Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

Lời mở đầu Học đi đôi với hành là câu tục ngũ đã có từ xưa của người dân Việt Nam và cũng là lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Học phải đi đôi với hành thì mới có thể làm được việc. Như Mac cũng đã nói: “Thực tiễn phải gắn liền với lý thuyết, lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyến suông mà thực tiễn mà không có lý thuyết thì là thực tiễn mù”. Song song với quá trình học tập và rèn luyện kiến thức, các sinh viên đều được nhà trường tổ chức cho các buổi thực hành, thực tập ở bên ngoài trường. S

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au 5 tuần thực tập tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện (CT-IN), em đã thu được một số kiến thức thực tế rất hữu ích. Em đã tìm hiểu được những vấn đề cơ bản nhất về công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Trên những thông tin đó mà em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo gồm 3 phần chính: Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện Phần 2: Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phần 3: Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Việt Lâm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này. Và em cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kinh doanh của CT-IN đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này. Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện (CT-IN) Giới thiệu chung về CT-IN Công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện (CT-IN) là đơn vị hàng đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp viễn thông tin học. Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý đã giúp CT-IN khẳng định niềm tin của khách hàng trên toàn quốc. Với khẩu hiệu “Biến cái không ngày hôm qua thành cái có ngày hôm nay và sự hoàn thiện của ngày mai” CT-IN là sự lựa chọn đúng đắn của bạn cho các giải pháp viễn thông và tin học. Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện Tên giao dịch Quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms and Informatics Tên viết tắt: CT-IN Ngày thành lập: 20/11/2001 (tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sản xuất thiết bị thông tin I, thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập năm 1972, Cổ phần hóa năm 2001). Trụ sở chính: 158/2 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Số điện thoại: 04- 3 863 4597 Số fax: 04- 3 863 0227 Website: www.ct-in.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678 Do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/2001. Cấp lại ngày 12/9/2008. Vốn điều lệ: 111,177,000,000đ Tổng số nhân lực: 513 người (tính đến thời điểm cuối năm 2008) Chi nhánh miền nam: 354/2 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh (điện thoại: 08-8647751; fax: 08-8638195) Hoạt động từ năm 1972, sau đó được cổ phần hóa năm 2001, CT-IN đã đạt được những thành công lớn trong ngành viễn thông tin học, nổi bật là việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu kinh doanh là : Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng Cung cấp các giải pháp, thiết bị, và dịch vụ tốt nhất Phát triển quan hệ đối tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi Vì quyền lợi của các cổ đông CT-IN đã trở thành một trong các đối tác tin cậy của Cisco, Hp, Motorola, Erisson, Microsoft… Hơn nữa, trong năm 2008, CT-IN đã lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet kết hợp với công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố. (CT-IN đứng ở vị trí thứ 410). Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của CT-IN Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) được thành lập năm 2001, tiền thân là Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bị Thông tin I, được xây dựng và phát triển năm 1972. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, CT-IN đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn 1: Từ 1972 -1985 CT-IN được thành lập vào năm 1972 với tên gọi là Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bị Thông tin I, được thành lập theo quyết định số 33/QĐ-13/01/1972 của tổng cục bưu điện. CT-IN ra đời khi mà mạng viễn thông Việt Nam chưa hề phát triển, do đó CT-IN ra đời với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa các thiết bị thông tin trên mạng, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh đều được cấp trên chỉ đạo xuống. Giai đoạn 2: Từ 1985 – 2001 Là xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I, được thành lập theo quyết định 1026/Tổng cục bưu điện. Ngoài việc sửa chữa các thiết bị viễn thông, công ty đã chuyển dần sang sản xuất các thiết bị viễn thông, đồng thời là cơ sở phát triển ngành khoa học viễn thông trong tổng công ty. Trong giai đoạn này, năm 1998, công ty đã thành lập trung tâm tin học với 1 lượng kỹ sư ít ỏi là 12 người. Năm 1999 – Giám đốc cũ của công ty có những thay đổi đột phá về tài chính, tiền lương, và nhân sự làm tiền đề cho công ty có những thay đổi và phát triển được như ngày nay. Giai đoạn 3: Từ 2001 – nay Công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 537/QĐ/TCBĐ ngày 11/07/2001 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện, xí nghiệp Khoa học Sản xuất thiết bị thông tin I được cổ phần hóa thành công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2001. Chức năng nhiệm vụ hiện nay Công nghệ thông tin và viễn thông được xác định là hai lĩnh vực phát triển đồng bộ của CT-IN. Cung cấp thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm thiết bị truyền dẫn quang, truyền dẫn viba, thiết bị truy nhập đa dịch vụ, đa phương tiện, thiết bị đầu cuối, máy trạm, máy chủ, các thiết bị mạng (định tuyến, chuyển mạch,…), Data Center, Contact Center… và các thiết bị phục vụ mạng thông tin di động, Wimax, NGN… Kinh doanh, xuất nhập khẩu các phần mềm bao gồm các hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, BCCS (Billing Customer Care System)… Kinh doanh, xuất nhập khẩu các vật tư khác phục vụ mạng viễn thông và công nghệ thông tin như cáp các loại, anten, nguồn… Sản xuất thiết bị phục vụ mạng viễn thông, công nghệ thông tin phần mềm ứng dụng Sản xuất các thiết bị phụ trợ mạng viễn thông như thiết bị cảnh báo trạm không người, bộ gá antenna, tủ rack, cầu cáp… Sản xuất phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý khai thác và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, internet. Gia công, xuất khẩu phần mềm ứng dụng. Cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin Cho thuê nhà trạm cho các mạng di động. Cho thuê hoạt động các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin như: truyền dẫn quang, vi ba, truy cập đa dịch vụ, router, Data Center Cho thuê cơ sở hạ tầng hệ thống phủ sóng (In-Building Coverage) trong các tòa nhà cao tầng, nhà ga, hầm… phục vụ mạng di động, Wimax. Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin Lắp đặt từng phần, hạng mục hoặc các dự án chìa kháo trao tay các hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin: lắp đặt thiết bị viba, truyền dẫn quang, tổng đài, truy nhập, thiết bị mạng di động (BTS, MSC, BSC), các thiết bị mạng như Router, switch… Bảo trì bảo dưỡng thiết bị viễn thông: Viba, truyền dẫn quang, tổng đài, truy nhập đa dịch vụ, DSLAM, BRAS, Server… Dịch vụ đo kiểm chất lượng mạng viễn thông, công nghệ thông tin. Xuất khẩu lao động theo dự án Sửa chữa các thiết bị viễn thông, tin học, nguồn… Thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông, tin học Lập dự án, thiết kế, tư vấn mạng viễn thông, công nghệ thông tin. Tích hợp hệ thống theo yêu cầu. Quản trị dịch vụ (Managed service) Cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc từng phần trong lĩnh vực viễn thông tin học theo yêu cầu của khách hàng (gồm cả đầu tư thiết bị, thiết kế, đường truyền, bảo trì bảo dưỡng…) với cam kết phục vụ 24x7. Cung cấp các hệ thống, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng (tòa nhà thông minh), hầm… với chất lượng tốt nhất, hiện đại, tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Quản trị mạng viễn thông, công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Phần 2: Các đặc điểm chủ yếu của CT-IN trong hoạt động sản xuất kinh doanh Về cơ cấu tổ chức Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty cần có một bộ máy tổ chức quản trị phù hợp, các thành viên làm việc ăn ý và có trách nhiệm. CT-IN đã xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp của mình với các thành viên chủ chốt sau: Các thành viên hội đồng quản trị: 1. Ông Nguyễn Trí Dũng Chủ tịch hội đồng quản trị 2. Ông Tô Hoài Văn Phó chủ tịch hội đồng quản trị 3. Bà Lâm Nhị Hà Ủy viên 4. Ông Hoàng Anh Lộc Ủy viên 5. Ông Nguyễn Thế Thịnh Ủy viên Ban kiểm soát 1. Ông Nguyễn Ngọc Sơn Trưởng ban 2. Ông Phạm Văn Hạnh Ủy viên 3. Bà Tạ Mai Anh Ủy viên Ban giám đốc điều hành 1. Ông Nguyễn Trí Dũng Tổng giám đốc 2. Ông Tô Hoài Văn Phó tổng giám đốc Mô hình tổ chức của công ty là mô hình tổ chức kiểu trực tuyến tư vấn, mọi quyết định về sản xuất kinh doanh được thực hiện từ trên xuống và có sự cố vấn của ban kiểm soát. Ban kiểm soát chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị các quyết định cho ban giám đốc, đồng thời giám sát hoạt động của toàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban chức năng như sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CT-IN như sau: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông: Thảo luận và thông qua điều lệ Bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát Thông qua phương án sản xuất kinh doanh Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của công ty Hội đồng quản trị Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, phù hợp với luật pháp Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên, được đề cử hay bãi nhiễm với đa số phiếu tại đại hội đồng cổ đông theo phương thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó ít nhất một thành viên có chuyên môn kế toán và các kiểm soát viên tự chỉ định một người làm trưởng ban kiểm soát. Ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên công ty trên các mặt: Kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của công ty cung cấp tình hình, số liệu và thuyết minh các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trình đại hội đồng cổ đông về những vấn đề tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc theo ý kiến độc lập của mình. Tổng giám đốc Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm không nhất thiết là cổ đông và có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, quản lý điều hành một số lĩnh vực được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền, phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của công ty. Phó tổng giám đốc chịu sự điều hành trực tiếp của tổng giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc. Phòng hành chính quản trị Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty quản lý, điều hành công tác tổ chức bộ máy, lao động, tiền lương, quản trị văn phòng, an ninh bảo vệ theo quy chế hoạt động của công ty, điều lệ công ty và quy định của pháp luật nhà nước. Phòng tài chính Là phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát triển nguồn lực tài chính của công ty. Quản lý tài chính và thực hiện công tác thống kê, kế toán, tài chính theo các quy định của pháp luật nhà nước. Quản lý cấp phát vật tư, công cụ dụng cụ, phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh Là phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty tổ chức các công tác sau: Công tác kế hoạch: xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập báo cáo định kỳ theo yêu cầu của lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch. Công tác kinh doanh: marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng (đầu ra) cho các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty, lựa chọn đối tác (đầu vào) nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Công tác đầu tư: xây dựng và theo dõi, thực hiện kế hoạch đầu tư thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng viễn thông tin học Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp lãnh đạo công ty tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới về viễn thông – tin học, đưa tin học ứng dụng trong khai thác viễn thông, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật đầu đàn cho công ty, quản lý chất lượng các chương trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng của công ty, quản lý trang thiết bị, máy móc của công ty, quản lý các quy trình kỹ thuật, sản xuất và quản lý chất lượng các sản phẩm xuất xưởng và các mặt hàng công ty kinh doanh. Chi nhánh công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện tại thành phố Hồ Chí Minh Là cơ quan đại diện của công ty tại các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ: tổ chức tiếp nhận hàng hóa, thiết bị lắp đặt cho khu vực phía Nam, tổ chức tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu về lắp đặt, ứng cứu thông tin, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của các bưu điện tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tổ chức và thực hiện tiêu thụ, bảo hành các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty, thăm dò, nắm bắt nhu cầu thị trường về các thiết bị đầu, cuối viễn thông. Xưởng lắp ráp cơ khí điện tử Là đơn vị sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, viễn thông; sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: thực hiện chuyển giao sản phẩm đến nơi nhận và theo yêu cầu của công ty. Trung tâm tin học Là đơn vị sản xuất các phần mềm theo đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất các phần mềm đóng gói để bán trên thị trường, xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho khách hàng, đảm bảo cho hệ thống công nghệ thông tin của công ty hoạt động ổn định và hiệu quả. Trung tâm công nghệ viễn thông Là đơn vị thành viên của công ty, có nhiệm vụ sau: Duy tu, bảo dưỡng và ứng cứu thông tin mạng viễn thông cho các bưu điện tỉnh thành; lắp đặt các chương trình viễn thông với các bưu điện tỉnh thành, các đối tác ngoài ngành bưu điện. Thực hiện các hợp đồng chìa khóa chao tay với các đối tác nước ngoài, ứng cứu thông tin cho mạng viễn thông, sửa chữa các thiết bị viễn thông trong và ngoài ngành bưu điện. Tư vấn kỹ thuật về lĩnh vực viễn thông, truyền dẫn vi ba số, các tuyến cáp quang, truy nhập… cho các đối tác trong và ngoài ngành bưu điện. Tham gia sản xuất các sản phẩm mới phục vụ cho mạng bưu chính viễn thông Việt Nam. Các phòng ban trong công ty đều có một chức năng nhiệm vụ riêng biệt, nhằm làm cho hệ thống hoạt động một cách trơn tru và có hiệu quả nhất. Từ nhiệm vụ và chức năng riêng biệt của từng bộ phận, công ty sẽ xây dựng bản mô tả công việc giúp cho các bộ phận có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng của mình. Do vậy, số lượng cũng như chất lượng các công việc được đảm bảo, đây cũng chính là 1 điều kiện giúp công ty thực hiện quản lý chất lượng theo quá trình, theo bộ tiêu chuẩn ISO. Về đội ngũ lao động CT-IN là một doanh nghiệp lớn, với quy mô về lao động là 513 người (tính đến thời điểm cuối năm 2008). Và lượng lao động tăng liên tục trong các năm: Bảng 1: Lao động phân theo từng phòng ban Đvị: người Năm Các phòng ban 2005 2006 2007 2008 Phòng kinh doanh 12 16 16 15 Phòng tài chính 10 10 11 11 Phòng hành chính quản trị 26 26 28 30 Phòng viễn thông tin học 3 2 5 5 Xưởng lắp ráp cơ khí điện tử 16 15 15 14 Trung tâm viễn thông 140 160 172 186 Trung tâm tin học 65 75 70 72 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 135 155 165 180 Tổng số 407 459 482 513 Nguồn: Phòng hành chính quản trị Đơn vị: Người Bảng 2: Lao động phân theo trình độ Trình độ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Năm 2005 16 185 45 83 78 Năm 2006 17 214 55 89 84 Năm 2007 17 226 59 91 89 Năm 2008 18 242 63 96 94 Nguồn: Phòng hành chính quản trị Biểu đồ: Cơ cấu lao động phân theo trình độ (năm 2008) Như vậy ta thấy trình độ của đội ngũ công nhân viên của toàn công ty là khá cao, lượng lao động có trình độ đại học chiếm tới gần 50% tổng số lao động của toàn công ty, lượng lao động là lao động phổ thông (công nhân) chỉ chiếm 18,32%. Cơ sở vật chất kỹ thuật CT-IN có 1 hệ thông cơ sở vật chất khá là đồ sộ, khang trang. CT-IN có trụ sở chính tại 158/2 Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, với diện tích là: 3.094 m2. Nhà xưởng được xây dựng hiện đại, cơ sở vật chất bên trong đầy đủ, tiện nghi, các phòng đều được trang bị hệ thống máy lạnh, đèn chiếu sáng. Tổng giá trị các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CT-IN lên đến hàng chục tỷ đồng. Do đặc điểm là đơn vị chuyên về lĩnh vực công nghệ nên công ty rất quan tâm đến các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và bảo dưỡng. Đội ngũ kỹ sư của CT-IN luôn được trang bị những máy đo hiện đại nhất của các hãng HP, Agilent, Ando, Anrisu… và được chia thành 10 nhóm liên tục hoạt động trên tuyến để đảm bảo chất lượng mạng lưới. Để hỗ trợ cho công tác bảo dưỡng, ứng cứu thông tin, CT-IN đã thành lập tổ sửa chữa đảm bảo công tác bảo dưỡng luôn được thông suốt, kịp thời có vật tư dự trữ cho khách hàng mượn trong thời gian sửa chữa bị hỏng. Bảng 3: Trang thiết bị phục vụ sản xuất STT Chủng loại Số lượng 1 Máy phân tích phổ (Spectrum Analyzer) 7 2 Máy đếm tần số (Frequency Counter) 8 3 Máy phân tích đường truyền (Digital Tranmission Analyzer) 6 4 Máy đo công suất (Power meter) 11 5 Máy kiểm tra thiết bị viba 8 6 Máy đo fiđơ, anten 11 7 Máy OTDR 12 8 Máy phân tích, kiểm tra SHD/PDH 6 Nguồn: Phòng hành chính quản trị Tình hình tài chính của công ty CT-IN là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều năm liền công ty luôn đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao. Tính đến hết năm 2007 tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 55.420.466.289 VNĐ, chiếm 13,59% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, khi mới đi vào cổ phần hóa năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty mới chỉ đạt 10.000.000.000 VNĐ, tăng lên tới hơn 45 tỷ đồng. Ta có một số chỉ tiêu về nguồn vốn của CT-IN như sau: Bảng 4: Một số chỉ tiêu về nguồn vốn của CT-IN Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 144.544.762 353.632.206 407.824.288 547.642.425 Tổng nguồn vốn 144.544.762 353.632.206 407.824.288 547.642.425 Vốn chủ sở hữu 38.002.311 43.856.886 55.420.466 62.810.751 Tỷ lệ nợ/vốn CSH 2,804 7,063 6,359 7,719 Nguồn: Báo cáo tài chính của CT-IN qua các năm Ta thấy tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong suốt 4 năm, đặc biệt từ năm 2005 đến năm 2006 tài sản tăng hơn gấp 2 lần, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu là tăng không đáng kể, điều đó chứng tỏ, lượng vốn vay mà công ty sử dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn của công ty trong 4 năm qua. Sử dụng lượng vốn vay lớn, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tác dụng của đòn bảy tài chính. Tuy nhiên sử dụng cơ cấu vốn như thế nào cho phù hợp thì còn phụ thuộc vào lãi suất vốn vay và tỷ suất lợi nhuận gộp mà công ty đạt được. Trong lượng vồn vay mà công ty sử dụng thì phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn (chiếm tới hơn 90%). Ta có thể tính chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn =13.293 triệu VNĐ (số liệu năm 2007), điều đó cho thấy các tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài, và công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Như vậy, mặc dù sử dụng lượng vốn ngắn hạn là rất lớn nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn lao động thường xuyên. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng. Điều đó sẽ giúp công ty sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình. Đặc điểm về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh của CT-IN Khách hàng CT-IN là đối tác lớn cung cấp các sản phẩm, giải pháp viễn thông tin học. Số lượng khách hàng của CT-IN là rất lớn. Tuy nhiên có thể phân chia các khách hàng của công ty thành 5 đối tượng với các đặc điểm riêng biệt. Khách hàng lớn nhất và cũng là quan trọng nhất của CT-IN chính là tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT và các bưu điện trên 61 tỉnh, thành trên cả nước. CT-IN luôn có những dự án lớn với VNPT trong việc cung cấp các thiết bị viễn thông trị giá hàng chục tỷ. Với dự án tiêu biểu: bảo trì bảo dưỡng mạng truyền dẫn cho các Viễn thông tỉnh, thành phố thuộc VNPT: Hiện nay thị phần mảng bảo dưỡng hãng năm của CT-IN chiếm 40% toàn bộ mạng VNPT. CPT BƯU ĐIỆN TW MOTOROLA Bottom of Form NOKIA-SIEMENS Đối với các công ty viễn thông di động Vinaphone, Mobifone, Viettel Telecom, CT-IN cho thuê các thiết bị truyền dẫn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm thu phát sóng có giá trị lớn. Nói chung đây là một trong các khách hàng tiềm năng của công ty, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, viễn thông di động đang phát triển chưa từng thấy. Một dự án tiêu tiểu của CT-IN trong năm 2008 là: xây dựng hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà cao tầng, nhà ga, đường hầm…: hiện nay CT-IN đã xây dựng được các hệ thống tăng cường vùng phủ sóng tại nhiều tòa nhà trên cả nước để cho các công ty viễn thông di động thuê. Hệ thống cơ sở này chiếm 50% trên tổng số các tòa nhà đã được trang bị. Đối tượng khách hàng thứ 3 là các đối tác nước ngoài như: Cisco, Motorola, Hp, IBM. Ericson… Đây là những đối tác lớn của CT-IN, đem lại mức lợi nhuận lớn nhất cho CT-IN. Hiện nay, CT-IN đang là đối tác bạc và là nhà tích hợp hệ thống (SI) của hãng Cisco. Thị trường Trước đây, bưu chính viễn thông được coi là một ngành độc quyền, do vậy thị trường của các công ty kinh doanh trong ngành này là vô cùng lớn và khó có thể bị xâm phạm. Nhưng kể từ khi chính phủ có chính sách mở rộng ngành, bằng việc cho phép thành lập các công ty Viễn thông quân đội Viettel Telecom, Mobifone thì thị trường của VNPT đã sụt giảm. Là một đơn vị thành viên của VNPT, CT-IN cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên là một doanh nghiệp số một về cung cấp các thiết bị viễn thông tin học, CT-IN vẫn giữ được lượng khách hàng lớn, thị phần gần như không có sự suy giảm. Hiện nay CT-IN đã nắm giữ 50% thị phần về cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thu phát sóng của các công ty thông tin di dộng trên cả nước, là công ty số 1 tại Việt Nam về triển khai lắp đặt, hòa mạng cơ sở hạ tầng, thiết bị cho mạng di động, là đối tác quan trọng bậc nhất của các đối tác nước ngoài. Đối thủ cạnh tranh Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và đến năm 2009 mức thuế đối với lĩnh vực viễn thông đã dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đã được phép xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì việc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Mỗi lĩnh vực đều có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trong lĩnh vực xây lắp, nếu như trước đây chỉ có vài công ty xây lắp thuộc lĩnh vực Bưu điện thì nay hầu hết các bưu điện trên khắp 64 tỉnh thành trên cả nước đều đã có các công ty xây lắp của riêng mình. Hơn nữa, CT-IN còn gặp phải nguy cơ rất lớn khi mà các doanh nghiệp tư nhân có 100% vốn nước ngoài xâm nhập vào thị trường này. Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bưu chính viễn thông thì công ty hiện phải đối mặt với các đối thủ mới là các liên doanh sản xuất tổng đài, thiết bị truyền dẫn lớn và một số công ty trách nhiệm hữu hạn Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trước đây là lĩnh vực kinh doanh của các công ty trong ngành, thì nay việc cạnh tranh ngày càng mở rộng. CT-IN phải đối mặt trực tiếp với các đối thủ sau: Về kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị bưu điện: Công ty Cokivina, Công ty vật tư bưu điện 2 (Posmatco), và công ty xuất nhập khẩu của Bưu điện TP Hồ Chí Minh Về kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm công nghiệp: Bưu điện Hà Nội, công ty Viteco, nhà máy thiết bị bưu điện, xí nghiệp Kasati. Về kinh doanh xuất nhập khẩu theo dạng đầu tư nước ngoài gồm 8 đơn vị liên doanh với tổng công ty và 2 công ty tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) cho tổng công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị viễn thông: theo thống kê thì cả nước có tới hơn 300 đơn vị tham gia vào ngạch kinh doanh này. Như vậy ta có thể thấy, càng ngày CT-IN càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và tiềm lực của các đối thủ này thì càng lớn. Do vậy CT-IN cần có một chiến lược cho thật hợp lý. Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005 -2008 Kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 -2006 Đvị: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 122.552.625 157.700.509 370.885.588 495.432.768 Lợi nhuận trước thuế 11.009.220 11.875.769 18.905.147 26.589.450 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.541.290 1.681.134 2.646.720 3.722.523 Lợi nhuận sau thuế 9.467.929 10.194.635 16.258.427 22.866.927 Nguồn: Báo cáo tài chính của CT-IN qua các năm Từ bảng báo trên ta có thể thấy rằng: doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, riêng từ năm 2005 đến năm 2008 tổng doanh thu đã tăng lên tới hơn 4 lần. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã và đang đạt hiệu quả cao. Mức tăng trưởng năm sau luôn lớn hơn mức tăng trưởng năm trước. Tuy nhiên nếu như chỉ dựa vào mức tăng trưởng của doanh thu thì không thể có kết luận chính xác. Do vậy ta cần tính đến mức tăng trưởng về mặt lợi nhuận của nó. Ta thấy rằng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng liên tục tăng trong thời điểm đang xét và năm sau luôn lớn hơn năm trước. Đặc biệt, trong năm 2008 mức lợi nhuận đạt được là rất lớn: 26.589.450 ngàn VNĐ trong khi đó năm 2008 là năm có mức lạm phát lớn nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây, tăng trưởng kinh tế giảm, chỉ đạt khoảng 6,5 %, CT-IN có được mức tăng trưởng như vậy là hoàn toàn đáng ngạc nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do: Thứ nhất CT-IN có một đội ngũ các nhà lãnh đạo giỏi, có kỹ năng. Thứ hai, hoạt động quản trị tốt, đúng quy trình. Thứ ba, CT-IN là một doanh nghiệp luôn thay đổi theo cái mới, tiến bộ. Do vậy, công ty luôn áp dụng những sáng kiến kỹ thuật mới của thế giới, do vậy công ty luôn đạt được lợi thế đi đầu. Ta có thể tính chỉ tiêu về mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm như sau: ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế Vốn chủ sở hữu Từ công thức tính trên ta có bảng sau: Năm 2005 2006 2007 2008 ROE (%) 24,71 23,25 29,34 36,41 Bảng trên cho thấy, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà công ty đạt được là lớn khoảng gần 30%. Điều đó cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, các cổ đông có thể thu được 30% lợi nhuận từ một đồng đó. Đây là một tỷ lệ lớn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân. Kết quả về sản phẩm Đối với lĩnh vực xây lắp- tích hợp hệ thống hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM, bằng trình độ kỹ thuật, năng lực triển khai, trình độ quản lý. CT-IN luôn khẳng định vị trí số một của mình. Điều này cũng được khẳng định đối với việc cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống di động CDMA cho các nhà khai thác như S-Phone, EVN- Telecom và Hanoi Telecom. Đặc biệt CT-IN là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm triển khai toàn bộ pha 1 của hệ thống truyền dẫn Viba PDH và mạng Viba đường trục SDH của Hanoi Telecom trên toàn quốc. CT-IN đã trở thành đối tác tin cậy của các tập đoàn công nghệ thông tin viễn thông lớn trên thế giới như Motorola, Siemens, Ericsson, NEC, Cisco. Song song với việc phát triển các dịch vụ viễn thông. CT-IN đã và đang xây dựng và phát triển công nghệ thông tin bao gồm tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm. Hiện CT-IN là đối tác công nghệ cao ATP duy nhất của Cisco tại Việt Nam và là nhà phân phối phát triển sản phẩm của các hãng IBM, Microsoft, Oracle. Với khẩu hiệu :“Lấy chất lượng quốc tế để phục vụ sản phẩm trong nước”, CT-IN đã nghiên cứu và đưa ra nhiều phần mềm đáp ứng thiết thực nhu cầu của thực tiễn như sản phẩm: “Hệ thống quản lý bán hàng và hoa hồng SnC” là hệ thống phần mềm giúp các doanh nghiệp trong việc quản lý bán hàng, tính toán và lưu trữ các thông tin về số lượng bán hàng, hoá đơn bán hàng, giá cả, hoa hồng, và các báo cáo bán hàng hàng ngày. Kết quả về đóng góp cho ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động Đạt được một kết quả hoạt động kinh doanh tốt, CT-IN cũng có những đóng góp lớn cho nhà nước, hàng năm công ty luôn thực hiện nghĩa vụ về thuế . Tuy nhiên là một doanh nghiệp mới được cổ phần hóa nên CT-IN cũng được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế. Theo Nghị định số 51/199/NĐ-CP, nghị định của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần thì doanh nghiệp đó sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với thành phẩm, dịch vụ là 5%, 10%. Riêng các sản phẩm là phần mềm tin học thì không chịu thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế và phí khác thì phải nộp theo quy định hiện hành. Bảng 6: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Đvị: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thuế GTGT 9.557.577 10.731.345 8.069.244 13.568.741 Thuế TTĐB 0 0 0 0 Thuế xuất nhập khẩu 3.348.508 4.219.167 3.435.205 5.821.236 Thuế thu nhập DN 1.584.146 1.681.134 2.646.720 3.722.523 Tổng cộng 14.490.213 16.631646 14.151.169 23.112.500 Nguồn: Báo cáo tải chính của CT-IN qua các năm Về phía người lao động, CT-IN mang công ăn việc làm tới cho hơn 450 người lao động với mức lương trung bình là 2,5 triệu VNĐ. Ở công ty, mức sống của người lao động được đảm bảo, kể cả đổi tượng là lao động phổ thông. Phần 3: Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh CT-IN là một công ty lớn trong ngành bưu chính viễn thông, 1 đơn vị trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, do vậy công tác xây dựng chiến lược kinh doanh luôn được công ty quan tâm, chú trọng. Công ty đã xây dựng một chiến lược rõ ràng trong những năm tới (từ nay cho tới năm 2015. Đặc biệt trong năm 2009, công ty đã xác định một ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22746.doc
Tài liệu liên quan