Báo cáo Thực tập tại Công ty PackEXPORT

Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp Cty PACKEXPORT - 31 Hàng Thùng I. Sự ra đời và phát triển 1. Chức năng và nhiệm vụ chính a. Chức năng: Xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nội địa, nghiên cứu ứng dụng và phát triển bao bì : - Nhập khẩu các loại vật tư, phụ kiện, thiết bị và phụ tùng cho sản xuất và kinh doanh bao bì các loại sản phẩm khác. - Xuất khẩu: các laọi tinh dầu, dược liệu, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ. - Sản xuất và in các loại bao bì carton sóng 03 lớp, 05 lớp, các loại h

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty PackEXPORT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộp phẳng, các loại bao giấy... Là một thành viên thuộc bộ thương mại, Cty xuất nhập khẩu và kĩ thuật bao bì có các chức năng cụ thể như sau: - Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm bao bì và các sản phẩm hàng hoá khác do Cty sản xuất, khai thác, hoặc liên doanh, liên kết và đầu tư sản xuất tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh bao bì của Cty. Được nhập khẩu một số hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh của Cty khi được Bộ thương mại xét cho phép. - Tổ chức sản xuất, gia công và liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì và hàng hoá khác cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo quy định hiện hành của nhà nước và của Bộ thương mại. - Nhận uỷ thác xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ bao bì theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. - Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bao bì. - Được in nhãn hiệu, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định hiện hành của nhà nước, của Bộ thương mại và của Bộ quản lý ngành cho phép. (điểm bổ sung trong quyết định số 891/TM-TCCB so với quyết định số 188b/KTĐN-TCCB về chức năng hoạt động của Cty PACKEXPORT). - Tổ chức đào taọ, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật về bao bì. - Hợp tác trao đổi khoa học kỹ thuật về bao bì với các tổ chức hữu quan trong và ngoài nước b. Nhiệm vụ chính: Công ty XNK&KT BB có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, sản xuất của công ty theo quy chế hiện hành. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện có hiệu quả các biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, thay đổi mẫu mã, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. - Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng và các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty đã tham gia ký kết. - Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính. - Quản lý, chỉ đạo các đơn vị thuộc công ty theo quy chế hiện hành của nhà nước và của Bộ thương mại. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì chịu sự quản lý của Bộ Thương Mại, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì PACKEXPORT là Công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. Vị trí Mục đích hoạt động của Cty là thông qua các hoạt động SXKD của Cty nhằm khai thác một cách có hiêụ quả các nguồn lực vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước, đồng thời tiến hành nghiên cứu , ứng dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bao bì hàng hoá để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ năm 1979 - 1989, Cty cung cấp bao bì xuất khẩu duy nhất của Bộ Ngoại thương trên toàn quốc. Từ năm 1990 đến nay, Cty vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về bao bì trong toàn quốc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tư vấn cho các cơ quan, doanh nghiệp về việc kiểm tra nguyên liệu và sản phẩm giấy, thực hiện tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam thông quan hoạt động thông tin và đào tạo về bao bì. Là một DNNN trực thuộc Bộ thương Mại, Cty XNK&KT BB hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các chính sách, luật pháp của nhà nước và điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty. 3. Các giai đoạn của sự phát triển Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì tiền thân là Công ty bao bì xuất khẩu, được thành lập ngày 2 - 4 - 1976 theo Quyết định 1079/BNgT-TCCB, với chức năng kinh doanh vật tư nguyên liệu cho sxbb và tổ chức sản xuất cung ứng bao bì cho hàng xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc. Cty quản lý trực tiếp 3 xí nghiệp (XNBBXK I, XNBBXK II, XNBBXK Hải Hưng), và có 3 chi nhánh tại Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định số 652/BNgT-TCCB ngày 13/7/1982, Cty Bao bì xuất khẩu được thành lập lại bao gồm các phòng chức năng thuộc văn phòng công ty, các chi nhánh tại TP Hồ Chí minh, TP Đà nẵng, TP Hải Phòng và các xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu (XNBB I (sản xuất bao bì giấy, chất dẻo), XNBBXK II (sản xuất bao bì gỗ)). Đến cuối năm 1989, sau một số năm thực hiện chủ trương đổi mới của nhà nước, chi nhánh của Cty tại TP Hồ Chí Minh, xí nghiệp BBXK I, xí nghiệp BBXK II xin tách ra khỏi Cty để trở thành những đơn vị trực thuộc Bộ, Cty đồng ý và Bộ chấp nhận. Sau đó, căn cứ vào Nghị định 97/HĐBT ngày 01/06/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng và theo đề nghị của Giám đốc Công ty bao bì xuất khẩu Bộ Kinh tế Đối ngoại có quyết định số : 812/KTĐN-TCCB ngày 13/12/1989 đổi tên Công ty bao bì xuất khẩu thành Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì tên giao dịch quốc tế "The Viet Nam National Packaging Technology and Import - Export Corp" viết tắt "PACKEXPORT. Trụ sở chính đặt tại : 31 Phố Hàng Thùng Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà nội. Công ty có các phòng chức năng, 2 chi nhánh tại TP Đà Nẵng và TP Hải Phòng. Thực hiện các hoạt động kinh doanh XNK, kinh doanh vật tư, phụ kiện bao bì và làm công việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực bao bì. Do có thay đổi về tổ chức nêu trên nên quy mô va phạm vi hoạt động của Cty có phần thu hẹp lại. Cty không còn cơ sở sản xuất trực thuộc nhưng có được quyền XNK trực tiếp mà trước đó Cty chỉ nhận hàng nhập khẩu từ các đơn vị khác thuộc Bộ theo kế hoạch hàng năm. Năm 1993, Cty đựoc thành lập lại theo Nghị định 388 (thành lập lại DNNN) theo thông báo số 163/TB ngày 24/5/1993, công văn số 2999/KTN ngày 19/6/1993 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 738/TM-TCCB thành lập lại Công ty XNK và kỹ thuật bao bì của Bộ trưởng Bộ Thương Mại. Đến thời điểm thành lập lại DNNN, Cty có các phòng chức năng, 2 chi nhánh như cũ và có thêm trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật bao bì tại 139 Lò Đúc, xí nghiệp bao bì carton (địa điểm thuê ở 251 Minh Khai, Hà nội, sau đó chuyển về Km số 8 quốc lộ 1A - Pháp Vân - Thanh Trì - Hà Nội). Từ năm 1993 đến năm 1996, thành lập thêm 3 cơ sở sản xuất: * Xí nghiệp bao bì Hải Phòng: tai Km7, quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng , nay thuộc phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. * Xí nghiệp bao bì Đà Nẵng tại 245 đường Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. * Tách xưởng in thực nghiệm từ trung tâm NCPT&ƯDKTBB thành Xí nghiệp in và sản xuất bao bì tại 139 Lò Đúc - Hà Nội sau khi nhập thêm máy dập hộp và một số thiết bị khác cùng máy in của dự án VIE 84/009. Đến quý II/1997, đầu tư thêm 1 xưởng sản xuất túi nhựa từ hạt nhựa và giao cho chi nhánh Hải phòng quản lý điều hành, có địa điểm tại tổng kho Hùng Vương, Phường Hùng Vương, Tp Hải Phòng. Qua qúa trình thay đổi, các chức năng cơ bản của Cty hầu như vẫn được giữ ổn định, ngoài một số thay đổi nhỏ theo xu hướng phù hợp với sự phát triển và yêu cầu của nền kinh tế, chủ yếu theo hướng chú trọng hơn đến hoạt động kinh doanh XNK và không ngừng mở rộng ngành hàng kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hoá trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao bì. Ngày nay, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì là một DNNN chịu sự quản lý của Bộ Thương Mại. 4. Quan hệ với địa phương, bạn hàng, cơ quan chủ quản Đối với địa phương: cty có quan hệ tốt với địa phương, tham gia đầy đủ và thực hiện tích cực các nội dung với địa phương sở tại như công tác an ninh trật tự, hội thao, hội diễn quốc phòng và đóng góp khi địa phương có đề nghị. Đối với bạn hàng: cty cung cấp cho các doanh nghiệp các sản phẩm bao bì cũng như các vật tư thiết bị có liên quan phục vụ sanr xuất kinh doanh, công ty cũng có rất nhiều bạn hàng, có uy tín cao với các bạn hàng, đồng thời là thành viên của hiệp hội bao bì châu á APF. Đối với cơ quan chủ quản: Là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương Mại, sau khi Bộ Tài Chính thành lập cục quản lý công sản (quản lý tài sản nhà nước tại các DNNN), từ đó bộ chủ quản có vai trò quản lý chủ yếu là quản lý hành chính, ngoài ra PACKEXPORT có nhiệm vụ là giúp bộ chủ quản quản lý chỉ đạo công tác bao bì đóng gói hàng xuất khẩu trong ngành và cung ứng vật tư, nguyên liệu bao bì cho các xí nghiệp bao bì theo yêu cầu. II. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh 1. Các loại chiến lược và kế hoạch hiện có Hiện tại Cty có 2 loại kế hoạch chính đó là kế hoạch 5 năm và kế hoạch 1 năm. Kế hoạch 5 năm chủ yếu gồm có các chỉ tiêu về doanh số và những kế hoạch về đầu tư. và một số dự kiến về các chỉ tiêu tương tưj như kế hoạch thường niên 2. Các bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh Bao gồm: Kế hoạch doanh số: chủ yếu giao cho các đơn vị thuộc công ty về doanh số tuyệt đối. Kế hoạch lao động tiền lương: quy định về lưọng lao động ở các đơn vị, các bộ phận, phương hướng, biện pháp sử dụng có hiệu quả lao động; tiền lương: hướng dẫn cách tính, đề nghị hoàn chỉnh đơn giá khoán sản phẩm, cố gắng hạch toán hết chi phí tiền lương Bộ duyệt vào trong giá thành sản phẩm. Kế hoạch về cơ chế: phân định trách nhiệm như đã thực hiện và tiếo tục hoàn chỉnh hoặc ban hành các quy định quản lý phù hợp. Kế hoạch đầu tư: hưóng dẫn các đơn vị có nhu cầu đầu tư mới hoặc cải tạo máy móc thiết bịphải đăng ký và có phương án gửi công ty. Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu khác như: các khoản phải nộp ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu(giá trị & hiện vật), lợi nhuận thực hiện, tổng quỹ lưong và dự kiến các quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, bồi dưỡng đào tạo cán bộ mới hay cán bộ cũ. 3. Khái lược quy trình xây dựng chiến lược và kế hoạch Vào tháng 9 đến tháng 10 của năm thực hiện, Cty thông báo cho các đơn vị dự kiến kế hoạch năm sau, và nộp về công ty( đăng ký kế hoạch) Về phía cty cũng có những dự tính trước, xem xét cân đối với đăng ký của các đơn vị để xác định: + Hệ thống kế hoạch báo cáo với bộ, gồm những chỉ tiêu dự tính như doanh số, lao động tiền lương, nộp ngân sách, đầu tư đổi mới... + Kế hoạch chung của cty giao cho các đơn vị (thường cao hơn kế hoạch đăng ký với bộ) căn cứ và đăng ký của các đơn vị, tình hình thực tế, kết quả năm trước. [Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của bộ, hướng dẫn các đơn vị xây dựng các kế hoạch sản xuất bao bì, vật tư, tài vụ và lao động tiền lương ( gọi tắt là kế hoạch sản xuất-kỹ thuật-tài chính), tổng hợp trình bộ xét duyệt đồng thời có kế hoạch phân bổ dự trữ, điều hoà, bảo quản vật tư kỹ thuật và chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch ấy.] 4. Các nhân tố có ảnh hưởng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh . + Xây dựng: đặc điểm phát triển của thị trường vì ngành bao bì là ngành phụ thuộc vào sản phẩm hàng hoá của ngành khác , sản phẩm bao bì không phải là sản phẩm cuối cùng.; kết cấu nhóm hàng sử dụng bao bì trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; kết cấu sản xuất theo ngành; tình hình cụ thể của đơn vị (tình hình khách hàng, năng lực mmtb); ước tính sơ bộ của năm thực hiện; căn cứ vào tình hình thị trường khu vực. + Thực hiện: - Trực tiếp: sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất bao bì( do chưa có tiêu chuẩn hóa trong sản xuất bao bì, hàng rào gia nhập dễ dàng, chỉ cần có dưới 500 triệu là có thể kinh doanh sản xuất bao bì được), sự linh động của giá bán. - Gián tiếp: tỷ giá hối đoái(vì cty có các hoạt động kinh doanh XNK); biến động giá cả hàng nhập khẩu. 5. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và những biến động về cơ cấu sản phẩm dịch vụ a - chung (đơn vị: tỷ đồng) Khu vực 1998 1999 2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng doanh thu Trong đó: - Kinh doanh - Xuất khẩu - Sản xuất 105,6 65,1 16,4 24,1 100 61,7 15,5 22,8 73,3 40,8 16,0 16,5 100 55,7 21,8 22,5 89,19 47,24 19,89 22,03 100 52,97 22,30 24,73 B - kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu\năm 1998 1999 2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng doanh thu Trong đó: - Hạt nhựa - Giấy - Hàng hoá khác 65,1 16,0 18,3 30,0 100 24,6 28,1 47,3 40,8 18,6 15,1 7,1 100 38,24 37,1 24,75 47,24 15,59 13,87 17,78 100 33 29,36 37,64 C - xuất khẩu (đơn vị: 1000 USD) Chỉ tiêu\năm 1998 1999 2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng doanh thu Trong đó: - Tinh dầu - Dược liệu - Nông sản - Hàng gốm sứ và các loại khác 1845 1033 375 60 377 100 56,0 20,3 3,3 20,4 1507 252 932 19 304 100 16,7 61,8 1,3 20,2 1470,94 239,41 1123,35 108,18 0 100 16,28 76,37 7,35 0 D - sản xuất (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu\năm 1998 1999 2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng trị giá Trong đó: - Carton sóng - Hộp phẳng, bao giấy - Túi từ hạt nhựa - Hàng hoá khác 24,1 13,7 6,5 3,9 0 100 57 27 16 0 16,5 7,8 5,2 3,5 0 100 47,3 31,5 21,2 0 22,03 9,56 5,98 4,06 2,43 100 43,4 27,1 18,4 11,1 III. Tổ chức sản xuất 1. Quy trình sản xuất ra sản phẩm chủ yếu Do hoạt động của Cty có 3 lĩnh vực chính là kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh nhập khẩu, sản xuất nên em xin trình bày theo thứ tự: + Quy trình xuất nhập khẩu 1 đơn hàng Sau khi đã nghiên cứu thị trường để chuẩn bị xuất nhập khẩu, biết được giá trị, công dụng của hàng hoá, yêu cầu của thị trường về hàng hoá, tình hình sản xuất mặt hàng xuất nhập khâu, lựa chọn được khách hàng; bên đối tác. Các bên xuất nhập khảu sẽ tiến hành giao dịch, thương lượng với nhau qua các bước chính sau. - Hỏi giá - Phát giá ( chào hàng ) - Đặt hàng - Hoàn giá hay chấp nhận - Xác nhận việc thống nhất thoả thuận về các điều kiện giao dịch của người mua hoặc người bán. - Sau khi hợp đồng được ký kết các bên xuất nhập khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng đó, trải qua các bước sau: - Xin giấy phép xuất nhập khẩu - Kiểm tra chất lượng hàng hoá - Làm thủ tục hải quan để hàng hoá có thể xuất khẩu ra nước ngoài. - Mở thư tín dụng hoặc có thể nhờ thu qua Ngân hàng. Nếu sau khi nhận hàng hoá nếu cao khiếu nại gì thì hoặc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng đã ký thì hai bên sẽ giải quyết theo điều khoản trong hợp đồng. * Quy trình sản xuất carton sóng: + Tạo keo dán bằng bột, xút và phụ gia khác ( như hàn the) + Chuẩn bị các loại giấy theo đơn hàng + Sắp xếp đưa vào máy (keo, giấy..); vận hành tạo sóng + Tạo hình + In ấn ( nếu khách có yêu cầu) (chế bản + lưới in) + Hoàn chỉnh sản phẩm (cắt, ghim, đóng gói) * Quy trình sản xuất bao giấy hộp phẳng + Chế bản ,làm phim theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với các quy định của nhà nước về bao bì, nhãn mác. + Ra phim ( làm phim) + Phơi bản + Đưa lên máy OFFSET in +Dập hộp theo kích thước của hộp + Dán, đóng gói và giao hàng cho khách. 2. Chu kỳ sản xuất ra sản phẩm chủ yếu Thường được tính là 4 tiếng cho một chu kỳ để sản xuất ra một loạt sản phẩm bao bì ( tức là nửa ca máy) 3. Cơ cấu sản xuất * Xí nghiệp In 139 Lò Đúc (các bộ phận sx) Chế bản Tạo khuôn Dập In Xén giấy Phân phối * Xí nghiệp carton sóng Pháp Vân Tạo keo Hoàn thiện Định hình sản phẩm Chuẩn bị giấy vè tạo sóng 4. Hình thức và phương pháp tổ chức sản xuất - Hình thức tổ chức sản xuất của các xí nghiệp đều theo công nghệ - Phương pháp TCSX theo dây chuyền công nghệ V. Tổ chức quản lý 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. a/ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cty được thể hiện khái quát qua sơ đồ ở phần phụ lục 1 b/ Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban. b.1 khối các phòng phục vụ Phòng Tổ chức hành chính. (TCHC) Chức năng : Giúp Giám đốc Công ty những việc thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ của Công ty, công tác cán bô, lao động tiền lương, đào tạo, phong trào thi đua, bảo vệ kinh tế chính trị, an toàn lao động tại Văn phòng Công ty và giúp các Chi nhánh thực hiện các mặt hoạt động này; và đảm bảo các công việc trong lĩnh vực hành chính, quản trị, đời sống chăm sóc sức khoẻ CBCNV tại Văn phòng Công ty. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu đề xuất việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ của Công ty theo hướng gọn nhẹ có hiệu lực. - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho hoạt động của Công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Giúp Giám đốc quản lý tốt số cán bộ hiện có tuyển dụng số còn thiếu khi có nhu cầu. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương hàng năm, quí, tháng giử kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung của Công ty và phòng kế toán tài vụ để phối hợp thực hiện. - Giúp Giám đốc trong công tác thanh tra của chính quyền tham gia ban thanh tra nhân dân hoạt động dưới sự chỉ đạo của thanh tra cấp trên. - Xây dựng qui chế về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nội quy cơ quan, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện. - Thực hiện các công việc hành chính : tiếp khách, văn thư, quản trị, bảo vệ an toàn cơ quan. Phòng kế hoạch tổng hợp.(KHTH) Chức năng : Phòng kế hoạch tổng hợp có chức năng xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hàng năm và nhiều năm, về sản xuất kinh doanh liên doanh liên kết, XNK, nghiên cứu KHKT, tài chính, lao động tiền lương, XDCB giúp Giám đốc theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các loại kế hoạch này. Nhiệm vụ : - Phổ biến kịp thời kế hoạch được giao, nêu các yêu cầu xây dựng kế hoạch cho các Chi nhánh, các phòng : trên cơ sở kế hoạch của các phòng, các Chi nhánh xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực hoạt động của Công ty, báo cáo các cơ quan quản lý về các kế hoạch này theo quy định : theo dõi việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch này hàng tháng, quí và cả năm. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị thuộc Công ty kịp thời phát hiện những mất cân đối không được bảo đảm để kiến nghị các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao hoặc điều chỉnh lại kế hoạch. - Kết thúc năm kế hoạch, tập hợp kiểm tra - để báo cáo Giám đốc ra quyết định xd mức độ hoàn thành kế hoạch của các phòng ban, các Chi nhánh trực thuộc và báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch của Công ty theo quy định. Phòng tài chính ké toán (TCKT) Là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của Công ty. Nhiệm vụ : - Lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, định kỳ và đột xuất phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế và triển khai thực hiện kế hoạch đó, khi được phê duyệt. - Mở sổ sách theo dõi các số liệu về các hoạt động mua bán, lỗ lãi, các khoản thu chi nộp ngân sách. - Lo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, XNK của Công ty (kể cả ngoại tệ khi cần thiết). - Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tài chính, việc sử dụng và hiệu quả sử dụng đồng tiền từ các nguồn vốn, các khoản của Công ty và Chi nhánh phát hiện các sai sót làm thất thoát tiền vốn, vật tư tài sản, đề suất biện pháp ngăn ngừa và xử lý vi phạm. - Hướng dẫn kịp thời các phòng ban, các Chi nhánh về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ kế toán tài vụ. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở các hợp đồng mua bán và nhiệm vụ được giao theo quy đinh. - Sắp xếp hệ thống lại các chứng từ sổ sách theo quy định. - Thực hiện kiểm tra, đối chiếu sổ sách, chứng từ mục bán, thu chi với các phòng nghiệp vụ liên quan để thanh toán gọn, dứt điểm từng chuyến hàng mua bán. b.2 khối các phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu Phòng XNK I và phòng XNK II. Chức năng thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại theo điều lệ của Công ty và chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Nhiệm vụ : - Xây dựng kế hoạch XNK của Công ty, báo cáo cấp trên ngành dọc theo sự chỉ đạo của Giám đốc, giữa kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung của Công ty. - Nghiên cứu, thông báo trên phạm vi Công ty tình hình thị trường thế giới bao gồm luật pháp, tập quán quốc tế, mặt hàng, giá cả, thuê tàu, bảo hiểm... cần thiết cho hoạt động của Công ty. - Dự kiến và đăng ký danh mục mặt hàng và số lượng hàng hoá XNK của Công ty, làm thủ tục XNK theo qui chế hiện hành của Bộ và Nhà nước. - Lên phương án đàm phán, ký kết hợp đồng, tính toán hiệu quả của từng chuyến (lô) hàng XNK dự kiến giao dịch. - Thực hiện hoạt động XNK phục vụ nhiệm vụ của phòng cũng như hoạt động kinh doanh của toàn Công ty, bao gồm cả XNK uỷ thác, tái xuất, XNK tại chỗ. Sau mỗi chuyến hàng XNK, xác định, lỗ, lãi thanh lý hợp đồng. Thực hiện các nghiệp vụ về đàm phán, ký kết người thực hiện hợp đồng vận tải, bảo hiểm, pháp chế... những hợp đồng do phòng ký kết hoặc được giao thực hiện. Phòng XNK III (Lò đúc) Chức năng Tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất và kinh doanh bao bì trong nước và ngoài nước, thực hiện các dịch vụ mua bán, đại lý mua bán và giới thiệu sản phẩm, giao nhận vận tải ngoài kế hoạch chính của Công ty và khách hàng có nhu cầu. Nhiệm vụ: - Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế có liên quan đến chức năng kinh doanh và cung ứng bao bì theo yêu cầu của khách hàng phù hợp với năng lực của phòng. - Mở sổ sách theo dõi các hoạt động của phòng, hạch toán lỗ lãi. Nộp về Công ty số lợi nhuận theo tỷ lệ, để Công ty nộp Nhà nước theo qui định và hỗ trợ cho đời sống cán bộ công nhân viên thuộc Văn phòng Công ty. - Đảm bảo an toàn trong sản xuất và dịch vụ, quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho sản xuất và cáctài sản khác thuộc phòng quản lý. - Được phép giao dịch với khách hàng dưới danh nghĩa Công ty những hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng. b.3 Trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật bao bì. ( TT NCPT và ƯDKTBB) Chức năng : Nghiên cứu thị trường, từng bước cải tiến nâng cao chất lượng, làm phong phú hơn sản phẩm bao bì góp phần đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, từng bước tăng sức hấp dẫn của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển ngành bao bì, phục vụ nền KTQD trước hết cho xuất khẩu. - Nhập khẩu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng bao bì xuất khẩu. Thực hiện hợp tác, KHKT, tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật - công nhân lĩnh vực bao bì. Cải tiến qui trình công nghệ, trang thiết bị đưa tiến bộ KHKT vào thực tiễn, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. - Cung cấp cho các phòng, Chi nhánh trực thuộc Công ty những thông số kỹ thuật về sản phẩm, nguyên liệu, phụ liệu để làm bao bì, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh XNK của Công ty. Là đầu mối thiết lập quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, đào tạo, các tổ chức có chức năng ứng dụng khoa học kỹ thuật ngành bao bì trong và ngoài nước. b.4 Tổng kho Cổ loa. Chức năng : bảo quản, xuất nhập, tái chế hàng hoá của Công ty để tại khu vực Cổ loa và kinh doanh kho hàng khi điều kiện cho phép. Nhiệm vụ : - Xuất nhập hàng hoá kịp thời, đúng nhiệm vụ trình tự và phù hợp với yêu cầu từng loại hàng. - Sắp xếp hàng hoá hợp lý, thực hiện các biện pháp về quản lý, bảo vệ kho hàng, hàng hoá đúng quy định về nghiệp vụ kho hàng, đề phòng cháy nổ, lụt bão, đảm bảo chất lượng hàng hoá trong quá trình bảo quản. - Lập dự trù và thực hiện việc sửa chữa và bảo dưỡng kho hàng, mua sắm các phương tiện vật tư, phục vụ cho việc xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, trang thiết bị bảo hộ lao động. - Mở sổ sách theo dõi tình hình xuất nhập hàng hoá, đối chiếu chứng từ luân chuyển cho các phòng nghiệp vụ có liên quan. - Tổ chức canh gác bảo vệ kho hàng, hàng hoá trang thiết bị, đề xuất, tiến hành các biện pháp xử lý, ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hoá. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty là sản xuất sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu bộ máy tổ chức đảm bảo cho Ban Giám đốc theo dõi được các hoạt động của các bộ phận các Chi nhánh đơn vị nhằm phát huy có hiệu quả, năng lực của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong Công ty. b.5 các chi nhánh .(bao gồm: 1-chi nhánh công ty tại Hải Phòng. 2-chi nhánh công ty tại Đà Nẵng.) Hoạt động chính của các chi nhánh trên: - Giao nhận bảo quản hàng XNK và các vật tư hàng hoá khác tại khu vực. - Kinh doanh vật tư nguyên liệu và các sản phảm bao bì. - Gia công hoặc liên doanh liên kết để sản xuất các loại bao bì và hàng hoá khác cho XK và tiêu dùng trong nước. - Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá khác cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định. c/ Quy mô các bộ phận ( số và chất lượng nhân sự) (Trang sau) 2. Chế độ uỷ quyền và phân công trách nhiệm - Chế độ uỷ quyền: người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) được phép uỷ quyền , uỷ nhiệm cho cấp dưới thực hiện một nhiệm vụ hoặc 1 số nhiệm vụ trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật và của đơn vị. Việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản. Người được uỷ quyền được toàn quyền giải quyết các công việc trong phạm vi được uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người uỷ quyền trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao. Người uỷ quyền chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật . - Phân công trách nhiệm: + Thủ trưởng các đơn vị ở mỗi cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoạt động ở từng cấp đã được quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác; có toàn quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước cấp trên về những quyết định của mình. + Cấp phó đều là những người giúp việc cho cấp trưởng ở từng cấp tương đương và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình. + Các nhân viên trong từng bộ phận là người thừa hành của thủ trưởng cấp trên, trước hết là thủ trưởng cấp tương đương. + Giám đốc là người thủ trưởng cấp trên và là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh , kinh tế, chính Các phòng ban/ bộ phận Số lượng nhân sự Chất lượng nhân sự Đại học (%) Trung cấp (%) Còn lại (%) - Văn phòng công ty tại Hà Nội(1GĐ và 1 PGĐ) + Phòng KHTH: + Phòng TCHC: + Phòng TCKT: + Phòng XNKI: + Phòng XNKII: + Phòng XNKIII: +TT NCPT&ƯDKT BB: + Tổng kho Cổ Loa: + Tổ bán hàng Cổ loa: + XN in và SXBB (1 GĐ+2 PGĐ): +XNSXBB Carton (1 GĐ+1 PGĐ): - Chi nhánh Hải Phòng(1 GĐ+1 PGĐ): - Xưởng sản xuất túi chợ thuộc chi nhánh Hải Phòng: -Xưởng sản xuất bao bì thuộc chi nhánh Hải Phòng: - Chi nhánh công ty tại Đà Nẵng - XN sản xuất BB Tại Đà Nẵng 2 2 17 8 7 5 7 6 14 2 25 47 11 22 32 6 47 100 100 30 87,5 100 100 42,8 83 14,3 100 39,1 10,64 36,4 4,5 9,4 33,4 8,5 12,5 14,3 17 42,8 21,3 27,3 33,4 8,5 70 60,9 68,6 95,5 90,6 33,2 83 Tổng số: 260 trị, xã hội trong doanh nghiệp trước tập thể những người lao động và trước nhà nước. Mọi người trong doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh phục tùng mệnh lệnh của giám đốc. 3. Vấn đề nhân sự. + Cơ cấu nhân sự: phân loại theo các tiêu thức khác nhau Tính chất lao động: gián tiếp (33/260=12,7%); trực tiếp (227/260=87,3%) * Ngành nghề: sản xuất (170/260=65,4%); kinh doanh và phục vụ(90/260=34,6%) * Tuổi tác: Độ tuổi Số người 21-26 26-31 31-36 36-41 41-46 46-51 51-56 56-1 33 58 38 39 41 23 18 10 Tổng cộng: 260 * Chia theo giới tính: + Nam 182 người chiếm 70% + Nữ 78 người chiếm 30% * Chia theo trình độ chuyên môn ( chất lượng lao động): Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % 1.Đại họcvà trên đại học 2.Trung cấp 3.Công nhân kỹ thuật 4.Đào tạo kèm,truyền nghề 60 31 37 132 23 11,9 14,2 50,9 Tổng cộng 260 100 * Chia theo thời hạn hợp đồng: + lao động hợp đồng dài hạn: 257 người chiếm 98,8% + lao động hợp đồng ngắn hạn:3 người chiếm 2,2% + Vấn đề thừa thiếu lao động và giải pháp: Qua một số năm, số lượng lao động của doanh nghiệp hầu như không thay đổi về quy mô, do doanh nghiệp chỉ tuyển thêm lao động bù vào số lao động đến tuổi nghie hưu. Do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng. Chủ yếu là chuyên viên xuất nhập khẩu hoặc chuyên viên kinh doanh có trình độ và năng lực cao. Cò trong lĩnh vực sản xuất thì doanh nghiệp căn cứ vào lượng hợp đồng mà các đơn vị ký kết được để ký hợp đồng lao động và có phương án bổ sung lao động cho hợp lý. + Công tác đào tạo, thăng tiến: Trong một vài năm trước, do ảnh hưỏng của cuộc khủng hoảngkinh tế - tài chính khu vực và do những khó khăn trong SXKD trong nước doanh nghiệp đã thực hiện chính sách ổn định quy mô lao động. Công tác đào tạo trong công ty chủ yếu thực hiện qua hình thức tự đào tạo dựa trên ý thức tự giác của cán bộ CNV là chính, ngoài rakhi có những thay đổi về cơ chế, chính sách, chế độ, công ty cũng cử các cán bộ có liên quan đi học tập bồi dưỡng. Thăng tiến: Cty chưa chú trọng lắm đến vấn đề thăng tiến, cơ cấu nhân sự (chủ yếu là ở các văn phòng) ổn định qua nhiều năm làm cho độ tuổi bình quân của lao động của Cty là 31,64 năm, (tương đối cao), vì vậy công ty cần có chính sách dần dần trẻ hoá đội ngũ cán bộ, quan tâm hơn nữa đến việc tạo cơ hội thăng tiến cho lớp trẻ. + Tiền lương: các hình thức tiền lương hiện có, phương pháp xác định quỹ lương, biện pháp tăng quỹ tiền lương Các hình thức tiền lương hiện có: đối với các phòng ban quản lý, khối gián tiếp của các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đến hiệu quả hoạt động SXKD trên toàn Cty thì áp dụng tiền lương theo thời gian (thường có thưởng). Đối với một số đơn vị sản xuất trực thuộc Cty hiện nay vẫn còn áp dụng tiền lương sản phẩm tập thể và tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp không hạn chế. Tại xí nghiệp in, tuỳ theo thời điểm thích hợp mà áp dụng tiền lương sản phẩm luỹ tiến. Hiện nay, công ty ngày càng khuyến khích các đơn vị kinh doanh trả lương khoán trực tiếp cho người lao động. Phương pháp xác định quỹ lương: theo cơ chế hiện hành, nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua việc quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương và tiền lương thực hiện của doanh nghiệp. Việc xây dựng đơn giá tiền lương phải dựa trên định mức lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do nhà nước quy định. Một trong các yếu tố nói trên thay đổi thì phải thay đổi đơn giá tiền lương. Các bước tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương: - Xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch ( có thể lựa chọn 1 trong các chỉ tiêu sau: tổng sản phẩm bằng hiện vật, tổng doanh thu ( hoặc tổng doanh số), Tổng thu - tổng chi, lợi nhuận). - Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch: LKH = [ LĐđb x TLminDN x ( Hcb + Hpc ) + Vvc ] x 12 (tháng) Trong đó: LĐđb: lao động định biên TLmi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC785.doc
Tài liệu liên quan