Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần vật tư và XNK - MASIMEX

LỜI MỞ ĐẦU Ngày này , quốc tế toàn cầu hoá đang là xu thế chung của toàn nhân loại. Theo xu hướng ngày nay, một trận tự thế giới mới đang từng bước hình thành đó là các quốc gia trên thế giới đang xích lại gần nhau hơn bằng các mối quan hệ chính trị, xã hội và kinh tế cùng nhau vươn tới đỉnh cao của quy luật phát triển tạo nên sự cân bằng lực lượng giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi chọn thúc đẩy nền kinh tế trong nướ

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần vật tư và XNK - MASIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế của mình, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỷ thuật công nghệ, kỷ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoá văn hoá của nhân loại. Cùng với xu thế phát triển của thị trường nói chung và nền kinh tế nói riêng, Công ty đã nhận ra những yếu kém cũng như những khó khăn mà Công ty đã và đang và sẽ gặp phải. Sau hơn 20 năm thành lập, Công ty đã tìm được hướng phát triển đúng đắn cho mình, đó chính là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu. Đồng thời tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tiếp nhận những cán bộ,nhân viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp với công nghiệp. Sau một thời gian ngắn thực tập ở công ty. Em xin trình bày về Tổng quan của Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu (MASIMEX) thông qua báo cáo tổng hợp của mình. Do thời gian có hạn, cùng như những hạn chế về kiến thức. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn. .Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MASIMEX 1: Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần Vật tự và xuất nhập( MASIMEX ) được thành lập vào tháng 4-1988, khi mới thành lập công ty lấy tên là công ty vật tư rau quả. Đến năm 1993 công ty được Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo quyết định thành lập số 118NN/TCCNQĐ ngày 23/3/1993 và đổi tên thành công ty vật tư và xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam. Công ty tham gia giao dịch đối ngoại với tên quốc tế: Materials supply import-export company và được viết tắt là MASIMEX. Công ty có trụ sở giao dịch tại 46 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm –Hà Nội. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105705 vào ngày 14/3/1993 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. 2: Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty 2.1. Quá trình hình thành phát triển Cùng với xu hướng phát triển của thị trường và nền kinh tế của đất nước. Từ lúc thành lập tháng 4-1988 cho đến nay. Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tiếp thu thêm một cơ sở xí nghiệp bao bì Hưng Yên và giao nhiệm vụ cho xí nghiệp sản xuất, cung ứng bao bì cho các cơ sở trên toàn quốc vào năm 1988. Quá trình phát triển của MASIMEX được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn mới thành lập và giai đoạn phát triển. - Giai đoạn 1:Công ty bước vào hoạt động kinh doanh với số vốn không lớn là 1.035.000.000 VNĐ, trong đó vốn cố định là 331.000.000VNĐ và vốn lưu động là 725.000.000VNĐ. Đây là giai đoạn Công ty mới thành lập và bắt đầu vào hoạt động kinh doanh của mình với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam. Đội ngũ cán bộ của công ty lúc này phần lớn là những người thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao, đặc biệt là khả năng nắm bắt và và khai thác thị trường là chưa có. Do vậy mà trong thời gian đầu Công ty kinh doanh mang tính bao cấp, với nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam. Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn vượt khó khăn và phát triển đi lên(1992 đến nay) Cùng với xu hướng phát triển của thị trường nói chung và nên kinh tế nói riêng. Công ty cũng nhận được những yếu kém cũng như những khó khăn mà công ty đã và đang sẽ gặp phải. Công ty đã tìm được hướng phát triển phù hợp và đúng đắn cho mình, đó chính là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu. Đồng thời tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đạo tạo, tiếp nhận những cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp với công việc. Trong giai đoạn 1992-1996, Công ty đã xây dựng một số nhiệm vụ chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty: Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước. Nâng cao và cải thiện mức sống cho cán bộ, công nhân viên. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ 1996-2008: Trong giai đoạn này Công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, trong đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, ban và người lao động do đó có hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty MASIMEX. 2.2.1. Chức năng của công ty MASIMEX. Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc … cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Mắt khác , công ty MASIMEX còn nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công ty đẩy mạnh và mở rộng hoạt động liên kết kinh tế hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà Nước góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế –xã hội. 2.2.2. Nhiệm vụ của công ty MASIMEX. Công ty MASIMEX thực hiện nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu. Song bên cạnh đó Công ty còn đặt ra cho mình hàng loạt các nhiệm vụ để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng chiến lược kinh doanh. Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoach kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất , gia tăng về mặt khối lượng cũng như chất lượng hàng xuất khẩu mở rộng quy mô thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tạo nguồn phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty. Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. Thường xuyên tổ chức đạo tạo cán bộ nhân viên của công ty. Tham gia hoàn thành tốt công tác xã hội. 3: Đặc điểm kinh doanh của công ty Các công ty kinh doanh thường kinh doanh với nhiều mặt hàng với các chủng loại, nhãn hiệu khác nhau để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình . Công ty ty MASIMEX cũng vậy. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn được nguồn nhập khẩu, khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa cũng như sự ảnh hưởng của cả yếu tố vĩ mô lẫn yếu tố vi mô, Công ty đưa ra quyết định kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này giúp cho công ty vừa đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của nhiều tập khách hàng khác nhau. Với thị trường nội địa, các sản phẩm công ty lựa chọn kinh doanh có cơ cấu như sau: Hàng vật tư cung ứng cho sản xuất gồm : sắt, thép, inoc, bột nhựa PVC… chiếm 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Hàng tiêu dùng bao gồm: tủ lạnh , máy điều hoà , vợt cầu lông, một số mắt hàng may mặc…chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Hàng thiết bị may móc bao gồm: thiết bị y tế, thiết bị trường học, máy xúc , máy đo điện, cáp điện …chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặt hàng chủ yếu mà công ty MASIMEX nhập khẩu để kinh doanh trên thị trường nội địa là hàng vật tư cung ứng cho sản xuất. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam mới tham gia sản xuất do đó, sản lượng cung ứng trên thị trường còn thiếu và còn kém chất lượng trong đó có nhu cầu về mặt hàng vật tư cung ứng cho sản xuất ở Việt Nam là rất lớn Mặt hàng chiếm phần trăm lớn thứ hai trong số các mặt hàng nhập khẩu của công ty đó là hàng tiêu dùng. Từ khi công cuộc cải cách kinh tế của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân theo đó mà tăng lên, họ không chỉ nghỉ là”ăn no mặc ấm” mà còn “ăn ngon mặc đẹp”. Do đó, các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân ngày càng gia tăng. Nhận thức được điều này, Công ty đã đưa mặt hàng tiêu dùng lên vị trí quan trọng thứ hai trong số các mặt hàng mà công ty kinh doanh. Một mặt hàng kinh doanh nữa của công ty tuy chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng đây cũng là một quyết định đúng đắn của công ty khi nhập khẩu mặt hàng kinh doanh. Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về mặt hàng đang ngày càng tăng chính vì thế Công ty đã nhập khẩu ở một số thị trường lớn như: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Singapore…Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục tiến hành tìm kiếm những thị trường mới đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty trong thời gian tới. Như đã nói trên, mặt hàng chủ yếu mà MASIMEX nhập khẩu để kinh doanh là hàng vật tư và thiết bị máy móc. Ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu vật tư và máy móc thiết bị của công ty ở các thị trường qua bảng sau. Biểu 1: Một số thị trường nhập khẩu của công ty (Đơn vị: USD) Năm Nước 2006 2007 2008 Kim ngạch Nhập khẩu Tỷ trọng (%) Kim ngạch Nhập khẩu Tỷ trọng (%) Kim ngạch Nhập khẩu Tỷ trọng (%) 1. Trung Quốc 4.437.196 41,54 8.399.293 45,70 6.136.433 46,08 2. Hàn Quốc 336.475 3,15 727.816 3,96 601.924 4,52 3. Ấn Độ 1.108.765 10,38 2.098.904 11,42 1.270.433 9,54 4. Đài Loan 240.339 2,25 635.920 3,46 479.409 3,60 5. Nhật Bản 887.653 8,31 1.679.859 9,14 1.339.681 10,06 6. Đức 781.904 7,32 975.935 5,31 659.187 4,95 7.Nga 1.042.538 9,76 1.301.247 7,08 917.538 6,89 8. Italia 312.975 2,93 391.477 2,13 182.442 1,37 9. Canada 170.908 1,60 167.251 0,91 245.031 1,84 10.Hoa Kỳ 408.043 3,82 676.355 3,68 580.617 4,36 11. Các thị trường khác 954.948 8,94 1.325.141 7,21 904.217 6,79 12. Tổng cộng 10.681.744 100 18.379.198 100 13.316.912 100 Công ty MASIMEX là công ty nhập khẩu sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho một nền kinh tế đang phát triển. Do đó công ty đã chú ý đến nguồn nhập khẩu ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn, khoa hoc kỷ thuật phát triển hơn như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…Mỗi thị trường nhập khẩu lại có những ưu điểm riêng nên công ty đã mở rộng thị trường nhập khẩu của mình từ nhiều nước chứ không tập trung một hoặc một số thị trường nhập khẩu nhất định. Do đó đã giúp cho công ty giảm rủi ro phần nào khi có biến động của thị trường Hiện nay, tỷ trọng hàng nhập khẩu lớn nhất của công ty vẫn là Trung Quốc – Một thị trường truyền thống của công ty, công ty đã hiểu biết tương đối về thị trường này. Nhưng cùng với xu thế phát triển của thị trường, nhiều nước phát triển, có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam,công ty đã tận dụng những ưu điểm của những thị trường mới này. Dần dần thị trường nhập khẩu mới của công ty lại được mở rộng, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của công ty chiếm 46,08% năm 2008 tiếp đó là thị trường Nhật Bản chiếm 10,06% năm 2008 Những nguồn hàng nhập khẩu như :Italia, Tây Ban Nha, Đài loan.. công ty bước đầu khai thác nhưng tỷ trọng chưa cao. 4: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty MASIMEX Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến tham mưu: Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng Tổng hợp Phòng xuất nhập khẩu 1,2,3.4,5 Tram kinh doanh vĩnh tuy Xí nghiệp sản xuất bao bì Các Phó Giám Đốc Các phòng ban, khối quản lý Các phòng trạm, khối kinh tế Đứng đầu công ty là Giám Đốc, người có quyền điều hành cao nhất, có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty. Để thực hiện trách nhiệm này, Giám Đốc công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý trong công ty, lựa chọn đề bạt, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong chế độ, chính sách và pháp luật. Tiếp đó là các phòng ban kinh doanh: Phòng tổ chức hành chính: Nắm toàn bộ nhân lực của công ty, giúp ban giám đốc trong khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, theo dõi hoạt động hằng ngày của công ty. Phòng tổng hợp:Tổng hợp tình hình thị trường, giá cả trong nước và trên thế giới , theo dõi và thu thập các văn bản pháp luật và dưới luật, quy định xuất nhập khẩu, thuế, hải quan. Thống kê số liệu theo yêu cầu của Giám Đốc và các phòng ban khác. Phòng kế toán tài vụ: Hạch toán kế toán đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch. Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc quyết định hằng năm, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong công ty. Các phòng nghiệp vụ: Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục hải quanm thủ tục thuế…cụ thể là: Phòng xuất khẩu số 1: Chuyên về sắt thép Phòng xuất khẩu số 2: Chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng Phòng xuất khẩu số 3: Chuyên về sắt thép, gồm sứ. Phòng xuất khẩu số 4: Chuyên về máy móc, thiết bị. Phòng xuất khẩu số 5: Chuyên về gồm sứ và hàng tiêu dùng. -Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy: Làm nhiệm vụ kinh doanh vận tải sữa chữa và các dịch vụ khác. -Xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối- Hưng Yên: Tổ chức bao bì, carton các loại cung cấp cho thị trường CHƯƠNG II: NHỮNG PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÔNG TY MASIMEX 1: Những thuận lợi khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Môi trường kinh doanh của công ty MASIMEX ẩn chứa những thuận lợi nhất định nhưng không ít khó khăn cần khắc phục: Thuận lợi: - Việt Nam vừa mới là thành viên của WTO- Tổ chức thương mại thế giới. Điều này mang lại cơ hội lớn cho công ty xuất nhập khẩu phát triển và MASIMEX cũng nằm trong số đó. - Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh của công ty cũng sẽ cởi mở hơn, thông thoáng hơn. - Đảng và chính phủ ngày càng tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp, từng bước cải cách thủ tục hành chính, chính sách luật phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp. Khó khăn: - Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp gây cản trở đối với doanh nghiệp. Ví dụ: Muốn sản xuất dưa hấu sang Trung Quốc, doanh nghiệp phải làm thủ tục có khi mất 2 đến 3 ngày, làm cho dưa hấu bị hư hại, hậu quả là doanh nghiệp bị mất hợp đồng và còn có thể bị phạt vì vi phạm hợp đồng. - Bộ máy hành chính quan liêu, quan liêu, cửa quyền. Đây là rào cản lớn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Để xin được giấy phép hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải gặp khó khăn trong việc xin chữ ký của những người có thẩm quyền, nhiều khi họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau làm cho các doanh nghiệp bị quay như chong chóng. 2: Phân tích chung về Công ty MASIMEX 2.1. Cơ sở vật chất và kỷ thuật và yếu tố tài sản vô hình khác. Trụ sở làm việc chính của công ty là một địa điểm làm việc khá tốt (Nằm trên phố Ngô Quyền). Công ty đã trang bị cho các phòng ban khá đầy đủ các thiết bị làm việc như :bàn, ghế, sổ sách, tài liệu, điện thoại, máy tính, máy phô tô… đã tạo được môi trường làm việc khá thuận lợi và tốt cho nhân viên phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên việc lưu trữ chứng từ sổ sách còn mất nhiều thời gian. Việc quản trị, lưu trữ dữ liệu còn rất khó khăn do công ty chưa áp dụng việc quản lý dữ liệu trong các máy tính nội bộ. Nhưng công ty lại có một tài sản vô hình quý giá và danh tiếng là uy tín của công ty đã biết đến trên thị trường trong nước và quốc tế, chỗ đứng của công ty tương đối vững chắc, mặt khác Công ty còn có một nền tảng khách hàng đặc biệt là đối với những bạn hàng rất lớn và truyền thống. 2.2. Nhân sự của công ty. Tình hình nhân sự của công ty MASIMEX được thể hiện qua bảng biểu sau: Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lao động Tỷlệ (%) Lao động Tỷ lệ (%) Lao động Tỷ lệ (%) Tổng số CBCNV 92 100 90 100 88 100 Trong đó: - Đại học và trên đại học. - Trình độ trung cấp. -Công nhân kỷ thuật. 33 18 41 35.87 19,57 44,56 34 18 38 37,78 20,00 42,22 36 15 37 40,91 17,05 42,04 Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu (MASIMEX) với đội ngũ cán bộ nhân viên hiện nay là 88 người, có trình độ đại học và trên đại học 36 người chiếm 40,91%, trình độ trung cấp 15 người chiếm 17,07 %, công nhân kỷ thuật 37 người chiếm 42,04 %. Như vậy trình độ lao động nói chung của công ty là khá cao, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác trong số cán bộ công nhân viên đó thì nam giới chiếm phần lớn đây là thuận lợi của công ty vì hoạt động của công ty đòi hỏi nhiều về giao dịch trực tiếp và phải đi nhiều nơi. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu do đó giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cán bộ công nhân viên. Từ giám đốc đến tất cả các thành viên đều được chuẩn hoá về năng lực, trình độ chuyên môn để thực hiện đúng chuyên môn, chức năng và nhiệm vụ của mình. 2.3.Khả năng tài chính của công ty Công ty MASIMEX là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp. Khi mới thành lập về kiện toàn vốn kinh doanh của công ty chưa lớn. Tổng vốn kinh doanh của công ty là 1.035.000.000VNĐ. Vốn cố định là 331.000.000VNĐ, vốn lưu động 725.000.000 VNĐ. Đối với một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì vốn kinh doanh trên là tương đối, Do đó, để đảm bảo và phát triển được hoạt động kinh doanh của mình, công ty phải thường xuyên vay vốn ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Qua các năm hoạt động kinh doanh công ty đã phát triển, không những trả hết nợ mà còn có lãi. Lãi đó công ty dung một phần góp vào vốn hoạt động của công ty. Do đó vốn của công ty đã tăng dần qua các năm. Tính đến năm 2008, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 40.693.000.000 VNĐ. Biểu 3: Vốn kinh doanh của công ty MASIMEX từ năm 2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) 1. Vốn cố định 7,058 24,20 8,316 23,5 8,790 21,60 2. Vốn lưu động 22,107 75,80 27,070 76,5 31,903 78,40 3. Tổng vốn kinh doanh 29,165 100 35,386 100 40,693 100 Nguồn cung cấp: Phòng kế toán tài chính của công ty Như vậy cùng với sự kinh doanh hiệu quả của công ty thì nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng tăng dần. Do số lãi mà công ty thu được, Công ty đã dùng một phần góp vốn của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn nữa. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Với những nổ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được thành tích đáng kể như sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty MASIMEX. ST T Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008/2007 Giá trị % A Kinh doanh XNK USD 20.269.553 23.974.493 3.704.940 118,27 1 Xuất khẩu USD 19.026 18.120 - 906 95,24 2 Nhập khẩu USD 20.250.527 23.956.373 3.705.846 118,30 B Sản lượng Tấn 1.335 1.457 122 109,14 C Doanh số (chưa thuế) 1000đ 325.000.000 394.949.000 69.949.000 121,52 1 Kinh doanh XNK 1000đ 317.000.000 385.989.000 68.989.000 121,76 2 Sản xuất 1000đ 7.000.000 7.840.000 840.000 112,00 3 Kinh doanh dịch vụ 1000đ 1.000.000 1.120.000 120.000 112,00 D Nộp ngân sách 1000đ 41.300.000 30.472.000 -10.828.000 73,78 E Lợi nhuận 1000đ 3.087.500 3.357.032 269.532 108,73 F Tổ chức cán bộ 1 Số lao động Người 90 88 - 2 97,78 2 Tiền lương BQ/người 1000đ/ tháng 1.400 1.700 300 21,43 Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2007-2008 Năm 2008 sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. Thị trường biến động bất thường, lãi suất ngân hàng tăng cao nhưng bằng sự nổ lực của cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ được giao, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, để xuất tham mưu và tổ chức lao động, bố trí cán bộ hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Năm 2008 không để lại sai sót gì nghiệp vụ, hoạt động tài chính được quản lý tốt, bảo toàn vốn. Do vậy năm 2008, Công ty đạt giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 23.974.493 USD tăng 18,28% so với năm 2007. Tức là tăng thêm 3.704.940USD. Đây chính là kết quả xứng đáng mà công ty đã nổ lực phấn đấu do mở rộng một số mặt hàng mới, thực hiện nhiều hợp đồng có giá trị.Trong năm này, doanh thu từ hoạt động sản xuất tăng 12% so với năm 2007, tức là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thêm một lượng 840.000.000 VNĐ, chính là do hoạt động sản xuất sản xuất được đầu tư dây chuyền thiết bị mới đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với mức lợi nhuân luôn luôn đạt cao và vượt mức so với cùng kỳ năm trước và đều tăng qua các năm, lợi nhuận của công ty đạt được năm 2008 là 3.357.032.000VNĐ, tăng 8,73% so với năm 2007, tức là lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm 269.532.000VNĐ. Kết quả này chứng tỏ hướng đi của công ty là đúng đắn và cần phát huy đúng hơn. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CUẢ CÔNG TY MASIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP. 1:Xây dựng mục tiêu kinh doanh của công ty MASIMEX. Trong những năm tới, công ty tiếp tục cũng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới kinh doanh và chiến lược kinh doanh hợp lý, tạo ra sự phối hợp thống nhất trong toàn công ty, đủ sức đứng vững và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, và mục tiêu lớn nhất là trở thành một hãng kinh doanh lớn làm chủ một mặt hàng chiến lược. 2: Phương hướng kinh doanh của công ty . Nhìn chung kinh doanh xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hấp dẫn nhưng khá phức tạp vì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, Công ty không thể tính đến yếu tố này trong quá trình xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chủ trương tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn, phát huy hết năng lực của từng cá nhân trong công ty. Và khi cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty không đặt được nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ kinh doanh chiến lược của công ty nữa mà chuyển sang lĩnh vực kinh doanh sản xuất và dịch vụ là lĩnh vực hoạt động chính của công ty. Nhưng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng không kém phần quan trọng tạo nên doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng của Công ty phát triển trong thời gian tớí. Công ty đề ra: -Đẩy mạnh tỷ trọng sản xuất và dịch vụ - Tăng lợi nhuận để mỗi cổ tức phải đạt được 12% trên mỗi năm, đảm bảo doanh thu cho mỗi cổ đông - Giữ vững và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu - Cố gắng tăng doanh thu lên 15% mỗi năm. Để góp phần thực hiện được phương hướng kinh doanh chung của công ty, thì riêng hoạt động nhập khẩu của công ty có phương hướng sau: Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, phấn đấu đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tăng cường hoạt động tiếp cận với bạn hàng nước ngoài để tổ chức được cơ sở nhập hàng tin cậy, phấn đấu đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tăng cường hoạt động tiếp cận với bạn hàng nước ngoài để tổ chức được cơ sở nhập hang tin cậy, phấn đấu đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động nhập khẩu - Hướng tới nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước. - Kinh doanh nhập khẩu và khai thác nguồn hàng trong nước về vật tư,chú trọng nhập khẩu các vật tư hiện đại. - Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức nhập khẩu mà công ty sử dụng, đồng thời đa dạng hoá các hình thức nhập khẩu. Duy trì và cũng cố mối quan hệ các bạn hàng mà công ty đã có, đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu và khách hàng mới. Để cũng cố và góp phần tạo điều kiện cho những phương hướng nhập khẩu trên, công ty cũng có những định hướng phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với định hướng chung của công ty: Bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, bổ sung cán bộ của công ty thông qua tuyển dụng lao động mới nhất lĩnh vực của công ty định hướng phát triển Sau khi đã vạch ra phương hướng kinh doanh cho công ty, công ty đã xác định những nhiệm vụ công ty cần phải làm trong thời gian tới. 3: Nhiệm vụ cụ thể của công ty trong thời gian tới. Năm 2009 là năm công ty tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bị thu hẹp và nhiều biến động. Cạnh tranh trong nướccũng ngày càng ác liệt. Do vậy Công ty xây dựng kế hoạch năm 2009 với các mục tiêu, nhiệm vụ sau: - Thực hiện tốt định hướng của công ty về công tác kinh doanh nhập khẩu, các đơn vị phấn đấu có mặt hàng ổn định , lâu dài tăng nhanh kim ngành xuất nhập khẩu. - Tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạng lưới kinh doanh, phân công kết hợp một cách hợp lý tạo sức mạnh cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường cao nhất - Liên doanh, liên kết với các công ty khác, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và dịch vụ. - Từng bước xác định các tiêu chuẩn về mặt hàng kinh doanh, không mua, không sản xuất, không sản xuất, không bán những mặt hàng không đảm bảo chất lượng, nhằm nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. - Thực hiện đẩy đủ các quy chế về quản lý tài chính Nhà nước, thực hiện tốt việc huy động vốn từ cổ đông của công ty. - Hoàn thiện phương án kinh doanh , tổ chức, điều hành, quản lý kinh doanh. - Ổn định và hoàn thiện tổ chức bộ máy: Rà soát và hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Tiếp tục hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty cho phù hợp với năng lực - Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho một số cán bộ ở một số vị trí Ngày nay, các công ty kinh doanh ngày càng gặp nhiều khó khăn, rủi ro do cơ chế thị trường. Nó như một quy luật chọn lọc kẻ mạnh sẽ chiến thắng, những doanh nghiệp nào có định hướng đúng đắn, nắm bắt được cơ chế thị trường, cơ hội kinh doanh, cơ hội kinh doanh …thì sẽ tồn tại và ngược lại Vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh, tuỳ từng thời điểm cụ thể mà mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp. Vấn đề là người quản lý của doanh nghiệp phải có những sách lược mềm dẻo, phù hợp với mục tiêu đề ra, trên thực tế các doanh nghiệp khó có thể cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. 4:Định hướng đề tài thực tập Đề tài 1: Nghiên cứu thống kê hoạt động hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư của công ty MASIMEX giai đoạn 2005-2008 Đề tài 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị MASIMEX giai đoạn 2005-2008 KẾT LUẬN Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách và đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã từng bước đi lên và phát triển mãnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đã tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới. Từ đó các doanh nghiệp đã tìm cho mình những hướng đi đúng đắn khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mỗi doanh nghiệp phần nào đã có những thành công khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần vào công cuộc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng các doanh nghiệp này cũng gặp phải không ít những khó khăn, và có không ít các vấn đề đặt ra cần giải quyết. Qua thời gian thực tập tại công ty MASIMEX. Em đã tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty, kết hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp. Em đã có định hướng về đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Để hoàn thành chuyên đề thực tập. Em mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn thầy giáo PGS.TS Trần Ngọc Phác và các cán bộ công nhân viên trong công ty MASIMEX. Em xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22442.doc
Tài liệu liên quan