Báo cáo Thực tập tại Công ty Công ty Cổ phần phát triển xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một hoạt động rất cần thiết cho sinh viên nói chung và nhất là sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế nói riêng trong điều kiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới như hiện nay. Thông qua đợt thực tập, sinh viên có thể củng cố, nâng cao kiến thức đã được tích luỹ trong hơn ba năm học và bước đầu vận dụng tổng hợp các kiến thức đó vào việc giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại cơ sở thực tập, chuẩn bị tốt kiến thứ

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Công ty Cổ phần phát triển xây dựng & Xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lý luận và thực tiễn cho công tác sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện được những mục đích đó của đợt thực tập tốt nghiệp, em đã lựa chọn Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong quá trình thực tập, em đã thu được khá nhiều kiến thức thực tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đồng thời cũng đã thu thập được nhiều số liệu tổng hợp về công ty như cơ cấu lao động, vốn, lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh,…Tuy nhiên do thời gian của đợt thực tập tổng hợp có hạn nên em chưa thu thập được đầy đủ các số liệu về lĩnh vực xây dựng – một trong hai lĩnh vực hoạt động của công ty. Thông qua các số liệu thu thập được và dựa trên tình hình thực tế của công ty, em đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và sơ đồ hoá và viết lên bài báo cáo tổng hợp này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo được chia làm 3 chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Chương II: Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Em xin chân thành cảm ơn Ts.Tạ Lợi đã nhiệt tình hướng dẫn em trong đợt thực tập và hoàn thành báo cáo này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng Xuất Nhập Khẩu của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng – nơi em đang thực tập – đã hướng dẫn và cung cấp số liệu cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Bài viết này chắc chắn còn nhiều sai xót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, phê bình của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 04 tháng 02 năm 2007 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thanh Tâm CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẤN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng 1. Giới thiệu khái quát về Công ty Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng là một đơn vị thi công xây lắp và kinh doanh tổng hợp, có: Tên giao dịch: Songhong construction development import-export joint stock company Tên viết tắt: SHODEX.JSC Địa chỉ trụ sở: số 245 đường Nguyễn Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội Tel: (04)6.340.777 Fax: (04)6.336.648 Email: xnksh@hn.vnn.vn Webside: Số đăng kí kinh doanh: 01030110420 Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Ngô Quang Hào 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, tiền thân là hợp tác xã cung ứng vật tư tại số 376A Lý Tự Trọng, Hà Nội. Đến tháng 8/1979, theo quyết định số 3439 QĐ/UB của UBND thành phố Hà Nội đổi tên thành xí nghiệp xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đặt tại 16/8 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong giai đoạn này, công ty hoạt động không hiệu quả, điều này được thể hiện qua tổng doanh thu, lợi nhuận qua các năm, hoạt động của công ty không năng động, không đáp ứng được tốt nhu cầu của thị trường. Đây là hậu quả của cơ chế quản lí tập trung bao cấp. Cùng với quy chế giải thể và thành lập doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định 338/HĐBT ngày 21/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư số 4/TTLQ ngày 11/6/1992, công ty lại được đổi tên là Công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng theo quyết định số 3550/QĐ-UB ngày 9/12/1992 với tổng số vốn kinh doanh là: 1.810.300.000 đồng. Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Hồng - Bộ Xây Dựng. Trong giai đoạn này, công ty đã dần dần tự khẳng định mình, bộ máy tổ chức gọn nhẹ hơn và hoạt động hiệu quả hơn, tổng doanh thu và lợi nhuận tăng ổn định qua các năm, đời sống của cán bộ nhân viên tăng lên. Đến năm 2002, theo quyết định số 52/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 11/01/2002 về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, công ty lại được đổi thành Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng với vốn điều lệ là: 3.894.260.000đ, trong đó: Số vốn này được hình thành từ hai nguồn : Vốn Ngân sách Nhà nước : 1.986.072.000 đồng Vốn công ty tự bổ sung :1.908.188.000 đồng Đến năm 2006, vốn điều lệ của công ty là 6.000.000.000đ. Nhà nước nắm giữ 40% cổ phần, đại diện vốn cổ phần của Nhà nước là ông Ngô Quang Hào và ông Nguyễn Quang Huy, 59 cổ đông khác nắm giữ 60% cổ phần còn lại. Công ty đã tách ra khỏi Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, không còn là đơn vị trực thuộc nữa nhưng vẫn liên kết hoạt động với Tổng công ty. Những năm vừa qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường nhưng công ty đã đạt được những thành công nhất định. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, lợi nhuận, lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty đều tăng khá nhanh qua các năm. Đồng thời, công ty còn mở thêm nhiều hướng kinh doanh mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ khi thành lập đến nay đã trải qua gần 50 năm tồn tại và phát triển, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, đến nay công ty đã có những bước đi vững chắc phù hợp với nền kinh tế thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, và tự khẳng định mình trên thương trường. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng 3.1. Mục tiêu Mục tiêu hoạt động của Công ty là thông qua hoạt động Xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. Mục tiêu cơ bản của công ty là: khách hàng, chất lượng, đổi mới và cạnh tranh. Đặc biệt, lợi nhuận luôn là mục tiêu trên hết, trực tiếp, đối với hoạt động kinh doanh, là động lực được sử dụng làm đòn bẩy kinh tế đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước và nó cũng là thước đo tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, là nguồn tích luỹ quan trọng để tái đầu tư mở rộng sản xuất. 3.2. Nhiệm vụ Xây dựng, tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả kế hoạch Xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, khai thác có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo cho quá trình mở rộng sản xuất đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, cân đối xuất và nhập, làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý Xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng có liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu. Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm thu hút thêm nhiều ngoại tệ. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và mục đích chung đã xác định của mình. Vì thế cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty mang tính năng động khá cao, luôn cố gắng đi sát phục vụ sản xuất kinh doanh và bảo đảm sự phối hợp tốt các hoạt động, nhiệm vụ của tất cả bộ phận . Sơ đồ tổ chức của Công ty biểu thị cơ cấu chính thức của tổ chức, nó chỉ ra các vị trí khác nhau, những người nắm giữ vị trí đó và mối liên hệ quyền lực giữa người này với người khác. Trong Công ty đã có sự phân cấp công việc cụ thể từ Giám đốc tới cán bộ công nhân viên. Các phòng ban được phân chia nhiệm vụ và quyền hạn khá rõ ràng nên mọi công việc được giao cho phòng nào thì phòng đó giải quyết triệt để và nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế cũng có điểm hạn chế, đó là mối liên hệ trực tiếp thường xuyên giữa các phòng ban với nhau không nhiều lắm nên thông tin qua lại thường xử lý chậm thông qua sự phê duyệt của Giám đốc nên rất dễ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Chức năng của phòng kế hoạch thị trường và phòng Xuất nhập khẩu đôi khi trùng nhau gây mất nhiều thời gian, tiền của, làm giảm vai trò của mỗi cá nhân. Ban Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Sơ đồ số 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Xây dựng Ban kiểm soát (nguồn:Phòng Tổ chức hành chính năm 2006) Đây là mô hình cấu trúc bộ máy kiểu trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức và điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước HĐQT. Ban kiểm soát là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp. Giúp việc cho giám đốc gồm có : 02 phó giám đốc, 01 trưởng phòng tổ chức, 01 trưởng phòng kế toán do Giám đốc công ty bổ nhiệm, các chuyên viên, cán sự kế toán-tài chính, nghiệp vụ tổng hợp và một số chức danh khác. - Giám đốc công ty qui định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của đơn vị phù hợp với phân cấp của công ty, xây dựng và ban hành nội qui, qui chế làm việc của công ty - Phòng kế toán: có nhiệm vụ cập nhật thông tin hàng ngày, hàng tháng, quí, năm theo từng nội dung đối với tài chính, chi phí và lập các báo cáo, bảng cân đối kế toán, bảng chấm công, bảng tính lương, thực hiện thanh toán khách hàng và giúp Giám đốc kiểm soát về tài chính trong công ty, có kế hoạch để phát triển kinh doanh. - Phòng kinh doanh : Nghiên cứu, tìm kiếm các đại lý, cửa hàng để tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của công ty, đề ra các chiến lược kinh doanh cụ thể, khả thi và thực hiện các nghiệp vụ phát triển thị trường. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong các công việc như: Tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Một số công việc hành chính khác như : bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh. - Phòng kế hoạch thị trường: Nghiên cứu về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, nghiên cứu nhu cầu nước ngoài và nguồn thu mua cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể: Điều tra nghiên cứu và thăm dò nhu cầu của thị trường nước ngoài; chỉ ra các nhu cầu của thị trường và đoạn thị trường một cách chính xác, khả thi; đưa ra chiến lược, chính sách phù hợp: chất lượng sản phẩm, chính sách giá cả, khuếch trương để thâm nhập và khai thác thị trường mới; tập hợp thông tin phản hồi từ các đối tượng để thay đổi chiến lược cho phù hợp; phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động kinh doanh. -Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ nhập khẩu. Tiến hành đàm phán ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu -Phòng xây dựng: Tiến hành xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, nhà chung cư cao tầng. Ngoài ra còn tiến hành thi công xây dựng các công trình công cộng như đường xá, cầu cống,... Ngoài ra, công ty còn có hệ thống các cửa hàng, đại lý để bán và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, được phân bố trên địa bàn Hà Nội ,Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác như : Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,... III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng 1. Sản phẩm xuất nhập khẩu Từ sau khi cổ phần hoá, bên cạnh việc thi công xây lắp công trình, hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu. Các mặt hàng xuất nhập khẩu truyền thống là: Hàng điện tử gia dụng cao cấp: tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy rửa hoa quả bằng ôzôn, máy làm đá siêu tốc,…Công ty nhập khẩu chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc. Máy móc thiết bị xây dựng: máy xúc, máy ủi, xe lu,…phục vụ công trình xây dựng. Vật liệu xây dựng: Đá Granit, Marble, thép (thép ống, thép thỏi, inox,…) Hoá chất: Hạt nhựa, dầu DOP, bột nhựa, nhựa PVC,… Lốp ô tô Chè chế biến xuất khẩu Đặc điểm về lao động Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty STT Năm Lao động 2003 2004 2005 2006 người % người % Người % người % 1 LĐ quản lý 8 11 8 11 13 13 13 12 2 LĐ nam 50 70 52 68 68 66 69 64 3 LĐ nữ 21 30 24 32 35 34 38 36 4 LĐ có trình độ ĐH trở lên 32 45 35 46 50 49 54 50 5 LĐ có trình độ Cao Đẳng 5 7 10 13 11 11 11 10 6 LĐ thường xuyên 65 92 67 88 72 70 75 70 7 LĐ thời vụ 6 8 9 12 31 30 32 30 8 LĐ trên 40 tuổi 27 38 27 35 30 29 30 28 Tổng lao động 71 100 76 100 103 100 107 100 (nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2006) Lực lượng lao động nam của công ty luôn chiếm ưu thế so với lao động nữ, nhưng qua các năm tỉ lệ có xu hướng giảm, tức là cân đối hơn giữa lực lượng lao động nam và nữ. Trình độ lao động khá cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng luôn chiếm trên 50% và có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm ưu thế. Từ những số liệu trên cho thấy, cơ cấu lao động của công ty thay đổi qua các năm theo hướng tích cực, công ty đã tuyển dụng được thêm những lao động trẻ có trình độ cao, điều này làm cho trình độ trung bình của đội ngũ lao động ngày càng cao hơn. Đội ngũ lao động trẻ hơn, năng động hơn sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì yêu cầu về trình độ lao động là rất cao để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt và tránh được những rủi ro vốn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy, công ty cần không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập ngày này. Bên cạnh lực lượng lao động thường xuyên của công ty làm việc tại các phòng ban, công ty còn phải thuê thêm lao động ngoài để phục vụ những công việc có tính chất thời vụ (như việc sơ chế lại chè trước khi xuất khẩu hoặc một số công việc về xây dựng,…) nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương nhưng vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả công việc. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Công ty có trụ sở đặt tại 245 đường Nguyễn Tam Trinh, Q. Hoàng Mai, Hà Nội với toàn bộ các phòng ban được bố trí trên một mặt bằng khá rộng, kết cấu 6 tầng có tổng diện tích là 1.628m2. Trang thiết bị văn phòng nhìn chung là hiện đại, tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ điện thoại, máy fax, máy in, điều hoà nhiệt độ,… hầu hết nhân viên ở mỗi phòng đều được trang bị mỗi người một máy vi tính, số lượng máy vi tính mua mới trong vòng 4 năm trở lại đây khoảng 70%, chỉ có một vài máy đã rất cũ được trang bị từ cuối những năm 90. Ngoài ra, công ty còn trang bị máy photocopy cho phòng hành chính tổng hợp và một máy in A3 cho phòng xây dựng. Công ty còn có 2 xe ôtô phục vụ cho việc chuyên chở hàng hoá. 4. Đặc điểm về cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2003-2006) STT năm vốn 2003 2004 2005 2006 triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % 1 vốn tự có 3.894 27,8 4.217 26 5.190 20,6 6.000 19,5 2 vốn vay tín dụng 10.100 72,2 12.050 74 20.000 79,4 24.700 80,5 3 vốn lưu động 12.008 83,6 13.751 84,5 22.090 87,7 25.500 83 4 vốn cố định 2.300 16,4 2.516 15,5 3.100 12,3 5.200 17 Tổng nguồn vốn 13.994 100 16.267 100 25.190 100 30.700 100 (Nguồn: Phòng Kế Toán năm 2006) Nhìn chung, nguồn vốn của công ty tăng qua các năm. Vốn tự có tính đến năm 2006 là 6.000.000.000đ, tăng 154% so với nguồn vốn khi công ty bắt đầu cổ phần hóa. Nguồn vốn này tăng là do lợi nhuận tái đầu tư từ những năm trước và do vốn góp thêm của các cổ đông. Nguồn vốn vay tín dụng tăng cả về số lượng và tỉ lệ trong tổng nguồn vốn, nó luôn chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 77% để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Vốn cố định cũng vậy, tăng qua các năm, vốn này tăng là do công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều trang thiết bị mới và mua xe ô tô phục vụ một phần nhu cầu vận chuyển hàng hoá của công ty. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG I. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là: -  Xây lắp dân dụng và công nghiệp. -  Kinh doanh thương mại tổng hợp và xuất nhập khẩu -  Gia công cung cấp đá granit và marble nhập khẩu cho các công trình xây dựng -  Xuất khẩu một số hàng nông sản Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tổng hợp, Công ty là một nhà phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấp của các hãng danh tiếng trên thế giới. Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực STT Năm lĩnh vực 2004 2005 2006 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 1 Nhập khẩu 73.044 85,5 85.000 79,7 184.450 85 2 Xuất khẩu 10.361 12,1 8.004 7,5 13.450 6,2 3 Xây dựng 2.040 2,4 13.660 12,8 19.100 8,8 Tổng 85.445 100 106.664 100 217.000 100 (nguồn: tổng hợp số liệu từ năm 2004-2006-Phòng Kế Toán) Hoạt động nhập khẩu của công ty luôn chiếm ưu thế, doanh thu hoạt động nhập khẩu luôn tăng qua các năm và tăng đột biến vào năm 2006, tăng 217 % so với năm 2005, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng 203%. Doanh thu hoạt động xuất khẩu thay đổi qua các năm, giảm vào năm 2005 và tăng trở lại vào năm 2006, tỉ lệ đóng góp vào tổng doanh thu không cao lắm và có xu hướng giảm dần. Tỉ lệ đóng góp của hoạt động xuất khẩu thấp là do sản phẩm xuất khẩu của công ty là hàng nông sản, giá trị thấp và qui mô xuất khẩu nhỏ. Hoạt động thi công xây lắp tăng cả về giá trị công trình và tỉ lệ trong tổng doanh thu, chủ yếu là thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng. Do giá trị của mỗi công trình không lớn lắm nên tỉ lệ đóng góp vào tổng doanh thu của lĩnh vực xây dựng vẫn còn khiêm tốn. II. Hàng hoá và thị trường tiêu thụ 1. Đối với hoạt động xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu của công ty là hàng nông sản, chủ yếu là chè đã qua chế biến, ngoài ra còn có cà phê sơ chế Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông như Pakistan và Iraq và một số nước Tây Âu (Anh), Nhật Bản,… Trong năm 2006, Công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU là 9.517.220.000đ chiếm tỉ trọng 70,76 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường Trung Đông đứng vị trí thứ hai với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2.536.670.000đ chiếm tỉ trọng 18,86%. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu 406.190.000đ chiếm tỉ trọng khiêm tốn 3,02% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 2. Đối với hoạt động nhập khẩu 3 nhóm hàng nhập khẩu chính của công ty: - Điện tử gia dụng - Máy móc thiết bị - Vật liệu xây dựng Là công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng hoạt động nhập khẩu chiếm ưu thế hơn hoạt động xuất khẩu. Trên các thị trường Công ty lựa chọn hàng hoá có uy tín chất lượng cao và giá cả phù hợp để nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các đối tượng khách hàng khác nhau. Thị trường Châu Á: thị trường này bao gồm nhiều thị trường khác nhau bao gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ,…Khối lượng nhập khẩu từ những thị trường này rất lớn bởi những mặt hàng khi nhập khẩu được tiêu thụ tốt trong nước. Với thị trường Trung Quốc, các mặt hàng chủ yếu được nhập đó là hàng điện tử gia dụng như: nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng..., các thiết bị máy móc dân dụng phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của người tiêu dùng. Hàng điện tử gia dụng là lĩnh vực thuộc về mảng kinh doanh nội địa, công ty hoạt động bằng cách nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài ( Tiger, Hier) và thực hiện việc bán buôn, bán lẻ ở thị trường trong nước. công ty điện tử Tiger của Nhật Bản, Hier của Trung Quốc là hai nhà phân phối chính của công ty trong lĩnh vực điện tử gia dụng. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc còn là thị trường mà công ty nhập khẩu mặt hàng đá xây dựng khá lớn. Với thị trường Nhật Bản, mặt hàng điện tử gia dụng được nhập ít hơn thị trường Trung Quốc. Mặt hàng nhập khẩu chính của thị trường này là máy móc thiết bị và nó chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn các thị trường khác nhờ lợi thế về giá cả và chi phí vận chuyển. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu khá nhiều lốp ôtô từ thị trường này. Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩu chính về mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất: lốp ôtô. Thị trường châu Âu: Công ty nhập khẩu từ thị trường này những sản phẩm như: vật liệu xây dựng, sắt thép, máy móc thiết bị,... phục vụ cho ngành xây dựng và giao thông do nhu cầu xây dựng trên địa bàn thủ đô và một số địa phương khác đang có xu hướng tăng nên thị trường này có sẽ ngày càng được mở rộng trong tương lai. Bảng 4: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo thị trường Đơn vị: nghìn USD STT Năm Thị trường 2003 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Trung Quốc 503,5 14,5 654,5 16,3 1059,0 21,5 1359,9 13,4 2 Nhật Bản 623,0 17,9 738 18,4 960,7 19,5 1125,5 11,1 3 Châu Âu 234,0 6,7 250,6 6,2 270,4 5,5 201,3 2,0 4 Thị trường khác 2.119,5 60,9 2376,9 59,1 2642,9 53,5 7431,6 73,4 Tổng 3.480,0 100 4020,3 100 4.933,0 100 10.118,3 100 Bảng 5: Cơ cấu giá trị hàng hoá nhập khẩu theo mặt hàng Đơn vị: Triệu đồng STT Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Điện tử gia dụng 5.858 11,1 6.454 10,2 8.980 11,4 18.267 11,2 2 Máy móc thiết bị 11.472 21,8 13.280 20,9 8.922 11,3 18.281 11,2 3 Đá xây dựng 3.107 5.9 5.600 8,8 8.500 10,8 13010 8,0 4 Lốp ô tô 22.350 42.4 30.730 48,4 43.430 55,1 91.800 56,1 5 Hàng hóa khác 9.885 18.8 7.456 11,7 8968 11,4 21142 12,9 Tổng 52.672 100 63.520 100 78.800 100 163.500 100 (nguồn: Tổng hợp số liệu của Phòng Xuất Nhập Khẩu từ 2003-2006) Trên thực tế, một số mặt hàng chiếm doanh thu rất lớn của công ty như lốp ô tô, máy móc thiết bị kể trên đều là mặt hàng nhập khẩu uỷ thác nhưng trên danh nghĩa thì các mặt hàng này lại là mặt hàng nhập khẩu trực tiếp. Vì trên danh nghĩa là mặt hàng nhập khẩu trực tiếp nên doanh thu bán các mặt hàng này không những được tính vào kim ngạch nhập khẩu mà còn được tính vào doanh thu xuất nhập khẩu, những khoản thuế phải nộp từ các mặt hàng này cũng được tính vào phần nộp ngân sách Nhà nước của công ty. Tuy nhiên doanh thu thực tế của công ty vẫn chỉ tính trên phần trăm giá trị lô hàng nhập khẩu. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng điện tử gia dụng có doanh số chiếm tỉ lệ tương đối và tăng qua các năm, nhưng tỉ trọng của nó lại tăng giảm thất thường. Năm 2003 doanh số là 5.858 triệu đồng, chiếm 11,1%, liên tục tăng qua các năm 2004, 2005 và đến năm 2006 là: 18.267 triệu đồng, chiếm 11,2% tổng giá trị hàng nhập khẩu, năm 2006 giá trị nhập khẩu tăng đột biến 203,4% so với năm 2005. Tỷ trọng trung bình của giai đoạn 2003-2006 là 11%. Nguyên nhân là do đời sống của nhân dân ngày càng cao, nhu cầu mặt hàng này tăng khá cao. Hơn nữa, một số mặt hàng gia dụng đang tăng về nhu cầu hiện nay như máy rửa hoa quả bằng Ozone, máy làm đá siêu tốc,…Công ty hiện đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên sản xuất trong nước cũng đã có những tiến bộ đáng kể, người tiêu dùng lựa chọn ngày càng nhiều hàng sản xuất trong nước (Hàng Việt Nam chất lượng cao - giá rẻ hơn và chất lượng tương đối đồng đều), bên cạnh đó, công ty phải cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường với các nhà nhập khẩu khác về các mặt hàng tương tự. Nhóm hàng máy móc thiết bị nhập khẩu kém ổn định hơn nhóm trên, tỷ trọng bình quân trong cả giai đoạn này là 16,3%, giá trị nhập khẩu tăng từ 11.472 triệu đồng năm 2003 lên 13.280 triệu vào năm 2004 nhưng đến năm 2005, giá trị lại giảm xuống chỉ còn 8.922 triệu đồng nhưng đã tăng trở lại vào năm 2006 với tổng giá trị là 18.281 triệu đồng. Tuy nhiên, xu hướng cho thấy tỉ trọng mặt hàng này giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là do giá trị nhập khẩu của lốp ôtô tăng quá nhanh làm cho giá trị của mặt hàng này tuy có tăng nhưng tỉ lệ không tăng tương ứng được. Đá Granit và Marble nhập khẩu cũng tương tự như máy móc thiết bị, tăng về giá trị, nhưng tỉ lệ lại tăng giảm thất thường và mức đóng góp vào tổng giá trị nhập khẩu không cao, trung bình khoảng 8,4%. Giá trị mặt hàng này tăng qua các năm là do nhu cầu về xây dựng trong cả nước tăng nên nhu cầu về mặt hàng này cũng tăng theo. Về mặt hàng lốp ô tô, tăng cả về giá trị và tỉ trọng nhưng nhìn thấy rõ nhất sự tăng trưởng qua giá trị nhập khẩu qua các năm 2003, 2004, 2005 và đặc biệt năm 2006 lên đến 91.800 triệu đồng, chiếm 56,1% trong tổng giá trị hàng nhập. Mặc dù thị trường trong nước trong năm 2005, 2006 giảm nhu cầu nhập mặt hàng này do chất lượng lốp ôtô của các công ty trong nước như Casumina, Sao Vàng,… tương đương hàng ngoại nhập mà giá cả lại rẻ hơn từ 5-15% nhưng số lượng nhập của công ty vẫn không ngừng tăng lên là do công ty chỉ chuyên nhập các loại lốp ô tô có chất lượng cao của các thương hiệu nổi tiếng như Bridgestone hay Ornest, do đó đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn khách hàng. Nhóm hàng nhập khẩu khác gồm hoá chất các loại, hạt nhựa, thép, ván sàn,… tăng, giảm thất thường cả về tỷ trọng và kim ngạch. Năm 2003, giá trị đạt 9.885 triệu đồng, tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm tới 18,8% nhưng đến năm 2004, giá trị mặt hàng này giảm khá mạnh cả về giá trị nhập khẩu và tỉ trọng, năm 2005 giá trị tăng trở lại nhưng tỉ trọng lại giảm. Đến năm 2006 giá trị nhập khẩu mặt hàng này có sự tăng lên đột biến lên gấp 2,4 lần và tỷ trọng tăng trở lại đạt 12,9% so với tỷ trọng bình quân giai đoạn 2003-2006 là 13,7%. III. Hoạt động Marketing của công ty 1. Mạng lưới kênh phân phối Mạng lưới kênh phân phối của công ty ở Miền Bắc: Có các cửa hàng đại lý ở tất cả các quận trên toàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có các cửa hàng đại lý ở huyện Đông Anh, ở thị xã Hà Đông-Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định Mạng lưới kênh phân phối ở miền Trung: Cửa hàng đại lý tại thành phố Đà Nẵng Mạng lưới kênh phân phối tại miền Nam: Có tổng số 4 đại lý tại thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có đại lý tại thành phố Cần Thơ. 2. Chính sách giá của công ty Chiến lược định giá ngang bằng giá thị trường là chiến lược giá cơ bản của công ty. Phương pháp này phù hợp với mặt hàng giống nhau hoặc tương tự nhau và nó được áp dụng phổ biến cho các mặt hàng kinh doanh của công ty. Ngoài ra Công ty còn áp chính sách giá thấp hơn giá thị trường trong trường hợp mặt hàng này đang ở pha suy thoái trên thị trường hoặc cung thị trường lớn hơn cầu. Công ty thường sử dụng kỹ thuật định giá như sau: - Định giá trên cơ sở chi phí cộng thêm: được áp dụng cho hầu hết các mặt hàng vì công ty kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng nên khó định giá cho từng loại mặt hàng trên cơ sở phân tích nhu cầu và chi phí của từng loại riêng biệt. Khi đưa ra quyết định giá cuối cùng, có thể tăng hoặc giảm để đạt được mức giá theo phương pháp định giá số lẻ được coi là mức hấp dẫn hơn đối với khách hàng về mặt tâm lý. Định giá theo giá hiện hành: Là kỹ thuật định giá trên cơ sở phân tích thị trường và cạnh tranh. Công ty có thể định giá theo giá của các công ty khác trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay công ty chỉ định theo giá đã được xác định trên thị trường. Kỹ thuật này được áp dụng cho nhóm hàng hoá chất, vật liệu xây dựng,… Mức giá tại các cửa hàng của công ty có thể khác nhau mặc dù cùng một loại mặt hàng do công ty áp dụng chính sách giá khác nhau tại các cửa hàng. Mức giá của công ty khá linh hoạt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh. IV. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tăng 2005/2004 Tăng 2006/2005 +/- % +/- % 1 Tổng doanh thu 85.445 106.664 217.000 21.219 125 110.336 203 2 Tổng chi phí của hoạt động SXKD 82.025 102.708 212.018 20.683 125 109.310 206 3 Tổng lợi nhuận 3.420 3.956 4.982 536 116 1026 126 4 Hiệu quả hoạt động 1,042 1,039 1,023 -0,003 99,7 -0,015 98,55 (nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 tăng đột biến so với năm 2005 về cả số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, lợi nhuận không tăng tương ứng. Tổng lợi nhuận năm 2005 tăng 116%, tổng doanh thu tăng 125%, mức tăng này tương ứng với nhau trong khi năm 2006, tổng doanh thu tăng 203% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 126%, mức tăng này không tương ứng với mức tăng của tổng doanh thu. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các năm có xu hướng giảm, năm 2005 hiệu quả hoạt động chỉ bằng 99,7% năm 2004 và năm 2006 thì chỉ bằng 98,5% năm 2005. Công ty cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tránh để tình trạng này kéo dài. Bảng 7: Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tăng 2005/2004 Tăng 2006/2005 +/- % +/- % 1 Tổng doanh thu 85445 106664 217000 21.219 125 110.336 203 2 Doanh thu thuần từ NK 73044 85000 184450 11.956 116 99.50 217 3 Tổng chi phí nhập khẩu 72225 84014 182971 11.789 116 98.957 218 4 Lợi nhuận từ hoạt động NK 819 986 1479 167 120 493 150 5 Hiệu quả hoạt động NK 1,0113 1,0117 1,0081 0.0004 100,04 -0,0037 99,64 (nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006) Với lĩnh vực nhập khẩu, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng không tương ứng với nhau. Đặc biệt năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC222.doc
Tài liệu liên quan