Báo cáo Thực tập tại Công ty điện lực thành phố Hà Nội

A. LỜI NÓI ĐẦU “ Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, thực hiện đường lối phát triển Điện lực của Đảng, được Nhà nước tập trung đầu tư và chỉ đạo ngành điện lực Việt Nam đã từng bước đi lên và không ngừng phát triển”. Trong nền kinh tế quốc dân, Tổng công ty Điện lực Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh, chịu trách nhiệm quản lí, vận hành toàn bộ hệ thống điện của cả nước. Ngành điện lực đã có những đóng góp to lớn góp phần bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn lịch sử trước đây và sự nghiệp x

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty điện lực thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng đất nước ngày nay. Vai trò của năng lượng vô cùng quan trọng, quyết định đến nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trên đà phát triển của đất nước, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO, để tồn tại và phát triển theo kịp xu hướng chung của thời đại và quốc tế, ngành điện lực Việt Nam nói chung và công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói riêng đã có những cố gắng không ngừng để thích nghi với điều kiện mới để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân mà quan trọng hơn là đảm bảo cho các hoạt động kinh tế chính trị, xã hội và văn hoá của Thủ đô. Với mục đích tiếp cận thực tế hoạt động sản xuất và công tác quản lí tại Công ty, vận dụng kiến thức học được từ nhà trường và thực tế, sau thời gian thực tập ở Công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Vũ Thị Thuý Hường, cùng với sự hướng dẫn của các bác, các chú các cô và các anh chị trong Công ty, em đã nghiên cứu khái quát về Công ty, về bộ máy tổ chức quản lí, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Tuy nhiên thời gian thực tập ngắn và kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Vũ Thị Thuý Hường và các cô chú, anh chị Công ty Điện lực Hà Nội để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! I. Tổng quát về Công ty Điện lực Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty điện lực thành phố Hà Nội Tên giao dịch: HANOI POWER COMPANY Địa chỉ trụ sở chính: 69 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội Điện thoại: 04 2200898 Fax: 04 2200899 Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhà máy đèn Bờ Hồ tiền thân công ty Điện lực Hà Nội được khởi công xây dựng vào tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có 2 tổ máy phát điện 1chiều công suất 50Kw. Ngày 18/11/1933 Hà Nội và các tỉnh lân cận được cung cấp dòng điện xoay chiều. Nhà máy điện Hà Nội ra đời với xưởng phát điện Yên phụ và nhà máy phát điện Bờ Hồ. Từ năm 1954 đến năm 1964 lưới điện Hà Nội đã toả về các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Việt Trì, Phú Thọ…Trụ sở 69 Đinh tiên hoàng đã trở thành trung tâm phân phối điện cho các tỉnh châu thổ sông Hồng. Từ năm 1965 đến năm 1973 trạm điện cột điện trở thành mục tiêu tiêu diệt của đế quốc Mỹ. Từ năm 1975 đến năm 1985 khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất ngành Điện thủ đô bắt tay vào phục hồi nhằm củng cố và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng yêu cầu về điện cho sự phát triển của Thủ đô. Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cùng với toàn ngành điện công ty Điện lực Hà Nội đã chuyển mình theo cơ chế mới nhằm đáp ứng các nhu cầu về chính trị, văn hoá và xã hội của Thủ đô. Đặc biệt từ 4/1995 Công ty Điện lực Hà Nội trở thành đơn vị hạch toán độc lập và đã có nhiều đổi mới trong khâu kinh doanh, coi khách hàng là bạn đồng hành, là động lực để phát triển. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 50 năm xây dựng và trưởng thành kế tiếp sự nghiệp, Công ty điện lực Hà Nội đã có một lực lượng cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật công nhân đông đảo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản xuất có kinh nghiệm vững vàng sẵn sàng tiếp thu những công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý vận hành lưới điện. * Lĩnh vực hoạt động của công ty: - Kinh doanh điện năng - Tư vấn thiết kế điện - Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện - Xây lắp các công trình điện đến 110Kv - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện - Khảo sát, lập kế hoặch lưới điện cấp Quận, Huyện - Kinh doanh vật tư thiết bị điện - Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng - Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng - Kinh doanh bất động sản - Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất - Qủan lí bất động sản - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng - Xây dựng công trình - Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng - Hoàn thiện các công trình xây dựng - Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển - Các dịch vụ khác về điện * Số lượng các đơn vị trực thuộc công ty: - 14 điện lực ở các quận, huyện nội ngoại thành - 1 xưỏng công tơ - 1 xí nghiệp quản lý lưới điện 110Kv - Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin - 1 Ban quản lí dự án lưới điện Hà Nội - 1 Đội thí nghiệm điên - 18 Phòng ban chức năng - Và một số đơn vị phụ thuộc khác Từ nhiệm vụ chính được giao, Ban Giám đốc đã kiện toàn ổn định về tổ chức bộ máy quản lí tinh giảm gọn nhẹ, bố trí sắp xếp các phong ban thực hiện đúng chức năng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, hằng năm đều đạt được chỉ tiêu và kế hoặch đề ra và thu được lợi nhuận. Đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, đảm bảo các chế độ với người lao động, đời sống cán bộ kỹ sư công nhân trong toàn công ty ổn định và luôn được nâng cao. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo kinh doanh có lãi, bộ máy quản lí của Công ty Điên lực Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty. Gíam đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty, trực tiếp chỉ đạo: Văn phòng, phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức, phòng Đối ngoại, phòng Thanh tra. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mà mình phụ trách. Phó Gíam đốc kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, giúp Giám đốc giám sát, quản lí toàn bộ khâu kỹ thuật vận hành lưới điện toàn Thành phố. Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, phụ trách quản lí kinh doanh mua bán điện của Công ty, theo dõi hoạt động của 14 đơn vị Điện lực quận huyện, phòng kinh doanh và phòng quản lí lưới điện nông thôn. Phó Giám đốc xây dựng: Chịu trách nhiệm và theo dõi chỉ đạo của Giám đốc điều hành việc đầu tư, phát triển cải tạo lưới điện, xây dựng cơ bản và liên hệ công tác nước ngoài. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban - Văn phòng: là đơn vị hành chính, quản trị giúp Giám đốc công ty chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ, tuyên truyền. - Phòng kế hoạch: là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc công ty quản lí công tác kế hoặch về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong toàn công ty, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoặch tổng thể cho toàn công ty. Tham mưu cho Giám đốc sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoăch còn có nhiệm vụ giao kế hoạch và cùng các đơn vị này tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt kế hoặch được giao. - Phòng tổ chức lao động: có chức năng giúp Giám đốc quản lí về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện về lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn công ty. - Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lí về công tác kỹ thuật trong các khâu quy hoặch, xây dựng, vận hành, sửa chữa và cải tạo lưới điện của công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sửa chữa vận hành trong công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành. Nghiên cứu úng dựng khoa học kỹ thuật sáng tạo vào sản xuất kinh doanh, tham gia đào tạp, bồi dưỡng cán bộ công nhân kỹ thuật. - Phòng kinh tế đối ngoại- xuất nhập khẩu: Giúp Giám đốc công ty quản lý, điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kế toán- hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc về quản lý kinh tế tài chính, thu thập số liệu và phản anh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế dộ hạch toán kế toán cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như các quy định của nhà nước về chế độ hạch toán. - Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kinh doanh bán điện trong phạm vi toàn công ty. Tổng hợp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh bán điện của các điện lực quận, huyện. Từ đó tham mưư đề xuất các ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của toàn công ty, bảo đảm hoàn thành kế hoặch sản xuất kinh doanh. - Phòng xây dựng cơ bản: Giúp việc cho Giám đốc điều hành các dự án, thực hiện chức năng đầu mối trong việc lập và duyệt dự án đầu tư, thiết bị kỹ thuật, tổng dự toán, quản lý quá trình lập dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình, thông qua việc ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi công xây lắp nhằm thực hiện hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư. - Phòng kiểm định đo lường chất lượng điện (KCS): được sự uỷ quyền của trung tâm đo lường chất lượng Nhà nước, phòng KSC có chức năng là kiểm tra, hiệu chỉnh chất lượng công tơ đo đếm và các thiết bị đo đếm điện trước khi đưa vào vận hành trong mạng lưới. Kiểm tra chất lượng càng đạt hiệu quả, thì chất lượng công tơ và các thiết bị đo đếm khác càng cao, hạn chế được các tổn thất điện năng, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Phòng bảo vệ- quân sự: Dự thảo các phương án bảo vệ, xây dựng, bổ sung sửa chữa đổi nội quy bảo vệ trong toàn công ty. Tổ chức lực lượng tự vệ đúng hướng, quản lý quân bị và phương tiện vận tải cần thiết cho quốc phòng. - Phòng máy tính: Tuy mới thành lập từ 10.1991 nhưng nó chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty, phòng là một bộ máy quan trọng giúp cho công tác quản lý, tự động hoá một số khâu trong sản xuất kinh doanh làm giảm đáng kể thời gian và chi phí. - Phòng kinh doanh bán điện: có chức năng nhiệm vụ tính toán, làm hoá đơn tiền điện, tổng hợp lưu trữ số liệu đầu ra đầu vào như theo dõi nợ đọng, làm các biểu báo cáo, nối mạnh cập nhật số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh kịp thời báo cho Ban Giám đốc và các đơn vị. - Phòng thanh tra- pháp chế: Tham mưu giúp giám đốc về công tác quản lí hướng dẫn thực hành kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, mua bán điện và các mặt khác của công ty. - Ban quản lý dự án lưới điện: Thực hiện các chức năng đầu mối trong việc lập và trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quản lí quá trình thực hiện dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình. II. Kế hoạch hoạt động của công ty 1. Chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy đặc thù là công ty kinh doanh độc quyền nhưng công ty luôn chú trọng đến chiến lược phát triển, không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ quản lí kinh doanh, dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, mở rộng thị trường bằng nhiều biện pháp sáng tạo, linh hoạt. - Cùng với công tác phát triển khách hàng, công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng là một nhiệm vụ trọng tâm luôn đươc Công ty đặc biệt chú trọng. Công ty đã nghiên cứư sửa đổi, bổ sung và ban hành các Quy trình, Quy định, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, đơn giản hoá và công khai các thủ tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo đúng với các điều khoản của Luật điện lực. - Đi đôi với công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Công ty luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí. Triển khai thống nhất trong toàn Công ty chương trình quản lí thông tin khách hàng (CMIS), nghiên cứu cải tiến đổi mới phân cấp trong công tác lập hoá đơn thu tiền điện, đa dạng hoá hình thức thu tiền điện. - Để đáp ứng kịp thời với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và có nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội mạnh mẽ của Thủ đô thì công tác đầu tư xây dựng cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty, Công ty luôn không ngừng đầu tư phát triển và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng lưới điện trên toàn thành phố Hà Nội. - Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được Công ty Điện lực thành phố Hà Nội luôn xác định là mục tiêu cơ bản và lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ cán bộn công nhân viên có năng lực trí tuệ, phẩm chất tốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty. 2. Công tác kế hoạch của công ty Mọi hoạt động của Công ty đều được thực hiện theo kế hoăch, mục đích kinh doanh của Ban giám đốc đã đề ra giúp Công ty đẩy mạnh công tác phát triển khách hang, mở rộng thị trường. Căn cứ để xây dựng mục tiêu kế hoach sản xuất kinh doanh của Công ty là căn cứ vào tốc độ phát triển của Công ty và Thủ đô, các định hướng phát triển chung của nhà nước và các ban ngành có liên quan. Công ty đề ra mục tiêu phát triển là căn cứ vào kết quả kinh doanh điện năng và tỷ lệ tổn thất hàng năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh trong kỳ kế hoach trước. Mục tiêu gồm có mục tiêu trước mắt cho năm sau và mục tiêu lâu dài cho các năm tiếp theo, từ đó đề ra phương pháp và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp nhất. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra Công ty có các biện pháp cụ thể sau: Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng Hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: tiếp tục cải tiến các khâu dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục mua bán điện vào tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc báo sửa chữa điện qua tổng đài 22222000. Thực hiện đúng các quy định của Luật điện lực, nghiên cứu ban hành các quy trình, quy dịnh và các văn bản hướng dẫn. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNV làm công tác kinh doanh, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các khâu của dây chuyền kinh doanh điện năng. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, hướng dẫn trong kinh doanh điện năng theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000. III. Các công tác quản lý nguồn lực 1. Quản lý nhân sự Bảng số liệu trên cho ta thấy sự biến động về nhân sự của công ty Điện lực Hà Nội, về cơ cấu lao động theo tính chất công việc thì số lao động trực tiếp đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty còn số lao động gián tiếp thì chiếm tỷ trọng nhỏ so với lao động trực tiếp do công ty. Nguyên nhân của việc tăng lao động trực tiếp và giảm lao động gián tiếp là do công ty đang tiến hành các biện pháp nhằm tinh giảm bộ máy hoạt động. Tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ là do tính chất công việc. Sự tăng lên của lao động nữ trong những năm gần đây là tăng lao động nữ làm việc ở bộ phận quản lí để bù đắp cho số lao động gián tiếp về nghỉ chế độ hoặc được chuyển xuống lao động trực tiếp. Qua cơ cấu nhân sự ta cũng thấy sự trẻ hoá đội ngũ lao động trong công ty. Công ty đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm cho người lao động để có khả năng vận hành, điều chỉnh các thiết bị công nghệ chuyên dùng của công ty. 2. Quản lý vốn Công ty điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3nguồn chính: - Một là nguồn vốn nhà nước - Hai là vốn vay từ các quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA. Vốn là điều kiện vất chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm hoàn thiện các hình thức kinh doanh. Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào bảng cơ cấu vốn trên của Công ty ta thấy tốc độ tăng trưởng phát triển khá nhanh. Tổng số vốn kinh doanh của năm 2007 tăng 197.179 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với 6,78%, đến năm 2008 thì tổng số vốn kinh doanh lúc này là 3.241.526 triệu đồng tăng 4,38% so với năm 2007. Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn cố định của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vốn, điều đó cho ta thấy Công ty đã đầu tư rất lớn vào trang thiết bị, máy móc cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cung cấp và sản xuất điện đạt hiệu quả cao nhất Với nguồn vốn cố định và các hình thức sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty có thể đáp ứng được như cầu ngày một tăng cao của xã hội và phát triển hơn nữa quy mô của Công ty, giữ vững được vị thế trong môi trường kinh doanh ngày càng gay go và quyết liêt. IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty Điện lực Tp Hà nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cung ứng điện năng cho nhu cầu phát triển Kinh tế- xâ hội của Thủ đô, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu nhập của công nhân viên được ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo điện an toàn, liên tục chất lượng. Cùng với nhiệm vụ kinh doanh điện năng, công tác phát triển dịch vụ viễn thông công cộng đã được khẳng định vị thế trong thị trường viễn thông trên địa bàn thành phố Hà Nôi. Trước tình hình khủng hoảng về năng lượng nói chung và sự thiếu hụt về nguồn điện nói riêng đã đặt ra cho công ty nhiệm vụ rất lớn và nặng nề đó là phải đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho kế hoach phát triển kinh tế thành phố Hà nội cũng như đảm bảo điện cho các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân thủ đô. Thông qua một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt dược qua các năm ta sẽ thấy hiệu quả hoạt động của công ty: Từ bảng phân tích trên cho ta thấy lợi nhuân Công ty thu được tăng liên tục trong hai năm là 1.389 triệu đồng năm 2007 và 2.135 triệu đồng năm 2008 với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 2,25% và 3,39%. Tồng doanh thu năm 2007 tăng 1,39% và 2,56% năm 2008. Điều đó cho ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm từ 2006 đến 2008 là tốt, kết quả năm sau đều cao hơn năm trước thể hiện sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, đồng thời cho ta thấy sự phát triển không ngừng của Công ty. Nhờ vậy mà trong ba năm các khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty không ngừng tăng từ 76.974 triệu đồng năm 2006 đến 78.415 triệu đồng năm 2007 và 80530 triệu đồng năm 2008. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao với thu nhập bình quân từ 2.510.000 nghìn đồng năm 2006 đến 2.725.000 nghìn đồng năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ tăng 1,55% năm 2007 và giữ nguyên trong năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận, vốn kinh doanh tăng đều mỗi năm., điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh hoạt động tốt và có lãi. Công ty có đươc kết quả kinh doanh khả quan trong những năm qua là do các nguyên nhân cơ bản sau: Do sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân Thủ đô với chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Công ty chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, giảm thiểu tối đa tổn thất điện năng và mở rộng thị trường. V. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội Trong thời gian đi thực tập ở công ty, phân tích tình hình kinh doanh, kết hợp với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua, ta có thể nhận xét chung là: Công ty Điên lực Hà nội đã vượt qua nhiều thử thách để đạt được thành công, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đồng thời đảm bảo tốt đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, hoàn thành tốt nhiêm vụ cung ứng điện năng cho kê hoach phát triển kinh tế cũng như đảm bảo cho các hoạt động chính trị xã hội văn hóa của Thủ đô và nhu cầu sử dụng điện của Nhân dân Thủ đô. 1.Những thuận lợi Nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước, hội nhập với nền Kinh tế thế giới, Công ty đã từng bước hoàn thiện mình, tận dụng thời cơ, vững chắc để phát triển những hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu thụ điện là thị trường độc quyền, đấy là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp phân phối điện năng, không phải chịu sức ép cạnh tranh. Tập thể lãnh đạo của Công ty có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, luôn hết mình vì lợi ích chung của Công ty cùng với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kĩ thuận đông đảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng sẵn sàng tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến trong công tác quản lí vận hành lưới điện. 2. Những khó khăn Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đối mặt với những khó khăn thử thách là điều không thể tránh khỏi. Công ty đã nhìn nhận ra những khó khăn và từ đó vạch ra những biện pháp định hướng giải quyết để khắc phục kịp thời. Nhìn nhận những khó khăn của Công ty ta thấy như sau: Dư nợ tiền điện còn cao, công tác thu nộp vẫn chưa có đổi mới đáng kể trong phương thức thu tiền. Các hình thức thanh toán sử dụng thẻ, thanh toán qua tài khoản cá nhân..chưa thực sự đi vào cuộc sống và chưa có số đông khách hàng chấp nhận. Chỉ tiêu tổn thất điện năng đã được hoàn thành nhưng nội dung công việc này chưa được thực hiện chắc chắn. Các công nghệ mới đã góp phần năng cao năng suất lao động, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh còn ít chưa thực sự làm thay đổi về chất hoạt động kinh doanh điện năng. Việc áp giá bán điện còn chưa chặt chẽ, hồ sơ pháp lí liên quan đến hợp đồng mua bán điện chưa được cập nhật đầy đủ và lưu trữ khoa học khiến cho việc tìm kiếm tốn nhiều thời gian. 3. Phương hướng hoạt động Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận định được điều này, Ban giám đốc và lãnh đạo Công ty đã đề ra định hướng phát triển cho Công ty trong những năm sắp tới: Tiến hành việc củng cố và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại hoá để đảm báo việc cung cấp điện an toàn, ổn định đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của Thủ đô. Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, hiện đại phân cấp mạnh xuống các xí nghiệp, đơn vị cơ sở. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới vào khâu quản lí. Nhanh chóng tiếp cận với “ quản lí điện tử” ở tất cả mọi khâu: Vận hành lưới điện theo hướng tự động hoá, giảm đến mức thấp nhất thời gian mất điện do sự cố. Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng. Đơn giản hoá các thủ tục để tạo điều kiện cho khách hàng mua điện và trả tiền điện được nhanh chóng và thuận lợi. Triển khai và sản xuất các thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, áp dụng kĩ thuật tin học. B. KẾT LUẬN Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Tiến trình hội nhập mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với những cơ hội là những thách thức kèm theo. Để góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên thì các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình với guồng quay phát triển vũ bão nếu như không muốn tụt lại phía sau. Với những gì đã và đang làm được, Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng cho cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Có thế nói trọng trách của Công ty Điện lực Hà Nội gánh vác là rất nặng nề, chính vì vậy Công ty phải phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như nguồn lực, kinh nghiệm của mình để luôn đáp ứng đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Điện lực Hà Nội Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh doanh Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Xây dựng cơ bản Phòng kinh doanh bán điện Phòng máy tính Phòng quản lý điện Phòng kỹ thuật Xưởng công tơ Đội thí nghiệm Phòng KCS Phòng bảo hộ lao động Phòng điều độ thông tin Phòng vật tư Văn phòng Phòng kế hoạch Phòng tổ chức lao động Phòng thanh tra pháp chế Phòng tài chính-kế toán Phòng đối ngoại Phòng kiểm toán Phòngbảo vệ Xưởng 110 kV Phòng đầu tư xây dựng Phòng quản lý đầu tư Trung tâm thiết kế Xí nghiệp xây lắp điện Ban quản lý dự án lưới điện Các khối Điện lực quận, huyện Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 So sánh tăng giảm năm 2008/2007 TT (%) -0,479 0,761 -4,167 -0,949 0,589 0,265 -0,734 1,266 1,058 -1,102 0,107 0,139 Số tuyệt đối -16 19 -35 -22 6 1 -20 3 -10 -9 1 2 So sánh tăng giảm năm 2007/2006 TT (%) -0,269 0,32 -2,024 -0,561 0,393 0,529 -0,331 -0,844 -0,423 0 -0,634 0,156 Số tuyệt đối -9 8 -17 -13 4 2 -9 -2 -4 0 -6 1 Năm 2008 TT (%) 100 75,76 24,24 69,13 30,87 11,38 81,39 7,23 28,15 24,33 28,09 19,43 Số lượng 3321 2516 805 2296 1025 378 2703 240 935 808 933 645 Năm 2007 TT (%) 100 74,82 25,28 69,46 30,54 11,29 81,6 7,11 28,31 24,48 27,92 19,29 Số lượng 3337 2497 840 2318 1019 377 2723 237 945 817 932 643 Năm 2006 TT (%) 100 74,38 25,62 69,67 30,33 11,21 81,64 7,15 28,36 24,41 28,06 19,17 Số lượng 3346 2489 857 2331 1015 375 2732 239 949 817 938 642 Năm Chỉ tiêu Tổng số lao động Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp Phân theo giới tính - Nam - Nữ Phân theo trình độ - Đại học và trên đại học - Cao đẳng và trung cấp - Lao động phổ thông Phân theo đọ tuổi - Trên 50 tuổi - Từ 40 – 50 tuổi - Từ 30 – 40 tuổi - Dưới 30 tuổi Đơn vị tính: người Bảng 2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 So sánh tăng giảm năm 2008/2007 TT (%) 4,38 1,01 2,59 3,19 6,51 Số tuyệt đối 135885 81469 54416 64013 71872 So sánh tăng giảm năm 2007/2006 TT (%) 6,78 2,07 9,19 9,57 2,06 Số tuyệt đối 197179 20371 176808 174933 22246 Năm 2008 TT (%) 100 33,53 66,47 63,73 36,27 Số lượng 3241526 1087081 2154445 2065981 1175545 Năm 2007 TT (%) 100 32,38 67,62 64,46 35,54 Số lượng 3105641 1005612 2100029 2001968 1103673 Năm 2006 TT (%) 100 33,87 66,13 62,81 37,19 Số lượng 2908462 985241 1923221 1827035 1081427 Năm Chỉ tiêu Chi r Tổng vốn kinh doanh Chia theo sở hữu Vốn chủ sở hữu Vón vay Chia theo tính chất Vốn cố định Vốn lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 So sánh tăng giảm năm 2008/2007 (%) 2,5 -0,479 4,38 3,19 6,51 5,05 2,70 4,49 2,99 2,34 1,01 3,67 0,67 Số tuyệt đối 120612 -16 135885 64013 71872 3135 2115 117 43,29 -0,16 - So sánh tăng giảm năm 2007/2006 (%) 1,39 -0,269 6,78 9,57 2,06 8,29 1,87 3,9 1,67 6,67 1,02 -0,68 0,42 Số tuyệt đối 66399 -9 197179 174933 22246 4750 1441 98 23,73 -0.03 Năm 2008 4945643 3321 3241526 2065981 1175545 65177 80530 2725 1489,20 1,31 2,01 4,21 Năm 2007 4825031 3337 3105641 2001968 1103673 62042 78415 2608 1445,91 1,28 1,99 4,37 Năm 2006 4758632 3346 2908462 1827035 1081427 57292 76974 2510 1422,18 1,20 1,97 4,40 Đơn vị Tr.đ Người Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ 1.000đ/tháng Tr. đồng % % vòng Các chỉ tiêu chủ yếu Tổng số doanh thụ tiêu thụ Tổng số lao động Tổng vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Lợi nhuận sau thuế Nộp ngân sách Thu nhập bình quân Năng suất lao động bình quân (1/2) Lợi nhuận / doanh thu tiêu thụ (4/1) Lợi nhuận / vốn kinh doanh (4/3) Vòng quay vốn lưu động (1/3b) Mối quan hệ giữa tăng NSLĐ & tăng tiền lương bình quân TT 1 2 3 a b 4 5 6 7 8 9 10 11 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22489.doc