Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thuỷ điện Nho Quế 1

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập tại trường mỗi sinh viên đều đã được trang bị những kiến thức cơ  bản về nghiệp vụ chuyên môn của mình. Trên cơ sở  những kiến thức đã học, việc được tiếp cận thực tế thực tập tại các Doanh Nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện củng cố những kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công quản lý trong Doang Nghiệp giúp sinh viên có cơ hội bước đầu tiếp cận với thực tế nghiệp vụ được đào tạo. Trong quá trình thực tập sinh viên được tiếp xú

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thuỷ điện Nho Quế 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trực tiếp với công việc thực hành nghiệp vụ được đào tạo tránh bỡ ngỡ và dễ dàng hoà nhập với môi trường thực tế sau khi ra trường. Điện là một ngành công nghiệp không thể thiếu cho sự phát triển của nên kinh tế  quốc dân, một đất nước sẽ phát triển như  thế nào khi thiếu đi các công trình thủy điện. Điện chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Không những thế điện còn là một nghành công nghiệp mũi nhọn, góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển của nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Sản phẩm ngành điện là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong quá trình thực tập sinh viên có cái nhìn tổng quát về cách thức tổ chức bộ máy quản lý, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tìm hiểu chung về công tác quản lý để từ đó có cơ sở đi sâu vào tìm hiểu nghiệp vụ kế toán khi bước vào giai đoạn thực tập nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu.    Báo cáo thực tập gồm có 3 phần:    Phần1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần thủy điện nho Quế 1    Phần2. Phân tích các nội dung quản lý chung    Phần 3: Đánh giá chung và các đề suất Trong quá trình làm báo cáo do hạn chế về mặt thời gian, cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để báo cáo chuyên đề tới được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy. PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NHO QUẾ 1 LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NHO QUẾ 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thủy điện nho quế 1 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NHO QUẾ 1. Tên viết tắt : NQ1.HJSC Địa chỉ : Trụ  sở chính : Số 489 đường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang. Điện thoại : 019.3871712    Fax : 019.3871712 E-mail : www.nqhjsc@gmail.com Website: www.nhoquehjsc.com.vn Văn phòng đại diện : số 52 Xuân Diệu/ Tây Hồ/ Hà Nội Điện thoại : 04.3719445 Fax :04.37810052       Năm 1993 công ty bắt đầu được thành lập, lúc đầu chỉ là xí nghiệp nhỏ với tên gọi : Công Ty xây dựng Thủy điện. Những năm đầu khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, với số vốn ban đầu được nhà nước cấp 360.000.000 đồng, thị trường chưa phát triển, nhưng bằng sự nỗ lực vươn lên, sự phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đã ngày càng trưởng thành và phát triển vững mạnh. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, công ty là một trong nhứng đầu tàu đắc lực trong việc cung cấp các công trình thủy điện, xây dựng, công trình dân dụng và các bản vẽ thiết kế, góp phần tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân.     Sau khi thành lập công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 80/TB ngày 20/03/1993.     Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, công ty cũng ngày càng vững mạnh hơn, ngày 20/11/1995 căn cứ vào quyết định số 994/BXD- TCLĐ  công ty đổi tên thành công ty thủy điện Nho quế 1. Đến ngày 27/10/2004 theo QĐ số 1668/QĐ- BXD của bộ trưởng Bộ xây dựng, từ một doanh nghiệp nhà nước công ty thủy điên Nho Quế 1, đã chuyển đổi cơ cấu thành công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của mình, công ty đã đã đóng góp nhiều bản vẽ thiết kế của các công trình thủy điện, công trình công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi như trụ sở làm việc ban tôn giáo chính phủ- Hà Nội, công trình thủy điện Sơn La, YALY, Thác Mơ… đường dây 500kv, thanh trì- HN, đường Việt Trì liên khu công nghiệp Thụy Vân... và rất nhiều công trình khác.     Bên cạnh lĩnh thiết kế, thi công, vận hành. công ty còn đóng góp nhiều công trình xây dựng cho đất nước.     Bằng sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo công ty, cùng với sự hăng say làm việc của cán bộ  công nhân viên trong công ty, năm 2003 công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO9001:2000 số NVQ34099 do tổ chức DAS Vương Quốc Anh chứng nhận. Song song với sự đi lên của công ty, ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.    Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty cổ phần Thủy điện Nho quế 1 Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng, thực hiện chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy định của cơ quan chủ quản là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Ngành nghề  kinh doanh của công ty : Sản xuất điện. Đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án thủy Điện. Kinh doanh vật liệu xây dựng cát đá sỏi… Lập dự án đầu tư, lập dự toán công trình dân dụng, công nghiệp, điện, viễn thông, thủy lợi giao thông đường bộ các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế, thi công san lấp nền móng, sử lý nền đất yếu, cấp thoát nước, lắp đăt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất. Đại lý dịch vụ viễn thông Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất: đối với các công trình dân dụng, công nghiệp. Thiết kế kết cấu: đối với công trình dân dụng, công nghiệp Lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế, tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (trong phạm vi ngành nghề công ty có chứng chỉ) Đánh giá hiện trạng, xác minh nguyên nhân sự cố các công trình dân dụng, công nghiệp. Đo lường, kiểm định chất lượng công trình và vật liệu xây dựng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật. Đo đạc, khao sát địa chất, địa hình hạ tầng kỹ thuật. Thí nghiệm xác minh nguyên nhân sự cố các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật. Lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật (trong phạm vi ngành nghề công ty có chứng chỉ) Giám sát thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Thiết kế quy hoạch chung, tổng thể chi tiết đối với khu đô thị và nông thôn. Thiết kế công trình xây dựng cầu đường. Thiết kế các công trình thuỷ nông. Thiết kế hệ thống kỹ thuật thông gió, cấp nhiệt, điều hoà không khí đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thiết kế giao thông đô thị, thiết kế sàn nền, thiết kế cấp thoát nước, thiết kế sân vườn. Thiết kế cấp điện: với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Tư vấn quản lý dự dán. Kinh doanh bất động sản. Đầu tư và thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và vệ sinh môi trường. Tư vấn và trang trí nội ngoại thất. Dịch vụ tư vấn đầu tư trong và ngoài nước ( không bao gồm tư vấn pháp luật) Xuất nhập khẩu hàng hoá công ty kinh doanh. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Đại Hội Đồng cổ đông Hội Đồng quản trị Ban giám đốc công ty Ban kiểm soát Phòng nhân sự -hợp đồng Phòng kinh tế -kế hoạch Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng đền bù Phòng quản lý công trình Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại Hội Đồng cổ đông Hội Đồng quản trị Ban giám đốc công ty Ban kiểm soát Phòng nhân sự -hợp đồng Phòng kinh tế -kế hoạch Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng đền bù Phòng quản lý công trình Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1 tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến, ra quyết định từ trên xuống, chức năng cao nhất là hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc chính của công ty, Hai phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật. Cuối cùng các phòng ban chịu trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc ra quyết định quản lý.   Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Đại hội cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do ông Nguyễn Thành Duy – Giám dốc công ty Điện lực làm chủ tịch. Các thành viên hội đồng quản trị bao gồm: Ông Trần Đức Hoàng – Giám Đốc công ty điện lực Hà Nội Ông Trần Nghiêm Lĩnh Phó trưởng ban tổ chức cán bộ và đào tạo EVN Ông Trương Công Giới – Tổng giám đốc CHP Ông Nguyễn Hữu Tâm – Kế toán trưởng PC3 Ông Nguyễn Hữu Phương – Trưởng phòng kế hoạch PC2 Hội  đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ  đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Ban kiểm soát: Các thành viên ban kiểm soát bao gồm: Bà Ngô Tấn Hồng – Phó phòng tài chính PC3 Ông Nguyễn Hữu Phương - Trưởng phòng kế hoạch PC2 Bà Thăng thanh Hà – Trưởng phòng tổ chức PC Hà Nội  Các thành viên ban kiểm soát  bầu một trong số họ  làm trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ  của ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Trưởng ban kiểm soát do công ty TNHH Sản Xuất và kinh doanh XNK Bình Minh cử. Ban giám đốc công ty: Các thành viên ban giám đốc bao gồm: Ông Trương Công Giới – Tổng giám đốc Lâm Uyên – Phó tổng giám đốc Ông Lê Quý Tuấn – Phó tổng giám đốc Bà Huỳnh Mai – Kế toán trưởng Giám  đốc là người đại diện theo phát luật của công ty. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty: chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng nhiệm kỳ này do Công ty Điện lực 1 đề cử. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của luật Doanh nghiệp 2005. Giám đốc công ty không được đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của Doanh nghiệp khác.           Phòng kỹ thuật- chất lượng: làm công tác quản lý chất lượng các bản vẽ thiết kế, quản lý các công trình xây dựng, tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác quản lý các thiết bị máy móc và xe, công tác bảo hộ lao động, công tác kiểm tra an toàn lao động.           Phòng kinh tế - kế hoạch: là công tác nghiên cứu thị trường, sau đó lên kế hoạch đầu tư, lập kế hoạch tháng, quý, năm, chuẩn bị các điều kiện cho việc đàm phán tiếp xúc trong quá trình xây dựng dự án. Cuối cùng tổ chức và triển khai các hợp đồng đầu tư.           Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính và giúp cho giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty để từ đó ra quyết định điều hành quản lý hiệu quả, cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi tình hình hoạt động của toàn công ty. Xếp lương, nâng bậc lương và xếp ngạch viên chức Điều động, thuyên chuyển cán bộ trong nội bộ Công ty Phân cấp, giải quyết các chế độ, chính sách, BHXH cho người lao động Phân cấp, thực hiện các công tác khen thưởng, thi đua, kỷ luật. PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CHUNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY Các hình thức trả lương trong công ty Hiện nay Công ty đang áp dụng kết hợp 2 hình thức trả  lương: lương theo thời gian và lương theo sản phẩm (lương khoán). Hình thức trả lương theo thời gian sẽ tính lương phải trả CNV theo công thức: Mức lương tháng = Mức lương cơ bản (ngày) x Số ngày công thực tế x Hệ số lương Hệ  số lương là do Công ty quy định. Cơ  sở chứng từ để tính lương theo thời gian là bảng chấm công, dùng để theo dõi thờigian làm việc trong tháng. Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho công nhân sản xuất. Tiền lương khoán của cả tổ = Khối lượng công việc x Đơn giá tiền công Sau đó tổ tiến hành chia lương cho từng người theo công thức: Tiền lương khoán chi cho từng công nhân = Tổng tiền khoán của cả tổ x Tiền lương cấp bậc của từng công nhân Tổng tiền lương theo cấp bậc của cả tổ Ví dụ: Tiền lương khoán của tổ điện trong tháng 12/2008 là: 5.213.800đ     Tổng lương cấp bậc của cả tổ là: 4.533.043đ     Hệ  số lương: H = 1,15     Tiền lương cấp bậc của ông Đỗ Văn Toàn là: 900.000đ     Lương khoán chia cho ông Toàn là: 900.000 x 1,15 = 1.035.000đ Đơn giá tiền lương là đơn giá giao khoán nội bộ của Công ty do phòng kinh tế kỹ thuật lập dựa trên đơn giá quy định của Nhà nước, tình hình biến động của thị trường và điều kiện công trình cụ thể. Tiền công cho mọi người căn cứ vào tay nghề, cấp bậc công việc thực hiện và ngày công thực tế được ghi trong bảng chấm công và tính lương. Đối với nhân viên quản lý công trình, tiền lương của nhân viên quản lý công trình cũng được tính theo công thức: Mức lương tháng = Tổng số công (ngày) x Đơn giá tiền lương hàng ngày Đơn giá tiền lương ngày là đơn giá nội bộ của Công ty do phòng kinh tế kỹ thuật lập trên cơ sở giá trị sản lượng thực tế của công trình công việc của từng người, điều kiện thi công công trình. Đối với bộ phận phòng ban: cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính lương cho từng người sau đó tập hợp số liệu ghi vào bảng thanh toán tiền lương.  Cuối quý, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH trong quý 4. Cơ cấu lao đông của doanh nghiệp: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG STT CHỈ TIÊU 06 07 08 SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 T.ĐỐI (ng) TG.ĐỐI (%) T.ĐỐI (ng) TG. ĐỐI (%) 1 TỔNG SỐ CBCNV 152 173 206 21 13.8 33 19.1 2 GIỚI TÍNH - NAM - NỮ 129 23 146 27 165 39 17 4 13.2 17.2 19 12 13 45 3 TÍNH CHẤT - LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP - LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 145 7 165 8 196 9 20 1 13.8 14 31 1 18.8 12.5 4 ĐỘ TUỔI - TRÊN 45 - 45 – 35 - 35 – 25 - DƯỚI 25 24 36 43 59 32 36 51 54 35 42 55 74 8 0 8 -5 33.3 0 18.7 -8.5 3 6 4 20 9.4 16.7 7.8 37 5 TRÌNH ĐỘ - TRÊN ĐẠI HỌC - ĐẠI HỌC & CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP - LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG 4 20 1 127 6 21 1 145 12 22 2 170 2 1 0 18 50 5 0 14.2 6 1 1 25 100 4.8 100 17.2 Thông qua bảng phân tich tình hình lao động chung ta có thể thấy rằng tinh hình lao động tại doanh nghiệp là khá ổn định với mức tăng tương đối qua các năm 2007 so với 2006 và 2008 so với 2007 lần lượt là: 13.8% và 19.1% ứng với mức tăng tuyệt đối là 21 và 33 người. Do đặc điểm là công ty chuyên về xây dựng nên tỷ lệ chênh lệch về giới trong đội ngũ cán bộ công nhân viên là khá rõ rệt: tỷ lệ nam luôn chiếm tỷ lệ trên 80% trong suất các năm từ 2006 đến 2008. Đội ngũ người lao động trẻ tuổi cũng chiếm một tỷ lệ khá cao ( trên 60%). Lực lượng này chủ yếu là thanh niên được tuyển dụng từ các tỉnh thành lân cận các công trình mà công ty thi công, đặc biệt là nhưng người ở xung quanh các công trình.         Hiện nay Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1 đang hợp tác hiệu quả với các Giáo Sư, Tiến sỹ đầu ngành làm cố vấn kỹ thuật cho công ty, những người đã và đang cùng công ty giải quyết những vấn đề hóc búa, cung cấp những ý tưởng kiến trúc sáng tạo, đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối ưu... làm cho sản phẩm của công ty trở nên phong phú, đa dạng và hoàn thiện hơn.        Cùng với một đội ngũ đông đảo các cộng tác viên là kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sỹ trong và ngoài nước, nguồn nhân lực của công ty luôn luôn dồi dào về số lượng, đa dạng về chất lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ thấp đến cao, quy mô công việc từ nhỏ đến lớn, các loại hình tư vấn,xây dựng từ trọn gói đến từng phần. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao với 95% kỹ sư có trình độ từ đại học trở lên. Ban lãnh đạo là những người có kinh nghiệm. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng công ty có nguồn nhân lực khá trẻ tuổi, ổn định và có trình độ chuyên môn cao. Đây chính là nguồn lực tạo lên sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên con đường hội nhập, góp phần xây dựng đất nước ta ngày một phồn vinh hơn. CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHUNG Đặc điểm kinh doanh     Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1 là một trong những DN hoạt động trong lĩnh xây dựng, chính vì vậy mà đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD, đặc điểm về sản phẩm có rất nhiều điểm khác biệt so với những ngành nghề sản xuất khác như: Khi có nhu cầu về sản phẩm mới bắt đầu sản xuất. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Sản phẩm sản xuất ra không nhập kho, mà tiến hành sử dụng ngay. Riêng các sản phẩm về xây dựng có thêm những đặc điểm sau: Sản phẩm cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm dặt sản phẩm Sản phẩm được tiêu thụ có giá dự toán hoặc giá đã thoả thuận với chủ dự án từ trước, do đó tính chất của hàng hoá thể hiện không rõ. Sản phẩm là các công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn lẻ, thời gian sản xuất dài. Nên việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải lập dự toán thiết kế, thi công. Sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình được tổ chức theo phương thức khoán gọn. Tức là trong giá khoán gọn đã bao gồm cả chi phí tiền lương, chi phí NVL-CCDC và chi phí chung cho bộ phận khoán.    Cùng với việc tổ chức sản xuất ra các sản phẩm là các công trình thủy điiên, công trình công nghiệp, công trình thuỷ lợi,dân dụng. Công ty còn tiến hành tư  vấn thiết kế và lập dự toán cho các công trình có quy mô vốn lớn. Công ty chỉ sử dụng nguyên vật liệu trong nước để tiến hành sản xuất sản phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong nước, hiện nay công ty đang mở rộng thi trường ra bên ngoài. Quy trình sản xuất Giải phóng mặt bằng 1- Phá dỡ công trình cũ 2- San nền, lấp nền Thi công phần thô Làm móng 1-khoan trắc địa, đào móng, đóng cọc 2- Đổ bê tông móng 3- Xây dựng công trình ngầm Làm thân và mái 1- Lắp đặt kết  cấu thép 2- Ghép cốt pha 3- Đổ bê tông C«ng tr×nh 4- Xây dựng nhà hệ thống Hoàn thiện công trình 1- Lắp đặt máy móc,trang thiết bị hệ thống vận hành 2- Vận hành thử 3- Hoàn thiện và đi vào hoạt động    Quy trình thi công công trình xây dựng của công ty được thực hiện theo quy trình khép kín và liên tục tạo ra tính hợp lý cao. Quy trình giám sát thi công Trách nhiệm phụ trách đơn vị chủ trì Các bước tiếp nhận phân tích đánh giá dữ liệu Nội dung văn bản các thông tin đầu vào của giám sát thi công kỹ  sư, tổ trưởng, các thành viên Thành lập đoàn, tổ, tư vấn giám sát Theo QĐ tại 6.2 thuê  ngoài theo QT – 74 – 02 kỹ  sư trưởng, tổ trưởng, kế toán dự toán công trường Theo QĐ tại 6.2 mua sắm theo QT – 74 – 01 kỹ  sư trưởng, tổ trưởng thành viên tiếp nhận công trường Ghi biên bản tiếp nhận  Giám  đốc đơn vị, KST, KS công trưởng tiếp nhận, xem xét hồ  sơ Ghi biên bản tiếp nhận hồ sơ KST, tổ  trưởng, các kỹ sư giám sát Giám sát công trường Theo QĐ 6.7, 6.13, 6.14 … 6.17 KST, tổ  trưởng, các kỹ sư nghiệm thu bộ phận BMT – 75 – 02 – 03 – 64 KST, tổ  trưởng, các kỹ sư vận hàng thử BMT – 75 – 02 – 04 KST, tổ  trưởng, các kỹ sư nghiệm thu xây dựng BMT – 75 – 02 – 05, 6 Giám  đốc, KST, tổ trưởng, KS giám sát nghiệm thu hoàn thành công trình BMT – 75, 02, 07 Giám  đốc, KST, tổ trưởng ,KS giám sát Báo cáo đánh giá Theo QĐ tại 6.12 Giám  đốc, PT, đơn vị chủ đầu tư nhà thầu Bàn giao công trình Theo QĐ của nhà  nước KBT, đơn vị thực hiện phòng TC – HC công ty kết thúc dự án lưu hồ sơ tất cả hồ sơ giám sát theo QĐ tại 6.17 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Cơ cấu và phương thức huy động vốn Vốn điều lệ: - Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký kinh doanh là 20 tỷ đồng Việt Nam ( Hai trăm tỷ đồng Việt Nam). - Số cổ phần: Vốn điều lệ được chia ra thành 20.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 VNĐ. - Vốn điều lệ của công ty chỉ được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ sau khi được sựu chấp thuận của đại hội đông cổ đông và phù hợp với các quy định của pháp luật. Danh sách cổ đông sáng lập: Bảng danh sách cổ đông sáng lập STT Đơn Vị Địa Chỉ Số tiền góp (tỷ đồng) Tỷ lệ góp Vốn (%) 1 Công ty điện lực 1 Số 20 Trần Nguyên Hãn/ Phường Lý Thái Tổ/ Quận Hoàn Kiếm/ TP Hà Nội. 102 51 2 Công ty TNHH SXKD xuất nhập khẩu Bình Minh Km 2 Phố Quang Trung/ Phương Quang Trung/ TP Thái Bình/ Tỉnh Thái Bình 58 29 3 Công ty cổ phần Sông Đà 7 Ít Ong/ Mường La/ Sơn La 24 12 4 Công ty cổ phần đầu tư phát triển Rạng Đông 16/Ngõ 126/ Thái Hà/ Trung Liệt/ Đống Đa/ Hà Nội 16 8 Công ty điện lực 1 góp vốn 51% vốn điều lệ bằng 10.200.000 cổ phần với số tiền là 102.000.000.000 VNĐ ( một trăm linh hai tỷ đồng chẵn). Do ông Nguyễn Phúc Vinh chức vụ Giám Đốc làm đại diện. Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh góp vốn 58.000.000.000 VNĐ ( năm mươi tám tỷ đồng chẵn) chiếm 29% tổng vốn điều lệ tương đương với 5.800.000 cổ phần. Đai diện bởi ông Vũ Quang Hội Chức vụ Phó Tổng Giám Đốc. Công ty cổ phần Sông Đà 7 do ông Đặng Sỹ Cát Chức vụ Giám Đốc làm đại diện, góp vốn bằng 24.000.000.000 VNĐ (Hai mươi bốn tỷ đồng chẵn) chiếm 12% vốn điều lệ tương đương với 2.400.000 cổ phần. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Rạng Đông góp vốn 16.000.000.000 VNĐ (Mười sáu tỷ đồng chẵn) do ông Nguyễn Đức Hồng Chức vụ Giám Đốc làm đại diện, Chiếm 8%vốn điều lệ tương đương 11.600.000 cổ phần. Báo cáo kết quả hoat động kinh doanh năm 2008 STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Lũy kế năm 2008 1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 483.680.050.837 483680050837 2 Các khoản giảm trừ - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 483.680.050.837 483.680.050.837 4 Giá vốn hàng bán 177.684.637.332 177.684.637.332 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 305.995.431.505 305.995.431.505 6 Doanh thu hoạt động tài chính 100.549.005.370 100.549.005.370 7 Chi phí tài chính 26.545.200.871 26.545.200.871 8 Chi phí bán hàng - - 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.016.803.018 1.016.803.018 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 369.831.184.986 369.831.184.986 11 Thu nhập khác 396.556.477 396.556.477 12 Chi phí khác 21.066.364 21.066.364 13 Lợi nhuận khác 375.490.113 375.490.113 14 Lợi nhuận trước thuế 370.206.675.099 370.206.675.099 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Hoãn lại) 738.576.152 738.576.152 16 Lợi nhuận sau thuế 370.945.251.251 370.945.251.251 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - 2.698 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu - 1.800 Bảng cân đối kế toán năm 2008 STT Nội dung Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ I Tài Sản ngắn hạn 833.437.565.164 993.925.785.411 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 22.878.351.465 47.989.060.180 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 510.685.326.000 825.685.326.000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 70.557.595.420 9.934.990.941 4 Hàng tồn kho 23.361.815.088 20.832.364.290 5 Tài sản ngắn hạn khác 49.314.000 69.444.000 II Tài sản dài hạn 1.262.011.569.817 1.489.324.555.639 1 Các khoản phải thu dài hạn - - 2 Tài sản cố định 1.614.583.801.378 1.478.057.271.097 - TSCĐ hữu hình - - - TSCĐ vô hình - - - Chi phí XDCB dở dang 42.041.165.685 56.090.444.200 3 Bất động sản đầu tư - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 10.419.390.818 996.870.830 5 Tài sản dài hạn khác 1.008.377.621 1.298.576.152 III Tổng tài sản 2.459.449.134.981 2.483.250.341.050 IV Nợ phải trả 437.162.947.761 340.832.602.327 1 Nợ ngắn hạn 123.155.615.830 115.838.468.947 2 Nợ dài hạn 314.007.331.931 22.499.413.330 V Nguồn vốn chủ sở hữu 2.022.286.187.220 2.142.417.378.723 1 Vốn chủ sở hữu 2.020.949.381.547 2.141.119.982.272 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.374.942.580.000 1.374.942.580.000 - Thặng dư vốn cổ phần 370.660.568.000 370.660.568.000 - Vốn khác của chủ sở hữu - - - Cổ phiếu quỹ - - - Chên lệch đánh giá lại tài sản - - - Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - Các quỹ 14.380.000.000 85.880.000.000 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 260.966.233.547 309.636.834.272 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - 2 Nguồn kinh phí và các quỹ 1.336.805.673 1.297.756.451 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 662.444.632 677.236.047 - Nguồn kinh phí - - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 674.361.041 620.520.404 VI Tổng nguồn vốn 2.459.449.134.981 2.483.250.341.050 Qua bảng cân đối kế toán cho ta thấy rằng: Tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng từ 833.437.565.164 lên 993.925.785.411 với mức tăng tương đối là 19.3%. để có được mức tăng này chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính của doang nghiệp trong năm đã tăng rất cao tới gần 67% tương dương với mức tăng tương đối là 341.973.000.000 đồng và các khoản phải thu ngắn hạn cung tăng tới hơn 40% . Mặc dù các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho có giảm đặc biệt là khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền có giảm mạnh tới hơn 180 tỷ đồng tuy nhiên thì điều này vẫn không làm cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp xuống. Tổng tài sản ngắn hạn có tăng thế nhưng tổng tài sản dài hạn lại giảm. so với đầu kỳ tài sản khác có tăng thế nhưng các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản cố định lại giảm mạnh làm cho tổng tài sản dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 136.687.014.200 đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 21.8%. Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ thì tổng tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu kỳ dã tăng 5.18% ứng với mức tăng tuyệt đối là 23.801.206.069 đồng. Bảng cũng chỉ ra rằng trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp cũng không có nhiều sự biến đổi với tỷ lệ chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ không đáng kể. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng tương đối cao tới hơn 120 tỷ đồng và chiếm đa số trong tổng nguồn vốn, chiếm tới gần 86.3% trong tổng nguồn vốn, tăng hơn 5.18% so với tổng nguồn vốn đầu kỳ. Bảng các chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm (2006 – 2008) STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1 Cơ cấu tài sản -Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 31.57 33.89 40.03 -Tài sản dài hạn /Tổng tài sản % 68.43 66.11 59.97 2 Cơ cấu nguồn vốn -Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 15.94 17.77 13.73 -Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 84.06 82.23 86.27 3 Khả năng thanh toán -khả năng thanh toán nhanh Lần 6.21 6.58 8.40 -Khả năng thanh toán hiện hành Lần 6.46 6.77 8.58 4 Tỷ suất lợi nhuận -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 10.23 10.44 14.94 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 68.56 69.39 76.69 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % 12.17 12.70 17.31 Nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy rằng tất cả các chỉ tiêu đều tăng liên tục và đều đặn qua các năm. Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn so với tổng nguồn vốn tăng từ 31.57% lên 40.03%. Đặc biệt là từ năm 2007 đế 2008 tăng hơn 6%. Trái lại so với tài sản ngắn hạn, so với tổng nguồn vốn thì tài sản dài hạn lại giảm 8.46%. tuy nhiên thì đây không phải là mối lo của doanh nghiệp mà qua đây lại nói lên tốc đọ luôn chuyển vốn của doanh nghiệp cao. Nợ phải trả tuy năm 2007 có tăng lên tận 17.77% nhưng sang đến năm 2008 lại giảm xuống 13.73%, thấp hơn cả so với năm 2006 là 15.94%. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp, các chỉ số này thấp nói lên tiềm lực về vốn của doanh nghiệp, mối lo về các khoản phải trả là không nhiều. Năm 2008 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hơn 2,142 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 86,27% tổng nguồn vốn, tăng 4,27% so vơi năm 2007. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành cũng tăng hơn 2 lần từ 2006 – 2008. Đặc biệt là từ năm 2007 đến 2008, khả năng thanh toán nhanh tăng 1,82% , khả năng thanh toán hiện hành tăng 1,81%. Cùng với sự tăng lên của các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu cũng tăng lần lượt là 14,94%, 76,96% và 17,31% ở năm 2008. Nhưng từ năm 2007 đến 2008 vẫn có mức tăng cao nhất ở cả 3 chỉ số này. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ SUẤT Kết quả đạt được trong quá trình thực tập Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1, toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty và sự nhiệt tình chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn.Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1, kết hợp giữa lý thuyết được học ở nhà trường, thực tế tại doanh nghiệp và những tổng hợp đánh giá của cá nhân, em đã có được kết quả như sau: Tổng quan về doanh nghiệp Được thành lập từ năm 1993, xuất phát từ một công ty xây dựng có quy mô nhỏ. Với ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26155.doc
Tài liệu liên quan