Báo cáo Thực tập tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được xem như là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ cung cấp cho xã hội, từ đó đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có thể hội nhập được với nền kinh t

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế thế giới, chúng ta cần phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc bởi đây chính là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo cơ sở, tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân.Với nguồn vốn đầu tư lớn cùng đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài, quy mô lớn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn tốt, có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong thi công, giảm chi phí, giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dù là một doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân, để tồn tại và phát triển thì công tác tổ chức tài chính kế toán đóng một vai trò quan trọng bởi việc quản lý tài chính mà phù hợp và đúng đắn sẽ không dẫn đến thất thoát tài sản làm cho Công ty có chiều hướng đi xuống. Qua thời gian thực tập tại Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, dù thời gian không nhiều song em bước đầu cũng đã tiếp cận được thực tế hoạt động kinh doanh, quản lý và công tác kế toán tại Công ty,vận dụng những kiến thức lý thuyết để đánh giá, nhận xét những hạn chế còn tồn tại trong các mặt hoạt động quản lý. Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần A: Khái quát chung về Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Phần B: Bộ máy kế toán và thực trạng hoạt động các phần hành kế toán của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Phần C: Nhận xét chung về công tác kế toán của Công ty. Phần A: Khái quát chung về công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng(TDC) là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 177A/BXD_TCLĐ ngày 05 tháng 05 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, là doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội HACC. Tên giao dịch chính thức của công ty là: Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng( Construction Technology Development Company). Viết tắt: TDC. Công ty có trụ sở tại 243A_La Thành_Đống Đa_Hà Nội. Với 1650 cán bộ kỹ thuật và công nhân viên bao gồm: Các chuyên viên kỹ thuật cao cấp và kỹ sư các ngành nghề. Đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên lành nghề đang làm việc tại công trường, xưởng sản xuất và phòng thí nghiệm. Trong quá trình hoạt động và phát triển, do thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình ngày 14 tháng 07 năm 2000 theo quyết định số 965/QĐ_BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công ty phát triển kỹ thuật xây dựng(TDC) được xếp loại doanh nghiệp hạng 1 và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 108233 vào ngày 18 tháng 05 năm 1993, đăng ký lại ngày 13 tháng 11 năm 2002. Ngày 04 tháng 12 năm 2000 bổ sung hành nghề kinh doanh, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi, tư vấn, khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, thẩm định dự án, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển nhà, kinh doanh xuất nhập khẩu... Tháng 01 năm 2004, Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm chứng nhận QUACERT cấp chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Ngoài ra, công ty còn có các đơn vị trực thuộc đang tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước như: _ Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. _ Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. _ Xí nghiệp xây dựng và nền móng công trình. _ Xí nghiệp xây dựng và thi công cơ giới. _ Xí nghiệp xây dựng và hoàn thiện công trình. _ Xí nghiệp xây dựng các công trình liên hợp. _ Các đội xây dựng trực thuộc công ty. _ Đội quản lý thiết bị và xưởng cơ khí. _ Phòng thí nghiệm LAS XD_62. _ Trung tâm chuyển giao công nghệ xây dựng. _ Chi nhánh công ty tại Đà Nẵng. _ Chi nhánh công ty tại Thái Nguyên. _ Chi nhánh công ty tại Bắc Cạn. Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng(TDC) thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội hoạt động trên các lĩnh vực: Nhận thầu thi công các công trình gồm: _ Các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng, nhà cao tầng, công trình văn hoá thể thao và xây dựng khác. _ Công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình đường dây và trạm biến thế điện, các công trình bưu chính viễn thông.v.v. _ Các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm san lấp, xử lý nền móng...cho khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn. _ Khoan khai thác nước ngầm, khoan phụt xử lý nền và các công trình đê đập, thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. _ Kinh doanh phát triển nhà, sản xuất cấu kiện bê tông, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng. _ Thi công các công trình có quy mô lớn, tổng thầu theo hình thức BOT. Thi công các dự án đấu thầu quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000. _ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa hoc kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật và thi công xây dựng và sản xuất vật liệu. Tư vấn và lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế: _ Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, đường dây điện, trạm biến thế, các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và công nghiệp gồm: + Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thiết kế kỹ thuật thi công, thí nghiệm kiểm tra chất lượng xây dựng và vật liệu xây dựng. + Tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, kiểm định chất lượng thi công, thẩm tra thiết kế dự toán. + Quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công, xây dựng thực nghiệm. _ Tư vấn chuyển giao các công nghệ xây dựng tại Việt Nam. Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để triển khai các công nghệ xây dựng mới. Công ty có đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây mới, cải tạo, sữa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, giao thông, thuỷ lợi tại nhiều tỉnh, thành phố trong cẩ nước và được các cơ quan hữu quan đánh giá cao. Trong những năm qua, với tiềm năng sẵn có và sử dụng đúng phương pháp chiến lược, giá trị sản xuất của công ty tăng lên không ngừng. Các công trình do công ty thi công đều đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ và không xảy ra mất an toàn lao động. Một số công trình đạt danh hiệu công trình chất lượng cao, được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành tặng huy chương vàng. Do vậy, công ty được sự tín nhiệm cao trên thị trường xây dựng. Trong những năm qua công ty đã thực hiện thành công nhiều công trình hoặc hạng mục công trình, các công việc yêu cầu có kỹ thuật cao và phức tạp như: Nhà chung cư B3C Làng quốc tế Thăng Long, Bênh viện y học cổ truyền Việt Nam, Nhà đào tạo sau Đại học_trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà ăn sinh viên_trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm điều hành giao dịch NASCO_VietnamAirlines... Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn đầu tư trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực khác như: Dự án quản lý đất và nước( hợp tác với Canada), công nghệ xử lý nền bằng cột đất xi măng Lime-Cement Column của Thụy Điển, tư vấn mời thầu các công trình quy hoạch thoát nước Việt Trì, Nhà ở tập thê Đại học Kiến trúc Hà Nội, thiết kế chợ văn hoá du lịch Cổ Loa_ Đông Anh_ Hà Nội, khảo sát địa chất làng Quốc tế Thăng Long, kiểm tra chất lượng công trình Công ty gang thép Thái Nguyên, đo vẽ bản đồ địa chính nội thị Hà Nội, Việt Trì, lắp đặt thiết bị trạm quan trắc công trình thuỷ lợi Tân Giang- Ninh Thuận. Hiện nay công ty đang mở rộng kết hợp đa dạng hoá loại hình sản xuất như đầu tư phát triển khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, xuất nhập khẩu xây dựng... Các công trình đạt huy chương vàng và được cấp bằng chất lượng: _ Trụ sở Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. _ Trung tâm điều hành giao dịch hàng không sân bay Nội Bài. _ Nhà đào tạo sau đại học_ trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiêp nước ngoài, Công ty đã tạo được sự tín nhiệm ngày càng tăng. Nhiều chủ đầu tư, Công ty tư vấn và xây lắp thuộc các nước Nhật, ấn Độ, Philipin, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaisia đã khẳng định mối quan hệ ban đầu lâu dài với công ty trong lĩnh vực tư vấn đầu tư thi công xây dựng. II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, xây lắp của công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Là ngành sản xuất vật chất nhưng sản phẩm ngành xây dựng cơ bản lại mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Ngành sản xuất này thường có đặc điểm : _ Sản phẩm xây lắp là các công trình, kiến trúc nhà cửa,... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài và phân tán...Do vậy, trước khi tiến hành xây lắp, sản phẩm dự định đều phải qua các khâu từ dự án đến dự toán công trình. Dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, mua sắm thiết bị và các chi phí khác bao gồm các chi phí dự phòng, các yếu tố trượt giá. Dự toán chi phí bao gồm: dự toán thiết kế, dự toán thi công phải lập cho từng công việc. Trong suốt quá trình xây lắp phải lấy dự toán làm thước đo kể cả về mặt thước đo lẫn kỹ thuật. _ Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất của hàng hoá thể hiện không rõ. _ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi công tác sản xuất phải có tính lưu động cao. _ Thời gian sử dụng dài, giá trị sản phẩm lớn: khác với các sản phẩm thông thường, sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, yêu cầu về độ bền phải cao, thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy nên sản phẩm này có nhu cầu về sữa chữa lớn, thường xuyên, cải tạo hoặc mở rộng. Phí đầu tư cho một công trình xây dựng có thể rải ra trong nhiều kỳ. _ Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiêp xây lắp ở nước ta nói chung và ở công ty phát triển kỹ thuật xây dựng nói riêng thường theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. 1. Quy mô về vốn và tài sản: Vì đây là một công ty xây lắp nên nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn ngân sách cấp (khi Công ty thành lập và cấp bổ sung hàng năm), lợi nhuận từ các hoạt động giữ lại bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn huy động được từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nguồn vốn chiếm dụng từ phía đối tác. Đối với công tác quản lý và thu hồi vốn ban lãnh đạo Công ty có quy định bằng văn bản rất rõ như sau: + Để đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng bị bên A chiếm dụng thì các công trình trước khi ký duyệt hợp đồng phải được người đại diện và các phòng ban chức năng kiểm tra, tìm hiểu đầy đủ các thông tin chính xác để giúp Giám đốc xem xét trước khi kỹ hợp đồng. + Công ty chỉ duyệt cho các đơn vị trực thuộc vay vốn tối đa là 70% khối lượng thực hiện trong tháng, trong một hạng mục công rình. + Các đơn vị sản xuất có yêu cầu vay vốn đều phải trả lãi suất hàng tháng theo quy định của ngân hàng từ khi bắt đầu vay đến khi hoàn trả. + Tất cả công trình Công ty ký kết hợp đồng giao nhận, khi bên A tạm ứng hay thanh toán tiền phải làm thủ tục chuyển ngay về quỹ hay tài khoản Công ty. Các đơn vị trực thuộc không được tiếp nhận tiền khi không có uỷ quyền của Công ty. Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty. STT Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tổng số tài sản 57.457.668.370 72.465.323.314 115.879.465.701 2. Tài sản hiện hành 43.134.833.788 57.020.466.710 99.319.389.213 3. Tổng số các khoản nợ 41.981.246.794 56.596.180.973 99.681.850.046 4. Các khoản nợ hiện hành 37.053.607.102 49.414.791.123 84.568.570.683 5. Giá trị ròng (1-3) 15.476.421.576 15.869.142.341 16.197.615.655 6. Vốn lưu động (2-4) 6.081.226.686 7.605.675.587 14.750.818.530 7. Lợi nhuận trước thuế 591.846.972 584.271.533 460.324.171 8. Lợi nhuận sau thuế 498.023.374 480.496.269 345.243.128 Tổng số tiền tín dụng: 35 tỷ 2.Quy mô về lao động của Công ty: Công ty có lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kiểm định chất lượng công trình, tổ chức quản lý thi công và trong công tác tư vấn xây dựng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo và quan hệ hợp tác của Công ty. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công trình hoặc theo sự thoả thuận với bên đối tác mà Công ty có thể đưa ra các đội xây lắp phù hợp . Công ty có một số quy định về chế độ lương cho công nhân viên và lao động thuê ngoài như sau: + Hợp đồng giao khoán, bảng chấm công thời gian phải ghi đầy đủ các điều kiện theo mẫu biểu, có chữ ký của người chấm công, người giao khoán, nhận khoán. + Tiền lương phải được phát đến tận tay người lao động, trong trường hợp nhận thay thì phải ký và ghi rõ họ tên người nhận thay. + Đối với chứng từ lương, khi nhận tiền ứng kỳ I tháng sau phải nộp chứng từ thanh toán lương tháng trước về phòng tài chính kế toán để tập hợp làm cơ sở cho việc trích KPCĐ, BHYT, BHXH và nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Công ty quy định việc trả lương cho cán bộ công nhân viên một tháng 2 kỳ, kỳ 1 tạm ứng 20 ngày đầu của tháng, kỳ 2 10 ngày còn lại. + Định kỳ hàng tháng Công ty nộp : 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ. + Ngoài ra Công ty phải trả tiền thưởng, lương nghỉ phép, phụ cấp an toàn mua sắm các thiết bị an toàn…. Bảng 2: Lực lượng cán bộ, kỹ thuật và công nhân STT Danh mục Số lượng Theo thâm niên >5 năm > 10 năm > 15 năm I Đại hoc và trên đại học 1 Thạc sỹ kỹ thuật 5 1 - 4 2 Kỹ sư xây dựng 63 12 18 20 3 Kỹ sư máy xây dựng 7 - - 7 4. Kỹ sư địa chất công trình 15 - 5 10 5 Kỹ sư kinh tế xây dựng 9 2 - 7 6 Cử nhân kinh tế và tài chính 17 4 8 5 7 Kiến trúc sư 34 14 10 6 8 Kỹ sư trắc địa 7 - - 7 9 Kỹ sư cầu, đường 2 2 - - 10 Kỹ sư công trình thuỷ lợi 3 3 - - 11 Kỹ sư đô thị, cấp thoát nước 2 1 - 1 12 Kỹ sư các ngành nghề khác 31 1 12 18 II Cao đẳng và trung cấp 25 2 14 9 III Công nhân lành nghề 1430 - - - 3. Doanh thu kết quả hoạt động kinh doanh: Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, do đặc thù của ngành xây dựng công trình thi công có thể kéo dài trong nhiều năm, chi phí bỏ ra lớn, vốn thu hồi chậm, doanh thu chỉ được công nhận khi được chấp nhận thanh toán … vì vậy nên dẫn đến tình trạng có những quý, những năm doanh thu của Công ty rất lớn nhưng cũng có thời kỳ doanh thu rất thấp. Bảng 3: Bảng doanh thu Năm Doanh thu 2001 45.117.735.625 2002 59.936.813.971 2003 71.322.162.088 III. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Công ty: Bộ máy tổ chức trong Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng được tổ chức theo mô hình tập trung gồm: Giám đốc Công ty, giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc phụ trách các mảng khác nhau, Kế toán trưởng quản lý về mặt tài chính, các phòng ban chức năng, các đội xây dựng, các xí nghiệp xây lắp và các chi nhánh trực thuộc Công ty. Ta có thể khái quát cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty phát triển kỹ thuật xây dựng Phòng kế hoạch - đầu t Phòng kỹ thuật thi công Phòng kinh tế tt – dự án Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính q.trị Văn phòng đại diện tại tp hồ chí minh Trung tâm chuyển giao công nghệ xây dựng Các đội xây dựng trực thuộc Chi nhánh cty tại đà nẵng Chi nhánh công ty tại Bắc Kạn Chi nhánh cty tại thái nguyên Xí nghiệp xây dựng CT & điện nớc Xí nghiệp nền móng và xây dựng Xí nghiệp Xây dựng CT liên hợp Xí nghiệp thi công cơ giới và XD Xí nghiệp xây dựng ct và giao thông Xí nghiệp hoàn thiện Công trình Xí nghiệp xây lắp và SXVLXD các phó giám đốc giám đốc công ty s 2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng phòng ban, bộ phận: _ Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc có quyền hạn cao nhất trong Công ty như: tổ chức điều hành các hoạt động của Công ty; xây dựng các phương án, kế hoạch, đầu tư mở rộng liên doanh liên kết... _ Phó giám đốc Công ty: giúp Giám đốc Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. _ Kế toán trưởng Công ty: giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện phân công công tác kế toán, thống kê của Công ty; có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật. _ Các phòng ban chức năng: ngoài nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong sản xuất kinh doanh thì còn phải chịu trách nhiệm và tuân thủ theo chức năng nhiệm vụ đã được phân cấp và cụ thể hoá như sau: Phòng kế hoạch đầu tư_ kỹ thuật_ thi công: + Nhận hồ sơ thiết kế, dự toán và có các tài liệu liên quan để giao lại cho đơn vị nhận thi công, là đầu mối giao tài liệu thanh quyết toán trước khi trình Giám đốc ký duyệt. + Tham gia cùng đơn vị tính toán điều chỉnh, bổ sung đơn giá, kiểm tra dự toán. + Chuẩn bị mọi thủ tục giao nhiệm vụ cho đơn vị nhận thi công sau khi đã được Giám đốc giao nhiệm vụ. + Soạn thảo hợp đồng kinh tế, giao nhận thầu với bên A, theo dõi đơn vị thi công trong quá trình thực hiện hợp đồng. + Kết hợp với đơn vị trực thuộc để lập biện pháp tổ chức thi công, đồng thời lập biện pháp an toàn lao động cho các công trình. + Kiểm tra giám sát tiến độ, kỹ thuật, chất lượng các công trình theo chức năng nhiệm vụ. Phòng tổ chức lao động: + Chuẩn bị hợp đồng giao khoán( sau khi đã được Giám đốc ký duyệt). + Theo dõi đơn vị thực hiện hợp đồng giao khoán gồm: kiểm tra nguồn nhân lực, chứng từ lương, định mức đơn giá khoán nội bộ, phân phối tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và những quy định nội bộ. + Căn cứ tình hình sản xuất, quy mô và tính chất công trình để cùng với đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng công nhân phù hợp với yêu cầu công việc. + Thanh lý hợp đồng khoán giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc khi có hồ sơ thanh quyết toán đã được thẩm định. Phòng tài chính kế toán: + Hàng tháng căn cứ vào khối lượng các đơn vị thực hiện đã được phòng kế hoạch_ kỹ thuật_ thi công kiểm tra xác nhận từng công trình để cho vay vốn theo quy chế sau khi được Giám đốc duyệt. + Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị để đảm bảo chi đúng mục đích và nâng cao hiệu quả của đồng vốn. + Kiểm tra việc hạch toán thu chi của các đơn vị theo mẫu biểu Công ty hướng dẫn, các chứng từ vật tư, tiền lương và các chứng từ chi khác theo quy định. + Lập kế hoạch thu hồi vốn. + Hạch toán giá thành, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và chế độ chính sách của Nhà nước. Phần B: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. I. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. 1. Cơ cấu tổ chức hệ thống kế toán và chức năng của các nhân viên kế toán. Việc tổ chức công tác kế toán của Công ty do phòng tài chính kế toán thực hiện; vì vậy tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Để đảm bảo yêu cầu trên, bộ máy kế toán của Công ty phải được tổ chức căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức, vào quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, vào hình thức phân công quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính, yêu cầu về trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán. Như phần trên, cho ta thấy: các xí nghiệp và chi nhánh của Công ty có quy mô tương đối lớn, địa bàn bố trí phân tán và trình độ quản lý tương đối tốt do đó việc phân cấp quản lý tài chính khá hoàn chỉnh. Các đơn vị này có quyền và trách nhiệm quản lý, khai thác các tài sản trong kinh doanh, quyền và trách nhiệm huy động các nguồn vốn, quyền về phân phối các hoạt động kinh doanh… Trong khi đó, các đội xây dựng trực thuộc Công ty lại có quy mô nhỏ bố trí tập trung do đó không có phân cấp quản lý tài chính. Để phù hợp với đặc điểm đó, mô hình tổ chức bộ máy kế toán được áp dụng tại Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng là mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. Đối với các xí nghiệp và chi nhánh cần phải có những thông tin phục vụ trực tiếp cho quản lý, hạch toán kinh doanh, được phân công thực hiện công tác kế toán tương đối đầy đủ và được hình thành bộ máy kế toán riêng. Đối với các đội xây dựng trực thuộc Công ty, do đặc điểm, điều kiện chưa đạt đến mức phải phân công công tác kế toán nên không hình thành bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng tài chính kế toán của Công ty. Phòng tài chính kế toán của Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng gồm 7 người và được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ : Bộ máy kế toán Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. Kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí_ giá thành và tiêu thụ. Thủ quỹ. Kế toán thuế. Kế toán TSCĐ kiêm kế toán vật tư. Kế toán ngân hàng. Kế toán thanh toán. Giữa các nhân viên có mối quan hệ qua lại chặt chẽ xuất phát từ sự phân công, phụ trách các phần hành. Mỗi người đều được quy định rõ chức vụ, quyền hạn từ đó tạo lập mối quan hệ có tính chất phụ thuộc, ước chế lẫn nhau. *)Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo ncơ chế quản lý mới và theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Và là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về công tác tài chính kế toán, thống kê của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ cụ thể sau: - Đề xuất, tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổ chức hướng dẫn những quy định mới về công tác tài chính kế toán, thống kê của Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc. - Tổ chức, ghi chép, hạch toán phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh tế tài chính của Công ty phục vụ công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác ghi chép, thiết lập chứng từ ban đầu cũng như thanh quyết toán giữa các đơn vị trực thuộc của Công ty. - Nghiên cứu, tham mưu cho Giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh, dự báo thông tin kinh tế xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. - Trực tiếp phụ trách phòng tài chính - kế toán của Công ty đồng thời quản lý hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc. *) Kế toán tổng hợp làm nhiệm vụ: - Tập hợp và kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phi khác. - Tổng hợp các báo biểu chi phí giá thành công trình của các đơn vị trực thuộc. - Kết chuyển giá thành và tính lãi, lỗ từng công trình. *) Kế toán thanh toán: - Theo dõi thanh toán với các đối tượng như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, Nhà nước và thanh toán nội bộ. - Theo dõi thu vốn các công trình, quyết toán chi phí với các xí nghiệp, đội xây dựng trực thuộc Công ty. Lập báo cáo trình đơn vị các công trình trọng điểm khi phát sinh. - Tính toán các khoản phải thu của các đội xây dựng và xí nghiệp xây lắp trực thuộc. *)Kế toán ngân hàng: - Có trách nhiệm phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động tăng giảm tiền gửi ngân hàng, chuyển khoản, séc, uỷ nhiệm chi đối với các đối tượng. - Lập séc, uỷ nhiệm chi, lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động, kế hoạch lao động tiền lương… *) Kế toán TSCĐ kiêm kế toán vật tư: - Có trách nhiệm phản ánh các chi phí mua sắm TSCĐ. Tức là vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ. - Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, quý. - Các chi phí phát sinh trong quá trính sử dụng như: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng đồng thời phản ánh chính xác, kịp thời tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. -Theo dõi tình hình biến động tăng giảm vật tư tại kho Công ty và vào sổ vật tư, công cụ dụng cụ. - Lập bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhập- xuất- tồn vật tư. *)Kế toán thuế: - Hàng tháng tổng hợp bảng kê thuế GTGT đầu vào của các đơn vị khoán để lập bảng kê thuế GTGT với cục thuế Hà nội, lập bảng kê khai thuế đầu ra. - Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng. - Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ đới với ngân sách Nhà nước. *) Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. 2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ, hình thức sổ. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu các chứng từ kế toán theo một trình tự, phương pháp ghi chép nhất định. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty bao gồm: sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Để phù hợp với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung và làm kế toán bằng máy vi tính theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc. Sổ nhật ký chung. Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ cái. Bảng cân đối số phát sinh. Báo cáo tài chính. Sơđồ 3:Trình tự ghi chép sổ nhật ký chung tại Công ty. Kí hiệu: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu :Ghi cuối ngày, cuối quý. *) Sổ kế toán tổng hợp: (1) Sổ nhật ký chung: Dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian rồi từ nhật ký chung ghi vào sổ cái. (2) Sổ cái các tài khoản: Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. (3) Sổ kế toán chi tiết: Phản ánh các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết như: sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết chi phí và tính giá thành, sổ chi tiết doanh thu… (4) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết. (5) Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (6) Tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán. II. Các phần hành kế toán chủ yếu. 1.Kế toán vốn bằng tiền. Tiền là TSLĐ, đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tiền là phương tiện thanh toán hữu ích nhất và đơn giản nhất. 1.1. Hạch toán tiền mặt. a) Hệ thống tài khoản và chứng từ sử dụng. - Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng sử dụng tài khoản 111(TM) để theo dõi tình hình biến động tăng giảm lượng tiền mặt tại quỹ. Chi tiết: TK 1111: Tiền Việt Nam. Công ty sử dụng phiếu thu, phiếu chi để phản ánh mọi tài khoản thu chi tiền mặt, nhưng chúng luôn đi kèm các chứng từ như: +) Giấy đề nghị vay tạm ứng. +) Giấy đề nghị nộp tiền. +) Bảng thanh toán lương. +) Giấy nộp tiền, BHXH… b) Quy trình luân chuyển chứng từ: Tiền mặt tại quỹ của Công ty có thể tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau: thu tiền từ khách hàng, đi vay, thanh ký nhượng bán tài sản,… Các khoản chi chủ yếu là chi tạm ứng cho các công trình, chi trả lương, chi nộp ngân sách, chi thanh toán với nhà cung cấp….Ta mô tả quy trình luân chuyển chứng từ của tiền mặt theo sơ đồ sau: Sơ đồ : Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền. Người nộp tiền Phòng kế toán công ty. Kế toán thanh toán Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị. Thủ quỹ Kế toán thanh toán Bảo quản và lưu giữ Nhập quỹ Ký duyệt phiếu thu Lập phiếu thu Lập giấy đề nghị nộp tiền Xem xét ký duyệt Dựa vào hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT,…Người nộp tiền( khách hàng, chủ công trình) sẽ lập giấy đề nghị nộp tiền và gửi đến phòng tài chính_ kế toán. Kế toán thanh toán sẽ xem xét, lập phiếu thu và chuyển chờ kế toán trưởng ký duyệt. Phiếu thu gồm 3 liên: 1 liên kế toán thanh toán lưu lại, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên gửi thủ quỹ. Sau khi phiếu thu được kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, thủ quỹ sẽ thu tiền và nhập quỹ. Đồng thời lập báo cáo gửi tới kế toán thanh toán bảo quản và lưu. Sơ đồ : Quy trình luân huyển chứng từ chi tạm ứng. Người xin chi tiền. Phòng kế hoạch kỹ thuật. Kế toán thanh toán. Lập giấy đề nghị chi tiền. Xem xét ký duyệt. Lập phiếu chi. Chi tiền. Ký duyệt phiếu chi. Thủ quỹ. Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên vật liệu, nhân công thuê ngoài, chi phí,…người xin tạm ứng( chủ công trình) viết giấy vay tạm ứng. Giấy đề nghi tạm ứng được gửi đến phòng kinh tế kế hoạch, sau đó trưởng phòng kỹ thuật xác nhận là số tiền đề nghị là hợp lý. Giấy đề nghị tạm ứng được gửi đến phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng ký duyệt, đồng thời xác định tỷ lệ % được hưởng và phải nộp cho Công ty. Giám đốc ký duyệt và gửi lại phòng kế toán, kế toán thanh toán lập phiếu chi gồm 3 liên: 1 liên gửi người nhận tiền, 1 liên lưu giữ và bảo quản, còn 1 liên gửi thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi, tiến hành chi tiền và ghi vào sổ quỹ. c) Sổ tổng hợp, sổ chi tiết và sơ đồ hạch toán hạch toán kế toán tiền mặt tại Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng. *) Sổ tổng hợp: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung nên Công ty áp dụng sổ: Sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 1111. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt kế toán thanh toán ghi vào nhật ký chung, đồng thời phản ánh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC024.doc