Báo cáo Thực tập tại Công ty giấy Bãi Bằng

Phần I: Tổng quan về công ty giấy bãi bằng Tên công ty: công ty Giấy Bãi Bằng Đơn vị sáng lập: Bộ công nghiệp nhẹ Giám đốc: Võ Sỹ Dởng Địa chỉ trụ sở chính: Phong Châu- Phù Ninh- Phú Thọ Điện thoại: 0210829755 Fax: 0210829177 Email: BAPACOPN@HN.VNN.VN Trụ sở tại thành phố Hà Nội Trụ sở tại thành phố Đà Nẵng Trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Phần II: Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1. Quá trình hình thành: Công ty giấy bãi bằng là công trình hợp tác hữu nghị Việt Nam-

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thụy Điển được hình thành từ một hiệp định “ Thỏa thuận phát triển hợp tác về công trình nhà máy giấy bãi bằng ” do thứ trưởng ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa( Nguyễn Cơ Thạch ) và ( ông Lenacokembec) thứ trưởng ngoại giao vương quốcThụy Điển đại diện cho hai bên chính phủ kí kết ngày 20/8/1974 tại Hà Nội. Đây là công trình hữu nghị được xây dựng bằng tiền viện trợ không hoàn lại do chính phủ và nhân dân Thụy Điển giúp đỡ. Với tổng số vốn la 2,5 tỷ SEK ( tương đương với 415 triệu USD ). Nhà máy giấy Bãi Bằng được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại, có trụ sở tại thị trấn Phong Châu-Huyện Phù Ninh-Tỉnh Phú Thọ, với công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm. Trong đó 50.000 tấn là giấy viết và giấy in tẩy trắng, 5000 tấn là giấy bao gói tự dùng. Công trình chính thức khởi công vào mùa khô năm 1975 và ngày 26 /11 /1982 công ty được khánh thành đi vào sản xuất. Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trước tiên phải nói đến trình độ quản lí, điều hành và tay nghề của cán bộ, công nhân mới đi vào làm chủ một nhà máy lớn với thiết bị hiện đại là chưa ngang tầm. Công tác đào tạo, thực tập trong nước và ở nước ngoài còn bị hạn chế về mặt thời gian, cho nên cán bộ công nhân nhà máy chưa đủ khả năng phát huy ngay những hiểu biết của mình. Thêm vào đó, trong giai đoạn này đất nước ta đang gặp khó khăn lớn về kinh tế xã hội, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng vọt, những tiêu cực xã hội ngày một gia tăng đã có tác động xấu đến đội ngũ cán bộ công nhân mới được hình thành. Khó khăn nổi cộm nhất trong những năm đầu của thời kỳ này là cơ chế tập chung quan liêu bao cấp trong guồng máy quản lý kinh tế, quản lý nhà nước của ta đã gây ra những trở ngại không nhỏ đến việc chuyển giao và tiếp thu kiến thức Bắc Âu vào việc điều hành nhà máy. Tất cả những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển của nhà máy. Mặc dù vậy, nhờ những cố gắng lớn cùng với tinh thần lạc quan, ý trí quết tâm của toàn thể CBCNV, sự ủng hộ của các cấp ngành từ trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của nhân dân Thụy Điển và đặc biệt trong công cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Bãi Bằng đã đứng vững trong cơ chế thị trường và từng bước hoàn thiện mô hình quản lí tiên tiến, đã tỏ ra sức sống trong thự tiễn sản xuất kinh doanh. Đến nay, Bãi Bằng đã trở thành tổ hợp công nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam, luôn đi đầu ngành cả về số lượng và chất lượng, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục -kinh tế đất nước. Sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty là giấy in và giấy viết có chất lượng cao, với định lượng từ 50-120g/m2, bao gồm các loại giấy cuộn, giấy ram từ khổ A0-A4, giấy photo, giấy tập vở học sinh, giấy vi tính và giấy telex,… độ trắng của giấy(ISO) từ 90 đến 950 độ ISO. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Được phân phối khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tập chung chủ yếu ở các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và xuất khẩu xang các nước như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mianma, Lào, Hồng Công… Công t y có mối quan hệ rộng rãi với ngành giấy của nhiều nước: Thụy Điển, Thai Lan, Singapore. Do đó có điều kiện tiếp thu, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật hiện đại để mở rộng sản xuất, ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đồng thời việc sản xuất được thực hiện trên dây truyền hiện đại đã góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2. Các giai đoạn phát triển của công ty: Giai đoạn 1: Từ năm 1982 đến năm 1990 Công ty tiếp nhận trương trình chuyển giao từ phía Thụy Điển, vận dụng phương thức quản lý Bắc Âu vào việc điều hành nhà máy. Do đó trong những năm đầu gặp không ít khó khăn vì phương thức này đã vấp phải những thủ tục rườm rà, những qui định cứng nhắc của hệ thống quản lý công nghiệp chưa được đổi mới trong thời gian đó. Ngoài ra còn trong những năm đầu còn vấp phải vấn đề thay đổi cán bộ ở một số vị trí quan trọng, dẫn đến chi phí tốn kém. Để chủ động về nguyên liệu cho sản xuất, nhà máy đã cử cán bộ đến trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ cung ứng vật liệu. Trong thời kì vài năm sau khánh thành thì nhà máy giấy Bãi Bằng đã có sự thay đổi khá cơ bản về cơ chế quản lý điều hành. Tuy nhiên sản lượng của nhà máy vẫn chưa đạt hiệu quả như các chuyên gia, cố vấn Thụy Điển và những người cộng sự mong muốn. Vào những năm cao nhất sản lượng trên 30.000 tấn giấy/ năm thì cũng chưa vượt quá 55% công suất thiết kế. b) Giai đoạn 2: Từ năm 1991 đến năm 2000: 20/4/1993 theo đề nghị của bộ công nghiệp nhẹ( trên cơ sở xin thành lập lại doanh nghiệp của XNLH giấy Vĩnh Phú), Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quết định số 176/TTg, thành lập công ty giấy Bãi Bằng thuộc bộ công nhẹ trên cơ sở XNLH giấy Vĩnh Phú, có vốn ngân sách cấp và tự bổ xung đăng kí trong đơn xin thành lập lai doanh nghiệp là: 557.873 triệu đồng. Ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các khâu trọng yếu trong dây truyền sản xuất, đưa ra những quết sách nhằm nâng cao công suất của nhà máy. Qua nhiều năm sản xuất nhìn chung máy móc thiết bị của nhà máy đã xuống cấp hư hỏng, yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế. Vì điều kiện thiếu thốn, và khó tìm do vậy công ty phải chuyển hướng thay thế phụ tùng nhập ngoại bằng các phụ tùng sản xuất trong nước. Đảng ủy và ban giám đốc công ty đã có nhiều chủ trương khuyến khích phát huy sáng kiến cảI tiến kĩ thuật của cán bộ công nhân nhà máy. Và đã có rất nhiều sáng kiến cải tiến kĩ thuật đã được áp dụng trong thời gian này. Đặc biệt phảI kể đến là những sáng kiến mang tính đột phá để khai thác tiềm năng thiết bị máy móc mà trước đó vân ngủ yên. Đó là những sáng kiến để đưa năng suất nấu bột từ 14 lên 19 nồi trên ngày.; nâng cao tốc độ của máy xeo vượt qua mức 380m/phút Trong quá trình hoạt động sản xuất ở thời gian này thì tình trạng tồn đông nguyên liệu giấy đã xuất hiện từ cuôi năm 1995. Công ty đã có nhiều phương án nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất qua đó tăng cường việc thu mua nguyên liệu dư thừa trong nhân dân… Ngay từ sau khi đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc (1995) đồng chí Trần Ngọc Quế đã trực tiếp đI kiểm tra khảo sát thực tế nguồn nguyên liệu và làm việc với lãnh đạo các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của bảy tỉnh miền núi phía Bắc trong vùng nguyên liệu của công ti giấy Bãi Bằng. Qua khảo sát đoàn đã nhận định khả năng cung cấp nguyên liệu sẽ dư thừa; tiềm năng nguyên liệu thực tế có thể đủ cung cấp cho một nhà máy công suất gần 200.000 tấn/năm vào năm 2001. Do đó công ty đã có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của nhà máy bột và giấy, một mặt giảI quyết tình trạng dư thừa nguyên liệu cho các cơ sở trồng rừng nguyên liệu giấy. - Giai đoan 1: Nâng cấp và mở rộng dây chuyền sản xuất hiện có từ 48000 tấn / năm lên 61000 tấn bột giấy/ năm và sản lượng giấy từ 55000tấn /năm lên 100000 tấn / năm - Giai đoạn 2 : Xây dựng một dây chuyền sản xuất mới với công suất 140000tấn bột /năm và 100000tấn giấy/ năm bắt đầu từ năm 1999 sau khi kết thúc giai đoạn 2 công ti sẽ có công suất nấu bột là 200000 tấn / năm… C) Giai đoạn 3 : Từ năm 2001 đến nay: Bước sang thời kì này ban lãnh đạo công ty có nhiều thay đổi. Vào thời điểm 5/2001 tổng số cán bộ công nhân viên công ty có 3.152 người, trong đó lao động nữ có 1.210 người( 38,4%). Và có 786 người là đảng viên(25%); 135 người tốt nghiệp đại học(4,3%); 412 người có trình độ trung cấp; 113 người là cán bộ quản lý(3,6%); 450 người có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh; 254 người có trình độ tin học; 186 người có trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp; 193 người trình độ bậc thợ 6/7; 11 người có trình độ bậc thợ 7/7. Phần III: Lĩnh vực kinh doanh, môi trường sản phẩm kinh doanh Công ty kinh doanh những sản phẩm giấy( giấy in, giấy viết các loại, giấy tissue, gỗ dán…), sản phẩm của công ty chiếm lĩnh hầu hết thị trường giấy Việt Nam. Với chất lượng giấy rất tốt của công ty thì khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty trong và ngoài nước là rất lớn. Qua đó công ty đã tích cực mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra thị trường nước ngoài nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cùng với quá trình đó công ty còn tăng cường hợp tác với nhiều đối tác nhằm học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh. Phần IV: Cơ cấu tổ chức * Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí công ty giấy bãi bằng Phòng thiết bị phụ tùng Phòng vật tư Phòng nguyên liệu Phòng quản trị Phòng y tế Khách sạn Phòng tài chính kế toán Kho thành phẩm Nhà văn hóa Trường mầm non Phó giám đốc kinh doanh Giám Đốc Kế toán trưởng Phó giám đốc kỹ thuật Phòng baỏ vệ Phòng kt an toàn Phòng khcn và mt Phòng điều độ Phòng kcs Kho vật tư phụ tùng Xí nghiệp bảo dưỡng Xí nghiệp điện Nhà máy hóa chất Nhà máy giấy Phòng tchc Phòng thị trường Giám đốc: là người đại diện hợp pháp duy nhất của công ty, chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và các phòng tham mưu. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với tổng công ty giấy Việt Nam và tập thể lao động. Mọi qui định của công ty, các chương trình đầu tư phải đươc giám đốc thông qua. Kế toán trưởng: giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán tài chính theo chế độ hiện hành. Tổ chức công tác thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị. Đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc khi có sai sót về kế toán. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản xuất kinh doanh của công ty như kế hoạch sản xuất mặt hàng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tiêu hao vật tư, nguyên liệu theo định mức và toàn bộ các vấn đề về thiết bị máy móc. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm xây dựng qui trình qui phạm vận hành thiết bị, nội qui an toàn lao động trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của nhà nước theo qui định . Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về vốn, cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, mua sắm thiết bị vật tư, phụ tùng. Bên cạnh đó còn phụ trách một số các phòng ban chức năng và các nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho công nhân viên toàn công ty. Phòng tổ chức hành chính: Giúp đỡ giám đốc quản lí nhân sự trong toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm… Phòng thị trường: Khảo sát và tiếp cận thị trường tiêu thụ, tìm khách hàng để tiêu thụ những sản phẩm do công ty làm ra. Từ đó trình lên giám đốc về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các chiến lược marketing để từ đó công ty đưa ra mục tiêu sản xuất kinh doanh. Nhà máy giấy: Gồm 4 phân xưởng( phân xưởng bột, phân xưởng sản xuất giấy, phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng gia công ). Sản xuất giấy trực tiếp từ nguyên liệu. Nhà máy hóa chất: có chức năng nghiên cứu, thử nghiệm các loại hóa chất dùng trong sản xuất giấy. Thực hiện sản xuất các loại hóa chất cần thiết để đáp ứng cho các nhà máy khác trong công ty. Nhà máy điện: nhiệm vụ chính là sản xuất điện cung cấp cho toàn công ty và các hộ dân sống quanh khu vưc nhà máy. tiến hanh sửa chữa các sự cố về điện trong khu vực mà nhà máy chịu trách nhiệm. Xí nghiệp bảo dưỡng: bảo dưỡng các máy móc trong công ty theo qui định nhằm giảm thiểu các sự cố hỏng hóc khi đang chạy máy. Kho vật tư phụ tùng: là nơi chứa vật tư, trang thiết bị dùng cho công tác thay thế sửa chữa khi có hỏng hóc máy móc. Phòng khoa học công nghệ và môi trường: Tiến hành nghiên cứu các loại công nghệ thiết bị, tìm hướng cải tiến nhằm máy móc sản xuất đạt năng suất cao hơn. Đồng thời có thể có nhiệm vụ tìm hiểu các loại máy móc ngoài thị trường( ở trong nước cũng như ở nước ngoài nước ) để có hướng thay thế đổi mới máy móc trong công ty khi cần thiết. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ nhằm giảm thải sự ô nhiễm từ chất thải của công ty để tránh làm ảnh hưởng đến không khí xung quanh khu vực công ty. Phòng quản trị: đưa ra các quết định để ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với các phòng ban khác để lập nên các kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài. Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc tổ chức công tác thực hiện công việc tài chính kế toán. quản lí chặt chẽ các nguồn vốn, thống kê, lưu trữ các hóa đơn chứng từ của toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp giám đốc soạn thảo và quản lí các hợp đồng kinh tế, thực hiện tốt công tác kế toán để báo cáo với cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá khái khoát tình hình tài chính, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lao động, phân tích tình hình và khả năng thanh toán trên cơ sở đó đề xuất các biệ pháp hữu hiệu để nâng cao công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh. Nhà văn hóa: Phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của cán bộ công nhân viên chức trong công ty và nhân dân khu vưc quanh công ty. Trường mầm non: trông giữ trẻ cho con em cán bộ công nhân trong công ty và nhân dân khu vực xung quanh công ty. *mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chỉ đạo với nhau có ngĩa là các phòng ban trong công ty có thể phối hợp chung với nhau để cung hoàn thành nhiệm vụ được giao.Trong quá trình làm việc các phòng ban hỗ trợ cho nhau các thông tin cần thiết để hoàn thành từng công việc do phòng mình phụ trách, có thể yêu cầu giúp đỡ cung cấp tài liệu để hoàn thành các công việc có tính chất chức năng của từng phòng Phần V: Khái quát kết quả kinh doanh trong ba năm 2003; 2004; 2005 Stt chỉ tiêu đvt 2003 2004 2005 1 Sản lượng giấy sản xuất Tấn 75.289 48.078 85.437 2 Sản lượng giấy tiêu thụ Tấn 72.720,40 52.162,90 71.203,98 3 Doanh thu Tr.đ 819.518 645.650 774.984,47 4 Lợi nhuận Tr.đ 56.211 12.515 4.626,581 5 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đ 71.911 52.713 58.981,573 6 Thu nhập bình quân Tr.đ/ng/tháng 1.875.941 1.788.529 1.513.591 (nguồn: công ty Giấy Bãi Bằng) Nhận xét: Trong những năm vừa qua, với ý trí quết tâm của toàn thể CBCNV, sự ủng hộ của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, cộng với sự giúp đỡ của chính phủ và nhân dân ThụyĐiển, và đặc biệt trong công cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Công ty giấy Bãi Bằng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Qua bảng kết quả khái quát các chỉ số đã đạt được trong ba năm gần đây thì công ty hoạt động sản xuất có hiệu quả. Năm 2003: sản lượng giấy sản xuất trong kì đạt 75.289 tấn = 100,39% kế hoạch năm và cao hơn cùng kì năm trước là 2%. Tiêu thụ đạt 72.720 tấn bằng 100% kế hoạch năm và cao hơn 2% cùng kì. Lợi nhuận thấp hơn cùng kì 13%. Tồn kho giấy cuối năm cao hơn cùng kì 6.347 tấn Năm 2004: Sản lượng giấy sản xuất đạt 52.613 tấn bằng 116% kế hoạch năm. Trong năm chỉ sản xuất 6 tháng đầu năm nên chi phí cao, lợi nhuận thấp, tiền lương, thu nhập và đóng góp ngân sách nhà nước đều thấp hơn năm 2003 Năm 2005: Sản lượng giấy đạt 85.326 tấn bằng 100.38% kế hoạch năm và bằng 190,98% so với cùng kì. Tiêu thụ đạt 71.204 tấn, bằng 95% kế hoạch năm. Tồn kho giấy 14.762 tấn. Sau khi nâng cấp thì sản xuất giấy đã ổn định về thiết bị và định mức tiêu hao vật tư, kinh doanh có lãi, có điều kiện nộp ngân sách nhà nước và duy trì thu nhập công nhân viên. - Khâu lâm nghiệp: Trồng rừng trong năm 4529,2 ha đạt 99,3% kế hoạch và bằng 113,4% so với cùng kì - Chăm sóc rừng trong năm: 12083,5 ha đạt 98,86% kế hoạch và băng 107,4% so với cùng kì. Phần VI: Đánh giá 1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn: + Thuận lợi: Với lợi thế về quy mô của một công ty lớn có vốn quốc doanh thì công ty có được những rất nhiều những thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khi thành lập cho đến nay. Trong quá trình sản xuất kinh doanh với những thuận lợi từ cơ sở vật chất máy móc kỹ thuật tiên tiến từ những nhà cung cấp có uy tín trên thế giới nên có tính đồng cao trong dây truyền sản xuất. Đồng thời địa điểm của công ty cũng nằm gần vùng cung cấp nguyên liệu như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… nằm giữa hai con sông Hồng, sông Lô, gần đường quốc lộ số 2. Do đó việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm khá dễ dàng . Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có trình độ đã tiếp nhân máy móc vận hành hợp lý có hiệu quả. Đồng thời còn có nhiều sáng kiến trong sản xuất kinh doanh làm lợi cho công ty nhiều tỷ đồng. Sản phẩm của công ty (số lượng và chất lượng) luôn đứng đầu ngành, nên có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường trong nước. Tạo được nhiều mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng. Đồng thời còn có nhiều chủ trương chính sách của nhà nước và tỉnh cũng khuyến khích sự phát triển của công ty. + Khó khăn: Cùng với thời gian sản xuất thì nhiều máy móc thiết bị của công ty đã xuống cấp lạc hậu, cần được thay thế sửa chữa. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh: làm giảm sản lượng sản xuất , giảm thu nhập của cán bộ công nhân viên( trong thời gian đóng máy sửa chữa) . Gặp sự cạnh tranh quết liệt của giấy ngoại nhập nên thị phần của công ty đã giảm xuống so với trước đây. Nhiều khi nguyên liệu nhâp vào công ty không đáp ứng được yêu cầu chất lượng để sản xuất do đó gây khó khăn cho quâ trình sản xuất… 2. Đánh giá những thành tựu và tồn tại: + Thành tựu: Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nộp ngân sách nhà nước hàng năm nhiều tỷ đồng. Công ty đã sản xuất vượt công suất thiết kế nhiều năm liền. Luôn đảm bảo công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân trong biên chế của công ty. Ngoài ra , công ty còn tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động hợp đồng. Để ổn định cuộc sống cho công nhân cán bộ thì ngay sau khi khánh thành. Công ty đã tiến hành xây dựng các căn hộ tập thể và giao cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời còn tiến hành xây dựng trường mẫu giáo trường tiểu học và trung học để phục vụ cho con em cán bộ công nhân viên và nhân dân địa phương… Công ty đã đầu tư quỹ phúc lợi hàng chục tỷ đồng xây dựng thêm nhiều công trình thể thao- văn hóa mới phục vụ hoạt động văn hóa- thể thao của cán bộ công nhân viên công ty và nhân dân địa phương.( Nhà thi đấu quy mô hiện đại với gần 2000 chỗ ngồi, có thể thi đấu bóng chuyền, cầu lông …; 3 sân tennis tầm cỡ quốc gia; 2 sân bóng đá tầm trung bình…) Công ty tham ra nhiều hoạt động xã hội từ thiện: nhận phụng dưỡng cho đến khi qua đời thêm 5 bà mẹ Việt Nam anh hùng với mức tiền mỗi mẹ 200.000 đồng / thàng; Tham gia các quỹ xã hội từ thiện lớn như ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai. ủng hộ hội chữ thập đỏ, quỹ bảo trợ trẻ em… 3/2000 công ty đã nhận danh hiệu “ Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Đảng và Nhà Nước trao tặng. 9/2001 công ty đã được tổ chức giám sát sáng kiến doanh nghiệp Quốc Tế(BID) trụ sở tại Madrit Tây Ban Nha tặng thưởng” ngôi sao vàng quốc tế về chất lựong”. Việc công ty sản xuất tiêu thụ nguyên liệu giấy đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nghề rừng. Đưa nghề trồng rừng gắn liền với cuộc sống của người dân miền núi, góp phần ổn định cuộc sống, hạn chế được nạn phá rừng bừa bãi, bảo vệ môi trường tự nhiên. + Tồn tại: Nhiều lúc công ty vẫn còn để diễn ra tình trạng dư thừa nguyên liệu giấy làm cho vùng nguyên liệu tại nhiều tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Dó đó các hộ trồng rừng gặp phải tình trạng ép giá khi bán nguyên liệu. Một số chỉ tiêu đặt ra không đạt được, làm giảm quá trình phân đấu phát triển của công ty. 3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty: + Giải pháp về nhân lưc: Để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ quản lý điều hành cũng như thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề khi làm việc trong một tổ hợp giấy được trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến. Thì công ty đã có những giải pháp tích cực và đúng đắn như: Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ chuyên gia cán bộ Thụy Điển thực hiện chương trình chuyển giao kiến thức về quản lý, điều hành sử dụng máy móc công nghệ. Chú trọng đào tạo lại nhân lực lượng lao động. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên + Giải pháp về tổ chức bộ máy: Công ty đã tập chung giải quết các khâu bất hợp lý trong sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý, sắp xếp lại lực lượng lao động, bố trí đúng người đúng việc. Công ty đã ban hành các văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị bộ phận. 4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2005: doanh thu tiêu thụ : 1.310.693.374.000 đồng nộp ngân sách: 40.558.196.000 đồng sản lượng giấy sx: 100.000 tấn giá trị sx công nghiệp: 1.128.065.120.000 đồng trồng rừng: 5000 ha chăm sóc rừng: 12820ha bảo vệ rừng: 19.615 ha Mục lục Phần I: Tổng quan về cụng ty giấy Bói Bằng PhầnII: Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của đơn vị thực tập 1. Lịch sử hỡnh thành 2. Cỏc giai đọan phỏt triển của cụng ty. Phần III: Lĩnh vực kinh doanh, mụi trường sản phẩm kinh doanh Phần IV: Cơ cấu tổ chức của cụng ty. Phần V: Khỏi quỏt kết quả kinh doanh trong 3 năm ( 2003, 2004, 2005) Phần VI: Đỏnh giỏ. 1. Đỏnh giỏ những thuận lợi, khú khăn của cụng ty. 2. Đỏnh giỏ những thành tựu và tồn tại của cụng ty. 3. Giải phỏp để nõng cao hiệu quả sản xuất của cụng ty. 4. Phương hướng hoạt động kinh doanh của cụng ty trong thời gian tới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC166.doc
Tài liệu liên quan