Mục lục
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã cõ những chuyển biến tích cực từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Việc phát triển công nghiệp nhẹ chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa to lớn. Để thực hiện mục tiêu “Lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đảm bảo dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”
Một trong những ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam có được tăng trưởng theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội là ngành công nghiệp
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty dệt 8/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dệt may. Ngành dệt may hện nay đang phát triển trong xu thế thuận lợi do có sự chuẩn bị chuyển dịch phân công lao động quốc tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, có nguồn lao động rồi rào và là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành dệt may phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt năm 2001 nước ta vừa ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đây là một cơ hội rất lớn đối với ngành dệt may. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp dệt may không ngừng phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất.
Công tác kế toán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp có thể xác định được hao phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh giá thành hợp lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty dệt 8-3 em đã tìm hiểu về công tác kế toàn tập chi phí sản xuất và giá thành
Báo cáo gồm hai phần chính:
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Phần II: Tổ chức kế toán và tập hợp chi phí giá thành
Phần I
Giới thiệu khái quát chung về công ty dệt 8-3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt 8-3
Công ty Dệt 8-3 nằm trên một khu đất rộng 24 ha phía Nam thành phố Hà Nội, địa chỉ 460 Minh Khai quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Phạm vi hoạt động của Công ty bao gồm:
Sản xuất và bán các sản phẩm vải T/C và vải cotton.
Thực hiện các công việc phụ trợ khác liên quan tới việc sản xuất và phân phối sản phẩm.
Nhập khẩu (hoặc mua tại thị trường trong nước nếu có sẵn) các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
Trực tiếp hoặc gián tiếp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài hoặc cung cấp các sản phẩm như nguyên liệu chính cho các cơ sở in nhuộm hoặc may mặc trong nước để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.
Trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước hoặc cung cấp sản phẩm như là nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu cho các cơ sở nhuộm hoặc may mặc để sản xuất các sản phẩm tiêu thụ nội địa có giá trị cao.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Đầu năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết định thành lập nhà máy liên hiệp Sợi - Dệt - Nhuộm ở Hà Nội. Trong bối cảnh miền Bắc xây dựng CNXH nên được sự giúp đỡ rất lớn của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1960, nhà máy được chính thực đưa vào hoạt động xây dựng với đội ngũ CBCNV bước đầu khoảng 1000 người. Nhà máy vừa tiến hành xây dựng, vừa tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc. Năm 1963 dây chuyền sản xuất sợi được đưa vào sử dụng. Những sản phẩm đầu tiên đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc lúc bấy giờ. Ngày 8/3/1965 Nhà máy Dệt cắt băng khánh thành và để kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8-3, Xí nghiệp Liên hiệp Sợi - Dệt - Nhuộm được đổi tên thành Liên hiệp Dệt 8-3 với đội ngũ CBCNV lên tới 5278 người. Sau khi khánh thành, nhà máy thực hiện việc sản xuất theo các chỉ tiêu do Nhà nước giao. Theo công suất thiết kế, nhà máy có 2 dây chuyền sản xuất chính là:
- Dây chuyển sản xuất sợi bông
- Dây chuyền sản xuất vải và bao tải đay.
Nhà máy được chia làm 4 phân xưởng sản xuất chính là sợi, dệt, nhuộm, đay cùng với các phân xưởng sản xuất phụ trợ là động lực, cơ khí, thoi suốt.
Trong những năm 1965, miền Bắc chịu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nên việc vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, nhà máy đã chuyển phân xưởng đay xuống Hưng Yên thành lập nên nhà máy Tam Hưng để gần với nguyên vật liệu, thuận lợi sản xuất.
Năm 1969, trên mặt bằng nhà máy thuộc phân xưởng đay, Bộ Công nghiệp đã cho xây dựng dây chuyền kéo sợi chải kỹ 1800 cụm sợi thuộc xí nghiệp Sợi I của xí nghiệp Sợi hiện nay. Sau khi dây chuyền được khánh thành đã tăng công suất của nhà máy lên rất nhiều lần, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đến năm 1985, với sự chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhà máy mở rộng sản xuất: Lắp đặt thêm 2 dây chuyền may và thành lập phân xưởng may để khép kín chu kỳ sản xuất từ bông đến may.
Tháng 12/1990, nhà máy sát nhập 2 phân xưởng sợi A và B thành phân xưởng Sợi. Sau gần 4 năm sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhà máy đã phát huy tốt vai trò của mình, đứng vững và phát triển thích nghi với cơ chế sản xuất mới.
Cuối năm 1991, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp để phù hợp với tình hình chung của toàn doanh nghiệp, nhà máy Dệt 8-3 đổi tên thành Liên hiệp Dệt 8-3.
Tháng 7/1994, để thích hợp hơn nữa với việc sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, Bộ Công nghiệp đã quyết định đổi tên nhà máy Dệt 8-3 thành Công ty Dệt 8-3, tiến hành sắp xếp đăng ký lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 830/QĐ-TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ.
Việc đổi tên thành Công ty Dệt 8-3 không phải là sự chuyển đổi hình thức hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước. Trong Công ty, chức năng sản xuất kinh doanh được gắn bó mật thiết với nhau. Vấn đề tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, từ khả năng tiêu thụ được mà dự tính, điều chỉnh phương án sản xuất, cư cấu mặt hàng phù hợp ... trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty
Bức tranh tổng thể sự chuyển đổi phát triển của Công ty Dệt 8-3 từ năm 1989 đến nay như sau:
Năm 1989-1991 Nhà máy đã đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo xí nghiệp sợi B bằng vốn ấn Độ (20 triệu Rupi), 20 máy dệt CTб của Liên Xô, 30 máy dệt kiếm của Hàn Quốc, cải tạo máy dệt 1511M khổ hẹp cũ của Trung Quốc, đưa khổ vải từ 0,9m lên thành 1,25m, máy cho công nghiệp nhuộm như đốt công, nấu tẩy liên tục, văng , nhuộm, làm bóng của ấn Độ (50 triệu Rupi). Trong thời gian này nhà máy sắp xếp lại tổ chức, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ cho phù hợp tình hình mới (từ 24 đơn vị dầu mối còn 19 đơn vị đầu mối), thực hiện quy chế trả lương theo chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác hạch toán... Nhờ vậy nhà máy giữ được ổn định trong sản xuất, kinh doanh, vốn được bảo toàn và phát triển (vốn cố định từ 18,3 tỷ (1990) lên 30,8 tỷ (1991), vốn lưu động từ 22,1 tỷ (1990) lên 31,1 tỷ (1991)).
Đến năm 1994, Công ty Dệt 8-3 chính thức đưa dây chuyền sợi Italia 21176 cọc vào hoạt động (vốn mua thiết bị 6.441.000 USD), xí nghiệp dệt cũng được đầu tư 100 máy dệt GA của Trung Quốc khổ rộng, 1 máy hồ Rotal của ý, 1 máy mắc Nhật, xí nghiệp nhuộm được dầu tư máy nhuộm Z, nhuộm sợi, đốt công, nấu tẩy liên tục, Fix của Nhật, văng định hình của ý, xí nghiệp may được đầu tư cải tạo nâng quy mô, có khả năng may hang xuất khẩu ...
Đến năm 2000, Công ty Dệt 8-3 đã đầu tư nâng cấp và mở rộng với 19 máy dệt hiện đại của Thuỵ Sĩ, máy mài vải của Đài Loan, nâng năng lực xí nghiệp may lên 3 lần (= 500 máy)
Như vậy Nhà máy Dệt 8-3 nay là Công ty Dệt 8-3 đã căn cứ vào năng lực, nguồn vốn xu thế của thị trường và chiến lược phát triển từng thời kỳ đầu tư phù hợp ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu mới trong nước và xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan, Nhật, Châu Âu và Mỹ.
Cùng với đầu tư máy móc thiết bị, Công ty Dệt 8-3 thực hiện các biện pháp đồng bộ trên mọi phương diện:
- Sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý
- Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao năng lực cán bộ cho phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn
- Tổ chức hạch toán nội bộ nhằm quản lý tốt định mức kinh tế kỹ thuật, phân tích đưa ra biện pháp giảm giá thành, tăng cường công tác tiết kiệm
- Phát huy sức mạnh truyền thống, phát động phong trào thi đua trong lao động sản xuất, cải tiến kỹ thuật có sự tham gia tích cực các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên.
- áp dụng các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Làm tốt công tác Marketing mở rộng thị trường, duy trì tốt mối quan hệ khách hàng đã có...
- Nâng cao năng lực điều hành đảm bảo xoay chuyển nhanh, chính xác tiết kiệm, đồng bộ và hiệu quả.
Công tác kế hoạch được chú trọng, kết hợp sự dự kiến chuẩn với khả năng điều chỉnh nhanh chóng phát huy tối đa năng lực của Công ty và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, nẵm bắt được cơ hội tốt.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt 8-3 trong những năm gần đây thể hiện Bảng 1. Đặc biệt năm 2000, kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt 8-3 thể hiện của đất nước, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ Công ty , ban lãnh đạo Công ty và nỗ lực của toàn bộ công nhân viên chức của Công ty
Công ty Dệt 8-3 đã góp phần vào sự ổn định, phát triển của thị trường dệt may Việt Nam qua hơn 30 năm nhất là thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Công ty đã 2 lần được công nhận là lá cờ đầu của ngành dệt may Việt Nam, được Nhà nước trao tặng huy chương lao động hạng 3. Công ty cũng đã giành được nhiều danh hiệu cao quý tại các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng trong cả nước, Công ty đã tạo được hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào việc ổn định xã hội. Với tất cả những gì đã đạt được Công /ty Dệt 8-3 đã khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty Dệt 8-3 là doanh nghiệp Nhà nước có chức năng sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm dệt, may, sợi, nhuộm, in hoa đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra và được người tiêu dùng chấp nhận.
Công ty Dệt 8-3 có nhiệm vụ chính:
- Đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của Công ty Dệt 8-3 sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy ngành Dệt - May Việt Nam phát triển. Điều này thể hiện ở các hoạt động như chuyển giao công nghệ mới xâm nhập vào các thị trường quốc tế, tạo thêm các cơ hội vệ tinh cho Công ty.
- Bình ổn thị trường của các doanh nghiệp Nhà nước khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Công ty Dệt 8-3 và các đơn vị thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam cũng thực hiện chính sách quản lý thị trường của Nhà nước như bình ổn giá quản lý chất lượng sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái mẫu. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm trong những lúc khó khăn.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội. Do quy mô lớn của Công ty, đặc điểm của ngành dệt may là cần nhiều lao động. Những năm qua Công ty đã tạo hàng ngàn chỗ làm việc cho người lao động, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệm, giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra.
- Nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hiện nay Công ty Dệt 8-3 đã tiến hành hạch toán kinh doanh độc lập, Nhà nước chỉ cấp lượng vốn nhỏ khoảng 20% phần còn lại Công ty phải tự huy động từ nguồn khác.
3. Mặt hàng sản xuất
Công ty dệt 8-3 sản xuất cung ứng cho thị trường các loại sản phẩm sợi, vải, hàng may phục vụ tiêu dùng cá nhân và cung ứng cho các đơn vị sản xuất công nghệ trong nước như: Công ty dệt Minh Khai, Công ty dệt Thành Công, Công ty dệt vải Công nghiệp, Công ty dệt 19-5....
Là một trong những Công ty lớn, sản phẩm đa dạng, Công ty bán cho hầu hết các thị trường trong nước từ Bắc đến Nam, xuất khẩu đi hầu hết các khu vực thị trường nước ngoài Châu á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi. Sản phẩm phù hợp hầu hết các lứa tuổi, nam-nữ.
Theo bước tiến của thời đại, Công ty luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm chất lượng ngày càng cao phù hợp thị hiếu nên thị trường luôn được mở rộng, hiệu phả kinh doanh ngày càng cao
Danh mục chủ yếu của Công ty dệt 8-3
- Sợi
+ 100% bông (chải thô và chải kỹ): Ne10, Ne20, Ne30, Ne32, Ne40
+ 100% PE: Ne20, Ne30, Ne40, Ne42, Ne45
+ PE/bông: Ne20, Ne32, Ne45
Sợi có thể là sợi đơn, sợi đậu (chập) hay sợi xe
- Vải: Phin 3925,Phin 3423, Phin 5172, Chéo 5246, Chéo 5449, Chéo 5438, Katê 7640, Katê 7621...
Vải có thể xuất xưởng ở dạng vải mộc hay vải thành phẩm (trắng, màu, hoa), các khổ khác nhau, thành phần nguyên liệu khác nhau (100% bông, 100%PE, PE/bông...)
Hàng may: Vỏ chăn, ga trải giường, vỏ gối, quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi nam nữ, quần âu, quần soóc nam nữ, váy quần áo trẻ em các loại
Các sản phẩm trên đều có thể sản xuất ở cấp độ chất lượng khác nhau để bán ổ các thị trường khác nhau (Nam hay Bắc, trong nước hay xuất khẩu, Châu á hay Châu Âu...)
Các hàng hoá chủ yếu của Công ty Dệt 8-3 năm 2001
Chỉ tiêu
ĐVT
KH
TH
% (KH/TT)
1.Sợi toàn bộ
Tấn
6263
6146
102
Sợi A
-
2522
2352
107
Sợi xe
-
624
750
83
Sợi B
-
1752
1770
99
Sợi ý
-
1989
2124
98
2. Sợi nhập kho
-
5170
4916
105
Sợi A
-
1969
1788
110
Sợi B
-
1730
1766
98
Sợi ý
-
1472
1363
108
3. Tiêu thụ sợi
-
5080
4907
104
Vải mộc
-
11250
11375
99
Vải thành phẩm
1000m
14558
14559
100
4. Tiêu thụ vải
-
16046
14454
111
5. Vải XK và PVXK
-
1168
815
143
6. May xuất khẩu
1000 sp
620
62
100
7. Cửa hàng GTSP
Triệu đồng
7750
8915
87
Vải
-
6550
8059
81
May
-
1200
856
140
4. Cơ cấu và công nghệ sản xuất
4.1 Cơ cấu sản xuất
Hiện nay Công ty dệt 8-3 có 5 xí nghiệp thành viên chính, với quy trình sản xuất sản phẩm là quy trình sản xuất kiểu liên hợp phức tạp kiểu liên tục, đi từ nguyên liệu đầu là bông xơ dến sản phẩm may qua công nghệ kéo Sợi, Dệt vải, May. Mỗi giai đoạn công nghệ đều được thực hiện ở mỗi xí nghiệp thành viên. sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất như Sợi, Vải mộc, vài thành phẩm đều có giá trị sử dụng độc lập, có thể bàn ra ngoài hoặc tiếp tục chế biến trong nội bộ Công ty.
Bộ phận sợi bao gồm 3 xí nghiệp Sợi A, Sợi B và Sợi II (sợi ý) với tổng diện tích 22.000m2 và có 1650 công nhân có nhiệm vụ sản xuất sợi để cung cấp cho bộ phận Dệt và sợi bán.
Bộ phận Dệt có 1 xí nghiệp với tổng diện tích 14.600m2 và có 800 công nhân có nhiệm vụ nhận sợi từ xí nghiệp sợi và tiến hành sản xuất vải mộc để cung cấp cho xí nghiệp Nhuộm hoặc in nhuộm hoặc bán vải mộc.
Bộ phận Nhuộm có 1 xí nghiệp với tổng diện tích 14.800m2 và có 350 công nhân có nhiệm vụ nhận vải mộc về in hoa nhuộm màu tẩy trắng cung cấp cho xí nghiệp may và bán ra ngoài.
Xí nghiệp May gồm nhiều máy móc thiết bị (500máy) các loại dùng cho sản xuất ra các sản phẩm may hoặc nhận may gia công cho các đơn vị khác, với 500 công nhân (đi 1 ca). Đây là khâu hoàn tất cuối cùng của quá trình sản xuất.
Ngoài các xí nghiệp trên, Công ty còn có các xí nghiệp phụ trợ (động lực, phụ tùng) cung cấp các loại vật tư cho xí nghiệp chính là: thoi, điện, nước, hơi than phục vụ cho sản xuất (hồ sợi, nhuộm).
Công ty bố trí lao động theo ca, phân công máy cho công nhân theo từng loại máy.
4.1 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất sản phẩm trải qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn1: công nghệ kéo Sợi, nguyên liệu đầu là bông sơ tự nhiên và xơ PE
- Giai đoạn 2: công nghệ dệt làm nhiệm vụ chủ yếu Dệt thành Sợi vải mộc
- Giai đoạn 3: công nghệ hoàn tất, có hai bước chính:
+ Tiền xử lý vải mộc thành vải trắng qua các công đoạn rũ hồ, nấu tẩy
+ Nhuộm, in hoa và hoàn tất vải (katê, lanh, pêco...)
- Giai đoạn 4: công nghệ may, từ vải cắt may thành các sản phẩm áo sơ mi, quần kaki
Sơ đồ tổng quát về công nghệ Dệt
Kéo sợi
Hoàn tất (nhuộm, in)
Dệt vải
May
Nhập kho
Sơ đồ tổng quát về kéo sợi
Bông xơ
Cung bông
Chải
Ghép
Sợi thô
Sợi con
Đậu
Đậu
Đậu
Đánh
ống
Cấp dệt
Nhập kho
Sợi tp
Dệt nhuộm may
Đánh ống
Mắc sợi
Hồ sợi dọc
Vải mộc
Vải mộc
Đốt bông
Rũ hồ
Nấu tẩy
Giặt
Tẩy trắng
Kiềm bóng
Vải thành phẩm
Nhuộm in hoa
Vải
Cắt
May
Đóng gói
Sản phẩm may
Là
Hoàn tất
Dệt vải
Xâu go
Một số tính năng chủ yếu:
Bông: nguyên liệu làm từ cây Bông
Cung Bông: loại sợi ngắn và đánh tơi bông, trải tạp (được quả Bông)
Chải: để loại tạp 80%, có nhiệm vụ làm sư duỗi,
Ghép1: ghép 6 thùng cúi làm 1
Ghép2: ghép 6 con cúi của ghép 1
Thô kéo dài sợi được một sợi thô kéo mảnh
Sản phẩm phù hợp với bộ số kéo dài của máy con
Sợi con: bộ phận kéo dài, kéo nhỏ sợi thô à con và se sắn
Dệt: dệt ra vải với từng nhu cầu của chỉ số
Go: sâu các nam men vào sợi chỉ để phục vụ cho dệt
Kiểm gấp: kiểm tra độ dài của vải và phân loại
Đốt nóng: làm bóng vải
Trần tẩy: làm cứng vải
Văng: kéo thẳng vải sau khi nhuộm
Chu kỳ sản xuất thường với sợi 5 - 7 ngày, dệt 10 - 20 ngày, hoàn tất 5 – 7 ngày, may 2-3 ngày. Chu kỳ sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn nhất nếu tính liên tục, đơn lẻ: 22-38 ngày. Tuy nhiên một lô hàng may thường giao hàng sau 30-40 ngày tính từ ngày bắt đầu sản xuất
Hệ thống cung cấp các điều kiện phụ trợ tập chung (điện, hơi, nước, nước lạnh, cơ khí) do vậy việc phối kết hợp cho dây chuyền sản xuất hoạt động trôi chảy là vấn đề lớn trong điều hành
Hệ thống máy móc thiết bị tao dây chuyền khép kín, gồm của Trung Quố, Liên Xô, Hàn Quốc, ấn Độ, Đức, Thuỵ Sĩ, Nhật, Đài Loan, có thời gian chế tạo từ 1960 dến 1998. Việc tu sửa thiết bị, công tác chuẩn bị vật tư phụ tùng phức tạp cần có sự phối hợp chuẩn xác, đồng bộ.
Công ty đang dần từng bước đầu tư chiếu sâu, trang bị máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ dần, sẽ khắc phục được những khó khăn do sự mất đòng bộ về thiết bị
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào đều có bộ máy tổ chức quản lý để điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vì vậy Công ty đã thành lập bộ máy quản lý sản xuất như sau:
Hai cấp quản lý :
+ Cấp Công ty: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các phòng ban
+ Cấp xí nghiệp: giám đốc, phó giám đốc và công nhân
Tổng giám đốc là người nắm quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty.
Phó Tổng giám đốc có 3 người với nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc trong công tác điều hành và quản lý Công ty:
- Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật, công nghệ sản xuất hoặc cố vấn cho TGĐ trong việc đưa ra quyết định liên quan đến kỹ thuật máy móc
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm về mảng tiêu thụ sản phẩm và sản xuất.
- Phó Tổng Giám đốc điều hành tổ chức-Lao động phụ trách đào tạo lao động và chất lượng sản phẩm.
Các phòng ban:
- Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có nhiệm vụ sử dụng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký của khách hàng, nguồn lực của Công ty, sau đó được trình lên Tổng Giám đốc, sau khi duyệt xong Tổng Giám đốc giao kế hoạch cho các xí nghiệp, các phòng, ban. Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Các xí nghiệp chịu sự tác động trực tiếp từ Tổng Giám đốc đồng thời có nhiệm vụ báo cáo mọi tình hình sản xuất kinh doanh lên Tổng Giám đốc thông qua các phòng, ban chức năng của Công ty.
- Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm: Trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm giám sát các chỉ tiêu chất lượng sản xuất và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Phòng Tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ lao động, hành chính quản trị giải quyết chế độ công nhân viên chức.
- Phòng Kế toán tài chính: Sau khi có kế hoạch sản xuất kinh doanh được duyệt, phòng này chịu trách nhiệm hạch toán thu chi, lãi lỗ.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý theo dõi hệ thống thiết bị an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, mặt hang mới
- Phòng xuất nhập khẩu: tổ chức ký kết nhập khẩu hàng hóa và vật tư thiết bị cần thiết cho Công ty.
- Phòng bảo vệ quân sự: Quản lý An ninh, an toàn, bảo vệ tài sản Công ty
- Ban đầu tư: Có nhiệm vụ tính toán các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà xưởng.
Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng
Sơ đồ tổ chức của Công ty
Tổng giám đốc
PTGĐ điều hành sản xuất kinh doanh
PTGĐ điều hành
TC - LĐ
PTGĐ kỹ thuật
Phòng
tiêu thụ
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
TN&KTCL (KCS)
Xí nghiệp
Sợi A
Xí nghiệp Sợi B
Xí nghiệp Sợi II
Xí nghiệp Dệt
Xí nghiệp Nhuộm
Xí nghiệp
May
Xí nghiệp
Cơ điện
Xí nghiệp
Dịch vụ
Phòng
bảo vệ quân sự
Phòng
kế toán tài chính
Phòng
kỹ thuật
Phòng
xuất nhập khẩu
6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3
6.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996-2000
Chỉ tiêu
đơn vị tính
1996
1997
1998
1999
2000
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1. Giá trị SXCN
Tr.Đ
137.000
140.210
142.000
149.652
153.000
163.133
155.000
156.600
164.000
195.976
Giá trị xuất khẩu
-
4.200
4.185
5.500
5.167
6.500
6.379
7.500
8.526
13.050
20.401
2. Tổng DT
-
164.000
168.960
185.000
169.985
180.000
183.784
185.000
200.000
220.000
260.340
3. SP chủ yếu
- Sợi toàn bộ
Tấn
3.900
3.895
4.000
4.243
4.400
4.622
4.750
5.117
5.771
6.073
- Sợi bán
Tấn
1.950
2.036
2.100
2.252
2.400
2.947
2.500
3.430
4.644
4.820
- Vải mộc
1000m
10.000
10.857
11.000
11.531
12.000
10.085
10.000
11.000
11.306
11.313
- Vải thành phẩm
-
11.000
11.180
11.500
11.854
12.000
11.068
12.000
11.980
12.363
12.863
- Vải xuất khẩu
-
800
822
1000
2.028
2.200
2.536
2000
2000
2100
2500
- Sản phẩm may
1000c
532
539
500
253
300
312
350
350
636
749
4. Mức thu nhập
1000
đ/ng
450
425
450
439
483
480
550
520
580
650
5. Tổng vốn
Tr.Đ
265.900
265.946
265.200
263.711
265.700
269.237
265.000
264.222
280.000
287.000
6. Vốn lưu động
-
94.400
95.353
95.200
102.830
110.900
112.553
115.000
117.611
118.000
120.000
7. Vốn cố định
-
171.500
170.593
170.000
160.881
154.800
156.684
150.000
146.611
165.000
167.000
6.2 Đặc điểm về lao động
Về lao động, công nhân của Công ty chủ yếu là công nhân nữ, tuổi bình quân thuộc diện cao, do vâyh không tránh khỏi việc nghỉ ốm, thai sản, con ốm. Tuy nhiên lao động nữ phủ hợp với ngành dệt may, tính cần cù, khéo léo.
Công ty thường tự tuyển chọnvà kết hợp với trường dạy nghề để đào tạo công nhân, do vậy chất lượng công nhân ra nghề thường cao và phát huy hiệu quả ngay trong sản xuất. Hàng năm có tổ chức bồi dưỡng đào tạo và thi nâng bậc nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân và bảo vệ quyền lợi cho họ.
Cán bộ nghiệp vu quản lý đưộc đào tạo bổ sung nâng cao thương xuyên, bố trí đúng khả năng nên phát huy hiệu quả rất tốt
Ngoài việc sử dụng cán bộ hiện có, Công ty còn vạch ra công tác đào tạo lực lượng kế cận, cán bộ từng cấp đến năm 2005
Cơ cấu lao động thể hiên ở bảng sau
Nội dung
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số CBCNV
3.660
3.784
3.573
3.518
3.300
Trong đó
Laođộng gián tiếp
364
328
326
308
270
Lao động trực tiếp
3.296
3.456
2.247
3.210
3.030
Nữ
2279(62,3%)
2.694(70%)
2.501(70%)
2252(64,2%)
2.211(67%)
Tuổi bình quân
33,4
32,0
31,4
30,8
30,0
Bậc thợ
2,5
2,25
2,6
2,8
3,0
6.3 Tài sản cố định của Công ty
Tài sản
Nguyên giá
Vốn ngân sách
Vốn tự bổ xung
Vốn vay
Máy móc
53.165.498.584
23.903.741.433
166.253.390.257
Sợi A
186.714.859
100.499.912
1.240.365.000
Sợi B
1.263.002.595
6.364.944.182
14.028.630.119
Sợi ý
3.000.000.000
298.325.459
81.420.372.778
Dệt
42.875.867.467
11.195.138.899
1.127.056.105
Nhuộm
4.094.364.786
605.332.261
59.862.409.601
Phụ tùng
422.811.809
20.893.000
-
Động lực
614.006.701
2.447.415.292
7.332.426.710
May
650.758.367
510.521.936
1.242.129.944
Dịch vụ
192.220.000
Hành chính
57.972.000
2.168.450.492
-
Nhà xưởng
26.055.394.832
1.581.672.630
956.545.000
Sợi A
5.164.901.370
325.881.947
Sợi B
1.827.509.376
28.587.680
Sợi ý
3.814.264.500
133.006.154
Dệt
5.453.312.801
Nhuộm
3.122.288.072
78.380.108
Phụ tùng
425.344.917
407.387.098
Động lực
927.447.855
59.181.128
956.545.000
May
1.122.815.149
41.291.342
Dịch vụ
125.572.878
23.379.712
Hành chính
5.194.753.063
484.577.461
Vật kiến trúc
686.282.002
552.805.461
Thiết bị truyền dẫn
1.282.512.889
TSCĐ hết KH
Máy móc
3.424.029.324
911.291.887
14.692.082.322
Nhà xưởng
6.644.702.302
183.783.096
Vật kiến trúc
686.282.002
552.805.887
Thiết bị truyền dẫn
1.282.512.889
Tổng
67.183.366.899
23.837.533.193
152.517.852.935
Phần ii
công tác kế toán của công ty dệt 8-3
1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Xuát phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, công ty Dệt 8-3áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập chung.
Phòng kế toán tài chính của công ty gồm 18 người đảm nhiệm các công việc khác nhau
1 kế toán trưởng, 2 Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 14 kế toán nghiệp vụ và 1 thủ qũy.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Dệt 8-3
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm
Kế toán tiền mặt TGNH thanh toán tạm ứng
Thủ
quỹ
Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên
- Kế toán trưởng: là người điều hành giám sát mọi hoạt động của bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán của công ty
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng kế toán, đồng thời có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các chứng từ bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên cung cấp vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái theo từng tài khoản, lập báo cáo tài chính theo quy định chung của bộ tài chính và các báo cáo nội bộ theo ywu cầu lãnh đạo của công ty .
- Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ: có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh đầy đủ tình hình nhập xuất tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Cuối tháng đối chiếu với số liệu thực tế và cung cấp số liệu đúng đắn để tính chi phí vào giá thành sản phẩm.
- Kế toán TSCĐ: ghi chép phản ánh đầy đủ về số lượng, hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, từ đó lập kế hoạch sửa chữa và sử dụng hợp lý TSCĐ.
- Kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ tính toán tiền lương, chính xác, hợp lý tổ chức kế toán chi tiết về tình hình phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên của toàn công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho vật tư, bảng thanh toán tiền lương, báo cáo kiểm kê vật liệu cuối ký, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và kiểm tra số liệu di các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp gửi lên xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ. Thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành
- Kinh tế thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời quá trình nhập, xuất kho thành phẩm, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của toàn công ty
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: thanh toán tạm ứng theo dõi tình hình chi và tồn quỹ tiền mặt, thanh toán công nợ với ngân hàng với ngân sách nhà nước, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán tạm ứng.
- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu, chi tiền mặt căn cứ vào các phiếu thu (phiếu chi) để vào sổ quỹ tiền mặt.
- Các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên: tổ chức tập hợp số liệu, chứng từ gửi về phòng kế toán - tài chính của công ty
2. Hình thức tổ chức sổ kế toán
Hình thức tổ chức sổ kế toán
Xuất phát từ điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp với việc tìm hiểu nghiên cứu những ưu, nhược điểm của các hình thức tổ chức sổ kế toán, bộ máy kế toán, đã lựa chọn hình thức tổ chức kế toán theo kiểu: Nhật ký chứng từ. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên sổ chi tiết, bảng phân bổ, bảng kê và nhật ký chứng từ. Cuối tháng, căn cứ vào các sổ trên đêt ghi vào sổ cái và lập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ của công ty dệt 8-3
Chứng từ gốc và các khoản phân bổ
Bảng
kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Ghi chú Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, từ yêu cầu quản lý và trình độ chuyên môn kế toán, công ty đã lựa chọn và áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên. Theo phương pháp này, tại bất ký thời điểm nào, kế toán của công ty cũng có thể xác định được lượng nhập, tồn, xuất kho từng loại hàng tồn kho nói cung và nguyên vật liệu nói riêng.
Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phần kế toán quan trọng khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Thực hiện tốt công tác này là cơ sở để kế toán cung cấp những thông tin chính xác cho lãnh đạo doanh nghiệp, để lãnh đạo doanh nghiệp tìm ra biện pháp, đường lối đúng đắn trong thực hiện định mức chi phí, thực hiện kế hoạch giá thành. Từ đó có quyết định quản lý chi phí thích hợp, chặt chẽ về chi phí sản xuất, tìm cách giảm tối thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm , thu được lợi nhuận.
3. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty dệt 8-3
3.1 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty dệt 8-3
Nguyên tắc hoạt động chi phí sản xuất ở công ty
Để đảm bảo tính thống nhất, công ty thực hiện hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm theo đúng quy định của chế độ tài chính và chế độ kế toán đã đặt ra. Theo chế độ kế toán hiện nay, tính vào giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ chỉ hạch toán chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty dệt 8-3 là quy trình công nghệ liên hợp phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều bước công nghệ rất khác nhau, sản phẩm của giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn sau để chế biến. Cho nên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được xác định là từng giai đoạn công n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28617.doc