Báo cáo Thực tập tại Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của Công ty. 1.1. Giới thiệu về công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nhu cầu giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc, nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, đã chở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân, trong đó phần đông là cán bộ, công nhân viên nhà nước và người lao động. Năm 1976 -1980, Ban thư ký Tổng Công Đoàn Việt Nam đã có chủ trương phát triển sự nghiệp bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực n

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghỉ ngơi, tham quan du lịch. Ngày 23 tháng 11 năm 1985, Ban thư ký Tổng Công Đoàn Việt Nam, đã quyết định thành lập Phòng du lịch Công Đoàn trực thuộc ban bảo hiểm xã hội Tổng Công Đoàn Việt Nam. Nhiệm vụ của Phòng du lịch Công Đoàn là nghiên cứu xây dựng các chương trình, tuyến điểm tham quan du lịch, xây dựng chính sách điều lệ tham quan du lịch của cán bộ công nhân viên chức trong cả nước, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cấp công đoàn, các sở du lịch Công Đoàn, xây dựng chương trình hợp tác với Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Khi đất nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ chế kinh tế chuyển sang chế độ kinh tế công đoàn do công đoàn quản lý. Trước những thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý, Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam đã trình đơn lên hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ về việc xin phép thành lập công ty Du Lịch. Ngày 07 tháng 11 năm 1988 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo số 2830 cho phép Tổng liên Đoàn Lao Động Việt Nam được thành lập công ty Du lịch trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Một năm sau, ngày 07 tháng 11 năm 1989 Ban thư ký Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ra quyết định số 508QĐ/TLĐ thành lập Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam có trụ sở đóng tại Quán Sứ Hà Nội. Từ ngày 07 tháng 11 năm 1989, ngành Du lịch Việt Nam đã có thêm một thành viên mới. Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đã chở thành một doanh nghiệp đoàn thể đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh du lịch, cụ thể là lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ của mình, nhiều năm liền Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương lao động cao quý. Hiện nay, Trụ sở chính tại số 01B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam luôn phát triển và ngày càng lớn mạnh. Mục tiêu chủ yếu của công ty là: Giữ vững và phát triển uy tín của Du Lịch Công Đoàn Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đã phát triển thành một tập đoàn lớn mạnh với các thành viên: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội – tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Trụ sở tại 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hải Phòng – Khu 1 Thị Xã Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Quảng Ninh - Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hoà Bình – Xóm Mớ Đá – Xã Hạ Bì – Huyện Kim Bôi – Hoà Bình. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Lào Cai - Thị trấn SaPa - Huyện SaPa – Lào Cai. Trung tâm Du lịch Lữ Hành Quốc tế. Trụ sở tại 1B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc – Km3 - Quốc lộ 2A – Xã Khai Quang - Thị xã Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Chi nhánh Đà Nẵng – 204/10 Điện Biên Phủ - Thành Phố Đà Nẵng. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh – 90 Lê Thị Hồng Cẩm - Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Là doanh nghiệp nhà nước, một thành viên. Hình thành và phát triển hai thập kỷ qua Công ty đã chủ động hình thành các chi nhánh tại ba khu vực trung tâm kinh tế trong cả nước, mở rộng hợp tác liên doanh với các công ty, tập đoàn quốc tế. Công ty Du lịch Công Đoàn là thành viên của các tổ chức du lịch Quốc tế như: Hiệp hội du lịch Mỹ - ASTA Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương – PATA Hiệp hội du lịch Nhật Bản - JATA Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn của tổ chức Công Đoàn Việt Nam với nhiều chức năng kinh doanh: * Du lịch trong nước và Quốc tế. * Khách sạn và nhà hàng. * Vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác. * Kinh doanh bất động sản và nhập khẩu thương mại. 1.2. Giới thiệu về Khách sạn Công Đoàn Vịêt Nam – Hà Nội. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Công ty Du lịch Công Đoàn Việt Nam. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty đã đề nghị đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giao cho khu đất 14 Trần Bình Trọng với diện tích 10000m2 cho công ty sử dụng làm văn phòng và công trình khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Đến cuối năm 2000 công trình khách sạn tương đối hoàn thành và đến ngày 12 tháng 7 năm 2001 thì Khách sạn chính thức đưa vào hoạt động. Tháng 11 năm 2001, Khách sạn được Tổng cục du lịch xếp hạng 3 sao. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam có kiến trúc 9 tầng với 180 phòng, có đầy đủ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo…Khách sạn có không gian rộng rãi gần công viên Thống Nhất, Hồ Thiền Quang, ga Hà Nội, Cung văn hoá Hữu Nghị Việt Xô rất thuận tiện cho việc đi lại và lưu trú của khách. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Với phương châm: Dịch vụ chất lượng uy tín theo tiêu chuẩn Quốc tế là thông điệp nhất quán mà Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đến với khách hàng; Cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất và sự tiện nghi trong các dịch vụ; Phấn đấu để trở thành thương hiệu uy tín với sự tin cậy của khách hàng. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có; tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động trong cả nước. Đồng thời áp dụng công nghệ trong quản lý, tiêu chuẩn hoá các dịch vụ chất lượng cao, gây ấn tượng đến người tiêu dùng, góp phần cùng toàn Ngành đưa Du lịch Việt Nam vững bước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội đang cung cấp các dịch vụ sau: Kinh doanh khách sạn (dành cho khách lẻ, khách đoàn, khách du lịch với nhiều mục đích) và các dịch vụ khác có liên quan. Cung cấp dịch vụ hội nghị, hội thảo về du lịch và thương mại trong nước và quốc tế. Cho thuê văn phòng, phương tiện đi lại. Kinh doanh nhà hàng với các món ăn Âu, Á. Tổ chức tiệc, tiệc cưới chọn gói. Toạ lạc tại địa chỉ 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Năm ở trung tâm thủ đô, gần các trung tâm văn hoá, tài chính, thương mại… Là đầu mối giới thiệu, tiếp nhận thông tin và giao dịch của toàn công ty trong các hoạt động: Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, tổ chức cung cấp dịch vụ hội nghị, hội thảo, tiệc, nhà hàng, cho thuê văn phòng…và các lĩnh vực theo chức năng của công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. 2. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ: Từ khi được thành lập, công ty luôn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch. Đồng thời Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội còn là đầu mối giao dịch cho các hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Công Đoàn Việt Nam. Chức năng hoạt động chính: Kinh doanh khách sạn (các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao) Kinh doanh nhà hàng với các món ăn Âu, Á. Cung cấp các dịch vụ hội nghị, hội thảo với nhiều loại phòng từ 50 – 100 chỗ được trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với các dịch vụ đi kèm. Kinh doanh bất động sản và xây dựng. Nhiệm vụ: Luôn cải tiến và áp dụng công nghệ trong quản lý, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng từng nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng, nắm bắt thị trường và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật. Kinh doanh có lãi và từng bước tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước, chăm lo đời sống tinh thần đối với người lao động. Bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng với tình hình mới của cơ chế thị trường. Các sản phẩm và dịch vụ: Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú tại Khách sạn: Khách sạn có phòng căn hộ, phòng giường đôi, phòng hai giường. Từ trong phòng khách hàng có thể ngắm nhìn thành phố với không gian yên tĩnh bởi công viên cây xanh, hồ nước, phố phường Hà Nội…cùng trang thiết bị tiện nghi mang đến cho khách cảm giác thoải mái. Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng phòng hội thảo: Khách sạn có nhiều loại phòng họp có sức chứa từ khoảng 50 đến 350 khách, hội trường và phong họp đều được trang bị hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, Internet WIFI, mô hình thiết kế chuyên nghiệp. Đối với khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc, tiệc cưới: Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn phòng tiệc phù hợp với quy mô của mình, được hưởng nhiều chương trình khuyến mại. Đối với khách nhà hàng Âu, Á: Món ăn phong phú, ngon miệng, giá cả hợp lý. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của phòng thị trường, kế toán, kế hoạch tài chính. Quản lý toàn diện hoạt động của công ty. Đòng thời chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động, sản xuất của công ty cũng như chịu trách nhiệm trước nhà nước về mặt pháp luật. * Phó giám đốc phụ trách lữ hành: Là người giúp việc cho giám đốc về mảng dịch vụ du lịch lữ hành. * Phó giám đốc phụ trách khách sạn: Là người giúp việc cho giám đốc về mảng khách sạn. * Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và tổ chức hạch toán kinh doanh trong Khách sạn phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước, Công ty. Đảm bảo duy trì nguồn vốn có hiệu quả. Thực hiện công tác quản lý tài sản của Khách sạn, tổ chức mô hình hạch toán và thực hiện toàn bộ công tác kế toán sản xuất kinh doanh, kế toán thống kê, thông tin kinh tế hạch toán ở từng bộ phận trong Khách sạn. Tổ chức thực hiện hoạt động tài chính kế toán của công ty như: theo dõi chi tiêu của doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính của Khách sạn, phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện công tác ghi chép, báo cáo thống kê định kỳ, tháng, quí, năm theo quy định của nhà nước và cung cấp kịp thời khi Ban giám đốc cần. Cùng với tổ thị trường xây dựng chính sách giá cả, khuyến mại để thúc đẩy kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ trong Khách sạn. Đảm bảo thanh toán kị thời chính xác. Tổ chức thu thập và xử lý kịp thời thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong Khách sạn. Kiểm tra giám sat chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. * Phòng hành chính tổ chức: Theo dõi và thực hiện công tác hành chính, quản trị trong Khách sạn, tổ chức thực hiện tất cả các Nội quy,quy định của Khách sạn, Công ty đề ra. Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, hành chính văn thư, đánh máy, lưu trữ văn bản. Giữ gìn bảo quản tài sản, công cụ lao động trong bộ phận quản lý. Cung cấp kịp thời các vật tư hàng hoá khi các bộ phận đề nghị đã được Giám đốc, phòng Kế toán duyệt để đảm bảo yêu cầu phục vụ khách. Giúp ban giám đốc thực hiện sắp xếp, bố trí đào tạo cán bộ ngành du lịch để làm việc ngay tại cơ quan cũng như làm vịêc tại các cơ sở. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tiền lương, tiền thưởng, lao động,… Hành chính công ty: giúp đỡ ban giám đốc về văn bản, văn thư và phụ trách về mảng cho thuê xe, đưa đón khách Hành chính khách sạn: phục vụ khách hội nghị, tiệc cưới. * Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị hiếu của khách trong cũng như ngoài nước để tham mưu cho ban Giám đốc về công tác thị trường, chính sách xây dựng sản phẩm du lịch thích hợp. Bên cạnh đó còn tiến hành các hoạt động tiếp thị và quảng cáo thường xuyên bằng nhiều hình thức nhằm thu hút khách. Tư vấn giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng về phòng nghỉ, hội nghị, tiệc cưới, tiệc tại Khách sạn. Thực hiện công tác chăm sóc Khách hàng Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác đón tiếp: Bao gồm đặt phòng, gửi chỗ khi khách đến, cung cấp thông tin về các dịch vụ trong Khách sạn và đảm bảo thông tin liện lạc cho khách, nội bộ trong Khách sạn và Công ty. * Phòng phục vụ khách nghỉ: Tham mưu cho giám đốc về việc phát triển các dịch vụ lưu trú của Khách sạn để phục vụ và phù hợp với yêu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Đảm bảo tốt tối đa nhu cầu phục vụ khách hàng ngày, nhu cầu lưu trú của khách tại Khách sạn. Cung cấp các dịch vụ có của khách trong phòng của Khách sạn cho khách (nghỉ ngơi, ăn uống…). Đảm bảo yêu cầu của khách về các dịch vụ mà Khách sạn có. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc tại khu vực buồng liên quan đến quy trình kỹ thuật phục vụ, hàng hoá dịch vụ cung cấp tại buồng… Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc tại khu vực tiền sảnh, hành lang cầu thang, khu vực để xe, khu vệ sinh công cộng liên quan đến cảnh quan môi trường, đảm bảo môi trường Khách sạn luôn sạch đẹp. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc đảm bảo điện, nước, quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng trang thiết bị ở các bộ phận trong Khách sạn. * Phòng dịch vụ ăn uống: phục vụ khách nghỉ tại khách sạn, tiệc cưới, tiệc hội nghị, hội thảo Tham mưu cho Giám đốc trong việc định giá món ăn, lên thực đơn thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của Thị trường. Duy trì phát triển cải thiện nhà hàng và chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo việc huấn luyện nhân viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà hàng, Khách sạn. Lập ra những quy định điều lệ cho khu vực nhà hàng, bếp tham gia giải quyết những vấn đề nhân sự khi cần thiết. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế biến các món ăn trong Khách sạn, đảm bảo vệ sinh, chất lượng ăn uống cho khách, cũng như chất lượng bữa ăn phục vụ cho Cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong nhà hàng, quầy Bar, dịch vụ ăn uống lưu động tại phòng… Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, năng động, phù hợp với cơ cấu kinh doanh của công ty. Quyền hạn quản lý của các phòng ban được phân công rạch ròi không bị chồng chéo, vì vậy các cán bộ nhân viên có thể phát huy được hết khả năng về trình độ chuyên môn, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể của từng người. Các phòng ban chức năng quan hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành, trợ giúp giám đốc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc định hướng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức của công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam bao gồm 6 phòng ban: Phòng kinh doanh; Phòng hành chính; Phòng tài chính kế toán; Phòng phục vụ khách nghỉ; Phòng dịch vụ ăn uống; Phòng trung tâm lữ hành và một đội xe chuyên trở khách du lịch cho công ty. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam: (Nguồn: Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam) Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Hành Chính Tổng Hợp Phòng Kinh Doanh Phòng Tài Chính- Kế Toán Trung Tâm Lữ Hành Phòng Phục Vụ Khách Nghỉ Phòng Dịch Vụ Ăn Uống Phó Giám Đốc Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty du lịch Công Đoàn Việt Nam Cơ sở vật chất. Cơ sở vất chất trong doanh nghịêp kinh doanh lưu trú đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tôn tạo và thực hiện sản phẩm du lịch. Mức độ khai thác tiêm năng du lịch cũng như thoả mãn các nhu cầu du lịch phụ thuộc vào chúng, chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển của công ty bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành. Đối với khách sạn Công Đoàn Việt Nam, cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ những phương tiện vật chất kỹ thuật để sản xuất lưu thông tổ chức tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, lưu trú, vận chuyển,…Hệ thống cơ sở vật chất của khách sạn Công Đoàn Việt Nam bao gồm: 3.1. Phương tiện vận chuyển. Bảng 3.1 Phương tiện vận chuyển tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội. STT Loại phương tiện vận chuyển Số lượng (chiếc) 1 Mazda – 4 chỗ 1 2 Camry – 7 chỗ 1 3 Mercedes – 16 chỗ 1 4 Huyndai – 35 chỗ 1 (Nguồn: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam) Phương tịên vận chuyển được mô tả qua bảng số liệu trên. Ngoài ra, do kinh phí Công ty còn hạn chế vì thế không có nhiều loại phương tiện vận chuyển đủ để phục vụ cho khách du lịch nên vào những dịp cao điểm Công ty vẫn còn phải đi thuê xe ngoài. 3.2. Thiết bị văn phòng. Sau đây là bảng thiết bị văn phòng chính: Bảng 3.2 Thiết bị văn phòng chính tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội. STT Loại thiết bị văn phòng Số lượng (chiếc) 1 Máy vi tính 15 2 Máy in 10 3 Máy fax 2 4 Điện thoại 15 5 Điều hoà 5 3.3. Cơ sở lưu trú. Khách sạn Công Đoàn tại Hà Nội có 180 phòng được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế ba sao.Với mong muốn phục vụ khách du lịch trong nước và khách nước ngoài, Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội luôn nâng cao chất lượng của các dịch vụ và cơ sở vật chất mà khách sạn đang có. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú có tác động mạnh mẽ tới nguồn thu từ các dịch vụ bổ xung. Khách sạn cao cấp hay bình dân cũng đều lấy dịch vụ lưu trú làm dịch vụ chính. Thực tế, theo thống kê của Khách sạn tỷ trọng doanh thu có được từ kinh doanh phòng ngủ thường giao động trên dưới 80% trong tổng doanh thu của Khách sạn. Trong tổng số 180 phòng thì có 130 phòng hoạt động kinh doanh lưu trú, 9 tầng lầu với diện tích 35m2 mỗi phòng và được chia thành hai loại hạng. Các trang thiết bị trong mỗi phòng gồm: Đồ gỗ: Giường, 2 bàn đầu giường,1 giá để hành lý,1 tủ đựng quần áo, 1 bàn làm việc, 1 bộ bàn ghế sofa, 1 giá đựng vô tuyến. Đồ vải: Đệm mút, ga, gối, chăn, riđô che cửa 2 lớp, thảm chải sàn. Đồ điện: 2 Điện thoại, 1 đèn làm việc, hệ thống đèn phòng, 1 máy điều hoà, thiết bị báo cháy, 1 tivi màu, 1 tủ lạnh mini. Đồ sành sứ, thuỷ tinh: 1 Bộ ấm chén uống trà, 1 phích nước, cốc ly, 1 bình nước lọc. Các loại khác: Mắc treo quần áo, dép, giấy viết thư, bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, tập giấy quảng cáo dịch vụ. Trang thiết bị trong phòng vệ sinh: Vòi tắm hoa sen, bồn tắm, xí bệt, hệ thống nóng lạnh, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, gương, xà phòng. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam – Hà Nội Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: (84-4) 39421776 / 39421764 Fax: (84-4) 39420762 / 39421786 Email: plan.tic@fpt.vn / plan.tics@yahoo.com. Là thành viên của công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam cho nên Khách sạn có thể sử dụng tài sản của Công ty. Với hệ thống Khách sạn được trải đều tại các điểm du lịch chính như: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam - Hạ Long Địa chỉ: Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh Điện thoại: (84-33) 844740/251888 Fax: (84-33)844303 Email: kscdvn_halong@yahoo.com Khách sạn Công Đoàn Việt Nam - Đồ Sơn Địa chỉ: Trung tâm khu 1 - Đồ Sơn - Hải Phòng Điện thoại:(84-313) 864688/861300 Fax: (84-313) 861804 Email: kscdvn_doson@yahoo.com Khách sạn Công Đoàn Việt Nam – Kim Bôi Địa chỉ:Xóm Mớ Đá – Xã Hạ Bì - Huyện Kim Bôi – Hoà Bình Điện thoại: 0218-3871564/3871128 Fax: 0218-3870428 Khách sạn Công Đoàn Việt Nam – SaPa Địa chỉ: Thị trấn SaPa - Huyện SaPa – Lào Cai Điện thoại: 020-3871315 Fax: 020-3871602 Đi kèm với hệ thống phòng ngủ Khách sạn là nhà hàng Âu, nhà hàng Á; Quầy Bar; Bể bơi bốn mùa có mái che; Sân Tenis và khu trị liệu tắm hơi; Hệ thống phòng hội nghị: Bảng 3.3 Hệ thống phòng hội nghị Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội: Tên hội trường Vị trí Diện tích Kích thước (L x W x H) Chữ U Phòng học Rạp Hát Hội trường Tầng 2 266 33 x 8 x 4 - 250 300 Phòng họp lớn Tầng 2 168 21 x 8 x 4 90 150 200 Phòng họp nhỏ Tầng 2 96 12 x 8 x 4 60 80 90 Phòng hội thảo 1 Tầng 2 60 12 x 5 x 4 35 45 50 Phòng hội thảo 2 Tầng 2 32 8 x 4 x 4 20 30 40 (Nguồn: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam) Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Ngoài việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật công ty còn tổ chức quản lý mọi hoạt động từ kinh doanh đến nhân sự. Những biện pháp này đã giúp hoạt động của công ty đạt hiệu quả rõ rệt. 4. Tình hình nguồn lao động trong khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Sản phẩm lao động trong hoạt động kinh doanh du lịch thể hiện ngay trong hoạt động phục vụ của nhân viên du lịch. Người tiêu dùng dịch vụ sẽ tiếp xúc trực tiếp với nguồn sản xuất ra chúng. Chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc phần lớn vào bản chất, trình độ của người phục vụ. Để toàn bộ sản phẩm du lịch đạt chất lượng đòi hỏi có sự đóng góp công sức và năng lực của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Điều đó yêu cầu mối quan hệ mật thiết với nhau từ giám đốc đến nhân viên trong doanh nghiệp. Bảng 4a: Cơ cấu lao động Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội năm 2007 STT Bộ phận Số lao động (người) 1. Bàn 19 2. Bar 5 3. Buồng 22 4. Lễ tân 12 5. Giặt là 11 6. Bảo vệ 6 7. Hành chính 7 8. Làm sạch 5 9. Lưu niệm 1 10. Kỹ thuật 7 11. Kế toán - Thu ngân 6 12. Thị trường 6 13. Thể thao 2 14. Tổ chức lao động 4 15. Tiền lương 1 16. Tổng 114 (Nguồn: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam) Công ty, với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 260 người, trong đó khối khách sạn là 140 người, khối phòng ban công ty là 51 người, và khối chi nhánh là 69 người. 50 % số lượng nhân viên của khách sạn đạt trình độ chuyên môn đại học, trong đó 50% lao động được sử dụng đúng ngành nghề. Số nhân viên còn lại có trình độ tối thiểu từ trung cấp trở lên. Bảng 4b: Số liệu về tình hình nhân lực của Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam năm 2007. STT Chỉ tiêu Số lượng (đơn vị: người) 1. Tổng số lao động 260 2. Lao động trực tiếp 209 3. Lao động gián tiếp 51 4. Trình độ đại học, cao đẳng 47 5. Trình độ trung cấp 118 6. Trình độ phổ thông 95 7. Nữ Nam 216 44 (Nguồn: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam) Tuy chất lượng về trình độ nhân viên trong khách sạn phân bố không đồng đều. Số lượng nhân viên có trình độ trung cấp, phổ thông nhiều hơn so với nhân viên có trình độ đại học. Nhưng nhân viên có trình độ trung cấp tập trung chủ yếu ở bộ phận phục vụ trực tiếp với khách như: Bộ phận buồng, bàn, bếp, sảnh,…Nhân viên có trình độ đại học tập trung phần lớn ở những bộ phận: Tổ chức Hành chính, quản lý kinh doanh,…và được tuyển chọn rất cẩn thận. Nhìn chung toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đền phải nỗ lực phát huy tối đa kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình để giúp công ty phát triển bền vững và lớn mạnh hơn. Công ty đã lựa chọn một đội ngũ nhân viên rất chặt chẽ và khách quan. Dựa vào trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và năng lực thực tế của nhân viên. Công ty còn tiếp tục cho nhân viên theo học những khoá bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ do công ty hoặc Tổng cục Du Lịch Việt Nam tổ chức để giúp hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao nhất. 5. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty. 5.1. Lượng khách thực tế trong 2 năm. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập nhưng nằm trong hệ thống của Du lịch Công Đoàn Việt Nam. Khách sạn chủ yếu phải tự khai thác các nguồn khách, một phần là do Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đem lại. Với cơ sở vật chất sẵn có cộng thêm bộ máy điều hành linh hoạt, ý thức phục vụ luôn thể hiện lòng mến khách. Vì vậy công xuất sử dụng phòng ngủ của Khách sạn luôn đạt bình quân trên 80%. Và qua khảo sát kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn ta thấy: Bảng 5.1 Thực trạng lưu trú tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội trong năm 2005 – 2007. Danh mục 2005 2006 Tổng số phòng 124 124 Công xuất sử dụng phòng 79% 85% Các loại phòng Phòng căn hộ: Khách Việt Nam Khách nước ngoài 700.000 VND 70 USD 750.000VND 75 USD Phòng deluxe ( Giường đôi, tiêu chuẩn cao) Khách Việt Nam Khách nước ngoài 500.000 VND 50 USD 550.000 VND 5 USD Phòng tiêu chuẩn: Khách Việt Nam Khách nước ngoài 380.000 USD 35 USD 420.000 USD 40 USD Tổng số khách: Nội địa Quốc tế 53.000 khách 15.000 khách 59.000 khách 20.000 khách Thị trường khách chủ yếu Khách Việt Nam Khách Trung quốc Khách Pháp Khách Hàn Quốc Khách Việt Nam Khách Trung Quốc Khách Hàn Quốc Khách Pháp Khách Đức (Nguồn: Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam) Nguồn khách chủ yếu của Khách sạn là khách nội địa. Lượng khách nội địa phân theo cơ cấu chuyến đi đến với công ty ngày càng tăng đặc biệt là khách công vụ. , khách tham quan. Sở dĩ như vậy là do kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thu nhập người dân được nâng cao, nhu cầu tham quan giải trí và tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm đối tác. Ngoài ra hai năm gần đây nguồn khách du lịch nước ngoài chủ yếu là khách Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên thực tế thì lượng khách du lịch đến với khách sạn ngày càng tăng thể hiện ở doanh thu lưu trú năm 2006 tăng 14% so với năm 2005. 5.2. Doanh thu của công ty. Bảng 5.2a: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn năm 2006. STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2006 (triệu đồng) Thực hiện năm 2006 (triệu đồng) 1. Doanh thu thuần 46000 45691 (đạt 99,3%) 2. Khấu hao TSCĐ 5100 5450 (đạt107%) 3. Thuế nộp NSNN 3300 3900 (đạt 118%) 4. Lợi nhuận trước thuế 500 576 (đạt 115%) 5. Nộp nghĩa vụ TLD 108 124 (đạt 111%) 6. TNBQ năm 26,4 27,5 (đạt 104%) 7. Thanh toán công nợ 9000 9281 (đạt 103%) Trả ngân hàng 8142,5 Trả TLD 1138,5 Bảng kết quả hoạt động doanh thu của Khách sạn năm 2006 (bảng 5.2a) cho thấy doanh thu của Khách sạn đã đạt được mức chỉ tiêu đặt ra. Do đó lợi nhuận tăng lên và nguyên nhân là Khách sạn có chính sách tích cực hiệu quả thu hút khách hàng. Bảng 5.2b: kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn năm 2007. STT Chỉ tiêu Năm 2007 (đơn vị triệu đồng) So với năm 2006 1. Tổng doanh thu 48500 Tăng 6% Doanh thu lữ hành 8500 Tăng 3,6% Doanh thu khách sạn 38000 Tăng 4,4% Doanh thu khác 2000 2. Thuế nộp ngân sách nhà nước 3900 3. KHTSCĐ 4800 4. Lợi nhuận trước thuế 700 Tăng 21% 5. LN nộp TLD 151 Tăng 21% 6. Thanh toán công nợ 9000 7. TN bình quân năm 28,8 Tăng 5% Bảng 5.2c: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn năm 2008. STT Chỉ tiêu Kế hoạch 2008 (triệu đồng) Thực hiện 2008 (triệu đồng) 1. DT thuần 70000 73667 2. KHTSCĐ 4800 5096 3. Thuế nộp NSNN 5000 6683 4. Lợi nhuận trước thuế 800 867 5. Nộp TLD 172 187 6. TNBQ năm 37,2 43,8 7. Thanh toán công nợ 10773 Trả ngân sách 9781 Trả TLD 992 (Nguồn: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam) Qua bảng số liêu kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn (Bảng 5.2a, 5.2b, 5.2c) trong 3 năm ta thấy: Tổng doanh thu của Khách sạn tăng qua các năm. Doanh thu năm 2007 tăng 6% so với năm 2006, năm 2008 doanh thu thuần tăng 3667 triệu đồng so với dự kiến tương đương với 5,23%. Điều đó dẫn theo thu nhập bình quân năm của Khách sạn cũng tăng lên từ 26,4 triệu đồng năm 2006 lên 28,8 triệu đồng năm 2007 và năm 2008 là 43,8 triệu đồng. Như vậy doanh thu của Khách sạn tăng nhưng chưa cao. Khách sạn cần đảm bảo việc kinh doanh ở các dịch vụ cung cấp như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung. Đồng thời kết hợp chính sách, chiến lược kinh doanh cụ thể, có những biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tăng dịch vụ bổ sung tạo doanh thu cho Khách sạn. 6. Xu thế phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam tại Hà Nội. Kể từ khi VIệt Nam gia nhập WTO khách sạn Công Đoàn Việt Nam đang triển khai và thực hiện: Áp dụng hệ thống chất lượng quốc tế Xây dựng hệ thống phân phối bằng nhiều hình thức. Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh mức tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu của khách sạn. Tiếp tục chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng. Xác định rõ thị trường mục tiêu. Tiếp tục xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt hơn đặc biệt là sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong khách sạn. Tiếp tục tuyển dụng đào tạo nhân sự trong khách sạn và các chi nhánh để chuẩn bị cho quá trình hội nhập của Việt Nam vào WTO. Hoàn chỉnh công tác quản trị. Xu thế phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam: Qua việc nghiên cứu thị trường, khách sạn Công Đoàn Việt Nam đã xác định thị trường mục tiêu của mình là khách nội địa, khách hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và khách công vụ theo đoàn. Hiện nay khách quốc tế đến với khách sạn chủ yếu là khách Trung Quốc, Thái Lan, trong tương lai khách sạn muốn khai thác thêm thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp. Khách sạn đang đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách này để từ đó có chiến lược, chính sach cụ thể đáp ứng nhu cầu của họ. Trong những năm qua, khách sạn Công Đoàn Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, áp dung những biên pháp thu hút khách, nhằm khai thác có hiệu quả. Nhờ vậy mà số lượng khách đến với khách sạn ngày càng tăng và đa dạng qua các năm. Tuy nhiên thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của khách sạn, số lượng khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 80% tổng số lượng khách du lịch của khách sạn, khách du lịch nội địa lưu trú tại khách sạn chủ yếu là khách công vụ đi theo đoàn, bên cạnh đó một số khách đi vì mục đích khác: tham quan, du lịch, giải trí, thăm người thân,… Không chỉ có thị trường khách nội địa được khách sạn quan tâm mà thị trường khách quốc tế cũng được khách sạn chú trọng. Đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, mang lại nguồn thu không nhỏ cho khách sạn Nhà nước ta đã có nhiều quy định và chính sách tạo thuận lợi cho việc thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam. Với thuận lợi đó, khách sạn cần có chính sách, chiến lược mới kết hợp với công tác không ngững nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, đồng thời đổi mới cơ sở vật chất. Như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách này. Tháng 5 năm 2008, khách sạn mở thêm 2 chi nhánh tại Kim Bôi- Hoà Bình và tại Sa Pa. Đây là điều kiện để khách sạn tăng doanh thu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22637.doc
Tài liệu liên quan