LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Một doanh nghiệp sẽ gặp không ít những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy bất kì doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho mình một mục tiêu hoạt động kinh doanh. Đó là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doah của doanh nghiệp. Để có thể vận dụng tốt những mục tiêu này, các doanh nghiệp phải vận dụng,khai thác triệt để các cách thức, các phương pháp sản xuất kinh doanh, kể cả thủ đoạn để chiếm lĩnh thị trường, hạ giá thành sản phẩm, quay vòng vốn nhanh kịp thời cho đầu tư cung ứng thiết bị nguyên vật liệu cho sản xuất… dĩ nhiên là trong khuôn khổ mà pháp luật hiện hành cho phép. Có thể nói, công việc quản lý sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp để đạt hiệu quả là không phải dễ mà ai cũng làm được. Làm thế nào để có đủ vốn, làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả, việc quản lý hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng … để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, để thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh đang đặt ra bài toán khó với tất cả các doanh nghiệp hiện nay.
Công ty cổ phần Tràng An cũng là một doanh nghiệp khá lâu trên thị trường Việt Nam do đó không mấy lạ lẫm với những khó khăn mà doanh nghiệp có thể đối mặt. Tuy nhiên đây là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đang phải chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Mặt khác đây là một doanh nghiệp Nhà nước cho nên vẫn có những hạn chế nhất định trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay với sự đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp cũng đã có những thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cố gắng đuổi kịp với xu hướng dễ thay đổi khách hàng. Đặc biệt nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, năm 2004 công ty bánh kẹo Tràng An đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tràng An để huy động vốn đầu tư đảm bảo sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trên thị trường.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Tràng An
Tên giao dịch quốc tế: Tràng An joint – stock corporation
Địa điểm công ty: Số 30 – Phùng Chí Kiên – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Hình thức pháp lý: Hoạt động dưới dạng công ty cổ phần
Tel: 04.7564459 – 04.7564184
Fax: 8447564138
Website: www.trangan.com/
Lĩnh vực kinh doanh: Chủ yếu là sản xuất các loại bánh, kẹo
Phạm vi hoạt động: Công ty cổ phần Tràng An hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có thể mở nhà máy, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty bánh kẹo Tràng An là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội, là một đơn vị kinh tế độc lập được thành lập theo thông báo số 1113 CP (21/1/1992) của Bộ Công nghiệp nhẹ và QĐ 2138 /QĐUB (08/11/1992) của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty được đặt tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy – Hà Nội và có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bánh kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân thủ đô và cả nước sản phẩm của công ty từ lâu đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên toàn quốc và đến tháng 10 năm 2004 công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần Tràng An theo quyết định số 6238/QĐUB ngày 24/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty là: 22,2 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 51.7%. Công ty có giấy phép kinh doanh số 0103005601 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 10 năm 2004. Để có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường như ngày hôm nay, công ty đã phải trải qua không ít những khó khăn thử thách.
Như vậy, công ty cổ phần Tràng An tiền thân là " Xí nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà Nội" được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô,với các tên gọi qua từng thời kỳ: Xí nghiệp Bánh kẹo Hà Nội -> Nhà máy bánh kẹo Hà Nội -> Công ty bánh kẹo Tràng An rồi đến nay là công ty cổ phần Tràng An. Với kinh nghiệm hơn 40 năm, công ty cổ phần Tràng An không ngừng phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Được biết, ngày 20/3/2007, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An đã chính thức làm lễ ra mắt tại Hà Nội và Công ty có số vốn điều lệ 60 tỷ đồng, hiện đã thu hút gần 1.000 nhà đầu tư là các tổng công ty, doanh nghiệp tham gia đóng góp vốn.
Công ty có nguồn gốc từ xí nghiệp kẹo Hà Nội hợp với xí nghiệp Mỳ Nghĩa Đô. Ngay từ buổi đầu tiên đó, công ty đã vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Trong khi các đơn vị khác vẫn được hưởng sự trợ cấp thì công ty phải tự đi lo tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm nơi tiêu thụ. Đầu vào không đủ, đầu ra lại chậm, vốn thiếu trầm trọng (lúc đó công ty chỉ có 200 triệu đồng tiền vốn), tưởng chừng công ty không thể vượt qua nổi. Trong điều kiện kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, siêu lạm phát xảy ra thường xuyên, công ty lại đứng trước những thử thách mới.
Nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao (80% có bằng đại học) và một lớp công nhân lành nghề, có trách nhiệm, công ty đã dần vượt qua được cơn khủng hoảng. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ còn bó gọn trong phạm vi toàn quốc mà công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Số lượng và chủng loại sản phẩm của công ty ngày càng tăng, nếu như ban đầu công ty chỉ sản xuất 5 mặt hàng đơn điệu thì đến nay chủng loại mặt hàng của công ty đã lên tới hàng chục loại, trong đó sản phẩm kẹo hương cốm và bánh kem quế là hai sản phẩm nổi tiếng rất được ưa chuộng và đã đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận khá lớn. Có thể giai đoạn từ năm 1992 trở lại đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của công ty. Sự chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh đã giúp công ty phát triển nhảy vọt về mọi mặt:
Về mặt hàng: 40 mặt hàng với chất lượng cao, chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt kẹo hương cốm, kẹo sôcôla, bánh kem quế của công ty rất được ưa chuộng.
Về trình độ sản xuất kinh doanh: Thay thế hai dây chuyền lạc hậu của những năm 60 là dây chuyền hiện đại của Đài Loan, Đức, Ba Lan. Đến năm 2000 công ty đầu tư thêm hai dây máy sản xuất Snack, bánh kem quế và bánh quy cao cấp.
Về sản lượng: Do mở rộng quy mô và nâng cao sản xuất cho nên sản lượng của công ty ngày một tăng. Nếu như năm 1992, công ty sản xuất được 2100 tấn bánh kẹo các loại thì năm 2007 vừa qua, công ty đã sản xuất được 4000 tấn các loại.
Về doanh số: Từ một công ty hàng năm thu được không quá 12 tỷ đồng tiền vốn nay công ty đã đạt được doanh số hơn 60 tỷ đồng 1 năm trong đó lợi nhuận chiếm 10%. Vốn tự có của công ty theo đó cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay công ty đang nắm trong tay khoảng hơn 30 tỷ đồng vốn lưu động một con số đáng kể với một công ty thuộc loại hình vừa và nhỏ.
Nhìn lại chặng đường tồn tại và phát triển đầy khó khăn gian khổ mới thấy hết được những nỗ lực phi thường của công ty để khẳng định mình. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại. Ngoài ra công ty còn phải đối đầu với những thách thức mới khó khăn hơn đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị cạnh tranh trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… Tình hình này lại đòi hỏi công ty phải có những sách lược mới. Hiện nay công ty đang tăng cường công tác thị trường như: nắm vững bán hàng, nghiên cứu thị trường bánh kẹo cao cấp để không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng. Chúng ta mong rằng với những sách lược mới công ty có thể đứng vững và trong tương lai tiếp tục cạnh tranh và phát triển mạnh hơn.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Tràng An
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Tràng An
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng kĩ thuật cơ điện
Phòng tài chính và kế toán
Phòng ngcứu & phát triển
Phòng marketing
Phòng QC (KSC)
Văn phòng
Phòng kế hoạch sản xuất
Phân xưởng cơ điện (cơ khí, lò hơi)
XN bánh II
Sản xuất Snack
XN bánh I
Sản xuất kem quế, bánh quy
XN kẹo II
Sản xuất kẹo mềm, bánh pháp
XN kẹo I
Sản xuất kẹo cứng
3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Tại Công ty cổ phần Tràng An hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty chia thành: một ban giám đốc, 7 phòng ban chức năng và 4 xí nghiệp sản xuất sản phẩm.
- Ban giám đốc: có Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều khiển việc quản lý công ty, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. Sắp xếp, bố trí nhân sự. Tổng giám đốc có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
- Phó Tổng giám đốc: Phụ trách kinh doanh và phụ trách kĩ thuật, là người trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, sau đó báo cáo lên tổng giám đốc.
Các phòng ban chức năng:
- Ban kiểm soát chất lượng (KSC): gồm 5 người
Chức năng, nhiệm vụ: kiểm soát quá trình sản xuất theo các văn bản ISO; kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường đồng thời lập hành động khắc phục; lưu mẫu thành phẩm; nghiên cứu phân tích tổng hợp đánh giá chất lượng; kiểm soát thiết bị kiểm nghiệm.
- Phòng kế hoạch sản xuất: 26 người
Chức năng, nhiệm vụ: tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược và đầu tư dài hạn, trung hạn; lập và theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả báo cáo kế hoạch tháng, quý, năm; thống kê, theo dõi báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; phân tích và xử lý các thông tin về vật tư đầu vào, lao động, tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tiêu thụ sản phẩm…làm cơ sở lập và điều chỉnh kế hoạch điều độ sản xuất. Tính toán phân tích giá thành kế hoạch, điểm hòa vốn kế hoạch, tham gia lập dự án đầu tư nghiên cứu phát triển. Cấp phát, thanh quyết toán vật tư, nguyên liệu, điều động lao động. Tổng hợp, xác nhận các loại công đơn giá, thanh toán lương sản xuất. Định mức lao động, theo dõi quyết toán, thưởng phạt khoán sử dụng điện, năng lượng, nhiên liệu.
Đảm bảo nguyên liệu sản xuất đầu vào kế hoạch, làm các thủ tục mua nguyên liệu sản xuất. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp cung ứng vật tư hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo kịp thời sản xuất. Tổ chức cấp phát vật tư cho các đơn vị. Phối hợp với các bộ phận khác thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng các loại hàng trong kho.
- Phòng kĩ thuật cơ điện: 18 người
Chức năng, nhiệm vụ: Lập và quản lý hồ sơ kĩ thuật về tài sản cố đinh, lý lịch máy, bản vẽ thiết kế… lập và triển khai thực hiện kế hoạch thiết bị bao gồm: kế hoạch trung và dài hạn, kế hoạch hàng tháng. Tổng hợp công tác định kì báo cáo tổng hợp (hàng tháng, quý, năm); đảm bảo vật tư phụ tùng máy móc thiết bị; nghiên cứu, phát triển hợp tác khoa học kĩ thuật. Ban hành các định mức liên quan đến công tác thiết bị (chế tạo, sửa chữa, sử dụng nhiên liệu năng lượng); kiểm tra chất lượng vật tư kĩ thuật (phần thiết bị, dụng cụ cơ khí, kiến thiết cơ bản); đầu tư xây dựng cơ bản (quản lý hệ thống mạng máy tính; vệ sinh công nghiệp môi trường; tổ chức quản lý thực hiện sửa chữa cơ điện.
- Phòng Marketing và bán hàng: gồm 25 người
Chức năng,nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ bán hang như: lập hóa đơn, giao hàng cho khách; tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm; theo dõi tiến độ bán hàng, dự đoán lượng tiêu thụ phục vụ, lập kế hoạch bán hàng; thu thập thông tin thị trường qua hệ thống phân phối; xây dựng chính sách hỗ trợ cho từng kênh phân phối; xây dựng chiến lược phân phối theo mục tiêu phát triển của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách phát triển trong và ngoài nước; hoạch định và triển khai các chiến lược, chương trình tài trợ, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng, hợi chợ triển lãm, truyền thông.
- Phòng tài chính kế toán: gồm 5 người
Chức năng,nhiệm vụ: Theo dõi tập hợp số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán; tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kì tài chính. Đề xuất các giải pháp kinh tế kĩ thuật phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty; theo dõi và đề xuất các biện pháp kế toán trong các nghiệp vụ có liên quan đến hợp đồng mua vật tư, bán sản phẩm của công ty. Tính toán trích nộp đúng quy định những khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước như: thuế, các loại bảo hiểm cho người lao động…
- Phòng nghiên cứu và phát triển: gồm 3 người
Chức năng, nhiệm vụ:
Xây dựng hồ sơ kĩ thuật công nghệ gồm: xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiến bộ kĩ thuật, hồ sơ tài liệu thuộc lĩnh vực kĩ thuật công nghệ và kiểm soát chất lượng; tổng hợp công tác khoa học kĩ thuật và báo cáo hàng tháng, quý, năm; quản lý các thiết bị, dụng cụ thử nghiệm; xây dựng và ban hành quy trình công nghệ các sản phẩm; thực hiện biên soạn các tài liệu hệ thống chất lượng và kiểm soát quá trình tại các dây chuyền sản xuất; quản lý hồ sơ sở hữu trí tuệ; triển khai xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Về nghiên cứu chiến lược: Hoạch định, triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, mục tiêu tổng quát, mục tiêu từng giai đoạn; tổ chức xử lý thu thập lưu trữ, cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho việc hoạch định chiến lược. Nghiên cứu phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm tăng lượng tiêu thụ và hiệu quả thiết kế mẫu mã bao bì và phát triển kinh doanh.
- Văn phòng công ty: gồm 17 người
Bao gồm các bộ phận: bộ phận hành chính,bộ phận tổ chức nhân sự,bộ phận văn thư,bộ phận y tế,bộ phận bảo vệ.
Chức năng,nhiệm vụ của bộ phận hành chính: phục vụ hội đồng quản trị, tổng giám đốc; mua cấp phát, tổng hợp văn phòng phẩm cho các đơn vị; quản lý máy, thiết bị văn phòng, tài sản thuộc văn phòng công ty. Theo dõi kiến thiết cơ bản và đầu tư xây dựng; tổ chức khai thác nguồn thu (cho thuê mặt bằng, nhà xưởng, bãi đỗ xe).
Chức năng,nhiệm vụ của bộ phận tổ chức nhân sự: nghiên cứu xây dựng phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân sự, cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với hoạt động của công ty từng thời kì; xác định nhu cầu đào tạo tuyển dụng và bố trí cán bộ nhân viên, lựa chọn các tiêu chuẩn phương pháp tuyển dụng phù hợp; giải quyết chế độ đối với người lao động; quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức; thiết lập và cập nhập bổ sung; tham gia xây dựng các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động (hệ thống phân phối tiền lương, thưởng…); công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, quân sự, bảo vệ.
Chức năng,nhiệm vụ của bộ phận văn thư, y tế: Bộ phận văn thư quản lý con dấu, các thủ tục văn thư và các hồ sơ khác; quản lý theo dõi tình hình sử dụng các trang thiết bị thông tin (tổng đài điện thoại, Fax, Photocopy, Computer…). Bộ phận y tế thực hiện công tác y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Các xí nghiệp sản xuất bao gồm:
Giám đốc các xí nghiệp sản xuất là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của xí nghiệp theo quy định của công ty. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng năm được công ty giao phải xây dựng phương án tổ chức và quản lý các hoạt động của sản xuất bao gồm: lao động, vật tư, sản phẩm, thiết bị, bảo hộ lao động, an toàn lao động, tiền lương… theo các quy định của công ty, đảm bảo hoàn thành kế hoạch,nhiệm vụ được giao.
4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty cổ phần Tràng An qua nhiều năm hoạt động, sản phẩm cùng với tên gọi của công ty đã khẳng định được thế mạnh trên thị trường. Ngày nay, với kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại được nhập từ các nước Pháp, Trung Quốc… sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng ưa thích, xứng đáng với danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay công ty sản xuất gần 100 chủng loại bánh kẹo. Trong quá trình tạo nên sản phẩm, mỗi sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và tạo nên từ việc kết hợp nhiều nguyên liệu. Trong giá thành sản phẩm sản xuất ra, nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn khoảng 60% – 70%. Để có thể tạo được hiệu quả trong sản xuất thì công tác tổ chức nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Các nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm bánh kẹo bao gồm: bột mì, đường kính, mì chính, dầu ăn, hương liệu, bơ sữa và các gia vị khác trong đó đường kính và bột mì là nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong sản xuất các loại sản phẩm của công ty và đặc biệt là trong các loại bánh.
- Đặc điểm chung của sản phẩm bánh kẹo:
Sản phẩm bánh kẹo là những sản phẩm được tiêu dùng ở mọi tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày.
Đây là những sản phẩm mà mức độ tiêu thụ của nó có tính chu kì, tức là trong một năm mức tiêu dùng chúng sẽ khác nhau tùy từng thời điểm.
Đây là những sản phẩm thuộc đồ ăn ngọt, thành phần chủ yếu là các nguyên liệu hữu cơ, dễ bị vi sinh phá hủy, nên thời hạn bảo hành ngắn (thông thường là 60 ngày), tỉ lệ hao hụt tương đối lớn và yêu cầu vệ sinh cao. Khác với sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn (chỉ trong khoảng 1-3 giờ), vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của công ty, bao gồm: kẹo caramen béo, hoa quả, kẹo sữa… Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng. Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại Công ty cổ phần Tràng An với dây chuyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi thơm, giòn, dễ ăn, hương vị hài hòa. Tuy nhiên trong công ty thì sản phẩm kẹo mềm chiếm ưu thế hơn cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu hiện nay trên thị trường về kẹo thì kẹo mềm vẫn được nhiều người yêu thích hơn, kẹo mềm gồm: kẹo mơ, sữa, dừa, cốm…
Về sản phẩm bánh công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để cho ra xưởng các loại bánh như: bánh kem quế, biscuit, snack… Đặc biệt, bằng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, năm 2005 vừa qua, công ty đã đưa vào sản xuất mặt hàng bánh Pháp, bước đầu đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Với những điều kiện về vị trí địa lý cũng như tự nhiên cộng với dân số trên 80 triệu dân, thị trường bánh kẹo nước ta đã tạo nên một sức thu hút lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thị trường bánh kẹo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một thị trường rất sôi động với số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường cũng rất đông đảo và danh mục các loại sản phẩm trong lĩnh vực này trên thị trường cũng rất đa dạng. Để nhận biết rõ những nét nổi bật về thị trường bánh kẹo nước ta trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những đặc điểm chung về thị trường bánh kẹo bao gồm những đặc điểm sau:
Hàng hóa trên thị trường là bánh kẹo, đây là những loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng của nó đều có ở tất cả mọi người và đây là những loại mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Đây là lĩnh vực kinh doanh mang tính thời vụ, ở những thời điểm khác nhau trong năm nhu cầu tiêu dùng loại mặt hàng này của người tiêu dùng cũng khác nhau. Thời điểm nhảy cảm nhất là giai đoạn cuối năm và hai tháng đầu năm. Thời điểm lễ tết, nhiều lễ hội và đám cưới, thời tiết mát mẻ khi đó nhu cầu mua bánh kẹo tăng lên rất nhanh.
Khách hàng trên thị trường này là tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên là mức tiêu dùng loại sản phẩm này ở mỗi khách hàng tăng giảm phụ thuộc vào lứa tuổi của họ. Khi tuổi càng cao thì nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này càng giảm. Những đặc điểm này chi phối rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực bao gồm các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống như bánh đậu xanh, Rồng Vàng, kẹo dừa Bến Tre… Do đó, trong những năm gần đây sản phẩm trên thị trường nước ta tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, ta có thể thấy rõ qua bảng dưới đây:
Bảng: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo.
Khu vực cung cấp
2005
2006
2007
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
Doanh nghiệp nhà nước
50130
42,1
52760
41,0
56250
40,2
Công ty liên doanh
16313
13,7
17887
13,9
19729
14,1
Các thành phần kinh tế khác
35484
29,8
37833
29,4
41418
29,6
Nhập khẩu
17147
14,4
20203
15,7
22528
16,1
Tổng cộng
119074
100
128683
100
139925
100
So với năm trước
108,1
108,7
Qua bảng trên ta thấy sản lượng trên thị trường bánh kẹo toàn quốc là rất lớn và tăng qua từng năm, đối với sản lượng của công ty thì mặc dù cũng tăng qua các năm (từ 3151 tấn năm 2005 lên 4000 tấn năm 2007). Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ so với thị trường. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh như vậy, Công ty cổ phần Tràng An phải chịu một sức ép rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Tràng An có một đối thủ cạnh tranh lớn đó là công ty bánh kẹo Hải Châu. Hải Châu cũng sản xuất một số sản phẩm tương tự như của Tràng An nhưng giá cả lại thấp hơn. Đây là một khó khăn lớn của Tràng An. Ngoài ra cũng ngay tại thị trường Hà Nội, Tràng An còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty khác như công ty bánh kẹo Hải Hà. Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà có thế lực rất lớn trên thị trường nước ta, đặc biệt là loại sản phẩm kẹo của công ty.
Thị trường miền Trung và miền Nam thì các đối thủ chủ yếu của Tràng An là các công ty đường như Quảng Ngãi, Biên Hòa. Đặc biệt, công ty Đường Biên Hòa là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường từ lâu với số lượng chủng loại sản phẩm lớn khoảng trên 130 chủng loại khác nhau. Thế mạnh lớn của công ty này là lợi thế về nguồn nguyên liệu mà tiêu biểu là nguyên liệu đường. Đây là nguyên liệu chính tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm mà công ty có thể tự cung cấp được. Chính vì vậy trong tình hình cạnh tranh quyết liệt trên thị trường bánh kẹo hiện nay, công ty vẫn là một doanh nghiệp lớn có vị trí đáng kể trên thị trường, đặc biệt là thị trường miền Nam.
Ngoài ra, công ty Tràng An còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty liên doanh với các sản phẩm: Kẹo cao su có nhân, kẹo sữa Apenliebe và công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với sản phẩm bánh các loại đặc biệt là Snack Bim bim.
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty cổ phần Tràng An còn phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapo… Đây là những mối lo ngại lớn cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo của Trung Quốc đã được đưa vào nước ta với số lượng rất lớn và có mặt ở hầu hết ở các Tỉnh,Thành. Từ những đánh giá ở trên về các đối thủ cạnh tranh công ty cần đề ra những sách lược phù hợp và thích ứng với những đối thủ.
4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tại Công ty cổ phần Tràng An rất nhiều loại sản phẩm như bánh, kẹo, bột ngot,… Tuy nhiên, trong chuyên đề này chỉ xin trình bày chỉ xin trình bày ngắn gọn về quy trình sản xuất kẹo.
Mặc dù công ty sản xuất rất nhiều chủng loại kẹo nhưng nói chung quy trình sản xuất của các loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: Hòa đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói.
Giai đoạn 1: Hòa đường
Bước đầu, nước đường và nha sẽ được hòa tan với nhau thành dung dịch siro đồng nhất ở nhiệt độ 1000C – 1100C theo từng tỉ lệ quy định cho từng loại kẹo (ví dụ: kẹo cứng đường chiếm từ 70% đến 90% còn kẹo mền thì đường chiếm từ 40% đến 50%). Hòa đường là công việc được tiến hành một cách thủ công vì vậy đòi hỏi người công nhân hòa đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn quy trình kĩ thuật cho từng loại kẹo.
Giai đoạn 2: Nấu
Đây là quá trình cô đặc dịch keo tư độ ẩm w = 20% xuống còn w = 1% - 3%. Sau khi hòa tan, dung dịch sẽ được đưa vào nồi nấu thủ công hoặc nồi nấu hiện đại tùy thuộc vào máy móc, thiết bị ở từng xí nghiệp. Mỗi loại kẹo mềm sẽ được nấu ở một nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: kẹo cứng từ 1400C – 1650C, kẹo mềm từ 1100C – 1250C.
Giai đoạn 3: làm nguội
Khi nấu xong, dung dịch keo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này, tùy thuộc từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axit, tinh dầu, phẩm thực phẩm… vào hốn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội kẹo từ hơn 100oC xuống còn 800C – 900C để khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính.
Giai đoạn 4: Tạo hình
Công việc tạo hình gồm các công đoạn: lăn côn, vuốt thoi, cảng mảng kẹo xẽ được vuốt thành các giải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo định sẵn. Các viên kẹo được cắt xong rơi xuống đến nhiệt độ 400C – 500C, để đảm bảo kẹo ở trạng thái cứng và giòn, không bị biến dạng khi gói.
Giai đoạn 5: Đóng gói
Sau khi được cắt và làm nguội xong, kẹo sẽ được đóng gói có thể là đóng gói băng máy hoặc bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói cho vào thùng theo trọng lượng đã được quy định sẵn. Quá trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong một ca (khoảng 30 phút) người ta sẽ sản xuất được một mẻ kẹo từ 20kg đến 25kg. Còn nếu sử dụng máy thì cứ một phút một mẻ kẹo 5kg sẽ được hoàn thành.
Trong quá trình này, ba giai đoạn đầu đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Do vậy, ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyênmoon vững vàng, công ty còn yêu cầu bộ phận QC (KSC) kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và kỹ lưỡng.
4.4. Đặc điểm về lao động
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ đạo của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo và đây cũng là lĩnh vực cần nhiều lao động. Từ một công ty chỉ có khoảng 400 lao động đến nay con số này đã lên tới hơn 600 lao động. Do đó vấn đề quản lý lao động có hiệu quả là rất quan trọng của công ty.
Đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng bền bỉ của người lao động nên lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng gần 75%. Các lao động nam chỉ đảm bảo công việc nặng nhọc như vận chuyển, vận hành máy. Các lao động nữ được bố trí vào những công việc thủ công nhẹ nhàng như đóng túi, đóng hộp.
Về cơ cấu lao động, Công ty cổ phần Tràng An cũng đã xây dựng được tỉ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý, kinh doanh. Trong đó bộ phận quản lý kinh doanh chỉ chiếm ít hơn 5% cơ cấu lao động của công ty.
Bảng: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty qua các năm gần đây
Chỉ tiêu phân loại
2005
2006
2007
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
Tổng số lao động
617
632
646
1.Theo giới tính
- Nam
156
25,3
159
25,2
169
26,2
- Nữ
461
74,7
473
74,8
477
73,8
2.Theo hình thức lviệc
- Lao động trực tiếp
465
75,4
483
76,4
503
77,9
- Lao động gián tiếp
131
21,2
129
20,4
125
19,3
- Cán bộ quản lý
21
3,4
20
3,2
18
2,8
4.5. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ
Tình trạng máy móc thiết bị của công ty gồm hai khối: khối phục vụ sản xuất và khối quá trình công nghệ.
- Khối phục vụ sản xuất: đây là khố rất quyết định vì nó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phục vụ khối máy móc, thiết bị trực tiếp sản xuất.
Khối phục vụ sản xuất bao gồm:
Điện: có hai nguồn: Lưới cấp: thông qua máy biến áp trạm biến áp tổng. Tự phát: phụ thuộc vào máy phát điện của công ty đang có nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty.
Nước sạch: có nước của thành phố và nguồn tự khai thác, chia thành hai chuẩn: chuẩn cứng và chuẩn không cứng nhằm xử lý nước thải trong quá trình sản xuất.
Hệ thống cấp hơi trong điều kiện áp suất cao, truyền năng lượng phục vụ quá trình sản xuất. Nguồn cung cấp khí ga, hóa lỏng phục vụ cho xây chuyền sản xuất của công ty.
Các máy điều hòa trung tâm để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phục vụ sản xuất sản phẩm.
Các hệ thống máy tính, thiết bị giám sát để xử lý các vấn đề chuyên môn của công ty, càng ngày hệ thống này càng được phát triển.
Lực lượng xe vận tải chở hàng hóa, sản phẩm…
- Về máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty được bố trí như sau:
Xí nghiệp kẹo I: có dây chuyền sản xuất kẹo cứng.
Xí nghiệp kẹo II: có dây chuyền máy móc sản xuất kẹo mềm, bánh Pháp
Xí nghiệp bánh I: có dây chuyền sản xuất bánh kem quế, bánh quy.
Xí nghiệp bánh II: có dây chuyền máy móc sản xuất Snack.
Trong những năm vừa qua công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất mới hiện đại, đặc biệt Năm 2005 vừa qua, sau một thời gian khẩn trương đầu tư cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị mới công ty đã trình làng hai dòng sản phẩm mới là: bánh Pháp và kẹo Sữa cũng đã bước đầu chiếm được cảm tình người tiêu dùng.
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Trình độ
Công suất thiết kế
Công suất sử dụng
1.Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
Ba Lan
1969
1987
Cơ khí
1600 kg/casx
13500 kg/ca
2.Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
Ba Lan
1969
1987
Cơ khí
1600 kg/casx
13500 kg/ca
3.Dây chuyền sản xuất bánh Pháp
Trung Quốc
2005
2005
Tự động
200 kg/casx
120 kg/ca
4.Dây chuyền sản xuất bánh quế
Inđônêxia
1998
1999
Tự động
600 kg/casx
350 kg/ca
5.Dây chuyền sản xuất Snack
Pháp
2000
2000
Tự động
800 kg/casx
800 kg/ca
6.Dây chuyền sản xuất bánh quy
Trung Quốc
2003
2003
Tự động
1400 kg/casx
14000 kg/ca
Các dây chuyền sản xuất này có thể được giới thiệu qua vài đặc điểm hiện có sau đây:
Dây chuyền kẹo sữa
Là dây chuyền có công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất hiện nay trên thế giới. Với công nghệ đặc biệt sử dụng sữa tươi nguyên chất, nấu trong điều kiện cô chân không màng siêu mỏng "Super-thin Film Vacuum Cooker" giúp sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên, các vi chất dinh dưỡng từ sữa tươi nguyên chất Mộc Châu, thêm vào đó là các hương vị truyền thống độc đáo ấn tượng của Tràng An như hương cốm, cà phê sữa, sôcôla sữa...,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24648.doc