Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP VINALINES LOGISTICS I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY. 1. Mục đích thành lập công ty. - Hình thành một công ty Logistics quy mô lớn, là đầu mối tập hợp, liên kết các công ty thành viên trong hoạt động Logistics thành một mạng lưới Logistics của Vinalines đủ mạnh để cạnh tranh sự xâm nhập của toàn cầu. - Chủ trương không cạnh tranh với các công ty thành viên. Hoạt động chính: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Logistics tại các đầu mối trọng điểm. - Là cầu

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 12154 | Lượt tải: 6download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối sản xuất, lưu thông giữa vận tải quốc tế với nội địa, áp dụng những thành tựu mới của vận tải hàng hải trên thế giới vào Việt Nam nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thỏa mãn yêu cầu khách hàng. - Phát huy vốn tự có, vốn hoạt động để đầu tư, khai thác cơ sở hạ tầng Logistics nhằm tăng lợi nhuận. - Hỗ trợ tích cực chủ trương chiếm lĩnh, làm chủ thị trường vận chuyển, khai thác container, nội địa. 2. Cơ sở pháp lý thành lập công ty. - Luật đầu tư số 59/2005/QH11, được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa Xi kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. - Luật thương mại số 36/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005. - Các văn bản khác quy định về điều kiện kinh doanh cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan, vận tải đa phương thức… 3. Quyết định thành lập công ty. Với đặc điểm là ngành hỗ trợ các hoạt động vận tải biển và cảng biển, đồng thời là ngành có tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao nên việc phát triển hệ thống các dich vụ hàng hải là một trọng tâm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Một trong những định hướng phát triển đó là: “Xác định hoạt động Logistics là hoạt động trọng tâm, bao trùm; Xây dựng và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu thông qua việc thành lập công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam, nhằm huy động mọi nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn vốn, kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành viên của Vinalines, đồng thời liên kết với các đối tác nước ngoài thiết lập mạng lưới hoạt động tại các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ”. Với những điều kiện thuận lợi và lợi thế là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam sẽ là một công ty quy mô, hiện đại, phát huy được hiệu quả đầu tư, có thể cạnh tranh với các công ty logistics nước ngoài để giành thị phần trong nước cũng như từng bước phát triển mạng lưới hoạt động ra khu vực thế giới. Ngày 03/08/2007 tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có cuộc họp đại hội đồng cổ đông về việc thành lập Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam, trên cơ sở đó Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018983 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 10 tháng 8 năm 2007, với số vốn điều lệ là 158 tỷ đồng (Một trăm năm mươi tám tỷ đồng chẵn). II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 1. Tên công ty. Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam. Tên tiếng Anh: Vinalines Logistics Joint Stock Company. Tên viết tắt: Vinalines Logistics. Trụ sở chính: Lầu 4, tòa nhà Ocean Park, số 1, Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam. 2. Thời gian hoạt động. Tính từ ngày thành lâp (ngày 03/08/2007) đến vô thời hạn. 3. Vốn và cơ cấu nguồn vốn. 3.1. Vốn điều lệ. 158 tỉ đồng được xác đình bằng tổng vốn cam kết góp của các cổ đông tổ chức, cá nhân, tổng công ty Hàng hải Việt Nam giữ cổ phần chi phối (>50% vốn điều lệ). 3.2. Cổ đông và cơ cấu nguồn vốn. STT Cổ đông Số lượng CP sở hữu Giá trị (1000đ) Tỷ lệ nắm giữ (%) 1 Tổng công ty hàng hải VN 8 061 620 80 616 200 51.03 2 Cảng Hải Phòng 750 000 7 500 000 4.75 3 Cảng Đà Nẵng 200 000 2 000 000 1.27 4 Công ty CP đại lý Hàng hải 150 000 1 500 000 0.95 5 Công ty CP đại lý vận tải Safi 150 000 1 500 000 0.95 6 Công ty Gemartrans (Vietnam) Ltd 100 000 1 000 000 0.63 7 Cảng Quảng Ninh 100 000 1 000 000 0.63 8 Cảng Sài Gòn 100 000 1 000 000 0.63 9 Công ty CP hợp tác lao đông với nước ngoài phía Nam 100 000 1 000 000 0.63 10 Công ty CP container phía Nam 50 000 500 000 0.32 11 Công ty CP phát triển Hàng Hải 50 000 500 000 0.32 12 Công ty CP Hải Việt 50 000 500 000 0.32 13 CBCNV tổng công ty hàng hải Việt Nam 3 234 180 32 341 800 20.47 14 CBCNV cục Hàng hải Việt Nam 604 200 6 042 000 3.82 15 Cổ đông cá nhân khác 2 100 000 21 000 000 13.29 Trong 12 tổ chức góp vốn thì có 10 công ty thành viên cua tổng công ty hàng hải Việt Nam và 1 công ty ngoài là Cảng Hải Phòng (Công ty CP Hải Việt). CBCNV của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam tham gia góp vốn theo nghị quyết số 1199/NQ- Hội đồng quản trịphiên họp ngày 26/9/2006 CBCNV Cục hàng hải Việt Nam tham gia góp vốn theo sự thống nhất giữa lãnh đạo của Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Cục hàng hải Việt Nam. 3.3. Hình thức góp vốn. Góp vốn bằng tiền mặt, VNĐ. 4. Công tác tổ chức bộ máy hành chính nhân sự. 4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức. 4.1.1. Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, và công nghệ - Có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm, cách chức đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, người quản lý quan trọng khác của công ty. Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó. - Quyết định cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. - Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh; thực hiện việc trích lập quỹ thuộc thẩm quyền và cách thức sử dụng quỹ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 4.1.2. Tổng giám đốc. - Tổng giám đốc là người đại diện của công ty. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. - Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hang ngày của công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ được quy định như sau: + Quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý khác trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. + Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị. + Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của hội đồng quản trị; khen thưởng, kỷ luật hoặc cho thôi việc đối với người lao động. + Quyết định các hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 5% Tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. + Thừa ủy quyền của Hội đồng quản trị quản lý toàn bộ tài sản của công ty. + Tìm kiếm việc làm cho công ty. + Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty. 4.1.3. Phó tổng giám đốc. - Phó tổng giám đốc là người giúp đỡ cho Tổng giám đốc điều hành công việc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc. - Trong trường hợp Tổng giám đốc đi vắng, thay mặt Tổng giám đốc điều hành công ty theo sự ủy quyền của Tông giám đốc. - Cùng Tổng giám đốc đi tìm kiếm việc làm cho công ty. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, và pháp luật về phạm vi công việc được phân công ủy qyền. 4.1.4. Phòng tài chính- kế toán. Phòng kế toán tài chính có 4 người gồm: kế toán trưởng, nhân viên kế toán và thủ quỹ. Phòng kế toán tài chính có chức năng nhiệm vụ sau: - Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chinh kế toán theo đúng qui định của nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán… - Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ hoạt động kinh doanh. - Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán. - Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác. - Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Giữ bí mật về số liệu kế toán- tài chính và bí mật kinh doanh của công ty. - Quản lý hoạt động tài chính trong công ty, các công trình, chi nhánh, liên doanh. - Lập kế hoạch tài chính theo thánh, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Tổng giám đốc về tình hình tài chính của công ty. - Phân tích tài chính, đánh giá về mặt tài chính tất cả các dự án mà công ty thực hiện. - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt; Báo cáo Tổng giám đốc tình hình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp điều chỉnh hợp lý. - Thường xuyên thu thập, phân loại, xử lý các thông tin về tài chính kế toán trong sản xuất kinh doanh, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo công ty về tình hình tài chính công ty. - Cung cấp đủ, kịp thời nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. - Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng… trong hoạt động vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và lưu chuyển tiền tệ. - Lập và báo cáo nguồn vốn huy động cho các hoạt động đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn. - Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của nhà nước và quy chế quản lý tài chính. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt. - Phổ biến, hướng dẫn các phòng chuyên môn thực hiện thủ tục tạm ứng, hoàn ứng và các thủ tục tài chính khác theo quy chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu nôi bộ của công ty. - Định kỳ đánh giá tình hình sử dụng tài sản của công ty theo quy chế của công ty. - Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để lập giá mua, giá bán vật tư hàng hóa trước khi trình Tổng giám đốc duyệt. - Thực hiện định kỳ, xác định tài sản thừa, thiếu khi kết thúc công việc, đồng thời đề xuất với Tông giám đốc xử lý. - Quản lý tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, hạch toán theo chế độ hiện hành. - Theo dõi nguồn vốn của công ty, quyết toán các công trình để xác lập nguồn vốn. - Tiến hành các thủ tục thanhnh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế. - Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Lập và nôp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng chế độ quy định của nhà nước. - Chấp hành quyết định của Ban kiểm soát về việc kiểm tra hoạt động kế toán tài chính. 4.1.5. Phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính gồm 4 người: trưởng phòng, chuyên viên phụ trách hành chính,nhân sự và IT. Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính: - Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, xây dựng, kiện toàn và phát triển bộ máy, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, chi nhánh trong công ty. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, và bồi dưỡng đội ngũ CBCNV. - Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng nhân lực theo đúng quy định của Nhà nước và của công ty; chuẩn bị văn bản và thủ tục để Tổng giám đốc ký kết Hợp đồng lao động với CBNV. - Chủ trì việc tổ chức đánh giá, xét duyệt nâng bậc lương, phụ cấp cho CBCNV trong công ty. - Quản lý toàn diện và thống nhất hồ sơ lý lịch cua toàn bộ CBCNV. - Tham mưu cho tổng giám đốc việc cụ thể hóa và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao độngnhư tiền lương, thưởng,bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động… - Thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật CBCNV. - Tiếp nhận, xử lý, quản lý và tổ chức các văn bản đi, đến theo quy định. - Hướng dẫn thể thức văn bản theo đúng thể thức hiện hành. - Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ công văn giây tờ, tài liệu của công ty đảm bảo bí mật, thuận tiện cho việc tra cứu. - Quản lý và sử dụng con dấu và bộ dấu chức danh công ty theo quy định. - Cấp phát giấy giới thiệu, giấy đi đường cho CBCNV trong công ty. - Tổ chức tiếp đón khách, hướng dẫn khách đến làm việc với công ty. - Tổ chức các sự kiện, hội nghị. - Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác khi có yêu cầu. 4.1.6. Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có 14 người bao gồm: trưởng phòng, cán bộ thực hiện công tác marketing, chuyên viên kinh doanh logistics. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh gồm: - Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng vận tải hàng hóa trong và ngoài nước. - Làm dịch vụ vận tải, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ đại lý container, dịch vụ môi giới hàng hải. - Làm dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển; Trực tiếp phụ trách công tác cho thuê phương tiện, thiết bị chuyên dùng để bốc xếp, bảo quản, và vận chuyển hàng hóa. - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước mở rộng thị trường vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa. - Phụ trách chi nhánh Hải phòng điều hành khai thác đội xe container của công ty. 4.1.7. Phòng thương mại dịch vụ. Phòng thương mại dịch vụ có chức năng: - Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm kiếm thị trương xuất nhập khẩu cho công ty. - Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương. - Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. - Theo dõi và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. 4.1.8. Phòng đầu tư và phát triển thị trường. Phong đầu tư và phát triển thi truờng gồm 6 người, có chức năng nhiêm vụ sau: - Làm đầu mối xây dựng dự thảo chiến lược đầu tư phát triển trung hạn và dài hạn của công ty. - Thực hiện lập kế hoạch và triển khai theo dõi giám sát công tác cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa định kỳ các tài sản, trang thiết bị của công ty theo chỉ đạo của Tổng giám đốc công ty. - Đề xuất hình thức đầu tư, biện pháp tổ chức thực hiện đầu tư cho tổng giám đốc. - Phối hợp với phòng tài chính- kế toán để sử dụng một cách hiệu quả tài sản, nguồn vốn của công ty, và nguồn vốn của các đơn vị trong và ngoài nước. - Phối hợp với ban quản lý dự án của công ty để triển khai các dự án. - Là đầu mối trong quan hệ với các ngành hữu quan để hoàn thành các thủ tục pháp lý về đất, đền bù giải tỏa, thỏa thuận địa điểm, xin chủ trương thỏa thuận quy hoạch kiến trúc, xin chủ trương đầu tư. - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài công ty để tìm đối tác, đàm phán, và báo cáo Tổng giám đốc công ty ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư. - Cùng phòng tài chính- kế toán công ty để thẩm định dự án đầu tư, nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng và theo dõi thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư. - Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ đầu tư. - Lập kế hoạch doanh thu, lợi nhuận hàng năm của công ty. - Nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước. 4.1.9. Chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. - Trực tiếp quản lý, điều hành, khai thác đội xe container của Công ty. - Tham mưu cho tổng giám đốc về cách quản lý, sử dụng đội xe container có hiệu quả. - Tham mưu cho Tổng giám đốc về cách trả thù lao cho lái xe container. - Lập kế hoạch và triển khai theo dõi, giám sát công tác cải tạo, nâng cấp, sửa chữa định kỳ đội xe container. 4.2. Tỷ lệ về trình độ chuyên môn. Trình độ Đại học và trên đại học chiếm khoảng 90% Trình độ Cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 10% III. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH. - Hệ thống logistics - Bốc xếp hàng hóa. - Lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác. - Giao nhận hàng hóa nội địa, hàng hóa xuất nhập khẩu. - Dịch vụ khai thuê hải quan. - Dịch vụ đại lý tàu biển. - Dịch vụ đại lý đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, - Dịch vụ đại lý container. - Dịch vụ môi giới hàng hải. - Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa - Vận tải hàng hóa, container, hàng hóa siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ, đường sắt, đường biển. - Vận tải đa phương thức. - Cho thuê phương tiện, thiết bị chuyên dùng để bốc xếp, bảo quản, và vận chuyển hàng hoá. - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, môi giới thương mại, đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển, giao nhận, lưu kho, và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa. - Dịch vụ ủy thác và nhận ủy thác đầu tư. PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VINALINES LOGISTICS I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VINALINES LOGISTICS. 1. Chiến lược đầu tư của Vinalines Logistics. - Một trong những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của Vinalines Logistics là xây dựng và khai thác hệ thống ICD (cảng nội địa) tại 3 miền. Theo chiến lựoc chung của Tổng Công ty Hàng Hỉa Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020, định hướng đầu tư phát triển của công ty trước mắt sẽ tập trung vào một số dự án như : + Cải tạo nâng cấp và mở rộng một số cảng hiện có. + Xây dựng và khai thác hệ thống ICD tai : ICD tại Lào Cai ICD Thăng Long- Hà Nội ICD tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long ICD tại các cửa khẩu giáp Lào, Campuchia. - Xây dựng và khai thác hệ thống kho bãi, trung tâm phân phối hàng hóa gần các cảng biển, cảng hàng không Việt Nam. - Liên kết hoặc làm đại lý cho các hãng vận tải biển, đường bộ, đường sắt và hàng không để tham gia hoạt động vận tải đa phương thức. - Tư vấn, liên kết với các nhà sản xuất trong việc thiết lập hệ thống Logistics cho việc sản xuất của họ từ khâu vận chuyển nguyên vật liệu thô, lưu kho thành phẩm, vận chuyển đến nơi tiêu thu. 2. Tình hình đầu tư phát triển chung tại Vinalines Logistics. Vinalines Logistics là một trong những thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, ra đời nhằm đáp ứng một cách toàn diện các chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Công ty mẹ trên phạm vi trong và ngoài nước. Vinalines Logistics hiện đang tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp logistics để mở rộng dịch vụ vận tải đa phương thức. Trên cơ sở đó, công ty đã xây dựng những trạm chu chuyển hợp lý với các dịch vụ vận chuyển bằng xe tải giao hàng tới những nơi khách hàng yêu cầu trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Vinalines Logistics còn khai thác những chuyến vận chuyển hàng hóa đặc biệt tới tất cả các khu công nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, nhằm tăng cường, mở rộng các dịch vụ và thỏa mãn được nhu cầu vận chuyển tất cả các loại hàng hóa, nhu cầu tập trung, lưu kho, phân phối các container của hầu hết các hành trình đường thủy, Vinalines Logistics đã và đang thực hiện kế hoạch thiết lập một hệ thống các kho container trên đất liền (ICD) xuyên suốt từ Nam ra Bắc. Ngày15/1/2009 đã diễn ra lễ khởi công giai đoạn 1 dự án ICD- Lào Cai. 3. Dự án ICD (cảng nội địa )- Lào Cai. Hưởng ứng quyết địnhsố 44/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 26/03/2008 nhằm quy định hoạt động, một số chính sách tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (Khu-KT-CK-LC), ngay từ những ngày đầu, dự án xây dựng một cảng nội địa là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia Việt Nam- Trung Quốc thông qua cửa khẩu Lào Cai đã được Công ty cổ phần Vinalines logistics- Vietnam hết sức quan tâm và đã tiến hành lập đề án chi tiết, triển khai thực hiện xây dựng. Sau một thời gian lập dự án và tổ chức đấu thầu công khai rộng rãi gói thầu: Xây lắp giai đoạn I - Cảng nội địa (ICD) Lào Cai, chủ đầu tư Công ty cổ phần Vinalines logistics- Vietnam cùng đơn vị tư vấn chọn thầu CONINCO đã quyết định lựa chọn liên danh nhà thầu CJSC- PHT thực hiện gói thầu.   Ngày 03-01-2009, tại văn phòng Công ty cổ phần Vinalines logistisc- Việt Nam đã diễn ra lễ ký hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với đại diện liên doanh nhà thầu CJSC- PHT, tổng giá trị hợp đồng lên đến 26 tỷ đồng. Theo đó, liên danh nhà thầu sẽ thực hiện các hạng mục công việc như sau: • Công trình giao thông: San lấp tổng mặt bằng, sân, đường nội bộ, bờ kè. • Công trình công nghiệp: Kho chứa hàng, nhà văn phòng kho 02 tầng. • Công trình dân dụng. • Công trình hạ tầng. 3.1. Nội dung của dự án ICD Lào Cai. Cảng ICD Lào Cai là một địa điểm thông quan hàng hóa trong nội địa để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, nhận gửi hàng bằng container. Đây là một đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống dịch vụ Logistics nói chung và chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương thức vận tải “từ cửa tới cửa” cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ ICD Lào Cai có thể xem là một bộ phận của cảng biển nằm sâu trong nội địa để phục vụ bốc xếp vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải cho các chủ hàng trong vùng hấp dẫn. Một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng biển Hải Phòng sẽ được gom, chất, rút vào container và hoàn tất các thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa trước khi đến cảng biển ssể xuất và giao trả hàng cho các chủ hàng nhập khẩu tại Lào Cai. 3.2. Quan điểm phát triển và tiến trình đầu tư. Phát triển dần từng bước theo sự tăng trưởng thị trường hàng hóa phù hợp với năng lực giao thông vận tải đướng sắt, đường bộ trên tuyến Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng. Đồng thời phù hợp với khả năng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp. Dự án cảng nội địa ICD Lào Cai với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng…Dự án do Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15/1 tại Lào Cai. Dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa ICD Lào Cai nằm trong Cụm công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào, cách ga Lào Cai hơn 2km, Cai được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu có tổng số vốn đầu tư 78 tỷ đồng với diện tích 4,7 ha xây dựng các công trình: Bãi container các loại, kho ngoại quan, kho cảng CFS, trạm cân điện tử 60T, công trình đường giao thông… với công suất khai thác ban đầu 60.000 TEU- 65.000 TEU/năm. Song song với việc đầu tư giai đoạn đầu, công ty sẽ hoàn tất các cơ sở hạ tầng khác như: kết nối đường sắt vào bãi, đầu tư hệ thống toa chuyên dùng vận chuyển container, tạo ra một chuỗi dịch vụ Logistic hoàn chỉnh; đồng thời tiếp tục xây dựng cảng hướng tới một trung tâm Logistic hoàn thiện với tổng diện tích dự kiến 13,5ha, có khả năng thông quan hàng hóa đạt công suất từ 130.000 đến 300.000 TEU mỗi năm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng. 3.3. Một số hạng mục công trình của giai đoạn 1. 3.3.1. Bãi chứa. + Tổng diện tích sử dụng đất: GĐ1/GĐ2: 4,7/13,5ha + Diện tích bãi: 3,1ha + Tải trọng mặt bãi: 4-10T/m2, chất xếp container 4-5 tầng. + Số chỗ xếp container trên các loại trên bãi 708slot + Tổng diện tích đường bãi 21.715m2 3.3.2. Kho hàng CFS. + Diện tích: 3.528m2  (84m x 42m) + Kết cấu: khung thép tiền chế. + Chịu tải trọng Q=2,5T/m2 3.3.3. Khu văn phòng điều hành. + Nhà điều hành: 242m2 (22m x 11m), với trang thiết bị thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại (điện thoại, fax, internet, radio...) + Khuôn viên sân: 1.000m2 3.3.4. Công trình phụ trợ. + Trạm cân 80T + Hệ thống cấp điện; cấp, thoát nước và cứu hỏa được bố trí đồng bộ hiện đại. 3.3.5. Trang thiết bị. + Thiết bị nâng RMG (02 chiếc), RTG, RSD loại 45T: 09 chiếc (trong đó 3-4RTG) + Xe nâng hàng 3-5T: 10 chiếc + Đầu kéo và Sơmi-rơmooc 20-40 feet: 17 chiếc + Ngoài ra còn đầu tư hệ thống quản lý khai thác bãi bằng công nghệ thông tin hiện đại với phần mềm chuyên dụng cho hoạt động quản lý, khai thác hàng hóa tại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Nhằm đạt công suất đạt từ 60.000 đến 65.000 TEU/năm. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ. 1. Phương pháp quản lý dự án ICD Lào Cai. Dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng mới. Chủ đầu tư là công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam gồm các cổ đông trực tiếp quản lý dự án thông qua một ban quản lý dự án ICD Lào Cai để triển khai công tác đầu tư theo các quy chế hiện hành. Theo phương pháp quản lý đầu tư này, chủ đầu tư là công ty CP Vinalines Logistics tự lập ra ban quản lý dự án PMU Lào Cai (gồm trưởng ban và các kĩ sư công trình quản lý công tác đầu tư xây dưng ICD Lào Cai) để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền. Chủ đầu tư sẽ quản lý từ khâu lập và thực hiện dự án cho đến khâu vận hành kinh doanh khai thác Cảng khi dự án đi vào hoạt động. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 2. Ưu điểm của phương pháp. Với việc áp dụng phương pháp quản lý hoạt động đầu tư theo mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án này, thông tin đi từ ban quản lý dự án đến chủ đầu tư nhanh, do đó có thể phản ứng linh hoạt trước mọi thay đổi của các điều kiện xung quanh; đồng thời sẽ giúp chủ đầu tư giảm được chi phí. Ngoài ra, mô hình này còn giúp chủ đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn. 3. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm của mô hình quản lý này thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà chủ đầu tư cần cố gắng khắc phuc và hạn chế, ví dụ như: do chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nên có sự tập trung trong quản lý kéo theo mức độ rủi ro cao và tập trung; đồng thời mang tính chủ quan của chủ đầu tư và tính chuyên môn hóa không cao. III. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Một số nội dung thẩm định dự án. 1.1. Khái niêm thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cỏ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn đầu tư. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình sọan thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. 1.2. Một số nội dung thẩm định dự án. 1.2.1. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án. Xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm dự án: Kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm dự án. Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án. Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Cụ thể với dự án ICD Lào Cai, chủ đầu tư là Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam cần phân tích cung cầu thị trường container thông qua các bãi hang hóa ICD khu vực Lào Cai đến năm 2010; đồng thời phải đánh giá cơ sở dữ liệu để xác định cung cầu về sản phẩm của dự án. 1.2.2. Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện của dự án. Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án. Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành dự án Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: Số lao động Trình độ kỹ thuật tay nghề Kế hoạch đào tạo Khả năng cung ứng 1.2.3. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vố đầu tư và tiến độ bỏ vốn: + Vốn đầu tư xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng. + Vốn đầu tư thiết bị: kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt. + Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: đối với các khoản chi phí này cần kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục. + Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường. Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án + Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn. +Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng tiến độ thực hiện. + Nguồn khác. Với dự án ICD Lào Cai, nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn đầu tư xây dựng sử dụng từ vốn góp của các cổ đông trong công ty. Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án. + Kiểm tra chi phí nhân công : xem xét nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương khác. + Kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao. Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hang năm của dự án Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng các nguồn vốn huy động Thẩm định dòng tiền dự án Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. + Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán. + Kiểm tra độ nhạy cảm của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án. Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án. 2. Phương pháp thẩm định dự án Trong thẩm định dự án có một số phương pháp thẩm định như: thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo và phương pháp triệt tiêu rủi ro. Các phương pháp thẩm định được áp dụng tùy thuộc vào từng nội dung thẩm định, tùy thuộc vào tưng số liệu đầu tư xây dưng công trình, thông tin thu thập được của dự án. Ở Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam thường áp dụng 2 phương pháp là phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp triệt tiêu rủi ro. * Phương pháp phân tích độ nhạy: Phương pháp này dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Phân tích độ nhạy để xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (như lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có lien quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy cảm của dự án giúp chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất cho chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phân tích độ nhạy cảm của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho những dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chinh dự án. * Phương pháp triệt tiêu rủi ro: Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21946.doc
Tài liệu liên quan