Báo cáo Thực tập tại Công ty Haprosimex Sài Gòn

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Haprosimex Sài Gòn : 1. Lịch sử hình thành của Công ty sản xuất - dịch vụ & Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Haprosimex Sài Gòn) : Ngày 14-08-1991 có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, có 1 thành viên và chưa có con dấu, với số vốn pháp định chỉ có 50 triệu đồng. Tháng 1 năm 1992, tiền thân của Công ty sản xuất- dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Haprosimex Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thành lập và đã xin được con dấu. Qui mô của Công ty vào thời điểm này còn rất nhỏ bé, khiêm tốn : số lượng cán bộ chỉ có 10 người, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt: 500.000 USD, doanh số 5 tỷ đồng. Chức năng nhiệm vụ: thời điểm này Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu trong thời gian này là hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một số hàng nông sản mà chủ yếu là cafê, chè, tiêu, lạc nhân 2. Quá trình phát triển của Công ty Haprosimex Sài Gòn: a, Giai đoạn đầu của Công ty(1992-1998) Sau khi được thành lập với tên gọi là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, đến tháng 8 năm 1992 đã đổi tên thành Chi nhánh Liên hiệp Sản xuất - dịch vụ và Xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 600.000 đồng / tháng Năm 1993, số lượng cán bộ công nhân viên là 20 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên con số hàng triệu USD và đạt 3.100.000 USD, với doanh số là 35 tỷ đồng. Năm 1993, Công ty đã đổi tên thành : Chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 800.000 đồng/ tháng Năm 1994, số lượng cán bộ công nhân viên là 35 người, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt ở mức hàng chục triệu USD và đạt 15.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 108 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 950.000 đồng/ tháng Năm 1995, số lượng cán bộ công nhân viên là 50 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 95 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ đã đạt trên 1 triệu đồng/tháng và đạt là 1.050.000 đồng/ tháng Năm 1996, số lượng cán bộ công nhân viên là 80 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.500.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 181,125 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.100.000 đồng/ tháng Năm 1997, số lượng cán bộ công nhân viên là 95 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14.500.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 270 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.200.000 đồng/ tháng Năm 1998, số lượng cán bộ công nhân viên là 120người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15.000.000 USD, với doanh số kinh doanh của Công ty là 295 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi cán bộ là 1.300.000 đồng/ tháng Sự biến động về tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh số kinh doanh, cũng như số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty từ năm 1992-1998 là khá rõ nét, được thể hiện chi tiết qua các bảng sau : Bảng : Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty từ năm 1992-1998 Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Số lao động (người ) 10 20 35 50 80 95 180 Tốc độ tăng (%) - 100 75 42,86 60 18,75 89,47 Qua bảng trên cho ta thấy, số lượng lao động của Công ty qua các năm đều tăng. Vì đây là giai đoạn đầu hoạt động của Công ty (1992-1998) nên số lượng lao động của Công ty qua các năm đều được bổ sung để đáp ứng được chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng của Công ty. Nhưng sự phát triển lực lượng lao động của Công ty là chưa ổn định, tốc độ phát triển không đồng đều qua các năm, trong đó tốc độ phát triển trong hai năm 1993 và 1998 là khá cao: năm 1993, số lượng lao động tăng 100% so với năm 1992 (tức là tăng gấp hai lần), và năm 1998, số lượng lao động tăng 89 % so với năm 1997 Bảng : Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 1992-1998 Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Kim ngạch XNK (triệu$) 0,5 3,1 15 14 14,5 14,5 15 Tốc độ tăng (%) - 520 383,87 -6,67 3,57 0 3,45 Qua số liệu bảng trên cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng dần nhanh năm 1992-1998, năm 1992 kim ngạch xuất nhập khẩu mới chỉ đạt 500 nghìn USD thì đến những năm 94-98 kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt hàng chục triệu USD. Kết quả này chứng tỏ Công ty đang phát triển mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty qua các năm không đồng đều, trong đó năm 1993 và năm 1994 có tốc độ tăng cao nhất tương ứng là 520% và 384%, các năm 94-98 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đều tăng nhưng với tốc độ nhỏ, không đều và chỉ đạt ở mức vài phần trăm. Bảng : Doanh số kinh doanh của Công ty qua các năm (1992-1998) Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Doanh số kinh doanh (tỷ đồng) 5 35 108 95 181 270 295 Tốc độ tăng (%) - 600 208,6 -12,04 90,66 49,07 9,26 Theo số liệu tổng kết của bảng trên cho thấy, chỉ riêng năm 1995 doanh số kinh doanh của Công ty đạt 95 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng so với năm 1994, còn lại doanh số kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển khá cao, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số kinh doanh qua các năm không đồng đều, tốc độ tăng nhanh trong năm 1993 và năm 1994, từ năm 1996 -1998 doanh số kinh doanh đều tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần Bảng : Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty (Từ năm 1992-1998 ) Năm Đơn vị tính Thu nhậpbình quân Tốc độ tăng (%) 1992 đồng/người/tháng 600.000 - 1993 đồng/người/tháng 800.000 33,33 1994 đồng/người/tháng 950.000 18,75 1995 đồng/người/tháng 1.050.000 10,53 1996 đồng/người/tháng 1.100.000 4,76 1997 đồng/người/tháng 1.200.000 9,09 1998 đồng/người/tháng 1.300.000 8,33 Mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty theo các năm đều tăng phản ánh đời sống của cán bộ công nhân viên đã được quan tâm và không ngừng được cải thiện b, Giai đoạn từ năm 1999-2002: Đây là giai đoạn phát triển có nhiều biến động của Công ty có sự sát nhập với các Công ty và xí nghiệp khác -Ngày 02/01/1999, theo Quyết định số 07/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Hà Nội đã tiến hành sát nhập với Xí nghiệp Phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân và Công ty đã đổi tên với tên gọi mới là: Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội ra đời Trụ sở chính : 28B Lê Ngọc Hân -Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Có thể nói, sau khi ra đời công ty đã vấp phải rất nhiều khó khăn do đổi mới về cơ chế làm việc, bộ máy tổ chức hành chính và đặc biệt là những khó khăn về con người mới chưa kịp nắm bắt những công việc mới và hoạt động của công ty. Song với một ban lãnh đạo có tài năng và kinh nghiệm cũng như một đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào thế ổn định. Sau khi sát nhập, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 296 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh đạt 19,1 triệu USD và doanh số kinh doanh đạt mức 255 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh (doanh thu) là 96,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên là 1.500.000 đồng/tháng -Năm 2000, số lượng cán bộ công nhân viên và người lao động của Công ty là 332 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và đạt 20 triệu USD, doanh số kinh doanh đạt 286 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh là 139 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1.550.000 đồng/tháng Trước xu thế phát triển chung của thị trường trong và ngoài nước cũng như nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đặc biệt là sức ép từ các đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, tháng 12/2000, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 6908/QĐ-UB ngày 12/12/2000 sát nhập Công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa vào Công ty sản xuất -XNK Nam Hà Nội, đổi tên Công ty sản xuất -Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội thành Công ty sản xuất-dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, và chuyển Công ty về trực thuộc Sở Thương Mại để thực hiện quản lý về mặt Nhà nước Tên giao dịch : Haprosimex Sai Gon Tên viết tắt : Hapro Trụ sở giao dịch chính của Công ty: chuyển đến 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội . E-mail: hap@fpt.vn & haprosaigon@hn.vnn.vn Website: http:/www.haprosimexsaigon.com Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1 TPHCM E-mail: hap@hcm.vnn.vn & haprosimexsaigon@hcm.vnn.vn Website: Công ty sản xuất- dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập với số vốn pháp định 6 triệu USD, có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương, Công ty được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành. -Năm 2001, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã là 500 người, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21 triệu USD, doanh số kinh doanh đạt 288 tỷ đồng, trong đó doanh số thực tự doanh là 174 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt mức 1.600.000 đồng /tháng -Năm 2002, số lượng cán bộ công nhân viên và người lao động tăng nhanh và đạt 750 người, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh và đạt 28 triệu USD, thị trường ngày càng được mở rộng, doanh số thực tự doanh là 272 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1.650.000 đồng /tháng Tháng 3/2002 để triển khai dự án xây dựng Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1757/QĐ-UB ngày 20/3/2002 về việc sát nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội vào Công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng có 133 người và với diện tích là 66 ha Từ khởi điểm với số vốn rất nhỏ bé là 50 triệu đồng nhưng đã được bổ sung tích luỹ từng bước. Cho tới nay, thời gian hoạt động phát triển chưa phải là dài, song hiện nay Haprosimex Sài Gòn là một trong những Công ty sản xuất kinh doanh hàng đầu của thành phố. Cho đến năm 2002 vốn cố định của công ty đã lên đến 20 triệu USD. Công ty đã có trụ sở riêng, văn phòng riêng, kho bãi, nhà xưởng phương tiện đi lại. Tài sản cố định của Công ty gồm có: *Hai toà nhà trụ sở : một ở Hà Nội và một ở TP HCM -Trụ sở 38-40 Lê Thái Tổ Hà Nội : 2.160 m2 nhà -77/79 Phó Đức Chính TP HCM : nhà 7 tầng với 1.000 m2 *Ba nhà xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ và xí nghiệp sản xuất sắt *Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Quận Gia Lâm HN -Văn phòng 28B Lê Ngọc Hân Hà Nôị : 400 m2 nhà -Kho, xưởng sản xuất xã An Phú, Thuận An, Bình Dương : Nhà + Kho : 4000 m2 đất 8.000 m2 -Phương tiện xe : 5 chiếc, thiết bị văn phòng hoàn chỉnh -Hai phòng trưng bầy trong các toà nhà. Từ năm 1999-2002 là giai đoạn có nhiều sự biến động, số lượng cán bộ công nhân viên tăng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cũng như doanh số kinh doanh đạt được những kết quả cao, thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty tăng giúp cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Sự biến động này được thể hiện qua các bảng sau: Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 1999-2002 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XNK (triệu USD) 19,1 20 21 28 Tốc độ tăng ( % ) 27,33 4,71 5 33,33 Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 1999-2002 đều tăng nhưng với tốc độ tăng không đồng đều, trong đó năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhanh chóng 33% so với năm 2001. Kết quả này đạt được do Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong chiến lược phát triển của Công ty Bảng: Doanh số kinh doanh của Công ty từ năm 1999-2002 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh số kinh doanh (tỷ đồng) 255 286 288 350 Tốc độ tăng ( % ) -13,56 12,16 0,7 21,53 Doanh số kinh doanh của công ty từ năm 1999-2002 đều tăng điều này phản ánh hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Có được kết quả này là nhờ có sự chỉ đạo tận tình của Ban Giám đốc Công ty và mỗi cán bộ công nhân viên đều nỗ lực cố gắng hết mình để đưa công ty ngày càng phát triển trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Thành phố Qua các bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 1999-2002 phát triển khá, năm sau đạt kết quả cao hơn so với năm trước, chứng tỏ Công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh đúng hướng. Để có được kết quả như vậy, Công ty đã không ngừng cải tiến, phát triển quan hệ bạn hàng cả trong và ngoài nước nhằm tăng dần doanh thu và lợi nhuận, thu hút nhiều cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ và tay nghề cao về với Công ty, từ đó nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng khi làm ăn với Công ty, hiện tại Công ty đã có quan hệ bạn hàng với 53 nước và khu vực trên thế giới c, Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Công ty Haprosimex SaiGon: Theo nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty đã được ghi trong điều lệ Công ty và mục tiêu kinh doanh là đáp ứng nhanh chóng và kịp thời cả về số lượng và chất lượng, dịch vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng. Có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty như sau: -Xuất qua cảng Sài Gòn các mặt hàng nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ dựa trên điều kiện và tiềm năng to lớn về hàng xuất khẩu của các tỉnh phía Nam -Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ đời sống của nhân dân thủ đô và các tỉnh trong nước -Mục đích hoạt động của công ty là góp phần phát triển sản xuất thông qua liên doanh liên kết tạo thêm hàng xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư kỹ thuật, hàng tiêu dùng nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân Nội dung hoạt động của công ty bao gồm: Công tác xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, trọng tâm và là quan trọng nhất có tính chiến lược quyết định sự phát triển của công ty -Tổ chức sản xuất, khai thác chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, lâm sản... -Đưa hàng công nghiệp từ Hà Nội xuống các địa phương, cơ sở các tỉnh phía Nam để trao đổi lấy hàng xuất khẩu -Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác cho các đơn vị kinh tế khác. Công ty có quyền ký kết các Hợp đồng với các tổ chức kinh tế nước ngoài, đồng thời được dự các hội chợ giới thiệu sản phẩm, đàm phán quyết giá mua, giá bán với tất cả các tổ chức kinh tế nước ngoài và các tổ chức kinh tế trong nước -Sản xuất - kinh doanh các mặt hàng Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát ... -Các dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, ăn uống, quảng cáo d, Ngành nghề kinh doanh (lĩnh vực hoạt động) của Công ty: Dựa vào mục tiêu hoạt động và chức năng nhiệm vụ của Công ty, các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty là : -Năm 1999, những ngành nghề kinh doanh Công ty tham gia: +Sản xuất kinh doanh hàng nội thất, gia công các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu +Sản xuất thu mua chế biến(kinh doanh) và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản, tiểu thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp +Nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất và tiêu dùng bao gồm cả ngành sản xuất nước giải khát +Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước +Kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế +Dịch vụ hội chợ quảng cáo thương mại +Sản xuất, kinh doanh xe đạp các loại và phụ tùng xe đạp, xe máy +Kinh doanh khách sạn, vũ trường, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hành +Đại lý, đại diện cho thuê văn phòng +Nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ +Dịch vụ tư vấn thương mại, chuyển giao công nghệ -Ngày 14/5/2001, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh sau: +Dịch vụ cung ứng lao động cho các nhu cầu về lao động giản đơn theo nhu cầu xã hội ( theo quyết định số 2717/QĐUB ngày 14/5/2001 của UBND thành phố HN) Trụ sở giao dịch : như trên -Ngày 14/11/2001, Công ty đã đăng ký kinh doanh bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới: kinh doanh bất động sản ; dịch vụ tư vấn môi giới nhà đất ( theo quyết định số 6817/QĐUB ngày 14/11/2001 của UBND thành phố HN) -Ngày 3/4/2002, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: xây dựng dân dụng và công nghiệp ( theo quyết định số 2179/QĐUB ngày 3/4/2002 của UBND thành phố HN) -Ngày 8/11/2002, Công ty đã đăng ký bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh mới sau: +Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được chế biến từ động vật thực vật +Sản xuất kinh doanh rượu bia, nước uống tinh khiết, các loại nước giải khát +Sản xuất kinh doanh các loại chè uống (Có quyết định số 7666/QĐUB ngày 08/11/2002 của UBND Thành phố HN) II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Haprosimex Sài Gòn: 1.Sản phẩm: 1.1. Trong lĩnh vực Xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu chính là yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nào. Để đảm bảo cho xuất khẩu, công ty có một nguồn hàng dồi dào cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng xuất khẩu của Công ty hiện nay đã và đang xuất khẩu được sang 53 nước và khu vực trên thế giới. Trong những năm tới công ty sẽ phát triển thêm những mặt hàng xuất khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng chủ lực sang các thị truờng cũ và những thị trường mới . Các sản phẩm xuất khẩu chính của công ty như: -Hàng thủ công mỹ nghệ : +mây tre mỹ nghệ +Gốm xứ, sơn mài +Giầy dép may mặc +Hàng nhựa, tạp phẩm +Công nghiệp nhẹ, gỗ, gốm, sắt mỹ nghệ, thuỷ tinh.. -Các mặt hàng Nông sản như : tiêu đen, lạc nhân, chè, cà phê, gạo, bột sắn, dừa sấy, quế, hồi, nghệ.... Trên đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của công ty Bảng: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của Công ty (1999-2002) Năm Hàng thủ công mỹ nghệ Hàng nông sản Tạp phẩm Giá trị (triệu $) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu $) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu $) Tỷ trọng (%) 2000 5.274.517 52,06 4.097.138 40,44 759.602 7,5 2001 5.278.810 45,89 5.774.664 50,20 449.526 3,91 2002 5.657.390 37,19 9.245.430 60,77 311.920 2,04 Nguồn: Phòng tổng hợp Qua bảng số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy rằng: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác khá nhỏ bé (dưới 10%). Từ đó có thể khẳng định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm song tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2000-2002 có xu hướng giảm (năm 2000 là 52,06%, năm 2002 chỉ đạt 45,89% ), trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản ngày càng tăng (năm 2000 chỉ ở mức 40,44% đến năm 2002 đạt mức 60,77%). Điều này chứng tỏ mặt hàng nông sản ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty và nó cũng phản ánh được sự phát triển mạnh của ngành nông sản 1.2. Lĩnh vực Nhập khẩu Việc nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu là để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tham gia làm dịch vụ nhập khẩu uỷ thác dựa trên nhu cầu của khách hàng trong nước ở tất cả các tỉnh thành Thị trường hàng Nhập khẩu thường từ các nước Công nghiệp phát triển và mặt hàng nhập khẩu thường là những máy móc kỹ thuật cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty theo yêu cầu của người uỷ thác. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nước giải khát 1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa : Đây là hoạt động thứ yếu, không nằm trong kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của công ty nên chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp Như đã trình bầy, chức năng và nhiệm vụ trọng tâm của công ty là nằm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Song với những con người mới, năng động, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty nhận thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước. Do vậy, mà hai năm gần đây công ty đã bắt đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Công ty chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm Đối với thị trường trong nước, Công ty chủ yếu kinh doanh loại hình dịch vụ như ăn uống, giải khát, khách sạn, du lịch, văn phòng cho thuê và tìm kiếm lao động cho các Công ty với doanh thu hàng năm là khoảng 5,5 tỷ đồng. Công ty mới triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau: -Các mặt hàng chế biến thực phẩm : như thịt hộp, xúc xích ... -Các mặt hàng đồ uống : rượu nếp Hapro, các loại nước giải khát ... Công ty đang có nhiều kế hoạch dự định mở thêm nhiều loại hình dịch vụ khác nhằm tăng mức doanh thu và lợi nhuận, Công ty đang tiến hành chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp 2. Thị trường : -Khách hàng nước ngoài : đây là một số khách hàng chủ yếu trong số 53 nước và khu vực có quan hệ bạn hàng +Châu Âu : Pháp, Đức, Italia, Anh, Bỉ... Đây là một thị trường tương đối khó tính. Đối với thị trường này, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu kỹ mặt hàng mà mình dự định đặt hàng, để tìm ra nơi đáng tin cậy để đặt hàng và nhận chào giá từ các Công ty, từ đó đi đến quyết định đặt hàng đối với Công ty nào và họ thường có xu hướng đặt số lượng nhiều ngay từ đầu. +Châu á : Nhật, Hồng Kông, Singapo, Malaysia, Trung Đông... Đây là thị trường cực kỳ khó tính, khách hàng thường tìm hiểu kỹ về con người, cách thức tổ chức và cách làm việc, sau đó tìm ra một khách hàng đáng tin cậy để đặt hàng. Lúc đầu, họ thường đặt với số lượng ít sau đó tăng dần lên khi họ cảm thấy nhà cung cấp làm hài lòng họ, điều này đặc biệt đúng với các khách hàng người Nhật. Nắm bắt được điều này, Hapro đã chủ động đưa ra các phương hướng, đối sách phù hợp để bắt kịp với tâm lý của khách hàng. Từ đó tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng từ nhỏ đến lớn +Châu úc : Australia: Thị trường này có vẻ dễ tính hơn so với hai thị trường trên, cách thức làm việc của họ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì làm việc với khách hàng nước ngoài thường có khuôn khổ pháp luật dày đặc nên Công ty cũng chủ động trong việc làm hàng có chất lượng, mẫu mã đẹp nhằm nâng cao uy tín của mình, đồng thời giữ được khách hàng buôn bán lâu dài với Công ty, tạo lòng tin với khách hàng +Châu Mỹ : Hoa Kỳ, Brazil, Argentina... Bắc Mỹ có xu hướng làm ăn chặt chẽ. Kinh doanh với thị trường này đòi hỏi phải hết sức cẩn thận để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và không bị khiếu kiện là điều rất khó. Công ty luôn có chiến lược cụ thể làm việc để làm sao đạt kết quả cao nhất và thu lợi nhuận Nam Mỹ thì dễ tính hơn nhưng họ thường thiên về giá cả rẻ mà chất lượng đảm bảo. Chính điều này đòi hỏi Công ty rất cẩn thận với loại khách hàng này để làm sao chi phí bỏ ra rẻ, nhưng cũng đảm bảo về mặt chất lượng Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài và mở rộng thị trường kinh doanh, Công ty có 1 số trang Web riêng giới thiệu cho từng mặt hàng vì thực tế giao dịch trên thị trường quốc tế khách hàng thường chọn đối tác kinh doanh chuyên sâu vào một số mặt hàng để mua và cứ 6 tháng /lần sẽ thay đổi mẫu mã hàng trên mạng như: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Mặt hàng nông sản : Bảng : Giá trị xuất khẩu trên một số thị trường chính: Đơn vị tính: USD Nước 1999 2000 2001 6/2002 Singapore 1.580.000 2.583.000 3.500.600 1.650.140 Thái Lan 780.000 565.600 558.000 650.000 Nhật Bản - 965.860 1.054.363 580.226 Hôngkông - 1.000.000 1.170.000 412.200 Malaisia 878.585 1.100.000 865.500 200.000 Trung Quốc - 856.050 510.000 504.954 Inđônêsia 958.000 194.308 450.000 528.600 Trung Đông - - 400.000 300.122 Tây Âu - 1.055.000 1.283.000 550.000 Bắc Âu 485.000 780.880 339.793 166.035 Nam Mỹ 422.262 752.000 - 320.210 Tổng cộng 5.103.847 9.852.698 10.131.256 5.862.487 Nguồn: Báo cáo kết quả 1999-2002, Phòng khu vực thị trường Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường có xu hướng tăng lên theo từng năm, đặc biệt mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường này là thủ công mỹ nghệ và nông sản. Tuy nhiên trên thực tế giá trị xuất khẩu trên từng thị trường vẫn còn ở mức khá thấp so với tiềm năng mà công ty có thể khai thác được, chỉ có một số thị trường như Singapore, Hongkong, Malaysia là có mức kim ngạch xuất khẩu khá cao. Trong khi đó với những thị trường lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Quốc là những thị trường rất lớn, có tiềm năng cao thì công ty lại chưa khai thác được. Chẳng hạn như giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc -một thị trường có sức tiêu thụ lớn (hơn một tỷ dân) lại chưa vượt quá con số 1 triệu USD/ năm, hay như thị trường các nước Bắc Âu thì kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn còn rất hạn chế trung bình chỉ đạt khoảng nửa triệu USD/năm, trong khi đó thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn tập trung vào khu vực Đông Nam á (Singapore, Malaysia..). Về mặt số lượng thị trường thì kể từ năm 1999 cho đến 2002, số lượng các thị trường mà công ty có mối quan hệ buôn bán đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc mở rộng sang các thị trường như Tây Âu, Nhật Bản, Hongkong, Trung Đông và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.. Vì vậy, công ty cần phải luôn xác định được những thị trường nào là thị trường chiến luợc và xuất khẩu mặt hàng gì được coi là mặt hàng mũi nhọn. Chiến lược thị trường trong những năm tới của Công ty là : Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường, giữ vững những thị trường truyền thống, đồng thời phát triển sang các thị trường lớn tiềm năng như Mỹ, Đông Âu, Châu Phi và Trung Đông. Để có được kết quả cao, điều quan trọng nhất mà công ty phải luôn ý thức được rằng để giữ uy tín và mối quan hệ lâu dài thì giá cả hợp lý và chất lượng hàng hoá phải luôn được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo được hai yếu tố này thì công ty có thể giữ được mối quan hệ bạn hàng lâu dài cũng như có thể xâm nhập được vào một thị trường mà có đòi hỏi hết sức khắt khe như Mỹ, Nhật Bản -Khách hàng trong nước : Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: + Hàng thủ công Mỹ nghệ và nông sản : Công ty Mây Tre Ngọc Sơn, Công ty Gốm sứ Bát Tràng, Công ty TNHH Đại Lộc, Tổ sản xuất mây tre Huyền Thu, Công ty chè Mộc Châu, Công ty chè Thái Nguyên... +Trong lĩnh vực dịch vụ Công ty phục vụ tất cả các khách hàng trong nước. .. Trong thị trường này Công ty chủ động kinh doanh trên tất cả các tỉnh thành, đặc biệt Công ty chú trọng đến những khu vực đông dân cư và có mức thu nhập cao Nhìn chung, thị trường hoạt động của Công ty rất rộng lớn, chỉ trong vòng 10 năm Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn rất nhiều đối tác tin cậy, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, vừa tạo điều kiện mở rộng kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao mức thu nhập của anh em cán bộ công nhân viên 3. Bộ máy tổ chức của công ty : Như đã trình bầy ở trên, sau nhiều lần sát nhập Công ty luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngành hàng, đi sâu triển khai một số chức năng nhiệm vụ để phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: 3.1. Văn phòng Công ty: Cơ cấu bộ máy quản lý của văn phòng Công ty bao gồm: Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và là người phải chịu mọi trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước, Sở Thương Mại Hà Nội về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, các Phó Giám đốc là những người trực tiếp truyền đạt mọi mệnh lệnh và quyết định của Giám đốc tới từng phòng ban và từng cán bộ công nhân viên, được Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một mảng hoặc một bộ phận hoạt động của Công ty. Hiện nay Công ty có 4 Phó Giám đốc Các phòng ban: Văn phòng Công ty Haprosimex Sài Gòn được tổ chức thành các phòng ban sau: +Phòng tổ chức hành chính: gồm một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Đây là phòng cơ bản thuộc bộ máy hoạt động của bất kỳ công ty nào. Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ như sau: -Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao lực lượng lao động của Công ty. -Nghiên cứu, xây dựng, đưa ra các đề xuất và các phương án nhằm thực hiện việc trả lương, phân phối tiền lương, nâng hệ số lương, tiền thưởng hợp cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý để trình Giám đốc. +Phòng Kế toán tài chính: với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được công ty giao, và cũng là phòng cơ bản trong bộ máy hoạt động của công ty. Phòng kế toán tài chính có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: -Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty -Tham mưu cho Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh có hiệu quả và phân phối thu nhập -Kiểm tra số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ các chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Phòng sẽ hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản, hàng hoá, chi phí... xác định lỗ lãi, phân phối lãi của từng đơn vị. +Phòng tổng hợp: được phát triển trên cơ sở Bộ phận tổng hợp. Phòng tổng hợp có các chức năng và nhiệm vụ sau: -Nghiên cứu đề xuất với GĐ Công ty xây dựng chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển : thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, ...của Công ty -Nghiên cứu để tham mưu vận dụng các chế độ chính sách của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của Công ty -Tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định, chủ trương của GĐ xuống cấp dưới -Nghiên cứu, kiểm tra, đề xuất với GĐ nâng cao chất lượng toàn diện -Đôn đốc, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng ...đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, giữ uy tín nhãn hiệu trên thị trường -Giúp GĐ giải quyết các tranh chấp giữa các phòng ban, đơn vị, giữa đơn vị với khách hàng -Lưu trữ 1 số tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh *Các phòng kinh doanh: +Phòng Xuất nhập khẩu 1: có chức năng -Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu, dịch vụ Xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận khu vực phía Bắc. Từng bước mở rộng thị trường, trước mắt là khu vực Hà Nội và vùng phụ cận tiến tới toàn khu vực miền Bắc. Tăng cường tiếp thị, phát triển khách hàng và vùng cơ sở củng cố chữ tín và không ngừng nâng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25159.doc
Tài liệu liên quan