LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu từ lâu đã chiếm một tầm quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương thức thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả. Mở rộng xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tạo điểu kiện cho nhập khẩu và xây dựng hạ tầng cơ sở do đó Nhà nước ta luôn coi trọng các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xu
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần XNK lương thực thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm Hà Nội đã không ngừng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế và trang bị thêm kiến thức về xuất nhập khẩu cho bản thân. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tế và hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội.
Chương 2 : Các mặt hoạt động sản xuất - kinh doanh chủ yếu của công ty.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM HÀ NỘI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Quá trình hình thành của công ty:
Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm Hà Nội
Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIHAFOODCO
Địa chỉ trụ sở chính: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 7 150 371 - 7 150 321
Fax: (84.4) 7 150 328
Được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 theo quyết định số 27/2001/QĐ-BNN/TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2005.
2. Quá trình phát triển của công ty:
Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính:
- Giai đoạn 1: Trước tháng 3 năm 2005, Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Lúc này, Công ty lương thực Hà Nội là đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Vốn điểu lệ của công ty vào thời điểm đó là 17 tỷ 790 triệu VND.
- Giai đoạn 2: Sau tháng 3 năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB. Vốn điều lệ lúc này là 30 tỷ VND. Tuy nhiên Tổng công ty lương thực miền Bắc vẫn nắm giữ 51% cổ phần của công ty, 49% còn lại là của các cổ đông khác.
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng chủ yếu của công ty là:
- Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, trong đó mặt hàng chủ đạo là gạo.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, cho thuê văn phòng, kho bãi…
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách vể quản lý, sử dụng và phát triển vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật.
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỘ MÁY QUẢN TRỊ
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian:
Các chi nhánh của Công ty gồm:
- Chi nhánh Công ty tại An Giang
- Chi nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao
- Chi nhánh Thương mại Hoàn Kiếm
- Chi nhánh Thương mại Đống Đa
- Chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm
- Chi nhánh Dịch vụ - Du lịch
- Chi nhánh Kinh doanh Tổng hợp
- Chi nhánh Sản xuất chế biến Lương thực - Thực phẩm
2. Cơ cấu bộ máy quản trị:
SƠ ĐỒ: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Trưởng bộ phận đầu tư tài chính
Trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng
Trưởng phòng tổ chức hành chính
Trưởng phòng kinh doanh thị trường
Trưởng phòng tài chính kế toán
Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Ban giám đốc
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các bộ phận :
Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận, thông qua và quyết định các vấn đề của công ty đã được đưa vào chương trình đại hội.
Hội đồng quản trị bao gồm : Một chủ tịch và 3 thành viên, được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc của Công ty.
Ban kiểm soát : Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền : chỉ đinh, bãi nhiệm đơn vị kiểm toán, các vấn đề liên quan đến kế toán và kiểm toán của Công ty, kiểm tra báo cáo tài chính. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc điều hành Công ty.
Ban giám đốc gồm :
Giám đốc : Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước hội đồng quản trị. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách , pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thuộc Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban sau :
Phó giám đốc : Giám sát điều hành một số lĩnh vực công tác của Công ty như Lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, làm tham mưu cho giám đốc về đầu tư kinh doanh và điều hành mọi công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng.
Các phòng ban chức năng :
Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh - thị trường: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị trường, đề xuất định hướng mục tiêu phát triển thị trường của bộ phận kinh doanh theo chiến lược chung của công ty; tìm hiểu các chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan nhằm tư vấn cho các bộ phận có liên quan để định giá sản phẩm và dịch vụ (Kinh doanh Bất động sản, dịch vụ khai thác và cho thuê điểm kinh doanh…) tại các dự án dự kiến triển khai.
Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong công ty. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế. Lập và quản lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên, bổ sung và nhận xét hàng năm.
Phòng quản lý đầu tư và xây dựng: Lên các kế hoạch đầu tư xây dựng, tổ chức sửa chữa duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Thiết lập các hoạt động quản lý về phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty.
Bộ phận đầu tư tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của công ty, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và đem lại lợi nhuận thông qua các kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn như mua bán cổ phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết.
Mối quan hệ giữa các phòng ban: là mối quan hệ ngang cấp, cùng giúp việc cho giám đốc công ty về chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi phòng.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU
1. Đặc điểm về lao động:
Lao động của Công ty có tổng cộng là 263 người, không tính lao động thời vụ, tuổi tác từ 22 đến 55 tuổi. Nếu xét trên 2 nhóm là giới tính và trình độ thì ta có bảng biểu tổng hợp sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty VIHAFOODCO năm 2007
Chỉ tiêu phân bổ lao động
Số lượng ( người )
Tỷ lệ ( % )
1. Tổng số lao động
263
100
2. Phân theo giới tính:
- Nam
- Nữ
72
191
27,37
72,63
3. Phân theo trình độ:
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Phổ thông trung học
- Chưa tốt nghiệp PTTH
1
71
7
34
137
13
0,38
26,99
2,66
12,92
52,09
4,96
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Thị trường công ty
Nhìn chung, Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty. Hầu hết đội ngũ cán bộ có sức khỏe tốt, được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh.
Công ty đã thực hiện đầy đủ những quy định trong luật lao động do Nhà nước ban hành. Trong mỗi hợp đồng đều ghi rõ điều kiện làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Cơ cấu nhân viên tại các phòng nghiệp vụ năm 2007:
- Phòng tài chính kế toán: 5 người
- Phòng kinh doanh thị trường: 4 người
- Phòng quản lý đầu tư: 3 người
- Phòng tổ chức hành chính: 15 người
( Nguồn: Phòng Kinh doanh - Thị trường công ty )
2. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn:
Bảng 2: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty (2003-2005)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Phân theo cơ cấu vốn:
-Vốn cố định
-Vốn lưư động
Tổng vốn kinh doanh
Phân theo nguồn vốn:
-Nguồn vốn chủ sở hữu
-Nguồn vốn vay ngân hàng
Tổng vốn kinh doanh
Tỷ lệ % tăng
15.523
54.230
69.753
25.000
44.753
69.753
16.750
60.737
77.487
25.000
52.487
77.487
11%
25.950
72.885
98.835
30.000
68.835
98.835
27.55%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty.
Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 69.753 triệu đồng. Năm 2004, tổng số vốn kinh doanh là 77.487 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2003. Năm 2005 do quy mô kinh doanh của công ty mở rộng, nên nhu cầu về vốn lớn. Lượng vốn của công ty lên tới 98.835 triệu đồng, tăng 27,55% so với năm 2004.
Nguồn vốn của công ty là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngân hàng. Qua bảng số liệu có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng nhỏ ( 35,84% năm 2003 ), chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Trong giai đoạn 3 năm từ 2003- 2005, lượng vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể, cụ thể : lượng vốn giữ nguyên trong 2 năm 2003 và 2004, sau đó tăng 5 tỷ vào năm 2005. Bên cạnh đó, lượng vốn vay ngân hàng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 tăng 17,28% so với năm 2003 và % tăng của năm 2005 là 31,14%. Điều này là do yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường của công ty trong điểu kiện lượng vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng.
CHƯƠNG 2
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
I. LĨNH VỰC KINH DOANH
- Kinh doanh lương thực, nông lâm sản; các sản phẩm chế biến từ lương thực, thức ăn gia súc, các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp…
- Kinh doanh, chế biến, xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác xuất khẩu mặt hàng gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam (5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm…).
- Kinh doanh, chế biến các mặt hàng gạo chất lượng cao.
- Xay sát, nuôi trồng, chế biến lương thực, nông, lâm, hải sản.
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản. Thuê và cho thuê văn phòng, kho bãi....
- Dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống…
Công ty tập trung vào kinh doanh các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ cho xuất khẩu. Công ty có một nhà máy Chế biến Gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Đốc, An Giang với năng lực chế biến khoảng 60.000 - 75.000tấn/năm. Thêm vào đó là một chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm cùng với một chi nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao với khả năng cung cấp khoảng 5.000- 7.000 tấn/năm các loại gạo chất lượng cao. Ngoài ra, một lĩnh vực khác cũng được công ty rất chú trọng khai thác đó là phát triển dịch vụ du lịch theo tour và các chi nhánh Dịch vụ - du lịch. Đây là một lĩnh vực đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ vào nguồn thu của công ty, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty.
II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Những lĩnh vực mà công ty chú trọng khai thác cũng thể hiện một phần chiến lược kinh doanh mà công ty đang theo đuổi. Đó là: Đa dạng hóa ngành nghề, mà trước mắt là phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao và dịch vụ du lịch.
Dựa trên sự gia tăng về yêu cầu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế về sản phẩm gạo, công ty đã lập kế hoạch phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao, trong đó các khâu từ giống lúa, thu mua nhiên liệu, xay sát đến đóng gói thành phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm.
Công ty không đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm sản mà còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Bám sát với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, cùng với việc nhận thấy du lịch là một thị trường kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như có khả năng quảng bá được tên tuổi của mình, công ty đã lựa chọn phát triển dịch vụ du lịch.
III. SẢN PHẨM CHỦ YẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
1. Danh mục sản phẩm:
• Gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam:
- Gạo Jasmine: tỉ lệ tấm 5%; độ ẩm 14%; tạp chất 0,1%; thóc 7 hạt/kg; độ trong của hạt 90%; hạt phấn 3% tối đa; hạt vàng 0,2% tối đa; hạt hỏng 0,2% tối đa; hạt nếp 0,2% tối đa. Mùa vụ: 2005.
- Gạo 5% tấm tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam: tấm 5% tối đa; ẩm độ 14% tối đa; tạp chất trong đó chất hữu cơ 0,5% tối đa, vô cơ 0,1% tối đa; thóc hạt 15 hạt/kg; hạt vàng 0,5% tối đa; hạt hỏng 0,5% tối đa; hạt đỏ 1% tối đa; hạt bạc bụng 5% tối đa. Mùa vụ 2004/2005.
- Gạo 10% tấm tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam: tấm 10% tối đa; ẩm độ 14% tối đa; tạp chất: gạo hỏng, sấy và mốc 1% tối đa; hạt phấn 7% tối đa; hạt vàng 0,6% tối đa; thóc 25 hạt/kg; hạt hỏng tối đa 2%.
- Gạo 15% tấm tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam: tấm 15% tối đa; ẩm độ 14,5% tối đa; tạp chất trong đó chất hữu cơ 0,5% tối đa, vô cơ 0,1% tối đa; thóc hạt 25 hạt/kg; hạt phấn 7% tối đa; hạt vàng 1% tối đa; hạt hỏng 1,5% tối đa; hạt non 0,3% tối đa; hạt đỏ, sọc đỏ 5% tối đa, hạt nếp, nếp lẫn 1% tối đa. Mùa vụ 2006.
- Gạo 20% tấm tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam: tấm 20% tối đa; ẩm độ 14,5% tối đa; tạp chất trong đó chất hữu cơ 0,5% tối đa, vô cơ 0,1% tối đa; thóc hạt 25 hạt/kg; hạt phấn 7% tối đa; hạt vàng 1% tối đa; hạt hỏng 1,5% tối đa; hạt non 0,3% tối đa; hạt đỏ, sọc đỏ 5% tối đa, hạt nếp, nếp lẫn 1% tối đa. Mùa vụ 2006.
- Gạo 25% tấm tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam: tấm 25% tối đa; ẩm độ 14,5% tối đa; tạp chất trong đó chất hữu cơ 0,5% tối đa, vô cơ 0,1% tối đa; thóc hạt 25 hạt/kg; hạt phấn 6% tối đa; hạt vàng 1% tối đa; hạt hỏng 2% tối đa; hạt non 2% tối đa; hạt đỏ, sọc đỏ 4% tối đa, hạt nếp, nếp lẫn 1% tối đa. Mùa vụ 2006.
• Gạo thương hiệu Nam Đô:
- Gạo Nam Đô nhãn vàng
- Gạo Thạch Sanh
- Gạo nếp cái hoa vàng
- Gạo Tám Xoan Hải Hậu
- Gạo THAI’S KING
- Gạo Tám Điện Biên
- Gạo Bắc thơm
• Một số sản phẩm khác: Cà phê, Đỗ xanh, Đỗ tương, Ngô hạt.
2. Cơ cấu sản phẩm:
Bảng 3: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng ( 2003-2005)
Đơn vị: USD
Mặt hàng
2003
2004
2005
1. Gạo
2. Cà phê
3. Đỗ xanh
4. Đỗ tương
5. Ngô hạt
19.222.400
3.267.808
528.616
384.448
624.728
23.252.200
3.470.856
561.462
408.336
663.546
27.027.200
4.034.304
652.608
474.624
771.264
Tổng cộng
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
24.028.000
28.356.400
11,8
32.960.000
11,6
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty
Năm 2004 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 28.356.400 USD, tăng 11,8% so với năm 2003. Năm 2005 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2004 là 11,6%. Tuy nhiên, nhìn chung trong 3 năm thì kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm không ngừng tăng lên.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty ( chiếm 80% lợi nhuận ), tiếp đó là cà phê ( 13,6% ), ngô hạt (2,6% ), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương ( 1,6% ).
3. Giá cả một số loại sản phẩm:
- Gạo Tám Xoan: 12.000đ/kg
- Gạo Thái’s King: 13.000đ/kg
- Gạo Tám Điện Biên: 12.500đ/kg
- Gạo Thạch Sanh: 9.000đ/kg
- Gạo Nhãn Vàng: 14.000đ/kg
- Gạo nếp: 15.000đ/kg
- Gạo Bắc Hương: 11.000đ/kg
Áp dụng từ ngày:
+ 15/11/2007 đối với các quầy kinh doanh gạo chất lượng cao
+ 21/11/2007 đối với các siêu thị
Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường công ty.
4. Cơ cấu thị trường:
Bảng 4: Kết quả xuất khẩu theo thị trường ( 2003-2005)
Đơn vị: USD
Năm
Thị trường
2003
2004
2005
1. Cuba
2. Iran
3. Inđônêxia
4. Philipin
5. Nhật Bản
6. Hàn Quốc
7. Brunei
8. Singapore
9. Hồng Kông
10. Trung Quốc
11. Nga
12. Israel
13. Ấn Độ
14. Lào
15. Malaysia
16. Pháp
17. Tiệp
8.650.080
1.922.240
3.123.640
2.162.520
720.840
576.672
456.532
360.420
480.560
1.297.512
1.177.372
528.616
1.081.260
552.644
408.476
240.280
288.336
10.208.304
2.268.512
3.686.332
2.552.076
850.692
680.553
538.771
425.346
567.128
1.531.246
1.389.464
623.840
1.276.038
652.197
482.058
283.564
340.276
11.865.600
2.636.800
4.284.800
2.966.400
988.800
791.040
626.240
494.400
659.200
1.779.840
1.615.040
725.120
1.483.200
758.080
560.320
329.600
395.520
Tổng cộng
24.028.000
28.356.400
32.960.000
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty.
Thị trường xuất khẩu của VIHAFOODCO tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Inđônêxia, Philipin, tuy nhiên thị trường chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2003 đến năm 2005, thị phần xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Trong những năm gần đây, Công ty đã xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường của 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp.
Nhật Bản tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng đây được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu của Nhật Bản về gạo là khá cao song yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân bố chủ yếu ở các nước châu Á và đây được coi là thị trường truyền thống. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong khoảng 2 năm tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên.
IV. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bảng 5: Kết quả kinh doanh ( 2003-2005 )
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Tổng doanh thu:
- Doanh thu xuất khẩu
- Doanh thu nội địa
- Doanh thu dịch vụ
2. Tổng chi phí
3. Lợi nhuận trước thuế
4. Lợi nhuận sau thuế
5. Vốn chủ sở hữu
426.500
341.200
76.770
8.530
425.350
1.150
828
25.000
511.800
419.676
81.888
10.236
510.415
1.385
997
25.000
588.570
494.400
82.399
11.771
586.845
1.725
1.725
30.000
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
3,31%
3,99%
5,79%
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty.
Kết quả kinh doanh trên cho thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty.
Năm 2005, do Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nên được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Cũng có thể thấy, từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, lợi nhuận của Công ty tăng lên rõ rệt so với 2 năm trước khi cổ phần ( tăng 897 triệu đồng so với năm 2003 và 728 triệu đồng so với năm 2004 ), so sánh với mức tăng là 235 triệu đồng khi còn là doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy việc chuyển đổi cổ phần hóa của công ty đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng khá hiệu quả.
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những mặt mạnh của công ty:
- Công ty hiện có kho chứa trang bị hệ thống xát trắng, lau bóng phù hợp nhu cầu chế biến lương thực xuất khẩu, đáp ứng chất lượng theo yêu cầu khách hàng. Qua nhiều năm làm công tác xuất khẩu gạo, công ty có mạng lưới cung ứng gạo đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quan hệ tốt với khách hàng nên đã xây dựng được một số khách hàng truyền thống tiêu thụ ổn định. Công ty đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm.
- Địa điểm của công ty nằm ở vị trí khá thuận lợi, ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty chỉ sử dụng tầng 3 của tòa nhà 84 Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Các tầng khác Công ty đã thực hiện phương án cho thuê và khoản thu này đóng góp một phần vào lợi nhuận của Công ty.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, thể hiện qua số phòng ban nghiệp vụ và số nhân viên của mỗi phòng ( 4 phòng nghiệp vụ, 1 bộ phận đầu tư; số nhân viên các phòng dao động từ 3-5 người, riêng phòng hành chính là 15 người ). Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và trợ giúp giữa các phòng ban nói riêng và quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung. Công ty ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức cán bộ từ các phòng, ban, chức năng đến các xí nghiệp. Ngoài ra, công ty luôn coi trọng công tác giám sát kiểm tra, bố trí phù hợp với năng lực, sở trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác từng vị trí.
- Công ty đã hình thành được thương hiệu và khẳng định được uy tín của mình với khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, điều này góp phần gia tăng doanh số bán của công ty.
- Sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và mối quan hệ tốt với các ngành quản lý liên quan chắc chắn sẽ là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. Những điểm yếu:
- Điểm yếu của công ty là chất lượng gạo của một số sản phẩm chưa cao ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Là đơn vị xuất nhập khẩu quy mô vừa, vốn ít chưa đáp ứng yêu cầu, chưa khai thác tốt tài sản hiện có, tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn. Công ty tuy đã xây dựng được chiến lược kinh doanh lâu dài nhưng công tác dự báo thị trường còn chưa được quan tâm.
- Khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, quan hệ tín dụng với các ngân hàng sẽ chuyển từ hình thức tín chấp là chủ yếu sang hình thức là thế chấp. Trong khi vốn điều lệ của công ty thấp so với yêu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là một thách thức rất lớn đối với công ty.
- Trên thị trường trong nước, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực Việt Nam chỉ tập trung vào hoạt động xuất khẩu mà không đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nội địa dù thị trường tiêu thụ lúa gạo Việt Nam với dân số trên 80 triệu dân. Công ty VIHAFOODCO cũng không phải là một ngoại lệ. Thị trường nội địa vẫn chưa được Công ty chú trọng đầu tư đúng mức.
- Công ty chỉ tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, việc mở rộng thị phần xuất khẩu sang các thị trường mới chưa được đẩy mạnh.
3. Nguyên nhân của các điểm yếu:
Nguyên nhân chủ yếu của các điểm yếu trên là do hạn chế về vốn và kinh phí dẫn đến việc công tác lập kế hoạch và nghiên cứu phát triển thị trường chưa được chuyên nghiệp. Ngoài ra do sự thiếu kinh nghiệm khi kinh doanh trên các thị trường châu Âu, châu Mỹ dẫn đến gặp nhiều vướng mắc và khó khăn trong môi trường kinh doanh quốc tế. Điều này lí giải vì sao công ty chưa mạnh dạn phát triển các thị trường mới.
Công ty mới thực hiện cổ phần hóa vào năm 2005 nên vẫn còn những tồn tại của cơ chế quản lý cũ của doanh nghiệp Nhà nước. Thêm vào đó, do Nhà nước nắm 51% cổ phần của công ty nên các định hướng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty còn bị nhiều hạn chế và chi phối.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã xác định phương hướng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Xác định mặt trận hàng đầu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đồng thời coi trọng hoạt động kinh doanh tổng hợp, phát triển có định hướng các loại dịch vụ du lịch, ..., để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
- Công ty tập trung giao dịch mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, phát triển những nhóm hàng, mặt hàng đặc sản có ưu thế của công ty, liên doanh, liên kết với bạn hàng trong và ngoài nước để có nguồn hàng phong phú, khối lượng lớn, chất lượng cao, xuất khẩu ổn định, không ngừng đổi mới quản lý, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức có thu nhập ổn định và luôn được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tập trung kinh doanh mặt hàng gạo và khai thác các bất động sản hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong những năm tới, công ty sẽ theo sát với chiến lược kinh doanh của mình, đó là mở rộng ngành nghề kinh doanh và phát triển thị trường mới sang các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
II. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Hoạt động thị trường:
Trong những năm tiếp theo, hoạt động thị trường của công ty phải đảm bảo đạt được mục tiêu là tăng được thị phần ở thị trường đã có, phát triển mở rộng sang những thị trường tiềm năng mới. Để thành công, công ty cần phải chú ý đến tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Do đó, công ty cần tập trung khai thác các thị trường sau:
- Thị trường các nước Châu Á là thị trường tập trung của công ty. Thị trường này thường tiêu thụ những mặt hàng nông sản là mặt hàng kinh doanh chủ chốt của công ty. Khu vực thị trường này cũng có quy mô dân số cao nên tiềm năng tiêu dùng lớn. Các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo và dịch vụ sau mua hàng cũng cần được đẩy mạnh để tăng sức mua sản phẩm của các khách hàng hiện thời, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh và khách hàng mới.
- Thị trường Nhật được xác định là thị trường tiềm năng của công ty. Đây là một thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu sản phẩm gạo chất lượng cao do nhu cầu của người tiêu dùng tại Nhật về sản phẩm này tăng cao.
Trong thời gian tới, công ty nên có định hướng duy trì và phát triển những thị trường truyền thống, qua đó tạo tiền đề để công ty từng bước thâm nhập các thị trường mới.
2. Phát triển kênh phân phối
Một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp và hợp lý chính là nhân tố thúc đẩy tiêu thụ. Chính vì thế công ty luôn phải tiến hành nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn mạng lưới phân phối của mình, cụ thế là công ty sẽ tận dụng mạng lưới sản phầm, khách hàng vốn có của mình và trên cơ sở đó phát triển quy mô của mạng lưới phân phối theo cả chiểu rộng lẫn chiểu sâu.
3. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng
Ở công ty VIHAFOODCO, hoạt động tạo nguồn chủ yếu là do thu mua trực tiếp từ các địa phương, cơ sở sản xuất rồi đem về chế biến lại. Nhưng nếu công ty chỉ duy trì một hình thức tạo nguồn này thì sẽ không đạt hiệu quả cao trong công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu vì công ty đã vô tình thu nhỏ các mối quan hệ của mình đối với các đơn vị sản xuất. Công ty không thể tự đi thu gom hàng hóa từ các bộ phận sản xuất nhỏ lẻ mà phải mua lại qua các đầu mối trung gian, như vậy hiệu quả kinh doanh mang lại bị giảm đi rất nhiều.
Do đó, công ty nên tìm ra các hình thức tạo nguồn hàng xuất khẩu mới thông qua mạng lưới bạn hàng của mình. Cụ thể là ngoài việc thu mua hàng xuất khẩu, công ty có thể tự tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến, các nhà máy chế biến. Công ty cũng có thể liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất chế biến thu mua hàng xuất khẩu của họ khi chưa sản xuất được hoặc thuê họ chế biến khi công ty gặp phải hợp đồng quá gấp gáp về thời gian, khối lượng quá lớn hoặc công nghệ chế biến của công ty chưa đạt yêu cầu chất lượng hay mặt hàng nào đó không thể sản xuất được.
4. Chính sách khuếch trương, quảng cáo hàng xuất khẩu:
Các chính sách về quảng cáo và xúc tiến bán hàng có vai trò như các chất xúc tác, nếu được thực hiện tốt chúng sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, tăng kim ngạch xuất khẩu. Để xúc tiến bán hàng xuất khẩu, công ty nên áp dụng các hình thức như: gửi catalogue ra nước ngoài, tham gia hội chợ hàng tiêu dùng ở nước ngoài hoặc trực tiếp tiếp thị tới từng doanh nghiệp tại nước ngoài. Đặc biệt đối với mặt hàng nông sản, không một hình thức nào hay hơn là để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa để họ tự cảm nhận.
Tiến hành xa hơn nữa, công ty có thể thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Việc thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ giúp công ty rất nhiều trong hoạt động giao dịch, ký kết hợp đồng, giới thiệu sản phẩm với khách hàng và nhanh chóng đưa sản phẩm vào thị trường.
5. Huy động tốt các nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu:
Công ty có thể huy động vốn từ chính lợi nhuận tích lũy được hàng năm. Đây phải là nguồn vốn cơ bản và lâu dài của công ty và tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi năm mà nguồn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26413.doc