Báo cáo Thực tập tại Công ty In Công Đoàn

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty In Công Đoàn là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Công ty được thành lập trong thời kỳ chống Pháp, tiền thân của công ty là “Nhà In Công Đoàn” được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1946. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc đó là các tài liệu sách báo phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng của Công Đoàn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1965 nhà In lao độn

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty In Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho phép đầu tư một dây chuyền hai máy cuộn in báo lao động bằng nguồn vốn trợ cấp của Tổng Công Hội Trung Quốc. Năm 1972, Ban bí thư Trung ương đã quyết định chưng dụng hai máy in, xây dựng cơ sở dự phòng in báo Nhân Dân tại Hoà Bình, phần lớn máy móc thiết bị cùng với một số cán bộ công nhân viên được đưa vào tăng cường cho công đoàn giải phóng, số còn lại tiếp tục hoạt động và đổi tên thành “Xưởng In Công Đoàn”. Năm 1991-1994, ngành In Việt Nam có chủ trương đổi mới công nghệ, loại bỏ công nghệ lạc hậu năng suất thấp bằng công nghệ mới in Offset tiên tiến, hiện đại với năng suất gấp 20 lần sắp xếp chữ thủ công truyền thống trước đó. Tháng 5/1994, đoàn chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam ra chủ trương quyết định số 446/TLĐ ngày 14/5/1995 phê duyệt dự án cho phép Công ty đầu tư nâng cao mở rộng bằng vốn vay ngoại tệ 600.000 USD của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để đầu tư công nghệ và đổi tên thành “Xí Nghiệp In Công Đoàn”. Năm 1997, “Xí Nghiệp In Công Đoàn” đổi tên thành “Công ty In Công Đoàn”, theo quyết định số 717/TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 1997. Tên doanh nghiệp: Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Trụ sở làm việc: 167 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.8512712. Fax: 8571820. Tài khoản: 7031-0460, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Mã số thuế: 010010454-1. Giám đốc công ty: Nguyễn Quang Đoài. Hình thức hoạt động: theo ngành nghề kinh tế sản xuất. Nguồn vốn của công ty do: - Ngân sách cấp. - Nguồn vốn vay. - Nguồn vốn tự bổ sung. Lĩnh vực kinh doanh: in tổng hợp các loại sách báo, tạp chí,... Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, trong bất cứ hoàn cảnh nào Công ty In Công Đoàn vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Tổng Liên Đoàn giao. 1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Công ty In Công Đoàn là đơn vị trực thuộc Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các ấn phẩm như: các loại báo, tạp chí,… phục vụ công tác tư tưởng văn hoá của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội. Ngoài ra Công ty còn là nơi cung cấp một khối lượng lớn ấn phẩm cho các nhà xuất bản: NXB Giáo Dục, NXB Lao Động, NXB Kim Đồng, các tài liệu thường xuyên và đột xuất của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Công ty In Công Đoàn có quy trình sản xuất là một dây chuyền phù hợp với công nghệ hiện đại. Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. P.X chế bản Bản mẫu Nguyên vật liệu P.phơi P.bình P.Momat P.vi tính P.X Offset P.X sách Sản phẩm hoàn thành Tổ máy xén Tổ sách 2 Tổ sách 1 Tổ kiểm định KCS Tổ máy in 1 màu tờ rơi Tổ máy in cuộn 4/4 Tổ máy in 5 màu tờ rơi P.kiểm duyệt bông Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty In Công Đoàn. 1.3. Mô hình tổ chức quản lý: Bộ máy của công ty được xây dựng theo nguyên tắc khép kín, gọn nhẹ. Các phòng ban, phân xưởng gồm: - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và là người chỉ huy mọi hoạt động kể cả hoạt động tài chính của Công ty (do đặc điểm sản xuất kinh doanh của riêng công ty nên công ty không có Phó giám đốc). - Phòng kế toán: thực hiện nhiệm vụ công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, quỹ, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra còn thực hiện thanh toán các hợp đồng phát sinh trong quá trình sản xuất, dịch vụ và kế toán giá thành, số lượng in ấn, doanh thu của công ty, cung cấp số liệu cho việc điều hành, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính, làm báo cáo quyết toán hàng năm, hàng quý với cấp trên. - Phòng tổ chức: có nhiệm vụ lập kế hoạch lao động toàn công ty, phân công lao động, phân nguồn tiền lương theo trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Xây dựng các nội quy chế, kỷ luật lao động, chế độ lương thưởng, tuyển dụng lao động giải quyết hưu trí đồng thời tổ chức lao động ở các bộ phận sản xuất và đề xuất với giám đốc thực hiện chế độ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Phòng kế hoạch vật tư: là nơi trực tiếp quan hệ với khách hàng chịu trách nhiệm với khách hàng và với cấp trên về chất lượng in ấn của công ty đồng thời đây cũng là nơi xác định mức tiêu hao vật tư kho hàng, cho các bộ phận sản xuất, theo dõi kiểm tra quy trình công nghệ. - Các phân xưởng sản xuất: là bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh của phòng kế hoạch vật tư trên cơ sở các hợp đồng đã ký kểt với khách hàng. 1.4. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007: Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối % 1. Tổng doanh thu 73.940.858.130 87.930.592.886 +13.989.734.756 +18.92 2. Tổng giá vốn 64.712.039.449 79.004.968.495 +14.292.829.054 +22.08 3.Lợi nhuận gộp 8.436.517.237 8.773.965.041 +337.447.804 +3.99 4. CP BH 1.572.872.094 1.510.105.858 - 62.766.263 -3.99 5. CP QLDN 1.873.602.812 1.961.570.091 +87.967.279 +4.69 6.LN trước thuế 2.498.318.157 2.632.547.231 +134.229.074 +5.37 7. Thuế TNDN 720.834.409 737.113.224 +16.278.815 +2.25 8. LN sau thuế 1.777.483.748 1.895.434.007 +117.950.259 +6.63 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007. *Nhận xét: Theo bảng báo cáo trên 2 năm vừa qua Công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng. Lợi nhuận trước thuế của năm 2007 so với năm 2006 tăng: 5,37%. Có được kết quả như vậy là do tổng doanh thu của Công ty năm 2007 tăng lên so với 2006 là: 18,92%. Bên cạnh đó, công tác bán hàng có sự thay đổi tích cực nên làm cho chi phí bán hàng năm 2007 giảm so với năm 2006: 3,99%. Tổng doanh thu tăng: 18,92%, lợi nhuận trước thuế tăng: 5,37% phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt. 1.5. Tổ chức công tác kế toán: 1.5.1. Chính sách kế toán : - Hệ thống tài khoản của Công ty In Công Đoàn được áp dụng theo quy định: QĐ số 15/2006 của Bộ tài chính ban hành. Các tài khoản ghi chi tiết đến cấp 1, cấp 2, cấp 3. - Kỳ kế toán là: tháng. -Niên độ kế toán theo năm gồm 12 tháng liên tục (năm kế toán trùng với năm dương lịch). -Đơn vị tiền tệ sử dụng theo quy định thống nhất chung là Việt Nam đồng trong các ghi chép, phản ánh trên các tài khoản, sổ kế toán, các báo cáo tài chính. -Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ sang đồng tiền khác: theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch. -Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại nguyên vật liệu được hạch toán một cách thường xuyên và liên tục. -Tính thuế GTGT theo phương pháp: khấu trừ -Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng hình thức khấu hao tuyến tính ( theo đường thẳng). Mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ tại Công ty được xác định: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ* Tỷ lệ khấu hao năm Tỷ lệ khấu hao hàng năm TSCĐ = 1*100 Thời gian dự kiến sử dụng 1.5.2. Hình thức kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty In Công Đoàn là một công ty có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Do vậy, để hạch toán kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép cho phù hợp với yêu cầu quản lý thì công ty đã áp dụng: Hình thức sổ kế toán và chứng từ ghi sổ. Công ty In Công Đoàn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung rất gọn nhẹ, hợp lý. Toàn bộ phận kế toán của Công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ. Các tổ chức sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà toàn bộ công tác kế toán như: thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ…đều do phòng kế toán tài vụ xử lý và tiến hành công việc kế toán. Kế toán trưởng 1.5.3. Mô hình bộ máy kế toán: Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán thanh toán và tiền lương thủ quỹ - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của nhân viên kế toán dưới quyền và giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình kế toán, đồng thời kiểm tra đôn đốc công việc của các nhân viên kế toán. - Thủ quỹ: là người có nhiệm vụ thu tiền bán hàng, phát tiền lương, bảo hiểm, tạm ứng cho người cung cấp khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ, theo dõi mọi biến động của tiền mặt tại quỹ. Cuối tháng khoá sổ rút số dư đối chiếu với sổ sách kế toán thu – chi. - Kế toán thanh toán và tiền lương: có trách nhiệm tổng hợp số liệu từng phân xưởng căn cứ vào bảng chấm công của quản đốc cuối tháng lập bảng thanh toán lương và các tài khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước, đồng thời làm báo cáo Bảo hiểm và cấp tiền. Ngoài ra kế toán thanh toán tiền lương còn phải chịu trách nhiệm theo dõi các giao dịch của công ty với các nhà cung cấp và khách hàng để cuối tháng tổng hợp số liệu chuyển lên kế toán tổng hợp làm báo cáo đưa cấp trên. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu để đảm bảo hạch toán chính xác các khoản mục chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, tổng hợp chứng từ gốc, lấy số liệu cho kế toán tổng hợp ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ Cái. - Kế toán tổng hợp: là người tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp từ đó lập báo cáo tổng hợp tính toán lỗ lãi của Công ty. Với mô hình làm việc như trên, bộ máy kế toán của Công ty In Công Đoàn làm việc rất có hiệu quả, luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin quản lý cho cấp trên. 1.6. Kế toán một số phần hành chủ yếu của Công ty: 1.6.1. Kế toán vốn bằng tiền: Các loại chứng từ kế toán vốn bằng tiền Công ty sử dụng: Chứng từ kế toán thu chi tiền mặt bao gồm: - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tạm ứng - Biên lai thu tiền Tài khoản sử dụng: TK 111 - Tiền mặt Chi tiết cấp 2: TK 1111 - Tiền Việt Nam TK 1112 - Ngoại tệ TK 1114 - Chứng chỉ có giá Tài khoản ngoại bảng: TK 007 – Ngoại tệ các loại. Chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng bao gồm: - Giấy báo nợ - Giấy báo có - Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (UNT, UNC, bảng kê nộp séc). Tài khoản sử dụng: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Đầu tư và phát triển VN. Chi tiết cấp 2: TK 1121 - Tiền Việt Nam TK 1122 - Tiền ngoại tệ 1.6.2. Kế toán vật tư hàng hoá: - Nguyên tắc đánh giá vật tư: Công ty hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật tư phản ánh theo giá thực tế và tuân thủ nguyên tắc nhất quán. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp: Kê khai thường xuyên. - Tính trị giá thực tế của vật tư xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. VD: Giấy trắng Indo loại 58g/m2, khổ 79*109 cm trong tháng 12 năm 2006 có số liệu như sau: Giá trị dư đầu tháng: 418.740 tờ, tổng giá trị nhập trong tháng: 10.697.500, số lượng tồn đầu tháng : 675 tờ, số lượng mua: 17.309, số lượng xuất trong kỳ: 17.325. Như vậy, cuối tháng tính được đơn giá bình quân của giấy trắng Indo: Đơn giá bình quân của giấy trắng Indo 58 khổ 79*109 cm = 418.740 + 10.697.500 675 + 17.309 = 618.12 đồng/ tờ - Kế toán chi tiết vật tư: Theo phương pháp thẻ song song. Chứng từ ghi sổ: Phiếu xuất kho, Phiếu xin lĩnh vật tư. Tài khoản sử dụng: TK 152 - nguyên vật liệu. 1.6.3. Kế toán TSCĐ: - Các loại tài sản chủ yếu của Công ty: Nhà xưởng, máy móc thiết bị in, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ quản lý và các tài sản khác. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá đối với những tài sản có giá trị 10 triệu trở lên, thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. Nguyên giá: Xác định là giá mua thuần, chi phí vận chuyển, lắp đặt, các loại thuế và các chi phí liên quan khác. - Kế toán chi tiết TSCĐ: sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ ở doanh nghiệp. - Phương pháp tính khấu hao: theo đường thẳng. VD: Máy móc thiết bị có nguyên giá: 68.489.498.260 đồng dự kiến sử dụng trong 2 năm. Tỷ lệ khấu hao năm là: 1*100/2 = 50% Mức khấu hao hàng năm = 68.489.498.260 * 50% = 34.244.749.130 đồng - TK sử dụng: TK 211(1,2,3,4,8), TK 213, TK 214. 1.6.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Công ty trả lương theo 3 đối tượng: - Đối với bộ phận thuê ngoài: trả lương cho lao động là lương thoả thuận trước. - Đối với công nhân của bộ phận sản xuất: hưởng lương theo sản phẩm. (Có thể là sản phẩm trực tiếp cá nhân hoặc theo sản phẩm tập thể). - Đối với số nhân viên còn lại (khối văn phòng – cơ điện): căn cứ vào “bảng chấm công” và các quy định tính lương cụ thể của đơn vị và Nhà nước để lập bảng tính lương cho bộ phận này. - Tài khoản sử dụng: TK 334. 1.6.5. Kế toán tập hợp chi phí: Kế toán nguyên vật liệu theo dõi chi tiết tình hình biến động nguyên vật liệu và phản ánh vào TK 621. Kế toán tiền lương thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân sản xuất trực tiếp và phản ánh vào TK 622. Kế toán chi phí sản xuất chung theo dõi và phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung và phát sinh trong kỳ vào TK 627. - Toàn bộ các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Quá trình được tiến hành sau khi kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất chung thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí tập hợp được trong TK 621, TK 622, TK 627 sang TK 154 vào cuối tháng. 1.6.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả: - Phương thức bán hàng: Trực tiếp. -Phương pháp tính trị giá vốn: là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm - Khi xuất kho thành phẩm, kế toán hạch toán: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Có TK 155,156 - xuất kho thành phẩm Có TK 154 - xuất trực tiếp không qua kho - Phương pháp xác định kết quả: +) Cuối kỳ thực hiện kết chuyển các khoản chi phí, doanh thu và các khoản liên quan khác vào TK 911. Ghi Nợ TK 911. +) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, số lãi trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối. +) Nếu kết quả kinh doanh lỗ: Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh PHẦN 2: THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN. 2.1. Đối tượng kế toán và chi phí: Tại công ty In Công Đoàn có nhiệm vụ hoạt động gia công in ấn các loại sách báo, tạp chí. Hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công nghệ rõ ràng. Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty lại mang tính chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn nên: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm sách, báo, tạp chí. 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty: Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý quản lý chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của Công ty được phân loại theo mục đích, công dụng. Bao gồm 3 khoản mục: kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu của công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia làm những loại sau: TK 1521: NLVL chính TK 1522: NLVL phụ TK 1523: NL hoá chất TK 1524: Phụ tùng, vật tư thay thế TK 1525: Gia lô (cũ) TK 1528: VL thu hồi, chào hàng Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra, kế toán NVL còn tính vào chi phí NVL trực tiếp cả các chi phí về công cụ dụng cụ như: Khẩu trang, găng tay,… Phục vụ cho sản xuất. - Phương pháp tập hợp: Phòng kế toán nhập, xuất vật tư vào từng loại nguyên vật liệu cụ thể, vào các sổ chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp, bảng kê phiếu nhập. Cuối tháng tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, sau đó kế toán vào chứng từ ghi sổ CPNVLTT và hạch toán vào TK 621, mở chi tiết cho từng phân xưởng. Căn cứ vào bảng chứng từ gốc và bảng phân bổ nguyên vật liệu, kế toán ghi vào số thẻ chi tiết và căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái TK 621. kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán công ty đã coi toàn bộ chi phí nhân công trong kỳ (trừ phần tiền ăn ca và phần trích theo lương tính vào chi phí của công nhân viên hạch toán vào chi phí sản xuất chung) đều là chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí này bao gồm: Chi phí nhân công của bộ phận thuê ngoài Chi phí nhân công của bộ phận sản xuất gồm 11 tổ sản xuất Chi phí nhân công của bộ phận còn lại (Khối văn phòng – cơ điện). - Phương pháp tập hợp: Dựa vào bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng các phòng ban, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Số liệu ghi trên cột 334 được lấy từ dòng tổng của bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận tương ứng với lượng thời gian, lượng sản phẩm và các tài khoản khác. Còn số liệu trên cột TK 338 được xác định từ danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH. Danh sách này liệt kê chi tiết từng công nhân trong công ty với chức vụ, bậc lương, hệ số lương, lương cơ bản, phụ cấp. Căn cứ vào đó phòng lao động tiền lương tính ra số BHXH trích trên lương. Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH cho từng bộ phận và ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Việc phân bổ tiền lương được tiến hành tự động trên máy tính, kế toán nhập số liệu vào để thực hiện bút toán kết chuyển tự động ( Từ TK 622 kết chuyển sang TK 154). Sau đó máy tự động vào sổ cái TK 622. kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung: Đối với công ty In Công Đoàn thì các khoản mục chi phí này bao gồm: Chi phí công cụ dụng cụ làm việc Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị Khấu hao TSCĐ Điện, nước cho sản xuất Chi phí khác bằng tiền Các chi phí liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp (ngoài chi phí lương nhân viên quản lý) đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao máy móc cho quản lý doanh nghiệp, điện thoại văn phòng, chi phí tiếp khách. Do đó, các phân xưởng, kế toán không mở TK 627- chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng mà chi phí này hạch toán chung cho toàn Công ty theo các hoá đơn, chứng từ. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung của Công ty là: Phương pháp gián tiếp. Toàn bộ chi phí chung tập hợp trong tháng không theo dõi chi tiết phần chi phí sản xuất chung phát sinh trong phạm vi từng phân xưởng mà tập hợp hết vào TK 627. Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên cơ sở tiêu chuẩn đã lựa chọn. Các chi phí tập hợp được trong TK 621, TK 622, TK 627, kế toán tiến hành các bút toán kết chuyển sang TK 154, tập hợp vào bên Nợ TK 154. 2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Tại Công ty In Công Đoàn sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng, thường quy định rõ khoảng thời gian phải hoàn thành đơn đặt hàng. Khi sản phẩm hoàn thành phải giao cho khách hàng. Vì vậy Công ty không được phép có sản phẩm dở dang trong thời gian dài. Do đó, kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng. 2.4. Đối tượng tính giá thành: Công ty In Công Đoàn có đặc điểm tổ chức sản xuất là theo đơn đặt hàng, sản phẩm sản xuất ra là các trang in khác nhau. Do vậy, đối tượng tính giá thành được công ty xác định là từng trang in tiêu chuẩn khổ 13x19. 2.5. Phương pháp tính giá thành: - Phương pháp tính giá thành theo: Hệ số. Do không đánh giá sản phẩm dở dang, nên: Giá thành 1 trang in = Tổng giá thành Tổng số trang in thành phẩm tiêu thụ Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất Theo phương pháp này, về mặt lý thuyết phải tính đến hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Nhưng trên thực tế, kế toán tính giá thành chỉ dựa vào hệ số quy đổi sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế. Sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế x Hệ số quy đổi Hệ số quy đổi = Diện tích khổ thành phần Diện tích trang in tiêu chuẩn thành phẩm. Tổng giá thành = Tổng CPSX đã tập hợp - Số phế liệu thu hồi. PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN. 3.1. Thu hoạch của bản thân: Qua quá trình thực tập tại công ty, vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường vào thực tế, em đã học hỏi và tích luỹ được cho mình một số kiến thức nhất định. Quá trình giúp em hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức, phương pháp kế toán và nắm bắt được các công việc kế toán cụ thể trong bộ máy tổ chức kế toán ứng dụng vào đơn vị sản xuất Công ty In công Đoàn. 3.2. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam: 3.1. Ưu điểm: Bộ máy kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán tập trung là phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Hình thức tổ chức này đã đảm bảo cho công ty sự thống nhất trong việc lãnh đạo, phân công nhiệm vụ được rõ ràng, hiệu quả. Sổ sách, chứng từ kế toán: - Sổ sách được phản ánh, ghi chép theo đúng thời gian và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ sách tương đối đầy đủ và tuân thủ theo các quy định, chế độ kế toán hiện hành. - Hình thức chứng từ ghi sổ áp dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, nơi hàng ngày phát sinh rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế. - Hệ thống chứng từ công ty sử dụng đều đúng quy định với quy định của Bộ tài chính. Việc luân chuyển và lưu giữ chứng từ đều được thực hiện đúng với chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống tài khoản áp dụng một cách khoa học dựa trên hệ thống tại khoản theo QĐ số 15/2006/ Bộ TC. - Công ty đã trang bị máy tính cho các nhân viên trong phòng tài vụ và ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán. Giúp mang lại nhiều tiện ích thiết thực: tiết kiệm được thời gian, phát hiện và sửa những sai sót dễ dàng, đơn giản hơn... Chế độ tiền lương: - Trả lương không hạn chế mức lương tối đa cho người lao động mà mức lương phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người. Với cách làm như vậy, Công ty đã khuyến khích được lòng nhiệt tình, hăng say làm việc không ngừng nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công nhân. - Công ty luôn thực hiện đúng nguyên tắc trả lương ngang nhau cho đội ngũ công nhân cùng tay nghề và hiệu quả làm việc như nhau. - Định mức lao động và đơn giá tiền lương được áp dụng thống nhất trong toàn Công ty và mọi người đều có trách nhiệm thực hiện. 3.2. Tồn tại: Tập hợp chi phí sản xuất: - Công ty tiến hành tập hợp chi phí vào sản xuất trên toàn doanh nghiệp theo cả quá trình sản xuất vào cuối tháng. Nhưng có những đơn đặt hàng có quy trình sản xuất dài thì chưa xong, ngược lại có những đơn đặt hàng quy trình sản xuất ngắn đã bàn giao xong rồi vẫn chưa được tập hợp chi phí. Đánh giá sản phẩm dở dang: - Không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong quá trình sản xuất khi có phát sinh sản phẩm hỏng thì hạch toán vào bộ phận sản xuất chính, phế liệu thu hồi, ghi giảm khoản mục nguyên vật liệu chính mà không tổ chức hạch toán riêng cho đối tượng này. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: -Công tác kế toán khoản mục CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm in của Công ty hiện nay là không hợp lý. Bởi vì một phần vật liệu và CCDC phục vụ cho quản lý phân xưởng theo nguyên tắc phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung nhưng Công ty lại hạch toán vào CPNVLTT không phán ánh đúng các chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm in. - Các chi phí vật liệu và CCDC cho phân xưởng không được hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà hạch toán vào CPNVLTT. 3.3. Một số kiến nghị: - Do đặc điểm của từng đơn đặt hàng có khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí của Công ty nên xác định lại là cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng đơn đặt hàng. - Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các chi phí về vật liệu và CCDC cho phân xưởng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Công ty nên tiến hành thực hiện theo quy định. - Một phần vật liệu và CCDC phục vụ cho quản lý phân xưởng hiện nay Công ty đang tiến hành hạch toán vào CPNVL trực tiếp, thì nên hạch toán vào chi phí sản xuất chung giúp thuận tiện hơn trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng. - Sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất tuy không nhiều nhưng Công ty nên tiến hành hạch toán riêng cho đối tượng này. Kết luận: Công ty In Công Đoàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh uy tín, có hiệu quả trong suốt những năm qua. Những thành tích đã đạt được phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán trong Công ty. Qua quá trình thực tập tìm hiểu về kế toán tại Công ty, em đưa ra một số kiến nghị nhỏ trên đây với mong muốn Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán của mình, để ngày càng phát triển vững mạnh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27218.doc
Tài liệu liên quan