Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

MỤC LỤC Danh mục sơ đồ, bảng, biểu 1. Sơ đồ: - Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp - Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay - Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp khô lò quay. 2. Bảng, biểu: - Bảng 1: Sản lượng một số nguyên liệu chính từ năm 2005 - 2007 - Bảng 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hai năm 2006 - 2007. - Bảng 3: Cơ cấu lao động phân chia trực tiếp, gián tiếp từ năm 2005 - 2007. - Bảng 4: Cơ cấu l

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động phân chia theo giới tính từ năm 2005 - 2007. - Bảng 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tính từ năm 2005 – 2007. - Bảng 6: Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu các năm 2006 – 2008 - Bảng 7: Kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2009 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, công cuộc ứng dụng lý thuyết vào trong thực tế đang ngày càng được chú trọng. Hơn thế nữa, để giảm tỷ lệ sinh viên Việt Nam ra trường phải đào tào lại khi tham gia vào thị trường lao động, các trường Đại học và Cao đẳng luôn giành một khoảng thời gian nhất định để sinh viên được tiếp cận dần với môi trường làm việc thông qua quá trình thực tập. Để hoàn thiện quá trình đào tạo cho sinh viên chuyên ngành Kế hoạch trước khi tốt nghiệp, giúp sinh viên có thể tự chủ về kiến thức và không gặp bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc mới, quá trình thực tập tốt nghiệp có vị trí rất quan trọng giúp sinh viên có thể tiếp cận được với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo phương thức “ học đi đôi với hành ”, thực tập tốt nghiệp sẽ là cơ hội rất tốt để sinh viên tiếp xúc với thực tế và áp dụng những kiến thức đã học vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá, đồng thời giải quyết được những bất cập đang còn tồn tại ở đơn vị thực tập. Hoàn thành tốt quá trình thực tập là cơ sở để nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cũng như thực hành của mỗi sinh viên, để khi ra trường sinh viên sẽ không gặp trở ngại, khó khăn trong bước đầu hòa nhập với môi trường làm việc mới. Với mục đích đó em đã chọn Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là nơi sẽ giúp đỡ để em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Qua quá trình tìm hiểu về công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp của mình với bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Chương 3: Kết quả hoạt động và những định hướng phát triển của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn I - Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1. Giới thiệu về doanh nghiệp • Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. • Tên giao dịch quốc tế : BIMSON CEMENT JOINT STOCK COMPANY. • Tên viết tắt : BCC. • Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. • Điện thoại: (0)84.373.824242 • Fax: (0)84.373.824046 • Website: www.ximangbimson.com.vn • Email:  ttxmbimson@hn.vnn.vn. 2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp * Chức năng: Công ty xi măng Bỉm sơn với chức năng sản xuất xi măng bao PCB30, PCB40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO3 nằm trong xi măng đạt 1,3% đến 3%. * Nhiệm vụ: - Công ty xi măng có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại đang xuất khẩu sang nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tại địa bàn này tuy việc cung ứng xi măng gặp rất nhiều khó khăn, song vì việc chiếm lĩnh thị trường lâu dài nên công ty vẫn quyết tâm đáp ứng thoả mãn nhu cầu thị trường. - Ngoài ra công ty còn có 1 nhiệm vụ chính là cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường. 3. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Đất nước ta sau những năm dài chiến tranh khốc liệt hậu quả để lại là những đống đổ nát do bom đạn tàn phá. Để khôi phục lại bộ mặt của đất nước, công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được gấp rút thi công. Vì thế nhu cầu xi măng cho xây dựng là hết sức cấp thiết. Đã có rất nhiều địa điểm được khảo sát và có khả năng xây dựng nhà máy xi măng như: Hoàng Mai (Nghệ An), Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Bút Sơn (Nam Hà)…Nhưng do điều kiện của nước ta lúc đó không đủ sức để xây tất cả các nhà máy nên Đảng, Chính phủ đã quyết định tập trung xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta khi đó nhằm đáp ứng được một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất. - Giai đoạn 1: Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1968 - 1975). Việc thăm dò khảo sát do đoàn Địa chất 306 tiến hành trên phạm vi rộng hàng chục km2. Trong báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò khảo sát địa chất ở Bỉm Sơn, đoàn Địa chất 306 đã khẳng định: nguồn nguyên liệu ở đây đủ điều kiện để xây dựng nhà máy xi măng cỡ lớn, có công suất từ 1,5 – 2 triệu tấn/ năm. Đến cuối năm 1975, các tài liệu về xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã hoàn tất, được Đảng và Chính phủ thông qua lần cuối. - Giai đoạn 2: Quá trình xây dựng và hoàn thành xây dựng, đưa nhà máy đi vào sản xuất (1975 – 1985). Công trình xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ). Theo thoả thuận ký kết thì Liên Xô sẽ giúp đỡ cho Việt Nam toàn bộ dây chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất có công suất 1,2 triệu tấn / năm. Ngày 01/10/1974, công việc thi công chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy bắt đầu. Đến năm 1980, Chính phủ ra quyết định số 334/BXD – TCCB ngày 04/03/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm Sơn – một thị xã nằm phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội 130 km về phía Nam. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy khoảng 50 ha, nằm trong một thung lũng đá vôi và đá sét với trữ lượng lớn. Tháng 10 năm 1981, dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến 28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng. Song song với việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật thì cán bộ, công nhân toàn công trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2. Ngày 06/10/1983, dây chuyền sản xuất số 2 đã được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Từ năm 1982 – 1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp các phần còn lại và hoàn chỉnh nhà máy. - Giai đoạn 3: Sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế quản lý mới (1986 - 1990). Từ năm 1986 – 1990 là giai đoạn nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nghị quyết Đại hội Đảng IV. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã vượt qua những khó khăn thử thách mới như: Các dây chuyền sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế, ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân còn lỏng lẻo, tư tưởng bảo thủ trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng nề,… Những bài học kinh nghiệm và thành công đã nâng cao một bước năng lực quản lý điều hành, tổ chức lao động sản xuất của nhà máy. - Giai đoạn 4: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới (Từ năm 1991 đến nay). Tháng 08 năm 1993, Nhà nước đã quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty cung ứng vật tư vận tải số 4 thành Công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, với tổng số công nhân viên là 2864 người, trong đó nhân viên quản lý là 302 người. Ngày 19/02/2002, được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng, cải tạo và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng/ năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn xi măng/ năm. Ngày 03/05/2003, dự án cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2 kết thúc giai đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất, chuyển đổi công nghệ từ ướt sang khô, đưa công suất nhà máy tăng từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/ năm. Từ năm 2004 đến nay công ty đang thực hiện tiếp dự án xây dựng nhà máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/ năm. Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/05/2006. Vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 72,85%, tương đương 655.433 triệu đồng, vốn của các cổ đông khác: 27,15%, tương đương 244.567 triệu đồng... Ngày 20/01/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu tại 2 địa điểm là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. II - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: sơ đồ 1 (đính kèm phụ lục) 1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau: quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Thư ký công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty; báo cáo của Ban kiểm soát; quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty gồm có năm thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 05 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Năm Phó Giám đốc được phân công phụ trách năm mảng khác nhau, gồm: Phó Giám đốc phụ trách nội chính - kinh doanh phụ trách việc quản lý, chỉ đạo điều phối hoạt động của các chi nhánh và hoạt động y tế, an ninh trong Công ty; Phó Giám đốc phụ trách sản xuất thực hiện nhiệm vụ theo dõi, điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày của Công ty, đảm bảo năng suất lao động cũng như kế hoạch sản xuất; Phó Giám đốc phụ trách cơ điện có trách nhiệm điều hành hoạt động kỹ thuật về cơ khí, điện... đảm bảo chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, sự ổn định của hoạt động sản xuất; Phó Giám đốc tiêu thụ phụ trách mảng tiêu thụ sản phẩm của các chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty; Phó Giám đốc đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm về điều hành ban quản lý dự án về kỹ thuật, đầu tư, vật tư thiết bị. Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn nên cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm 17 phòng ban và 11 xưởng sản xuất (bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ trợ), 8 văn phòng đại diện trong đó có một văn phòng đại diện tại Lào và một Trung tâm giao dịch tiêu thụ xi măng được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và 5 Phó giám. Do vậy, ở đây chỉ đề cập, tìm hiểu nhiệm vụ và công việc một số phòng ban, phân xưởng chủ yếu. 2. Các phân xưởng sản xuất chính • Xưởng mỏ: Với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác đá vôi và đá sét tại các mỏ nằm cách nhà máy khoảng 3km. • Xưởng ô tô: Bao gồm các loại ô tô vận tải có trọng lượng lớn vận chuyển đá vôi, đá sét về công ty. • Xưởng tạo nguyên liệu: Thiết bị chính là máy đập, máy nghiền và các thiết bị phụ trợ khác làm nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗn hợp nguyên liệu cần thiết. • Xưởng lò nung: gồm lò nung cùng các thiết bị phụ trợ khác có nhiệm vụ nung hỗn hợp nguyên liệu hỗn hợp dưới dạng bùn thành clinker. • Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiền chuyên dùng và các thiết bị phụ trợ khác có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và các chất phụ gia thành xi măng. • Xưởng đóng bao: Dùng máy đóng bao có nhiệm vụ đưa xi măng bột vào đóng bao sản phẩm. 3. Các phân xưởng sản xuất phụ Bao gồm xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng may bao, xưởng sửa chữa công trình, xưởng điện tự động, xưởng sửa chữa công trình cấp thoát - nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính như sửa chữa kịp thời các thiết bị hỏng hóc, cung cấp vỏ bao phục vụ cho đóng bao và cung cấp điện nước cho sản xuất. 4. Nhiệm vụ một số phòng ban chính • Phòng cơ khí: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và sửa chữa chúng khi bị hư hỏng, chế tạo các thiết bị thay thế. • Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm • Phòng năng lượng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho sản xuất và các thiết bị điện. • Phòng kế toán thống kê tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. • Phòng vật tư thiết bị: có nhiệm vụ theo dõi cung ứng vật tư, máy móc thiết bị cho sản xuất. • Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. • Phòng thí nghiệm KCS: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài các phòng ban và phân xưởng Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn còn một số phòng ban khác làm nhiệm vụ phục vụ như phòng đời sống, phòng bảo vệ... và một hệ thống tiêu thụ gồm 1 trung tâm Giao dịch tiêu thụ, 8 văn phòng đại diện trong đó có một văn phòng đại diện tại Lào và rất nhiều đại lý có nhiệm vụ tiêu thụ xi măng trên địa bàn của từng chi nhánh phụ trách. III - Thị phần của Công ty Hiện nay, tuy sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm của các nhà máy mới xây dựng nhưng với uy tín, chất lượng đã được khẳng định qua thời gian, Công ty vẫn luôn duy trì được thị phần lớn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Thị phần của Xi măng Bỉm Sơn tại các địa bàn chính hiện nay như sau: - Tại địa bàn Hà Tĩnh: Xi măng Bỉm Sơn có uy tín và vị thế rất cao ở thị trường này, được tiêu thụ ở tất cả các khu vực trong tỉnh (chiếm 70%, có nơi chiếm 80% thị phần). - Tại địa bàn Nghệ An: Tại địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 loại xi măng lớn cùng tham gia tiêu thụ đó là xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Mai và xi măng Nghi Sơn. Đây là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất đối với xi măng Bỉm Sơn, tuy vậy sản lượng của xi măng Bỉm Sơn hàng năm luôn đạt ở mức tương đương với các loại xi măng khác, chiếm từ 30% - 35% thị phần. - Tại địa bàn Thanh Hoá: Với ưu thế đóng trên địa bàn nên xi măng Bỉm Sơn chiếm 70% - 80% thị phần, sản lượng tiêu thụ hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất so với sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. - Tại địa bàn Ninh Bình: Sản lượng xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ tại địa bàn này chiếm từ 35% - 40% thị phần. - Tại địa bàn Nam Định - Thái Bình: Xi măng Bỉm Sơn có thị phần cao và sức cạnh tranh tốt so với các loại xi măng khác và chiếm từ 90% - 95% thị phần. - Tại địa bàn Hà Tây: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn thông qua VP đại diện Hà Tây rộng, nằm trên toàn bộ địa phận của tỉnh Hà Tây và một phần lớn địa bàn của thành phố Hà Nội, chiếm từ 60% - 65% thị phần. - Tại địa bàn Sơn La: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn do VP đại diện Sơn La phụ trách là tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Chiếm từ 35% - 40% thị phần. Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn I - Đặc điểm về công nghệ sản xuất 1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất Quy trình sản xuất của công ty là sản xuất đơn giản kiểu khép kín. Sản phẩm tạo ra trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, Sản phẩm chính của công ty là xi măg PCB30, PCB40, Clinker, ximăng lixăng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, liên tục. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30 và PCB40, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ do Liên Xô cũ cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt nghiền hở với đặc điểm là dây chuyền chế biến kiểu liên tục và phức tạp. Hiện nay, với dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, trải qua hơn 20 năm sản xuất và kinh doanh sẽ là một bất lợi trong nền kinh tế sôi động, cạnh tranh khốc liệt. Công ty đã sớm có chương trình kế hoạch nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ từ sản xuất theo công nghệ ướt sang sản xuất theo công nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ có nhiều thuận lợi cho việc nâng cấp và đổi mới công nghệ, đã mở ra một khả năng mới với nhiều triển vọng nhằm cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác. * Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt: Phối liệu vào lò: Bùn nước 38 % – 42 %. Kích thước lò quay: D5m x L185m. Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay Ưu điểm: Chất lượng xi măng sản xuất theo phương phấp ướt tốt vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều. Nhược điểm: - Tốn nhiều nhiên liệu để làm bay hơi nước (38 % – 42 %). - Mặt bằng sản xuất phải có diện tích lớn. - Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất lớn. * Quy trình sản xuất theo phương pháp khô: Phối liệu vào lò: Bột 1 % – 7 %. Kích thước lò quay: D3,2m x L75m. Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp khô lò quay Ưu điểm: - Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng khói lò để sấy khô nguyên liệu. - Mặt bằng sản xuất nhỏ hơn vì chiều dài của lò ngắn. - Cần ít nhân lực hơn vì giảm bớt được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của lò khô là phải bắt buộc có thiết bị lọc bụi. Như vậy, quy trình sản xuất xi măng rất phức tạp. Hiện nay, với những ưu điểm vượt trội của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được thay thế phương pháp lò ướt. Với khả năng hiện tại, sở hữu hai dây chuyền có công nghệ khác nhau là điều hết sức khó khăn cho công ty trong việc quản lý và đưa ra các kế hoạch. Trong điều kiện công ty đang thực hiện quá trình cổ phần hoá công việc còn dở dang, sản xuất vẫn chưa đi vào ổn định trong guồng quay của bộ máy sản xuất. Việc duy trì 2 dây chuyền có cả mặt lợi lẫn mặt hạn chế. Vì vậy, công ty đang cân nhắc việc sẽ tiếp tục duy trì sản xuất hay là tháo dỡ dây chuyền 1 (phương pháp ướt). II - Đặc điểm về tình hình sử dụng nguyên vật liệu * Các loại nguyên vật liệu cần dùng: đá vôi, đất sét, phiến silíc, thạch cao, quặng sắt, đá bazan, than cám, than Na Dương, thuốc nổ, Xăng ôtô, Dầu diezen, dầu nhờn, mỡ bôi trơn. Bảng 1: Sản lượng một số nguyên liệu chính từ năm 2005 - 2007 (đv tính : tấn) NVL Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đá vôi 2.013.000 1.911.000 2.050.000 sét 435.000 424.000 506.000 phiến silíc 94.000 75.000 59.000 thạch cao 92.000 89.000 87.000 đá phụ gia 473.000 482.000 495.000 quặng sắt 53.000 61.000 59.000 (Nguồn số liệu từ phòng Kinh tế kế hoạch) * Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hai năm gần đây: Bảng 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hai năm 2006 - 2007 NVL Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Đá vôi T/Tclinker 1,2635 1,24 Sét T/Tclinker 0,213 0,29 Phiến silíc T/Tclinker 0,0517 0,33 Thạch cao T/Txi măng 0,0343 0,0336 Đá phụ gia % 21 22 Quặng sắt T/Tclinker 0,0394 0,37 (Nguồn số liệu từ phòng Kỹ thuật sản xuất) * Các loại năng lượng cần dùng là: than cám, than Na Dương, điện, hơi nước, khí nén, dầu diezen. Sản lượng điện đã dùng trong ba năm gần đây: Năm 2005: 251trđ, năm 2006: 258trđ, năm 2007: 260trđ. Với định mức tiêu hao điện năng trên 1đv điện năng: đối với công nghệ khô là 109Kw/h/ 1tấn, công nghệ ướt là: 140KW/h/1tấn. * Gíá cả hiện hành của một số nguyên vật liệu và năng lượng là: silíc: 42.000đ/1tấn, thạch cao: 600.000đ/tấn, đá phụ gia: 89.000đ/1tấn, quặng sắt: 76.000đ/1tấn, điện năng: 1.100đ/1số điện.. * Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng luợng: Thế mạnh nổi bật của Công ty là có nguồn nguyên liệu dồi dào, có trữ lượng lớn với chất lượng tốt và ổn định. Đặc biệt là nguyên liệu đá vôi, với trữ lượng qua khảo sát là 270 triệu tấn, có hàm lượng CaCO3 khá cao. Nguyên liệu đất sét được khai thác dưới dạng mỏ đồi có trữ lượng qua khảo sát là 69 triệu tấn. Các vùng nguyên liệu này được khai thác cách nhà máy khoảng 2 ¸ 3 km, rất thuận lợi cho sản xuất của Công ty. Nước sử dụng của nhà máy được bơm từ các giếng nước ngầm về. Điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ nguồn điện 110kv. Đá vôi được khai thác từ mỏ Yên Duyên, sét được khai thác từ mỏ sét Cổ Đam, phiến silíc được mua từ mỏ phiến silíc Hà Trung, quặng sắt được mua từ mỏ sắt Thạch Thành, thạch cao được nhập từ Lào và Thái Lan. Đá bazan mua từ Nông Cống, Hà Bình - Hà Trung, Phủ Quỳ - Nghệ An, Quỳnh Thắng - Nghệ An, Hà Dương - Hà Trung. Ngoài nguyên liệu chính là đá vôi, đất sét mà Công ty tự khai thác thì các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất xi măng, clinker như than cám, thạch cao, đá bazan, vỏ bao, điện... Công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp. Với những nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty như: Công ty CP Khoáng sản XD và phụ gia xi măng cung cấp phụ gia, đá bazan; Công ty Cổ phần Vật liệu chất đốt Thanh Hoá cung cấp than cám; Công ty Cổ phần Bao bì Thanh Hoá cung cấp vỏ bao; Công ty Xi măng Hoàng Mai cung cấp clinker... * Chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào: Công ty luôn chú trọng và làm tốt công tác Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Tất cả các thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra đo lường đều được định kỳ kiểm định hiệu chuẩn theo đúng pháp lệnh đo lượng của nhà nước đã đề ra. Nguyên vật liệu đầu vào như đá vôi, đất sét, phiến silíc, xỉ firit, quặng sắt, các loại đá phụ gia, các loại than, xăng dầu,... đều đạt TCVN và phải lấy mẫu trên phương tiện chuyên chở hoặc trực tiếp tại mỏ và phân tích thành phần đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn cơ sở đề ra. Tần suất kiểm tra là hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần tuỳ theo bản chất của từng loại nguyên liệu. III - Đặc điểm về sản phẩm 1. Sản phẩm sản xuất Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng poolăng hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)/6260/1997, xi măng PCB40 theo TCVN/2682/1999 và clinker thương phẩm theo TCVN/7024/2002. Các sản phẩm này Công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TC - ĐL - CL) Thanh Hóa và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm chủ đạo là PCB30 và PCB40 đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục TC – ĐL - CL cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng mang nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đó và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường hơn 25 năm qua. Vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định và giành được một vị thế vững chắc trên thị trường. Do nhu cầu của thị trường mà hiện tại sản phẩm xi măng PCB30 đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của Công ty. Định hướng trong thời gian tới Công ty sẽ sản xuất đại trà chủng loại xi măng PCB40 pha phụ gia tỷ lệ cao, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Trong năm 2006, Công ty đã xuất xưởng được tổng cộng 769 lô xi măng PCB30, PCB40 theo TCVN/6260/1997 và 33 lô clinker thương phẩm theo TCVN/7024/2002. Trong đó có 714 lô xi măng PCB30 (có 21 lô rời) và 55 lô xi măng PCB40 (có 37 lô rời). 2. Tiêu thụ sản phẩm Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn thực hiện việc chuyển đổi mô hình tiêu thụ sang mô hình đại lý bao tiêu từ ngày 01/03/2007 theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chuyển đổi các Chi nhánh thành Văn phòng Đại diện; tổ chức các trạm kiểm tra; ban hành giá, cước mới; tăng cường tổ chức khâu giao nhận, viết phiếu và thu tiền...Việc chuyển đổi mô hình tiêu thụ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm cho Công ty rất lớn các chi phí trong khâu lưu thông, bán hàng; không phát sinh công nợ, tăng khả năng thanh toán tài chính của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính xã hội hóa trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều khó khăn vướng mắc như: việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý, số lượng các nhà đại lý nhiều, dàn trải nên hiệu quả tiêu thụ chưa cao, một số thị trường như Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Sơn La mức độ tiêu thụ thấp hơn rất nhiều so với năm 2006 do năng lực kinh doanh của các nhà đại lý còn hạn chế; tiêu thụ xi măng rời ít do cơ chế thanh toán thay đổi; sản lượng xi măng xuất khẩu sang Lào giảm nhiều; công tác vận tải đường sắt không ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu; việc kiểm tra và quản lý nguồn hàng về đúng địa bàn còn gặp nhiều vướng mắc... Nhìn chung, năm 2007 công tác tiêu thụ của Công ty gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa nhiều loại xi măng trên thị trường khiến sản lượng tiêu thụ của Công ty thấp hơn so với mức tiêu thụ năm 2006 gần 180.300 tấn và bằng 92,63% so với Nghị quyết đại hội đồng cổ đông năm 2007 đề ra. Sản lượng xi măng chủ yếu được bán tại địa bàn miền Trung và một phần ở miền Bắc (như Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây). Các địa bàn còn lại, sản lượng tiêu thụ đạt thấp, không ổn định và một số nơi đang có xu hướng mất dần. 3. Tình hình giá cả và thị trường Do thị trường xi măng biến động lớn, mức sản xuất trong phạm vi toàn quốc tăng lên rất nhanh do đã có nhiều nhà máy lớn đi vào hoạt động và sản xuất ổn định. Xi măng liên doanh có lượng tương đối lớn, là những công ty liên doanh vốn chủ yếu của nước ngoài do đầu tư mới nên được miễn giảm thuế. Vì vậy công tác xử lý giá cả đến từng thị trường rất linh hoạt, không bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý của nhà nước. Cho nên việc tăng giảm thị phần trên thị trường đối với những công ty này hoàn toàn là do chủ quan, một lượng xi măng lò đứng không nhỏ với đặc điểm của xi măng này là do địa phương quản lý cho nên việc xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trong địa phương luôn được các địa phương ưu tiên cho loại xi măng của mình. Việc phát vốn đầu tư cho các công trình của nhà nước, giải ngân cho các dự án đạt đúng kế hoạch. Một số công trình lớn thực hiện đúng tiến độ thi công. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cũng như việc tổ chức và đề ra những biện pháp có hiệu quả linh động của lãnh đạo công ty như chính sách khuyến mại, hoa hồng đã thực sự tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. IV - Đặc điểm về lao động, nhân sự 1. Cơ cấu lao động theo tính chất Bảng 3: Cơ cấu lao động phân chia trực tiếp, gián tiếp từ năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng 2760 100 2589 100 2379 100 Gián tiếp 845 30,6 852 35,1 861 36,2 Trực tiếp 1915 69,4 1737 67,1 1518 63,8 (Nguồn phòng Tổ chức Lao động) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy số công nhân lao động trực tiếp trong quá trình sản xuất xi măng có xu hướng giảm đi, điều đó cho thấy trình độ công nghệ thay thế sức lao động của con người. Tính chuyên môn hoá trong sản xuất cao hơn trước. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đang ngày một tăng lên điều đó ảnh hưởng tới bộ máy quản lý nhân lực, quá trình sản xuất. 2. Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 4: Cơ cấu lao động phân chia theo giới tính từ năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng 2760 100 2589 100 2379 100 Nam 2172 78.7 2067 79.84 1939 81.5 Nữ 588 21.3 522 20.16 440 18.5 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động đã giảm xuống theo các năm, điều đó cho thấy Công ty đã có thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn ở nhiều công đoạn có thể thay thế con người. Do đặc điểm của ngành nghề sản xuất là ngành công nghiệp nặng - công nghiệp sản xuất xi măng, nên ta có thể nhìn thấy một điểm rất cơ bản là số lao động nam chiếm phần lớn. 3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tính từ năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Dưới 30 tuổi 153 5,5 184 7,1 265 11,1 Từ 31- 40 tuổi 365 13,2 333 12,86 332 14 Từ 41- 50 tuổi 1598 58 1571 60,68 1316 55,3 Từ 51- 60 tuổi 644 23,3 501 19,36 466 19,6 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) Nhận xét: Công ty không có bất kỳ trường hợp lao động nào mà nữ lớn hơn 55 tuổi và nam lớn hơn 60 tuổi đang công tác. Điều đó chứng tỏ công ty đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về chế độ tuổi nghỉ hưu cho người lao động. Số lao động chiếm phần đông là độ tuổi từ 41- 50. Trong những năm gần đây số công nhân viên ở độ tuổi dưới 31 có chiều hướng gia tăng. Có thể thấy rằng đội ngũ lao động cần bổ sung thêm nguồn lao động trẻ có khả năng và năng lực trong công việc. 4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Từ thực tế điều tra, tổng hợp cho thấy độ tuổi trung bình của người lao động tại công ty là 43 tuổi, đây quả thực là một con số rất cao đối với một DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như ở công ty xi măng Bỉm Sơn. Việc có quá nhiều lao động già sẽ có ưu điểm là có nhiều kinh nghiệm, song lại có rất nhiều hạn chế như: khả năng tiếp thu những công nghệ mới khó khăn hơn, sức khoẻ yếu hơn, khó tạo ra được sự năng động – sáng tạo trong nền kinh tế thị trường vốn đang là những đòi hỏi bức thiết với một doanh nghiệp cạnh tranh. Bên cạnh đó, do giữ cơ chế và bộ máy cũ đã quá lâu cộng thêm với việc dây chuyền công nghệ ngày càng được hiện đại hoá sẽ dẫn doanh nghiệp tới việc có nhiều lao động không nghề hoặc có nghề nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu của tổ chứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22831.doc
Tài liệu liên quan