng các nghiên cứu mà thế giới đã có để thực sự đón dầu tiến bộ kỹ thuật và phục vụ đắc lưch cho sự phát triển của Ngành tốt hơn .
-Trong điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ chế thị trường cũng có những mặt cản trở cho nghiên cứu khoa học ,nhất là những vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành .
-Về chủ quan , cán bộ khoa học của Viện đươc đào taọ có hệ thống trong và ngoài nước .Tuy vậy khoa học công nghệ thế giới phát triển nhanh,nhưng đội ngũ cán bộ của viện chưa được tu nghiệp kịp thới ,ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công nghệ mới nên cũng hạn chế năng lực và kết quả.Còn nhiều đề tài chưa được ứng dụnghoặc chưa ứng dụng rộng rãi .
-Trứơc tình hình phát triển của thế giới và khu vực trên lĩnh vực dệt đòi hỏi một sự nỗ lực toàn diện của cơ quan nghiên cứu khoa học cần phải phấn đấu khắc phục những yếu điểm ,tự biết nâng cao trình độ của mỗi người mới có thể hoà vào sự phát triển chung đó
B. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May
1. Quá trình hình thành.
Tiền thân của Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May là xưởng dệt kim thuộc khôí sản xuất của Viện kinh tế -kỹ thuật Dệt –May .
Căn cứ vào quy định số 68/1998QĐTG ngày 27/3/98 của thủ tướng chính phủ về thí điểm thành lập DNNN trong các cơ sở đào tạo,cơ sở nghiên cứu .Ngày 22/4-12/1999 Viện Kinh tế –Kỹ thuật Dệt –May lập đề án thành lập DNNN trực thuộc Viện lấy tên là:Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại bộ phận Xưởng Dệt kim của Viện
Việc đề nghị Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May để hoạt động và kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu ,triển khai công nghệ,các sản phẩm dịch vụ gắn với chức năng nhiệm vụ chuyên môn của Viện Kinh tế -Kỹ thuật Dệt-May phù hợp với các quy định tại các Quyết định số 68/1998/QĐ_TTg của Thủ tướng chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu,có một khung pháp lý phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận này và có được nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất,mua sắm trang thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ(từ một phần lợi nhuận thu được qua kết quả sản xuất kinh doanh và toàn bộ số thuế lợi tức được Nhà nước cấp lại) trong điều kiện kinh phí hoạt động được của Viện được cấp từ Ngân sách Nhà nước ngày càng giảm dần .
Trên cơ sở đó ngày 23/2/2000 thực hiện Quyết định số 09/2000/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May được thành lập .
1.Tên doanh nghiệp: Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May
Tên giao dịch: Textile Garment Production &Service Company.
Tên viết tắt :PROSECO
2.Địa chỉ:478 Minh Khai,Hai Bà Trưng,HN
3.Cấp quản lý: Viện Kinh tế -Kỹ thuật Dệt-May.
Tổng Công ty Dệt -May VN
4.Bộ chủ quản:Bộ Công Nghiệp
Viện: Kinh tế -Kỹ thuật Dệt-May.
5.Giấy chứng nhận ĐKKD số :113045 ngày 11/4/2000
6.Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
-Triển khai kỹ thuật,công nghệ mới từ kết quả nghiên cứu áp dụng vào sản xuất dưới các hình thức chế từ mẫu nhỏ đến sản xuất các sản phẩm dệt may.
-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt,may.
-Thực hiện các dịch vụ huấn luyện,đào tạo,chuyển giao công nghệ dệt may và các dịch vụ khoa học khác phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và sản xuất của doanh nghiệp:
a/ Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý được tổ chức lại theo nhiệm vụ: Từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập, tự chủ trong quá trình kinh doanh. Với tổng số 39 công nhân được bố trí như sau:
- Giám đốc : 1
- Phó Giám đốc : 1
- Phòng điều hành : 1 (do Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp)
- Phòng Kế toán : 2
- Sản xuất trực tiếp : 27
- Cửa hàng : 7 (thành lập tháng 10/2000)
b/ Dây truyền sản xuất:
Bộ phận sản xuất của công ty chỉ bao gồm một Xưởng sản xuất nhỏ với một máy mắc sợi và 5 máy dệt. Để sản xuất ra được sản phẩm cuối cùng phải trải qua các công đoạn sau:
Mô hình dây truyền sản xuất sản phẩm ở
Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May
Nguyên liệu
(Sợi)
Mắc
Sợi
Dệt
vải
May
OTK
Sản phẩm
Nhuộm
v
(1) (2)
(5) (4) (3)
Trong đó:
Nguyên vật liệu: nhập ở ngoài
(1) Công đoạn Mắc:
Sợi sau khi được hồi ẩm 24 giờ tại vị trí máy mắc mới được sử dụng ( vận chuyển từ kho sợi, tháo dỡ khỏi thùng và hồi ẩm tại vị trí máy mắc)
(2) Công đoạn Dệt:
Công việc: sợi sau khi đã được mắc đạt yêu cầu đưa vào dệt thành vải mộc cùng với bảo toàn thay beam, tháo lắp dàn kim dẫn sợi,hạ vải mộc, kiểm tra chất lượng vải mộc để đem nhuộm
(3) Nhuộm:
Công đoạn này công ty không thực hiện mà gia công ngoài.
(4) OTK: Kiểm tra chất lượng vải.
Nếu sản phẩm cần sản xuất là vải tuyn hay vải Valize thì kiểm tra đạt yêu cầu là được, còn nếu sản phẩm cần sản xuất ra là màn tuyn thì phải thực hiện tiếp khâu sau
(5) May: vải thành phẩm sẽ được may thành màn. Công ty không thực hiện công đoạn này mà thuê gia công ngoài.
3.Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt-May, có tư cách pháp nhân đầy đủ ,cố tài khoản tại Ngân hàng,Kho bạc Nhà nước .Công ty hoạt động theo các quy định tại quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày27/3/98 Của Thủ tướng Chính phủ ;thông tư số 73/1998/TT-BTC ngày 27/5/1998 của Bộ trưởng Bọ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với DNNN trong các cơ sở đào tạo,cơ sở nghiên cứu ;thông tư liên tịch số 11/99 TTLT ngày 3/3/1999 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ khoa học công nghệ và Môi truờng,ban tổ chức –cán bộ Chính phủ hướng dẫn về mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo ,cơ sở nghiên cứu đối với doanh nghiệp Nhà nước của cơ sở và Điều lệ tổ chức và hoạt động được tổng công Ty dệt may Việt Nam phê chuẩn .
Trước đây Công ty đã có hoạt động sản xuất kinh doanh dưới danh nghĩa Xưởng Dệt kim của Viện Kinh tế –Kỹ thuật Dệt-may.
-Năm 1998:
Doanh thu đạt 4,8 tỷ đồng ,chủ yếu từ tiêu thụ vải tuyn do công ty sản xuất ra .
-Năm 1999:
Doanh thu đạt 5,3 tỷ đồng .Trong đó doanh thu từ sản xuất vải tuyn chiếm 50%,doanh thu từ da phông màn tuyn chiếm 50%.
-Năm 2000:
-Đầu năm do mới thành lập nên còn gặp nhiều lúng túng, tháng 2/2000 công ty được thành lập và từ tháng 4/2000 mới thực sự đi vào hoạt động .
-Doanh thu năm 2000 đạt 5,432 tỉ đồng song hình thức, mặt hàng sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi theo thực tế thị trường .
VD:
+Thị phần vải tuyn do công ty sản xuất ra còn khoảng 30% doanh thu
+Tham gia với Tổng công Ty dệt may VN nhận thầu hợp đồng màn với ban dự án phòng chống sốt rét VN-EU đạt doanh thu hơn 1,4 tỷ(~ 25% doanh thu)
+Khai thác làm dịch vụ tiêu thụ một số mặt hàng dệt từ phía Nam(~5%doanh thu)
+ Mặt hàng mới: vải Valize đỏ phục vụ học sinh đạt doanh thu hơn 2 tỉ đồng (~ 40% doanh thu )
-Năm 2001:
Doanh thu đã tăng lên 11,151 tỉ đ
Một số chỉ tiêu cụ thể năm 2000 _ 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2000
Thực hiện năm 2001
1
Sản phẩm ,dịch vụ chủ yếu
-Vải tuyn
Triệu mét
2.100
2.804
-Màn tuyn
Cái
108.500
88.765
-Valize
Kg
9.525
17.844
2
Nguồn vốn kinh doanh
Tr Đồng
1.591
1.486
2.1
Nguồn vốn ngân sách
“
600
600
2.2
Vốn tự tích luỹ
“
2.3
Vốn vay công ty tài chính
“
640
635
2.4
Vốn huy động các nguồn khác
“
351
251
3
Tài sản cố định
“
3.1
Nguyên giá
“
3.968
4.605
Trong đó:thiết bị
“
3.926
4.095
3.2
Giá trị TSCĐ còn lại
“
1.723
1.948
Trong đó:thiết bị
“
1.506
4
Kết quả kinh doanh
“
4.1
Doanh Thu:
“
5.432
1.1151
4.2
Tổng mức nộp ngân sách
“
81,912
177
Trong đó:thuế thu nhập
“
23,896
56,6
4.3
Lãi thực hiện(sau thuế )
“
50,781
120
( Trích : Báo cáo tình hình hoạt động của DNNN trong các cơ sở
đào tạo, cơ sở nghiên cứu)
Nhận xét:
ử Sản xuất sản phẩm : Qua bảng trên ta thấy sản phẩm của công ty sản xuất năm 2001 có một số sự thay đổi:
-Mặt hàng mới, vải Valize đỏ phục vụ học sinh đã đạt được kết quả cao: 17844 kg.
- Gia công màn tuyn giảm đi 19.735 cái (khoảng 18%) trong khi sản xuất vải tuyn tăng 704 triệu mét (khoảng 33,5%)
ử Doanh thu:
Doanh thu tiêu thụ năm 2001 tăng so với năm 2000 khoảng 2,05 lần
Tổng mức nộp cho Ngân sách năm 2001 tăng khoảng 2,16 lần
Lãi sau thuế cũng tăng hơn gấp đôi, khoảng 2,36 lần
Nói chung kể từ ngày thành lập Công ty đã từng bước ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực Dệt-May, Công ty đã triển khai đầu tư lắp đặt máy nhuộm định hình vải tuyn, vải Valize và vải dệt kim khác với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng nhằm phát huy tối đa công suất thiết bị hiện có, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu và thu nhập. Vốn đầu tư được vay vốn ưu đãi và trả bằng một phần từ lợi nhuận và khấu hao Nhà nước cho phép để lại để tăng cường cơ sở vật chất cho Viện nghiên cứu. Đồng thời Công ty cũng tăng cường mối quan hệ giữa sản xuất và nghiên cứu, khai thác tiềm năng của đội ngũ kỹ thuật, chuyên gia giỏi trong Viện để sản xuất ra nhiều mặt hàng mới có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Công ty đã triển khai thực hiện 2 đề tài nghiên cứu: Đề tài độc lập cấp Nhà nước và Đề tài cấp Bộ.
Một số khó khăn gặp phải:
Vốn ban đầu của công ty không đáp ứng được cho đầu tư mở rộng sản xuất cũng như trong sản xuất kinh doanh ( Tổng số vốn pháp định của công ty là 3,2 tỉ đồng, vốn lưu động chỉ có 600 triệu).
Thủ tục để được duyệt vay vốn ưu đãi quá dài và phức tạp làm mất đi những cơ hội đầu tư có lợi cho công ty.
Do mới thành lập nên lãnh đạo công ty và tập thể người lao động chưa thích nghi ngay với cơ chế mới, chưa đủ kinh nghiệm để đưa công ty hoạt động theo cơ chế thị trường.
Phần III
Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý lao động
ở Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt –May
A_Cấu thành CBCNV trong công ty:
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phòng kế toán
Cửa hàng
Phòng điều hành sản xuất
Xưởng sản xuất
Nhiệm vụ, chức năng các cá nhân và phòng ban:
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước Viện,Tổng Công ty và pháp luật về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc,chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền .
Phòng kế toán :là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,hợp tác sản xuất với bên ngoài .Trưởng phòng kế toán giúp giám đốc chỉ đạo,tổ chức thực hiện công tác kế toán,thống kê của công ty và có nhiệm vụ,quyền hạn theo quy định của pháp luật .
Phòng điều hành sản xuất :do phó giám đốc điều hành trực tiếp việc sản xuất ở xưởng của công ty .
Cửa hàng : kinh doanh mặt hàng của công ty và các sản phẩm dệt may nói chung.
B_Các loại lao động và các hình thức trả công:
Taị Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt -May được chia thành hai loại lao động :
-Lao động trực tiếp: là toàn bộ lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty hay thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ.
-Lao động gián tiếp:là bộ phận lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh cuả công ty gồm: nhân viên kỹthuật trực tiếp làm công tác kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế trực tiếp chỉ đạo quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như: Giám đốc, Phó Giám đốc, các nhânviên trong phòng kế toán.
Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp trong công ty
Tổng số lao động: 39 người.
Trong đó:
Lao động trực tiếp :27 người chiếm 69,2%
Lao động gián tiếp: 12 người chiếm 30,78%
Đặc điểm số lao động trong công ty:
Trình độ
Nam
Nữ
Đại học
3
2
Trung cấp
4
5
Trung học
Công nhân kỹ thuật
15
10
Tổng
22
17
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số CBCNV trong toàn công ty là 39 người trong đó lao động nữ (cả gián tiếp và trực tiếp) có 17 ngươì (chiếm 43,58%).Lao động nam có 22 người chiếm 56,41%.
Số CBCNV có trình độ đại học là 5 người (chiếm12,82%), công nhân kỹ thuật tay nghề cao 25 người (chiếm 64,1%), trung cấp 9 người (chiếm 23,07%). Bậc thợ bình quân của công nhân kỹ thuật là 5/7
Ta nhận thấy tỷ lệ trên là khá phù hợp với đặc điểm của công ty. Ngành ngề chính của công ty là sản xuất các sản phẩm dệt may nên tỷ lệ CBCNV nữ chiếm gần một nửa trong tổng số CBCNV của công ty.
Phân bố lao động giữa các bộ phận sản xuất:
Bộ phận Mắc: 4 người
Bộ phận Dệt: 10 người
Bộ phận hoàn thành: 10 người
Bộ phận bảo toàn: 3 người
Các hình thức trả công.
Kế toán của công ty đã sử dụng hình thức tính lương theo cấp bậc công việc và theo sản phẩm sản xuất áp dụng vào việc tính lương cho CBCNV trong công ty.
Hàng ngày căn cứ vào những chứng từ gốc như: giấy nghỉ phép ,họp, ốm... dưới phân xưởng, cửa hàng, các phòng ban để lập ra “Bảng chấm công” của cán bộ công nhân viên trong công ty. Cuối tháng,căn cứ vào bảng chấm công và “Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm” (dùng cho công nhân trực tiếp sản xuất) kế toán tiền lương sẽ lập “Bảng thanh toán lương” để chia lương cho từng nhân viên.
Quy trình luân chuyển chứng từ
Giấy nghỉ phép, ốm, họp ....
Bảng chấm công
Các chứng từ về kết quả lao động
Bảng
thanh toán lương
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
+ Hình thức trả lương theo cấp bậc được áp dụng cho cán bộ công nhân viên thuộc khối hành chính. Cách tính như sau:
Tiền lương thực lĩnh = Lương cơ bản x Hệ số lương
Trong đó:
Lương cơ bản theo quy định hiện hành là 210.000 đ/người/tháng
Hệ số lương của cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25179.doc