Lời Mở Đầu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong thời gian 10 năm trở lại đây đang trên đà phát triển rất mạnh. Sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội học hỏi, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng, là ngành mũi nhọn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, Đạ
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hội Đảng VI đã khẳng định “Chúng ta phải Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”.
Công nghiệp Dệt-May là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước sang một hệ thống mà các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn, không phân biệt hình thức sở hữu, không phân biệt loại hình kinh doanh. Cơ chế thị trường tạo cho các doanh nghiệp một sân chơi bình đẳng, hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, tự hạch toán lỗ lãi, tạo ra lợi nhuận chính đáng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, từng bước nâng cao mức sống dân cư, góp phần thực hiện mục tiêu toàn Đảng, toàn dân ta : “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “.
Trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, Dệt-May là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách hướng vào xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta và một cách chung hơn trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Công nghiệp Dệt-May tất yếu là một trong những ngành chế tác xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước.
Công ty Dệt may Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành công nghiệp Việt nam nói chung và thuộc ngành công nghiệp Dệt-May nói riêng. Từ khi đi vào hoạt động sản xuất đến nay, Công ty luôn là một doanh nghiệp đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao và được khách hàng trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn ý thức được vai trò chủ đạo của mình nên luôn cố gắng cải tiến máy móc, thiết bị… đưa Công ty ngày một phát triển vững mạnh để tạo niềm tin và làm chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển trong quá trình vươn tới sự hội nhập của thế giới và khu vực.
Trong thời gian qua, với những tìm hiểu thực tế tại công ty dệt may Hà Nội, cùng với nhưng kiến thức được trang bị tại trường, em đã viết bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Bài viết này cũng không ngoài mục đích trình bầy ở mức tổng quát nhất về tình hình hoạt động của công ty nơi em đang thực tập.Bài viết kết cấu như sau:
I Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
II.Thực trạng hoạt động sản xuất của công ty.
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết.
IV.Khảo sát và dự kiến đề tài chuyên đề thực tập.
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty dệt may Hà nội là một công ty lớn thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tên tiếng việt: Công Ty Dệt May Hà Nội.
Tên tiếng anh: Ha Noi Textile And Garment Company.
Tên viết tắt : HANOISIMEX
Địa điểm : Số 1- Mai Động- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Số điện thoại : 84-04-8621024, 8621470, 8624611.
Số Fax : 84-04-8622334.
Website : WWW.hanosimex.com.vn.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty dệt may Hà Nội được thành lập trên giấy tờ năm 1978(theo quyết định số 457/TTg ngày 16/9/78 do phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký) và chính thức đI vào hoạt động ngày 21/11/84 với tên ban đầu là Nhà máy Sợi Hà Nội. Kể từ đó đến nay công ty đã sản xuất và kinh doanh được gần 20 năm.
Trong 20 năm, với những biến động về mặt tổ chức bên trong công ty, cùng những chuyển đổi kinh tế đất nước tư nền kinh tế Kế hoặch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và trước xu thế toàn cầu hoá sâu sắc trên thị trường thế giới, công ty Dệt may Hà nội cũng có nhưng giai đoạn phát triển thăng trầm lên xuống. Có thể chia quá trình này thành 2 giai đoạn lớn như sau: Giai đoạn 1984-1996.
Giai đoạn 1996-2002.
1.1.Giai đoạn 1984-1990.
Giai đoạn này lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ từ 1984-1990 và 1990-1996.
Giai đoạn 1984-1990:
Giai đoạn này, Nhà máy mới bước vào hoạt động sản xuất với tên giao dịch chính là Nhà máy Sợi Hà Nội, sản xuất một sản phẩm chính là sợi các loại để xuất khẩu.Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta lúc đó là nền kinh tế Kế hoặch hoá tập trung nên công ty không được xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài mà mọi giao dịch phải thông qua Liên Hiệp các Xí nghiệp Dệt (với kế hoạch được giao 2000-3000 tấn/ năm).
Do sự nghèo nàn trong chủng loại sản phẩm, cùng với việc không chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức hiệp định giữa Nhà nước Việt Nam và các nước XHCN (Đông Âu và Liên Xô) nên trong giai đoạn này hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không cao, lợi nhuận chưa có, thu nhập bình quân đầu người cán bộ công nhân viên không cao.
Giai đoạn 1990-1996:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự chuyển nền kinh tế đất nước từ kinh tế Kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, do vậy công ty cũng có những thay đổi lớn vêg tổ chức sản xuất và kinh doanh. Bắt đầu là quyết định của Bộ kinh tế đối ngoại cho phép công ty tổ chức sản xuất kinh doanh xuất khẩu trực tiếp (4/1990). Để có thể tự làm ăn trên thị trường đầy biến động công ty đã tự xoay sở nguồn vốn đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất, đặc biệt là đưa vào sản xuất mặt hàng dệt kim nay đang đem lại doanh thu chính cho công ty. Cũng trong giai đoạn này dưới quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, công ty được mở rộng quy mô bằng cách sát nhập với một số nhà máy sợi, dệt, may khác:
Ngày19/5/94 Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Vinh (tỉnh Nghệ An) vào công ty Dệt kim Hà Nội.
Tháng 1/1995 khởi xây dung nhà máy thêu Đông Mỹ.
Tháng 3/1995 Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập công ty Dệt Hà Đông vào công ty.
Tháng 6/1995 Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí Nghiệp Liên Hiệp thành công ty Dệt may Hà Nội.
Từ đó đến nay về cơ bản công ty Dệt may Hà Nội gồm các nhà máy thành viên như trên với khoảng hơn 5000 lao động, tổng nguồn vốn 697231 triệu đồng.
1.2.Giai đoạn 1996-2002.
Giai đoạn này về cơ bản, công ty không có thay đổi lớn về tổ chức sản xuất kinh doanh. Các cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xây dựng và hoàn thiện từ giai đoạn trước làm tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn này. Nhờ vậy mà trong giai đoạn này công ty đưa ra kinh doanh năm mặt hàng chính: quần áo dệt kim, sợi, khăn, quần áo denim, vải denim, mũ và có quan hệ làm ăn với hơn 20 nước trên Thế giới (đến từ Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi). Có thể tóm tắt tình hình làm ăn của công ty trong giai đoạn này qua kết quả xuất khẩu kinh doanh các năm sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
Hanosimex giai đoạn 1996-2002.
Đơn vị: USD.
Tổng KNXK.
Năm
Trị giá
% cùng kỳ năm trước. (%)
1996
10.744.748
1997
12.571.356
117
1998
10.479.607
97
1999
12.632.343
103
2000
13.454.325
106
2001
16.797.527
125
2002
22.891.393
136
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 1996-2002.
Nhìn chung tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm qua diễn ra tương đối ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với riêng công ty Hanosimex mà còn với cả toàn nganh dệt may Việt Nam mà nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính khu vực từ cuối 1997. Cụ thể là làm cho sức mua của các bạn hàng chủ yếu như Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc, giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu đi do các nước có khủng hoảng, đồng tiền bị mất giá cũng xuất khẩu hàng dệt may với số lượng lớn. Tuy nhiên, sang đến năm 1999 trở đi công ty đã có những tiến bộ đáng kể. Có được kết quả như vậy là do có sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên trong công ty mà đặc biệt là nhờ những cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy trong việc tiếp cận và đáp ứng yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh.
2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có vai trò lớn lao như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho chất lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì mằt hàng sợi là thế mạnh của Công ty.
Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, các loại khăn bông.
2.2.Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh nào, mục tiêu lớn nhất của công ty Dệt May Hà Nội là tối đa hoá lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ phản ánh thực chất tình hình kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm của công ty.
Bên cạnh mục tiêu hàng đầu đó, công ty cũng đang cố gắng để tối thiểu hoá chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm để có thể phục vụ mọi nhu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng vì trong kinh doanh công ty luôn tuân thủ tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”. Nhờ việc giảm giá thành công ty có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng hàng bán ra, tăng doang thu, từ đó sẽ tăng lợi nhuận để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, đảm bảo cho nguồn nhân lực của công ty không chỉ đầy đủ về mặt vật chất mà còn dồi dào về mặt tinh thần.
Song song với các mục tiêu trên, công ty cũng không quên “đeo đuổi” mục tiêu bảo vệ môi trường và an toàn lao động cho công nhân.
2.3.Quyền hạn của Công ty
Công ty Dệt May Hà Nội (tên giao dịch là HANOSIMEX) là thành viên hạch toán độc lập. Công ty được tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có quan hệ đối nội, đối ngoại, được mở tài khoản riêng ở các ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp lệnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định của pháp luật. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Dệt May Hà Nội được Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả phát triển vốn, bảo đảm về việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bảo đảm trật tự an ninh, bảo đảm an toàn sản xuất.
Công ty thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, các chủ trương của Bộ Công Nghiệp và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đồng thời tham gia vào các hoạt động của địa phương tuỳ theo điều kiện thực tế của công ty.
II.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
A.Đặc điểm về cơ sở tổ chức kỹ thuật của công ty.
1. Đặc điểm bộ máy quản lý.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Dệt May Hà Nội được tổ chức theo mô hình Tập trung thống nhất. Vì Công ty trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nên luôn chịu tác động bởi sự biến đổi của thị trường do đó cơ cấu quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng là phù hợp hơn cả với hoạt động của Công ty. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho các đơn vị sản xuất mà chỉ chuẩn bị các quyết định, định hướng, kiến nghị với tư cách các cơ quan tham mưu cho Tổng giám đốc. Vì vậy, bộ máy quản lý được chia thành ba cấp:
- Đứng đầu là Tổng giám đốc(TGĐ), đại diện cho Công ty, thay mặt Công ty giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty. TGĐ không trực tiếp ra các quyết định về quản lý mà thông qua các phó Tổng giám đốc (phó Tổng giám đốc) và các phòng ban.
- Giúp việc cho TGĐ với chức năng tham mưu là 4 phó TGĐ được TGĐ phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, Kinh tế, Kỹ thuật và Công Nghệ, Tài chính -Kế toán (nhưng hiện nay chức vị này đang khuyết do người đảm đương trách nhiệm vừa nghỉ hưu). Các Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực nào có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và ký hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực đó đồng thời Phó TGĐ là người có trách nhiệm giúp TGĐ điều hành công ty theo sự uỷ thác của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc mình thực hiện, thay mặt TGĐ điều hành công ty khi TGĐ vắng mặt.
- Các phòng ban chia thành hai khối cơ bản đó là khối phòng ban chức năng và khối các nhà máy sản xuất được thể hiện qua :(xem hình 1).
Khối phòng ban chức năng
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ, triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi.
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty gồm:
Phòng tổ chức hành chính.
Có nhiệm vụ quản lý loa động trong toàn công ty tuyển dụng, bố trí đào tạo người lao động bảo đảm kịp thời cho sản xuất, thực hiện chế độ đối với cho CBCNVC, giúp TGĐ nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý phù hợp.
Phòng Kế Toán - Tài Chính.
Quản lý vốn quỹ của xí nghiệp, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính trả lương cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện quyết toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo luật kế toán thống kê và chế độ hưởng lương theo quy định của Nhà Nước.
Phòng Kỹ thuật đầu tư.
Lập dự án đầu tư, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, cắt mẫu mã cho phân xưởng cắt, xây dựng các định mức, hướng dẫn công nhân hiểu và thực hiện tốt đối với các công nghệ sản phẩm mới để đảm bảo chất lượng.
Phòng Xuất Nhập Khẩu.
Đảm bảo toàn bộ công tác XNK của công ty, giao dịch với nước ngoài, nhập vật tư từ nước ngoài: Bông với hoá chất, thuốc nhuộm và xuất hàng hoá ra nước ngoài.
Phòng Kế hoạch thị trường.
Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, ký kết các hợp đồng trong nước, thừa hành các lĩnh vực cung ứng vật tư, quản lý vật tư, tiêu thụ sản phẩm... đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giải pháp cạnh tranh, nghiên cứu cách phục vụ bán hàng, quảng cáo chuẩn bị sản phẩm mới.
Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm. Kiểm tra kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đề ra, đồng thời phối hợp phòng kỹ thuật đầu tư để nghiên cứu các biện pháp sử lý thích hợp khi có các trường hợp phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phòng đời sống: Phụ trách về đời sống cho CBCNVC của công ty.
Trung tâm y tế: Kiểm tra, khám chữa bệnh cho CBCNVC, khám chữa bệnh nghề nghiệp điều trị cấp cứu tai nạn lao động xảy ra.
Khối các nhà máy sản xuất
Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân,tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc (GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.
Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao.
Công ty bao gồm các nhà máy trực thuộc đóng tại nhiều địa bàn khác nhau:
Nhà máy sợi Hà Nội (đóng tại trụ sở chính của Công ty)
Nhà máy sợi Vinh (đóng tại thành phố Vinh – Nghệ An)
Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của Châu Âu.
- Nhà máy may 1 (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
Nhà máy May 2 (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
Nhà máy May 3 (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
Nhà máy may Đông Mỹ (đóng tại Đông Mỹ – Thanh Trì Hà Nội).
Nhà máy dệt Denim (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am – Thị xã Hà Đông).
2. Tình hình lao động của Công ty
Công ty Dệt may Hà Nội có lực lượng lao động khá đông đảo (gần 5.200 lao động) trong đó lao động nữ chiếm đa số. Khoảng 70% lao động nữ là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp như may, sợi, dệt. Số lao động tham gia sản xuất trực tiếp chiếm khoảng hơn 91% còn lại là lao động gián tiếp (9%).
Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Công ty đều đã tốt nghiệp đại học và trên đại học và đã làm đúng ngành nghề chuyên môn của mình. Đội ngũ công nhân của Công ty phần lớn có tay nghề cao, bậc thợ trung bình của công nhân sợi là 4/7, của công nhân may là 3/7. Với đội ngũ cán bộ và công nhân như vậy thì đây chính là điều kiện thuận lợi để tạo đà cho sự phát triển của Công ty. Công ty đã tổ chức quản lý và sử dụng người lao động khá tốt, xử lý vi phạm kỉ luật nghiêm minh, có khen thưởng động viên đối với những công nhân làm tốt công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao và giàu trí sáng tạo. Đội ngũ lao động của Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ hàng hoá cho khách hàng.
Hình1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hanosimex.
Tổng giám đốc
Phó tổng Giám đốc
IV
Phó tổng
Giám
đốc
III
Phòng
Kế toán –tài chính
Phó
Tổng
Giám
đốc
II
Phó
Tổng
Giám đốc
I
Trung
Tâm
Y
Tế
Phòng Đời Sống
Phòng
Xuất Nhập Khẩu
Phòng
Kế hoạch Thị trường
Các Nhà Máy
Dệt Sợi Khác
Nhà Máy Dệt vải Denim
Nhà Máy Sợi
Phòng kỹ thuật đầu tư
Nhà MáyMay
Đông Mỹ
Nhà Máy
May 2
Nhà Máy
May 1
Trung tâm TN
&KTCL
SP
Phòng
Tổ Chức
Hành Chính
Nhà Máy
Dệt Nhuộm
Nhà Máy
Cơ Điện
Ban CBSX
Nhà Máy
May 3
Bảng2: Tình hình lao động của Công ty Dệt may Hà Nội
Đơn vị: người.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
I.Tổng số lao động
5.235
100
5.218
100
5.108
100
II. Phân công theo chức năng
1. Lao động gián tiếp
468
8,8
459
8,8
460
9,0
2. Lao động trực tiếp
4.767
91,2
4.759
91,2
4.648
91,0
III. Phân theo trình độ
1.Đại học, trên đại học và Cao đẳng
672
12,8
681
13,0
691
13,5
2. Trung cấp
189
3,6
177
3,4
213
4,2
3. Cô
ng nhân
4.374
83,6
4.360
83,6
4.204
82,3
+ Bậc 1/7
30
0,68
20
0,46
13
0,31
+ Bậc 2/7
81
1,85
76
1,74
55
1,3
+ Bậc 3/7
110
2,51
1.563
35,85
1.324
31,5
+ Bậc 4/7
2.300
52,6
1.590
36,4
1.600
38
+ Bậc 5/7
1.721
39,3
672
15,4
730
17,36
+ Bậc 6/7
80
1,83
373
8,6
402
9,56
+ Bậc 7/7
52
1,23
66
1,55
80
1,97
IV. Phân theo khu vực :
1. Khu vực Hà Nội
3.378
64,5
3.364
64,47
3.296
64,52
2. Khu vực Vinh
751
14,3
748
14,33
745
14,58
3. Khu vực Hà Đông
777
14,8
762
14,6
735
14,38
4. Khu vực Đông Mỹ
392
6,4
344
6,6
332
6,52
Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính
Qua bảng trên ta thấy Công ty Dệt may Hà Nội có lực lượng lao động khá đông đảo. Lao động của Công ty có bậc thợ bình quân khoảng bậc 3, bậc 4. Trình độ cán bộ kinh tế kỹ thuật cao (khoảng 13,5% là các cán bộ có trình độ chuyên môn đã tốt nghiệp Đại học, trên Đại học và Cao đẳng). Đây chính là một lợi thế cho Công ty trong việc quản lý và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm tạo ra sự nhạy bén với thị trường trong cơ chế mới.
Tuy nhiên tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty là khoảng 9.0% đây là một tỷ lệ khá cao đối với toàn bộ số lao động của Công ty. Do vậy theo tôi, Công ty nên có những chính sách phù hợp đòi hỏi Ban Giám đốc phải quan tâm và tìm cách giải quyết để tỷ lệ lao động gián tiếp là hợp lý. Sở dĩ như vậy là vì số lao động gián tiếp nhiều sẽ làm tăng chi phí trả lương và các chính sách khác trong khi đó họ là những người không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Nhìn chung, với thực trạng lao động như hiện nay, tiềm năng về nguồn lực và khả năng phát triển nguồn nhân lực là hoàn toàn có thể. Do vậy nếu ban lãnh đạo Công ty có những chính sách phù hợp sẽ vừa khuyến khích nâng cao năng suất lao động vừa sắp xếp lại bộ máy quản lý bảo đảm tinh giản và có hiệu quả. Với chiến lược đó, cạnh tranh về nhân lực sẽ là một điểm mạnh của Công ty trong tương lai.
Bảng3: Thống kê nhân lực ở thời điểm ngày 31/12/2002
ở Công ty Dệt may Hà Nội
* Phân theo độ tuổi :
Đơn vị : lao động
Nhóm tuổi
< 30T
30T-40T
41T-50T
> 50T
Tổng số
Tổng số cán bộ công nhân viên
1.979
2.054
1.022
53
5.108
1. Cán bộ quản lý
18
85
40
17
160
2. Cán bộ kỹ thuật
34
155
62
14
265
3. Mỹ thuật công nghiệp
3
2
-
-
5
4. Ngành khác (như sư phạm)
9
16
5
-
30
5. Công nhân
1.915
1.796
915
22
4.648
*Phân theo trình độ:
Đơn vị: người.
Trình độ
Trên
Đại học
Đại
học
Cao
đẳng
Trung cấp
Tổng số
1. Cán bộ quản lý
4
72
62
22
160
2. Cán bộ kỹ thuật
4
83
75
103
265
3. Cán bộ Mỹ thuật công nghiệp
-
1
2
2
5
4. Ngành khác (như sư phạm)
-
-
13
17
30
5. Công nhân
-
-
231
4.417
4.648
Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính.
Như vậy, ta thấy hầu hết CBCNV trong Công ty có tuổi đời còn rất trẻ nên họ rất năng động trong việc quản lý cũng như sản xuất kinh doanh. Đây là một lợi thế của Công ty trong việc cạnh tranh về nhân lực với các đối thủ khác. Công ty có gần 5.200 CBCNV nhưng chủ yếu là với độ tuổi từ dưới 30 đến dưới 50 tuổi, là những người có quyết tâm cao độ, có cường độ làm việc lớn, tuy nhiên có một nhược điểm là kinh nghiệm của họ còn rất ít.
3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị.
Tình hình trang bị máy móc thiết bị của các nhà máy công ty dệt may Hà nội như sau:
Nhà máy Sợi Hà nội (đóng tại trụ sở chính của Công ty) với hơn 100.000 cọc sợi, chuyên sản xuất các loại sợi nồi cọc, chất lượng cao, được trang bị các thiết bị hiện đại của Châu Âu với các nhà sản xuất Marzoli, Schtaforst, Voul...
Nhà máy sợi Vinh (đóng tại Thành phố Vinh, nghệ An) với dây truyền sản xuất sợi nồi cọc 50.000 cọc sợi và một dây chuyền sản xuất sợi OE voứi 1944 hộp kéo sợi (3000 tân sợi OE/năm) với thiết bị của Châu Âu như: Schtaforst, Trutsler, Marzoli...
Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của Châu Âu (Mayer) và Đài Loan ở các cấp dệt khác nhau, các thiết bị nhuộm (Đài Loan) và thiết bị hoàn tất của Châu Âu và Nhật Bản với công suất 4000 tấn vải dệt kim/năm và một phòng thí nghiệm nhuộm với các thiết bị thí nghiệm của Châu Âu.
Nhà máy may 1 (đóng trụ sở tại công ty): 17 dây chuyền may sản phẩm dệt kim được trang bị 380 máy may và 10 máy thêu của Nhật cùng các thiết bị phụ trợ khác.
Nhà máy may 2 (đóng trụ sở tại Công ty): 17 dây truyền may sản phẩm dệt kim được trang bị 405 máy may
Nhà máy dệt Demin (đóng trụ sở tại Công ty) được khánh thành tháng 1 năm 2002 trang bị các thiết bị dệt, nhuộm hoàn tất, thiết bị thí nghiệm tiên tiến hiện đại của Châu Âu, Châu Mỹ
Công ty cũng đang xây dựng nhà máy may 3 các sản phẩm bằng vài Demin (với các thiết bị may và thiết bị phụ trợ của Mỹ, Nhật) có 4 dây chuyền may quần (công suất 1.000.000 sản phẩm/năm) Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am thị xã Hà Đông) được trang bị 162 máy dệt thoi và 40 máy dệt Tacquard, 186 máy may.
Công ty hợp tác với một công ty của hàn Quốc để xây dựng phân xưởng may mũ tại nhà máy dệt Hà Đông với các thiết bị của Hàn Quốc để xuất khẩu sản phẩm đi Mỹ và Mexico
Tuy nhiên một thực trang chung là hầu hết máy móc thiết bị đều được sản xuất từ năm 1979; 1980 ngoại trừ máy Schlafort và Murata mới được trang bị từ năm 1994, 1995.
Bảng4: Máy móc thiết bị tại nhà máy Dệt Nhuộm và các nhà máy may
STT
Máy móc thiết bị
Năm sử dụng
Số lượng
(chiếc)
Nước sản xuất
Máy cắt
1980
815
Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc
Máy may
1990
800
Nhật Bản (Juki, Yamato)
Máy thêu
1990
820
Nhật Bản
Máy xử lý
1989
20
Hàn Quốc
Máy dệt
1989
320
Nhật Bản
Tổng số máy
2.775
Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư.
Bảng5 : Máy móc thiết bị tại Nhà mây sợi I và Nhà máy sợi II
Đơn vị: chiếc.
STT
Máy móc thiết bị
Tổng số máy
Công suất
Năm sử dụng
Nước sản xuất
Nhà máy sợi I
Nhà máy sợi II
Máy dây bông
4
90%
1975
Đức
2
2
Máy chải
48
90%
1975
Đức
24
24
Máy ghép
42
90%
1982
Đức,ý
26
16
Máy thô
20
90%
1982
Đức
12
8
Máy sợi con
176
90%
1982
Đức
111
65
Máy ống
26
90%
1989
Đức
16
10
Máy đậu
3
90%
1989
TQ
2
1
Máy xe
19
90%
1982
TQ
9
10
Máy ống xốp
2
90%
1982
TQ
-
2
Máy cuộn cúi
3
90%
1989
Đức, ý
2
1
Máy chải kỹ
13
90%
1989
Đức, ý Nhật
13
-
Tổng số máy
365
217
139
Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư.
Như vậy tổng số máy móc thiết bị của nhà máy công ty là 3140 máy trong đó toàn bộ là đưa vào sử dụng từ năm 80 và xuất xứ từ nhưng nước có mức công nghệ nguồn như Đức, ý, Nhật. Tuy nhiên đa phần máy móc này móc này lại được sản xuất từ những năm 50 và được đưa sang Việt Nam qua con đường góp vốn đầu tư khi còn là Nhà máy sợi Đức ngoại trừ những máy móc thiết bị dùng để sản xuất các sản phẩm mới như: VảI Denim, mũ mới được trang bị gần đây. Đây chính là nhược đIểm chính ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty.
4. Đặc điểm về nguyên liệu.
Bảng 6: Cơ cấu nguồn cung ứng nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu (Nhập khẩu/ mua trong nước %)
Nguyên liệu
Nhập khẩu
Trong nước
Xơ
95
5
Sợi
95
5
Hoá chất, thuốc nhuộm
99
1
VảI
95
5
Nguồn: Báo cáo chuẩn đoán công ty dệt Hà nội
Các nguyên liệu sản xuất các mặt hàng chính của Công ty xơ sản xuất sợi, sợi cho dệt, vải sản phẩm may chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 95%, mua ở trong nước là không đáng kể chỉ chiếm khoảng 5%. Những con số này cho thấy Công ty dệt may Hà Nội chưa chủ động về mặt nguyên liệu, bị phụ thuộc vào nước ngoài; cho nên tính chủ động trong sản xuất chưa cao và hiệu quả sản xuất sẽ bị hạn chế. Đặc biệt sản phẩm sợi hiện vẫn là mặt hàng chủ đạo của công ty, là nguồn thu nhập chính của Công ty thế nhưng nguyên liệu chính của nó là xơ PE chiếm phần lớn là mua từ thị trường nước ngoài.
Các thị trường cung cấp nguyên liệu bông vỏ chủ yếu là:
Nguyên liệu bông:
- Bông Việt Nam chiếm khoảng 13,5% lượng bông sử dụng
- Bông Nga chiếm khoảng 69,5%
- Ngoài ra bông còn được nhập từ các nước như: Mỹ, úc, Tây phi
Nguyên liệu xơ: Được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc
Các nguyên liệu chính của sản phẩm dệt vải, khăn, sản phẩm may mặc cũng nhập chủ yếu từ nước ngoài (95%) đã tồn tại một ngịch lý là sợi và vải là những mặt hàng công ty đã sản xuất được nhưng bản thân những sản phẩm này lại không được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho công ty để dệt vải, sản phẩm may mặc.
Thực trang này có thể được giải thích hiện nay công ty ngoài việc tự sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu trực tiếp; Công ty vẫn duy trì sản xuất gia tăng cho đối tác nước ngoài và bên nước ngoài thường cung cấp nguyên liệu cho hợp đồng gia công hoặc chỉ định nguyện liệu nào đó mà công ty phải mua về để thực hiện hợp đồng gia công.
Ngoài ra Công ty còn nhập nhiều loại hoá chất thuốc nhuộm dùng cho các công đoạn tẩy, nhuộm, làm bóng vải và các nguyên liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất chiếm 99%; do ngành hoá chất trong nước chưa phát triển
Do các nguyên liệu chính được nhập khẩu là chủ yếu nên công ty đã áp dụng quy trình mua nguyên liệu sau:(xem hình3)
Kết hợp với việc tuân thủ quy trình mua nguyên liệu hợp lý công ty cũng đang áp dụng các biện pháp quản lý nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như:
- Khảo sát từng công đoạn: Bông, chải, ghép, thô, sợi, con
- Từ số liệu khảo sát kết hợp với kết quả sản xuất các kì trước và người làm công tác định mức, các số liệu khảo sát sẽ được xem xét định kì hàng tháng.
Tiếp tục theo dõi thực hiện định mức mỗi tháng một lần, so sánh phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với định mức tạm giao tìm biện pháp khắc phục tạm thời.
5. Tình hình về vốn sản xuất của Công ty
Hiện nay, Công ty dệt may Hà nội là một trong những công ty có giá trị tài sản lớn trong tổng công ty dệt may Việt Nam. Tổng giá trị tài sản của công ty có khoảng trên 300tỷ đồng với các công trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy móc thiết bị của công ty. Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư vào mua sắm thiết bị hiện đại làm tăng nguồn vốn cố định tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
Bảng7: Tình hình vốn của công ty dệt may Hà nội nhưng năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
Tổng nguồn vốn
496.097
608.216
697.231
Vốn lưu động
275.659
332.717
390.449
Vốn cố định
220.438
275.499
306.782
Nguồn:Phòng Tổ chức hành chínhcông ty Hanosime
Nhìn chung ba năm qua, giá trị tài sản của công ty tăng liên tục. Điều đáng quan tâm là tốc độ tăng giá trị tài sản cố định tương đối cao: năm 2001 với 2000 tốc độ tăng 24,98%; năm 2002 so với 2001 là 11.35%. Sở dĩ, năm 2001 công ty Hanosimex có xây dựng mới một nhà máy Denim và đưa sản phẩm Denim ra bán ở thị trường.
Xét về mặt cơ cấu vốn, tỉ trọng vốn cố định luôn là 44% so với tổng vốn của công ty. Đây là tỉ lệ phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và tỉ lệ này cho biết mức độ trang bị máy móc thiết bị nhà xưởng cho sản xuất của công ty là khá hiện đại.
Hiện nay công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau:
ệ Vốn ngân sách Nhà nước cấp.
ệ Vốn từ các quỹ: quỹ khấu khao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại của công ty.
ệ Nguồn vốn vay của ngân hàng.
ệ Vốn liên doanh liên kết.
Hình 3 : Quy trình mua nguyên vật liệu
Chọn lựa nhà thầu
Nhà thầu trong nước
Phê duyệt
Phân tích đánh giá
Đưa vào danh sách nhà thuầu phụ
Lựa chọn nhà thầu phụ
Đàm phán
Nhà thầu nước ngoài
Phê duyệt yêu cầu
kế hoạch
Xem xét
Chọn nhà thầu phụ
Lập hợp đồng hoặc
mua trực tiếp
Nhận hàng
Phê duyệt nhà thầu ._.phụ
Đàm phán
Kí hợp đồng
Giám định
Chi chú :
Hoạt động có thể xảy ra
B.Tình hình kinh doanh của công ty.
1. Tổng quan về sản phẩm của công ty.
Từ những năm 1991 trở về trước sản phẩm của công ty chủ yếu là sợi đơn và sợi xe với nhiều loại chỉ số khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu dệt, hàng xuất khẩu và sản xuất tiêu thụ tại nội địa, đồng thời nó được xuất khẩu phẩn lớn sang các nước XHCN theo hình thức nghị định thư.
Hiện nay, ngoài sản phẩm sợi công ty còn sản xuất các sản phẩm dệt kim, khăn bông. Sản phẩm dệt kim của công ty gồm các loại vải dệt kim, rib, inserlock, các loại áo mặc trong, mặc ngoài, quần áo người lớn và trẻ em, quần áo thể thao với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng. Ngoài các mặt hàng trên, công ty còn sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng khác như lều bạt, vải phủ điều hoà tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, austrailia.
Bảng8: Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Hanosimex.
Đơn vị tính:USD
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng KNXK
13.667.830
14.134.878
15.000.021
16.797.527
22.356.614
Quần áo dệt kim.
Sợi
Khăn các loại
Lều vải du lịch
Vải dệt kim
Quầnáo Denim
Vải Denim
Mũ
9.694.371
759
2.010.403
1.961.764
11.025.68 0
2.906.656
2.039.701
753.122
25.719
8.874.426
3.319.332
2.409.811
496.452
8.437.669
4.418.784
3.256.750
0
0
6.480
176.469
501.344
12.674.197
4.700.000
224.014
0
0
1.361.867
290.596
3.105.940
Nguồn: Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu.
Nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của công ty năm nay cao hơn năm trước. Trong đó có năm sản phẩm là mặt hàng truyền thống: quần áo, dệt kim, sợi, khăn các loại, lều vảI du lịch, vải dệt kim được sản xuất từ những năm 91,92 đến nay chỉ riêng lều vải du lịch do nhu cầu trên thế giới không còn lớn và hiệu quả xuất khẩu của mặt hàng này không cao nên từ năm 2000 công ty đã tạm dừng sản xuất. Các mặt hàng còn lại quần áo denim, vải denim, mũ là những mặt hàng mới sản xuất hai năm gần đây nhưng lại có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn: sản phẩm vải denim có tốc độ tăng năm 2002 so với 2001 là 164,7%, sản phẩm mũ tốc độ tăng là 619%.
Xét về cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng, sản phẩm dệt kim có tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (chiếm hơn 50% kim nghạch xuất khẩu và là mạet hàng xuất khẩu chủ lực của công ty). Kế đó là sản phẩm sợi cũng co kim ngạch cuất khẩu hơn 20%. Những mặt hàng tiêu dùng cuối cùng có xu hướng xuất khẩu lớn hơn các sản phẩm trung gian: vải dệt kim có tỉ trọng xuất khẩu năm 1999là 0.18% và vải denim có tỉ trọng xuất khẩu 1,3% rất nhỏ so với 56,7% của quần áo dệt kim năm 2002. Tình trạng này phản ánh thực trạng: những sản phẩm trung gian như vải dệt kim, vải denim, sợi của công ty có chất lượng chưa đảm bảo để có thể làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm may mặc cuối cùng trên thị trường quốc tế nên ít được các nước nhập về sản xuất.
Các sản phẩm chính của công ty.
* Sợi :
Đây là mặt hàng truyền thống của công ty; loại sản phẩm này có đặc điểm là nguyên liệu cho các nhà máy dệt, do đó khách hàng của sản phẩm sợi là các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt. Đây cũng là thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường của công ty vì thị trường này có tính chất ổn điịnh cao và có những quy luật chung. Nắm bắt được tình hình naỳ công ty dệt may Hà nội thiết lập những mối quan hệ làm ăn lâu dài ổn định với các bạn hàng quen thuộc. Thông thường Công ty sản xuất theo những đơn đặt hàng có sẵn từ 1 đến 6 tháng.
Các sản phẩm này một phần được đưa sang nhà máy Dệt kim, nhà máy dệt Mùa đông (là 2 đơn vị thanh viên của Công ty) để tiến hành sản xuất các sản phẩm dệt kim và khăn, phần còn lại được ra thị trường trong nước và một phần tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
Sợi xuất khẩu tăng từ 0,01% năm 1998 (1366 USD) lên 24,74% vào năm 2002 tập trung ở thị trường Châu á (100%) trong đó Hàn Quốc chiếm 70,5% vào năm 2001.
Doanh thu sợi là nguồn thu chính của Công ty dệt may Hà nội và đôi khi Công ty phải từ chối một vài đơn đặt hàng vì không đáp ứng kịp mức cầu. Gián bán sợi của Công ty dệt may Hà nội khá cao so với tiêu chuẩn quốc tế do chất lượng sợi tốt nhưng giá xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước vì áp lực cạnh tranh giá trên thị trường Quốc tế rất cao. Mặc dù vậy Công ty vẫn ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu vì các đơn hàng xuất khẩu thường lớn hơn so với các hợp đồng bán sợi cho khách hàng vì giá nguyên vật liệu rất thay đổi.
Trên thực tế hiện nay, các cơ sở chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên quy mô thị trường của sản phẩm sợi còn rất nhỏ tiềm năng của nó, cung cấp khoảng từ 69 – 70% so với công suất tối đa cụ thể sản lượng sợi sản xuất qua các năm từ 1995 – 2000 của các xí nghiệp trong ngành và sản lượng của Công ty dệt may Hà nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng9: So sánh sản lượng của công ty dệt may Hà Nội với toàn ngành
Đơn vị : tấn
Năm
Sản lượng sản xuất toàn ngành
Sản lượng sản xuất của Công ty dệt may Hà Nội
Tỷ Phần
( % )
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
40.000
44.000
40.000
43.500
45.000
46.000
56.400
6.320
6.470
6.522
6.748
8.517
10.596
11.248
15,8
14,7
16,6
15,5
18,9
23,0
20,0
Nguồn: Bộ Thương Mại
* Khăn:
Từ năm 1991 – 1992 Công ty đã từng sản xuất khăn nhưng phải dừng lại vì không có lãi xuất được tiếp tục khi Công ty tiếp quản nhà máy dệt Hà Đông (1995); trong năm đó khăn chủ yếu là xuất khẩu do công ty đã năng cao chất lượng sợi để dệt khăn trong sản xuất.
Khăn tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Khách hàng của sản phẩm khăn đều là các Công ty Thương mại đôi khi công suất không đáp ứng được cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Trong trường hợp đó, công ty ưu tiên cho các sản phẩm xuất khẩu mà không ưu tiên bán khăn ở thị trường trong nước vì lãi thấp.
* Sản phẩm may:
Sản phẩm may bao gồm áo phông (T – Shirt); áo thể thao, cổ H, quần áo thể thao, áo may ô, quần bò. Sản phẩm may chủ yếu may bằng vải dệt kim trừ quần bò là may bằng vải Demin (dệt thoi).
Sản phẩm dệt kim là mặt hàng mới của công ty dệt may Hà nội nó có mặt trên thị trường từ năm 1991 cùng với sự ra đời của nhà máy dệt kim của Công ty. Những năm bước vào sản xuất sản phẩm này, chủ yếu để bán trong nước do chất lượng còn hạn chế, chủng loại, mẫu mã còn nghèo nàn nên chưa đủ sức thâm nhập vào thị trường nước ngoại.
Các khách hàng xuất khẩu của Công ty hầu hết là công ty thương mại và các khách hàng là các đại lý để hưởng hoa hồng. Tổng đại lý tính đến tháng 9 năm 2001 là 89 trong đó Hà nội có 55, các tỉnh phía nam có 7 và các tỉnh còn lại có 27 đại lý.
Công ty có 7 cửa hàng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm: 1 ở Vinh, 5 ở Hà Nội và 1 ở Hà Đông.
Doanh thu sản phẩm may tăng từ 150.393 triệu đồng năm 1998 lên 148.842 triệu đồng năm 2001. Sản phẩm may được sản xuất chủ yếu cho hàng xuất khẩu nhưng trong những năm gần đây thị trường nội địa tăng trưởng đáng kể. Tỷ lệ xuất khẩu giảm từ 81,48% năm 1998 xuống 76,62% năm 2001.
Sản phẩm may xuất khẩu chủ yếu sang EU và Châu á (Đài Loan và Hàn Quốc) khá ổn định từ năm 1998 – 2002 sản phẩm may xuất khẩu sang Nhật bản giảm mạnh trong năm 2000 do suy thoái kinh tế ở Nhật Bản .
Sản phẩm may chủ yếu của công ty là xuất khẩu, tiêu thụ trong nước là không ổn định. Vì hầu hết các sản phẩm may là bắt nguồn từ sản phẩm dệt kim trong khi đó sản phẩm dệt kim đắt hơn nhiều so với sản phẩm dệt thoi mà đời sống của người dân vẫn ở mức thu nhập thấp. Tuy nhiên thị trường trong nước vẫn là sản phẩm tiềm năng của công ty.
* Sản phẩm mới của công ty:
Các sản phẩm mới: Vải Demin, sản phẩm Demin và mũ chính thức được công ty đưa ra thị trường vào năm 2001. Đến nay qua hai năm sản xuất,
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này tăng lên rất lớn; năm 2002 so với năm 2001: Vải Demin tăng 114127 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng là 64.67%; hai sản phẩm mới còn lại sự gia tăng kim ngạch xuát khẩu so với năm cũ 2001 lên rất nhiều lần. Đặc sản phẩm Mũ ngày năm đầu tiên sản xuất đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu cuả loại sản phẩm này.
Những con số trên cho thấy 3 loại sản phẩm mới của Công ty có khả năng tiêu rất tốt và cứ theo đà tăng này thì 3 sản phẩm mới này sẽ trở thành các mặt hàng xuất khẩu chiến lưọc sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ thay thế các sản phẩm truyền thống đang có tốc độ tăng xuất khẩu giảm dần.
Sở dĩ công ty may Hà Nội đưa vào sản xuất sản phẩm mới đặc biệt sản phẩm Demin này vì hiện tại mới chỉ có 2 Công ty sản xuất vải Demin và thị trường vải Demin rất có tiềm năng Hanosimex sẽ sớm sản xuất các sản phẩm may bằng vải Demin (toàn bộ 7 dây truyền may) và đang đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50% may bằng vải Demin vào thị trường Mỹ.
Cùng với việc đưa ra các sản phẩm mới, Công ty dệt may Hà Nội đã và đang áp dụng các biện pháp về sản phẩm nhằm đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm truyền thống nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Các biện pháp mà Công ty đang áp dụng là:
Thiết kế mẫu mã mới: Lý do áp dụng biện pháp này của Công ty là mong muốn và nhu cầu của người mua không ổn định cho nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng rút ngắn theo. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, năm 1997 qua nghiên cứu thị trường trong nước Công ty đưa ra các sản phẩm mới: đó là Sợi Coton chải kỹ và sợi Peco chải kỹ có chất Parafin với các tỷ lệ trộn khác nhau để tung ra thị trường phía nam đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều xí nghiệp dệt có nhu cầu sử dụng sản phẩm này.
Sao chép sản phẩm xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa: áp dụng phương pháp này công ty sẽ không mất thời gian thiết kế mẫu mới cho nên rủi ro là thấp. Hơn nữa đây là những sản phẩm mới trong năm 1997 Công ty dựa vào thị trường các kiểu áo mang nhãn hiệu Poloshirt; Navy, Big-star .... Đây là biện pháp khá đơn giản và tiết kiệm cho khâu thiết kế, nhưng nó cũng chỉ là biện pháp trước mắt chứ không có tính chiến lược.
2. Đặc điểm về thị trường.
2.1 Thị trường trong nước :
+ Đối với sản phẩm sợi :
Mỗi năm Công ty sản xuất khoảng hơn 20 loại sợi gồm sợi xe và sợi đơn. Đây là mặt hàng có sản lượng tiêu thụ khá ổn định và tăng đều từ năm 1997 đến nay. Với chất lượng tốt, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam (chiếm 75% trong tỉ trong tổng doanh thu của công ty từ sợi năm 2002).
Mặc dù thị trường miền Nam xa Công ty, chi phí vận chuyển lớn do đó đáp ứng nhu cầu bằng cách kéo sợi có chỉ số cao, tỷ lệ pha trộn giữa Cotton và PE khác nhau nhằm đa đạng hoá mặt hàng. Với chất lượng sản phẩm cao nên Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng, tăng khối lượng bán …
+ Đối với sản phẩm dệt kim :
Hàng dệt kim chủ lực của Công ty hiện nay là áo T.shirt và Hineck. Sở dĩ như vậy là do mặt hàng này phù hợp về giá thành, mẫu mã và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy vậy, mặt hàng dệt kim lại không được chú trọng ở trong nước và chủ yếu là xuất khẩu nhưng với số lượng nhỏ.
Bảng10: Tiêu thụ nội địa sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt may Hà Nội
Đơn vị : chiếc
Sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh (%)
2001/2000
2002/2001
Tổng số
2.303.091
586.034
972.252
25,4
166
áo Poloshirt
938.976
170.422
332.409
18,5
195
áo T.shirt – Hineck
1.092.810
286.623
339.416
26
118
Hàng thể thao
103.761
66.010
240.914
63,6
365
áo may ô
167.544
62.979
59.513
37,6
94,4
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường.
Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm tiêu thụ nội địa của hàng dệt kim giảm qua các năm và có sự biến động (năm 2002 tăng so với năm 2001 là 66%) nguyên nhân chủ yếu là do Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu về mẫu mã và chất lượng, giá thành còn cao nên giá bán cao trong khi đó các hàng hoá may mặc càng nhiều và tình trạng cạnh tranh ngày càng găy gắt.
Tuy nhiên thị trường trong nước là thị trường tiềm năng bởi dân số nước ta có khoảng 76,32 triệu người (số liệu thống kê dân số ngày 1/4/199) và thu nhập của người dân ngày càng cao, xu hướng tiêu dùng hàng dệt kim tăng. Nhận thức được vấn đề nay hiện nay Công ty đã nghiên cứu và sản xuất các loại sản phẩm với mẫu mã khác nhau, có đặc trưng dày mỏng, dài ngắn, rộng hẹp, màu sắc … khác nhau, luôn thay đổi theo xu hướng tiêu dùng và chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm.
+ Sản phẩm khăn, lều du lịch:
Trong những năm qua, sản phẩm khăn của Công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu còn lượng tiêu thụ trong nước là rất nhỏ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ sản phẩm khăn san nước ngoài càng tăng lên điều đó đã khẳng định rằng Công ty dần tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và có thể cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Cũng như sản phẩm khăn, thì hàng lều bạt du lịch thực sự tìm được vị trí của mình trên thị trường nội địa. Nếu như sản phẩm tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000 tăng 8% thì năm 2002 so với năm 2001 là 18%. Đây là sản phẩm khó tiêu thụ vì chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước nhưng Công ty cũng đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường về mặt hàng này.
Tuy nhiên, một đặc điểm rất quan trọng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các đối thủ cạnh tranh trong nước ngày càng tăng. Có thể nói, Công ty đang phải cạnh tranh rất lớn đối với các đối thủ cạnh tranh khác để chiếm lĩnh thị trường.
Bảng 11: Một số đối thủ cạnh tranh hàng dệt kim của Công ty Dệt may Hà Nội
Công ty
Số lượng
(Chiếc)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Thành Công
7.000.000
230
Việt Tiến
14.000.000
195
May 10
3.723.000
105
Thăng Long
2.567.000
97
Chiến Thắng
3.000.000
79,5
Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam năm 2000
2.2. Thị trường xuất khẩu của Công ty:
Trước năm 1990 hàng dệt may xuất khẩu của Công ty được xuất sang các thị trường như Liên Xô và Đông Âu theo hình thức nghị định thư. Sau khi chế độ XHCN suy đổ ở các nước này, việc xuất khẩu của Công ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên kể từ khi hiệp định buôn bán về hàng đệt may giữa Việt Nam và EU được ký (15/3/1993); kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng lên rõ rệt. Từ đó đến nay, công ty không những ổn định mà thị trường của Công ty ngày càng mở rộng. Thị trường có hạn ngạch chủ yếu là các nước thuộc khối EU, Anh, Đức, Italia) là những thị trường mà hàng dệt may của Công ty xuất khẩu sang có giá trị kim ngạch lớn.
Hiện nay khi mà Việt Nam đã ký hiệp định Thương mại với Mỹ thì hàng dệt may là một trong những mặt hàng có thế mạnh của ta có thể xuất sang Mỹ với thuế suất từ trung bình 40 – 50% nay chỉ còn 3 – 4% mở rộng xuất khẩu cho không chỉ Công ty dệt may Hà nội nói riêng mà toàn bộ ngành nói chung.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty
Đơn vị: USD
Thị trường
2000
2001
2002
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Nhật
5.640.261
42
6.114.419
39
533.830
15
Đài Loan
1.341.641
10
1.787.757
11,5
184.775
9,5
Cộng hoà Crech
386.562
2,9
158.249
1
30.637
Anh
1.272.060
9,4
1.332.393
8,5
308.390
4,6
Đức
343.148
2,6
112.458
0,7
50.466
0,2
Đan Mạch
170.554
1,27
262.786
1,7
253.655
1
Mỹ
563.869
4,2
140.482
10
13.854.791
60,5
Pháp
104.768
0,7
112.231
0,7
0
0
Rumani
56.305
0,4
105.331
0,6
0
0
Hàn Quốc
3.252.439
24
3.090.588
19
1.928.975
8,4
Nam Phi
75.413
0,6
136.130
0,9
0
0
Hà Lan
89.079
0,67
165.522
1
45.156
0,2
Thuỵ Sỹ
74.892
0,56
116.111
0,7
0
Singapore
78.771
0,6
0
0
0
0
Iran
0
0
54.400
0,4
0
0
ểc
0
0
176.469
1
0
Cuba
0
0
38.769
0,2
10.740
0
Hồng Kông
0
0
492.728
3
0
0
Libang
0
0
176.469
1,2
118.466
0
Newreland
0
0
0
0
0
Argentina
0
0
0
0
0
Tổng KNXK
13.454.325
100
15.733.522
100
22.891393
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng dệt may của công ty.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường tăng đều qua các năm. Nhờ nỗ lực triển khai hoạt động khai thác thị trường cùng tận dụng triệt để các kênh phân phối, ngày nay công ty đã có quan hệ làm ăn với trên 20 thị trường trong đó trên 10 thị trường là khácg hàng thường xuyên và ổn định.
Trong số đó, Nhật Bản là khách hàng thường xuyên từ những năm 94, 95, tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm của công ty vào thị trường này luôn chiếm 40% và tốc độ tăng năm 2001 so với 2000 là 8,4%. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại giảm mạnh từ 6114419 USD xuống còn 3411220 USD, sự giảm sút này không phải xuất phát từ nguyên nhân thị trường đã không còn nhu cầu với sản phẩm của công ty mà do trong năm 2002, kinh tế Nhật Bản gặp khủng hoảng nghiêm trọng đã tác động đến sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Sản phẩm chủ yếu của Hanosimex được tiêu thụ tại Nhật Bản là may, khăn còn các sản phẩm sợi, vải, mũ hầu như chưa tìm được chỗ đứng, do các sản phẩm này chưa thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản. Trong vài năm tới, với nỗ lực trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với biện pháp thúc đẩy xuất khâủ thích hợp Nhật Bản vẫn là khách hàng số một của công ty.
Số các khách hàng đến từ EU, Anh là bạn hàng thường xuyên và ổn định nhất chiếm xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các bạn hàng khác Đức, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ giá trị xuất khẩu vào là không đáng kể.
Năm 2001, công ty có quan hệ thêm với năm khách hàng iran, úc, Hồng Kông, Li Băng, tuy nhiên tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường chỉ chiếm xấp xỉ 5% và các đơn đặt hàng lại không thường xuyên. Trong số các bận hàng mới của công ty những năm gần đây, Mỹ là thị trường giàu tiềm năng nhất, tốc độ tăng kim ngạch năm nay so với năm trước tăng vượt bậc: tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 là 159%, năm 2002 so với năm 2001 tang 848,6%. Trong khi 2002, giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường đều giảm sút thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ lại không chịu ảnh hưởng gì và vươn lên thành thị trường xuất khẩu số một cuả công ty. Có được tốc độ tăng này một phần là Mỹ là thị trường rộng lớn lại có thị hiếu tiêu dùng không kát khe lắm hơn nữa do là thị trường mới nên còn nhiều tiêm năng chưa được khai thác. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng này Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu chiến lược của công ty trong vài năm tới.
Tóm lại, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, để tăng kim ngạch xuất khẩu công ty Hanosimex cần có chiến lược cũng như giảI pháp phù hợp để tiếp tục khai thác những thị trường truyền thống và tích cực tìm kiếm những mối làm ăn mới ở các thị trường mới.
Hiện nay công ty đang áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường xuất khẩu vào các thị trường:
Đổi mới phương thức xuất khẩu: trước kia, hoạt động của công ty chủ yếu theo hình thức uỷ thác. Nhưng từ 1992 trở lại đây, nhằm giẩm bớt chi phí, muốn tìm hiểu và nắm vững nhu cầu của khách hàng, công ty đã đẩy mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp, không qua các đầu mối trung gian. Ngoài ra công ty cũng phát triển hình thức gia công xuất khẩu bởi hoạt động theo phương thức này giúp công ty dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, giảm bớt các chi phí trung gian không cần thiết đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân viên của công ty.
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường: ở hoạt động này quan trọng nhất là việc nắm bắt thông tin và nhu cầu từ phía khách hàng. Nó đòi hỏi không những phải có thông tin kịp thời, chính xác mà còn cần sự chi tiết và đầy đủ bởi thông tin là yếu tố mang tính chất quyết định trong hoạt động nghiên cứu thị trường của bất cứ một Công ty nào tham gia vào việc kinh doanh trên thị trường, nhất là đối với những Doanh nghiệp tham gia vào thị trường Quốc tế. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới của Công ty Hanoisimex được thực hiện thông qua việc thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp.
* Các nguồn thông tin sơ cấp Công ty có được chủ yếu qua các bản thông báo, báo cáo của các đối tác phía nước ngoài. Sau khi đã có được những thông tin tương đối đầy đủ về các khách hàng sẽ đặt hàng sắp tới và lượng hàng dệt may mà họ có nhu cầu tiêu dùng, những đối tác này sẽ có những bản báo cáo chi tiết về cho Công ty để từ đó Công ty sẽ có những chuyến chào hàng thử nghiệm. Phương pháp này tuy không phải tốn nhiều chi phí song chỉ có thể áp dụng trong trường hợp tìm kiếm thị trường mới.
* Các nguồn thông tin thứ cấp: được Công ty thu thập qua các tạp chí kinh tế và các tài liệu có liên quan khác. Đặc biệt mạng Internet là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất. Ngoài ra nguồn cung cấp thông tin khá phong phú khác có được từ chính những cuộc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các quan chức Nhà nước.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong những năm gần đây, Hanosimex đang tong bước phát triển đi lên để khẳng định thế đứng của mình trong ngành dệt may Việt Nam. Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh công ty đã và đang tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng trên thị trường trong nước và thế giới nhằm từng bước tạo ra chữ tín cho sản phẩm mang thương hiệu Hanosimex. Nhờ vậy mà công ty không những duy trì được khách hàng truyền thống mà ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới, giá trị sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện. Điều đó được thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh của công ty:
Bảng13: Kết quả kinh doanh của công ty Hanosimex.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng DT
KV Hà Nội
KV Vinh
KVHà Đông
Doanh thu khác
TriệuĐ
379.898
306.358
41.337
43.336
3.991
438.407
357.334
37.789
41.581
5.703
473.318
381.407
48.469
37.508
5.934
558.931
445.540
51.920
558.898
5.623
667.500
547.600
41.000
55.000
239.000
Nộpngânsách
TriệuĐ
47.980
41.783
4.243
5.293
3.174
Lợi nhuận
TriệuĐ
1.211
1.302
1.437
1.544
2.300
Tỷ xuất lợi nhuận.
%
0,32
0,3
0,3
0,27
0,35
TNBQcôngty
Kv Hà Nội
Kv Vinh
Kv Hà Đông
Kv Đông Mỹ
TriệuĐ
694
812
490
472
485
825
950
550
600
550
900
1200
800
800
800
908
1250
800
800
780
1.088
1.350
950
900
1.150
TổngKNXK
TriệuĐ
205.005
21.025
251.175
271.275
353.068
Nguồn: Công ty dệt may Hà nội.
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của công ty khá cao, tốc độ tăng từ năm này so với năm trước là khoảng 15,9%. Đây là kết quả mà không phải công ty nào trong lĩnh vực dệt may cũng đạt được.
Khu vực Hà Nội luôn đứng đầu về doanh thu, trung bình hàng năm chiếm 80,61% tổng doanh thu, tiếp đến là khu vực Vinh (9,76%) và khu vực Hà Đông (9,7%).
Tổng doanh thu của năm 1999 tăng so với năm 1998 là 15,4 %; năm 2000 tăng 7,6 % nhưng sang năm 2001 con số này là 22,87% , do năm 2001 sản phẩm mũ bắt đầu được sản xuất để xuất khẩu và doanh thu về sản phẩm dệt kim và sợi tăng mạnh
Ngoài mức nộp ngân sách háng năm chiếm mức cao trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam (năm 2001 là 14.228 triệu đồng).Công ty dệt may Hà Nội cũng đã đem lại việc làm và thu nhập cao cho người lao động . Hàng nắm số lao động trung bình khoảng 5.000 người, số lao động nữ chiếm 70% tổng số của toàn công ty. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên của công ty mỗi năm tăng xấp xỉ 10%.
Ta thấy rõ thu nhập bình quân đầu người/ tháng của toàn công ty tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người ở tất cả các khu vực đều tăng, điều này có lẽ một phần là do khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 50% tổng doanh thu và tăn đều qua các năm.
Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm .Năm 1999 tăng 103,42% so với năm 1998, năm 2000 tăng 119,54 % so với năm 1999, riêng năm 2001 đã vượt kế hoạch tổng công ty giao là 102,5% tăng 112,72% so với năm 200.
Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu theo các năm
Xét riêng về mặt lợi nhuận của công ty những năm gần đây: Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm trước là 266 triệu, tỷ lệ tăng 11,71%. Lợi nhuận sau thuế tăng 181 triệu, tỷ lệ tăng 11,72%. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do lợi nhuận gộp tăng, mà lợi nhuận gộp tăng là do doanh thu bán hàng tăng(doanh thu gộp và doanh thu thuần tăng).Trị giá vốn hàng bán ra tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng so với năm trước là 2,26%. Điều đó chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý tốt khâu kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn cao, đặc biệt là chi phí quản lý có tỷ lệ tăng cao (39,5%), tỷ suất tăng 0,61%. Điều đó chứng tỏ trong năm công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, ảnh hưởng giảm lợi nhuận bán hàng. Trong năm tới, công ty cần phải đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao lợi nhuận hơn nữa.
Bảng14: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001-2002
Đơn vị:USD
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
1.Tổng Doanh thu
591.946
700.101
108.155
18,27
Doanh thu xuất khẩu
232.415
294.402
61.987
26,67
2.Các khoản giảm trừ
1.142
1.200
58
5,08
Giảm giá hàng bán
495
578
83
16,77
Hàng bán trả lại
647
622
-25
-3,86
Thuế xuất khẩu
3.Doanh thu thuần (DTT)
590.804
698.901
108.097
18,3
4.Giá vốn hàng bán
488.520
562.143
173.623
15,07
5.Lợi nhuận gộp(LNG)
102.284
136.758
34.374
33,7
6. Tỷ suất LNG/DTT(%)
17,31
19,57
2,26
7.Chi phí bán hàng(CFBH)
23.516
30127
6611
28,11
8.Tỷ suất CFBH/DTT(%)
3,98
4,31
0,33
9.Chi phí quản lý(CFQL)
20.240
28.235
7.995
39,5
10.Tỷ suất CFQL/DTT(%)
3,43
4,04
0,61
11.Lợi nhuận thuần(LNT)
2271
2537
266
11,71
12.Tỷ suất LNT/DTT(%)
0,38
0,36
-0,02
13.Thuế thu nhập phải nộp
727
812
85
11,69
14.Lợi nhuận thuần sau thuế(LNTST)
1544
1725
181
11,72
15.Tỷ suất LNTST/DTT(%)
0,26
0.27
0,01
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính
Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diễn ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Công ty dệt may Hà Nội mà còn với cả toàn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực từ cuối năm 1997 .Cụ thể đã làm cho sức mua của các bạn hàng chủ chốt như : Nhật Bản , Đài Loan , Hàn Quốc , Hồng Kông giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu đi do các nước có khủng hoảng. Tuy nhiên sang năm 1999 trở đi công ty đã có những tiến bộ đáng kể. Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ , công nhân viên trong công ty mà đặc biệt là nhờ những cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy trong việc tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh .
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết.
1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1 Những thành tựu công ty đạt được.
Công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX) đã có 20 năm làm công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Sự thông thạo thị trường, uy tín quốc tế lâu năm, quan hệ bạn hàng mật thiết và có kinh nghiệm trong giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng là những lợi thế hết sức căn bản cho công ty trong việc đẩy mạnh và phát triển công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Công ty đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ chế và quy chế khen thưởng khuyến khích xuất khẩu. Do có sự chỉ đạo sát sao của công ty nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Công ty có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành những chi phí hợp lý và cần thiết cho đào tạo.
Bằng lỗ lực của mình, công ty ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước những năm 1990, thị trường chính của công ty là thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, đến nay công ty công ty đã có quan hệ bạn hàng làm ăn ở các châu lục khác nhau trong đó có thị trường Nhật, EU, Mỹ là những thị trường lớn, ổn định và hứa hẹn tương lai sáng lạn của công ty.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty được đa dạng hoá dần dần. Từ chỗ chỉ có hai mặt hàng năm 1994 đã tăng lên chục mặt hàng năm 2002. Cơ cấu mặt hàng thay đổi theo hướng hợp lý hơn, chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp người tiêu dùng.
Trong những năm qua, Công ty dệt may Hà Nội luôn là một trong những doanh nghiệp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, công ty luôn luôn quan tâm tới các cán bộ công nhân viên của mình bởi chính họ là người làm nên thành công của doanh nghiệp, thể hiện qua mức lương đảm bảo mức sống cho mỗi người. Mức thu nhập của CBCNV công ty không ngừng được cải thiện. Không những ở Hà Nội mà các khu vực khác của công ty cũng có sự gia tăng đáng khích lệ. Đây chính là một động lực thúc đẩy các thành viên trong công ty phấn khởi, tin tưởng vào sự thành công của công ty hiện tại và tương lai.
1.2 Những mặt còn tồn tại.
Trong những năm qua, công ty dệt may Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong cạnh tranh ở ngành dệt may và đã thành công đáng kể không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty cồn tồn tai một số mặt hạn chế sau:
Về hoạt động sản xuất:
Về lao động: trong những năm gần đây lực lượng lao động của Công ty luôn biến động. Hàng năm có khoảng 300 công nhân thôi việc, hầu hết số công nhân này đã thành thạo nghề. Điều này làm đảo lộn cơ cấu lao động của Công ty. Để thay thế số lao động thiếu hụt đó, hàng năm buộc Công ty phải tự đào tạo hoặc tuyển thêm công nhân, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc mà chất lượng tay nghề công nhân lại thấp.
Về mặt kỹ thuật công nghệ: trong mấy năm gần đây, Công ty nhập nhiều máy móc thiết bị hiện đại mà khi đó tay nghề của công nhân còn thấp chưa thể sử dụng và hiểu hết tính năng của các thiết bị đó nên chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị.
Tình hình cán bộ quản lý kỹ thuật giỏi và công nhân có tay nghề còn thiếu nhiều so với nhu cầu và yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là ngành may, Công ty đang thiếu đội ngũ thợ lành nghề có kinh nghiệm, lý do của sự thiếu hụt này phần lớn là do sự biến động về lao động hàng năm.
Về nguyên liệu: Công ty chưa chú trọng đến việc khai thác thị trường trong nước, do đó quá trình sản xuất đôi khi còn chậm.
Về hoạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC104.doc