Báo cáo Thực tập tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không

Phần I. Tổng quan về công ty Nhựa cao cấp Hàng Không I . Lịch sử tình hình và phát triển của công ty Nhựa cao cấp Hàng Không Những nét chính của công ty. Tên giao dịch: Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không Tên giao dịch quốc tế: Aplaco( Aviation High – Grade Plastic Company) Trụ sở chính: Đường Nguyễn Sơn , sân bay Gia Lâm , Hà Nội. Hình thức sử hữu vốn: Là doanh nghiệp nhà nước nên vốn thuộc sở hữu của nhà nước. Công ty có số vốn ban đầu được cấp là 1,1 tỷ đồng vào năm 1989. Sau đó được cấp b

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ sung thêm 2 tỷ đồng. Hiện nay số vốn của công ty đạt vào khoảng 67 tỷ đồng Hình thức hoạt động: Công ty nhựa cao cấp hàng không là một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động trong kinh doanh, được mở tài khoản giao dịch với khách hàng tại ngân hàng và có con dấu riêng. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp và thông thường. - Công ty Aplaco ngoài trụ sở và các xưởng sản xuất chính đặt tại sân bay Gia Lâm- Hà nội còn có chi nhánh và xưởng sản xuất đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tp HCM. Tổng diện tích tại Hà Nội: 12500 m2 Tổng diện tích tại Tp HCM: 800 m2 Tổng số cán bộ công nhân viên: 283 người 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Cách đây đúng 15 năm, ngày 04/11/1989, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chính thức được thành lập theo quyết định số 732/QĐ- TCHK của Tổng cục Hàng không với tên khai sinh là : Xí nghiệp hoá nhựa cao su Hàng không ( đây chính là tổ chức tiền thân cuả công ty Nhựa cao cấp Hàng không). Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ các chuyến bay của Vietnam Airlines. Sau gần 4 năm hoạt động , ngày 20/04/1993, đơn vị đổi tên thành xí nghiệp hoá nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số 747/QĐ/ TCCB- LĐ của Bộ Giao thông vận tải. Thời điểm này doanh nghiệp đã có những bước phát triển so với trước, chuyên sâu vào sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn kỹ thuật cao phục cho ngành Hàng không thay thế các sản phẩm trước đây phải nhập ngoại nhưng nhìn chung vẫn chưa có kết quả cao. Ngày 21/07/1994, đơn vị được đổi tên thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không như hiện nay theo quyết định số 1125/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải. Từ đó đến nay, công ty vẫn giữ nguyên tên là Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nhanh và liên tục. Cùng với sự tăng tốc của ngành Hàng không Việt Nam cũng như yêu cầu về tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và việc giải quyết công ăn viêc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngày 30/06/1997, Hội đồng quản trị của Tổng công ty Hàng không ra quyết định số 1025/QĐ-HĐQT về việc thành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng không với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Chức năng chính của công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu của ngành hàng không Việt Nam. Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu thị trường ngoài ngành. Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn I (từ năm 1989-1991) Đây là giai đoạn khó khăn nhất của công ty. Với tổng số vốn được giao là 1,1 tỷ đồng (theo thời giá năm 1989), hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ trong các chuyến bay. Nhưng do điều kiện xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động dư thừa của Cục xăng dầu cũ chuyển sang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này chưa rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, làm ăn không có lãi, lực lượng lao động chủ yếu sống bằng lương bao cấp của Tổng cục Hàng không và điều quan trọng là chưa hội đủ các điều kiện cần thiết của một doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường. Giai đoạn II (từ năm 1992-1998) Từ năm 1992, cùng với sự hội nhập và mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng khách quốc tế đi đến Việt Nam ngày càng tăng. Điều này tạo ra một sức ép lớn buộc ngành Hàng không nói chung và công ty nhựa cao cấp hàng không nói riêng phải kịp thời cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Trong giai đoạn này, công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư hệ thống công nghệ mới hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm nhựa cao cấp cho các chuyến bay. Tính đến quý II năm 1993, máy móc thiết bị của công ty gồm có: 02 máy phun ép nhựa 02 máy hút chân không 01 máy cắt dán liên hoàn túi xốp Hệ thống thiết bị phụ trợ khác Bên cạnh đó, để tránh tình trạng chỉ phụ thuộc vào một mảng thị trường duy nhất, công ty đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp với chất lượng cao và gía cả hợp lý. Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994 các chỉ số kinh tế cho thấy doanh thu tăng gấp 3 lần, lợi nhuận tăng gần 2 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần. Tuy nhiên các sản phẩm của công ty còn chưa đa dạng về chủng loại. ở giai đoạn này, quy mô và cơ cấu tổ chức của công ty đã đi vào ổn định. Công ty cũng đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của khu vực thị trường ngoài ngành, do vậy đã bắt đầu tập trung kế hoạch mở rộng thị trường này. Tất cả những kết quả đó đạt được là do công ty không những đổi mới công nghệ mà còn tập trung đào tạo cho cán bộ công nhân viên, từ đó làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm . Ban lãnh đạo công ty đã có những điều chỉnh chính sách phát triển thích hợp để khắc phục những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á gây ra. Nhờ vậy công ty đã thường xuyên đảm bảo được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Giai đoạn III (từ năm 1998 đến nay) Đây là giai đoạn tăng trưởng liên tục của công ty với thiết bị máy móc được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công ty đã đầu tư thêm các công nghệ tiên tiến như máy phun ép nhựa tốc độ cao, máy phun ép nhựa đa năng, đa lớp, máy phun ép nhựa cỡ lớn... Nhìn chung các sản phẩm nhựa cao cấp mang nhãn hiệu Aplaco có chât lượng tốt, mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, giá cạnh tranh. Hàng năm công ty đều tung ra thị trường từ 4 đến 6 sản phẩm mới. Hiện nay công ty đã sản xuất ra trên 250 loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, từ một cơ sở sản xuất nhỏ bé, lạc hậu và mang nặng cung cách làm ăn bao cấp của ngành Hàng không, sau hơn 10 năm dám nghĩ, dám làm, quyết tâm xây dựng và phấn đấu không biết mệt mỏi để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, công ty nhựa cao cấp Hàng không đã vươn mình đi lên trong sự phát triển vững vàng và ổn định, sẵn sàng cho hội nhập khu vực và quốc tế với nhiều kỳ vọng lớn lao. Sản phẩm của Aplaco không những đã hoàn toàn thay thế hàng nhập khẩu của ngành Hàng không từ các nước Singapore, Pháp…mà còn xuất khẩu được hàng hoá của mình sang các nước trong khu vực như Singapore, các nước asean khác và các nước Châu Âu(Thụy Điển, Bỉ…), Châu úc (úc, Newzeland…) . II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Nhiệm vụ sản xuất của công ty. Công ty nhựa cao cấp hàng không là đơn vị thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty hàng không Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh độc lập với nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa, kinh doanh các thiết bị, vật tư ngành nhựa, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định cuả pháp luật; Đầu tư tạo nguồn vốn, thuê và cho thuê các thiết bị ngành nhựa, tự tuyển chọn và đào tạo có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ của công ty. Sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ cho các chuyến bay trong nước và quốc tế của Việt Nam airlines. Đặc điểm sản phẩm và thị trường kinh doanh của công ty. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nhiều kích thước khác nhau, có đến hơn 250 sản phẩm phục vụ cho cả tiêu dùng và khách hàng công nghiệp. Các nhóm sản phẩm chính cuả công ty bao gồm: Các sản phẩm nhựa cao cấp phục cho các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines, Pacific Airlines và các hãng hàng không quốc tế đi và đến Việt Nam như khay, cốc cà phê, ly nước ngọt, dao, thìa, dĩa nhựa, bộ hộp suất ăn... Các mặt hàng nhựa cao cấp và thông thường phục vụ thị trường ngoài ngành như linh kiện nhựa trong sản xuất công nghiệp, trang trí nội thất, bao bì công nghiệp thực phẩm, sản phẩm nhựa thông thường và cao cấp khác. Với chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm ngày càng cao, giá thành sản phẩm hợp lý do vậy sản phẩm của công ty được người tiêu dùng ưa thích và đánh giá cao trong các kỳ Hội chợ triễn lãm trong nước và nước ngoài. Sản phẩm đã chiếm lĩnh được cả thị trường trong ngành hàng không và thị trường ngoài ngành . 2.1. Thị trường trong ngành Hàng không. Đây là thị trường chủ lực của công ty từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm cung cấp ở thị trường này chiếm khoảng 70% số lượng mặt hàng được sản xuất tại công ty. Tuy là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam nhưng không được hưởng bất kỳ sự ưu tiên nào từ phía Tổng công ty, chính nhờ vào khả năng và nỗ lực cuả mình, hiện nay gần như công ty đã độc chiếm được thị trường ngành Hàng không trước các đối thủ trong và ngoài nước. Thị trường này được chia làm hai mảng thị trường là thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam. Mảng thị trường miền Bắc chiếm khoảng 90% thị phần còn mảng thị trường miền Nam chỉ chiếm khoảng 50%, ít hơn khoảng 40% . Để tăng thị phần mảng thị trường miền Nam bằng những sản phẩm uy tín của mình, đầu năm 1998 công ty đã chính thức khai trương một cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm cạnh tranh giành giật thị trường này. Mặc dù đã chiếm giữ một phần lớn trong ngành Hàng không nhưng công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh của một số đối thủ lớn là các công ty nhựa cao cấp của nước ngoài là các nhà cung cấp truyền thống của ngành Hàng không những năm về trước. Sự cạnh tranh này đã đem lại cho công ty không ít những khó khăn như buộc phải bán rẻ để cạnh tranh làm cho lợi nhuận thu được hàng năm bị giảm xuống. Tuy nhiên trong những năm tới, công ty vẫn xác định đây là thị trường chính và sẽ tập trung chiến lược Marketting để mở rộng thị trường này. 2.2. Thị trường ngoài ngành. Công ty vừa mới tham gia thị trường này một thời gian ngắn, bước đầu chỉ là việc tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nhưng với một thời gian chưa dài mà sản phẩm của công ty dần dần đã lấy được uy tín trên thị trường này và được người tiêu dùng tín nhiệm. Thị trường này đã đem lại cho công ty khoảng 60 – 70% doanh thu. Do thị trường tiêu thụ ngoài ngành rất rộng lớn, đa dạng nên thị phần mà công ty có được còn ở mức khiêm tốn, mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm bao gói cho tiêu dùng và các nhà máy công nghiệp, thực phẩm, các sản phẩm phục cho công nghiệp xây dựng... Trong những năm tới, cùng với kế hoạch mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, công ty sẽ đầu tư mạnh vào thị trương tự do, tăng thị phần và tập trung vào cung cấp các sản phẩm thế mạnh. Công ty nhựa cao cấp ra đời và phát triển trong cơ chế thị trường với sự canh tranh gay gắt nhưng công ty đã sớm khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Thương hiệu Aplaco đã dần trở nên quen thuộc và bước đầu đã tạo được uy tín trên thị trường. Qui mô hoạt động của công ty. 3.1. Qui mô về vốn: Từ khi được thành lập năm 1989 với số vốn được cấp ban đầu ban đầu là 1,1 tỷ đồng(theo mệnh giá năm 1989) công ty đã luôn cố gắng để bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Đến nay sau gần 15 năm hoạt động, công ty đã chứng tỏ sự lớn mạnh của mình khi tổng số vốn hoạt động của công ty đã lên đến hơn 67 tỷ đồng. Hiện nay, số vốn hoạt động của công ty được hình thành từ bốn nguồn chính là: Vốn do ngân sách nhà nước cấp Vốn bổ sung từ Tổng công ty hàng không Việt Nam và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh giữ lại bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh hàng năm Nguồn vốn huy động được từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nguồn vốn huy động khác(như chiếm dụng vốn từ các đối tác...) Bảng cơ cấu vốn của công ty: ( Đơn vị tính : đồng) Chỉ tiêu 1989 2001 2002 2003 Tổng TS 1.100.000.000 23.075.962.997 47.341.750.553 67.229.729.110 TSLĐ 261.800.000 13.342.710.054 24.334.985.133 28.241.432.042 TSCĐ 828.200.000 9.733.252.943 23.006.765.420 38.988.297.068 TSLĐ/TTS 23,8% 57,82% 51,40% 42% TSCĐ/TTS 76,2% 42,18% 48,60% 58% Qua bảng trên ta thấy rõ sự lớn mạnh của công ty khi nguồn vốn hoạt động tăng lên 20,97 lần (2001); 43,04 lần (2002) và 61,12 lần (2003) so với năm 1989. Tỷ trọng TSLĐ/TTS, TSCĐ/TTS của công ty thể hiện rõ sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Khi mới thành lập, sản xuất chưa phát triển thì TSCĐ còn chiếm một tỉ lệ lớn nhưng những năm gần đây, bằng thực lực của chính mình tỷ trọng TSLĐ lại chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều thể hiện sự phát triển nhanh chóng trong kinh doanh của công ty. Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh: Nguồn vốn SXKD Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.1. Tổng số 6.817.693.038 8.817.693.038 12.283.675.758 - Vốn ngân sách cấp 1.093.433.970 1.093.433.970 1.093.433.970 - Vốn tự bổ sung 5.724.259.068 7.724.259.068 11.190.241.788 1.2 Cơ cấu vốn - Vốn cố định 4.527.693.038 4.527.693.038 7.124.531.940 +Vốn ngân sách cấp 553.433.970 553.433.970 553.433.970 +Vốn tự bổ sung 3.974.259.068 3.974.259.068 6.571.097.970 - Vốn lưu động 2.290.000.000 4.290.000.000 5.159.143.818 + Vốn ngân sách cấp 540.000.000 540.000.000 540.000.000 + Vốn tự bổ sung 1.750.000.000 3.750.000.000 4.619.143.818 Như vậy ta thấy vốn ngân sách cấp hầu như không thay đổi qua các năm, nguồn vốn sản xuất kinh doanh tăng lên chủ yếu là do doanh nghiệp tự bổ sung. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng dựa vào sức mình là chính, không phụ thuộc vào vốn ngân sách cấp. Trong đó, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào vốn lưu động làm cho vốn lưu động tăng lên một cách đáng kể, còn vốn cố định thì không thay đổi( trong năm 2001,2002) còn đến năm 2003 thì công ty lại tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị làm cho vốn cố định tăng lên so với các năm trứơc đó. 3.2 Qui mô về lao động Do đặc điểm công ty vốn là một doanh nghiệp sản xuất nên cơ cấu lao động có thể chia theo hai loại cơ bản là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những công nhân hiện đang làm việc tại các phân xưởng của công ty, họ là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Còn lao động gián tiếp là các quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, các cán bộ công nhân viên chức làm công tác quản lý và dịch vụ. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 283 người. Trong đó: +) Cán bộ quản lý công ty và các phòng ban trực thuộc là 21 người, gồm lãnh đạo công ty, trưởng các phòng ban nghiệp vụ, các quản đốc, phó quản đốc phân xưởng). +) Cán bộ công nhân viên của các phòng ban nghiệp vụ là 53 người +) Nhân viên phục vụ là 10 người gồm nhân viên bảo vệ, nhân viên làm công tác văn thư, nhân viên vệ sinh. +) Công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng là 178 người +)Tại chi nhánh phía Nam có 21 người. Tình hình tăng giảm lao động của công ty: Công ty nhựa cao cấp hàng không có số lao động khá ổn định và có trình độ tương đối cao. Hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trình độ từ trung học trở lên. Trong tổng số công nhân viên của công ty, nhân viên nữ là 167 người ( chiếm 59%), nhân viên nam là 116 người ( chiếm 41%). Báo cáo tăng giảm lao động năm 2003. STT Chỉ tiêu Tổng số (người) Trình độ chuyên môn Trên ĐH ĐH Trung cấp THPT 1 Đầu năm 270 3 45 88 134 2 Tăng trong năm 14 7 5 2 3 Giảm trong năm 1 1 Hưu trí 1 1 4 Cuối năm 283 3 52 92 136 Hợp đồng dài hạn 269 3 45 87 134 HĐLĐ dưới 1 năm 14 7 5 2 Công ty rất quan tâm đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Định kỳ công ty đều tiến hành kiểm tra tay nghề và bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hiện nay, công ty đang cử một số cán bộ đi học tập, nghiên cứu thêm công nghệ, kỹ thuật ở Đài Loan và một số nước phát triển khác. Ngoài ra, định kỳ hàng tháng công ty nộp nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật lao động: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ ( tổng quỹ lương)... Công ty còn chi trả tiền lương nghỉ phép, phí công tác huấn luyện, đào tạo thêm, phụ cấp an toàn độc hại, mua sắm dụng cụ an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động, chi khen thưởng thi đua, trả lương và các chi phí khác phục vụ cho khối cơ quan. Một số kết quả hoạt động qua các thời kỳ. Những năm đầu thành lập, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không biết đến lãi. Nhưng sau khi đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ, tìm kiếm thêm thị trường ngoài ngành thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có bước nhảy vọt. Ta có thể quan sát kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước qua bảng tổng hợp sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu 21.520.258.538 27.096.276.257 39.296.981.761 DT thuần 19.400.626.881 27.083.391.669 39.296.981.761 GVHB 15.547.091.858 22.045.014.777 31.326.235.101 Lãi gộp 3.853.535.023 5.038.376.892 7.970.746.660 LN trước thuế 222.793.663 275.056.737 456.269.781 LN sau thuế 151.499.691 187.038.581 310.263.451 Khoản nộp NS 794.509.345 1.015.217.246 6.331.671.159 Số lao động BQ 249 262 276 Thu nhập BQ 1 người 1.198.330 1.345.000 1.464.000 Tỉ lệ lãi thuần/ doanh thu 0,01 0,01 0,011 Từ những số liệu trên ta thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm , lợi nhuận cũng tăng lên qua các năm, thu nhập bình quân của người lao động cũng được cải thiện. Đặc biệt là từ năm 2002, do ngành du lịch phát triển rất mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa trên máy bay cũng tăng lên rất mạnh, do đó doanh thu của công ty trong 2 năm này có sự tăng lên đột biến. Xem xét tỉ lệ lợi nhuân trước thuế trên doanh thu bán hàng từ năm 2001 đến 2003, ta thấy tỉ lệ này ít thay đổi qua các năm mặc dù doanh thu thì tăng lên rõ rệt. Đó là do chi phí NVL và các chi phí đầu vào trên thị trường tăng nhanh. Theo đó đã làm cho lợi nhuận kinh doanh bị hạn chế. Cùng với sự tăng lên của quy mô sản xuất, số lượng lao động cũng tăng lên tương ứng. Và qua bảng trên ta cũng thấy thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên đều đặn. Đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. III. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Từ năm 1997 đến nay, sau khi trở thành một đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam thì quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối ổn định. Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tổ chức sản xuất của đơn vị, công ty nhựa cao cấp hàng không tổ chức quản lý theo một cấp: Giám đốc thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và phân xưởng. Phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Giám đốc, đảm bảo lãnh đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, thông qua cấp trung gian. ở phân xưởng có quản đốc điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm đối với giám đốc. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty nhựa cao cấp hàng không Giám đốc Trợ lý giám đốc Phó giám đốc Phòng marketting và tiêu thụ Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng chất lượng Phòng Quản lí nội vụ Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương Phân xưởng dập khay nhôm Phân xưởng bao bì PVC Phân xưởng nhựa Phân xưởng màng mỏng Phân xưởng in màng cứng Phòng thiết kế công nghệ 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty +) Giám đốc: Giám đốc là người đại diện cho công ty, có quyền điều hành cao nhất trong công ty, thay mặt công ty nhận nguồn vốn, đất đai, nhà xưởng do nhà nước cấp và chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn vốn đó. Đồng thời, giám đốc là người quản lý, lãnh đạo các phòng ban và điều hành sản xuất kinh doanh của các phân xưởng. Giám đốc còn là người chịu trách nhiệm ký xác nhận vào các loại giấy tờ, các bản hợp đồng, các báo cáo tài chính... +) Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của công ty, đồng thời thay mặt giám đốc đôn đốc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, ký vào các hợp đồng kinh tế, các giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về các quyết định của mình. +) Trợ lý giám đốc: tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động của công ty. Trợ lý giám đốc còn thay mặt giám đốc đôn đốc thực hiện các mệnh lệnh của giám đốc, tổng hợp tình hình của công ty. +) Phòng tổ chức cán bộ, lao động tiền lương: phòng có nhiệm vụ quản lý chung về công tác nhân lực. Sắp xếp điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, sa thải cán bộ, công nhân viên. Thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động và công tác nội chính, kiểm tra việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước của các cán bộ công nhân viên để kịp thời khen thưởng hay kỷ luật. Xây dựng chiến lược nhân sự và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp. +) Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm lo đầu vào và đầu ra của nguyên vật liệu, sản phẩm theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm và định hướng những kỳ tiếp theo. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty +) Phòng quản lý nội vụ: Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho giám đổc trong công tác tổ chức, quản lý và kiểm soát hoạt động văn thư, lễ tân, bảo vệ, an ninh, trật tự nội vụ và khu vực. Các hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh như phòng cháy chữa cháy, xây dựng điện nước, quản lý phương tiện vận chuyển... phù hợp với pháp luật nhà nước và các quy chế quy định của công ty. +) Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty, nhằm sử dụng tiền và đồng vốn đúng mục đích , đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. +) Phòng thiết kế công nghệ: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho cơ quan giám đốc về thiết kế khuôn mẫu và sản phẩm mới, luôn luôn tìm tòi ý tưởng, phương án tối ưu cho khuôn mẫu và thiết kế sản phẩm hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh. +) Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sự hoạt động của hệ thống máy móc công nghệ trong công ty. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. +) Phòng chất lượng: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, duy trì đảm bảo hệ thống này hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong suốt quy trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. +) Phòng marketing và tiêu thụ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức kinh doanh thương mại , về thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đàm phán ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thị trường trong và ngoài nước. Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường, lập kế hoạch phân bổ nỗ lực marketing và tổ chức quản lý marketing để đạt kết quả cao trong kinh doanh. +) Các phân xưởng: Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, là nơi thực hiện mệnh lệnh của giám đốc và các phòng ban. Tổng số công nhân trực tiếp và gián tiếp của các phân xưởng là 178 người chiếm khoảng 64 % tổng số công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài các phòng ban và các phân xưởng chính trên, công ty còn có một chi nhánh đại diện ở phía Nam với số nhân viên là 21 người, một phân xưởng phụ sản xuất các khuôn mẫu phục vụ sản xuất chính và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm với chức năng giới thiệu, trưng bày, bán buôn và bán lẻ của thị trường tự do. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty nhựa cao cấp hàng không do biết chú trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại nên đã taọ ra những sản phẩm có kiểu dáng mẫu mã vô cùng phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các loại sản phẩm đều có đặc điểm khác nhau nên có quy trình công nghệ chế tạo khác nhau. Ta có thể khái quát một số quy trình sản xuất sản phẩm của một số phân xưởng chính như sau: Sơ đồ 2: Qui trình công nghệ chế tạo các loại sản phẩm của công ty Phân xưởng nhựa Phân xưởng màng mỏng Phân xưởng bao bì Phân xưởng màng cứng Hạt nhựa Màng PVC, PS, PE Hạt nhựa Hạt nhựa Hoá nhựa Hoá nhựa Cắt màng Định hệ màng Đun thỏi màng mỏng Phun ép khuôn Đặt màng Kiểm tra tự động và bán tự dộng Gia công nhỏ Cắt dán đột Hút chân không Màng cứng Đóng gói thành phẩm Bao bì đóng gói Nắp khay Đóng gói thành phẩm Nhập kho phân xưởng nhựa Nhập kho phân xưởng màng Gia công nhỏ Phân định lượng Bao gói Đóng gói thành phẩm Nhập kho phân xưởng Nhập kho công ty Qua sơ đồ trên ta thấy, công ty hiện nay đang sử dụng 5 loại công nghệ chủ yếu sau: +) Công nghệ phun ép nhựa +) Công nghệ cán màng +) Công nghệ hút chân không +) Công nghệ thổi màng mỏng +) Công nghệ thổi vật rỗng Các công nghệ đều sử dụng các loại khuôn mẫu khác nhau để định hình sản phẩm qua quá trình hoá nhựa. Do vậy, việc xác định loại sản phẩm nào để cung cấp cho thị trường nào là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng vì khuôn mẫu có đặc điểm chiếm 50-60% cho sự thành công trong quá trình sản xuất. 2.2 Đặc điểm của quá trình sản xuất Công ty đã căn cứ vào tính chất và yêu cầu kĩ thuật để chia hoạt động sản xuất của công ty thành 5 phân xưởng chính. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm toàn bộ một chu trình khép kín bắt đầu từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản xuất các sản phẩm đầu ra khác nhau. +) Phân xưởng nhựa: Đây là phân xưởng chủ lực của công ty với số công nhân là 105 người, cung cấp 70% chủng loại sản phẩm và chiếm 43% nhân lực toàn công ty. Phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp như: bộ đồ dùng bằng nhựa dùng trong các chuyến bay, các loại hộp đựng bánh kẹo, cốc cà phê và rất nhiều các sản phẩm nhựa dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc phục vụ cho người tiêu dùng. +) Phân xưởng màng mỏng: Sản phẩm chủ yếu của phân xưởng này là các loại túi, bao bì khác nhau được sản xuất từ hạt nhựa và các màng như PEHD, PELD, màng PVC...Đây là các nguyên vật liệu nhập ngoại. Việc sản xuất của cả phân xưởng được tiến hành thông qua máy móc, công nghệ phục vụ cho việc thổi túi, in mẫu và cắt dán túi. +) Phân xưởng bao bì PVC ( hay còn gọi là phân xưởng hút chân không): Các giai đoạn của phân xưởng này đơn giản và nhanh chóng. Đầu vào của sản xuất là các tấm màng qua máy hút chân không, sản phẩm được cắt bỏ phế liệu và kiểm tra đóng gói tại phòng kiểm tra chất lượng rồi nhập kho phân xưởng. +) Phân xưởng cán màng cứng: Phân xưởng này chủ yếu sản xuất các sản phẩm bằng nhựa cứng là những chi tiết bộ phận nhỏ phục vụ cho ngành công nghiệp lắp ráp như: các bộ phận của ghế ô tô, mũ bảo hiểm... Công nghệ sản xuất ở phân xưởng này đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo độ bền, đẹp của sản phẩm. +) Phân xưởng dập khay nhôm: là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty quản lý điều hành và thực hiện các công việc theo kế hoạch được công ty giao. Nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng bằng nhôm phục vụ cho suất ăn nóng trên máy bay. Như vậy, quá trình sản xuất của mỗi phân xưởng đều đơn giản và khép kín. Mỗi loại sản phẩm sản xuất không luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác nên công tác kế toán của công ty được tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản đi rất nhiều. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành tổng hợp tại phòng kế toán theo phương thức tính giá thành sản phẩm trực tiếp, không phân bước, không tính giá thành bán thành phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp về phòng kế toán riêng cho các phân xưởng khác nhau và cuối kỳ kế toán căn cứ vào số thành phẩm sẽ tính giá thành riêng cho từng loại. Phần II. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty nhựa cao cấp hàng không Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty. Tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ khối lượng công tác kế toán và từng phần hành kế toán cụ thể nên công ty tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Hình thức tổ chức kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp này là hoàn toàn phù hợp với quy mô vừa của công ty cũng như phù hợp với phương thức tổ chức bộ máy quản lý chung. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán chi phí, tính giá thành và tồn kho NVL Kế toán doanh thu, thuế và tồn kho thành phẩm Kế toán tổng hợp kiêm tiền gửi ngân hàng Kế toán tiền mặt và thanh toán lương Kế toán công nợ Thủ quỹ Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép , xử lý các thông tin kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính. Tại công ty có phòng kế toán trưởng và phòng kế toán của công ry bao gồm kế toán trưởng và 8 kế toán viên với cơ cấu lao động kế toán như sau: Trình độ Giới tính Tổng Nam Nữ Đại học 1 7 8 Cao đẳng, trung cấp 1 1 Tổng 1 8 9 Mỗi kế toán có nhiệm vụ khác nhau được phân công cụ thể như sau: +) Kế toán trưởng: + Tổ chức điều hành công tác kế toán, đôn đốc giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Trực tiếp phân công công việc cho từng cán bộ trong phòng thực hiện + Kế toán trưởng lập các chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý thông qua bảng tổng hợp và chi tiết của các thành viên trong bộ máy kế toán nộp lên, chịu trách nhiệm về bá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34777.doc
Tài liệu liên quan