MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK 4
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY MK 4
1.1.1 Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK 4
1.1.2 Quá trình hinh thành công ty cổ phần thông minh MK 6
1.2 CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY MK 8
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty MK 8
1.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của mỗi phòng ban trong công ty 9
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THÔNG MINH MK 11
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thông minh MK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH DOANH Ở CÔNG TY MK 11
2.1.1 Những sản phẩm chính của công ty MK 11
2.1.2 Thị trường kinh doanh của công ty MK 13
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty MK 16
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK 19
2.2.1 Những ưu điểm mà công ty MK đạt được 19
2.2.2 Những bất cập mà công ty còn mắc phải 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK 25
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MK TRONG CÁC NĂM TỚI 25
3.1.1 Tiếp tục củng cố duy trì và phát triển hơn nữa lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thẻ thông minh trên thị trường mục tiêu 25
3.1.2 Bước đầu sản xuất và kinh doanh sản phẩm giấy liên tục / nhiều liên 27
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MK 27
3.2.1 Giải pháp 1: thực hiện tốt hơn nữa quy trình sản xuất các loại thẻ thông minh 27
3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty 28
3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường huy động vốn tạo điều kiện phát triển cho MK 28
KẾT LUẬN 30
LỜI MỞ ĐẦU
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bối cảnh số hoá, toàn cầu hoá trên thế giới, ở rất nhiều nơi trên thế giới, thẻ thông minh và các ứng dụng thẻ thông minh đã trở nên rất phổ biến. Trong bối cảnh ngành công nghệ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam đã và đang phát triển như vũ bão, với yêu cầu đảm bảo an ninh và tính chuyên nghiệp của các tổ chức thẻ công nghệ cao đã từng bướcthay thế cho các loại thẻ giấy truyền thống.
Công ty MK là một trong số những công ty đi đầu, sớm nhận thức đựơc tầm quan trọng và tính tất yếu của chiếc thẻ thông minh, đã xây dựng cho mình một nhà máy sản xuất riêng ngay tại Việt Nam. Và cơ hội được thực tập tại công ty đã giúp tôi có them rất nhiều những kinh nghiệm thực tế bổ ích , phục vụ cho quá trình học tập của tôi.
Báo cáo này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Tạ Văn Lợi cùng sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty.
Báo cáo gồm 3 chương :
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP THÔNG MINH MK
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
Báo cáo tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đã phản ánh được cơ bản tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty MK, và từ đó đưa ra hướng chọn đề tài cho giai đoạn thực tập tiếp theo.
Qua đây tôi xin đựơc gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể quý công ty đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt thời gian qua.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THÔNG MINH MK
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK
Tập đoàn công nghệ MK là nhà cung cấp các giải pháp và sản xuất thẻ nhựa đầu tiên tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1999, công ty đã trải qua nhiều mốc thay đổi đáng nhớ
31/05/1999: thành lập công ty TNHH Công nghệ Mạnh Khang
07/1999: trở thành nhà phân phối độc quyền của Datacard ( Mỹ) tại Việt Nam chuyên cung cấp máy in thẻ nhựa, thiết bị sản xuất thẻ và các hệ thống phát hành và cá thể hoá tập trung chuyên dùng cho lĩnh vực tài chính,ngân hàng
08/1999: Trở thành nhà phân phối Visa Card, MasterCard của Secure- Card Gemplus tại Việt Nam
11/1999: Mở Văn phòng đại diện tại thành phố HCM
02/2002: đưa dây chuyền sản xuất thử nghiệm thẻ vào hoạt động
14/02/2002: Chuyển đổi công ty TNHH công nghệ Mạnh Khang thành công ty cổ phần công nghệ MK. Đây là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thẻ nhựa hàng đầu ở Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ bao gồm:
-Giải pháp cá thể hoá thẻ và phát hành thẻ của Datacard ( Mỹ)
-Hệ thống lọc tiền và giải pháp quản lý tiền mặt của De La Rue (Anh)
-Máy ATM của Triton ( Mỹ)
-Thiết bị thanh toán thẻ Cybernet (Hàn Quốc)
-Giải pháp công nghệ mật khẩu sử dụng một lần trong giao dịch trực tuyến ( Thuỵ Sỹ)
03/2002: Trở thành nhà phân phối độc quyền của De La Rue tại Việt Nam đối với các thiết bị liên quan đến xử lý tiền mặt như lọc tiền , đếm tiền, kiểm tra tiền giả
24/01/2003: Thành lập công ty liên doanh thẻ thông minh MK giữa công ty cổ phần công nghệ MK và công ty Sinclair-Tek ( Mỹ)
04/2003: Trở thành nhà phân phối độc quyền của CyberNet ( Hàn Quốc) tại Việt Nam, chuyên cung cấp các thiết bị thanh toán đầu cuối (POS) hàng đầu thế giới
05/2003: Trở thành nhà phân phối độc quyền của hãng Triton ( Mỹ) tại Việt Nam đối với các thiết bị rút tiền tự động (ATM) chuyên dung cho tập đoàn bán lẻ, siêu thị , khách sạn, nhà hàng
01/03/2004: Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thẻ MK đặt tại KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc. Với vốn đầu tư trên 2 triệu đô la Mỹ và được trang bị dây chuyền sản xuất thẻ hiện đại, nhà máy có khả năng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu 30 triệu thẻ trắng, thẻ từ và thẻ thông minh mỗi năm
01/2005: Khởi động giai đoạn hai của Nhà máy liên doanh thẻ thông minh MK
02/2005: Khai trương Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) MK tại Hà Nội với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cũng như tích hợp các hệ thống ứng dụng thẻ thông minh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng , viễn thông và bảo an chính phủ
09/2005: Thẻ Sim của MK đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005
06/2006: Sản phẩm phần mềm nhúng dành cho thẻ thông minh được xếp hàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao- tại giải thưởng Sao Khuê 2006
01/2007: Triển khai dự án “Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và cá thể hoá thẻ thông minh MK” tại khu công nghệ cao TP.HCM
02/2007: Trở thành nhà phân phối độc quyền của hãng Todod- Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp chứng thực mật khẩu sử dụng một lần trong giao dịch trực tuyến
04/2007: Sản phẩm Các ứng dụng giá trị gia tăng cho điện thoại di động CDMA- MK RUIM bằng công cụ phát triển UTK- VAS đựơc trao giải phần mềm ưu việt và được xếp hạng 4 sao
27/12/2007: Công ty liên doanh thẻ thông minh MK chuyển đổi hình thức kinh doanh thành công ty cổ phần Thông Minh MK
Trong năm 2007 vừa qua Tập đoàn CN MK đã cùng với 2 tổ chức khác là IDG và Net one tham gia sáng lập Vinapay- một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại và internet. Do vậy, tính đến hiện nay,Tập đoàn MK bao gồm 3 thành viên là
Công ty cổ phần công nghệ MK
Công ty cổ phần thông minh MK
Vinapay
-Công ty cổ phần công nghệ MK có đặt văn phòng tại tầng 11 toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh, ngoài ra còn có trụ sở tại thành phố HCM
-Công ty cổ phần thông minh MK đặt văn phòng tại tầng 10 và tầng 5 toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Còn nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Quang Minh, Vĩnh Phúc
-Trung tâm nghiên cứu và phát triển MK cũng có văn phòng tại Láng Hạ ,Hà Nội
Quá trình hình thành của công ty cổ phần thông minh MK
Được thành lập đầu năm 2003 giữa công ty cổ phần công nghệ MK và công ty Sinclair- Tek( Mỹ) với tên ban đầu là : Công ty liên doanh thẻ thông minh MK. Do nhu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh , công ty đã tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đồng thời thay đổi tên giao dịch. Theo GCNĐT do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 17 tháng 12 năm 2007, công ty đổi tên thành: Công ty cổ phần Thông minh MK.
Công ty có vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu USD, và tới năm 2005 thì tổng vốn đầu tư đã đạt 3 triệu USD. Công ty là thành viên chính thức của hiệp hội sản xuất thẻ quốc tế ICMA. Đồng thời công ty cũng đạt đựơc chứng chỉ ISO 9001:2000 của BIQV cho quy trình sản xuất và in thẻ nhựa, thẻ thông minh.
Công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp quang minh Vĩnh Phúc nằm cách Hà Nội 22 km với diện tích 10,400m2 , Nhà máy đạt công suất hơn 30 triệu thẻ/năm và có thể cá thể hoá tới 5000 thẻ /giờ.
Các hoạt động của công ty bao gồm:
-sản xuất thẻ công nghệ cao như : thẻ thông minh(có gắn chip), thẻ từ, và thẻ khác
-In và cá thể hoá thẻ
-Nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng cần thiết cho thẻ công nghệ cao sử dụng trong viễn thông, ngân hang, bán lẻ …
-Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ công nghệ cao
-Xuất khẩu các máy móc và phần mềm truy nhập
sản xuất và phân phối các loại máy ( như máy đọc thẻ …)
-Cung cấp dịch vụ cá thể hoá thẻ
-phân phối và xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất và quản lý các kênh phân phối
-triển khai thẻ công nghệ cao và chuyển giao bí quyết giữa Việt Nam và nước ngoài
Công ty thông minh MK hiện là nhà sản xuất hàng đầu đối với thẻ nhựa
MK là nhà cung cấp thẻ cho các đơn vị hàng đầu Việt Nam như:
-thẻ ATM cho các ngân hàng VCB, BIDV, ICB, VBARD, Sacombank, Techcombank..
-Thẻ khách hang cho Việt Nam Airlines, Prudential, AIA, Metro, Honda, Ford, Vichy...
-Thẻ bảo hành và chứng nhận sản phẩm chính hiệu cho Motorola, Sony Ericson
-Thẻ chìa khoá cho các khách sạn Hilton, Sheraton, Sofitel Plaza, …
-Thẻ nhân viên cho các tổng công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức,hiệp hội,trường học
-Thẻ thư viện, thẻ cán bộ cho các trường Đại học tại Hà Nội
Bảng số1: Danh sách những khách hàng chính của MK
Vietcombank
Incombank
VBARD
BIDV
Sacombank
Techcombank
Bao Viet Insurance Company
Prudential Assurance Co.LTD
AIA Assurance Company
Toyota Motor Vietnam
Ford Vietnam
VMC
Vietnam- French Hospital
Hanoi international School
Honda Vietnam
Yamaha Vietnam
Sony Ericson
Samsung
Motorola
Viettel
VNPT
Daewoo Hotel
Sofitel Plaza Saigon
Hotel Nikko Hanoi
Nguồn: Phòng kinh doanh (năm 2007)
CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK
HĐQT
Ban Giám đốc
BP sản xuất
-nhà máy SX
-BP Thiết kế
-BP SB
-BP Kỹ thuật máy móc
-BP Hỗ trợ
BP nhân sự
BP Tài chính
BP kinh doanh
-Marketing
- kd lvực điện tử- viễn thông
-Kd thẻ tài chính& thẻ ID security
-Kd QTế
-Business form
-Kế toán
-Kho
-XNK
-Nhân sự
-Hành chính văn phòng
Nguồn: phòng nhân sự (Năm 2007)
Nhiệm vụ chức năng của mỗi phòng ban trong công ty
Theo thống kê của phòng nhân sự, công ty có 135 người . Trong đó đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 31.85%, 34.07% đạt trình độ cao đẳng và trung cấp, và còn lại 34.07% có trình độ PTTH.
Biểu số 1: Thống kê phân loại trình độ học vấn trong công ty MK
(Nguồn: Phòng nhân sự, năm 2007)
Tất cả các phòng ban trong công ty đều tham gia vào quy trình sản xuất thẻ , và từng bộ phận khác nhau lại có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
-Các phòng nhân sự, hay phòng kế toán thì cũng có chức năng tương tự như ở các doanh nghiệp khác, đó là bộ phận nhân sự, hành chính văn phòng sẽ có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực trong công ty cùng với các công việc văn phòng thông thường.
-Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ theo dõi , quản lý các hoạt động tài chính, các khoản thu chi , phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty và đặc biệt là quản lý dòng tiền mặt nhằm đảm bảo công ty có một hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch nhất.
-Một bộ phận có thể gọi là nòng cốt xương sống của MK chính là bộ phận sản xuất. Bộ phận này cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ hơn mà trong đó đặc biệt quan trọng nhất chính là nhà máy sản xuất của công ty có trụ sở đặt tại khu công nghiệp Quang Minh Vĩnh Phúc.
Nhà máy sản xuất có 68 lao động thường xuyên, được chia vào các tổ chuyên môn hoá
-Tổ in offset
-Tổ in lưới
-Tổ ép và cắt
-Phòng cá thể hoá
-Phòng kiểm tra và chọn lọc
Các bộ phận này làm việc trực tiếp và gắn liền với các dây chuyền máy móc thiết bị trong nhà máy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như :
-Bộ phận kỹ thuật: chuyên về vận hành, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc trang thiết bị trong nhà máy.
-Bộ phận thiết kế…
-Phòng kinh doanh cũng là một bộ phận quan trọng trong công ty. Các nhân viên thuộc phòng kinh doanh có nhiệm vụ liên hệ, tạo mối quan hệ với các khách hang, luôn tìm kiếm các khách hang tiềm năng, nghiên cứu nhu cầu của họ và tìm phương án đáp ứng tối ưu. Khách hang liên hệ với nhân viên phòng kinh doanh để đặt hàng, sau đó nhân viên kinh doanh sẽ thông báo lại cho bộ phận sản xuất để sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bộ phận marketing cũng nằm trong phòng kinh doanh, chủ yếu là nhân viên PR chịu trách nhiệm tăng cường phát triển hình ảnh của công ty trên thị trường.
Hiện nay phòng kinh doanh tại Hà Nội chỉ có khoảng 7 người, vẫn còn thiếu so với nhu cầu hoạt động của công ty.
-Ngoài ra công ty còn có Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) MK đặt trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cũng như tích hợp các hệ thống ứng dụng thẻ thông minh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng , viễn thông và bảo an chính phủ.
-Văn phòng Sài Gòn của công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, liên hệ với khách hang , ngoài ra cũng có một bộ phận sản xuất nhỏ được đặt trong đó để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
Những sản phẩm chính của công ty MK
Giới thiệu sơ lược về thẻ Thông Minh
Thẻ thông minh là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi dây chuyền sản xuất công nghệ cao và hiện đại với yêu cầu đảm bảo chất lượng và bảo mật dữ liệu ngặt nghèo.
Thành phần chính của thẻ thông minh là thẻ nhựa kích thước 85mm x 54mm x 0.76mm được làm từ các vật liệu khác nhau ( PVC, PET, ABS…). Hai mặt thẻ được in sẵn bằng công nghệ in offset hoặc in lưới với các tranh ảnh, chữ, logo công ty và thông tin cần thiết
Trên thẻ thông minh có gắn dải từ, bộ vi xử lý hoặc con chip bộ nhớ. Nhờ có con chip này người ta có thể cài các chương trình ứng dụng, hoặc lưu trữ các thông tin cơ bản về chủ thẻ hoặc nội dung thẻ. Chip điện tử ở thẻ thông minh có thể chứa tới 16k dữ liệu . Thẻ thông minh có thể được cấy dải từ tính để lưu trữ dữ liệu, bao gồm các dữ liệu cơ bản về chủ thẻ hoặc nội dung thẻ.
Thẻ thông minh đựơc sử dụng rộng rãi và rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ , Nhật, Châu Âu đến Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Ứng dụng của thẻ thông minh rất đa dạng và phong phú ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể phân loại sơ bộ như sau:
Chính phủ: Chứng minh thư, Bằng lái xe, Thẻ bảo hiểm xã hội, Thẻ ưu tiên qua cầu đường…
Tài chính và ngân hang: Thẻ nợ, thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ Tiền mặt, Thẻ quà tặng, Thẻ bảo hiểm, Thẻ giảm giá cho khách hang mua bảo hiểm
Viễn thông-Công nghệ thông tin: Thẻ điện thoại trả trước (điện thoại box, điện thoại di động), thẻ internet, thẻ dung trong thương mại điện tử ( e-commerce),…
Nhà hang-khách sạn: thẻ chìa khoá, thẻ khách, thẻ hội viên, CLB, thẻ ưu đãi khách hang/thẻ khách hang đặc biệt( VIP card), thẻ vào cửa có kiểm soát, thẻ cổ đông
Thương mại- bán lẻ( siêu thị, cửa hang…) : thẻ giảm giá, thẻ ưu đãi khách hang, thẻ cổ đông,…
Giáo dục: thẻ học sinh/ sinh viên, thẻ thư viện, thẻ nhân viên, thẻ vào cửa có kiểm soát ( phòng thí nghiệm, phòng lab..)
Nhận dạng: thẻ nhân viên, thẻ thành viên/hội viên (CLB, Hiệp hội), thẻ hội chợ, thẻ hội nghị/ hội thảo, thẻ cổ đông, thẻ bệnh nhân, thẻ chứng nhận hàng chính hãng
Quản lý thời gian: Thẻ thông minh có thể lưu trữ nhiều thông tin về chủ thẻ. Với thiết bị đầu đọc, và bộ phận xử lý, thẻ thông minh được sử đụng để kiểm soát ra vào và quản lý thời gian đối với nhân viên. Các thông tin về việc đi muộn về sớm, thời gian làm việc của nhân viên đựơc lưu trữ trong thẻ. Nhà quản lý có thể dựa vào đó để tính công và trả lương cho nhân viên
Những sản phẩm thẻ thông minh của công ty MK
MK là công ty cung cấp thẻ đầu tiên ở Việt Nam có nhà máy sản xuất thẻ riêng. Bắt đầu từ ngày 21 tháng 01 năm 2003 đến nay, công ty sản xuất các loại thẻ thông minh, thẻ nhựa, thẻ giấy. Ngoài ra còn có các sản phẩm thẻ khác như thẻ trắng, thẻ in sẵn và thẻ cá thể hoá thẻ
Bảng số 2: Tổng hợp số liệu về Sản lượng thẻ kinh doanh của công ty TM MK
Đơn vị: 1000 thẻ
TT
Sản phẩm chính
2005
2006
2007
1
Thẻ Viễn thông
2,100
2,532
3,567
2
Thẻ cào
8,710
10,831
12,784
3
Thẻ Ngân Hàng
1,728
2,089
3,087
4
Thẻ Chìa khoá
506
612
1,045
5
Thẻ khách hàng thân thiết
3,229
3,914
5,073
6
Phôi thẻ và các loại thẻ khác
5,235
6,131
7,532
Tổng sản lượng
21,508
26,109
33,088
Nguồn: Phòng kinh doanh (năm 2007)
Thị trường kinh doanh của công ty MK
Khi phân tích thị trường kinh doanh các sản phẩm của MK, DN đã xác định phủ sóng tất cả các thị trường: Ngân hàng , trường học, nhà máy, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện
Bảng số 3: Các mảng khách hàng dự kiến của công ty
STT
Tên mảng
Đặc điểm
1
Mảng siêu thị(hàng tiêu dùng, thời trang, điện thoại, điện tử, máy tính, nội thất)
Nhu cầu chủ yếu là thẻ VIP, khách hàng thân thiết, thẻ cào, khuyến mại
2
Mảng trường học (các trường ĐH,cao đẳng, dạy nghề, các trường tư, nước ngoài)
Nhu cầu sd thẻ ID, thẻ nạp tiền, thẻ ưu đãi (nhưng chủ yếu theo mùa tuyển sinh)
3
Mảng TT thẩm mĩ, Spa, câu lạc bộ, hiệp hội
Hầu hết đều sử dụng thẻ VIP.
4
Mảng nhà hàng, quán cà phê
Có nhu cầu chủ yếu dùng thẻ VIP. Tuy nhiên do số lượng nhiều, phân tán nên các sales mới sẽ có kế hoạch và phân chia cụ thể nhằm khai thác hiệu quả mảng này.
5
Guarantee card, Scratch off card
Đặc điểm chung của loại khách hàng này là lớn, đòi hỏi khắt khe, số lượng ít
6
Promotion card
Đối tượng thường là các nhà sản xuất lớn, kinh phí quảng cáo khuyến mãi lớn, thường được đặt trong các chương trình cụ thể. Muốn bán được hàng cho tập khách hàng này thì cần có liên lạc thường xuyên, đôi khi phải gợi ý cho khách hàng về ý tưởng của các chuơng trình
Nguồn: Phòng kinh doanh 2007
Tuy nhiên trên thực tế MK mới chỉ triển khai được một số thị trường, trong đó đáng kể nhất là thị trường thẻ của các ngân hàng, công ty đã chiếm lĩnh khoảng 80-90 % thị phần
Biểu số 2: Tương quan thị phần của công ty MK trên thị trường thẻ ngân hàng
(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2007)
-Trên thị trường bán lẻ và khách hàng thân thiết ( Loyalty and retail market )
MK chiếm lĩnh 60% thị trường Hà Nội, và từ 35-40% thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Biểu số 3: Tương quan thị phần của công ty MK trên thị trường bán lẻ Hà Nội
(Nguồn:Phòng kinh doanh,năm 2007)
Biểu số 4: Tương quan thị phần của công ty MK trên thị trường TP.HCM
(Nguồn: Phòng kinh doanh, 2007)
-Về mảng kinh doanh quốc tế: Công ty chưa phát triển mảng này nhiều. Số lượng sản phẩm thẻ xuất khẩu ra thị trường quốc tế chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng của công ty.
Biểu số 5: Tương quan tỷ trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
(Nguồn:Phòng kinh doanh,năm 2007)
Tình hình hoạt động kinh doanh ở công ty MK
Được thành lập đầu năm 2003 giữa công ty cổ phần Công nghệ MK và công ty Sinclair-Tek( Mỹ) với tên ban đầu là công ty liên doanh thẻ thông minh MK, nguồn vốn của công ty như sau:
-Tổng Vốn đầu tư 2 triệu USD
Trong đó Vốn pháp định 780 nghìn USD (trong đó có 130 nghìn USD tiền mặt và 650 nghìn USD góp bằng máy móc công nghệ) (Theo báo cáo tài chính của công ty MK, 2004)
Bảng số 4: Chi tiết đầu tư ban đầu của nhà máy sản xuất MK
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
$ 2,000,000,000
1. VỐN CỐ ĐỊNH
$ 1,800,000,000
Cơ sở hạ tầng
$ 200,000
Tổng đầu tư vào thiết bị ( Giai đoạn 1)
thiết bị dài hạn( khấu hao 10 năm)
$ 929,500
thiết bị trung hạn( khấu hao 5 năm)
$ 53,000
thiết bị văn phòng
$ 67,500
Thiết bị giai đoạn 2- dài hạn
$450,000
2. VỐN LƯU ĐỘNG
$200,000
(Nguồn: Phòng kế toán, 2003)
Dựa vào Bảng tổng hợp về các loại máy móc thiết bị của công ty MK , có thể thấy rằng công ty được trang bị nhiều máy móc dây chuyền khá hiện đại, có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và số lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng:
Bảng số 5:Tổng hợp máy móc thiết bị của công ty CP TM MK
Đơn vị: USD
DANH MỤC THIẾT BỊ ĐẦU TƯ
KL
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
GIAI ĐOẠN 1( 2003-2004)
THIÉT BỊ DÀI HẠN
Máy ép thẻ
2
100,000
200,000
Máy cắt thẻ
2
106,000
212,000
Dây chuyền sx thẻ thông minh
1
300,000
300,000
Máy in offset
-- 1 màu
1
18,000
18,000
-- 2 màu
1
70,000
70,000
Máy in thẻ
1
10,500
10,500
Hệ thống kiểm tra chất lượng thẻ
1
10,000
10,000
Máy đếm thẻ
1
8,000
8,000
Hệ thống sấy thẻ
1
15,000
15,000
Hệ thống làm phim
1
30,000
30,000
Máy ép thẻ loại nhỏ
1
8,000
8,000
Máy tạo hologram
1
14,000
14,000
Máy dập nổi thẻDC310
1
34,000
34,000
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ ( THIẾT BỊ DÀI HẠN)
929,500
THIẾT BỊ TRUNG HẠN
Chụp bản kẽm
1
1,000
1,000
Máy tính đồ hoạ
2
2,500
5,000
Máy đính thẻ
1
1,500
1,500
Máy in PVC kỹ thuật số
1
3,000
3,000
Phần mềm
1
20,000
20,000
Giá phơi thẻ
50
150
7,500
Máy dập dấu thủ công
1
1,000
1,000
Máy cá thể hoá thẻ có ảnh Select
1
5,000
5,000
Máy đóng tem nhiệt
2
2,000
4,000
Máy đặt dải từ lên thẻ
1
5,000
5,000
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ( THIẾT BỊ TRUNG HẠN)
53,000
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO THIẾT BỊ SẢN XUẤT
$ 982,500
GIAI ĐOẠN 2( 2008)
KL
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
Dây chuyền sx thẻ thông minh
1
400,000
400,000
Máy đặt dải từ tự động- OTL 200
1
150,000
150,000
TỔNG CHI PHÍ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2
$ 550,000
(Nguồn: Phòng kế toán, năm 2003)
Bảng số 6: Cơ cấu vốn công ty MK qua các năm
Đơn vị: VNĐ
Năm
2004
2005
2006
2007
Vốn vay
6,966,508,755
5,847,822,165
13,209,578,948
17,249,609,546
Vốn CSH
13,488,573,885
19,279,154,452
24,216,883,758
28,225,605,884
Tổng vốn
20,455,082,640
25,126,976,617
37,426,462,706
45,475,215,430
(Nguồn: Phòng kế toán, 2007)
Biểu số 6 : Biểu đồ vốn của công ty MK qua các năm
Đơn vị: tỷ VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán, 2007)
Nguồn vốn của công ty MK tăng mạnh qua các năm, tỷ trọng vốn vay cũng tăng, điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang rất phát triển.
Do nhu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đồng thời thay đổi tên giao dịch. Theo GCNĐT do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 17 tháng 12 năm 2007, công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh sang cổ phần hoá thành: Cổ phần thông minh MK.
Bảng số 7: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty MK qua các năm
Đơn vị: VNĐ
Năm
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
5,345,846,036
7,386,487,608
20,530,836,757
60,064,000,000
Chi phí
3,022,530,468
8,847,461,478
18,006,479,023
52,227,473,247
LNtrước thuế
2,323,315,568
(1,460,973,870)
2,524,357,734
7,836,526,753
(Nguồn: Phòng kế toán, 2007)
Công ty đã xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm trong các năm như sau:
Bảng số 8: Phương án tiêu thụ sản phẩm của công ty đến 2010
TT
Năm
Số lượng thẻ tiêu thụ
Doanh thu từ thẻ và phầm mềm
1
2004
1,070,000
$ 309,000
2
2005
1,365,000
$399,100
3
2006
1,774,500
$518,380
4
2007
2,306,850
$674,479
5
2008
2,998,905
$876,823
6
2009
3,748,631
$1,045,690
7
2010
4,685,789
$1,247,335
(Nguồn: Phòng kế toán,năm 2004)
Như vậy ta có thể thấy, công ty MK đến nay đã vượt qua mục tiêu đề ra- theo phương án tiêu thụ dự kiến thì năm 2007 sản lượng tiêu thụ sẽ đạt 2,306,850 thẻ, nhưng trên thực tế, năm 2007 công ty đã đạt sản lượng xấp xỉ 33 triệu thẻ- đưa về doanh số 3,754,000 USD tương đương với hơn 60 tỷ việt nam đồng. Con số này thể hiện sức sản xuất của MK là rất tiềm năng.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
Những ưu điểm mà công ty MK đạt được
Trong những năm gần đây , Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Sự góp mặt của công nghệ đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt cuộc sống của người dân hiện nay. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, sự hội nhập với thế giới lại càng diễn ra rõ rệt. Thẻ thông minh giờ đây đã không còn là khái niệm xa lạ với mọi người như vài năm trước đây, thẻ thông minh góp mặt trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sự bùng nổ cách mạng công nghệ thông tin đem lại những ứng dụng vô cùng tiện lợi cho việc dung thẻ: chìa khoá từ, quản lý thời gian, quản lý con người, đảm bảo an ninh,…
Trong những năm qua đã sơ hình thành nhu cầu sử dụng thẻ, tập trung tại các thành phố lớn như thẻ tín dụng và thẻ ATM trong ngành Ngân Hàng, thẻ điện thoại, thẻ internet của ngành Viễn thông , thẻ Bảo hiểm trong ngành Bảo Hiểm, thẻ nhân viên dung để quản lý thời gian ở các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn
Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thẻ nhựa đã hình thành và có xu hướng ngày càng tăng lên. Thẻ nhựa ban đầu chỉ đựơc sử dụng với các ứng dụng đơn gian như chỉ làm thẻ nhân viên, hội viên đơn thuần với dải chữ ký, chưa có mã từ, mã vạch… Dần dần với các ưu thế nổi bật như thời gian sử dụng lâu, độ bền và an toàn cao, không bị ảnh hướng bởi nước và độ ẩm, thẻ nhựa đựơc sử dụng nhiều hơn và được ứng dụng rộng rãi làm thẻ hội viên, thẻ ưu đãi khách hang, thẻ giảm giá, thẻ cầu đường…
Địa bàn tiêu thụ chủ yếu của thẻ nhựa là các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và một số khu nghỉ mát- du lịch cao cấp( chìa khoá khách sạn, thẻ ưu đãi khách hàng).Hiện nay, do nhu cầu an ninh ,marketing và nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức và doanh nghiệp, nhu cầu thẻ nhựa đang tăng cao trong 2-3 năm trở lại đây.
Theo khảo sát, số lượng thẻ nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, qua nhiều con đường khác nhau( trung bình tăng 70%/ 1năm), dự đoán nhu cầu về thẻ có thể tăng lên tới khoảng 200%/năm trong những năm tới.
Riêng theo thống kê của MK thì , sản lượng thẻ tiêu thụ đã tăng từ hơn chục triệu thẻ năm 2006 lên 33 triệu thẻ năm 2007, tức là khoảng hơn 100%.
Như vậy có thể thấy thị trường thẻ công nghệ cao ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là rất rộng lớn và tiềm năng, và hiện nay thì vẫn còn là một ngành sản xuất kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam.
Và ưu điểm của MK là trong khi nhu cầu lớn và tăng trưởng nhanh thì việc sản xuất thẻ ở nước ta chưa hình thành ngành công nghiệp, thì trên thị trường hiện nay, chỉ duy nhất MK được đầu tư bài bản quy mô công nghiệp, có nhà máy sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất và quy trình khép kín của tất cả các công đoạn .
Nhờ đó MK có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng nhiều đơn hàng lớn vì không phải mất thời gian chờ đợi nhập khẩu từ nước ngoài như các nhà cung cấp khác.
Hiện nay MK đang nắm giữ một thị phần đáng kể trong thị trường thẻ ở Việt Nam, đặc biệt là thị trường thẻ Ngân hàng. Riêng trong năm 2007, doanh số đã tăng gấp đôi so với năm 2006, đạt tới con số hơn 60 tỷ đồng. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của MK vừa tăng về quy mô, lại vừa tăng về chất lượng.
Hiện nay, MK đã làm chủ được một công nghệ sản xuất thẻ vừa tiếp xúc vừa không tiếp xúc rất hiện đại –trên thế giới chỉ khoảng 10 công ty có . MK rất hy vọng rằng nhờ công nghệ này sẽ mở đường cho công ty tiến ra thị trường quốc tế một cách mạnh mẽ.
MK đã xây dựng đựơc một quy trình sản xuất thẻ khá hiện đại. Công ty cũng luôn tuân thủ , đảm bảo đáp ứng những yêu cầu về nguyên liệu và yêu cầu về bao bì nhằm mục tiêu luôn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Và năm 2007 vừa qua, theo thống kê thì số lượng thẻ loại đã giảm từ 10% (năm2006) xuống còn 7%, đây là một kết quả rất đáng mừng đối với MK, nó giúp công ty tiết kiệm chi phí đồng thời làm tăng thêm chất lượng sản phẩm , tăng them long tin của người tiêu dùng
Một ưu điểm nữa của MK là công ty ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư , năm 2007, MK được quỹ Mekong đầu tư 4 triệu USD vào đã tạo điều kiện giúp cho công ty mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đứng trước hoạt động cạnh tranh khốc liệt, MK cũng xác định phải mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo them lợi thế cạnh tranh cho công ty . Tỷ trọng vốn vay tăng lên qua các năm cho thấy MK liên tục cần vốn để đầu tư, cũng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ
Năm 2008, MK sẽ bắt đầu triển khai hoạt động sản xuất và kinh doanh một sản phẩm hoàn toàn mới là giấy liên tục/ nhiều liên.
Công ty xác định tiềm năng của thị trường này rất lớn. Với khoảng 50 triệu thuê bao điện thoại, 5 triệu thuê bao internet và 3 triệu thuê bao truyền hình cáp hàng tháng cần hoá đơn, bên cạnh đó còn hoá đơn cung cấp cho các dịch vụ ngân hang như ATM, biểu mẫu …hay hoá đơn điện nước….
Đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao luôn là lĩnh vực được nhà nước khuyến khích. Đây cũng là một lợi thế của MK vì công ty được hưởng mức thuế khá ưu đãi là 10%/năm. Nhưng được miễn thuế 4 năm kể từ ngày kinh doanh có lãi, giảm 50% thuế suất trong 4 năm tiếp theo( 5%).ưu đãi này đã giúp công ty MK giảm bớt khó khăn rất nhiều trong những ngày đầu thành lập.
Những bất cập mà công ty còn mắc phải
Trên thế giới theo thống kê ở một số nước phát triển thì trung bình mỗi người dân phải có tới 5-7 thẻ nhựa, tất nhiên là sự phát triển của thẻ thông minh đa ứng dụng cho phép gộp một số thẻ lại với nhau trong một thẻ thông minh. Nhưng so sánh với con số 8 triệu thẻ đang phát hành ở Việt Nam-tương đương với 10% dân số thì có thể thấy rằng thị trường Việt Nam còn rất tiềm năng, và rằng công ty MK vẫn chưa phát huy, khai thác tận dụng hết khả năng của mình.
Trên thực tế , có rất nhiều mảng thị trường mà công ty còn bỏ ngỏ. Đặc biệt là thị trường viễn thông ở Việt Nam hiện đang tăng với tốc độ 40-50%/năm với 6 mạng điện thoại di động:
-thẻ SIM: dự kiến Việt Nam có khoảng 12-14 triệu thuê bao tương đương với khoảng 30 triệu thẻ sim.
+Vinaphone : có khoảng 3 triệu
+Mobiphone: có khoảng 3 triệu
-Thẻ Cào: 300-350 triệu
MK mới chỉ chiếm khoảng 10% thị phần. Thẻ cào cho điện thoại viễn thông gần như chưa thực hiện, triển khai đựơc , chủ yếu là cung cấp cho các công ty Game.
Trong năm 2007, MK đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu là trở thành nhà cung cấp cho 3 mạng di động là Sfone, Viettel, Vinaphone.
Trong số các đối thủ cạnh tranh của MK thì Công ty cổ phần viễn thông VTC(trụ sở chính đặt tại TP.HCM), có nguồn tài chính mạnh, có nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp trong TP.HCM, đặc biệt có mối liên hệ tương đối mật thiết với VNPT . Công ty đặc biệt mạnh trong lĩnh vực thẻ SIM điện thoại -phục vụ khách hang khổng lồ VNPT, hơn nữa còn là nhà cung cấp thẻ cho Vinaphone và Mobiphone- 2 thương hiệu chiếm tới 80% thị phần cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam.
MK đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ đáng gờm trong đó VTC là đối thủ mạnh nhất. Bên cạnh đó còn có nhiều công ty ,tuy họ không._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31122.doc