Báo cáo Thực tập tại Công ty Đầu tư phát triển và Thương mại Hoàng Lộc

LỜI MỞ ĐẦU Nhằm thực hiện tốt kế hoạch chung của nhà trường về thực tập cuối khoá của K48 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được sự cho phép của nhà trường của khoa Quản trị Kinh doanh công nghiệp và Xây dựng cùng với sự đồng ý của công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc em đã về công ty là nơi thực tập của mình. Trong quá trình thực tập này, em đã được sự giúp đỡ của công ty, của cán bộ hướng dẫn đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Hà Sơn Tùng thì em đã có

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Đầu tư phát triển và Thương mại Hoàng Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được những cái nhìn sâu hơn, rõ nét hơn về những đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như tổ chức bộ máy của công ty. Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân em luôn tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề hoạt động của công ty qua đó có thể vận dụng tốt hơn những kiến thức mà mình dã được học trong nhà trường vào cuộc sống. Qua quá trình thực tập này em đã hiểu tổng quan về công ty Đầu tư phát triển và thương mại Hoàng Lộc.Từ đó có thể đưa ra những nhận xét đánh giá phân tích về tình hình hoạt động của công ty và có thể hoàn thành bài báo cáo tổng hợp được tốt hơn. Nội dung của bài báo cáo gồm có 3 phần chính: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phần III: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc. Trong quá trình hoàn thành báo cáo do còn nhiều non yếu không thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý của Thầy để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG LỘC 1. Quá trình hình thành và phát triển + Tên gọi : Công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc + Trụ sở : 33 Quang Trung, Quảng Yên, Quảng Ninh + Điện thoại : 033.2237999 Công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc được thành lập ngày 22/11/2004, là một đơn vị kinh tế được hoạch toán độc lập. Tuy mới được thành lập xong công ty đã có nhiều bước đi khẳng định vị thế của mình. Ngoài chức năng kinh doanh thu lợi nhuận, công ty đã giải quyết công ăn việc làm và nâng mức thu nhập cho người lao động. Từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển giàu đẹp. Thực hiện kế hoạch trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà kinh tế là sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh. Chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển tiền vốn. Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách chế độ và pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng. Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng mạng lưới kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền thưởng BHXH và an toàn lao động đối với công nhân viên. Tận dụng máy móc thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực lao động sản xuất phụ. Dịch vụ tạo nên công ăn việc làm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Tổ chức là một hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm xây dựng cơ cấu, guồng máy đảm bảo cho các hoạt động quản trị đạt kết quả tốt nhất. Tổ chức khoa học trong việc xây dựng guồng máy sẽ đảm bảo nề nếp, quy củ, kỷ cương, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính khoa học, tác phong công tác, sự đoàn kết nhất trí phát huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và bộ phận trong đơn vị của công ty. Sơ đồ1. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Tổ kiểm tra Tổ sản xuất Tổ đóng gói (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) * Chức năng của ban Giám Đốc - Giám đốc: Là người đứng đầu có quyền quyết định trong mọi vấn đề xác định chiến lược kinh doanh, kế hoạch dài hạn. điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Giám đốc là người đại diện toàn quyền của công ty trong moi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kinh doanh: Là người trợ lý, giúp giám đốc trong việc định ra các chiến lược kinh doanh của công ty, theo dõi bấm giờ chụp ảnh cho từng loại sản phẩm kể cả chi tiết hay tổng hợp để tham mưu cho giám đốc quyết định đơn giá hợp lý. Phó giám đốc kỹ thuật: Được giám đốc phân công trực tiếp phụ trách công tác và trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao như: xây dựng và quản lý quy trình công nghệ, chỉ đạo điều hành kế hoạch sản xuất. * Nhiệm vụ các phòng ban. Phòng tổ chức hành chính : Bộ phận tổ chức lao động tiền lương: Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các vấn đề về chính sách, chế độ với người lao động, đào tạo phát triển nguồn nhân sự, thi đua khen thưởng, thanh toán tiền lương, BHXH đến từng cán bộ công nhân viên trong công ty Bộ phận hành chính : Phụ trách công việc phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên giải quyết các thủ tục hành chính, an toàn bảo hộ lao động. Theo dõi công tác vệ sinh công nghiệp, quản lý việc sử dụng các thiết bị lao động. Bộ phận kiến thiết: Hoàn chỉnh tu sửa xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng của công ty. Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài sản của công ty hạch toán các nhiệm vụ kế toán phát sinh, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh, giám sát, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tình hình sử dụng vốn tài sản, quản lý vốn kinh doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin định kỳ thực hiện các quy định về báo cáo với nhà nước. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, ký kết các hợp đồng mua bán, thực hiện nghiệp vụ lưu thông đối ngoại, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch báo cáo sản xuất và quản lý cấp phát toàn bộ vật tư nguyên phụ liệu cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Quyết toán vật tư với khách hàng và nội bộ công ty, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý quá trình sản xuất, xây dựng quản lý quy trình công nghệ, xây dựng định mức tiêu hao vật tư, quản lý chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu chế tạo mẫu mã sản phẩm mới và đưa vào sản xuất, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các công đoạn của quá trình sản xuất, quy cách sản phẩm, tất cả các khâu từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm xuất bán. 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển và Thương Mại Hoàng Lộc 3.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh Công ty chuyên phục vụ các đơn đặt hàng chính là hợp đồng từ các đại lý, các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra công ty còn cung cấp một số lượng lớn các thiết bị điện cho các nhà thầu xây dựng lớn trong địa bàn Hà Nội . Sản phẩm của công ty chủ yếu là công tắc , ổ cắm, máng đèn …Và một số thiết bị nhà bếp , thiết bị nước , két bạc. Số lượng các loại sản phẩm tiêu thụ khác nhau. Đối với loại sản phẩm ổ cắm, ống nước đây là những mặt hàng khá thông dụng đối với người tiêu dụng do vậy sản phẩm này được tiêu thụ khá mạnh. Mặc dù sản phẩm của công ty không đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như trình độ nhưng lại đòi hỏi người lao động phải có sự khéo léo và tay nghề vững, khác với các sản phẩm khác sản phẩm của công ty chủ yếu là các thiết bị đòi hỏi phải có tính tinh tế tỉ mỉ và cẩn thận , các chi tiết sản phẩm có thể rất nhỏ do vậy yêu cầu về lao động luôn phải có kỹ thuật tay nghề cao tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Điều này lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra, do đặc tính thời vụ mùa xây dựng do vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty cũng có phần thay đổi, phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ trong năm. Cụ thể là trong những tháng đầu năm khối lượng các loại sản phẩm tiêu thụ chậm do chưa tới thời vụ xây dưng của người dân cũng như các công trình Nhà nước. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: các thiết bị điện(ổ cắm, máng đèn), thiết bị nhà bếp( tủ bếp), thiết bị nước( ống nước) và két bạc. Cơ cấu sản phẩm năm 2009 được thể hiện như sau: 3.2. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh Hội nhập là một cơ hội tốt và cũng là nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp của Việt Nam . Do vậy cạnh tranh trở lên gay gắt và khốc liệt, đối thủ cạnh tranh của công ty là những công ty nước ngoài như Hàn Quốc. Sản phẩm của họ đang tràn vào Việt Nam đang là nguy cơ lớn của doanh nghiệp, sản phẩm của họ lại là những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đẹp. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để xâm nhập cạch tranh vào các thị trường của Công ty đã và đang kinh doanh. Họ có thể có những nguồn hàng cung ứng có giá đầu vào thấp hơn, vì thế chi phí giá thành có thể thấp nên họ có thể định giá thấp hơn giá của Công ty đưa ra. Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào qui mô, số lượng, năng lức tài chính của các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh với số lượng nhiều cố nhiều sức mạnh sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đứng trước tình hình đó Công ty đã tìm hiểu kĩ về các chính sách giá, mẫu mã và tình hình tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh, chủ động tìm đến khách hàng, có các phương án xử lí đảm bảo phục vụ tốt hơn, gây dựng uy tín, thương hiệu cho mình trên thị trường. Công ty xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng đặc biệt là khách hàng thường xuyên . Một số chính sách xúc tiến đã đựợc công ty áp dụng và nó đã có hiệu quả đáng kể tác động đến hoạt động tiêu thụ của công ty trong thời gian vứa qua. Chiến lược Maketing cũng được công ty áp dụng đặc biệt là chiến lược maketingmix được công ty thực hiện trong thưòi gian qua và nó đã thực sự đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.3. Đặc điểm về khách hàng Khách hàng là những cá nhân hay đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu chưa được thoả mãn về hàng hoá và khả năng thanh toán để mua hàng. Nhu cầu của khách hàng là sự cần thiết của họ về sử dụng hàng hoá và các dịch vụ kèm theo. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, người bán quyết định người mua, thị trường là thị trường của người bán. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì người quyết định lại thuộc về người mua, thị trường là thị trường của người mua. Khách hàng là thượng đế, mọi ý kiến của khách hàng cần phải được nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra những chính sách phù hợp. Trước tình hình đó Công ty đã không ngừng tổ chức tốt công tác nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để từ đó làm tiền đề cho việc bán hàng có hiệu quả. Khách hàng mua của Công ty thường những đại lý bán buôn, bán lẻ. Sản phẩm của công ty đến tay khách hàng thường qua hệ thống trung gian các kênh phân phối: đại lý bán buôn chiếm 45%, bán lẻ chiếm 35%, mua trực tiếp 20%. Thị trường của công ty chủ yếu là thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận như : Thái Bình, Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, ....Chính những đặc điểm này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm: Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung, mức thu nhập của người dân, trình độ dân trí, khoảng cách địa lý,… Các chính sách ưu đãi đối với các đại lý luôn được công ty chú trọng . Các chính sách tặng quà , khuyến mại , .. luôn được công ty thực hiện thường xuyên . Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ chuyên chăm sóc khách hàng . 3.4. Đặc điểm về nguồn hàng cung ứng. Nguồn hàng cung ứng là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình tiến hành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Để có một nhà cung ứng liên tục với giá cả hợp lí và chất lượng sản phẩm tốt thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn và giữ mối quan hệ bền vững lâu dài. Nếu giá sản phẩm đầu vào cao thì dẫn đến chi phí giá thành của sản phẩm tăng lên đồng nghĩa với việc giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên một số sản phẩm đòi hỏi một số loại nguyên liệu mà trong nước không có thì Công ty phải nhập nguyên liệu nhựa PC đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ và khả năng chống xước, chống tia PU. Những nguyên liệu này phải nhập từ Đức. Đây cũng là một trong những khó khăn của Công ty khiến cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên kéo theo sức cạnh tranh về giá của sản phẩm về giá giảm. Công ty đang từng bước khắc phục những khó khăn đó bằng cách tìm cùng lúc nhiều nhà cung cấp, những nguồn hàng thay thế để có thể giảm tối đa mức chi phí , tăng sức cạnh tranh cho Công ty. 3.5 Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có đủ khả năng, điều kiện dự trữ hàng hoá, hỗ trợ kế hoạch trong thanh toán, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phát triển kinh doanh. Để tiến hành kinh doanh đạt kết quả thì vốn kinh doanh cũng là phần không thể thiếu, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều cần đến vốn và dựa vào vốn để hoạt động. Để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có công ty đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau. + Nguồn vốn tự có : 1.270.000.000đ + Vay tín dụng : 600.000.000 đ + Vay ưu đãi : 300.000.000 đ Hiện nay tổng số vốn công ty là : 2.170.000.000đ + Vốn cố định là : 1.270.000.000đ Nhà xưởng vật kiến trúc : 399.000.000đ Máy móc thiết bị : 721.000.000đ Chi phí đào tạo công nhân : 150.000.000đ + Vốn lưu động : 900.000.000đ Nguyên vật liệu phụ: 170.000.000 Tiền công người lao động : 635.000.000 Chi phí điện nước, phụ tùng thay thế : 95.000.000 Chi phí vốn lưu động trong các năm được tính toán căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất trong năm và vòng quay vốn. 3.6 Đặc điểm về lao động Nguồn lao động , lao động của công ty chủ yếu là những lao động ở các tỉnh lân cận như : Thái Bình, Hà tây, Hưng Yên , Hải Dương đây là những khu vực có nguồn lao động dồi dào mặt khác chi phí cho lao động này cũng không cao . Đây là thế mạnh để công ty cạnh tranh về chi phí, nhưng về lao động kỹ thuật lại đòi hỏi rất cao và công ty cũng phải chi phí khá lớn cho bộ phận công nhân này Bảng1: Bảng phân bổ lao động của Công ty (ĐVT: Người) Bộ phận Quản lý Kỹ thuật thợ sản xuất KCS Số lượng 8 50 278 8 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Trong đó: Trình độ Đại học + Cao đẳng : 12, Trung cấp : 15, Công nhân kỹ thuật : 50 - Với quy trình sản xuất theo dây truyền do đó bố trí lao động đảm nhiệm từng vị trí dã góp phần nâng cao tay nghề của từng công nhân, mỗi bộ phận chuyên về một công đoạn của sản phẩm từ đó giúp cho công nhân có thể hiểu sâu hơn về các kỹ thuật trong từng công đoạn tạo điều kiện cho họ có thể có những sáng kiến trong công việc. - Với đặc điểm của sản phẩm là đồ thiết bị điện đòi hỏi phải có tay nghề cao do vậy mà công nhân sản xuất là những người có kinh nghiệm và Nam giới nhiều hơn. Lao động của công ty phần lớn chủ yếu là lao động làm về kỹ thuật do số lượng lao động là Nam giới chiếm nhiều hơn. Hàng năm công ty tổ chức cho đội ngũ cán bộ lao động kỹ thuật được đi đào tạo tại trung tâm có kỹ thuật công nghệ cao số lượng lao động bậc 3/7 chiếm khá nhiều trong đội ngũ lao động tại công ty. Năm 2009, công nhân bâch 3/7 chiếm 43,2% số lượng công nhân, công nhân bậc 4/7 chiếm 19,8% số lượng công nhân, công nhân bậc 5/7 chiếm 16,2% số lượng công nhân, công nhân bậc 6/7 chiếm 14,4% số lượng công nhân, công nhân bậc 7 chiếm 6,4% số lượng công nhân. Bảng 2. Bảng phân bổ lao động của Công ty (ĐVT: Người) Diễn Giải Trình Độ Số Lượng Quản lý Đại Học 3 Cao Đẳng 5 Kỹ Thuật Kỹ sư 30 Chuyên viên 20 Công Nhân Bậc 3/7 120 Bậc 4/7 55 Bậc 5/7 45 Bậc 6/7 40 Bậc 7/7 18 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Do quy mô được mở rộng do đó số lượng lao động được tăng lên tương ứng theo các năm. Bên cạnh sự tăng lên về số lượng thì Công ty cũng rất chú ý đến việc đào tạo tay nghề và trình độ cho người lao động. Đó chính là sự phân bổ và điều chỉnh lao động hợp lý của Công ty góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. 3.7 Đặc điểm về thị trường kinh doanh Hiện nay nhu cầu về thẩm mỹ đang là một nhu cầu được mọi người tiêu dùng quan tâm , hơn nữa nhu cầu về an toàn cũng là một nhu cầu về số cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy thị trường Hà Nội đang là một thị trường hấp dẫn, thị trường mục tiêu mà công ty đã và đang hướng đến. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty đã được khẳng định và có uy tín tại các thị trường các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh. Đời sống càng nâng cao thì nhu cầu về tiện nghi hiện đại đang được mọi người quan tâm . Sản phẩm của công ty đang được người tiêu dùng lựa chọn trong xây dựng và thiết bị nhà bếp , thị trường của công ty khá rộng và các thành phố lớn đang là những thị trường hấp dẫn và là thị trường mục tiêu của Công ty. Công ty lấy phương châm " Lấy khách hàng làm trọng tâm " . + Xây dựng quan hệ công bằng giữa doanh nghiệp với đối tác và cộng sự trên cơ sở hai bên cùng có lợi cùng chia sẻ lợi ích các bên cùng nhau phát triển + Chính sách chiến lược giá : Công ty nỗ lực làm khách hàng hài lòng thông qua quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp . + Cam kết tương lai : Thiện chí cầu tiến , luôn luôn lắng nghe và học hỏi để Công ty ngày một tốt hơn Vì lợi ích của khách hàng , cộng sự , đối tác cộng đồng và đem lại giá trị đích thực cho cuộc sống Công ty phát triển trên cơ sở vì một môi trường bền vững vì chất lượng cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng. PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 3 : Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong 3 năm (2007, 2008, 2009) ( ĐVT: 1000Đ) Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu thuần 4.430.000 5.672.000 6.325.000 2 Giá vốn hàng bán 3.739.000 4.589.000 5.119.000 3 Lợi nhuận gộp 691.000 1.083.000 1.206.000 4 Chi phí bán hàng 342.000 469.000 450.000 5 Chi phí QLDN 111.800 250.820 240.790 6 Lợi nhuận trước thuế 237.200 363.180 515.210 Nguồn : Phòng kế toán Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động của công ty , hoạt động kinh doanh của công ty trong năm gần đây đã tăng đáng kể so với năm trước. Điều đó khẳng định chiến lược mà công ty đang thực hiện thật sự có hiệu quả.Tuy là công ty còn non trẻ nhưng với sự lãnh đạo của đội ngũ ban quản trị đã cho thấy sự lớn mạnh và trưởng thành của công ty trong năm gần đây. Năm 2009 lợi nhuận của công ty tăng khá cao so với năm trước. Để đánh giá được sự trưởng thành và phát triển của công ty ta có thể tìm hiểu qua bảng so sánh trong 3 năm. Bảng 4: Bảng so sánh kết quả kinh doanh 3 năm. Stt Chỉ tiêu Năm 2008/Năm 2007 Năm 2009/Năm 2008 Tương đối(%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) 1 Doanh thu thuần 134,09 1.442.000.000đ 111,51 653.000.000đ 2 Giá vốn HB 122,73 850.000.000đ 111,56 530.000.000đ 3 LN gộp 156,73 392.000.000đ 111,35 123.000.000đ 4 Chi phí BH 137,13 127.000.000đ 95,95 -19.000.000đ 5 Chi phí QLDN 224,35 139.020.000đ 96,00 -10.030.000đ 6 LN trước thuế 153,11 125.980.000đ 141,86 152.030.000đ Nguồn : Phòng kế toán Qua bảng so sánh kết kinh doanh 3 năm trên đã phần nào cho ta thấy được sự trưởng thành và phát triển của công ty. Cụ thể như sau: - Về doanh thu: + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 34,09% tương ứng với số tiền là 1.442.000.000đ + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 11,51% tương ứng với số tiền là 653.000.000đ 2. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty Đầu Tư Phát Triển và Thương Mại Hoàng Lộc. Hoạt động kinh doanh của công ty trong năm gần đây đã đạt được mục tiêu mà công ty đặt ra điều này thể hiện qua số liệu sản phẩm tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ của công ty. Tuy mới hoạt động nhưng hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm đều tăng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty và trong năm gần đây công ty đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường đặc biệt với thị trường Hà Nội . Đây là thị trường đòi hỏi khá cao về chất lượng sản phẩm. Bảng 4. Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm của công ty trong 3 năm (2004,2006) Đơn vị tính : Sản phẩm STT Tên SP Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối 1 ổ cắm 143.236 189.066 210.833 45.830 132% 21.767 111,5% 2 ổng nước 42.633 54.538 64.150 11.905 127,92% 9.612 117,62% 3 Két bạc 18.458 23.633 28.020 5.175 128% 4.387 118,56% 4 Tủ bếp 50.628 64.821 68.951 14.193 128,03% 4.130 106,37% 5 Máng đèn 56.327 68.123 72.156 11.796 120,94% 4.033 105,92% Nhìn vào số liệu trên bảng ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty điều này thể hiện qua tốc độ tiêu thụ của một số snả phẩm của công ty. + Đối với sản phẩm ổ cắm: - Năm 2008 là 189.066 sản phẩm tăng 45.830 sản phẩm tương đương với tăng 32% so với năm 2007 - Năm 2009 là 210.833 sản phẩm tăng 21.767 sản phẩm so với năm 2008 ứng với 17,62% + Đối với sản phẩm ống nước : Năm 2008 là 54. 538 sản phẩm tăng 11.905 sản phẩm tương ứng với 27,92% . Năm 2009 là 64.150 sản phẩm tăng 9.612 sản phẩm so với năm 2005 tương ứng với 17,62% + Đối với sản phẩm Két Bạc : Năm 2008 là 23.633 sản phẩm tăng 5.175 sản phẩm tương ứng với 28% - Năm 2009 là 28.020 sản phẩm tăng 4.378 sản phẩm so với năm 2007 tương ứng với 18,56% + Đối với sản phẩm tủ bếp : - Năm 2008 là 64.821 sản phẩm tăng 14.193 sản phẩm so với năm 2007 tương ứng với 28,03% - Năm 2009 là 68.951 sản phẩm tăng 4.130 sản phẩm so với năm 2008 tương ứng với 6,37% + Đối với sản phẩm máng đèn : - Năm 2008 là 68.123 sản phẩm tăng 11.796 sản phẩm so với năm 2007 tương ứng với 20,94% - Năm 2009 là 72.156 sản phẩm tăng 4.033 sản phẩm so với năm 2008 tương ứng với 5, 92% Sản phẩm tiêu thụ của công ty giữa các loại sản phẩm có sự chênh lệch các mặt hàng tiêu thụ mạnh chủ yếu là ổ cắm và ống nước. Do đặc điểm của các loại sản phẩm có tính mùa vụ lên có sự chênh lệch về sản phẩm tiêu thụ. Với các loại sản phẩm như thiết bị nhà bếp , két bạc số lượng sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là ở thị trường Hà Nội. Các chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ trong thời gian qua của công ty đã thực sự có hiệu quả trong công tác tiêu thụ tuy nhiên một vấn đề khó khăn hiện nay của công ty hiện nay là vấn đề về vốn. Hiện nay công ty đang huy động nhiều nguồn vốn tuy nhiên đây đang là một vấn đề mà hiện nay công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ vấn đề về vốn là vô cùng cần thiết. Đây là vấn đề đang thực sự khó khăn của công ty hiện nay. 2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm ở một số thị trường của công ty. 2.1.1 Thị trường Hà Nội. Thị trường Hà Nội là thị trường lớn nhất của công ty , sản phẩm tiêu thụ mạnh trên thị trường này chủ yếu là : Két bạc , thiết bị nhà bếp, đây là những sản phẩm hiện nay đang có chỗ đứng trên thị trường . Công ty có một hệ thống đại lý lớn trên địa bàn Hà Nội , các đại lý của công ty chủ yếu là các đại lý lớn và một số đại lý nhỏ , số lượng sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội chiếm 60%số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm . Đây là một thị trường hấp dẫn của công ty , hàng tháng công ty cử cán bô kinh doanh đến từng đại để chăm sóc. Riêng địa bàn Hà Nội công ty có khoảng 10 cán bộ kinh doanh mỗi người chăm sóc khoảng 50 đại lý . Bảng 5. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty 3 năm qua.(2007, 2009) Đơn vị tính : Sản phẩm. Stt TSP Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối 1 Ổ cắm 85.942 113.440 126.500 131,99 27.489 115,51 13.06 2 Ống nước 25.580 32.723 38.490 127,92 7.143 117,62 5.767 3 Két bạc 11.075 140.180 142.812 128,04 3.105 118,56 2.632 4 Tủ bếp 30.377 38.893 41.371 128,03 8.516 128,03 2.478 Nguồn từ phòng kế toán Nhìn vào số liệu ta thấy Công ty đã có những chính sách thay đổi đáng kể về sản lượng. Số lượng ổ cắm của công ty bán ra tăng nhanh chóng cụ thể là : + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 31,99% tương ứng với 27.498 sản phẩm + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 11,51% tương ứng với 13.060 sản phẩm Đối với sản lượng ống nước cụ thể là : + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,92% tương ứng với 7.143 sản phẩm + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 17,61% tương ứng với 5.767 sản phẩm Số lượng các sản phẩm của công ty thay đổi do nhiều yếu tố do nhu cầu về xây dựng ngày càng cao do vậy các thiết bị điện tăng nhanh trong thời gian gần đây . Hiện nay các sản phẩm như ổ cắm của công ty đang được tiêu thụ khá mạnh. Thông qua kết quả đã đạt được Công ty đã tìm ra các yếu tố kích thích và kìm hãm, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả kinh doanh.Từ đó đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng bằng cách thường xuyên mở các cuộc hội nghị khách hàng và điều tra thăm dò để thu thập ý kiến phản hồi, những đóng góp và nhận xét của khách hàng về Công ty để từ đó rút kinh nghiệm lần sau bán tốt hơn. PHẦN 3: MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG LỘC 1. Mục tiêu của Công ty Với đặc trưng của ngành Thiết bị điện là ngành sản xuất tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đó là cả một vấn đề rất khó khăn. Vì đặc điểm của ngành luôn đòi hỏi sản phẩm phải có tình thẩm mỹ, phải có kiểu dáng mẫu mã hợp với thời đại, lứa tuổi và nghề nghiệp, khí hậu, Công ty luôn tìm mọi cách để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm với số lượng lớn, doanh thu và lợi nhuận có phương hướng phát triển trong thời gian tới. Đồng thời góp phần điều tiết ổn định và mở rộng mạng lưới tiêu thụ làm tăng thu nhập cho đời sống nhân dân lao động . - Xuất phát từ tình hình đó, Công ty luôn xác định cho mình mục tiêu hoạt động là thoả mãn mọi nhu cầu cho khách hàng, đảm bảo đúng về chất lượng, kỹ thuật, đúng thời gian, thanh toán linh hoạt thuận tiện góp phần vào mục tiêu ổn định tăng trưởng và hiệu quả . - Đa dạng hoá mặt hàng và loại hình kinh doanh đảm bảo đáp ứng tốt những hợp đồng, đẩy mạnh công tác bán hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh theo cơ chế thị trường .Để phù hợp với đặc điểm của thị trường kinh doanh . - Tiếp tục đi sâu nghiên cứu thị trường, hiện đại hoá các phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất để tăng cường công tác quản lý và thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận góp phần thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. 2. Định hương phát triển của công ty Để phấn đấu thực hiện các mục tiêu nêu trên Công ty cần phải quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phải đa dạng hoá các loại sản phẩm và loại hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vừa tạo ra một thị trường khép kín . - Tiếp tục phát huy những lợi thế trong kinh doanh đi đôi với việc đầu tư cải tạo, xây dựng mới các cơ sở sản xuất thị trường tiêu thụ sản phẩm để chiếm lĩnh được thị trường, thực hiện chức năng điều tiết thị trường. - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phục vụ cho chiến lược phát triển sự nghiệp kinh doanh điện của Công ty. - Bảo vệ, duy trì và thường xuyên nâng cấp các tài sản đảm bảo an toàn trật tự không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng về tiền bạc, tài sản. đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí. - Thực hiện tốt công tác quán lý chất lượng sản phẩm, công tác an toàn lao động. - Tiếp tục duy trì chính sách tiêu thụ sản phẩm đã được xác định, từng bước phát triển khai thác đầu tư hỗ trợ bán hàng đảm bảo nguyên tắc: Thu được vốn nhanh an toàn về tài chính và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra Công ty phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, hợp lý để kích thích năng lực sản xuất đáp ứng mọi yêu cầu kịp thời nhất cho người tiêu dùng. + Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường Trong chiến lược sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường cũng phải chú trọng đặt lên hàng đầu là bán những thứ mà khách hàng cần , chứ không phải bán những cái mình có. Để đáp ứng thị trường Công ty phải tổ chức nghiên cứu kỹ thị trường nhằm thoả mãn thu cầu của nó . Vậy nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ hay bán một mặt hàng, nhóm hàng nào đó của Công ty . Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với chỉ tiêu kinh doanh và bán những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn. Do việc nghiên cứu thị trường của Công ty còn chưa tổ chức chặt chẽ chỉ mang tính ước định nên hiệu quả hết sức hạn chế . Vì thế để làm tốt công tác này cần phải có sự đầu tư thích đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu, trang bị phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường . Công tác này đòi hỏi đội ngũ điều tra nghiên cứu phải có kinh nghiệm trình độ thu thấp, phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra kế hoạch bán hàng tối ưu nhất +Nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm Đã từ lâu chính sách sản phẩm đặc biệt là chất lượng mẫu mã sản phẩm của Công ty đã được coi trọng. Để xác định phương hướng phát triển doanh nghiệp và cũng là cơ sở để xác định giá bán hàng thực hiện các mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu về an toàn, vệ sinh lao động. ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có cách phát hiện ra những khả năng mới của thị trường . Nếu một doanh nghiệp nào đó mà vẫn giữ mãi sản phẩm của mình thì không thể đứng vững được trên thị trường. Đối với khách hàng có nhu cầu về hàng hoá là tư liệu tiêu dùng thì đòi hỏi phải có chất lượng tốt , giá cả hợp lý nhưng mẫu mã đẹp . chất lượng phải phù hợp với sở thích . Còn hàng hoá là tư liệu sản xuất thì ngoài chất lượng giá cả các nhà sản xuất xuất còn phải quan tâm đến dịch vụ sau bán hàng và quan tâm đến phương pháp thanh toán . Trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách có ý thức cao hơn để nắm được các thị trường kinh tế và khai thức được nhu cầu thực tế của khách hàng . Trên cơ sở đó mà doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm năng , thế mạnh của mình đúng hơn và tìm cơ hội hấp dẫn đối với doanh nghiệp . Để phát huy được cơ hội tốt và có thể dành quyền thắng trong cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế, điều đó yêu cầu Công ty phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26173.doc
Tài liệu liên quan