LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết đại hội VI của Đảng và Nhà nước đưa đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Ngày nay trước xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO). Điều này đã đặt các doanh nghiệp trước một thử thách to lớn, với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó,
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3378 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Xây lắp điện công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý như: Tài chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp… Kế toán với tư cách là 1 bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp và trở thành công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Muốn đạt được lợi nhuận cao thì trước tiên các doanh nghiệp phải quảnn lý một cách có hiệu quả về lao động, tiền lương, tiền vốn, tài sản, vật tư,...Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó chính là chi phí bỏ ra trong một thời kỳ nhất định để sản xuất ra sản phẩm.
Ngành xây dựng hiện nay là một trong những ngành phát triển của xã hội. Công ty Cổ phần xây lắp điện công nghiệp là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng. Công ty đã xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn và chất lượng cao. Có được điều này là do sự đóng góp của toàn thể cán bộ và nhân viên trong công ty và một phần không nhỏ của bộ phận hạch toán chi phí để sử dụng hợp lý các nguồn lực đem lại hiệu quả cao cho công ty.
Từ thực tế nói trên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp cùng với những kiến thức học trong trường em đã viết báo cáo tổng hợp. Báo cáo gồm 3 phần sau:
Phần 1: Tổng Quan về công ty Cổ phần xây lắp điện công nghiệp.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tiễn để hoàn thành báo cáo tổng hợp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình cô giáo: PGS. TS Nguyễn Thị Lời và các cô, anh chị tại phòng kế toán tại công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp. Kết hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn còn có hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán tại công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
********
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
KKTX
Kê khai thường xuyên
TSCĐ
Tài sản cố định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
CP NVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC
Chi phí sản xuất chung
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
NKC
Nhật ký chung
SXKDD
Sản xuất kinh doanh dở dang
DN
Doanh nghiệp
GTGT
Giá trị gia tăng
DVMN
Dịch vụ mua ngoài
KHTSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
PX
Phân xưởng
DCSX
Dụng cụ sản xuất
VL
Vật liệu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
********
Ký hiệu
Tên bảng biểu
Biểu 1
Tình hình tài sản và nguồn vốn
Biểu 2
Kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu 3
Các chỉ tiêu cơ bản
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
********
Ký hiệu
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1,2
Quy trình công nghệ
Sơ đồ 3
Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 4
Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 5
Hạch toán kế toán
Sơ đồ 6
Trình tự ghi sổ tiền mặt, tiền lương
Sơ đồ 7
Trình tự ghi sổ hàng tồn kho
Sơ đồ 8
Trình tự ghi sổ các khoản thanh toán
Sơ đồ 9
Trình tự ghi sổ kế toán ngân hàng & TSCĐ
Sơ đồ 10
Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp và tính giá thành
Sơ đồ 11
Tổ chức bộ máy kế toán mới
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP.
Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp được thành lập theo hình thức Công ty cổ phần trên cơ sở Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt động. Công ty chịu trách nhiệm tài chính với các khoản nợ, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được trích lập các quỹ theo quy định của luật công ty và nghị quyết của Đại hội cổ đông.
Công ty có bộ máy lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành sản xuất và tổ chức thi công. Công ty có lực lượng kỹ sư xây dụng, Bách khoa, Giao thông và đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đã có thời gian công tác lâu năm thi công các công trình lớn, nhỏ, đặc biệt là những công trình xây lắp đường dây, trạm điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, viễn thông. Công ty cũng có hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đại phù hợp cho công tác thi công các công trình.
Công ty đang quản lý theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 và đã được cấp chứng nhận của tổ chức WQA vương quốc Anh, một trong những tổ chức cấp chứng nhận uy tín nhất thế giới hiện nay.
*Công ty có tên giao dịch là: Công ty Cổ phần xây lắp điện Công nghiệp.
*Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Power Industry Contruction JSC
*Công ty có trụ sở chính tại: Số 233 Ngõ Trại Cá, Đường Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng,Thành Phố Hà Nội.
* Văn phòng giao dịch tại Số 233 Ngõ Trại Cá, Đường TrươngĐịnh, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng,Thành Phố Hà Nội.
* Điện thoại: 043.628.3891
Fax: 043.628.8072.
* Email : jsc.pico@gmail.com ; boxld 3@yahoo.com. * Website : www.pico.com.vn.
1.2. LĨNH VỰC, PHẠM VI KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY.
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật, san lấp
mặt bằng,…
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm điện tới cấp điện áp 500 KV.
- Xây lắp và đầu tư các công trình viễn thông.
- Tư vấn, thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình điện
- Dich vụ thanh toán tiền điện cho các mạng điện thoại di động.
- Kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng và vận tải hàng hoá…
1.2.2. Phạm vi kinh doanh của công ty.
- Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được được các mục tiêu của công ty.
- Công ty được quyền tiến hành những hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép nếu hội đồng quản trị thông qua.
1.2.3. Mục tiêu hoạt động của công ty.
Với chiến lược “ Xây dựng Công ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Công Nghiệp thành doanh nghiệp vững mạnh . Sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề đa sản phẩm. Lấy thi công xây lắp công nghiệp làm chính, lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Mở rộng đầu tư các sản phẩm cơ khí, lắp máy, dịch vụ sau bán hàng,.. Chủ động hợp tác và phát huy mọi nguồn lực để cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Không ngừng nâng cao đời cống vật chất, tinh thần cho người lao động “. Công ty đã xây dựng cho mình mục tiêu trước mắt và lâu dài.
* Mục tiêu trước mắt :
- Tiếp tục ổn định tổ chức, ổn định mô hình sản xuất hoạt động kinh doanh cho công ty.
- Xây dựng chính sách cụ thể cho người lao động đặc biệt là những người có năng lực trình độ.
- Xây dựng cơ chế huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Thành lập phòng tư vấn giám sát, thẩm định các dự án các công trình điện.
- Hoạch định chính sách cụ thể phát triển bền vững cho công ty.
* Mục tiêu dài hạn :
- Tăng doanh thu và sản lượng hàng năm lên 10 – 15 %.
- Mở rộng và phát triển ổn định, đa ngành nghề.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng sự thay đổi về công nghệ và nâng cao năng suất lao động.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1.3.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Với quy mô gần 120 cán bộ công nhân viên , gồm 5 đội, 12 tổ trực thuộc , sản lượng xây lắp các công trình của công ty trong năm 2009 là : 25.5 tỷ đồng. Công ty đã hoàn thành các dự án :
- Hoàn thành xây lắp hơn 100 trạm điện thoại di động thuộc hệ thống mạng điện thoại di động HT Mobile CDMA – Network 2001.
- Thi công lắp đặt 8 trạm biến áp từ 15 – 50 KVA cho các trạm viễn thông của mạng HT – Mobile.
- Thi công xây dựng 14 dãy nhà cấp 4 (4.000 m ) cho dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh.
- Thi công dựng cột từ vị trí 236 – 250ĐZ 220 KV Vinh - Bản Lả.
Kể từ khi thành lập với sự quản lý sản xuất của cán bộ lãnh đạo công ty và sư nhiệt tình của cán bộ công nhân viên đã đưa công ty ngày một phát triển, đáp ứng được nhu cầu của con người. Công ty ngày càng mở rộng qui mô hoạt động, đời sống công nhân được nâng cao. Việc thực hiện các kế hoạch đề tài của công ty luôn đạt kết quả tốt nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ điều hành trực tiếp của công ty đều được đào tạo chính quy, bài bản. Giá trị hàng năm đều không ngừng tăng trưởng. Sau quyết định cổ phần hoá, công ty có 96 cổ đông với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Công ty là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân , được mở tài khoản tại các ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng và công ty lấy tên giao dịch thương mại cho mình là PJCO
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cổ phần xây lắp điện công nghiệp.
a. Chức năng:
Công ty là đơn vị trực tiếp tìm đối tác để thực hiện quá trình sản xuất do đó để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc nhập nguyên vật liệu (sắt, thép, xi măng…) mua các yếu tố đầu vào là rất quan trọng, các phần việc đó phải đảm bảo tốt thì sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả.
- Nhận thầu xây lắp mạng lưới điện, các công trình dân dụng, giao thông trên phạm vi toàn quốc.
- Kinh doanh vật liệu...
b. Nhiệm vụ:
- Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
- Tạo lập sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
-Mở rộng hợp tác với các đối tác, tăng cường thêm các lĩnh vực kinh doanh trong ngành xây dựng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề cao.
-Tạo uy tín cho khách hàng đặc biệt là các đơn vị là khách hàng chủ chốt.
- Xây dựng mục tiêu và phát triển công ty ngày càng phát triển tạo chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước...
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp điện Công nghiệp
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35KV
- Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng
- Và một số ngành liên quan đến hoạt động xây dựng
Công ty Cổ phần xây lắp điện công nghiệp là đơn vị sản xuất công nghiệp, để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốt cho đời sống cán bộ, công nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cho ngân sách Nhà nước. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ở trong nước và quốc tế, công ty luôn quan tâm đến việc mở rộng ngành nghề kinh doanh của mình nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ.
* Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất rộng lớn, đòi hỏi công ty phải có lượng vốn kinh doanh đủ lớn, thường xuyên và cần thiết để qui trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.
Các sản phẩm, dịch vụ của công ty có mặt trên hầu hết các thị trường lớn nhỏ trong cả nước và nước bạn Lào, Campuchia đã tạo được những uy tín nhất định trên thị trường. Chính vì thế mà khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp bạn và các công ty trong cùng ngành xây dựng là rất lớn.
Trong những năm gần đây, công ty không ngừng củng cố vị thế của mình trên thị trường, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường mới và đã thu được những thành tựu đáng mừng.
* Tình hình sản xuất của công ty:
Tình hình lao động của công ty luôn ở mức ổn định ít có sự biến động về số người trong các năm gần đây. Số lượng công nhân tăng, số lượng cán bộ có trình độ Đại học tăng, số lượng cán bộ có trình độ Trung cấp giảm. Việc giảm nhiều số lượng cán bộ Trung cấp, tăng số lượng cán bộ có trình độ Đại học, tăng số lượng công nhân lao động trực tiếp. Đã nói lên, trình độ về kỹ thuật tổ chức quản lý của cán bộ Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp ngày càng được nâng cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Do đặc điểm kinh doanh của công ty ngoài việc sản xuất cột điện, công ty còn kinh doanh các công trình xây lắp điện lưới cho các công trình lưới điện vì vậy quy trình công nghệ đối với việc sản xuất và nhận thầu các công trình xây dựng là khác nhau.
Quy trình công nghệ đối với việc nhận thầu các công trình xây dựng
Chỉ định
đấu thầu
Hợp đồng
Giao nhiệm vụ
Mua sắm vật tư
Thiết kế tiến
độ thi công
Giao nhận mặt bằng vị trí
Giao khoán
Đơn vị thi công
Xây lắp hoàn thành
Nghiệm thu bộ phận
Nghiệm thu bàn giao sử dụng
Hồ sơ hoàn công
Quyết toán xây lắp
Khối lượng dự toán
Khối lượng phát sinh
Giá cả theo trúng thầu, chỉ định thầu
Điều hành SX theo tiến độ
Sơ đồ 1
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP.
Mô hình quản lý công ty được xây dựng phù hợp với đặc điểm quản lý hạch toán kinh tế của ngành. Cơ cấu tổ chức theo mô hình sau
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm sát
Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
Phòng kế toán
Tài vụ
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Các đội xây lắp điện
Các đội sản xuất khác
Sơ đồ 3:
Qua sơ đồ trên ta thấy:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền thông qua những vấn đề sống còn, những định hướng quan trọng như: Phương hướng sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư dài hạn, hay huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định tổ chức lại hay giải thể công ty, thông qua báo cáo tài chính, lập các quỹ và định mức cổ tức hàng năm. Ngoài ra còn có các quyền và nhiệm vụ khác được quy định trong điều lệ của công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất giữa hai kỳ đại cổ đông, có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề thuộc thẩm định của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị chịu mọi trách nhiệm về bảo toàn vốn và mức cổ tức của cổ đông. Hội đồng quản trị bao gồm 7 người, trong đó gồm có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 5 uỷ viên phụ trách các lĩnh vực khác nhau với nhiệm kỳ là 5 năm. Tất cả các uỷ viên hội đồng quản trị phải kiêm nhiệm vụ điều hành sản xuất.
- Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, 1 trưởng ban và 2 uỷ viên nhiệm kỳ là 5 năm. Tất cả các uỷ viên trong ban kiểm soát phải kiêm nhiệm vụ điều hành sản xuất. Ban kiểm soát là tổ chức do hội đồng quản trị quyết định thành lập theo luật doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty.
- Giám đốc công ty: là người đại diện cho công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp, điều lệ công ty.
- Phó giám đốc là người giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành sản xuất.
- Kế toán trưởng là người điều hành về tài chính, kế toán để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật Nhà nước và quy định của Bộ tài chính.
- Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ quản lý tài sản tiền vốn của công ty theo chế độ hiện hành, hạch toán kinh tế độc lập theo chế độ kế toán nhà nước ban hành,tính giá thành các sản phẩm của công ty, lập báo cáo định kỳ và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định, tính toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế hoạch, kỹ thuật: Có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch sản xuất, nhận thầu khối lượng sản phẩm từ các đơn vị có nhu cầu, thiết kế bản vẽ phù hợp với từng giai đoạn sản xuất cũng như công việc xây lắp điện đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mĩ thuật và an toàn lao động.
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về hành chính và an ninh trong cơ quan, giúp giám đốc trong việc tuyển dụng nhân viên, đào tạo và quản lý lao động, quản lý công tác y tế, chăm sóc sức khỏe công nhân viên trong công ty và các công trình phúc lợi của cơ quan.
- Các đội sản xuất, đội xây lắp điện: Các đơn vị sản xuất, xây lắp có chức năng tổ chức triển khai thi công xây lắp, sản xuất sản phẩm đúng theo thiết kế và tiến độ đề ra.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP.
* Tình hình về tài sản và nguồn vốn:
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nó là tiền đề đảm bảo sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá qui mô, mức độ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, biểu thị những lợi ích của doanh nghiệp thu được trong tương lai cũng như tiềm năng hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán tài sản, người ta thường phân toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dưới hai hình thức là: Giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Nguồn vốn của DN bao gồm: Nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp được biểu hiện dưới biểu sau:
+ Biểu 1:
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
ĐVT: Đồng Việt nam
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TỔNG TÀI SẢN
12.497.792.545
30.889.112.201
A – TS lưu động & ĐTNH
11.598.061.365
28.458.926.310
I. Tiền
61.481.821
1.168.658.732
II. Các khoản phải thu
7.306.360.059
8.390.400.476
III. Hàng tồn kho
4.230.219.485
18.899.867.102
B – TSCĐ và ĐTDH
899.731.180
2.430.185.891
I. TSCĐ
625.747.971
2.216.027.233
II. Các khoản ĐTDH
273.983.209
214.158.658
TỔNG NGUỒN VỐN
12.497.792.545
30.889.112.201
A – Nợ phải trả
7.406.814.571
20.734.767.014
I. Nợ ngắn hạn
7.406.814.571
20.134.767.014
II. Nợ dài hạn
-
600.000.000
B – Nguồn vốn chủ sở hữu
5.090.977.974
10.154.345.187
1. Nguồn vốn kinh doanh
5.000.000.000
10.154.345.187
2. Các quỹ của công ty
90.977.974
-
Qua biểu 2 ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2009 so với năm 2008 của công ty hoạt động tốt hơn. Nó được phản ánh qua nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản của công ty. Trên phương diện quản trị công ty tạo cơ hội cho khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. Để thực hiện công việc kinh doanh được liên tục thì công ty cần phải có một lượng vốn lớn để đầu tư theo sản xuất. Ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 18.391.319.656 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 147 %. Việc tăng nguồn vốn và tài sản do nhiều nguyên nhân:
Tổ chức cơ cấu sản xuất hợp lý, tìm kiếm nhiều việc làm tăng doanh thu nên các khoản phải thu tăng,... Đó là thành tích của doanh nghiệp trong tổ chức cơ cấu sản xuất.
* Biểu 2:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐVT: Đồng Việt nam
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1. Tổng doanh thu
23.933.955.967
25.525.925.957
2. Các khoản giảm trừ
-
-
3. Doanh thu thuần
23.933.955.967
25.525.925.957
4. Giá vốn hàng bán
21.048.431.164
21.562.841.634
5. Lợi tức gộp
2.885.524.803
9.963.084.323
8. Lợi tức từ HĐKD
125.934.144
174.883.127
9. Lợi tức từ HĐTC
10.329.143
11.301.853
10. Lợi tức khác
(5.808.205)
(9.853.318)
11. Tổng lợi tức trước thuế
120.125.939
165.029.809
12. Thuế TNDN phải nộp
29.147.965
28.880.216
13. Lợi nhuận sau thuế
90.977.974
136.149.593
Qua biểu 3 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động SXKD thu được tăng lên 48.989.983 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 39 % chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Giá vốn hàng bán tăng 514.410.470 đồng cùng với sự tăng lên của doanh thu là tất yếu. Tuy nhiên giá bán đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 giảm. Chứng tỏ công ty đã có những biện pháp thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm.
Qua kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 2008 so với năm 2009 chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình SXKD tốt, có triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai nếu công ty có những chính sách hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý.
*. Các chỉ tiêu cơ bản trong năm 2009 và dự kiến cho năm 2010 như sau:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2009
2010 (Dự Kiến)
1
Tổng doanh thu
25.500
42.000
2
Các khoản nộp ngân sách
700
1.000
3
Lợi nhuận sau thuế
1.5000
2.000(Ước tính)
4
Nguồn vốn chủ sở hữu
10.000
10.000
5
Ts Lợi nhuận/ Doanh thu (%)
11%
12%
6
Ts Lợi nhuận /Vốn CSH (%)
30%
40%
7
Thu nhập BQ/ đầu người
3,5
4,0
Thu nhập bình quân đầu người qua các năm tăng chứng tỏ đời sống của công nhân viên trong công ty được cải thiện. Do lợi nhuận tăng qua các năm nên thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước cũng tăng.
* Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp trong những năm qua.
+ Thuận lợi:
Công ty Cổ phần xây lắp điện công nghiệp có đội ngũ quản lý kỹ thuật kinh nghiệm và công nhân lành nghề có khả năng thi công xây lắp có giá trị lớn, các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo về số lượng chất lượng, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đặc biệt là dưới sự chỉ quản lý, chỉ đạo trực tiếp của ông giám đốc năng động nên đã giúp cho công ty ngày càng ổn định và phát triển.
+ Khó khăn:
Cơ cấu tổ chức chưa thực sự ổn định vẫn còn nhiều những khiếm khuyết bất cập, đặc biệt là khả năng quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, khả năng tham gia đấu thầu và hoàn thành khối lượng, chất lượng của các công trình xây lắp có qui mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Trong điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng qui mô sản xuất thì công ty lại thiếu vốn kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của công ty chưa đủ lớn nên hoạt động chủ yếu bằng vốn vay. Vốn nhỏ, trang thiết bị máy móc thi công mặc dù đã được đầu tư mua sắm sửa chữa xong còn hạn chế, lạc hậu nên uy tín và thế cạnh tranh của công ty chưa cao.
Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng trong những năm qua tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp đã có rất nhiều cố gắng để vươn lên và phát triển mạnh mẽ hơn.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP.
Công ty Cổ phần Xây lắp điện công nghiệp xây dựng bộ máy kế toán tập trung.
Các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền công, bảng khối lượng hoàn thành ở các đội gửi lên phòng kế toán để căn cứ hạch toán và ghi sổ kế toán.
Phòng kế toán nhận chứng từ từ các đội thì tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ ghi sổ, cung cấp thông tin kế toán. Đồng thời trên cơ sở đó tập hợp các chi phí để tính giá thành. Phòng kế toán của công ty bao gồm những cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao về công tác kế toán. Họ là những người có trình độ đại học, trung cấp với kiến thức chuyên ngành kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán.
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán
Vật tư
Thủ quỹ
KT tiền mặt, tiền lương
Kế toán
Ngân hàng kiêm TSCĐ
Kế toán
tổng hợp và giá thành
- Kế toán trưởng: Điều hành chung mọi công việc của phòng kế toán. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện công việc của các bộ phận, nhân viên kế toán giúp giám đốc công ty trong công tác tổ chức quản lý kinh tế, quản lý tài chính trong toàn công ty.
- Kế toán vật tư: Tổng hợp chi chép số liệu kế toán liên quan đến nhập xuất vật tư.
- Kế toán tiền mặt và tiền lương: Theo dõi sự biến động tiền mặt tại đơn vị .Tính lương, các khoản trích theo lương, thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty.Theo dõi làm thủ tục thanh toán, quyết toán BHXH hàng quý. Quản lý thu chi tiền mặt theo phiếu thu chi được lập đã có đủ chữ ký duyệt.Tổng hợp ghi chép số liệu kế toán liên quan đến tiền lương, các khoản trích theo lương, thưởng.
- Kế toán ngân hàng kiêm TSCĐ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng, tổng hợp ghi chép số liệu kế toán liên quan đến tiền gửi, tiền vay ngân hàng, theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản tại đơn vị.
- Kế toán tổng hợp và giá thành: Tổng hợp ghi chép số liệu kế toán và sổ tổng hợp, tập hợp tính giá thành và kiểm tra việc hạch toán, rút số dư các sổ chi tiết, lập báo cáo quyết toán tháng, quý và năm.
- Kế toán thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán như thanh toán tiền gửi, tiền mặt, tiền vay…làm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, kiểm tra chứng từ gốc phát sinh, lập phiếu thu chi. Đồng thời theo dõi sổ chi tiết công nợ.
Thủ quỹ: Thu tiền, chi tiền theo chứng từ kế toán.
* Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006, thay thế quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
* Niên độ kế toán, kỳ kế toán, đồng tiền sử dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán được công ty áp dụng là kỳ kế toán tháng
- Đồng tiền sử dụng trong kế toán: Đồng việt nam (VND)
* Các chính sách kế toán áp dụng:
- Chính sách kế toán đối với thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
+ Phương pháp xác định giá trị hàn tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần của chúng có thể thực hiện được.
- Chính sách kế toán đối với tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc, hàng tháng tài sản cố định được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Chính sách kế toán đối với đồng ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ so với tỷ giá do đánh giá lại số dư khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ.
2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
a. Chế độ chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán áp dụng tại công ty được thực hiện theo đúng quy định về nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính Phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định của chế độ này.
b.Cách tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại công ty:
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều được lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được lập 1 lần cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Nội dung của chứng từ kế toán được ghi đầy đủ các chỉ tiêu, trung thực đúng với nội dung kinh tế.
Chứng từ kế toán được lập đủ số liên cho mỗi chứng từ kế toán, có đầy đủ chữ ký theo quy định.
Công ty sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định theo chế độ kế toán, mẫu chứng từ in sẵn đúng theo mẫu quy định được bảo quản cẩn thận.
Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, công ty tự thiết kế nhưng vẫn đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 luật Kế toán.
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, công ty đang áp dụng một số tài khoản trong “Danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp” Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Danh mục tài khoản kế toán bao gồm các loại sau:
Loại 1: Tài sản ngắn hạn
Loại 2: Tài sản dài hạn
Loại 3: Nợ phải trả
Loại 4: Vốn chủ sở hữu
* Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với một số đối tượng chủ yếu:
+ Đối tượng là hàng tồn kho một số tài khoản được mở chi tiết cho từng nguyên vật liệu, từng sản phẩm, phân xưởng
TK152: Nguyên liệu,vật liệu( chi tiết cho từng phân xưởng)
TK152(VLC): chi tiết cho từng sản phẩm
TK152(VLP): chi tiết cho từng sản phẩm
TK152(NL) : chi tiết cho từng sản phẩm
TK153: Công cụ, dụng cụ (chi tiết cho từng phân xưởng)
TK 1531: Công cụ dụng cụ( chi tiết cho từng PX,SP)
TK 1532: Bao bì luân chuyển( chi tiết cho từng PX,SP)
TK 1533: Đồ dùng cho thuê ( chi tiết cho từng PX, SP)
+ Đối tượng là Doanh thu được mở chi tiết cho từng sản phẩm
TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK511(A): Doanh thu bán sản phẩm A
TK511(B): Doanh thu bán sản phẩm B
+ Đối tượng là Chi phí một số tài khoản chính được mở đến tài khoản cấp 2 và chi tiết cho từng phân xưởng, từng sản phẩm
TK621: Chi phí NLVLTT chi tiết cho từng PX
- 621(A): Chi phí NLVLTT cho sản phẩm A
- 621(B): Chi phí NLVLTT cho sản phẩm B
TK622: Chi phí NCTT chi tiết cho phân xưởng
- 622(A): Chi phí NCTT cho sản phẩm A
- 622(B): Chi phí NCTT cho sản phẩm B
TK627: Chi phí SXC chi tiết cho phân xưởng
TKTK6271:Chi phí nhân viên._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25626.doc