MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH: Bảo hiểm
BCTC: Báo cáo tài chính
BHYT: Bảo hiểm y tế
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CCDC: Công cụ dụng cụ
CPSX: Chi phí sản xuất
CT: Công trình
NCTT: Nhân công trực tiếp
NKCT: Nhật ký chứng từ
NSNN: Ngân sách nhà nước
NVL: Nguyên vật liệu
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
PX: Phân xưởng
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TSCĐ: Tài sản cố định
Thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng
TK: Tài khoản
TL: Tiền Lương
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỂU
Sơ đồ 1.1: Bộ máy cấp công trường phân xưởng
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp.
Sơ đồ 1.4: Bộ máy quản lý công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
Bảng1.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 2.3: Trình tự công việc kế toán tại công ty.
Sơ đồ 2.4:Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiển mặt
Sơ đồ 2.5 :Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt
Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ tiền mặt
Sơ đồ 2.8: Luân chuyển chứng từ kế toán TSC
Sơ đồ 2.9: Luân chuyển chứng từ kế toán NVL_CCDC
Sơ đồ 2.10:Luân chuyển chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 2.11: Luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ 2.12: Luân chuyển chứng từ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền KTQD. Đây là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của ngành XDCB trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy CNH - HĐH.
Để đầu tư XDCB đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong sản xuất, quá trình XDCB bao gồm nhiều khâu ( thiết kế, lập dự án, thi công,…) địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị hoạt động SXKD và các doanh nghiệp phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ, lãi. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích tài chính trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, công tác quản lý kinh tế nói chung, hạch toán kế toán- hệ thống thông tin và kiểm tra hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan, nói riêng cũng đã có sự thay đổi cơ bản.
Hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa – Xu thế tất yếu của thời đại, đòi hỏi công tác tổ chức HTKT, với vai trò là một công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý của các nhà quản trị, các nhà đầu tư, nhà nước phải càng được xem trọng và không ngừng cải biến hoàn thiện.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của công tác kế toán nói chung, sau khi hoàn thành chương trình học tập tại trường và được tiếp xúc với thực tế trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng các anh chị phòng kế toán công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết thúc, bài báo cáo thực tập tổng hợp gồm ba phần như sau:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Toàn Viêt.
Phần III: Nhận xét chung về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
Trong thời gian thực tập ngắn ngủi tại công ty, em không tránh khỏi thiếu xót. Rất mong nhận được sự cảm thông góp ý của ban lãnh đạo công ty, các anh chi phòng kế toán và được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Phạm Xuân Kiên. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị phòng kế toán công ty cổ phần Toàn Việt đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa kế toán của trương ĐHKTQD và đặc biệt là thầy giáo Th.s Phạm Xuân Kiên đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG TOÀN VIÊT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cp xây dựng Toàn Việt.
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.
* Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt
* Tên giao dịch: Toan viet construction joint stock company
* Tên viết tắt: Tovico.,jsc
* Trụ sở chính: Thôn Phú Diễn, Xã Phú Diễn, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
* Văn phòng: P106, Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nôi.
* Số điện thoại: (04).22193636 Fax: 04.37634201
* Mã số thuế: 0102138180
* Số tài khoản: 1300201213400 Ngân hàng nông nghiệp và PTNTo chi nhánh Thăng Long.
* Đăng ký hành nghề số: 0103015421
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cp xây dựng Toàn Việt.
1.2.1.1 Giai đoạn 2007-2009.
Công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt được thành lập ngày 16 tháng 1 năm 2007. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong và ngoài nước. Đồng thời Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Công ty hết sức quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên viên giỏi ở tất cả các lĩnh vực.
Đến nay, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Toàn Việt có đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ, luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng với sự năng động, nhạy bén tiếp xúc với các thị trường mới, dân dụng, giao thông...lớn trong phạm vi cả nước góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích luỹ của đơn vị.
Công ty Cổ phần Xây Dựng Toàn Việt là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo chính quy, giàu năng lực, kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong thi công, và với năng lực thiết bị thi công tiên tiến, luôn được đầu tư, đổi mới, Công ty Cổ phần Xây Dựng Toàn Việt đã thầu xây lắp từng phần hoặc trọn gói các công trình xây dựng có vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của nước ngoài và đều được các Chủ đầu tư đánh giá tốt.
Từ khi mới thành lập đến nay Công ty không ngừng củng cố lĩnh vực chuyên môn của mình về san lấp mặt bằng, xử lý nền móng bằng biện pháp đóng, ép, khoan cọc nhồi bê tông cốt thép. Đây có thể coi như một điểm mạnh của Công ty đối với các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên thị trường nhờ đó Công ty đã nhận được thầu và tham gia vào các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng: cả xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp cũng là một lợi thế để Công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Các công trình xây dựng mà Công ty đã và đang thi công từng phần việc hay toàn bộ luôn được các Chủ đầu tư đánh giá cao về mặt chất lượng và tiến độ như công trình: Thi công Nhà điều hành, Nhà máy Sản xuất phụ gia Bê tông Silkroad khu công nghiệp Đại An, Hải Dương, Thi công trạm Biến áp khu nhà ở Cán bộ chiến sĩ C14 Bộ công an, Thi Công Nhà Điều hành trung tâm Tư vấn xây dựng đẳng xây dựng thi công xây lắp trạm trộn.
Ngoài ra, với sự phát triển và đòi hỏi của cơ chế thị trường Công ty cũng tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến và mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác như làm đường, xây dựng các đường dây và trạm biến áp, trạm viễn thông BTS và các công trình cấp thoát nước khác như:
Về làm đường, cấp thoát nước: đường nội bộ trong các khu đô thị mới tại Hải Dương, trong khu công nghiệp như khu công nghiệp Đại An - Hải Dương.
Chất lượng, tiến độ công trình, uy tín của Công ty trên thương trường và hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu của Công ty.
Công ty thường xuyên phổ biến cho cán bộ công nhân viên để mọi người luôn hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm quyết định sự phát triển và sự hưng thịnh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Toàn Việt. Tất cả cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
* Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Về đặc điểm tổ chức quản lý Công ty là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất theo mô hình Công ty và các chi nhánh, đội trực thuộc Công ty.
- Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
+ Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện, trang trí nội, ngoại thất.
+ Tư vấn, tổng thầu tư vấn và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: lập và thẩm tra dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án, tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hoá, khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình, thí nghiệm, thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán, thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp, kiểm định chất lượng công trình.
+ Sửa chữa, phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử.
+ Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác dịch vụ các khu đô thị mới.
+ Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Ngay từ khi thành lập Công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt đã trực tiếp thi công nhiều Dự án lớn thuộc các lĩnh vực xây dựng công nhiệp, Dân dụng, Giao thông, Thủy lợi đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, tiến độ thi công.
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
1.2.1 Nhiệm vụ, chức năng của công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình điện và trạm điện 35KV;
+ San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình;
+ Trang trí nội, ngoại thất công trình;
+ Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng;
+ Mua bán vật tư, máy móc thiết bị thi công phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
+ Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng đường bộ;
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
+ Phối hợp với các nghành chức năng giữ vững anh ninh chính trị và xã hội trong khu vực.
+ Đảm bảo đời sống cho CBCNV, CN trong công ty.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích nộp nhà nước và cấp trên.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cp xây dựng Toàn Việt
Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất sản xuất của các phân xưởng. Tổ chức sản xuất của công ty 5 bộ phận giám giám chỉ huy công trường, 5 bộ phận trực tiếp thi công, 10 đội xe. Từ công tác tổ chức sắp xếp như trên, mỗi bộ phận sẽ làm đúng chức năng của mình hoàn thành tốt công việc giám đốc giao, sẽ kết hợp nhịp nhàng từ khâu cuối trong quá trình SXKD. Ta có bộ máy cấp công trường phân xưởng được thể hiện ở hình 1.2 như sau:
NV kinh tế
Đội XD
Số 1
Đội XD
Số 1
Chỉ huy phó
Đội XD
Số 2
Đội XD
Số 3
Đội XD
Số 4
Chỉ huy trưởng công trình
Sơ đồ 1.1: Bộ máy cấp công trường phân xưởng
1.2.3 Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt là Công ty chuyên về thi công các công trình Giao thông – Thủy lợi – Xây dựng Dân dụng và Công nghiêp, điện và trạm điện. Công ty có lực lượng Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiêm, trình độ cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề, với những trang thiết bị, kỹ thuật, lực lượng xe vận chuyển, máy thi công đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu SXKD. Trong những năm qua đã tham gia thi công nhiều công trình trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…
Sản phẩm xây lắp (Công trình + hạng mục công trình ) hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng.
Sử dụng các yếu tố chi phí ( Vật tư + CP sản xuất chung) tiến hành tổ chức thi công xây lắp
Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật của từng công trình.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Để sản xuất và hoàn thiện một công trình xây lắp cần phải tiến hành
Giải phóng
mặt bằng
Giai
đoạn
chuẩn
bị
Nghiệm thu
Công
Trình
Và
Thanh
Quyết
Toán
Giai
đoạn
thi
công
Xây dựng
nền móng trụ
Hoàn thành phần
nổi công trình
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, liên hệ giữa các bộ phận với nhau là liên hệ chức năng còn giữa các cấp là liên hệ trực tuyến.
Ưu điểm của hình thức tổ chức bộ máy này là bên cạnh những nhà lãnh đạo chỉ huy trong công ty còn có những bộ phận tham mưu về chuyên môn trợ giúp cho các quyết định đưa ra được những sai sót nhầm lẫn nhất.
Giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng kế toán tài chính
Phó giám đốc
Nội chính
Phòng
Vật tư
Phòng hành chính
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng khoa hoc- kỹ thuật
Đội
thi
công
điện
nước
Đội thi
công
điện
viễn
thông
Đội thi công
Công trinh
CN&DD
Đội thi công
Công trình
GT& TL
Xưởng sửa chữa,
SX
Btong, Thép…
Sơ đồ 1.4: Bộ máy quản lý công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
* Bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng trên mô hình quản lý tập trung , kết hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của đơn vị, bộ máy quản lý kinh doanh bao gồm: Giám đốc, 2 phó Giám đốc, kế toán trưởng và các phòng quản lý nghiệp vụ: phòng Kinh tế thị trường, phòng Tài chính kế toán, phòng Vật tư, phong Hành chính, phong khoa học kỹ thuật, các Ban quản lý dự án, ban Bảo hộ lao động, văn phòng Công ty, các xí nghiệp và đội trực thuộc Công ty.
* Ban giám đốc công ty: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động quản lý của đơn vị.
Giám đốc có trách nhiệm :
- Đưa ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho Công ty
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ, chính xác tiêu chuẩn đề ra
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguồn nhân lực cho Công ty.
- Phân công cá nhân, đơn vị xây dựng kế hoạch chất lượng cho các dự án.
Giám đốc có quyền hạn:
- Điều hành mọi hoạt động của Công ty, thực hiện quyền hạn Giám đốc theo quy định.
- Uỷ quyền cho các phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc quyền hạn
+ Phó giám đốc phụ trách nội chính: Trực tiếp chỉ đạo các sự việc diễn ra thường xuyên tại công ty và có quyền và có quyền ký các hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên.
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và thay mặt Giám đốc khi được ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế xây dựng.
Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm thay mặt Giám đốc khi được ủy quyền.
Để giúp Ban giám đốc quản lý công việc có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật … bao gồm.
- Phòng khoa học kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp giám đốc tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, tiếp cận tìm kiếm khai thác công việc để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phối hợp cùng các phòng ban, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch về tài chính tổ chức phân giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng của công tác xây dựng theo thiết kế cùng với các chủ đầu tư, tổ chức giám sát kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, thanh quyết toán kịp thời bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo đúng trình tự quy chế đấu thầu của nhà nước ban hành. Giúp Giám đốc tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm để hoàn thành kế hoạch sản xuất đồng thời định kỳ làm báo cáo lên cấp trên. Các dự án về mua sắm tài sản cố định, khai thác hợp đồng, nhận thầu, hợp đồng kinh tế, theo dõi dự toán, đánh giá sản xuất kinh doanh của công ty và quản lý vật tư thi công.
- Phòng vật tư: Có chức năng và nhiệm vụ lo cung ứng vật tư cần thiết cho quá trình thi công, kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị cho sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công theo các hợp đồng đã ký kết. Giúp Giám đốc quản lý tài sản hiệu quả. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ theo dõi thời hạn đại tu, sửa chữa lớn của mỗi máy, thời gian sử dụng của từng máy để tính khấu hao.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán nhà nước.Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác, theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí đó nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp.
Ngoài ra lập kế hoạch tín dụng để vay vốn thi công, vay vốn dài hạn để mua thiết bị, thu hồi công nợ ở các chủ đầu tư.
- Các đội xây dựng trực tiếp thực hiện thi công theo dự toán thiết kế kỹ thuật đã ký trong hợp đồng xây dựng, đảm bảo chất lượng.
Các phòng trong công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Vị trí vai trò của mỗi phòng ban khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn của công ty và sự cạnh tranh phát triển của doanh nghiệp với các khả năng tiềm lực sẵn có của mình cần được khai thác.
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Toàn Việt
Bảng1.1: : Một số chỉ tiêu kinh doanh
Đơn vị tính: 1000 đ.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Tổng tài sản
3.106.495.057
5.681.721.310
8.615.742.855
2. Tổng doanh thu
2.457.925.373
14.049.676.461
18.276.453.727
3. Lợi nhuận sau thuế
64.361.561
282.884.585
394.855.392
4. Số lượng CNV
25
40
48
5. Thu nhập BQ cán bộ CNV (1000d)
45.600.000
52.800.000
60.000.000
6. Lương BQ (1000/ng/tháng)
2.700.000
3.500.000
4.500.000
Qua bảng phân tích các số liệu tài chính có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến tích cực trong năm vừa qua. Doanh thu năm 2008 tăng cao hơn so với năm trước là 57.3 % tương ứng với tốc độ tăng là 11.636 (trđ). Năm 2009 và năm 2008, giá trị sản lượng và doanh thu tăng gần gấp 1,2 lần. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc của Công ty trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng lợi nhuận để trả cổ tức cho các cổ đông.
Với thế mạnh trong hoạt động thi công xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, Công ty Cổ phần Xây dựng Toàn Việt sẽ có những bước phát triển hơn nữa.
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TOÀN VIỆT
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt.
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán.
Do yêu cầu công ty quản lý, nguyên tắc chế độ tài chính kế toán thống kê của nhà nước và đặc thù SXKD công ty và hình thức tổ chức công tác kế toán mà công ty áp dụng đó là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán công ty cổ phần áp dụng đó là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng Toàn Việt gồm 6 cán bộ công nhân viên và được tổ chức thành các bộ phận như sau.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
toán
vốn
bằng tiền
Kế
toán
TT
công
nợ
Kế
toán
TL &
TSCĐ
Kế
toán
công
trình
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán
* Nhiệm vụ của phòng kế toán
+ Trong công tác tài chính: Giúp Giám đốc Công ty trong công tác sử dụng vốn đất đai, tài sản của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác đầu tư, liên doanh, liên kết góp vốn. Quản lý và sử dụng vốn, quỹ trong cơ quan để phục vụ các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn do hiệu quả. Tham mưu trong việc huy động vốn để phục cụ sản xuất kinh doanh khác. Quản lý theo dõi thu - chi công trình theo quy định của Nhà nước và quy chế Công ty. Lập kế hoạch thực hiện công tác quản lý tiền mặt theo quy định.
+ Trong công tác kế toán:
- Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện và quản lý công tác hạch toán kế toán trong Công ty
- Kế toán và phản ánh chính xác và đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn
- Thực hiện chế độ báo cáo
- Thực hiện công tác kiểm kê đột xuất, định kỳ.
* Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
+ Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác tài chính- kế toán- thống kê của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: phụ trách công việc tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, làm các báo cáo kế toán
+ Kế toán tiền mặt: đồng thời theo dõi các khoản vay ngắn- trung-dài hạn mà công ty vay ngân hàng và các tổ chức khác, đây là kế toán các TK 111, TK 112, TK 311, TK 341, TK315, TK 336 với công việc cụ thể đó là kiểm tra các chứng từ gốc liên quan đến các khoản phải thu, chi tiền mặt, TGNG sau đó lập các phiếu thu, chi tiền mặt và các chứng từ về thu chi qua ngân hàng. Kết hợp các kế toán công nợ, kế toán lương thủ quỹ xác định các khoản công nợ phải trả cho khách hàng, ngân hàng phải nộp nhà nước… để báo cáo giám đốc, kế toán trưởng cớ kế hoạch cân đối chi trả. Mở các sổ sách theo dõi, lập nhật ký bảng kê và báo cáo liên quan theo định kỳ đúng chế độ quy định.
+ Kế toán TT công nợ: bao gồm kế toán bao gồm các khoản phải thu, phải trả của công ty với các đối tượng trong và ngoài công ty và các khoản thanh toán với ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý khác (như bảo hiểm..).
+ Kế toán TL và TSCĐ: Làm nhiệm vụ phát lương đến tận tay người lao động. Mở sổ sách theo dõi chi tiết, tổng hợp tiền lương, phân bôt chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi quản lý TSCĐ của công ty, nắm bắt kịp thời những thông tin và chế độ chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ, thanh lý theo đúng chế độ. Lập báo cáo theo đúng quy định về việc trích khấu hao, tăng giảm và đầu tư TSCĐ. Theo dõi công tác sửa chữa TSCĐ.
Kế toán công trinh: Giám sát theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh tại công trình.
Ngoài phòng kế toán tài chính là khâu trung tâm hạch toán kế toán, ở các phòng ban đội sản xuất và ban quản lý công trường còn có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở các phòng ban, đội công trường.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng theo quyết định QĐ 48/2006/QĐ ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất VNĐ. Kỳ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan Thuế biết.
Doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm.
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.2.2.1 Chế độ chứng từ.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Theo dõi chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của mẫu biểu, mọi chứng từ kế toán về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc ghi chép, phản ánh kịp thời số liệu của các bộ phận, các cá nhân có liên quan. Những người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép chính xác số liệu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.2.2.2 Cách thức tổ chức và quản lý chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Doanh nghiệp sử dụng số lượng tài khoản nhất định như sau:
TK nhóm 1: TK 111, TK 112, TK131, Tk 133, TK138, TK 141, TK 142, TK 153, TK 154.
TK nhom 2: TK 211(chi tiết TK 2111, TK 2112, TK 2113), TK 214, TK 241.
TK nhóm 3: TK 311, TK 315, TK 331, TK 333, TK 338, TK 341.
TK nhóm 4: Tk 411, TK 418, TK 421.
TK nhóm 5: Tk 511, TK 515.
TK nhóm 6: Tk 635, TK 642, TK 632.
TK nhóm 7: Tk 711.
TK nhóm 8: Tk 811.
TK nhóm 9: Tk 911.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế thuộc vào phương pháp hạch toán, doanh và lập báo cáo tài chính. Tùy nghiệp sử dụng các sổ, thẻ kế toán như sau:
* Sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
* Sổ kế toán chi tiết:
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
+ Bảng phân bổ theo quy định, hướng dẫn.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán, doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ CÁI
Bảng cân đối số
Phát sinh
Sơ đồ 2.2: Hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Đó là tài liệu kế toán giúp cho người sử dụng báo cáo nắm được tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động SXKD. Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý và nộp cho cơ quan thuế, cơ quan tài chính, phòng thống kê, cơ quan chủ quản. Sử dụng báo cáo là lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó báo cáo tài chính còn phục vụ cho công tác thanh tra và kiểm toán.
Báo cáo tài chính của công ty gồm:
+Bảng cân đối kế toán.
+Thuyết minh báo cáo tài chính.
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Sổ KT tổng hợp
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ kế toán
Ghi sổ bằng
Phương pháp
Thích hợp
Sổ kế toán chi tiêt
Kiêm
tra
Đối chiếu
Hệ thống báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.3: Trình tự công việc kế toán tại công ty.
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền
2.3.1.1 Tài khoản sử dụng
* Taì khoản 111 chi tiết :
+TK 1111
+TK1112
+TK1113
* Tài kh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26212.doc