Lời nói đầu
Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần Matexim Thăng Long, với sự giúp đỡ của công ty em đã tìm hiểu về tìm hiểu về công ty. Công ty cổ phần Matexim Thăng Long là công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu với nhiều ngành nghề. Qua các năm hoạt động công ty đã tạo được mạng lưới phân phối khắp 3 miền đất nước, và tạo được uy tín trong lòng khách hàng, đặc biết công ty đạt lợi nhuận dương trong nhiều năm ,đảm bảo tốt đời sống của cán bộ công nhân viên làm việc tại
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Matexim Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty. Tuy vậy, công ty cũng có một số vấn đề cần khắc phục để ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh luôn biến động trong giai đoạn hiện nay.
Bản báo cáo tổng hợp về công ty cổ phần Matexim Thăng Long gồm có 4 phần
Phần 1: Tổng quan về công ty Matexim Thăng Long
Phần 2: Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty Matexim Thăng Long
Phần 3: kết quả hoạt động của công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 2009
Phần 4: Tình hình hoạt động một số hoạt động quản trị khác của công ty
Trong quá trinh hoàn thành bản báo cáo này đã được công ty cổ phần Matexim Thăng Long tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và hoàn thành bản cáo này. Đặc biệt có sự giúp đỡ của TS. Đỗ Thị Đông góp ý và hướng dẫn để em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lương Đức Thành
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Phần 1: Tổng quan về công ty Matexim Thăng Long
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần MATEXIM Thăng Long
Tên giao dịch: MATEXIM Thăng Long JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: MATEXIM Thăng Long
Địa chỉ: Số 1 Ngõ 484 Đường Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.38271496
Fax: 04.38781227
Website:
Số tài khoản: 10201 000004870 7
Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Chương Dương Hà Nội
Mã số thuế: 0101468309
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003644 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/03/2004.
Diện tích mặt bằng của công ty: hơn 6000 m2
Vốn điều lệ: 1.547.500.000 đồng
rị giá một cổ phần: 100.000 đồng
Ngành nghế kinh doanh:
Kinh doanh vật tư thiết bị toàn bộ, vận tải hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ;
Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng, trang trí nội thất, hàng tiêu dùng , kim loại đen, kim loại màu, sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc, đại lý ký gửi, giao nhận, vận chuyển hàng hóa
Kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất và vật tư nông nghiêp; sản xuất phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ xuất khẩu; xản suất dây cáp điện;
Thi công lắp đặt các công trình điện đến 100kv; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng;
Thu mua thứ , phế liệu sắt thép, kim loại màu;
Dịch vị cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ, kinh doanh nhà ở, bất động sản;…
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
Số lao động tính đến năm năm 2009 là 325 lao động
Phương châm hoạt động: Toàn thể cán bộ nhân viên Công ty luôn hiểu rõ sự thành công của khách hàng cũng là sự thành công của Công ty. Vì vậy, Công ty Cổ phần MATEXIM Thăng Long không ngừng cố gắng nỗ lực tìm hiểu nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chất lượng hàng hoá, giá cả và thời gian đáp ứng tốt nhất, linh hoạt nhất. Xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định dựa trên nền tảng tôn trọng uy tín kinh doanh và lợi ích của các bên, đóng góp tối đa cho sự thịnh vượng chung của cộng đồng và xã hội luôn là phương châm hoạt động của Công ty.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Matexim Thăng Long tiền thân là Xí Nghiệp Vật Tư Vận tải thuộc Công ty Vật Tư và Thiết bị toàn bộ (MATEXIM) –Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Bộ Công nghiệp được chuyển đổi theo lộ trình Cổ phần hóa DNNN theo quết định số : 1990/2003/QĐ BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Chi nhánh vật tư Thăng Long đã đi đầu trong công cuộc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Chi nhánh đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Matexim Thăng Long theo Quyết định số 1990/2003/QĐ BCN ngày 03//2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Công ty Cổ phần kinh doanh các ngành nghề
Kinh doanh vật tư thiết bị toàn bộ, vận tải hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ;
Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng, trang trí nội thất, hàng tiêu dùng , kim loại đen, kim loại màu, sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc, đại lý ký gửi, giao nhận, vận chuyển hàng hóa
Kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất và vật tư nông nghiêp; sản xuất phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ xuất khẩu; xản suất dây cáp điện;
Thi công lắp đặt các công trình điện đến 100kv; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng;
Thu mua thứ , phế liệu sắt thép, kim loại màu;
Dịch vị cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ, kinh doanh nhà ở, bất động sản;…
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
Từ năm 2003 công ty mở thêm Xưởng cơ khí chế tạo: Bước đầu chế tạo các kết cấu thép phục vụ các nhu cầu xây dựng, gia công các chi tiết cơ khí, các thiết bị chịu lực, nồi hơi phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bước đầu đã có uy tín trên thì trường.
Đặc biệt với dây truyền sơn tĩnh điện theo công nghệ của Đức hàng năm sản lượng đạt 100.000m2. Công ty đã sẳn xuất, cung cấp thiết bị điện và xây lắp các hệ thống điện cho ngành điện và các Nhà máy, Xí nghiệp ở cả ba miền đất nước.
Để thực hiện tất cả các chức năng sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp đã đề ra những nhiệm vụ sau:
Thực hiện đúng mục đích thành lập của doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký
Tổ chức tốt các nguồn hàng để phục vụ khách hàng
Sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí, đồ nhựa
Sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nghành điện gia dụng
Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh lành mạnh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, ngày càng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị truờng.
Chăm lo đời sống tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên làm việc.
Giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý.
Qua quá trình hoạt độnng, với nỗ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã khắc phục khó khăn và nhanh chóng phát triển thành một đơn vị kinh doanh mạnh mẽ dựa trên nên nền tảng cạnh tranh bằng chữ tín và khả năng linh hoạt đáp ứng nhanh các yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị cho khách hàng.
Hiện tại Công ty có 325 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở chính và các chi nhánh trên toàn quốc. Doanh thu hàng năm đạt gần 24 tỷ đồng.
Phần 2: Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty Matexim Thăng Long
2.1. Sản phẩm và thị trường
2.1.1. Sản phẩm
Công ty cổ phần Matexim Thăng Long là nhà cung cấp có uy tín trên 30 năm các máy móc, thiết bị công trình, xe chuyên dụng, thiết bị toàn bộ các hãng nổi tiếng như:
Các hãng của các nước G7: CATER FILER (CAT); KOMASU, HITACHI, MITSUBISHI,…
Dây chuyền nghiền sàng đá công suất 50 120T/h của Liên Bang Nga và Trung Quốc
Các hãng của Nga: KAMAZ, KPAZ, BELLAS,….
Công ty cổ phần matexim Thăng Long làm nhà cung cấp có uy tín các mặt hàng thiết bị điện của các hẵng nổi tiếng như:
Các thiết bị đóng ngắt cao thế cảu các hẵng: siemens, Schneider Electric, Alstom, ABB,…
Tủ nạp ACCU của hãng AEES Cộng hòa Pháp
Tủ bù công suất phản kháng của các hãng: DUCATI Italia, FEDERAL Tây Ban Nha, SHIZUKI Nhật Bản
Thiết bị chống sét các hãng: Cooper, Alstom, Cộng hòa Pháp
Tấm trần cách nhiệt, cách âm
Công ty làm nhà cung cấp có uy tín các mặt hàng thép chế tạo cơ khí như:
Các loại thép cascbon thấp: tấm , lá, cuộn: Q235, SS400, Q345,…lá mạ kẽm
Các loại thép lò xo: 65Mn, 55Si2Mn, 60SiMn, 50CrMn (sử dụng làm các loại nhíp ô to, máy kéo, lò xo mấy móc.
Các loại thép chịu nhiệt: 1Cr13, 2Cr13, 1Cr11Mov,…(thép chuyên làm Supap).
Các loại thép làm khuôn rèn: 5CrNiMo, 5CrMnMo, các loại thép làm khuôn trong ngành nhựa S45C, 45Mn,…
Các loại ống gang cầu dùng trong đường ống dân nước theo tiêu chuẩn ISO 2531 (DN80 3000mm)
Thép làm lõi cáp nhôm tiêu chuẩn GB/T3428 (ở dạng cuộn) từ ᾩ 1.85 4.5mm,…
2.1.2. Thị Trường
Bằng nỗ lực không ngừng tìm hiểu và phát triển thị trường, Công ty đã và đang chiếm lĩnh được sự tin tưởng và hợp tác bền vững của nhiều bạn hàng trong nước. Công ty đã sản xuất, cung cấp thiết bị điện và xây lắp các hệ thống điện cho ngành điện và các Nhà máy, Xí nghiệp ở cả ba miền đất nước.
2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐỘI
XÂY LẮP
SỐ 2
XƯỞNG
SƠN TĨNH
DIỆN
XƯỞNG
CƠ KHÍ, CỬA NHỰA
ĐỘI
KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG
PHÒNG
KINH DOANH XNK
PHÒNG
KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
ĐỘI
XÂY LẮP
SỐ 1
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban.
Ưu điểm:
Thời gian quyết định quản trị được rút ngắn
Chất lượng quyết định được nâng cao
Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một mức độ nhất định
Nhược điểm:
Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn
Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định
Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty
Hiện nay công ty cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu để hướng tới cơ cấu tổ chức ma trận với việc phân ra các ngành hàng chuyên biệt, coi từng ngành hàng là các SBU. Mô hình tổ chức ma trận sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm hiện tại của mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng.
2.2.1. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc công ty cổ phần MATEXIM Thăng Long là người điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chung quy định tại Điều lệ Công ty Cổ phần hiện hành.
+ Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển; Công tác sản xuất kinh doanh và các hoạt động tài chính của Công ty.
+ Quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hàng ngày của Công ty, hoặc những nội dung theo ủy quyền của ĐHĐCĐ và HĐQT Công ty.
+ Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương hoặc thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
+ Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động trong Công ty.
+ Trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính Kế toán và Phòng Hành chính Nhân sự của Công ty.
2.2.2. Phó tổng giám đốc kỹ thuật
Tham mưu cho Tổng Giám đốc & HĐQT các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm & kỹ thuật sản xuất.
Lập kế hoạch sản xuất và điều hành các hoạt động sản xuất của Công ty để đáp ứng mục tiêu doanh số bán hàng của Công ty.
Thiết kế, phát triển và phối hợp với Giám đốc nhà máy thực hiện các kế hoạch chiến lược của nhà máy một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Đề ra mục tiêu hoạt động, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Nhà máy. Chuẩn hoá các quy trình hoạt động, các thủ tục và quy định tại nhà máy theo chủ trương và chính sách của Công ty, theo quy định của địa phương & Ban quản lý Khu công nghiệp.
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, với chi phí và tỉ lệ phế phẩm thấp nhất.
Phê duyệt việc sản xuất các sản phẩm mới. Đảm bảo các sản phẩm do nhà máy lắp đặt đạt chất lượng.
Phối hợp với Giám đốc Nhà máy xây dựng văn hoá, tác phong làm việc của CB+CNV tại nhà máy.
Định hướng và lập kế hoạch nhân sự cho sự phát triển lâu dài của Nhà máy. Kiểm soát chi phí, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của các khoản chi tại Nhà máy.
Ký duyệt các giấy tờ liên quan đến sản xuất và XNK theo thẩm quyền và theo quy chế tài chính của Công ty.
2.2.3. Phó tổng giám đốc kinh doanh
Giúp TGĐ điều hành mảng công việc Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, giám sát và giúp mọi công việc về huy động tài chánh, phân bổ tài chánh, đầu tư…
2.2.4. Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Tổng giám đốc tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của Tổng giám đốc. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật.
2.2.5. Phòng kế hoạch kỹ thuật
Tham mưu việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất, mua sắm vật tư, quản lý vật tư trong Công ty, nhập khẩu hàng hoá, khảo sát nhu cầu thị trường. Đồng thời, chịu trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý sản xuất tại các phân xưởng trong Công ty.
Thiết kế các sản phẩm mới, quản lý hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm của doanh nghiệp. Thiết kế định mức kích thước cơ bản của sản phẩm, thực hiện thiết kế theo đúng hợp đồng đã ký.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, giám sát kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm, của từng phân xưởng, từng công nghệ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
2.2.6. Phòng kinh doanh xuất khẩu
Gồm có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 1 thủ kho, 5 nhân viên kinh doanh, 3 nhân viên bán hàng. Phòng nghiệp vụ kinh doanh có các chức năng cụ thể như sau:
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực:
Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của Tổng công ty, Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất nhập khẩu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên,
Xây dựng chính sách thương nhân
Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Tổng công ty với các đối tác,
Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Tổng công ty giao phó.
2.2.7. Phòng tài chính kế toán
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.
Phòng kế tóan thực hiện các chức năng cụ thể sau:
Thực hiện các chế độ thống kê theo quy định hiện hành
Tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
Kiểm tra, kiểm soát
Thực hiện lập báo cáo tài chính định kỳ
Tổng hợp và công khai tình hình tổ chức của cán bộ công nhân viên cho ban giám đốc cũng như các cơ quan chức năng của nhà nước.
Chính sách kế toán áp dụng trong công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/01/của năm kết thúc vào ngày 31/12/ năm đó
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng việt nam
Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình , TSCĐ vô hình : Theo đánh giá lại
Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích , hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình
Phương pháp kế toán tài sản cố định : Theo quyết định số 206/2003 QĐBTC 12/12/2003
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên
2.2.8. Đội xây lắp
Tổ chức thi công các công trình (sửa chữa các hạng mục của nhà máy điện, xây lắp các công trình điện, xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng khác) do đơn vị tự tim kiếm hoặc theo kế hoạch công ty giao.
Chủ động tìm việc, trực tiếp thương thảo hợp đồng với đối tác. Lập dự án thi công bảo đảm an toàn lao động.
2.2.9. Đội kỹ thuật bảo dưỡng
Đây là một bộ phận thuộc khối sản xuất, đảm bảo hoạt động cho các dây chuyền công nghệ trong các phân xưởng. Kế hoạch bảo trì sửa chữa trong công ty là theo tính định kỳ, do đó, bộ phận này phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các dây chuyền công nghệ theo thời gian quy định.
Ngoài ra, bộ phận này cũng có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng theo lệnh. Trong trường hợp sửa chữa vượt quá khả năng của bộ phận này thì bộ phận này cũng có trách nhiệm phải liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước nhanh chóng sửa chữa để kịp cho sản xuất được hoạt động.
2.2.10. xưởng sơn tĩnh điện
Tổ chức sản xuất trên dây chuyền sơn tĩnh điện.
Thiết kế và thẩm định qua thực tế phản ánh chi tiết công nghệ đến từng bước công nghệ. Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, ở các phân xưởng quản đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất của phân xưởng mình.
Cơ cấu trong phân xưởng sơn tĩnh điện
Một Quản đốc , một Phó quản đốc, một nhân viên kinh tế phân xưởng, một Đốc công và các đội tổ sản xuất. Mỗi tổ trong từng phân xưởng thực hiện một hay một số bước của quy trình công nghệ.
2.2.11. Xưởng cơ khí xưởng nhựa
Tổ chức sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ hiện có tại đơn vị để gia công,chế tạo các sản phẩm và thực hiện các công việc sau: bố trí hoạt động hợp lý, tuân thủ các quy định của bộ luật lao động và nội quy lao động.
Thiết kế và thẩm định phản ánh công nghệ chi tiết đến từng bước nguyên công và hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ khí.
Điều hành hoạt động sản xuất các sản phẩm sửa chữa cơ điện phục vụ sản xuất theo kế hoạch tác chiến.
Phối hợp các đơn vị của Công ty để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm của đơn vị và sửa chữa cơ điện của Công ty.
Kiểm tra sản phẩm trước khi giao kho, đánh giá số liệu sử dụng vật tư. Thực hiện an toàn bảo hộ lao động.
2.2.12. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của công ty
Mỗi phòng ban đều có quyền hưởng lương theo quy chế trả lương của Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực trên cơ sở chất lượng ,tiến độ hoàn thành và hiệu quả các công việc thuộc chức năng quản lý của phòng ban đó .
Chủ động cân đối nhân lực,phân định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng kỹ sư và nhân viên .Hưởng thù lao (thu nhập ngoài lương), còn đối với đội xây lắp thi công ngoài những quyền hạn được hưởng trên thì các đội xây lắp còn có quyền tự chủ cân đối thu chi tài chính trong hoạt động của đội, tổ chức thi công sửa chữa và xây lắp các công trình, chủ động thuê mướn lao động, thiết bị và mua sắm vật tư cần thiết phục vụ cho công việc.
2.3. Nguồn nhân lực
Hiện nay doanh nghiệp có tổng số cán bộ công nhân viên là 325 người trong đó bố trí cơ cấu nnhư sau:
Cử nhân kinh tế 18 người
Kỹ sư chế tạo máy và cơ khí 10 người
Kỹ sư điện 5 người
Công nhân bậc 5/7 có 35 người
Công nhân bậc 2/4 có 237 người
Các lao động khác có 30 người
Nhằm mở rộng sản xuất, trong đầu năm 2010 này công ty đang tuyển thêm 100 công nhân cơ khí.
Hiện nay thu nhập bình quân 1 lao động của công ty là 2,15 Triệu đồng. Mức thu nhập này có thể đáp ứng được mức sống hiện nay của cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp cũng luôn đảm bảo mức sống của mọi người để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Với số lao động như trên phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong việc kinh doanh thương mại. Nhưng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cụ thể như: cử một số nhân viên đi học thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quan hệ với bạn hàng trong nước và ngoài nước.
2.4. Công nghệ sản suất
Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Công ty Cổ phần Matexim Thăng Long nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu lập kế hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư. Quyết định đầu tư chỉ được đưa ra sau khi các kế hoạch đầu tư phải thỏa mãn đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng phải dựa trên cơ sơ năng lực tài chính của công ty.
Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng là đồng bộ, khép kín.
Phương pháp sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị hiện đại, các trang thiêt bị luôn đáp ứng yêu cầu và được bảo dưỡng, sửa chữa tạo điều kiện cho quá trình sản xuất.
Hệ thống máy móc thiết bị được bảo trì thường xuyên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất của công ty luôn có những cải tiến kỹ thuật cho phù hợp hơn nữa với thực tế hoạt động của công ty.
2.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Công ty cổ phần Matexim Thăng Longđược xây dựng tại 5B2 Khu công nghiệp trại gà Phú diễn Từ liêm Hà Nội với tổng diện tích là 6000m2
Cơ sở vật chất của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long bao gồm: Khu nhà làm việc cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, các phân xưởng sản xuất và các khu nhà phụ trợ, hệ thống đường đi lại trong khu vực nhà máy đều đuợc rải nhựa và bê tông rộng rãi sạch sẽ, hệ thống cấp thoát nước, trạm điện ...
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù kinh doanh của Doanh nghiệp, mua các nguyên vật liệu, bán và sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng được nâng cao. Doanh nghiệp đã trang bị lại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
01 kho để chứa đựng hàng hóa với dung lượng 10 tấn/ kho
01 kho chứa đựng hàng vật tư và vận chuyển hàng hóa để xuất bán
Máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với việc sản xuất kinh doanh. Các loại máy như: máy cắt tiện, máy mài, máy khoan, bảo hộ lao động.Doanh nghiệp có 02 dây tryền sản xuất cơ khí, 01 dây truyền sơn tĩnh điện
Phía trước doanh nghiệp có biển đề tên của Doanh nghiệp và các thông tin khác của doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại…..
Các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất với chất lượng tốt như máy móc, trang thiết bị. Phòng làm việc của doanh nghiệp có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết như bàn ghế tủ đựng tài liệu, máy vi tính, máy in ...... phục vụ cho quá trình làm việc. Có một khu vực dành riêng cho sinh hoạt và nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có 10 ô tô tải và 02 ô tô con để phục vụ cho quá trỡnh vận tải hàng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa, vật liệu kịp thời và nhanh chóng
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có một khu vực nhà ăn dành riêng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
Mặt bằng, nhà xưởng rộng rãi luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất. Điều kiện an toàn lao động cao, công nhân sản xuất được trang bị quần áo bảo hộ lao động, gang tay, mũ, kính ...
Phần 3: kết quả hoạt động của công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 2009
3.1. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 – 2009
Bảng 1
Doanh thu của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu
19.249.348.153
21.229.634.558
25.415.794.710
23.236.086.941
22.123.765.941
LNST
446.463.768
350.700.177
337.095.505
426.363.876
426.864.593
Biểu đồ 1
Doanh thu của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 – 2009
Dựa vào biểu đồ ta thấy tình hình doanh thu từ năm 2005 2009 có nhiều biến động. Từ năm 2005 2007 tăng liên tục tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2006 tăng 10,03% tăng 1.980.286.405 đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 20% tăng 4.186.160.152 đồng so với năm 2006. Từ năm 2007 – 2009 doanh thu có xu hướng giảm, cụ thể năm 2008 giảm 8.6 % giảm 2.179.707.769 đồng, năm 2009 giảm 4.8% giảm 1.112.321.000 đồng.
Do sự biến động của môi trường kinh doanh đặc biệt khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình doanh thu của công ty cũng có biến động như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy có giảm 2 năm 2008 và 2009 nhưng tốc độ giảm ngày càng giảm dần.
Tình hình Lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm từ 2005 2007 sau đó tăng vào năm 2008 và 2009. Cụ thể năm 2006 giảm so với năm 2005 là 21,4% giảm 95,763,591 đồng, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3,9% giảm 13,604,672 đồng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 26,4% tăng 89,268,371 đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,2% tăng 500,717 đồng.
Có sự tăng giảm như vậy là do các năm 2005 2007 việc kiểm soát chi phí cau rdoanh nghiệp chưa tốt và tình hình đã được cải thiện vào 2 năm 2008 và 2009, đây là tín hiệu đáng mừng của công ty.
Bảng 2
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty cổ phần Mtexim Thăng Long giai đoạn 2005 2009
Đơn vị: Đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Thực hiện
19.249.348.153
21.229.634.558
25.415.794.710
23.236.086.941
22.123.765.941
Kế hoạch
19.000.000.000
22.470.515.000
22.200.000.000
22.280.000.000
21.600.000.000
Biểu đồ 2
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty cổ phần Mtexim Thăng Long giai đoạn 2005 2009
Tình hình thực hiện kế hoạch của công là tương đối tốt chỉ có năm 2006 là không đạt kế hoạch còn các năm còn lại đều vượt kế hoạch. Cụ thể năm 2005 đạt 101,3% so với kế hoạch vượt 1,3%, năm 2006 đạt 94,45% so với kế hoạch, năm 2007 đạt 114,45% so với kế hoạch vượt 14,45%, năm 2008 đạt 104,3% so với kế hoạch vượt 4,3%, năm 2009 đạt 102,43% so với kế hoạch vượt 2,43%.
3.2. Nhận xét về kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 – 2009
Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2005-2009, công ty có lãi trong 4 năm liền, mức lợi nhuận sau thuế trung bình đạt gần 400 triệu/năm. Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2005-2007 có xu hướng giảm mặc dù doanh thu trong 3 năm đó tăng đều, điều này cho thấy trong 3 năm đó doanh thu cao nhưng các chi phí cũng tăng theo dẫn đến việc lợi nhuận giảm xuống, sau 2 năm tiếp theo doanh thu có xu hướng giảm nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng đây là tín hiệu đáng mừng về công tác kiểm soát chi phí của công ty đã được cải thiện.
Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty trong giai đoạn năm 2005-2009 là tương đối tốt, hoàn thành kế hoạch chỉ có năm 2006 không hoàn thành kế hoạch các năm còn lại đều vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên mức vượt kế hoạch còn thấp. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới.
3.3. Nguyên nhân và tồn tại của kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Matexim Thăng Long giai đoạn 2005 – 2009
Về kinh doanh vật tư: Trong 2 năm 2005 và 2006 Công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng cũ một số mặt hàng nhập khẩu và uỷ thác, nhưng chưa được khả quan.
Do nguồn vốn kinh doanh ít chưa đáp ứng yêu cầu . Vay ngân hàng là chủ yếu và phải huy động vốn nên lãi vay phải trả chiếm tỷ lệ lớn. Kinh nghiệm XNK đến 2006 mới đi vào ổn định.
Công tác kiểm soát chi phí của doanh nghiệp chưa tốt còn dẫn đến tình trạng doanh thu tăng mà lợi nhuận lại giảm do đó quá trình sản xuất chưa hiệu quả
Do Công ty là doanh nghiệp loại nhỏ, vốn kinh doanh ít, chủ yếu phải vay ngân hàng nên chi phí lãi vay cao. Để giảm bớt gánh nặng chi phí này Công ty đã tránh để hàng tồn kho nhiều, thu hồi công nợ kịp thời tránh tình trạng ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn.
Trong năm sau đó, tình hình thị trường có nhiều biến động. Khủng hoảng kinh tế, biến động giá cả và biến động tỷ giá khiến cho kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn Song dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Công ty vẫn làm ăn có lãi và bảo toàn vốn, đảm bảo được lãi cổ tức theo kế hoạch đề ra.
Phần 4: Tình hình hoạt động một số hoạt động quản trị khác của công ty
4.1. Quản trị nhân lực
4.1.1. Tuyển dụng
Mục tiêu hàng đầu của công ty là thu hút được nhân tài đáp ứng các yêu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Qui trình tuyển dụng nguồn nhân lực bao gồm các công việc: nhận hồ sơ xin việc, sơ tuyển qua hồ sơ, kiểm tra, phỏng vấn, thẩm tra hồ sơ, khám sức khỏe và ra quyết định tuyển dụng. Tùy theo từng vị trí cụ thể thì sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc hay cần thiết đối với những chức danh cần tuyển, cụ thể:
Nhân sự cao cấp: Ban TGĐ phối hợp các công ty dịch vụ nhân sự để tuyển dụng nhân sự giỏi.
Nhân sự trung cấp: Mở rộng nguồn tuyển dụng, ưu tiên các cá nhân xuất sắc từ các trường đào tạo, thu hút nhân sự giỏi từ các công ty khác.
Nhân sự sơ cấp: Tuyển dụng trực tiếp tại địa phương.
Đối với các vị trí quan trọng của công ty, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, ngoài yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành, các ứng viên phải có một số năm kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt phải có khả năng phân tích và trình độ ngoại ngữ.
4.1.2. Đào tạo và phát triển
Ban lãnh đạo rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nhân sự, coi trình độ nhân sự là nhân tố chủ đạo của sự phát triển. Mục tiêu đào tạo là trang bị những kiến thức cần thiết cho từng phòng ban, từng bước nâng cao hiệu quả công việc.
Công ty đã thiết kế các chương trình đào tạo ngay tại công ty với sự tham gia giảng dạy của chính các nhân viên cấp cao hoặc một số chuyên gia trong và ngoài nước mà công ty mời về. Công ty cũng thường xuyên kết hợp đào tạo thông qua thực tế công việc. Đào tạo thông qua thảo luận theo chuyên đề và cử nhân viên đi học.
Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Công ty cổ phần Matexim Thăng Long luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc cải thiện môi trường làm việc, giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa.
Việc trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động được công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hàng năm, công ty cũng tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, thể thao nhân các ngày kỷ niệm ngày lễ quan trọng, tặng quà và phần thưởng cho các con em cán bộ nhân viên có thành tích xuất sắc trong học tập, tổ chức cho sinh viên và các tổ chức doanh nghiệp đến tham quan giao lưu cùng cán bộ nhân viên công ty...
4.2. Quản trị tiêu thụ
Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty không phải là một hoạt động thụ động, chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng. Hoạt động quản trị tiêu thụ trong công ty là một quá trình xuyên suốt từ hoạt động nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch sản xuất, hoạt động thiết kế tổ chức kênh phân phối, hoạt độ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25944.doc