Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đ ối với bất kỳ một Công ty hay một doanh nghiệp kinh doanh hay sản xuất nào thì vấn đề tiêu thụ được sản phẩm giữ được vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Bán được hàng hoá thì mới có vốn để kinh doanh tiếp, tạo cho quá trình luân chuyển vốn được diễn ra liên tục để nâng cao được giá trị sử dụng cho đồng vốn mang lại lợi nhuận cho Công ty mình. Trong cơ chế thị trường vấn đề tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn nó đòi hỏi các Công ty phải có phản ứng nhạy bén với những thay đổi đó của thị trường. Trong bối cảnh như vậy không ít các Công ty đã tỏ ra được khả năng và tìm được chỗ đứng vững chắc, nhưng cũng không ít các công ty đã tỏ ra bị yếu thế và tụt lùi lại phía sau vì không tìm được thị trường tiêu thụ để rồi dẫn đến ách tắc giao thông kinh doanh. Việc tìm ra được biện pháp hữu ích cho vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự phát triển và tồn taị của Công ty. Hơn nữa theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước tiến theo xu hướng này. Điều đó đã tạo cho các Công ty có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, đó là sự mở rộng của các ngành nghề trên mọi lĩnh vực, sản xuất không ngừng tăng và cả sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, những vướng mắc bỡ ngỡ ở thị trường nước ngoài đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đòi hỏi phải đổi mối cơ chế quản lý, đổi mới bộ máy kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình mới, đầu tư trang thiết bị, bổ sung các máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các bộ phận trong các hoạt động kinh doanh phải bao gồm hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tiêu thụ hàng hoá… Việc tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp là chiếc cầu nối và là khâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó sẽ ra các quyết sách, định hướng phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp và cũng thông qua nhu cầu tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Công ty KD Than Hà Nội nay là một trong những thành viên của Công ty CP KD Than Miền Bắc-TKV thuộc sự quản lý của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Chuyên chế biến, kinh doanh than theo nhu cầu của người tiêu dùng. Để có được những thành công như vậy Công ty KD Than Hà Nội đã trải qua không ít khó khăn: Ra đời vào thời kỳ bao cấp, trang thiết bị lúc đó còn ít và kém chất lượng, đội ngũ cán bộ công nhân lúc đó còn thiếu và yếu….. Song với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong toàn Công ty, đến nay Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn đạt được những kết quả đáng khích lệ (Lợi nhuận thu được tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao… Với mong muốn có được những hiểu biết tổng quát nhất về tài chính Doanh nghiệp trong điều hành quản lý kinh doanh cũng như việc hạch toán kế toán ở Công ty. Bằng sự kết hợp giữa lý thuyết thu được ở nhà trường với thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty KD Than Hà Nội. Với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ nhân viên các phòng ban (phòng kế toán thống kê, phòng kế hoạch và thị trường, phòng tổ chức hành chính…), được tiếp xúc với những vấn đề thực tế, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu tình hình sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm bước đầu hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp sắp tới. Mặc dù trong thời gian thực tập, bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tổng quan của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo Viện Đại học Mở Hà Nội cùng các Cô, Chú và các Anh, Chị trong các phòng ban của Công ty KD Than Hà Nội cũng như các bạn để giúp em hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 12 tháng 11 năm 2009 sinh viên NGUYỄN VĂN ĐỎ (NGUYỄN VĂN ĐÔ) I - Giới thiệu về doanh nghiệp: 1.Tờn doanh nghiệp: -Tên gọi đầy đủ: Công ty Kinh Doanh Than Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi Coal processing and trading. - Tên viết tắt tiếng anh: HCPT 2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: - Giám đốc Công ty: Nguyễn Thị Hương Điện thoại: 04 8643357 - Tài khoản giao dịch: 102010000018485 Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực II Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Mã số thuế: 01001006890011 3. Địa chỉ: - Trụ sở chính: Số 5 Phố Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân - HN. - Điện thoại: 04 8643359 - Fax: 04 8641699 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: - Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trước đây là Công ty cung ứng than-xi măng Hà Nội, được thành lập ngày 09/12/1974 theo quyết định số 1878/QĐ-QLKT của Bộ Điện Than nhằm thực hiện quyết định số 254/CP-HĐCP ngày 22/11/1974 của Hội đồng Chính phủ về việc chuyển chức năng quản lý cung ứng than về Bộ Điện Than, với tên gọi ban đầu: “Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1975 (Đây cũng chính là ngày thành lập Công ty cho đến nay). Với nhiệm vụ tổ chức thu mua, cung ứng than theo kế hoạch đáp ứng cho nhu cầu sử dụng than của các hộ trọng điểm trung ương và địa phương trên địa bàn các tỉnh như Hà nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…). Do yêu cầu hoạt động và nhiệm vụ đòi hỏi nên đến nay Công ty đã qua nhiều lần đổi tên khác nhau cụ thể là: Từ năm 1975 đến năm 1978 mang tên “Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội” trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than – Bộ Điện Than. Từ năm 1979 đến năm 1981 đổi tên thành “Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội” trực thuộc Tổng Công ty cung ứng than Bộ Mỏ và sau này là Bộ năng lượng. Từ năm 1988 Công ty có biến động tổ chức theo quyết định của Bộ năng lượng ngày 01/01/1988 sát nhập Xí nghiệp cơ khí vận tải vào Công ty cung ứng than Hà Nội. Vào thời điểm này, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty lên đến 735 người. Ngày 30/06/1993 theo chủ trương của Nhà nước, Bộ Năng Lượng đã ban hành quyết định số 448/QĐ-NL/TCCBLD Công ty cung ứng than Hà Nội được đổi tên thành “Công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội” trực thuộc Tổng Công ty chế biến và kinh doanh than Việt Nam. Công ty chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh, sản xuất và chế biến than sinh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các hộ tiêu thụ thuộc địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận như Hoà Bình, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu… Ngày 10/10/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 563/QĐ-TTg thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam. Để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai thác, sản xuất và kinh doanh than, tách ra 3 miền: Công ty CB & KD Than Miền Bắc, Công ty CB & KD Than Miền Trung, Công ty CB & KD Than Miền Nam. Lúc này Công ty KD & CB Than Hà Nội (Công ty con) là một trong 10 Công ty trực thuộc dưới sự phân cấp và quản lý trực tiếp của Công ty CB & KD Than Miền Bắc (Công ty Mẹ). Công ty KD & CB Than Hà Nội hoạt động với tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán kinh tế phụ thuộc và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do Công ty CB & KD Than Miền Bắc giao. Đến ngày 17/9/2003 Thủ tướng chính phủ căn cứ theo luật tổ chức chính phủ, luật Doanh nghiệp Nhà nước, nghị định số 63/2001/NĐ-CP đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và ý kiến của các bộ: Bộ Công nghiệp, Kế hoạch và đầu tư, Lao động thương binh và xã hội, tài chính và ban kinh tế Trung ương đã ban hành quyết định số 194/2003/QĐ-TTg chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước – Công ty CB & KD Than Miền Bắc – Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh than Miền Bắc. Từ đó đến nay Công ty có tên là: Công ty TNHH một thành viên CB & KD than Miền Bắc.(Gọi tắt là Công ty CB&KD than Miền Bắc) có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản và quan hệ tín dụng với ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật Doanh nghiệp và theo điều lệ của Công ty. Do yêu cầu hoạt động kinh doanh và để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty trong từng thời kỳ, công ty đã nhiều lần đổi tên gọi khác nhau, cuối cùng vào ngày 19/12/2006. Hội đồng quản trị công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc ban hành quyết định số 1991/QĐ-HĐQT về việc đổi tên công ty Chế biến và kinh doanh than Hà Nội thành Công ty Kinh doanh than Hà Nội . Tổng số vốn đầu tư điều lệ của Công ty tại thời điểm chuyển đổi năm 2004 là 36.646.634.829 đồng. 5. Loại hình doanh nghiệp: - Công ty TNHH một thành viên 6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp: - Để phù hợp với chức năng của mình trong từng thời kỳ khác nhau, nhiệm vụ đặt ra cho Công ty cũng có sự khác nhau. Trước đây nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức thu mua, tiêu thụ than cho Mỏ, cung ứng, phân phối than theo kế hoạch. Hiện nay với chức năng chế biến và kinh doanh, Công ty có một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh. - Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách cấp. - Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và của ngành. - Ngoài ra Công ty còn có nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế xã hội như bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường… 7. Lịch sử pht triển qua cỏc thời kỳ: - Những ngày đầu Công ty đi vào sản xuất kinh doanh với muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, thiếu thốn. Cùng một lúc Công ty phải lo củng cố cơ sở vật chất, trang sắm các thiết bị mà tài chính lại rất khó khăn, vốn cho sản xuất kinh doanh đã thiếu lại càng thiếu thêm. Hơn nữa đại bộ phận chỉ có trình độ trung cấp, số trình độ đại học ít, một số có trình độ sơ cấp, tuổi đời đã cao…. Như vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty vừa thiếu lại vừa yếu. Đó là một trong những khó khăn đòi hỏi Công ty phải vừa sử dụng vừa đào tạo lại nhằm bổ sung thêm kiến thức để từng người từng bộ phận vươn lên đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của Doanh nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường đầy phức tạp, khó khăn như hiện nay. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty KD Than Hà Nội có 5 phòng ban thuộc cơ quan điều hành văn phòng Công ty, 7 Trạm, Cửa hàng với tổng số 127 cán bộ công nhân viên chức, chất lượng công nhân viên chức ngày càng được nâng cao được thể hiện: - Số có trình độ đại học và cao đẳng: 40 người = 31,5% tổng số CBCNV. - Số có trình độ trung cấp: 17 người = 13,4% tổng số CBCNV. - Số công nhân kỹ thuật và lao động: 70 người = 55,1% tổng số CBCNV. - Số lao động nữ: 30 người = 23,6% tổng số CBCNV. Thời gian qua mặc dù gặp không ít khó khăn, song cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã đồng tâm nhất trí cao, đoàn kết phát huy truyền thống và thế mạnh, lập nhiều thành tích mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng rất có ý nghĩa trong lịch sử, được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: - Số vốn KD tại thời điểm chuyển đổi năm 2007 là: 16.646.634.829 đồng. - Doanh thu bán hàng: Tổng doanh thu năm 2008 là 98.596.411.309đ so với năm 2007là 81.385.794.045đ tăng 21,15% tương đương với 17.210.617.264 đồng. - Thu nhập chịu thuế, thu nhập của Doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế tăng cụ thể là lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 21% so với năm 2007 tương đương với 902.058.280 đồng. - Số lượng CNVC: Năm 2005: Tổng số CBCNV là: 80người Năm 2006: Tổng số CBCNV là: 83người tăng 03 người tương ứng tăng 3,8 % Năm 2007:Tổng số CBCNV là 89 người tăng 6 người tương ứng tăng 7,3% so với năm 2005 Năm 2008: Tổng số CBCNV là: 120 người tăng 31 người tương ứng tăng 30,8% so với năm 2007.Theo số liệu thống kê quý IV năm 2009 thì tổng CBCNV toàn Công ty là 127 người, tương ứng tăng 7 người (5,8%) so với năm 2008. Tương ứng tăng 47 người (58,7%) so với năm 2005. - Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Năm 2005Công ty có 80 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2006 Công ty có 83 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2007Công ty có 89 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,3 triệu đồng (tức 20,0 %) so với năm 2006. Năm 2008 Công ty có 120 lao động với mức thu nhập bình quân là 2,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,5 triệu đồng tức tăng 27,7% so với năm 2007 và tăng 0,8triệu đồng tức 53,3% so với năm 2005. Năm 2009 Công ty có 127 lao động mức thu nhập bình quân là 3,0 triệu đồng/người/tháng tăng 0,7 triệu đồng tức tăng 30,4% so với năm 2007 và tăng1,8triệu đồng tức 66,6% so với năm 2006 Þ Đánh giá tổng quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ những phân tích trên ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi được lựa chọn làm đơn vị thí điểm chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH một thành viên từ năm 2006 được nâng lên một cách rõ rệt so với năm 2005. Công ty hoạt động theo luật nhà nước thì năm 2006 và năm 2007 tất cả các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty đều cao hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tính đúng đắn khi nhà nước chọn Công ty là đơn vị thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Xu hướng phát triển của đơn vị: Trong thời gian tới, bên cạnh việc phát huy những giá trị đã đạt được, Công ty còn đẩy mạnh quyết tâm nâng cao sản lượng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Do có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công ty KD Than Miền Bắc, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện trong mọi lĩnh vực nên khả năng phát triển của Công ty trong thời gian tới là tương đối khả quan và có nhiều tiềm năng. II. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh Sản xuất – Kinh Doanh của Doanh Nghiệp: 1.Mặt hàng sản phẩm: - Căn cứ theo luật Doanh nghiệp mặt hàng chính mà Công ty đăng ký kinh doanh là Than. 2. Tỡnh hỡnh hoạt động và kế quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 5 năm (năm 2005- 2009): Bảng 1: Tỡnh hỡnh hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh than Hà Nội qua 5 năm 2005 – 2009: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiờu 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng doanh thu 51.000 57.000 82.000 99.000 125.000 2.Tổng chi phớ sản xuất 44.050 49.300 73.005 89.100 114.550 3.Lợi nhuận trước thuế 6.950 7.700 8.995 9.900 10.450 4. Lợi nhuận sau thuế 4.931 5.554 5.782 7.804 8.230 5. Tài sản cố định bỡnh quõn trong năm 11.842 10.264 10.888 12.263 12.325 6. Vốn lưu động bỡnh quân trong năm 12.629 11.011 11.823 13.682 13.822 7. Số lao động bỡnh quõn(người) 80 83 89 120 127 (Nguồn:Phũng kế toỏn thống kờ) Bảng 2:Sản lượng từng mặt hàng trong 5 năm ( năm 2005 – 2009): Đơn vị tính: nghỡn tấn Năm Chỉ tiờu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng tiêu thụ 185 210 297 364 454 + Than 6B 77 90 132 289 322 + Than cục 2a 48 82 111 15 39 + Than cục 2b 60 38 54 60 93 (Nguồn:Phũng kế toỏn thống kờ) Nhận xột: - cú thể thấy những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2007 nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu thiên tai dịch bệnh xẩy ra khắp nơi, điều này đó ảnh hưởng rất lớn đến sụ phát triển kinh tế xó hội cũng nhu đến mọi mặt đời sống các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn, các chỉ tiêu tăng trưởng đều giảm so với các năm trước Mặc dù gặp không ít khó khăn, song cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã đồng tâm nhất trí cao, đoàn kết phát huy truyền thống và thế mạnh, lập nhiều thành tích mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng rất có ý nghĩa trong lịch sử, được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Nhìn chung tổng doanh thu bán hàng của Công ty năm sau tăng so với năm trước do sản lượng tiêu thụ tăng 67 tấn với tỷ lệ tăng 22,6% doanh thu năm 2008 so với năm 2007 đạt 73,68% tương ứng tăng 4200 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng từ 4931triệu đồng (năm 2005) lên đến 8230 triệu đồng (năm 2009). Thật vậy Công ty đang từng bước mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu vào các năm tiếp theo. Hơn nữa Công ty luôn đi đầu trong việc chăm lo tới đời sống CBCNV trong toàn Công ty thể hiện qua thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện, cụ thể năm 2007 thu nhập của CBNCN 1,8 triệu đồng/tháng/1lao động đến năm 2008 lên đến 2,3 triệu đồng/tháng/1 lao động tăng 27,8% tương ứng tăng với số tiền là 0,5 triệu đồng/tháng/1 lao động. Đi đôi với việc tăng doanh thu Công ty còn thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế và nộp ngân sách nhà nước cũng tăng rõ rệt, thể hiện năm 2008 nộp ngân sách nhà nước tăng 72 triệu đồng đạt 126,87% với tỷ lệ 26,87% so với năm 2007. Điều này thể hiện Công ty đang trên đà phát triển (hoạt động có lãi), là hạt giống góp phần tăng trưởng kinh tế trong xã hội. - Doanh thu bán hàng: Tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng17.000 triệu đồng, điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty đó thỳc đẩy được tiêu thụ sản phẩm - Thu nhập chịu thuế, thu nhập của Doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế tăng cụ thể là lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 2.022 triệu đồng(tỷ lệ tăng10%/năm) so với năm 2007 . - Số lượng CNVC: Năm 2005: Tổng số CBCNV là: 80người Năm 2006: Tổng số CBCNV là: 83người tăng 03 người tương ứng tăng 3,8 % Năm 2007:Tổng số CBCNV là 89 người tăng 6 người tương ứng tăng 7,3% so với năm 2005 Năm 2008: Tổng số CBCNV là: 120 người tăng 31 người tương ứng tăng 30,8% so với năm 2007.Theo số liệu thống kê quý IV năm 2009 thì tổng CBCNV toàn Công ty là 127 người, tương ứng tăng 7 người (5,8%) so với năm 2008. Tương ứng tăng 47 người (58,7%) so với năm 2005. - Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Năm 2005 Công ty có 80 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,3 triệu đồng/người/tháng. Năm 2006 Công ty có 83 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2007 Công ty có 89 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,3 triệu đồng (tức 20,0 %) so với năm 2006. Năm 2008 Công ty có 120 lao động với mức thu nhập bình quân là 2,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,5 triệu đồng tức tăng 27,7% so với năm 2006 và tăng 0,8triệu đồng tức 53,3% so với năm 2005. Năm 2009 Công ty có 127 lao động mức thu nhập bình quân là 3,0 triệu đồng/người/tháng tăng 0,7 triệu đồng tức tăng 30,4% so với năm 2007 và tăng1,8triệu đồng tức 66,6% so với năm 2006 III. Cụng nghệ sản xuất: 1.Thuyết minh dõy truyền sản xuất sản phẩm: a.Vẽ sơ đồ dây truyền sản xuất: Định lượng than Sàng tuyển Phõn loại than 6B,2a,2b Mỏy nghiền Khỏch hàng Khai thỏc than từ mỏ b. Thuyết minh sơ đồ dây truyền: Than được khai thác từ mỏ bằng phương tiện máy súc, ôtô, xe lửa tới máy nghiền. Sau khi nghiền than được sả suống qua băng tải vào các mắt sàng và được phân loại ra các kích cỡ loại than bằng phương pháp định tính và định lượng. Than được tập kết vào kho và được cân đong cho từng kích cỡ loại than trước khi tới tay khác hàng 2.Đặc điểm công nghệ sản xuất: Đặc điểm về phương pháp sản xuất: Với nhiệm vụ và chức năng kinh doanh là khai thác than thô và chế biến than thành phẩm trước khi tới tay khách hàng Để sản xuất ra các loại than tiêu chuẩn chất lượng thì phải qua rất nhiều giai đoạn và đòi hỏi lao động chế biến cũng phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, như vậy mới chế biến được các loại than đúng như yêu cầu. Quy trình công nghệ chế biến than phải qua các khâu như sàng tuyển nghiền và pha trộn mới tạo ra được các sản phẩm đúng theo yêu cầu, một số loại than được chế biến từ than thô nhập về như : + Nhập than cám 6A, 7A qua chế biến sẽ thành than 6B +Nhập than cục xô, sẽ chế biến thành than cục 2a, cục2b,cuc 4.... Quy trình chế biến này tưởng như đơn giản nhưng thực chất là cũng phức tạp, nếu công nhân pha trộn và phân tích mẫu không có trình độ tay nghề thì rất dễ bị nhầm và sẽ tạo ra những sản phẩm không đúng chất lượng mà khách đã đặt hàng, khi khách hàng dùng những sản phẩm sai về chất lượng sẽ dẫn đến hỏng các thiết bị, sản phẩm do nhầm lẫn chất lượng gây ra. b.Đặc điểm về trang thiết bị: Bảng : trang thiết bị của doanh nghiệp TT Tờn thiết bị Số lượng (chiếc) Năm sản xuất Nước sản Xuất Giỏ Trị khấu hao (triệu đồng) 1 Mỏy nghiền 2 1995 Nga 1000 2 Mỏy sàng tuyển 2 1994 Trung Quốc 1024 3 Mỏy sỳc 3 1995-2000 Nhật bản 1311 4 Oto 20 1994-2000 Hàn quốc 4730 5 Tàu phà 4 1995 Trung Quốc 2000 c.Đặc điểm về bố trí mặt bằng: Các Trạm, Cửa hàng kinh doanh than Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị đóng ở khu vực ngoại thành (Gia Lâm - Hà Nội). Trạm Vĩnh Tuy đóng ở khu vực Cảng Hà nội thuộc Quận Hai Bà Trưng – HN. Các Trạm, Cửa hàng này là nơi trực tiếp thực hiện tiếp nhận, chế biến than, quản lý kho cũng như quản lý các tài sản được Công ty giao để sử dụng. Trạm, Cửa hàng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của Công ty giao, tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Trạm, Cửa hàng, kế toán Trạm, Cửa hàng lập các chứng từ gửi về phòng kế toán Công ty hàng ngày theo cơ chế ghi chép báo cáo sổ, đối chiếu giữa thủ kho, kế toán và nhà cân. Căn cứ vào đơn giá tiền lương và cơ chế khoán sản lượng mà Công ty giao, Trạm, Cửa hàng được uỷ quyền ký hợp đồng thuê lao động ngắn hạn để bốc xếp,pha trộn, chế biến, vận chuyển than…. Và chi trả lương theo đúng quy định của cấp trên, chế độ của Nhà nước. Mọi hoạt động trong Công ty đều có sự nhất quán từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác tạo thành một hệ thống, đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả. d.Đặc điểm về an toàn lao động: Cán bộ công nhân viên hàng năm được doanh nghiệp trang bị phương tiện,tập huấn an toàn lao động, bảo hộ lao động như:áo , mũ dày,găng tay, mặt lạ…..tham gia mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ….. Chi trả chế độ độc hại cho cán bộ công nhân viên đang làm và đó nghỉ hưu theo đúng quy định của pháp luật IV. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: 1.Tổ chức sản xuất; Loại hỡnh sản xuất của doanh nghiệp: Với đặc thù mặt hàng chính là Than, Công ty nhập mua than từ Mỏ (Quảng Ninh) vận chuyển bằng đường săt, đường sông về kho bãi chứa than tại Các Trạm, Cửa hàng chế biến than. Với kho bãi rộng, than mua về được vun thành đống gọn gàng riêng biệt theo từng chủng loại, cỡ hạt. Cộng với các thiết bị như máy xúc, máy ủi gom than, máy nghiền, sàng và nguồn công nhân có tay nghề, được tập huấn về an toàn lao động đã pha chộn, chế biến, sàng chọn ra những loại than phù hợp với yêu cầu của thị trường.nờn Công ty sản xuất theo phương pháp hành loạt với khối lượng lớn và liên tục Chu kỳ sản xuất: Do luôn tập kết sản xuất với khối lượng lớn và nền kinh tế luôn cần sử dụng năng lượng rất lớn nên Công ty luôn sản xuất liên tục qua các năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường 2.Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: a.Bộ phận sản xuất chớnh: Cỏc trạm cửa hàng kinh doanh than Cổ loa, ễ cỏch, Giỏp nhị, Trạm vĩnh tuy, Trạm mạo khờ, Uụng bớ,Cẩm phả b.Bộ phận sản xuất phụ trợ:địa bàn nơi có nguồn than, khai thác than, nơi tập kết bến tàu phà….. c.Bộ phận sản xuất phụ thuộc:cỏc phũng ban cụng ty như: phũng điện cơ,phũng an toàn,phũng nhõn sự…… d.Bộ phận cung cấp: e. Bộ phận vận chuyển:xe oto, mỏy xuc, mỏy ủi,tàu hỏa, tàu thủy….. V. Tổ chức bộ mỏy quản lý doanh nghiệp: 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp” Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán thống kê Phòng kế hoạch và thị trường Phòng tổ chức hành chính, văn thư Trạm KD Than Cổ Loa Trạm KD Than Ô Cách Trạm KD Than Vĩnh Tuy Trạm KD Than Giáp Nhị Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 2 Cửa hàng số 3 2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: * Giám đốc Công ty có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác kinh doanh của Công ty trước cấp trên, Nhà nước và pháp luật. Để điều hành các hoạt động của Công ty Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh tới các Trạm, Cửa hàng. Đây là một nét đặc thù phản ánh sự chặt chẽ trong công tác quản lý của Công ty. * Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức công tác cán bộ nhân sự, tiền lương và chế độ đới với cán bộ công nhân viên, công tác thanh tra, bảo vệ, an ninh chính trị, an toàn lao động… công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, con dấu, bảo vệ tài sản, công cụ dụng cụ cho Công ty, công tác thi đua tuyên truyền và công tác đối ngoại của Công ty… * Phòng kế hoạch và thị trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, hướng dẫn, chỉ đạo các kế hoạch này cho Trạm thực hiện, kết hợp với phòng kế toán thống kê để lập dự thảo các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bốc xếp than. Chỉ đạo kho bãi than và các công tác kỹ thuật than hoá nghiệm, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc công tác giao nhận than, xây dựng cơ chế giá và mua bán than, Quản lý và chỉ đạo phòng chống hao hụt than… * Phòng kế toán thống kê có nhiệm vụ chỉ đạo, lập chứng từ ban đầu, lập sổ sách đối chiếu với các Trạm, Cửa hàng. Tập hợp chứng từ của các Trạm, cửa hàng và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty theo đúng quy định của cấp trên và theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước, đồng thời chỉ đạo thực hiện quản lý, thu hồi công nợ, tuyệt đối không để khách hàng chiếm dụng vốn, cùng tham gia với phòng kế hoạch để dự thảo các hợp đồng mua bán, bốc xếp, vận chuyển than, xây dựng chính sách giá và lập kế hoạch chi phí lưu thông. * Các Trạm, Cửa hàng kinh doanh than Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị đóng ở khu vực ngoại thành (Gia Lâm - Hà Nội). Trạm Vĩnh Tuy đóng ở khu vực Cảng Hà nội thuộc Quận Hai Bà Trưng – HN. Các Trạm, Cửa hàng này là nơi trực tiếp thực hiện tiếp nhận, chế biến than, quản lý kho cũng như quản lý các tài sản được Công ty giao để sử dụng. Trạm, Cửa hàng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của Công ty giao, tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Trạm, Cửa hàng, kế toán Trạm, Cửa hàng lập các chứng từ gửi về phòng kế toán Công ty hàng ngày theo cơ chế ghi chép báo cáo sổ, đối chiếu giữa thủ kho, kế toán và nhà cân. Căn cứ vào đơn giá tiền lương và cơ chế khoán sản lượng mà Công ty giao, Trạm, Cửa hàng được uỷ quyền ký hợp đồng thuê lao động ngắn hạn để bốc xếp,pha trộn, chế biến, vận chuyển than…. Và chi trả lương theo đúng quy định của cấp trên, chế độ của Nhà nước. 3. Phõn tớch mối quan hệ giữa cỏc bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp: Túm lại cỏc mối quan hệ giữa cỏc bộ phận trong quỏ trỡnh quản lý Cụng ty than Hà Nội là một loại hỡnh kinh tế hợp tỏc, việc quản lý và điều hành kinh doanh từng bộ phận của Công ty thực hiện theo chính sách pháp luật của nhà nước và các cơ chế quy định của Công ty. Điều lệ hoạt động của công ty và nghị quyết của đại hội thành viên, trong quá trỡnh kinh doanh, tất cả cỏc bộ phận đều phải nêu cao tinh thần trách nhiêm tăng cường mối đoàn kết nội bộnhawmg mục đích chung cho hoạt động của Công ty ngày càng phát triển VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của Doanh nghiệp: 1.Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào: a.Đối tượng lao động. - cỏc loại nguyờn vật liệu Doanh nghiệp cần dựng: Nguồn cung cấp chính là các loại than Mỏ thuộc khu vực Quảng Ninh, Tây Bắc…, với da dạng chủng loại như các loại than cám (Than Cám 5;6;7…) than cục (Than Cục 1;2;…6;7;8..), than nguyên khai, than bùn…. Với chất lượng phù hợp phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng khó tính nhất. Hàng năm tiêu thụ từ 300 nghìn đến 400 nghìn tấn than các loại. Đây cũng là một trong những khâu quan trọng của việc giao, nhận, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ giao nhận tại đầu nguồn. Cán bộ đầu nguồn Công ty bố trí có 10 người tương ứng cho từng khu vực như khu vực Mạo khê, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vàng Danh…. Họ có trách nhiệm giao nhận than ở đầu nguồn và áp tải than về đến địa chỉ cuối nguồn. - Các loại năng lượng: Xăng, dầu, khí nén, điện Bảng: số lượng và chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và năng lượng cần dùng trong năm: TT Tờn mặt hàng Số lượng (Nghỡn tấn) Giỏ cả (Nghỡn đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 1 Than cỏm 350 400 227.500 260.000 2 Than cục 380 450 180.400 216.000 3 Xăng 96 109 1.344.000 1.744.000 4 Dầu 194 203 2.716.000 2.842.000 b.Lao động: Cơ cấu lao động trong Doanh nghiệp Số lượng lao động trong từng thành phần trong cơ cấu lao động Xác định nhu cầu căn cứ vào kế hoạch phát triển của Công ty: Trong tương lai, Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận, vì vậy yêu cầu cần phải có lượng nhân lực được đào tạo để đảm nhiệm tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về mặt số lượng cũng như chất lượng. Để có kết quả đào tạo tốt thì phải xác định rõ được số lượng công nhân viên cần đào tạo mới hay đào tạo lại, đào tạo nâng cao, sau đó lập báo cáo ghi rõ vì sao phải đào tạo lượng nhân sự này rồi gửi lên phòng hành chính tổ chức. Phòng hành chính tổ chức sẽ xem xét và đưa cho giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi kế hoạch đào tạo như thế nào và ai là người được đào tạo về các đơn vị để họ có kế hoạch bố trí lại người và việc sao cho hợp lý khi cử người đi đào tạo mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị và của toàn Công ty. đề đặt ra ở trên, Công ty đã có kế hoạch đào tạo số lao động gián tiếp là 5 người, lao động trực tiếp là 50 người (kể cả lao động sẽ được tuyển thêm). Cụ thể: Năm 2008 Chỉ tiêu Giới tính Ngành nghề đào tạo Số lượng (Người) Nam Nữ Lao động gián tiếp 4 1 Quản lý 5 Lao động đầu nguồn 5 0 Tuyển khoáng 5 Lao động chế biến 19 4 Chế biến than 23 Lao động giao nhận hàng 17 5 Lưu chuyển hàng hoá 22 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, văn thư) Các số liệu trên được Công ty tính toán căn cứ vào chất lượng thực hiện công việc của công nhân viên thông qua thực tiễn làm việc, chất lượng quản lý, doanh thu đem lại và kế hoạch sản xuất của kỳ tiếp theo. Với đặc điểm của Công ty và cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, Công ty sẽ chú trọng vào việc đào tạo cho lao động chế biến và lao động đầu nguồn. - Nguồn lao động Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là mua bán và chế biến than các loại cho phù hợp với khách hàng, cùng với nhu cầu ở bảng trên nên việc lựa chọn hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty cũng dễ dàng, với đội ngũ nhân viên bán hàng và lực lượng công nhân như vậy nên mỗi năm Công ty đã lựa chọn các ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26317.doc
Tài liệu liên quan