Báo cáo Thực tập tại Công ty dệt may 19/5 - HATEXCO

Mở Đầu Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta. Kết thúc năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kì năm 2006, vượt chỉ tiêu đề ra, trở thành mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 48,1 tỷ USD năm 2007. Điều này cho thấy ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt, quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty dệt may 19/5 - HATEXCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu. Cùng với những thành công này của ngành dệt may, công ty dệt may 19-5 (HATEXCO) cũng đã có những thành công nhất định. Công ty dệt may 19-5 (HATEXCO) là doanh nghiệp nhà nước, thành lập từ năm 1959 chuyên sản xuất sợi, vải bạt các loạivà sản phẩm may thêu, cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Qua chuyến đi thực tế xuống công ty, em xin viết báo cáo trình bày một vài vấn đề cơ bản về công ty dệt may 19-5. Giới thiệu về công ty dệt may 19-5. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19-5 Hà Nội. Tên viết tắt: "CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI, CÓ GCN ĐKKD SỐ 108747, CẤP NGÀY 28/7/1993 TẠI HÀ NỘI". Địa chỉ trụ sở: SỐ 203 NGUYỄN HUY TƯỞNG, PHƯỜNG THANH XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN. Điện thoại: 8584551/8584616 . Fax: 8585392 Email: hatex_co@hn.vnn.vn Số Đăng ký kinh doanh: 0104000226 Ngày cấp: 12/09/2005 Tình trạng hoạt động: ĐANG HOẠT ĐỘNG Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Loại hình hoạt động: DOANH NGHIỆP Người đại diện theo pháp luật: CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY: ĐỖ VĂN MINH Ngành nghề kinh doanh: KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM BÔNG, VẢI, SỢI, MAY MẶC VÀ GIÀY DÉP CÁC LOẠI, HÀNG DỆT THOI, DỆT KIM, HÀNG THÊU VÀ CÁC SẢN PHẨM PHỤ TRỢ; SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP HƠI NƯỚC, NƯỚC NÓNG; XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM LIÊN DOANH, LIÊN KẾT; NHẬP KHẨU VÀ MUA BÁN THIẾT BỊ, MÁY MÓC, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, HOÁ CHẤT PHỤC VỤ NHU CẦU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VÀ THỊ TRƯỜNG; LẮP RÁP VÀ MUA BÁN MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH, TIN HỌC, THIẾT BỊ VIỄN THÔNG; XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP, CƠ SỞ HẠ TẦNG; ĐẠI LÝ MUA, ĐẠI LÝ BÁN, KÝ GỬI HÀNG HOÁ; CHO THUÊ NHÀ Ở, XƯỞNG, VĂN PHÒNG, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, KHO TÀNG, BẾN BÃI VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ; KHAI THÁC, LỌC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC; DỊCH VỤ GIẶT, LÀ, TẨY, NHUỘM, HẤP CÁC SẢN PHẨM MAY MẶC; ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN PHỤC VỤ CÁC NGÀNH DỆT, SỢI, NHUỘM, THÊU, MAY, CƠ KHÍ, ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN; DỊCH VỤ MÔI GIỚI, TUYỂN CHỌN VÀ CUNG CẤP NHÂN SỰ CHO CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG NƯỚC ( KHÔNG BAO GỒM VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ CUNG CẤP NHÂN SỰ CHO CÁC TỔ CHỨC CÓ CHỨC NĂNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG); DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI; DỊCH VỤ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU, KHAI THUÊ HẢI QUAN; VẬN TẢI HÀNG HÓA, VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN; LỮ HÀNH NỘI ĐỊA, LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ CÁC DỊCH VỤ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH (KHÔNG BAO GỒM KINH DOANH PHÒNG HÁT KARAOKE, VŨ TRƯỜNG, QUÁN BAR); KINH DOANH KHU DU LỊCH SINH THÁI, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, THỂ DỤC THỂ THAO; KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ ĂN UỐNG, GIẢI KHÁT (KHÔNG BAO GỒM KINH DOANH PHÒNG HÁT KARAOKE, VŨ TRƯỜNG, QUÁN BAR); ( DOANH NGHIỆP CHỈ KINH DOANH KHI CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ) Từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Cty Dệt 19-5 Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, từ một cơ sở máy móc thiết bị lạc hậu, trang bị từ trước năm 1980, đến nay, Cty đã trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực dệt may, với dây chuyền kéo sợi tiên tiến công suất trên 1.500 tấn/năm, thu hút và tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động của Hà Nội. Bên cạnh đó, dây chuyền may - thêu ra đời vào cuối năm 2002 đã chiếm lĩnh thị trường, thu hút trên 200 lao động. Với chiến lược từ năm 2005-2010, xây dựng Cty ổn định lâu dài, phấn đấu trở thành doanh nghiệp “hiện đại, liên hợp, khép kín dây chuyền sản xuất”, từ đầu năm 2004, Cty đã đầu tư 600 tỷ đồng tại khu công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam, trên tổng diện tích khoảng 100.000m2. Cty đã triển khai thực hiện giai đoạn I với một dây chuyền dệt, máy móc thiết bị của Hãng Picanol (Bỉ) hiện đại nhất hiện nay, với mức đầu tư trên 30 tỷ đồng. Dây chuyền cung cấp từ 2,5 đến 3 triệu mét vải chất lượng cao/năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị trường may mặc trong nước. Đồng thời, Cty đang triển khai đầu tư dây chuyền kéo sợi, máy móc thiết bị hiện đại của châu Âu, có mức đầu tư 100 tỷ đồng, công suất 3.000 tấn/năm. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2006, đưa doanh thu của Cty năm 2010 lên trên 350 tỷ đồng và thu hút thêm 300 lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Để đứng vững trong cơ chế thị trường và sức ép của hội nhập, Cty đã xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, khoa học cho từng giai đoạn. Đặc biệt, Cty đã mạnh dạn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới, như: ISO 9001-2000, ISO 14000, TQM, SA 8000 và hệ thống tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng. Trong tuyên bố chính sách chất lượng, Cty đã cam kết cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng; liên tục cải tiến mẫu mã, đổi mới sản phẩm đáp ứng thị trường. Nhờ đó, thương hiệu HATEXCO dần khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2005 là năm khởi đầu cho chiến lược phát triển mới của giai đoạn 2005-2010. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Cty đã phát động phong trào thi đua “Về đích” rộng khắp, thu hút CBCNV tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Phong trào thi đua lấy tháng 5 dịp Sinh nhật Bác làm đỉnh cao, với các chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt 7,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp 6,5 tỷ đồng; sản xuất 141.000kg sợi các loại, 161.000m vải các loại, 46.000 sản phẩm may và 109.200 sản phẩm thêu. Ông Trần Hồng Tuy - Phó giám đốc Cty cho biết: Tháng 5 có nhiều điều kiện thuận lợi và điều kiện sản xuất, đồng thời cũng là tháng quyết định thành tích của cả năm, với dự kiến năm 2005 sẽ đạt doanh số 105 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 95 tỷ đồng. Chính vì vậy, Cty phải đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ thật tốt. CBCNV Cty Dệt 19-5 đã quen với phong trào đỉnh cao của Tháng 5 để lập thành tích dâng lên Bác Hồ kính yêu. Năm nay cũng vậy, Cty đặt chỉ tiêu phấn đấu sản xuất 141 tấn sợi quy đổi làm mốc “Về đích”. Đây là thành tích tương đối cao so với đơn vị từ trước đến nay. Để đạt được kế hoạch trên, các phân xưởng sợi phải duy trì sản xuất đều, nâng cao năng suất, chất lượng; kết hợp với các phòng liên quan điều độ tốt, giám sát phương án pha bông mới, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; bố trí và điều tiết lao động hợp lý bảo đảm ổn định sản xuất, nâng cao công tác quản lý lao động, nâng cao tay nghề ở các khâu và thúc đẩy phong trào thi đua của Công đoàn và Đoàn thanh niên. Phong trào thi đua được triển khai đều khắp ở các phân xưởng dệt Hà Nội, Hà Nam, May, Thêu và các phòng, ban của Cty tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Từ phong trào, CBCNV đã có ý thức tổ chức kỷ luật tốt hơn, đặc biệt ý thức trong việc tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chi phí quản lý, văn phòng phẩm... Phong trào thi đua cũng phát huy hiệu quả đến từng bữa ăn ca của người lao động. Hệ thống bếp ăn, nhà ăn được cải tạo theo tiêu chuẩn vệ sinh; bữa ăn bảo đảm định lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn. Mong muốn xứng đáng được mang tên Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, hằng năm, Cty tổ chức viếng thăm và báo công dâng lên Bác. Trong buổi Lễ báo công năm nay, Cty Dệt 19-5 tự hào báo lên Bác niềm vinh dự được công nhận là đơn vị điển hình tham dự Đại hội Thi đua yêu nước của thành phố. Những thành tích trên tạo tiền đề để Cty xây dựng phát triển mạnh mẽ, bền vững, góp phần xây dựng ngành Công nghiệp thủ đô vững mạnh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế tại công ty. Công ty có 2 loại sản phẩm chính là hàng sợi vải và hàng quần áo may mặc. Sợi ,vải là sản phẩm được cung cấp cho thị trường nội địa, còn hệ thống sản phẩm cuối cùng là hàng quần áo may mặc thì được xuất khẩu ra nước ngoài. Với cơ cấu sản phẩm như vậy, công ty đã xác định thị trường là tập trung vào thị trường ngách để phục vụ khách hàng. Theo tổng giám đốc công ty – ông Đỗ Văn Minh thì công ty không có chủ chương xây dựng thương hiệu bởi vì công ty không bán sản phẩm cuối cùng đến tận tay người tiêu dùng mà công ty chỉ cung cấp vải sợi cho các doanh nghiệp trong nước và nhận các đơn đặt hàng của nước ngoài. Mặc dù thị trường hàng may mặc trong nước cũng là một thị trường tiềm năng và khá hấp dẫn ,nhưng công ty cũng chưa có ý định khai thác thi trường này ,bởi lẽ theo ông TGĐ thì người Việt Nam có tâm lý chuông hàng ngoại nên doanh nghiệp mới phát triển hướng ra xuất khẩu. Bộ phận nghiên cứu và phát triển là bộ phận tập trung nhiều chất xám nhất và cũng là bộ phận quan trọng nhất của công ty, vì đây là bộ phận đưa ra hướng đi, đường lối cho công ty, có hướng đi đúng đắn thì doanh nghiệp mới làm ăn có hiệu quả. Máy móc dây chuyền của công ty hiện nay cũng khá hiện đại, dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín. Hàng may mặc của công ty được sản xuất theo dây chuyền sau : 1.cắt : 2.thêu hoặc in : 3.may ; 4. đóng gói. Với quy trình như vậy thì thời gian để hoàn thành một sản phẩm là 10 ngày. Quy mô máy móc nhà xưởng cũng khá lớn, đủ để đấp ứng những đơn đặt hàng lớn của nước ngoài. Về lao động, công ty hiện nay có khoảng 4000 lao động, trong đó chủ yếu là lao động nữ , đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp dệt may. Công ty cũng có những chế độ chính sách ưu đãi với người lao động để họ làm việc tốt hơn. Tuy nhiên ,có đến 80-90% lao động là lao động ngoại tỉnh và tiền lương trung bình của công nhân trong doanh nghiệp vào khoảng 100usd/ 1tháng ,với mức lương như vậy trong điều kiện giá cả tăng cao như hiện nay thì rất khó đảm bảo đời sống cho công nhân. Mức thu nhập không mấy hấp dẫn này là lý do chủ yếu khiến lao động trong thành phố HN không mấy mặn mà với công ty ,khiến công ty phải thuê công nhân chủ yếu từ các tỉnh lân cận. Nguồn lao động này giá rẻ nhưng lại có trình độ thấp , để họ làm việc được phải có chương trình đào tạo cho họ. Bên cạnh đó lao động nông thôn lại có ý thức kỷ luật chưa cao, tác phong làm việc còn lạc hậu chưa linh hoạt ,chỗ ăn chỗ nghỉ lại không thuận tiện ,tất cả những điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều các doanh nghiệp dệt may khác chứ không riêng gì HATEXCO. Ngoài ra công ty cũng chú trọng việc tạo nơi làm việc xanh-sạch. Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo hệ thống hè đường ,trồng cây xanh ,mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy ,xử lý môi trường trong sản xuất để đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn về các chỉ tiêu như tiếng ồn ,nồng độ bụi ,nhiệt độ , độ ẩm…, do đó đã tạo được môi trường làm việc lý tưởng cho người lao động để họ phát huy tốt năng lực của mình. Mặt khác viêc công ty áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 đã giúp công ty quan tâm tốt hơn đến công việc và đời sống tình cảm của người lao động ,khiến người lao động gắn bó hơn với công ty. Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty theo quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành dệt may như sau : Quan điểm phát triển Chiến lược phát triển ngành dệt may là định hướng vào xuất khẩu, trình độ công nghệ phải tiếp cận trình độ thế giới, tập trung vào nhưng sản phẩm có đặc thù, cao cấp, có hàm lượng công nghệ và tri thức cao; đạt tiêu chuẩn về môi trường và có nhãn mác sinh thái; phát triển công nghệ thiết kế; tăng tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu; sản phẩm có thương hiệu riêng cho cả hàng bán nội địa và hàng xuất khẩu. Xây dựng TP.HCM thành một trung tâm cung cấp nhưng dịch vụ về dệt may cho chính TP và các khu vực lân cận. Xây dựng các khu công nghiệp dệt may tập trung ở khu ngoại thành nhằm hình thành những khu sản phẩm dệt may tập trung. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong ngành dệt may. Đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Sự phát triển của ngành dệt may phải góp phần bảo vệ môi trường sạch và xanh của TP. Mục tiêu phát triển Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may của TP và khai thác tốt vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong chiến lược phát triển ngành dệt may của TP. Sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. Liên kết đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu với chất lượng được nâng cao nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may. Đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng các thị trường (nhất là thị trường Mỹ) Tích cực ứng dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ CAD/CAM và công nghệ thông tin. Tổ chức lại hệ thống quản lý năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển ngành dệt may gắn với việc bảo vệ môi trường và xây dựng các cụm dệt may gắn với việc giãn dân đô thị, hạn chế ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm hoặc tăng ca. Kết Luận Nói chung công ty dệt may 19-5 đã có đường lối phát triển đúng đắn, có những chính sách ưu đãi đối với người lao động, tạo được môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, theo em công ty cũng cần phải khai thác thị trường may mặc trong nước ,bởi đây là thị trường nhiều tiềm năng và khá rộng lớn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30067.doc
Tài liệu liên quan