Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Qua gần 4 năm học tại trường đại học Kinh tế quốc dân em đã có một vốn kiến thức về các lĩnh vực kinh tế nói chung và kiến thức về chuyên ngành kế hoạch nói riêng. Tuy nhiên sinh viên chúng em ngoài kiến thức lĩnh hội được ở nhà trường còn cần có thêm kiến thức thực tế ngoài xã hội. Thực tập tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên chúng em vận dụng kiến thức lí luận của nhà trường vào việc phân tích lí giải và xử lí các vấn đề thực tiễn, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị. Qua 5 tuần thực tập tại phòng kế hoạch của công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng em đã làm quen và thực hành một số nghiệp vụ của chuyên ngành kế hoạch. Đồng thời tìm hiểu một số đặc điểm của công ty cũng như phương hướng chương trình phát triển của công ty trong tương lai. Được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thanh Hà và các cán bộ công nhân viên trong công ty em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp trình bày một số đặc điểm về tình hình hoạt động của công ty và một số hướng đề tài nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các cô chú trong công ty đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo thực tập tổng hợp này. PHẦN MỘT: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG Quá trình hình thành và phát triển của công ty Ngày 10\02\1981 theo QĐ số 195\BXD_TCCB công ty CPVTVTXM được thành lập. Tiền thân là xí nghiệp cung ứng vật tư_vận tải và thiết bị xi măng. Nhiệm vụ chính của công ty là là cung ứng vật tư vận tải và các thiết bị cho các nhà máy sản xuất xi măng , đảm bảo hoạt động liên tục nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất toàn ngành xi măng Ngày 05\01\1991 sau hơn 10 năm công ty kinh doanh VTVTXM được thành lập theo quyết định QĐ số 824 \BXD_TCLĐ, với sự sáp nhập của hai đơn vị là công ty vận tải Bộ Xây Dựng và xí nghiệp cung ứng vật tư _vận tải thiết bị xi măng. Nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn này là cung ứng vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng (than cám, xỉ pirit, clinker, vỏ bao xi măng …) và kinh doanh tiêu thụ xi măng. Đến ngày 12\02\1993 theo quyết định QĐ 22A\BXD_TCLĐ của bộ trưởng Bộ Xây Dựng, công ty kinh doan VTVTXM đổi tên thành công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng trực thuộc Tổng công ty Xi Măng Việt Nam _Bộ Xây Dựng Công ty VTVTXM là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động hoàn toàn độc lập. Trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời với mục đích đưa doanh nghiệp phát triển theo xu hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế. Ngày 24\4\2006 công ty đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo quyết định QĐ số 208\QĐ_BXD ngày 22\2\2006 Từ ngày 24\4\2006 công ty lấy tên giao dịch quốc tế là: Material Transport Cement Join Stock Company Viết tắt: COMATCE Trụ sở chính: 21A_ Cát Linh _ Đống Đa _Hà Nội Điện thoại (04) 845 7328 _(04) 845 7458 Fax (04) 845 7186 Công ty còn có rất nhiều các chi nhánh văn phòng đại diện ở một số địa phương khác từ Bắc vào Nam Chức năng nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn mới này đã có sự thay đổi đáng kể so với chức năng nhiệm vụ ở các giai đoạn trước +) Tổ chức và thực hiện kih doanh vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy xi măng và phibrôximăng, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, tiến độ và giá cả theo hợp đồng kinh tế đã kí kết. +) Tổ chức thực hiện lưu thông và kinh doanh tiêu thụ xi măng phibrôximăng trên các khu vực được phân công để góp phần cùng các đơn vị khác trong tổng công ty đáp ứg nhu cầu tiêu thụ xi măng cho toàn xã hội. +) Tổ chức các cửa hàng bán lẻ, các đại lý phân phối xi măng theo quy định ngành nghề kinh doanh của bộ đã ban hành để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân. Trong suốt quá trình phát triển, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm để có được sự lớn mạnh như ngày hôm nay. Khi mới thành lập, công ty bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, sự đổi mới cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập đã tạo không ít khó khăn cho công ty như có sự yếu kém cho công ty như có sự yếu kém và thiếu năng động trong việc quản lí…Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là người đông, công ăn việc làm thiếu và khôn ổn định, hơn nữa địa bàn hoạt động lại lớn. Mặt khác, tổ chức bộ máy công ty thời kỳ đó có nhiều biến đổi, khi tách ra khi nhập vào phương thức kinh doanh xi măng cũng thay đổi liên tục nên với trình độ quản lí còn non kém lợi nhuận kinh doanh cứ ngày một thấp dần. Có thể nói năm 1993 là năm khó khăn nhất đối với công ty. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo, điều hành rất có hiệu quả của Tổng công ty xi măng Việt Nam, sự hợp tác giúp đỡ của các công ty thành viên trong Tổng công ty, đặc biệt là có sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tạo đà cho công vươn lên, từng bước khắc phục vượt qua chặng đường khó khăn tưởng như không thể vượt qua và dần dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình bằng kết quả cuối cùng là đáp ứng từng phần các loại vật tư, đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng. Công ty phát triển mạng lưới các trạm cơ sở đậu nguồn để khai thác nguồn hàng, tổ chức bốc xếp, kiểm tra chất lượng hàng hoá các trạm trung chuyển bao gồm: các bến càng, kho bãi để chuyển giao từ phương thức vận tải đường thuỷ sang phương thức vận tải đường bộ và đường sắt để đáp ứng nhu iện trạng từng cơ sở cho phù hợp với việc giao nhận, Cho đến nay, công ty đã tạo ra được những mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều công ty xí nghiệp ở cả miền Bắc và miền Nam, Mở rộng thị trường ra hầu hết các địa phương trong cả nước. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt hiệu quả tương đối cao, hàng năm đem lại cho nhà nước hàng chục tỷ đồng, hoàn thành nhiệm vụ phát triển nguồn vốn, bảo đảm công ăn việc làm cho cán bộ toàn công ty. II.Nhiệm vụ chức năng của công ty: Công ty vần tư vận tải xi măng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu cũng như ổ chức tiền thân của công ty trước đây (xí nghiệp cung ứng vận tải vật tư thiết bị xi măng), được tổng công ty quy định là vừa kinh doanh, vừa phục vụ chuyên cung ứng các loại vật tư đầu vào cho các công ty xi măng trong tổng công ty xi măng Việt Nam như than cám, phụ gia xi măng các loại…Sau đây là những ngành nghề kinh doanh chính của công ty vật tư vận tải xi măng. +) Kinh doanh vật tư thiết bị vật liệu xây dựng +) Kinh doanh vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, dịch vụ vận tải. +) Kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, Clinker, phụ gia, phụ tùng phục vụ cho sản xuất xi măng. +) Kinh doanh xi măng, dịch vụ cho thuê kho tàng và bảo quản hàng hoá. +) Sửa chữa ô tô +) Sản xuất kinh doanh xỷ tuyển Phả Lại cho sản xuất xi măng và các ngành kinh tế khác +) Sản xuất kinh doanh gạch lát +)Sản xuất vỏ bao cung cấp cho sản xuất xi măng nhỏ của địa phương các ngành III. Cơ cấu tổ chức của công ty 1. Đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức của công ty Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua 4 lần biến động lớn: Năm 1981 công ty chính thức đi vào hoạt động; Năm 1991 sáp nhập hai công ty vận tải Bộ Xây Dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư thiết bị Xi Măng; Năm 1993 đổi tên công ty và đến năm 2006 công ty tiến thành cổ phần hoá. Qua mỗi lần biến động công ty đều có sự thay đổi ít nhiều về cơ cấu tổ chức nhằm xây dựng mô hình quản lí phù hợp với điều kiện mới. Kể từ năm 1991 cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức như sau Sơ dồ Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến _chức năng, là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp. Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng, đứng đầu Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền miễn nhiệm, bâu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát…Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền nhiệm vụ được giao phó Phó giám đốc, kế toán trưởng có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong quá trình ra quyết định, chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Trợ lí Giám đốc cũng là người giúp việc cho Giám đốc nhưng chỉ là các công việc liên quan đến việc tiếp nhận giấy tờ, công văn, giao dịch tiếp khách….chứ không có thẩm quyền trong việc ra quyết định. Phó Giám đốc trực tiếp giúp Giám đốc trong một số công việc thuộc một số lĩnh vực hoạt động của công ty và khi Giám đốc đi vắng Phó Giám đốc sẽ thay mặt Giám đốc điêù hành giải quyết những công việc chung đã được Giám đốc uỷ quyền. Ngoài ra còn có 9 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc. Các phòng ban trực tiếp liên hệ thực hiện các kế hoạch của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ của mình. Mô hình tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Theo cơ cấu này mối qua hệ giữa người cấp dưới và lãnh đạo cấp trên là mộ đường thẳng, những cán bộ chức năng sẽ đưa ra những lời chỉ dẫn, lời khuyên, và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến. Công ty tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng đã phát huy được tinh thần trách nhiệm, khả năng của các cán bộ chức năng, nhân viên giỏi trong úa trình sản xuất kinh doanh và diều hành quản lí. Sự truyền thông tin trong công ty thưòng là trực tiếp do đó quá trình truyền thông tin có độ chính xác rất cao, giảm bớt sự rối loạn giữa mệnh lệnh và thông tin của các bộ phận quản lý trực tuyến và các phòng ban chức năng. Tuy nhiên mô hình này cũng bộc lộ một số mặt nhược điểm khi công ty áp dụng. Do quy mô công ty lớn, nhiều phòng ban chức năng, nhiều chi nhánh kinh doanh đòi hỏi sự phân công hợp tác ở trình độ cao, đồng thời sự điều hoà của ban giám đốc đối với các phòng ban khác cũng gặp ít nhiều khó khăn. Ngoài ra do định mức công việc, phân tích công việc, phân công hợp tác …còn ở trình độ thấp do đó dẫn tới tình trạng một số phòng ban có sự chồng chéo về chức năng, mốt số chức năng chưa xác định rõ cụ thể đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty. 2. Nhiệm vụ chức năng quyền hạn từng phòng ban trong bộ máy quản lý 2.1. Khối văn phòng +) Phòng kinh doanh vận tải a. Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc công ty về công tác vận tải và kinh doanh vận tải nhằm đáp ứng yeu cầu sản xuất kinh doanh của công ty Tổ chức thực hiện công tác vận tải và kinh doanh vận tải b. Nhiệm vụ Xây dựng phương án vận ti, bốc xếp hàng hoá đáp ứng nhu cầu vận ti và kinh doanh vận tải của công ty Tiếp cận mở rộng phát triển thị trường kinh doanh vận tải hàng hoá như: chuyển tải than, vận chuyển xi măng, clinker, vận chuyển vật tư máy móc thiết bị… Xây dựng kế hoạch vận tải và kinh doanh vận tải hàng tháng quý năm, phương án khai thác phương tiện luồng tuyến (đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ) +) Phòng tổ chức lao động a. Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lí trong công ty, công tác lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của nhà nước và công ty b. Nhiệm vụ: Định hướng, lập phương án về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh trong toàn công ty trong từng thời kì Chủ trì việc xây dựng Tiêu chuần viên chức chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty Tham mưu về công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các quy chế về đánh giá Tổ chức công tác thanh tra, thi đua khen thưởng, kỉ luật trong công ty +) Phòng kế toán thống kê tài chính a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính trong toàn công ty theo đúng luật kế toán b. Nhiệm vụ Tổ chức bộ máy, hình thức kế toán thống kê từ các đơn vị trực thuộc đến công ty phù hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng quản lí vốn và tài sản của công ty Thu thập xử lí thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán +) Phòng kinh tế kế hoạch a.Chức năng Tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức và thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hoá, công tác quản lí sản xuất kinh doanh, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh b. Nhiệm vụ Xây dựng, quản lí và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung và ngắn hạn của công ty Chịu trách nhiệm trước công ty về việc xây dựng và quản lý các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, hợp đồng kinh tế, nghiên cứu thị trường +) Phòng điều độ a. Chức năng Giúp giám đốc công ty tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp để điều hành sản xuất kinh doanh của công ty b. Nhiệm vụ Thống kê theo dõi số lượng hàng hoá mua, hàng hoá đi trên đường, hàng tiêu thụ, hàng tồn kho Phối hợp với các đơn vị trực thuộc công ty điều hành phương tiện vận tải phù hợp giữa các nguồn hàng, phương thức bốc xếp phù hợp với bến bãi và tiến độ kế hoạch đề ra Thông tin sản xuất giữa công ty với các đơn vị kinh tế liên quan. Chịu trách nhiệm trước công ty về các số liệu báo cáo tổng hợp nhanh +) Phòng đầu tư phát triển a. Chức năng Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hoá ngành nghề của công ty b. Nhiệm vụ Chủ trì và phối hợp vói các phòng ban chức năng trong công ty để xây dựng kế hoạch đâù tư, xây dựng cơ bản ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn của công ty trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt Nghiên cứu, đề xuất và lập các báo cáo nghiên cứu tìên khả thi, khả thi, các báo cáo đẩu tư theo chỉ đạo của giám đốc công ty và kế hoạch đầu tư được cấp trên phê duyệt, phục vụ công tác sản xuất kinh doanh +) Phòng kỹ thuật a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lí về chất lượng sản phẩm hàng hoá, quản lí kĩ thuật xe máy, thiết bị máy móc b. Nhiệm vụ Quản lí và chịu trách nhiệm về mặt chất lượng sản phẩm hàng hoá mua bán, cung ứng vận tải, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị Quản lí về mặt kĩ thuật của các đơn vị sản xuất, quản lí kỹ thuật sử dụng xe ô tô, máy móc thiết bị +) Phòng kinh doanh phụ gia a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai phương án kinh doanh các mặt hàng phụ gia cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng b. Chức năng Tổ chức khai thác các loại phụ gia phục vụ sản xuất kinh doanh được nhà nước và ngành cho phép Lập kế hoạch và đề xuất các phương án triển khai cụ thể về tổ chức khai thác, gia công, mua bán, vận ti, xếp dỡ, bảo quản, giao nhận, … các mặt hàng phụ gia theo tháng, quý, năm +) Văn phòng công ty a. Chức năng Là đơn vị quản lí công tác: hánh chính quản trị, hậu cần an ninh, an toàn cơ quan. Mua sắm và quản lí các tài sản thuộc cơ quan công ty b. Nhiệm vụ Tổ chức công tác văn phòng Quản lí công tác văn thư, lưu trữ và sử dụng con dấu trong toàn công ty Tổ chức công tác chuẩn bị phục vụ các hội nghị sơ kết, tổng kết của công ty 2.2. Khối chi nhánh +) Đoàn vận tải a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lí: Quản lí, khai thác kinh doanh vận tải các đoàn sà lan của công ty, hình thức hạch toán theo báo sổ b. Nhiệm vụ Quản lí, sử dụng, bảo quản tốt các tài sản, phương tiện tiền vốn và lao động được công ti giao Xây dựng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch vận tải, các chỉ tiêu định mức vật tư, nhiên liệu và kinh tế kỹ thuất tiên tiến Phối hợp với phòng kinh doanh vận tải đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vận tải trong ngành và kế hoạch kinh doanh đề ra +) Chi nhánh Phả Lại a. Chức năng Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo kế hoạch và nhiệm vụ được giám đốc công ty duyệt Quản lí toàn bộ các hợp đồng kinh tế mua bán vật tư, vận chuyển bốc dỡ …các mặt hàng được kinh doanh Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các nhiệm vụ quy định về các lĩnh vực chuyên môn do các phòng ban chuyên môn công ty hướng dẫn, đã được giám đốc ban hành +) Chi nhánh tại Quàng Ninh a. Chức năng Cung ứng các loại hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các công ty Xi măng, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ b. Nhiệm vụ Giao dịch, mua, bán, tổ chức giao nhận, áp tải, chuyển tải hàng hoá vật tư chuyên ngành xi măng ( than, xỉ, Clinker, xi măng, các loại phụ gia…) Tổ chức tốt công tác tiếp thị, thông tin về nhu cầu mua bán vật tư hàng hoá chuyên ngành xi măng của khu vực Thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các nhiệm vụ quy định về các lĩnh vực chuyên môn do các bộ phận quản lí chuyên môn công ty hướng dẫn +) Chi nhánh tại Hoàng Thạch a. Chức năng Cung ứng các loại hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của công ty xi măng Hoàng Thạch và các đơn vị tại địa bàn chi nhánh đóng theo dế hoạch của công ty, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ b. Nhiệm vụ Giao dịch, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và kế hoạch về các lĩnh vực mua bán, bảo quản, giao nhận các loại hàng hoá, vật tư chuyên ngành xi măng ( than, xử lí, clinker, xi măng, các loại phụ gia…) Tổ chức tốt công tác trung chuyển, vận chuyển, áp tải, gia công hàng hoá theo công đoạn được phân công 3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam được thành lập theo quyết định số 280\QĐ_BXD ngày 22\2\2006 của Bộ Xây Dựng. Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng, trong đó các ngành nghế kinh doanh chủ yếu là: Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu ( xăng dầu, khí đốt..) Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng, sửa chữa ô tô Kinh doanh, khai thác, chế biến các loại phụ gia xi măng và xỉ thải phục vụ cho sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Sản xuất kinh doanh xỉ tuyển Phả Lại cho sản xuất xi măng và các ngành kinh tế khác +) Về hình thức bán hàng: Công ty bán hàng cho các nhà máy xi măng qua hình thức thanh toán chuyển khoản. Thị trường tiêu thụ xi măng của công ty là tất cả các nhà máy xi măng trên toàn qu ốc 4. Đặc điểm về cơ sở vật chất 4.1. Cơ sở sản xuất kinh doanh Thực tế những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng xi măng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng cũng như chất lượng các mặt hàng, công ty đã được trang thiết bị thêm máy móc thiết bị mới, công tác vận tải đã đáp ứng đầy đủ phương tiện cho nhu cầu cung ứng than, xỉ, đồng thời thực hiện tốt nhất dịch vụ chuyển tải than xuất khẩu và các dịch vụ vận tải về Clinker của Tổng công ty tạo thêm thu nhập cho công ty Công tác quản lí xe máy, ô tô, thiết bị… thường xuyên bổ sung, hoàn thiện và ra các bản kỹ thuật nghiệp vụ, định mức xăng dầu cho ô tô mới và đoàn phương tiện thuỷ. Bàn giao, đánh giá chất lượng xe, kiểm tra nghiệm thu về chất lượng thị trường cho các thiết bị Xưởng tuyển xỉ than tại Phả Lại: Sản xuất tro bay từ xỉ thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại Đoàn vận tải thuỷ: Gồm có 12 xà boong nổi, tổng trọng tải là 2400 tấn và 03 tầu đẩy công suất 190 mã lực\tầu Hệ thống kho bãi tại Nhân Chính: Tổng diện tích công ty đang thuê là 6500m2 trong đó có 2200m2 nhà kho và 3300m2 sân bãi 4.2.Hệ thống văn phòng công ty và trụ sở chi nhánh Các phòng ban ở trụ sở đã được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ và được trang bị hệ thống máy vi tính tạo môi trường và điều kiện thuận lợi Ngoài trụ sở công ty tại 21B Cát Linh Hà Nội, công ty còn có mạng lưới chi nhánh bố trí ở gần các công ty xi măng gần nguồn hàng như: Chi nhánh tại Quảng Ninh, Chi nhánh tại Hải Phòng, Chi nhánh tại Hoàng Thạch, Chi nhánh tại Ninh Bình, Chi nhánh tại Bỉm Sơn, Chi nhánh tại Phả Lại, Chi nhánh tại Phú Thọ, Đoàn vận tải Hà Nội, Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.3.Tình hình về nguồn lao động Lao động là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội là tài sản quý giá nhất của mọi doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng lao động cùng với việc bố trí hợp lí nguồn lao động quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp PHẦN HAI: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CUNG ỨNG VẬT TƯ CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG I. Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005_2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 T.H %K.H T.H %K.H T.H %K.H TH %K.H K.H Tổng doanh thu (tỷ đồng) 500 104 539,219 90 690 88 1155,9 100 2182.128 Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,8 100 3,968 102 8,7 141 32,094 195 33,179 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 1,6 89 2,626 159 2,1 105 2,7 96 4.798 Cổ tức (%) 10 100 7 100 15 100 10 Tổng lượng hàng hoá thực hiện (nghìn tấn) 1530 93 1623 89 1232.6 94 1706 88 2313.28 Tổng số CNV (người) 250 275 298 311 345 TNBQ\người \tháng (triệu) 2,5 100 3,6 140 4,1 108 4,6 118 5,156 Năm 2005 tổng doanh thu đạt 500 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch đề ra, lợi nhuận đạt 1,8 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch. Nộp ngân sách 1,6 tỷ đạt 89% kế hoạch. Thu nhập đầu người có sự gia tăng đáng kể tăng từ 2,5 triệu\tháng năm 2004 lên 3 triệu\tháng năm 2005 góp phần cải thiện đời sống cho Cán bộ công nhân viên trong công ty. Các mặt hàng kinh doanh bán ra đạt 90% kế hoạch đề ra đặc biệt mặt hàng than cám dù rất khó khăn do nguồn vào khan hiếm hơn nhưng công ty vẫn phấn đẩu đạt 98% kế hoạch. Các mặt hàng phụ gia nhìn chung đạt mức kế hoạch 101%, trong đó các mặt hàng do công ty tự khai thác là: xỉ Phả Lại, đá đen, quặng sắt và các dịch vụ vận tảit cho thuê kho bãi đều gần mức đạt kế hoạch riêng các mặt hàng dịch vụ đều vượt mức kế hoạch rất nhiêu, và gia tăng nhiều so với năm trước. Các hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản đã được công ty chú ý và đạt mức kế hoạch 100%. Năm 2005 công ty chưa tiến hành cổ phẩn hoá nên chưa có cổ tức. Năm 2006 là một năm đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, năm đầu tiên triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần, công ty đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận: sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả lợi nhuận 3,968 tỷ đồng băng 221% so với năm 2005. Thu nhập bình quân của người lao động được cải thiện và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 3,6 triệu đồng. Tổng doanh thu 539,219 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch, tăng 1,08 lần so với năm 2005 trong đó doanh thu từ kinh doanh than chiếm 87%. Tổng lượng hàng hoá thực hiện 1.623.000 đạt 89% kế hoạch trong đó chủ yếu là mặt hàng than cám chiếm tới 70,6%. Kinh doanh than giữ được sản lượng cao và đạt 1.146.000 tấn đạt 93% kế hoạch đề ra. Trên cơ sở nhu cầu của các công ty xi măng, công ty đã tích cực bám sát các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than_Khoáng sản Việt Nam để đôn đốc nguồn đảm bảo đưa than về đúng khối lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ. Đồng thời đàm phán với dác công ty xi măng có biện pháp tận dụng nguồn than và tăng tiến độ giải phóng phương tiện. Chính vì vậy đã tạo được sự gắn bó, tín nhiệm với các công ty xi măng. Tuy nhiên do nhu cầu của sản xuất nên một số công ty xi măng đã xác báo giảm lượng than trong 6 tháng đầy năm ngưng nhìn chung trong năm 2006 công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu than cho sản xuất xi măng của ngành. Kinh doanh phụ gia xi măng vẫn được triển khai nhưng sản lượng thực hiện tụt giảm lớn so với những năm trước. Với quan điểm của công ty từng bước xác lập lại thị trường phụ gia giành thị phần để từng bước mở rộng thị trường đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã hình thành mô hình khoán kinh doanh phụ gia và bước đầu đã có nhứng chuyển biến, sản lượng tăng so với những năm trước. Đặc biệt mặt hàng đá Silic cung cấp cho xi măng Hoảng Thạch đã tăng khá. Công tác vận tải đã khắc phục khó khăn về chủng loại và nguồn phương tiện đảm bảo rót than tại các bến trong mọi điều kiện theo kế hoạch phân bổ của từng ngành than. Tuy nhiên với sự biến động của cước phí vận tải, việc khai thác phương tiện gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiến độ cung ứng than cho Công ty Xi măng Hà Tiên 2 bị động và sản lượng vận chuyển xi măng Bút Sơn đi miền Trung và chuyển tải than đạt thấp. Đoàn vận tải công ty đã chủ động trong vận hành để khai thác hợp lí phương tiện trên cơ sở nguồn hàng và luồng tuyến vận chuyển của công ty. Kinh doanh vận tải vận chuyển 240.500 tấn hàng hoá đạt 86% kế hoạch trong đó vận chuyển xi măng là chủ yếu chiếm 85,4% còn lại là vận chuyển than .Do những yếu tố khách quan về phản ứng của dân với lí do môi trường cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong công tác đầu tư quản lí sản xuất từ những năm trước nên dây chuyền sấy vận hành không đúng theo dự kiến và dây chuyền vận hành không đúng theo quản lí sản xuất từ những năm trước nên dây chuyền tuyển cũng như chưa có khả năng hoạt động trở lại nên không có sản phẩm theo kế hoạch. Triển khai kinh doanh xỉ don vẫn được duy trì nhưng sản lượng còn hạn chế, tuyển xỉ 5900 tấn đạt 36% kế hoạch sấy xỉ 4700 tấn đạt 34% so với kế hoạch. Năm 2007 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện giá cả thị trường biến động mạnh, ngành than mặc dù đã tăng giá ngay từ đầu năm 20,6% so với giá bán năm 2006 nhưng vẫn liên tục gây áp lực tăng giá bán và khống chế khối lượng giao dịch từng tháng, quý. Nguồn phương tiện khó khăn do chi phí dầu tăng đã tác động đến việc khai thác phương tiện vận tải than tuyến Hà Tiên 2, thị phần kinh doanh phụ gia và triển khai dịch vụ vận tải… Mặc dù vậy công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ lợi nhuận đạt 8,7 tỷ đồng vượt mức kế hoạch 41%, so với năm 2006 vượt 220%,thu nhập của người lao động tiếp tục duy trì và có phần cải thiện, bình quân đạt 4,1 triệu đồng\tháng vượt 13,6% so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2007 của công ty đạt 690 tỷ đạt 88% kế hoạch, nộp ngân sách 2,1 tỷ đạt 105% kế hoạch. Tổng sản lượng hàng hoá thực hiện 1.232.600 đạt 90% kế hoạch Kinh doanh than vẫn giữ được sản lượng cao và đạt 1.232.600 tấn, vượt 7,5% so với năm 2006. Công ty đã đề ra nhiều biện pháp và tích cực bám sát Tập đoàn than và các đơn vị được phân kế hoạch tại Quảng Ninh để đôn đốc nguồn cả về khối lượng, chất lượng và chủng loại theo hợp đồng cam kết đồng thời đàm phán với các công ty xi măng về các biện pháp tận dụng nguồn than với chất lượng bình quân và tăng tiến độ giải phóng phương tiện. Chính vì vậy đã góp phần hỗ trợ công ty trước áp lực vể tiến độ chủng loại than giao của tập đoàn than và không để xảy ra tình trạng dừng lò do thiếu than. Tuy nhiên lượng than do tập đoàn than giao trong năm 2007 vẫn thiếu hụt 118.000 tấn, đã ảnh hưởng tới dự trữ theo quy định và giảm doanh thu đối với công ty Kinh doanh phụ gia xi măng tuy vẫn được triển khai nhưng sản lượng thực hiện tụt giảm lớn so với những năm trước, chỉ đạt 48 kế hoạchvà bằng 94%của năm 2006. Công tác vận tải vẫn nhận được sự hợp tác và hỗ trợ đắc lực của các chủ phương tiện vận chuyển than lên các tuyến phía bắc, đảm bảo liên tục có phương tiện rót than tại các bến theo kế hoạch phân bổ của ngành than. Công tác triển khai dịch vụ vận tải năm 2007 đạt rất thấp như vận chuyển xi măng đi miền trung đạt rất thấp, mất thị trường chuyển tải than do thủ tục quá phức tạp, chưa thực hiện được dịch vụ vận chuyển clinker Bắc_Trung_Nam. Đoàn vận tải công ty đã tiến hành chủ động trong vận hành để khai thác hợp lý các đoàn phương tiện trên cơ sở nguồn hàng và luồng tuyến vận chuyển của công ty nhưng với biện pháp quản lý và ý thức trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa vận hành chưa được nghiêm túc nên doanh số thực hiện vận tải năm 2007 chưa cao chỉ đạt 146.530tấn đạt 57% kế hoạch trong đó vận chuyển xi măng là 146.530 tấn đạt 75% kế hoạch chuyển tải than không có do vậy đã không đạt được kế hoạch đề ra. Do phản ứng của dân xung quanh nên không thể thực hiện được chạy lại dây chuyền tuyển và dự án đầu tư dây chuyền sấy chưa thực hiện xong nên chưa có sản lượng theo kế hoạch dự kiến. Kinh doanh xỉ don đã bị cạnh tranh quyết liệt trong sáu tháng cuối năm nên thực hiện chỉ đạt 17% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 giá cả thị trường có nhiều biến động lớn, 9 tháng đầu năm giá dầu thế giới tăng đến mức cao kỉ lục trên 14 USD\thùng đã đẩy giá xăng dầu trong nước tăng 156% so với cuối năm 2007 đã tác động đến giá than, phụ gia, dịch vụ vận tải và triển khai thực hiện các dự án đầu tư của công ty. Trong năm 2008 2008 cơn bão khủng hoàng tài chính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước và giai đoạn thiểu phát làm giảm sức cầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhu cầu về xi măng giảm mạnh, sản lượng tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán tiền mua than của các công ty xi măng đối với Công ty nên công ty luôn bị một áp lực rất lớn về thanh toán tiền mua than (05 ngày\lần) đối với tập đoàn than. Trong tình hình khó khăn trên, năm 2008 công ty vẫn có những thuận lợi cơ bản đó là nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng ở mức 6,23%, sản lượng clinker của ngành tăng 6,7% nên nhu cầu về than cho sản xuất của các công ty xi măng luôn ổn định ở mức cao là một thuận lợi lớn đối với công ty về việc làm, thu nhập và là cơ sở để khai thác nầng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh (nhu cầu than tăng 10% so với năm 2007) nên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008. Tổng doanh thu đạt 1.155,9 tỷ đồng đạt 101,2 % so với kế hoạch . Lợi nhuận đạt 32,094 tỷ đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch 195% gấp 3,687 lần so với năm 2007, nộp ngân sách 2,7 tỷ đạt 105% so vói kế hoạch. Tổng lượng hàng hoá thực hiện là 1.706.054 tấn đạt 88% so vói kế hoạch, tang 474 tấn so với năm 2007. Trước sự độc quyền của tập đoàn than cùng với sự biến động liên tục của giá dầu đã làm cho cước phí và nhu cầu vận tải tăng mạnh đã tác động rất lớn đến quá trình cung ứng than, phụ gia và thực hiện dịch vụ vận tải đối với công ty trong năm 2008. Trước những thách thức này công ty đã tận dụng tối đa những thuận lợi, khắc phục khó khăn đề ra nhiều biện pháp điều hành linh hoạt và đã thực hiện đạt được và vượt chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2008. Về cung ứng than: Bám sát tập đoàn than để đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giao than từng tháng, khai thác kịp thời năng lực phương tiện vận tải sông và nhất là v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31806.doc
Tài liệu liên quan