Lời mở đầu
Điện năng là sản phẩm tất yếu cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. ở nước ta kinh doanh điện năng vẫn là ngành kinh doanh độc quyền dưới sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Vì vậy, giá thành điện năng vẫn còn cao do chưa có sự cạnh tranh ở ba khâu: truyền tải, phân phối và phát. Và do việc quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả. Sửa chữa lớn tài sản của ngành Điện được tính vào giá thành.
Sau một thời gian thực tập tại
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Điện lực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Kế hoạch Đầu tư và sản xuất xây dựng của Công ty Điện lực1, với sự hướng dẫn của giáo viên Phạm Thu Hà, em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và kế hoạch sử chữa lớn của công ty. Đó là những kiến thức rất bổ ích trong thực tế giúp em hiểu thêm những điều đã biết trên sách vở.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở công ty Điện lực 1 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và bản báo cáo này.
phần a
giới thiệu khái quát về công ty điện lực 1
I. giới thiệu chung về công ty Điện lực 1
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20,thực dân Pháp cho xây dựng một số nhà máy , xí nghiệp ở nước ta.Trong đó có một hệ thống điện và cũng là cơ sở đầu tiên của ngành điện Việt nam .Với đề nghị của toàn quuyền Đông Dương lúc bấy giờ , nhà máy điện đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1892 và tới năm 1895 thì hoàn thành .Sau đó ,hai người Pháp là hermaner và Plante đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy ,tăng công suất lên 1000kW và thành lập công ty điện khí Đông Dương -tiền thân của ngành điện Việt Nam .Sau năm 1954 quân và dân ta chính thức tiếp quản toàn bộ hệ thống điện của thực dân Pháp ,lấy tên cơ quan là Cục điện lưc ,thuộc Bộ công nghiệp.
Ngành điện Việt nam chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1954.Thời gian đầu, khi đất nước còn chia cắt hai miền, sản lượng điện còn rất thấp ,chiến tranh chưa thật sự chấm dứt ,Đảng ta đã sớm xác định ngành điện là ngành quan trọngvà đã ưu tiên đàu tư vốn để phát triển.Tỷ trọng vốn cho ngành điện chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư xây dựng nền kinh tế Quốc dân , nhờ vậy công suất ngành điện tăng gấp 3,7 lần.
Năm 1971, Cục điện lực đổi tên thành công ty Điện lực miền Bắc và sau đó lấy tên là công ty Điện lực 1 vào năm 1981, trực thuộc Bộ Điện lực sau là Bộ năng lượng .
Cùng với yêu cầu đổi mới cơ chế tổ chưc quản lý sản xuất của nhà nước ,năm 1995, song song với việc hình thành Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN),Sơ Điện lực Hà Nội, các nhà máy phát và truyền tải tách ra khỏi Công ty Điện 1.Công ty Điện lực 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, trực thuộc Bộ công nghiệp , nhiệm vụ chính chỉ còn kinh doanh điện năng , quản lý hệ thống phân phối vận hành an toàn theo phân cấp quản lý.
Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành với sự tập trung đầu tư và cho phép mở rộng hợp tác quốc tế, công ty Điện lực 1 đã khẳng định tầm quan trọng của mình ,phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội . Công ty Điện lực 1 là Doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của EVN, nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng trên địa bàn 140.237km vuông , dân số 30.297.047 người khu vực phía bắc ( từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm thành phố Hà Nội và Hải Phòng).Các đơn vị trực thuộc gồm:25 Điện lực tỉnh, thành phố;11đơn vị phụ trợ sản xuất kinh doanh khác với tổng số cán bộ công nhân viên là 17.800 người.
Công ty Điện lực 1 có trụ sở chính đặt tại 20 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
II. cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty
1. Bộ máy quản lý :
-Ban giám đốc:1 giám đốc, 3 phó giám đốc.Giúp việc cho ban giám đốc là 19 phòng ban chức năng , các văn phòng đại diện.
-Hội đồng doanh nghiệp .
-Các cơ quan tư vấn:
+Hội đồng thi đua khen thưởng.
+Hội đồng lương.
+Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến.
+Hội đồng thẩm tra thẩm định dư án đầu tư và nghiệm thu công trình xây dựng.
+Hội đồng kiểm kê 0 giờ ngày 1-1 hàng năm.
+Hội đồng thanh xử lý vật tư tài sản và thẩm định giá hàng tồn kho và công nợ khó đòi.
2. Các đơn vị trực thuộc
Công ty Điện lực 1 có 36 đơn vị trực thuộc:
+Khối điện lực:25 đơn vị thành viên tương ứng với các tỉnh, thành phố.
+Khối đơn vị phụ trợ:5 đơn vị.
+Khối khách sạn:2 đơn vị.
+Khối sản xuất vật liệu điện:2 đơn vị.
+Khối các ban quản lý dư án:2 đơn vị.
3. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Trước năm 1995, Công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện năng .
Sau năm 1995,Công ty là doanh nghiệp kinh doanh điện năng dựa trên cơ sở chủ yếu là mua bán điện.Công ty tiến hành mua điện của tổng công ty, bổ sung thêm bằng các nguồn phát nhỏ và mua điện các đơn vị khác nếu cần ,sau đó thực hiện việc tiêu thụ điện năng.
4. Ngành nghề kinh doanh của công ty
+Kinh doanh điện năng.
+Thiết kế, xây dựng quản lý,khai thác và quy hoạch hệ thống lưới điện phân phối.
+Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư ngành điện.
+Thí nghiệm điện, đo lường các thiết bị, trạm điện có điện áp đến 500kV.
+Nhập khẩu thiết bị,vật tư,vật liệu phục vụ ngành điện.
+Vận chuyển các loại thiết bị.
+Đào tạo mới,nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện.
+Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện.
+Kinh doanh khách sạn.
5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong công ty
5.1.Văn phòng công ty(P1)
+Thư ký tổng hợp.
+Văn thư lưu trữ, in ấn.
+Hành chính, pháp chế, tuyên truyền.
+Phục vụ, quản trị, đời sống.
5.2.Phòng kế hoạch sản xuất và đầu tư xây dựng(P2)
+Tham mưu, lập kế hoạch.
+Điều độ sản xuất,kế hoạch.
+Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5.3.Phòng tổ chức cán bộ(P3)
+Tổ chức quản lý
+Quản trị nhân sự
+Thực hiện các chế độ chính sách.
+Đào tạo bồi dưỡng.
+Công tác đời sống xã hội.
+Công tác thi đua khen thưởng.
5.4.Phòng kỹ thuật(P4)
+Quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa,đo đếm rơ le bảo vệ.
+Phát triển máy tính tin học.
+Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật.
+Quản lý quy trình,định mức ,tiêu chuẩn kỹ thuật.
5.5.Phòng tài chính kế toán (P5)
+Công tác tài chính giá cả.
+Công tác hạch toán kế toán.
+Thẩm tra các công trình thuộc nguồn vốn.
+Thực hiện tài chính dự án đầu tư.
5.6.Phòng vật tư và xuất nhập khẩu(P6)
+Xuất nhập khẩu.
+VTTB trong nước.
+Thanh lý, xử lý VTTB,thống kê,quyết toán.
5.7.Phòng quản lý xây dựng(P7)
+Thẩm định báo cáo khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,các công trình XDCB
+Thẩm định thiết kế thi công công trình.
+Quản lý quy hoạch điện.
5.8.Phòng lao động tiền lương(P8)
+Công tác lao động.
+Công tác tiền lương.
5.9.Phòng kinh doanh điện năng(P9)
+Lập kế hoạch điện thương phẩm.
+Kiểm tra xử lý, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện.
+Theo dõi tổn thất.
+Theo dõi giá.
+Thu nộp.
+Hỗ trợ quản lý và phát triển điện nông thôn.
5.10.Phòng điện nông thôn(P10)
+Tổng điều tra lưới điện nông thôn.
+Dự toán các công trình về tiếp nhận lưới điện nông thôn.
+Đôn đốc các điện lực thành viên.
+Thống kê,tổng kết.
5.11.Phòng thanh tra an toàn(P11)
+Kế hoạch an toàn lao động.
+Quy trình , quy phạm.
+Thanh tra thiết bị.
+Tập huấn,kiểm tra quy trình, điều tra tai nạn.
5.12.Phòng thanh tra bảo vệ(P12)
+Công tác thanh tra kiểm tra.
+Giải quyết khiếu nại tố cáo.
+Công tác bảo vệ.
5.13.Phòng kinh tế đối ngoại(P13)
+Nghiên cứu các văn bản pháp quy của nhà nước và pháp lý quốc tế
+Lập, theo dõi các công trình và hồ sơ các đối tác.
+Phát triển đối tác.
+Tổ chức biên dịch.
5.14.Phòng thuỷ điện(P14)
+Điều hành xây dựng thuỷ điện.
+Thực hiện nghĩa vụ môi trường.
5.15.Phòng điều phối lưới điện(P15)
+Điều độ sản xuất và kế hoạch.
+Quản lý sở điện lực.
+Báo cáo tổng công ty,nghiên cứu,kiến nghị các biện pháp cải tiến.
5.16.Phòng kiểm toán và kiểm tra nội bộ(P16)
+Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh
+Kiểm tra tuân thủ pháp luật và chế độ.
+Kiểm tra chính xác báo cáo tài chính.
5.17.Phòng quản lý đấu thầu(P17)
5.18.Phòng thi đua tuyên truyền(p18)
+Công tác thi đua
+Công tác khen thưởng và đề xuất cấp trên.
5.19.Phòng quyết toán(P19)
+Thực hiện quyết toán các công trình dự án.
Phần b
Tình hình thực hiện công tác SX – KD năm 2003
I. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003
1. Đặc điểm tình hình chung:
Năm 2003 Công ty Điện lực 1 thực hiện nhiệm vụ sản xuất– kinh doanh trong những điều kiện kinh tế xã hội có những biến động và đặc điểm tình hình sau:
Nền kinh tế nước ta đang khôi phục tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng khu vực, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi dịch SARS nên một phần nào đã không đạt được mức mong đợi.
Qua sự phát triển phụ tải tại một số khu vực, nhất là các khu vực có các khu công nghiệp, chúng ta có thể thấy: Lưới điện truyền tải 220 – 500kV chưa phát triển kịp và phân bổ chưa đồng đều. Điều đó làm cho một số nơi điện áp thấp ảnh hưởng đến việc cấp điện cho khách hàng cả về số lượng và chất lượng. Phần cơ sở vật chất lưới điện do Công ty quản lý tuy đã được cải tạo nâng cấp rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng do nhiều năm trước ít được đầu tư nên một số nơi lưới điện vẫn còn bị quá tải, không đảm bảo cung cấp điện ổn định liên tục cho nhu cầu phát triển phụ tải ngày càng tăng.
Lưới điện trung áp từ nông thôn sau khi tiếp nhận từ các địa phương qua một thời gian vận hành cho thấy chất lượng rất cũ nát, nhiều năm không được đầu tư cải tạo nâng cấp, tình tgrạng quá tải rất phổ biến…ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh bán điện. Vì vậy yêu cầu đầu tư chống quá tải và cải tạo nâng cấp là rất cấp bách, với lượng kinh phí lớn.
Năm 2003 là năm có nhiều thiên tai lũ lụt triên địa bàn nhiều tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Thanh Hoá,…gây nhiều hư hỏng cho thiết bị lưới điện, dẫn đế gián đoanh cấp điện làm giảm điện năng thương phẩm, đồng thời chi phí sửa chữa khắc phục lại rất lớn
Năm 2003 là năm đầu tiên Công ty Điện lực 1 bắt đầu thực hiện dự án liên doanh với nước ngoài và các dự án sản xuất khác như: LD chế tạo tủ bảng điện với ĐL Hà Nam – Trung Quốc, hợp tác kinh doanh lắp ráp và tiêu thụ công tơ điện tử với OMNI – Hàn Quốc, chuẩn bị đầu tư các nhà máy thuỷ điện nhỏ, các khách sạn, khu du lịch sinh thái…nên ít nhiều cũng còn bỡ ngỡ, khó khăn.
Năm 2003 Công ty có thay đổi tổ chức: Điện lực Ninh Bình tách ra thành Công ty TNHH MTV, Xí nghiệp giao nhận vận chuyển cũng có Quyết định chuyển đổi thành Công ty Cổ phần.
Thấy rõ những khó khăn đó, lãnh đạo Công ty Điện lực 1 đã có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đã tìm được hướng đi dúng trong sản xuất - kinh doanh và trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để hoàn thiện và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tăng cường hiệu quả đồng vốn. Tất cả những khó khăn, thuận lợi đều đã được đem ra xem xét phân tích rất cặn kẽ trong kỳ họp của Hội đồng Giám đốc, từ đó đã đi đến thống nhất sự lựa chọn có các quyết sách quan trọng, thông qua Nghị quyết các kỳ họp Hội đồng.
Với sự quan tâm và sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của lãnh đạo Công ty, với sự nỗ lực phấn đầu của từng CBCNV toàn Công ty, chúng ta đã hoàn thành các chỉ tiêu KH năm 2003 với những thành tích đáng khích lệ.
2. Các số liệu về kết quả hoạt động của Công ty:
1.1.Về kinh doanh điện năng:
KH 03
ƯTH 03
Đạt
So với 2002
-Điện đầu nguồn (tr. kWh)
9.718.85
9.824,17
101,38%
114,5%
-Điện thương phẩm
8.815
9.052,07
2,69%
116,64%
-Tỷ lệ tổn thất (%)
9,3
7,86
-1,44
- 0,35
-Giá bàn bình quân (đ/kWh)
636,13
650,02
+13,89
+66,46
-Doanh thu(chưa VAT tỷ đ)
5.607,48
5.883,99
104,93%
129,91%
-Tổng số khách hàng phát triển
263.332
214,81%
Do được đầu tư cải tạo mở rộng nâng công suất và xây dựng mới các công trình chống quá tải lưới điện truyền tải 110 – 35kV và lưới điện phân phối cộng với việc đầu tư trang thiết bị quản lý tiên tiến trong khâu đo lường, thí nghiệm hiệu chỉnh công tơ nên các Điện lực đã hoàn thành tương đối tốt các chỉ tiêu điện thương phẩm và giảm tổn thất điện năng.
Cũng do thực hiện tốt chương trình chống quá tải các trạm 110kV, đưa nhanh các khách hàng công nghiệp như: Thép Châu Khê, các KCN tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương… vào sản xuất, nên Công ty đã tăng được thương phẩm, tăng giá bán điện bình quân so với KH Tổng công ty giao là +13,89đ/kWh. Đây là năm thứ tư Công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này.
Việc thu tiền điện vẫn được các Điện lực quan tâm, thực hiện nhiều biện pháp thuyết phục, vận động để thu tiền. Tuy nhiên, năm 2003 dư nợ tiền điện thuỷ nông còn 64 tỷ đồng và tổng dư nợ còn 73,21 tỷ đồng, cao hơn dư nợ năm 2002 là 22,04 tỷ đồng.
Công tác dịch vụ khách hàng: thực hiện chủ trương của Tổng công ty, Công ty đã triển khai tới tất cả các Điện lực việc phát triển khách hàng theo phương thức một cửa, một giá đối với công tơ điện sinh hoạt. Đã gửi thư xin ý kiến đến khác hàng. Đã phát hành “ Sổ tay người giao tiếp khách hàng ” đến các Điện lực. Việc làm này được khách hàng đánh giá tốt, tránh được những dư luận xấu trong công tác này trước đây.
1.2. Về thực hiện kế hoạch SCL:
Năm 2003, căn cứ váo kết quả sản xuất kinh doanh và yêu cầu sửa chữa lưới điện, Công ty đã mạnh dạn giao kế hoạch SCL tăng hơn so với KH được Tổng công ty duyệt, với giá trị là gần 170 tỷ đồng. Công ty thực hiện được 1.978 hạng mục với giá trị 167,127 tỷ đồng, vượt giá trị 162 tỷ là giá trị được Tổng công ty duyệt, so với năm 2002 tăng 19,9%. Kết quả trên đã phản ảnh được việc tích cực cải tiến cách điểu hành của Công ty, kết hợp với sự cố gắng rất lớn của các đơn vị. Công ty đã tập trung củng cố lưới điện 110kV với tổng số khoản 100Km; các ĐZ trung thế đã được sửa chữa nâng tiết diện; nâng cấp thay thế thiết bị các trạm 110kV Bắc Kạn, Quỳ Hợp, Việt Trì và các trạm TG 35kV. Lưới điện hạ thế cũng được sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật – kinh doanh và vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng.
1.3. Về thực hiện kế hoạch ĐTXD:
Năm 2003 Công ty được Tổng công ty giao KHĐTXD gồm:
Tổng số: 2.066 công trình (kể cả các công trình QT, HT, CT và KC)
Trong đó 93 CT 110 kV, 347 CT điện nông thôn, 1.516 CT chống quá tỉa và các công trình khác, 620 CT chống quá tải LĐTANT, 89 CT vay địa phương không tính lãi chống quá tải LĐTANT.
Tổng giá trị 1.458.477 tr. đồng, trong đó vốn vay nước ngoài: 102,57 tỷ, vốn trong nước: 1.355,907 tỷ đồng (Tổng số vốn so với năm 2002 có giảm do vốn vay nước ngoài giảm, tuy nhiên vốn trong nước so với năm 2002 vượt 7%). Đã thực hiện giải ngân 95% KH vốn.
Trong năm 2003 Công ty đã tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch ĐTXD, vì vậy việc đầu tư đúng trọng tâm, có hiệu quả, giả quết được yêu cầu kỹ thuật – sản xuất - kinh doanh đặt ra, tránh tình trạng đầu tư tràn lan như trước đây. Công tác ĐTXD đã tiếp tục tập trung thực hiện các công trình chống quá tải và hoàn thiện sơ đồ theo đúng thiết kế cho 93 công trình TBA 110kV. Đã hoàn thành đóng điện đưa vào khai thác sử dụng 14 công trình 110kV, trong đó 13 TBA với dung lượng 497 MVA, khoảng 70 km ĐZ 110kV, 3.816 km ĐZ 35 – 22 – 10 – 6 kV, 32 TBA TG 35 kV, 1.560 TBA phân phối và 4.492 km ĐZ hạ thế để chống quá tải cho các thành phố, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn. Giá trị tải sản dự tính tăng khoảng 2000 tỷ đ.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển lưới điện, Công ty đã rất chú trọng đầu tư xây dựng nhà kho, xưởng sửa chữa MBA và nhà làm việc cho các CNĐ bằng các nguồn KHCB và ĐTPT, để nơi làm việc của các CNĐ thực sự là nơi SXKD, giao tiếp khách hàng nhằm đưa công tác kinh doanh văn minh có hiệu quả. Trong năm 2003 đã đầu tư mới 19 nhà CNĐ theo quy mô đã được Công ty duyệt.
Nhìn chung,công tác kế hoạch ĐTXD trong năm 2003 đã có nhiều tiến bộ, giải quyết các thủ tục đầu tư nhanh gọn, đúng các quy định, đáp ứng chất lượng và tiến độ các dự án. Đặc biệt đối với các dự án chống quá tải 110 kV, các dự án vay vốn nước ngoài, Công ty đã thường xuyên tổ chức giao ban tiến độ để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ các công trình. Công tác đầu tư xây dựng đã đáp ứng được nhiệm vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần đưa điện về các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất sinh hoạt của nhân dân đặc biệt đồng bào các dân tộc miền núi, đồng thời góp phần tăng lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu tiền điện, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và tăng thu nhập cho người lao động.
1.4. Về công tác xoá bán điện công tơ tổng:
Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác này, ở chỗ nào có giá điện cao, điện thương phẩm lớn, đầu tư ít là triển khai ngay. Trong kế hoạch 2003 Công ty đã ghi 510 công trình với 2.742 công tơ tổng dùng vốn KHCB, 108 công trình với 226 công tơ tổng dùng vốn SCL và 305 hạng mục với 305 công tơ tổng dùng vốn SCTX. Khi thực hiện có 302 công tơ tổng khách hàng không bàn giao lưới điện, 108 công tơ tổng thuộc xã ven đô không thuộc nội thị là diện phải xoá. Đến nay đã hoàn thành xoá được 1.911 công tơ tổng, đạt 62%. Số còn lại 104 công trình với 608 công tơ tổng đang thi công dở dang và 92 công trình với 560 công tơ tổng đã hoàn tất thủ tục đầu tư được triển khai thi công, dự kiến hoàn thành toàn bộ trước 30/6/2004.
1.5. Về sử dụng quỹ đầu tư phát triển:
Năm 2003 với số vồn ĐTPT có 44,1 tỷ đồng, Công ty đã phân bổ cho các đơn vị 31,5 tỷ, sử dụng tập trung tại Công ty 12,5 tỷ. Đã giả quyết những nhu cầu trọng yếu và cấp bách phục vụ cho SXKD như: Mua sắm thiết bị thí nghiệm, đo lường (6 bàn thử công tơ hết 12 tỷ đ), MBA phục vụ SEAGAMES, chống quá tải và khác phục sự cố, máy phát DIESEL kịp thời phục vụ SEAGAMES, dụng cụ an toàn bảo hộ lao động, phương tiện vận tải, trang bị văn phòng và một phần cho các công trình kiến trúc. Vì quỹ ĐTPT năm 2003 không đủ nên Công đã phải ứng trước quỹ ĐTPT năm 2004 là 32,6 tỷ.
1.6. Về công tác tổ chức, lao động, đào tạo, tiền lương, thi đua khen thưởng:
a.Công tác tổ chức:
Trong năm qua, công tác tổ chức đã thực hiện tốt việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức sản xuất của các đơn vị và cơ quan Công ty như::
Tổ chức bàn giao ĐL Ninh Bình chuyển thành Công ty TNHH MTV. Làm thủ tục trình và đã được Tổng công ty cho phép thành lập các Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện miền Bắc 1 & 3.
Thành lập phòng Quyết toán, phòng Thuỷ điện tại cơ quan Công ty, 21 Chi nhánh điện, 05 TBA 110kV, 03 xưởng thiết kế, 03 phòng tại các đơn vị cho phù hợp với quy mô và địa bàn quản lý.
Đã thực hiện hoàn thiện tổ chức và nhân sự tại cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc. (Năm 2003 đã hoàn tất thủ tục đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm Giám đốc Công ty, kế toán trưởng Công ty, 05 Giám đốc các đơn vị trực thuộc. Quan tâm bồi dưỡng đề bạt được 09 Phó giám đốc cơ sở, 02 Phó chủ nhiệm BQLDALĐ, 05 trưởng phòng, 17 Phó trưởng phòng Công ty, 115 Trưởng, Phó phòng đơn vị, 91 Trưởng, phó CNĐ, 22) quản đốc, 14 Đội trưởng, đội phó, 05 trạm trưởng, trạm phó…Tuy nhiên cũng nghiêm khắc kiểm điểm đối với cán bộ có sai phạm và đã có những hình thức kỷ luật thích đáng: xử lý kỷ luật đối với các cán bộ của ĐL Nam Định và cách chức cán bộ của ĐL Sơn La)
b. Công tác lao động, tiền lương:
Lãnh đạo Công ty và Công đoàn Công ty đã phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo đủ thu nhập ổn định và chăm lo đời sống vật chất tinh thầnh cho CBCNV.
Về sản xuất điện: Số lao động sống đã tiết kiệm và giảm so với kế hoạch là 3.358 người, tương ứng 16,17%. Năm 2003 năng suất lao động thực hiện bình quân so với kế hoạch được EVN duyệt tăng là 2,81%.
Tiền lương và thu nhập bình quân: NĂm 2003 tổng quỹ tiền lương thực hiện là 410 tỷ đồng, thu nhập đạt 2.228.000đ/người/tháng (so với năm 2002 tăng 15,2%, và vượt mục tiêu 25,18% so với kế hoạch).
Về phần sản duet khác: Lao động đăng ký thực hiện là 2.382 người, thu nhập bình quân đạt 1. 494.000đ/người/tháng, bằng 67% mức thu nhập của sản xuất kinh doanh điện. So với năm 2002 giảm 8,59%. Nguyên nhân: Khách sạn Điện lực do Tổng công ty huy động phòng làm nơi làm việc nên không đảm bảo doanh thu, XN Cơ điện vật tư phải nghỉ sản xuất để di chuyển địa điểm và Xưởng thuỷ tinh cách điện Thái Bình phải nghỉ sản xuất vì không có khí đốt.
Nhìn chung Công ty đã đảm bảo cho người lao động có đủ việc làm, có thu nhập ổn định, yên tâm công tác, phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và của ngành.Công ty đã có quy chế phân phối tiền lương tiền thưởng vận hành an toàn. Cuối mỗi quý, mỗi năm đều có kiểm tra và quyết toán tiền lương rõ ràng, đầy đủ.
c. Về công tác chăm lo đời sống:
Ngoài việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, Công ty luôn quan tâm đến sức khỏe CBCNV. Năm 2003 đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 98% số người có trong danh sách. Trong năm 2003 công ty đã đưa vào vận hành khai thác nhà điều dưỡng tại Sầm Sơn, Cửa Lò, Sa Pa, Tam Đảo và Thạch Hải để phục vụ 4.461 suất điều dưỡng, đạt 111,14% kế hoạch giao. Điều đó đã khiến CBCNV thực sự phấn khởi tự hào và có niềm tin vào Công ty.
Chính quyền và Công đoàn Công ty đã phối hợp đẩy mạnh phong trào văn hoá thể thao, tổ chức giao lưu thi đấu thể thao toàn Công ty tại Nghệ An và cho các cụm đơn vị. Giải quyết trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi là 542tr.đ, thôi việc là 350tr.đ, chuyển ra ngoài ngành là 112tr.đ. Tổ chức tốt việc thăm hỏi CBCNV ốm đau, ma chay hiếu hỷ.
Bên cạnh việc chăm lo sức khỏe cho ngươi lao động, Công ty còn đặc biệt quan tâxt tuyển cho con em CBCNV trong ngành để đào tạo nghề điện và bố trí công ăn việc làm cho lớp trẻ, vừa giải quyết khó khăn cho các gia đình vừa giáo dục truyền thống kế tiếp nghề nghiệp của cha anh. Với việc làm trên, trong năm 2003 đã đào tạo mới được 229 học sinh tốt nghiệp ra trường. Đối với những người lao động ở các đơn vị chưa có nghề đã tổ chức đào tạo lại được 90 người ra trường. Hiện nay đang đào tạo mới 751 người, đào tạo lại 174 người. Việc làm này đã khiến người lao động thực sự phấn khởi và yên tâm công tác.
d. Về công tác thi đua khen thưởng:
Phát huy danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, toàn thể CBCNV Công ty đã đóng góp những thành tích quý báu của mình cho nhanh, cho đất nước, dân tộc.
Với sự lựa chọn của các đơn vị, Công ty đã xét chọn và đề nghị xét tặng danh hiệu CSTĐ cơ sở cho 221 người; Bộ Công nghiệp tặng bằng khen cho 20 tập thể và cá nhân; Tổng công ty tặng bằng khen cho 48 tập thể và cá nhân; Công ty Điện lực I tặng giấy khen cho 357 tập thể cá nhân; cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cho 01 đơn vị; cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công nghiệp cho 01 đơn vị; cờ thi đua xuất sắc của Tổng công ty cho 04 đơn vị; cờ thi đua xuất sắc của Công ty Điện lực 1 cho 15 đơn vị
1.7. Công tác quản lý kỹ thuật, điều hành lưới điện và an toàn lao động:
Tình hình sự cố lưới điện: Năm 2003 có 346 vụ sự cố lưới truyền tải dao thế (so với năm 2002 tăng 4 vụ), 670 vụ sự cố lưới trung thế (so với năm 2002 giảm 265 vụ) và 134 vụ sự cố TBA phân phối (so với năm 2002 giảm 16 vụ). Đặc biệt trong năm 2003 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, 4 và 5 đã gây ra các vụ sự cố lớn 110kV, trong đó có sự đổ 2 vị trí cột của ĐZ tại Thanh Hoá và Cao Bằng.
Nhìn chung, công tác quản lý kỹ thuật và vận hành ở các đơn vị đã có nhiều tiến bộ trong việc tăng cường kiểm tra định kỳ và thường xuyên ĐZ, thiết bị nên mặc dù đã tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn cũ nát, nhưng tính chung số vụ sự cố lưới điện phân phối giảm so với năm 2002. Đặc biệt Công ty đã có chương trình phát động thi đua quản lý trạm 110 kV kiểu mẫu và được tổ chức chấm điểm, đánh giá đạt kết quả tốt.
Công tác an toàn lao động:
Tổng số vụ TNLĐ: 06 vụ, trong đó
+ TNLĐ nhẹ: 0 vụ
+ TNLĐ nặng: 06 vụ (ĐL Phú Thọ: 03, Thánh Hoá: 01, Hà Tĩnh: 01, Bắc Ninh: 01).
+ TNLĐ chết người: 01 vụ/01 người (ĐL Bắc Ninh)
Tuy đã được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm, song số vụ TNLĐ chưa giảm, số vụ tai nạn lao động chết người vẫn còn như năm 2002. Nguyên nhân: do người lao động còn chủ quan chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác an toànm còn vi phạm quy trình chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, chế độ phân công công việc và giám sát kiểm tra của các tổ nhóm công tác còn bị buông lỏng. Đây là vấn để cần phải kiên quyết khắc phục.
1.8. Về công tác kế toán tài chính, quyết toán và kiểm toán nội bộ:
a. Về công tác kế toán tại chính:
Mặc dù rất khó khăn về tài chính, Công ty đã phải cânđối vay vốn nước ngoài, vốn tín dụng để thực hiện và đảm bảo đủ vốn để cấp phát vcà thanh toán cho các đơn vị cũng như thự hiện đầy đủ trả nợ lãi, vay gốc đối với các Hợp đồng vay vốn.
Trong năm qua đã tập trung giải quyết các khoản công nợ vãng lai nội bộ Công ty, Tổng công ty và các đơn vị, đồng thời đã đối chiếu công nợ với khách hàng để thanh toán và thu hồi, tránh ứ đọng vốn.
Đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp nhân sách nhà nước 424,355 tỷ đ., tăng so với năm 2002 là 24,8%, trong đó thuế GTGT: 304,562 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp: 110,2 tỷ đ. và thuế khác: 9,592 tỷ đ. Nộp tiền điện mua đầu nguồn là 3.999,806 tỷ đ., nộp KHCB lưới 110kV là 145 tỷ về Tổng công ty.
Trong năm qua Công ty vẫn đảm bảo hoạt động tài chính phcụ vụ tốt sản xuất - kinh doanh và làm ăn có lãi. Lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 274 tỷ đồng. Kết quả hoạt động tài chính kế toán của Công ty nêu trên đều được các cơ quan thanh tra, kiểm tra đánh giá tốt. Từ kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cho thấy công tác sản xuất và đầu tư của Công ty trong những năm vừa qua là có hiệu quả.
b. Công tác quyết toán:
Số công trình đã có Quyết định quyết toán: 865 công trình ĐTXD trong đó có 122 công trình hoàn thành từ 31/12/2001 trở về trước và 1.678 hạng mục SCL.
Qua thực hiện quyết toán các công trình thấy rằng còn nhiều yếu điểm mà các Ban quản lý sự án cần khắc phục, đó là: chất lượng hồ sơ A- B trình Công ty chưa cao, công tác phê duyệt thiết kế và dự án chưa tốt, công tác quyết toán mã hàng chưa được coi trọng, chưa kịp thời, điều động VTTB từ dự án này sang dự án khác quá nhiều…
c. Công tác kiểm toán nội bộ:
Năm 2003 đã thực hiẹn kiểm toán và kiểm tra nội bộ được 14 đơn vị. Qua kiểm tra đã phát hiện một số sai sót và kịp thời chấn chỉnh, đó là quản lý hạch toán TSCĐ và trích khấu hao chưa kịp thời, mua sắm TSCĐ khi chưa có nguồn vốn phải treo công nợ, thực hiện quy chế XCL chưa đúng quy định, đặc biệt khâu quyết toán và hạch toán chưa kịp thời, chưa thanh toán dứt điểm các khoản công nợ..
1.9. Về công tác quản lý vật tư:
Đã và đang tổ chức tiếp nhận VTTB thuộc các đơn hàng của các dự án: Các TBA 110kV Phố Nối A, Mông Dương, Hải Hậu, Bắc Quang, Giai Phạm, Lâm Thao, Lương Sơn; SEIER; NLNT1; Thanh Hoá.
Đã ký các Hợp đồng mua lẻ công tơ điện tử với ABB, thiết bị an toàn, bàn thử công tơ và thiết bị đọc chỉ số công tơ từ xa.
Đã thực hiệm kiểm tra công tác quản lý vật tư ở các đơn vị Nam Định, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ. Đã tiến hành thẩm tra, thanh xử lý26 lô hàng vật tư thu hồi ở cácđơn vị để giảm lượng VTTB tồn kho nhất là những VTTB kém phẩm chất, không dùng đến. Đặc biệt là giải quyết xong lô hàng tồn khao lâu năm thuộc mã hàng Mạo Khê - Cẩm Phả, lô hàng của XN Cơ điện vật tư, Tổng công ty đã đồng ý giải quyết lô hàng tuốc bin khí Thái Bình.
Duy trì lượng vật tư dự phòng cho xử lý sự cố và sửa chữa thường xuyên tại 26 Điện lực ở mực dưới 40 tỷ đồng.
Trong thời gian tới việc giảm VTTB tồn kho để thu hồi vốn cầnđược tiếp tục quan tâm. Đồng thời việc mua sắm VTTB của các đơn vị cần tính toán hiệu quả trên cơ sở chi phí SX đã được giao.
1.10. Công tác điện nông thôn:
Hiện nay trên địa bàn Công ty quản lý có: 25/25 tỉnh (100%), 237/239 huyện (99%), 4560/5147 xã (89%) và 5343142/6015119 (89%) số hộ nông thôn có điện lưới quốc gia.
Đã hoàn thành kế hoạch tiếp nhận LĐTANT đối với các công trình đầu tư trước 28/2/1999 đạt 100% khối lượng của cả 3 năm, với 6.768 km ĐZ trung áp, 8.034 TBA với tổng giá trị còn lại là 569,365 tỷ đồng, trong đó phải hoàn trả là 421,745 tỷ đồng. Đối với các công trình sau ngày 28/2/1999 Công ty đã tiếp nhận được 689 TBA, 544 km ĐZ trung áp với giá trị còn lại để tăng tài sản là 107,235 tỷ đồng. Còn 509 công trình với 558 km ĐZ và 541 TBA thiếu hồ sơ tài chính và do địa phương chưa bàn giao đang làm các thủ tục để báo cáo Tổng công ty.
Đã phối hợp với các địa phương thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý bán điện được toàn bộ các xã ở 22 tỉnh. Còn 3 tỉnh: Thanh Hoá, Lạng Sơn và Bắc Giang sẽ thực hiện xong trước tháng 5/2004.
Đến nay số xã bán điện dưới giá trần là 4421 xã (97%) còn 119 xã (3%) có giá trên giá trần.
1.11. Công tác thanh tra bảo vệ:
Năm 2003 đã tiến hành thanh kiểm tra theo kế hoạch được 702 cuộc, riêng Công ty đã tổ chứ cùng các ngành và Tổng công ty kiểm tra cơ sở được 16 cuộc về thực hiện công tác ĐTXD, SCL, TCCB, LĐTL, quy chế dân chủ, an toàn lao động, giao tiếp với khác hàng, phòng chống ma tuý, sử dụng điện…
Toàn công ty nhận được 1.531 đơn thư khiếu nại tố cáo, đã giải quyết 1.520 còn tồn 11 đơn thư đang giải quyết. Riêng ở cấp Công ty nhận 112 đơn thư khiếu nại tố cáo, Công ty dã trực tiếp giải quyết 56, chuyển các đơn vị giải quyết theo thẩm quyền 44.
Công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn lưới điện vẫn được duy trì. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số vụ tháo thanh giằng cột điện 110kV tại Hà Tây, cắt trộm dây trung tính tại Bắc Giang…
Công tác pháp chế: đã xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho CBCNV.
1.12. Công tác kinh tế đối ngoại và quản lý các dự án:
Trong bối cảnh nguồn vốn của Công ty hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư cho các dự án rất lớn, Công ty đã chủ động mở rộng quan hệ kinh tế dối ngoại tìm kiếm các đối tác để có thể tranh thủ các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho các dự án mới, đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án đang quản lý.
Thành công lớn nhất trong năm 2003 là đã thực hiện các thủ tục chi tiết cho hợp tác, liên kết liên doanh với Công ty Điện lực Hà Nam – Trung Quốc về sản xuất tủ bản điện và đang thương thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty OMNI- Hàn Quốc về lắp ráp công tơ điện tử. Đây là một bước đi đúng đắn thích hợp để tạo đà cho hướng hợp tác quốc tế sau này.
Đã quản lý tốt dự án vay vốn nước ngoài (DA Vinh – Hạ Long, DA Hà Tĩnh – Hải Dương, DA Thanh Hoá - Sầm Sơn, DA Thái Nguyên, DA NLNTVN 1 % 2, DA SEIER, DA IVO – Phần Lan, DA cải tạo TT Điều độ HTĐ miền Bắc và DA Đào tạo CNTT): lập thủ tục đầu tư trình tổ chức cho vay vốn và EVN, tổ chức thực hiện đầu thầu mua sắm VTTB, thương thảo và ký kết hợp đồng mua sắm, theo dõi thực hiện hợp đồng VTTB, , giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, làm thủ tục xin gia hạn thời hạnh hiệu lực của Hiệp định vay vốn, giám sát thực hiện đền bù GPMB, đấu thầu xây lắp…Các dự án đang được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch: Năm 2003 hoàn thành DA cải tạo TT Điều độ, cơ bản hoàn thành DA Thái Nguyên, DA Vinh – Hạ Long, DA Thanh Hoá - Sầm Sơn.
Đã lập danh mục và được Tổng công ty Điện lực Việt Nam cùng JBIC đồng ý cho thực hiện Dự án Chống quá tải lưới điện TANT tại Bắc Ninh & Quảng Ninh và Dự án Chống quá tải lưới điện TANT tại Bắc Ninh & Quảng Ninh và Dự án mạng viễn thông công cộng tại 18 tỉnh.
Làm thủ tục cho 17 đoàn đi công tác nước ngoài để ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC094.doc