Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Điện toán & truyền số liệu VDC:: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ số hiện nay việc tin học hoá công tác quản lý là một trong những giải pháp và xu thế tất yếu cho sự phát triển và mở rộng của bất cứ tổ chức nào trong hiện tại và tương lai.Khi doanh nghiệp phát triển với một quy mô nhất định nào đó thì số lượng dữ liệu phát sinh hàng ngày cần ghi nhận và xử lý sẽ vượt quá khả năng thủ công bình thường. Nhất là những tổ chức, doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - con với nhiều chi nhánh ở những nơi khác nhau.
Việ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty Điện toán & truyền số liệu VDC:
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Điện toán & truyền số liệu VDC:, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tin học hoá công tác quản lý sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng lớn và giải quyết những bài toán có quy mô lớn, cũng như độ phức tạp ngày càng tăng. Đồng thời khi thực hiện tin học hoá, các nhà quản lý nhanh chóng có được thông tin phản ánh mọi mặt về tổ chức cũng như có thể giảm thiểu số lượng nhân công cần thiết để thực hiện công việc lưu trữ và xử lý dữ liệu...
Trong các doanh nghiệp lớn, tập đoàn hiện nay vấn đề quản lý con người, quản lý nhân sự,… cũng đang là vấn đề không nhỏ đặt ra cho doanh nghiệp khi muốn phát triển lớn mạnh hơn. Đó là vấn đề cơ bản nhưng hết sức thực tế vì con người chính là mạch máu của bất cứ một tổ chức doanh nghiệp nào, có quản lý tốt con người thì doanh nghiệp mới có thể phát huy tối đa được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của tổ chức đạt năng suất và hiệu quả cao nhất. Với vai trò to lớn như vậy, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược sẽ không thể bỏ qua việc xem xét, triển khai những ứng dụng của quy trình quản lý nhân sự trong tổ chức doanh nghiệp mình.
Em hiện đang là sinh viên chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý, thuộc khoa Tin học kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. Với mong muốn thử nghiệm và áp dụng những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã đến công ty Điện toán và truyền số liệu VDC (Viet Nam Data communication Company) xin thực tập để cùng tham gia quá trình xây dựng phần mềm quản lý nhân sự phục vụ cho nhu cầu của công ty. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, em đã quyết định chọn đề tài : Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho công ty VDC làm báo cáo thực tập cho mình.
Thời gian thực tập tương đối ngắn ( 15 tuần) , cộng với trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm và rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo TS.Đặng Quế Vinh cùng các thầy cô giáo trong khoa giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC
1.1. Lời giới thiệu
Được thành lập từ năm 1989, trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, Truyền số liệu và Công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, VDC tự hào đã đưa Internet, các dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin ngày một trở nên gần gũi, thân thuộc với cộng đồng.
Luôn đón đầu công nghệ mới cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, mạng Internet, truyền số liệu do VDC quản lý và khai thác đang thực sự trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Với những khả năng và kinh nghiệm của hơn mười năm không ngừng phát triển, với tính phù hợp và hiệu quả cao trong các sản phẩm-dịch vụ của mình, VDC luôn dành được sự tin cậy của khách hàng. Đây chính là yếu tố tạo nên vị trí chủ đạo của VDC trên thị trường với tốc độ tăng trưởng cao của Công ty qua các năm.
VDC cam kết tiếp tục thực hiện trách nhiệm với sứ mạng là "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin". Chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàng của mình những lợi ích và giá trị cao nhất.
Được thành lập chính thức vào tháng 12/1989, với Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 109883 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/6/1995, Công ty Điện toán và Truyền số liệu hoạt động trên các lĩnh vực tin học, Internet và truyền số liệu với các sản phẩm và dịch vụ chính:
Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu VIETPAC, Frame Relay trên phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới.
VNN/Internet – dịch vụ Internet tốt nhất tại Việt Nam và các dịch vụ trên cơ sở giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ trên tất cả các tỉnh thành phố.
Dịch vụ điện thoại Gọi171, Fax giá rẻ qua giao thức Internet (VOIP, FOIP).
Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E-Commerce).
Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử.
Các dịch vụ Multimedia : phát thanh, truyền hình trên mạng.
Dịch vụ truyền báo-viễn ấn và chế bản-xuất bản điện tử, E-Publishing.
Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp.
Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học truyền số liệu.
Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các phần mềm tin học, vật tư, thiết bị công nghệ thông tin.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, quảng cáo trực tuyến – Online Advertising.
1.2. Lịch sử phát triển
Năm 1974
Trạm máy tính của Ngành Bưu điện ra đời ở miền Bắc.
Trạm máy tính thuộc vụ Kế toán và Thống kê được thành lập theo quyết định số 539/QĐ, ngày 02 tháng 07 nǎm 1974, do quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Vũ Vǎn Quí đã ký, có nhiệm vụ tính toán các số liệu theo nhiệm vụ của Vụ Kế toán và Thống kê, giúp các cơ quan, xí nghiệp thuộc Tổng cục trong công tác tính toán. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, những ngày đầu chỉ có 07 cán bộ công nhân làm việc với các máy điện cơ cá nhân của Cộng Hoà Dân Chủ Đức để thống kê số liệu cho Ngành.
Năm 1976
Thành lập Trung tâm máy tính Ngành Bưu điện
Một trong những Trung tâm máy tính đầu tiên của cả nước
Sau một nǎm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng cục Bưu điện có quyết định số 277/QĐ, ngày 31 tháng 05 nǎm 1976, thành lập "Trung tâm máy tính Bưu điện" Hội sở chính đặt tại 125 Hai Bà Trưng QuậnI TP.Hồ Chí Minh, trực thuộc Tổng cục Bưu điện
Trung tâm máy tính Bưu điện được tiếp nhận dàn máy tính IBM 360/30, IBM 360/40 đây là các dàn máy khá hiện đại, do Mỹ lắp đặt cho các ngành nghiệp vụ của chính quyền Sài gòn cũ. Nhiệm vụ của Trung tâm máy tính Bưu điện là tiếp thu các dàn máy 360/20 để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các nghiệp vụ của ngành Bưu điện. Tổ chức gồm các bộ phận: Thảo chương; Số liệu; Xuyên phiếu và Vận hành
Thống nhất tổ chức máy tính toàn Ngành Bưu điện
Quyết định số 2737-QĐ, ngày 31 tháng 12 nǎm 1979 của Tổng cục Bưu điện, chuyển trạm máy tính thuộc vụ Kế toán Thống kê giao cho Trung tâm máy tính Bưu điện quản lý. Trung tâm máy tính Bưu điện đặt trụ sở tại 125 Hai Bà Trưng thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 2 đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội với dàn máy DARO của Cộng hoà Dân chủ Đức, trang bị thô sơ và thiếu thốn. Giai đoạn 1979 đến 1983 Trung tâm máy tính Bưu điện đã phục vụ và tham gia có hiệu quả nhiều chương trình và các đề tài của Ngành giao. Nǎm 1995, Trung tâm máy tính Bưu điện đã nghiên cứu thành công đề tài: thiết kế lắp bộ giao tiếp giữa máy vi tính mới và máy in IBM 360/20 được Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh khen thưởng và đánh giá cao.
Thay đổi tổ chức của Trung tâm Máy tính
Để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, đồng thời để phát huy tốt kết quả khoa học và công nghệ; Ngày 24 tháng 07 nǎm 1986, Tổng cục Bưu điện có quyết định số 69/QĐ-TCCB về việc tổ chức lại Trung tâm máy tính Bưu điện: Giải thể Trung tâm máy tính Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện, cơ sở 1 của Trung tâm Máy tính ( đầu thành phố Hồ Chí Minh) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 của Trung tâm Máy tính (đầu Hà nội) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bưu điện Hà nội.
Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện ra đời
Ngày 06 tháng 05 nǎm 1988, quyết định số 522/QĐ-TCCB về việc thành lập Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện, trên cơ sở hợp nhất công ty Điện toán thuộc Bưu điện thành phố Hà nội với bộ phận kế toán nghiệp vụ Bưu chính Viễn thông quốc tế thuộc vụ Tài chính kế toán Thống kê.
Công ty Điện toán và truyền số liệu chính thức được thành lập
Ngày 06 tháng 12 nǎm 1989, quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, chuyển Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện thành Công ty Điện toán và Truyền số liệu.
Ngày 26 tháng 11 nǎm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong khối Thông tin Bưu điện, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo các qui định của Tổng cục Trưởng. Có tư cách pháp nhân được mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu theo tên gọi để giao dịch.
Tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí minh, hai cơ sở máy tính của Ngành bước đầu đã được trang bị một số máy vi tính XT và AT 286. Một ứng dung đầu tiên và quan trọng nhất là mạng kết nối máy tính của hai cơ sở này qua kênh viễn thông; Tốc độ truyền lúc đó: 1.200bps, 2.400 bps qua kênh thoại dùng Modem.
Hệ thống truyền số liệu đầu tiên, bước đầu sử dụng phương thức đơn giản, điểm nối điểm (point to point). DATEC là chương trình phần mềm truyền tin (Communication software) do CBCNV của công ty Điện toán Bưu điện TP-Hồ Chí Minh tự nghiên cứu, thực hiện ở các tỉnh phía Nam và bộ phận kỹ thuật tin học của Trung tâm Thống kê và Tính toán ở Hà nội tự nghiên cứu và thực hiện ở các tỉnh phía Bắc. Chương trình DATEC của Công ty Điẹn toán TP-Hồ Chí Minh được Hội đồng khoa học kỹ thuật Bưu điện thành phố và Uỷ ban khoa họckỹ thuật TP-Hồ Chí Minh đánh giá xuất sắc và khen thưởng.
Ngày 28 tháng 11 nǎm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
Ngày 25 tháng 11 nǎm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tǎng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Công ty Điện toán và truyền số liệu mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước
Ngày 02 tháng 07 nǎm 1990, quyết định số 265/QĐ-TCCB-LĐ, Tổng công ty BCVT VN giao thêm cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước
Ngày 11 tháng 12 nǎm 1990, quyết định số 968 QĐ/TCCB-LĐ, Tổng Giám đốc Tổng công ty giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân kể từ ngày 01 tháng 01 nǎm 1991.
Ngày 01 tháng 03 nǎm 1991 hai tờ báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân lần đầu tiên sắp chữ bằng điện tử, truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu, được phát hành đồng thời tại ba thành phố lớn: TP-Hà nội, TP-Hồ Chí Minh và TP-Đà nẵng. Ngày 20 tháng 06 nǎm 1991 hai tờ báo NHân dân và Quân đội Nhân dân cũng được truyền bǎng phương thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu và in tại TP-Cần thơ.
Quyết định số 39/QĐ, nǎm 1992, Giám đốc công ty Điện toán và Truyền số liệu ra quyết định thành lập đài truyền báo Cần thơ.
Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC được xây dựng và cung cấp dịch vụ
Nǎm 1992 Tổng công ty BCVTVN giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu làm chủ đầu tư xây lắp công trình tổng đài truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC
Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC được xây dựng và cung cấp dịch vụ
Mạng VIETPAC là mạng truyền số liệu chuyển mạch gói công cộng với mã số của mạng là 4520 (DNIC-Data Network Identìication Code) do công ty Điện toán và Truyền số liệu quản lý và điều hành khai thác.
Ngày 12 tháng 03 nǎm 1993, quyết định số 182/ QĐ-VT, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu làm danh bạ Viễn thông Việt nam kể cả Yellow pages (những trang vàng).
Hiện nay Công ty VDC đang quản lý và khai thác mạng trục Internet Việt Nam kết nối trực tiếp với xa lộ Internet quốc tế qua 3 cổng quốc gia đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
VDC - Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet hàng đầu tại Việt Nam (IXP)
VDC - Nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên và uy tín nhất tại Việt Nam(ISP)
VDC - Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet (ICP)
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.4. Định hướng phát triển
Công nghệ và kỹ thuật
Các sản phẩm và dịch vụ của VDC được cung cấp trên những công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay :
Công nghệ IP với các ứng dụng mới nhất : VPN, VoIP, FoIP (Phone-Phone, PC-PC, PC-Phone), UMS, WAP,…
Các công nghệ truyền dữ liệu và truy nhập tốc độ cao : Frame Relay, ATM, ISDN, BISDN, xDSL,…
Các trang thiết bị từ những nhà cung cấp hàng đầu: Sprint (Global One), Acatel, Sun Microsystems, Hewlett Packard, IBM, Compaq, Fujitsu, Cisco, Bay Network, Cabletron etc.
Phần mềm hệ thống và quản trị mạng với UNIX (Sun Solaris, HP-UX), Microsoft Windows, SQL, HP Open View for Network Node Management Solution, Netscape Web/Mail Server, Raptor firewall etc.
Bên cạnh đó là mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới:
Telstra (Australia); Global One Group; Alcatel (France); Nortel (Canada); NTTCommunication, KDD, (Japan), Korea Telecom (RO Korea); Singapore Telecom; Microsoft, Oracle (USA); Hongkong Telecom (Hongkong); InfoAccess,...
Tất cả vì một mục tiêu: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tầm nhìn kinh doanh
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngay từ khi thành lập năm 1989 chúng tôi đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh doanh "Uy Tín và Tốc độ".
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua chúng tôi đã không ngừng phấn đấu thay đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao... cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách hàng cũng như cải thiện các qui trình qui định kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế Internet, của thương mại điện tử đã thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp dựa vào Internet để kinh doanh. Với phương châm kinh doanh: "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin" chúng tôi tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những ý tưởng, mô hình kinh doanh thành công trong "Nền kinh tế Internet".
Chiến lược kinh doanh
Luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng:
Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần) thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng :
Không ngừng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, tăng cường cung cấp các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực" không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập trung vào khu vực Châu á, Mỹ.
Hoàn thiện và phát triển "Văn hóa VDC":
Xây dựng "Văn hóa VDC" là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Công ty trong thời gian qua, đây tiếp tục là một chiến lược quan trọng của Công ty nhằm tạo ra một phong cách làm việc mới - "Phong cách VDC"
Đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với đối tác; mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.:
Hiện nay Công ty đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ hơn 150 nước trên thế giới. Trong các năm tới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Phần 2 : TỔNG QUÁT VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ
2.1. Lý do lựa chọn đề tài
Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC hiện nay đang phát triển rất lớn mạnh, cả về quy mô lẫn chất lượng. Công ty có các trung tâm phân bố rộng khắp trong cả nước, số lượng nhân viên làm việc lên tới hơn nghìn người. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với công ty hiện nay là phải nâng cao khả năng tin học hóa công tác quản lý nhân sự. Phòng MobileCommerce – nơi em thực tập được giao nhiệm vụ xây dựng thử nghiệm phần mềm quản lý nhân sự mới cho công ty. Em đã được tham gia dự án này.
Sau một thời gian làm việc trong dự án, em đã thu thập được nhiều kinh nghiệm mới, kết hợp với những kiến thức học ở trường đại học Kinh tế quốc dân, sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Quế Vinh, em đã quyết định chọn đề tài “ Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự công ty VDC” làm báo cáo thực tập cho mình.
Dưới đây, em xin trình bày khái quát một số nét cơ bản nhất về phần mềm.
2.2. Phần mềm quản lý nhân sự PMS (Personnel Management System) công ty VDC
Phần mềm quản lý nhân sự công ty VDC là hệ thống quản lý nhân viên trong công ty VDC.Phần mềm quản lý nhân sự được xây dựng trên nền tảng là môi trường web để quản lý thông tin của các nhân viên, nó có thể chứa một lượng rất lớn thông tin, quá trình làm việc của nó nhanh dễ dàng và thuận tiện. Phần mềm quản lý nhân sự là công cụ quản lý giúp người lãnh đạo quản lý nhân viên một cách dễ dàng và chính xác.
Khách quan về phần mềm quản lý nhân sự công ty VDC: bằng cách áp dụng tin học hóa vào quá trình quản lý nhân sự trong công ty, kết quả trong côn việc tăng lên. Phần mềm quản lý nhân sự yêu cầu tất cả thông tin về nhân viên và gia đình họ. Dựa trên nền tảng là môi trường web, người lãnh đạo có thể tiếp cận thông tin của mỗi nhân viên một cách nhanh chóng. Nhà lãnh đạo có thể giao các công việc cho mỗi nhân viên mà không cần phải điều khiển các cuộc họp.
2.3. Lựa chọn ngôn ngữ xây dựng phần mềm
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL 2000
Ngôn ngữ: ASP
Chạy trên môi trường mạng : MS Window 2000 Server/Windows XP Professional
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11720.doc