Mục lục
Phần 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
Bộ máy kế toán
Bộ phận nơi sinh viên thực tập
Phần 2 : Tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
A/ Tình hình tài chính
1. Sự tăng trưởng của vốn
2. Cơ cấu nợ
3. Khả năng thanh toán
4. Cơ cấu tài sản
B/ Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Khả năng sinh lời
Hiệu quả sử dụng
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn
Hiệu quả chi phí
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
C/ Kết quả hoạt động
Bảng cân đối kế toán
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
Phần 1
Tổng quan về công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên cơ quan : Công ty Cổ phần thương mại Cầu Giấy
Địa chỉ : 139 Đường Cầu Giấy - Phường Quan Hoa - Quận Cầu Giấy
Điện thoại : 8337902 – 8330315
Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo Quyết định số 7580/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.Kể từ ngày thành lập năm 1956 đến nay trải qua hơn 40 năm hoạt động công ty có nhiều sự thay đổi với những lần đổi tên khác nhau:
+ Ngày 16/3/1956 thực hiện Nghị quyết TW Đảng lần 7 khoá 2 quyết định thành lập HTX mua bán quận 5, quận 6 góp phần giao lưu hàng hoá giữa thành thị và nông thôn.
+ Tháng 7/1961, thi hành Quyết định 78/CP của Thủ tướng chính phủ, HTX mua bán quận 5, quận 6 được sáp nhập thành “Hợp tác xã mua bán huyện Từ Liêm”.
+ Tháng 9/1979 thực hiện Quyết định 3439/QĐ-UB-TC, phòng chỉ đạo HTX mua bán và bộ phận mua hàng hoá ngoài kế hoạch được tách ra để thành ban quản lý HTX mua bán trực thuộc UBND huyện, bộ phận còn lại được đổi tên thành “Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Từ Liêm”.
+ Tháng 12/1992, theo Quyết định số 3550/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội, công ty đổi tên thành “Công ty thương mại Từ Liêm”.
+ Tháng 2/1999, theo Quyết định số 705/QĐ-UB của UBND thành phố Hà nội công ty đổi thành “Công ty Thương mại Cầu Giấy” thuộc UBND quận Cầu Giấy Hà Nội.
+ Ngày 29/12/2000, theo QĐ 7580/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội đổi thành “Công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy”.
2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh.
* Chức năng : Là công ty thương mại thực thụ nên hoạt động chính của công ty là lưu thông hàng hoá bán buôn, bán lẻ. Tổ chức quá trình vận động của hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Công ty mua hàng hoá từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn về bán cho người tiêu dùng.
Thông qua hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận, nâng cao lợi ích của công ty đồng thời có nguồn tài chính đảm bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả.
* Nhiệm vụ : Kinh doanh bán buôn bán lẻ các ngành hàng bách hoá điện máy, thực phẩm, công nghệ, vật liệu xây dựng, rượu bia, xăng dầu, chất đốt phục vụ cho toàn thể cán bộ công nhân viên, nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn công ty đang quản lý. Đồng thời phục vụ các cơ quan bạn và các bạn hàng trên toàn quốc.
Mua bán, xây dựng, tổ chức công tác kinh doanh, cung ứng tiêu thụ hàng hoá một cách kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong địa bàn hoạt động.
Tự tạo nhiệm vụ cho kinh doanh, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh, bù đắp chi phí, làm nghĩa vụ với nhà nước.
Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan.
Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng, khối lượng hàng kinh doanh để mở rộng thị trường, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh doanh của công ty.
Thực hiện đúng chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động tiền lương, làm tốt công tác bảo vệ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho người lao động.
Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và đảm bảo đời sống cho người lao động.Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy thuộc sở hữu của các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 ngày 12/6/1991 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định 44/CP.
* Đặc điểm kinh doanh : Với vốn điều lệ 3.843.000.000đ, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động doanh nghiệp là 100% ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Tổng cổ phần ưu đãi 17.910 cổ phần
Giá trị cổ phần ưu đãi 1.791.000.000đ
Giá trị ưu đãi (30% giảm giá) 537.300.00đ
Tổng số cổ phần trả chậm 3.295 cổ phần
Giá trị cổ phần trả chậm 329.500.000đ
Giá trị trả chậm 230.650.000đ
Người lao động được mua cổ phần ưu đãi theo mức bình quân 10 cổ phần/năm công tác. Giá trị ưu đãi tính theo vốn nhà nước, thấp hơn tính theo thời gian công tác là 362.000.000đ.
Công ty chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Công ty cổ phần được hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực sau.
1 - Thương mại - dịch vụ - bách hoá điện máy - thực phẩm công nghệ
2 - Vật liệu xây dựng
3 - Rượu bia thuốc lá
4 - Xăng dầu - chất đốt
5 - Xuất nhập khẩu
6 - Kinh doanh dịch vụ du lịch trong và ngoài nước
7 - Đầu tư xây dựng hạ tầng - kinh doanh bất động sản
Mục tiêu đăng ký kinh doanh và bán sản phẩm:
- Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và đảm bảo đời sống việc làm cho người lao động .
- Tăng tích luỹ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
- Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.
3/ Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý.
Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy có trụ sở giao dịch tại 139 đường Cầu Giấy bao gồm 7 cửa hàng trực thuộc đặt tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn Cầu Giấy, Đống Đa, Từ Liêm tạo thành mạng lưới bán lẻ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng và nhằm thu lợi nhuận cao.
7 cửa hàng trực thuộc gồm:
Trung tâm thương mại Cầu Giấy
Cửa hàng thương mại Láng
Cửa hàng thương mại Dịch Vọng
Cửa hàng thương mại Cổ Nhuế
Cửa hàng thương mại Nhổn
Cửa hàng thương mại Mai Dịch
Cửa hàng thương mại Đại Mỗ
* Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy
Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức của công ty đòi hỏi cần phải củng cố và kiện toàn theo tiêu chí đơn giản mà hiệu quả. Bộ máy công ty đang dần được tối ưu hoá theo đúng điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy
Ban giám đốc
hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Đội bảo vệ
Phòng Hành chính tổ chức
Phòng
Kế toán
Trung tâm TM Cầu Giấy
Cửa hàng TM Láng
Cửa hàng TM Dịch Vọng
Cửa hàngTM Mai Dịch
Cửa hàngTM Nhổn
Cửa hàng TM Cổ Nhuế
Cửa hàng TM Đại Mỗ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, cơ quan cao nhất của công ty cổ phần bầu ra miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. Tiếp đến là Hội đồng quản trị, cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề về hoạt động của công ty. Ban kiểm soát của công ty là cơ quan kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý mọi hoạt động kinh doanh trong công ty. Ban giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra, là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Giúp việc cho Giám đốc là phó giám đốc và các ban chức năng như :
+ Phòng Hành chính tổ chức : Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quản lý công ty về mặt hành chính như quản lý nhân sự, theo dõi lao động, thực hiện chế độ liên quan đến người lao động… tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng cán bộ, giám sát toàn bộ tình hình hoạt động chung.
+ Phòng Kế toán : Thực hiện công tác thu thập, xử lý chứng từ luân chuyển chứng từ và ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích kinh tế. Thực hiện mọi quy định của nhà nước trong công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách thống kê số liệu, hướng dẫn việc ghi chép của các cửa hàng. Có trách nhiệm quản lý vốn của công ty và chịu trách nhiệm về hạch toán đối với nhà nước, đồng thời thường xuyên kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả để đánh giá chính xác hoạt động của công ty.
+ 7 cửa hàng trực thuộc : Cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đông đảo người dân ở các địa bàn, các quận huyện. Phụ trách chung mỗi cửa hàng là một nhân viên kế toán hoặc cửa hàng trưởng có nhiệm vụ tập hợp số liệu về lượng hàng hoá xuất quầy và lượng hàng hoá bán ra. Cửa hàng trưởng có trách nhiệm quản lý các mậu dịch viên, tài sản của công ty và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từng kỳ của công ty. Mậu dịch viên có trách nhiệm trông nom, bảo quản hàng hoá, ghi chép tình hình bán hàng và báo cáo tình hình hoạt động mua bán cho cửa hàng trưởng. Những số liệu từ các cửa hàng trực thuộc sẽ được xử lý bởi nhân viên kế toán tiêu thụ hàng hoá tại phòng kế toán công ty. Các cửa hàng này không đủ tư cách pháp nhân nên nhiệm vụ kế toán viên ở các cửa hàng chỉ giới hạn ở các thao tác hạch toán kế toán ban đầu, sơ bộ xử lý các chứng từ đầu vào và định kỳ chuyển toàn bộ tài liệu về phòng kế toán để kiểm tra và tổng hợp.
Riêng Trung tâm Thương mại Cầu Giấy được đặt cùng trụ sở công ty là cửa hàng lớn nhất nên công tác kế toán được tập trung tại đây có 5 kế toán viên được phân công phụ trách trung tâm này, tạo thành 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 hoặc 5 quầy hàng. Sự đặc trách này tạo ra tính nhất quán và tiện lợi khi kiểm soát.
4./ Bộ máy kế toán.
a) Công tác hạch toán tại công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy được thực hiện tại phòng kế toán. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, qua rất nhiều chuyển đổi trong chính sách kinh tế – tài chính trong chế độ và thể lệ kế toán tổ chức kế toán tại công ty cũng có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu mọi mặt trong quản lý.
Mục tiêu đặt ra trong quá trình là tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, đúng quy định của nhà nước và phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh tại công ty.
Hội đồng kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Tại phòng kế toán, kế toán viên các phần hành chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Điều đó cho phép có sự thống nhất trong chỉ đạo nghiệp vụ, đồng thời nâng cao tính chuyên môn hoá với mỗi nhân viên kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần thương mại cầu giấy
Kế toán trưởng
Kế toán lương và các khoản Bảo hiểm xã hội
Kế toán tiền bán hàng, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền vay
Kế toán mua hàng, tiêu thụ, báo cáo thống kê, hàng tồn kho.
Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, thuế
Kế toán chi phí bằng tiền,CPBH, CPQLDN
Kế toán các cửa hàng
________ quan hệ chỉ đạo
-------- quan hệ chuyên môn
* Kế toán trưởng : là người phục trách chung về toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc trong việc cung cấp các thông tin quản trị. Với hình thức quản lý tập trung, kế toán trưởng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc hoạt động kế toán từng phần hành của các kế toán viên. Mặt khác kế toán trưởng trực tiếp đảm bảo sự chấp hành chế độ kế toán của đơn vị trước các cơ quan quản lý của nhà nước.
* Kế toán TSCĐ, CCDC, thuế: thực hiện theo dõi, ghi chép, phân tích sự biến động tăng, giảm của hàng bán, TSCĐ, CCDC, tình hình thu nộp thuế, thực hiện phân bổ giá trị CCDC, kiểm tra theo dõi tài sản, trích khấu hao, đề xuất việc xử lý tài sản thừa, tài sản hư hỏng.
* Kế toán chi phí bằng tiền, CPBH, CPQLDN: có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi tình hình chi phí của doanh nghiệp, ghi chép chi tiết, tổng hợp các loại chi phí. Kế toán chi tiết vốn bằng tiền mặt theo dõi đề xuất, ý kiến với kế toán trưởng về tính hợp lý hoặc chưa hợp lý về chi phí của công ty.
* Kế toán lương và các khoản bảo hiểm: Thực hiện việc theo dõi ghi chép về lương của người lao động. Tính toán, phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí kinh doanh.
* Kế toán tiền bán hàng, tiền đang chuyển, tiền vay: tính toán phản ánh chính xác kịp thời, doanh thu bán hàng ghi nhận các nhiệm vụ phát sinh liên quan đến tiền.
* Kế toán mua hàng, tiêu thụ, báo cáo thống kê, hàng tồn kho: ghi chép đầy đủ kịp thời tình hình mua hàng theo từng nhóm mặt hàng, người cung cấp, phản ánh giám sát kế hoạch tiêu thụ.
* Kế toán các cửa hàng : Thu thập, phân loại, tổng hợp chứng từ, báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.
b) Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Qua nhiều năm hoạt động, công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy đang từng bước bổ sung hoàn thiện các chính sách kế toán của mình cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đáp ứng nhu cầu mới trong quá trình kinh doanh.
Niên độ kế toán tại công ty được bắt đầu từ ngày1/1/N đến ngày 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Do là một công ty thương mại có quy mô tương đối lớn, kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng nên nhiều năm qua hình thức sổ kế toán được công ty áp dụng là nhật ký – chứng từ.
Tài sản cố định của công ty chủ yếu là bất động sản nên phương pháp khấu hao là phương pháp bình quân. Hàng tồn kho được công ty đánh giá trên nguyên tắc cộng chi phí thu mua cuối kỳ, giá trị hàng tồn kho được xác định bằng kiểm kê thực tế đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán.
5./Bộ phận thực tập: Phòng Hành chính – tổ chức
Điện thoại : 8342455
Trưởng phòng : Bùi Thị Hoà
Kế toán trưởng : Phan Thị Thuận
Phần 2
Tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
A – Về tình hình tài chính
1. Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng rõ rệt và ổn định
Đến 31/12/2003, vốn chủ sở hữu đạt 5.015.120.718đ tăng 377.584.126đ (+8,14%) so với cùng kỳ năm 2002, còn so với cùng kỳ năm 2001 tăng 891.222.244đ (+19,52%).
Và do có cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, đến 31/12/2003, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đạt 52,67 tăng 10,49% so với năm 2000.
Nợ phải trả
2. Cơ cấu nợ : = __________________
Tổng tài sản
So với năm 2000, tỷ trọng nợ đến 31/12/2003 đã có chiều hướng giảm xuống đáng kể.
Nợ phải trả trên tổng tài sản giảm từ 57,82% xuống 47,33%
Trong suốt các năm từ 2000 đến 2003, công ty không có nợ dài hạn, nợ phải trả là nợ ngắn hạn.
Có một điều đáng chú ý là số dư tài khoản “Phải trả cho người bán” tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán chỉ xuất hiện vào năm 2003 với con số 1.228.752.125đ (chiếm 27,3% tổng số nợ phải trả), điều này cho thấy “việc chiếm dụng vốn hợp pháp” đã được công ty thực hiện để làm tăng lưu lượng vốn tham gia kinh doanh mà không cần vay thêm vốn hay phát hành thêm cổ phiếu thông thường.
3./ Khả năng thanh toán
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Khả năng thanh toán nhanh = ___________________________________________________
(Hệ số thanh toán tức thời) Nợ ngắn hạn
Chính vì toàn bộ nợ phải trả của công ty đều là nợ ngắn hạn nên các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán đều có ảnh hưởng nhất định.
Hệ số thanh toán tức thời là thước đo trả nợ ngay không dựa vào việc phải bán vật tư, hàng hoá. Trên thực tế, khả năng thanh toán nợ hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong tất cả các năm từ 2000 đến 2003 đều lớn hơn 1.
ồ TSLĐ + ĐTNH
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ____________________________
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh thì luôn nhỏ hơn 1 (điều này là tất yếu vì công ty là doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản lưu động luôn ở mức từ 46,87% năm 2000 đến 61,79% năm 2003).
Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh không quá gần 1 và công ty luôn có lãi nên không đặt ra gánh nặng cho việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.
4./ Cơ cấu tài sản
Tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản luông đảm bảo cơ cấu phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại hàng hoá của công ty (năm 2003, đạt tỷ trọng 69,90%). Về số tuyệt đối, tài sản lưu động không ngừng tăng lên qua các năm.
Tại ngày 31/12/2003, giá trị tài sản lưu động là 5.611.857.336đ (tăng 757.558.098đ, đạt + 16% so với cùng kỳ năm 2002; tăng 2.807.230.131đ đạt + 58% so với cùng kỳ năm 2000).
Tài sản cố định cũng tăng lên qua các năm cho thấy công ty đã tiến hành đầu tư mở rộng khả năng kinh doanh thông qua việc xây mới, nâng cấp các cửa hàng, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp .
Tại ngày 31/12/2003 giá trị tài sản cố định đạt 3.910.340.522đ, đạt + 41% so với cùng kỳ năm 2002; còn so với cùng kỳ năm 2000 tăng 2.379.421.340đ, đạt 86%)
B – về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1./ Khả năng sinh lời
Kết quả tại bảng phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy khả năng sinh lợi (thông qua các chỉ tiêu là “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu”; “tỷ suất lợi nhuận trên tài sản” và “tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”) đều có tốc độ tăng mạnh mẽ.
So với năm 2003 với năm 2002:
“Tỷ suất LN trước thuế/doanh thu” tăng từ 1,94% lên 2,53% (tăng + 1,30 lần)
“Tỷ suất LN trước thuế/tài sản” tăng từ 13,09% lên 15,26% (tăng + 1,17 lần)
“Tỷ suất LN sau thuế/vốn chủ sở hữu” tăng từ 18,07% lên 19,70% (tăng+1,09 lần)
So sánh năm 2003 với năm 2001 (năm đầu tiên sau cổ phần hoá)
“Tỷ suất LN trước thuế/doanh thu” tăng từ 1,31% lên 2,53% (tăng + 1,93 lần)
“Tỷ suất LN trước thuế/tài sản” tăng từ 10,33% lên 15,26% (tăng + 1,48 lần)
“Tỷ suất LN sau thuế/vốn chủ sở hữu” tăng từ 11,14% lên 19,70% (tăng + 1,77 lần)
So sánh năm 2003 với năm 2000 (là năm chưa cổ phần hoá)
“Tỷ suất LN trước thuế/doanh thu” tăng từ 0,4% lên 2,53% (tăng + 6,29 lần)
“Tỷ suất LN trước thuế/tài sản” tăng từ 2,93% lên 15,26% (tăng + 5,21 lần)
“Tỷ suất LN sau thuế/vốn chủ sở hữu” tăng từ 4,72% lên 19,70% (tăng + 4,17 lần)
* Kết luận :
Sau khi tiến hành cổ phần hoá, khả năng sinh lợi của công ty tăng lên mạnh mẽ và ổn định, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước cả về lượng và tốc độ tăng trưởng.
2. Hiệu quả sử dụng vốn
Do có sự thay đổi về giá trị vốn chủ sở hữu khi định giá để có cổ phần hoá nên ở đây hiệu quả sử dụng vốn chỉ được so sánh từ năm 2001 (là năm đầu tiên cổ phần hoá).
2.1. Chỉ tiêu thứ nhất – Vòng quay doanh thu/Vốn chủ sở hữu.
Từ năm 2001 đến 2003 đều đạt được mức tăng ổn định tương ứng là 10,15 vòng đến 11,07 vòng rồi lên 11,47 vòng. Kết quả trên cho thấy năm 2001 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 10,15 đồng doanh thu thì đến năm 2003, 1 đồng vốn chủ sở hữu đã tạo ra được 11,47 đồng doanh thu.
2.2. Chỉ tiêu thứ hai – Vòng quay doanh thu/ tổng tài sản
Từ năm 2001 đến năm 2003, chỉ tiêu này có chiều hướng giảm xuống tương ứng từ 7,90 vòng xuống 6,74 vòng rồi xuống 6,04 vòng. Kết quả trên cho thấy, năm 2001, một đồng tài sản tạo ra được 7,90 đồng doanh thu thì đến năm 2003, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 6,04 đồng doanh thu.
Lý do của xu hướng trên là tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản .
Năm 2003 so với 2001, doanh thu tăng 1,35 lần trong khi đó tổng tài sản tăng 1,77 lần.
Việc tổng tài sản có tốc độ tăng nhanh hơn so với doanh thu từ năm 2001 đến năm 2003 là hoàn toàn phù hợp với quá trình đầu tư mở rộng năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn ở những năm tới.
2.3. Chỉ tiêu thứ ba – Vòng luân chuyển hàng hoá
Vòng luân chuyển hàng hoá qua các năm phân tích liên tục có xu hướng giảm, tương ứng là 5,54 vòng năm 2000 giảm xuống 5,37 vòng năm 2001; 4,56 vòng năm 2002 rồi xuống 4,17 vòng năm 2003.
Lý do của xu hướng trên là tốc độ tăng trưởng của hàng hoá tồn kho bình quân năm lớn hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán của các năm tương ứng. Hàng hoá tồn kho bình quân năm được tính theo bình quân của hàng tồn kho đầu năm và cuối năm. Vào cuối năm, công ty cần có hàng tồn kho dự trữ để đáp ứng nhu cầu mua sắm vào đầu năm dương lịch và Tết nguyên đán.
+ So sánh năm 2003 với năm 2002
Hàng tồn kho bình quân năm tăng từ 2.608.533.062đ lên 3.158.162.290đ đạt + 1,21 lần; trong khi đó giá vốn hàng bán tăng từ 47.556.116.881đ lên 52.723.339.209đ chỉ đạt + 1,11 lần.
+ So sánh năm 2003 với năm 2000
Hàng tồn kho bình quân năm tăng từ 1.329.932.655đ lên 3.158.162.290đ đạt + 2,64 lần; trong khi đó giá vốn hàng bán tăng từ 29.460.671.872đ lên 52.723.339.209đ chỉ đạt + 1,79 lần.
2.4. Chỉ tiêu thứ tư - Thời hạn thu tiền bình quân
Thời hạn thu tiền bình quân đã tăng từ 0,21 ngày năm 2000 lên 1,12 ngày năm 2003. Chỉ tiêu này được tính dựa trên doanh thu bình quân ngày và số dư bình quân năm của khoản phải thu của khách hàng. Do đó, có thể lý giải xu hướng tăng lên ở trên như sau:
Tốc độ tăng của số dư bình quân của khoản phải thu của khách hàng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu bình quân ngày, cụ thể là :
+ So sánh năm 2003 và năm 2002
Số dư bình quân của khoản phải thu của khách hàng tăng từ 70.445.874đ năm 2002 lên 176.067.308đ năm 2003, đạt + 2,50 lần; trong khi đó, doanh thu bình quân ngày trong cùng kỳ so sánh chỉ tăng từ 140.619.329đ lên 157.544.868đ đạt + 1,12 lần.
+ So sánh năm 2003 và năm 2000
Số dư bình quân của khoản phải thu của khách hàng tăng từ 18.519.352đ năm 2002 lên 176.067.308đ năm 2003, đạt + 9,47 lần; trong khi đó, doanh thu bình quân ngày trong cùng kỳ so sánh chỉ tăng từ 86.614.997đ lên 157.544.868đ đạt + 1,82 lần.
3./ Hiệu quả chi phí
3.1. Chỉ tiêu thứ nhất – Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
5,22%
4,49%
4,36%
5,22%
Năm 2000 cần 5,22 chi phí bán hàng để tạo ra được 100đ doanh thu
Năm 2001 để tạo ra 100 đ doanh thu chỉ cần có 4,49 đ chi phí bán hàng
Năm 2002 chỉ còn cần 4,36 đ chi phí bán hàng để tạo ra 100 đ doanh thu
Đến năm 2003, để tạo ra 100đ doanh thu lại cần tới 5,22đ chi phí bán hàng
So sánh năm 2003 với năm 2002, trong khi doanh thu chỉ tăng có 1,12 lần thì chi phí bán hàng lại tăng lên 1,34 lần. Còn năm 2003 so với năm 2001 trong khi doanh thu chỉ tăng lên 1,35 lần thì chi phí bán hàng tăng lên 1,57 lần.
3.2. Chỉ tiêu thứ hai – Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1,47%
1,30%
1,07%
1,78%
Năm 2000 cần 1,47 chi phí QLDN để tạo ra được 100đ doanh thu
Năm 2001 để tạo ra 100 đ doanh thu chỉ cần có 1,30 đ chi phí QLDN
Năm 2002 chỉ còn cần 1,07 đ chi phí QLDN để tạo ra 100 đ doanh thu
Đến năm 2003, để tạo ra 100đ doanh thu lại cần tới 1,78 chi phí QLDN
So sánh năm 2003 với năm 2002, trong khi doanh thu chỉ tăng có 1,12 lần thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên 1,86 lần. Còn năm 2003 so với năm 2001 trong khi doanh thu chỉ tăng lên 1,82 lần thì chi phí QLDN lại tăng tới 2,20 lần.
3.3. Chỉ tiêu thứ ba – lợi nhuận hoạt động kinh doanh/chi phí bán hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2,40%
27,57%
43,87%
25,19%
Năm 2000, 100đ chi phí bán hàng tạo ra được 2,4đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Năm 2001, cũng với 100đ chi phí bán hàng đã tạo ra được 27,57đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Năm 2002, 100đ chi phí bán hàng đã tạo được tới 43087đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên đến năm 2003, 100đ CPBH chỉ còn tạo ra được có 25,19đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh
So sánh năm 2003 với năm 2001, trong khi chi phí bán hàng tăng lên 1,57 lần thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chỉ tăng có 1,43 lần.
3.4. Chỉ tiêu thứ 4 - Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động kinh doanh/chi phí QLDN
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
8,51%
95,52%
178,12%
73,74%
Với 100đ chi phí QLDN, năm 2000 chỉ tạo ra được 8,51đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, năm 2001 đã tạo ra được 95,52đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh; năm 2002 con số đó là 178,12đ; tuy nhiên đến năm 2003 chỉ còn tạo được 73,74đ lợi nhuận kinh doanh.
So sánh năm 2003 với năm 2002, trong khi chi phí QLDN tăng 1,86 lần thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh lại giảm 23%.
So sánh năm 2003 với năm 2001, trong khi chi phí QLDN tăng tới 1,86 lần thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chỉ tăng có 1,43 lần.
3.5. Chỉ tiêu thứ 5 - Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động kinh doanh/giá vốn hàng bán.
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
0,13%
1,33%
2,06%
1,43%
Xu hướng tăng lên của chỉ tiêu này được thể hiện rõ rệt từ năm 2000 đến 2002, tuy nhiên đến 2003 thì lại có chiều hướng đi xuống.
Năm 2000, với 100đ giá vốn chỉ có thể tạo ra được 0,13đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhưng với năm 2002, kết quả đạt được là 2,06đ; tuy nhiên đến năm 2003, chỉ số này giảm xuống, 100đ giá vốn chỉ tạo được có 1,43đ lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
So sánh năm 2003 với ănm 2002, giá vốn hàng bán tăng 1,11 lần thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh lại giảm 23%
* Kết luận:
Qua các chỉ số phân tích trên, có một điểm nổibật là khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng chi phí sau khi cổ phần hoá được tăng lên đáng kể. Có thể thấy đó là một trong những thế mạnh của việc cổ phần hoá doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến năm 2003, việc phát huy tốc độ tăng trưởng trên không còn được duy trì, các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng chi phí đều đi xuống so với năm 2002.
Kết quả hoạt động kinh doanh chính năm 2003 giảm xuống rõ rệt so với năm 2002 cả về lượng và tốc độ tăng trưởng. Mặc dù vậy, năm 2003 vẫn có kết quả tổng lợi nhuận trước thuế của mọi hoạt động lớn nhất trong các năm qua. Điều đó có được là nhờ kết quả của các hoạt động tài chính và bất thường.
So sánh tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường với tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm sẽ cho thấy rõ điều này:
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận kinh doanh/
tổng lợi nhuận trước thuế
31,12%
94,73%
98,40%
52,01%
Lợi nhuận bất thường/
tổng lợi nhuận trước thuế
7,57%
6,38%
2,03%
40,84%
Lợi nhuận bất thường/
tổng lợi nhuận trước thuế
61,31%
-1,11%
- 0,43%
7,16%
Cộng
100,00%
100,00%
100,00%
100,00%
Kết quả trên đặt ra vấn đề xem xét, phân tích và đưa ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2004 và các năm tiếp theo sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tạo thêm nhiều việc làm mới một cách có hiệu qủa.
4. Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Qua các chỉ tiêu được tổng hợp cho thấy công ty luôn thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Các loại thuế phải nộp không có biến động lớn ngoại trừ thuế thu nhập năm 2003 đã phải nộp đủ 100% do hết thời hạn giảm 50% tiền thuế theo ưu đãi cho quá trình cổ phần hoá.
5. Về tiền lương và thu nhập của người lao động
Chỉ tiêu
2001 - 2000
2002 - 2001
2003 - 2002
Tăng trưởng doanh thu
134,68%
120,55%
112,04%
Tổng thu nhập
124,02%
116,79%
143,58%
Thu nhập bình quân
119,45%
118,60%
113,66%
Kết quả phân tích cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng của các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập của người lao động.
Tổng thu nhập năm 2003 đã tăng gấp 1,44 lần so với năm 2002 và gấp 2,08 lần so với năm 2000.
Thu nhập bình quân năm 2003 đã tăng gấp 1,14 lần so với năm 2003 và gấp 1,61 lần so với năm 2000.
Mặc dù tổng thu nhập và thu nhập bình quân đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đã giảm liên tục từ năm 2001 đến 2003. Điều này phù hợp với việc giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu.Đặc biệt năm 2003 có tốc độ tăng tổng thu nhập là 143,58% (cao hơn 26,79% so với tốc độ tăng của năm 2002); trong khi đó tốc độ tăng thu nhập bình quân là 113,66% (thấp hơn 4,94% so với tốc độ tăng của năm 2002).
Nguyên nhân chủ yếu của kết quả này là do số lượng lao động chính thức bình quân năm 2003 so với năm 2002 đã tăng lên 33 người (tương đương 21,29%).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC366.doc