Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục I

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục I: MỤC LỤC I Lịch sử hình thành và quá trình phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. Giáo dục là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, phát triển giáo dục luôn được Đảng và nhà nước ta ưu tiên hàng đầu. Một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự thành công của sự nghiệp giáo dục đó là thiết bị giáo dục. Nó là cầu nối lí luận thực tiễn, đảm bảo ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục I

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học đi đôi với hành. Thiết bị giáo dục hay thường gọi là đồ dùng dạy học với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta. Tuy vậy chỉ với những yêu cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nguyên lý “lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành” sản phẩm của cuộc cải cách giáo dục lần 2 (bắt đầu từ 1958 – 1959) thì thiết bị giáo dục mới có điều kiện phát triển và có tổ chức chuyên quần chúng, ở quy mô toàn ngành giáo dục “Cơ quan thiết bị trường học” mới chính thức thành lập ở Bộ Giáo Dục ngày 7/3/1963 với số cán bộ là 5 người. Từ đó đến nay “cơ quan thiết bị trường học” đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thay đổi về tổ chức và cơ chế hoạt động. Bao gồm các tên gọi: Vụ thiết bị trường học (Vụ TBTH 1966-1971). Công ty Thiết bị trường học (công ty TBTH 1971-1985). Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị- Bộ giáo dục, rồi Bộ giáo dục và đào tạo (từ ngày 28/12/1988 -8/1996). Công ty Thiết bị Giáo dục I từ tháng 8/1996 đến 8/2007 Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I từ tháng 8/2007 đến nay. Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục I được thành lập và hoạt động kinh tế độc lập theo quyết định số 3411/ GD-DT ngày 19/8/1996 và số 4197/ GD-ĐT ngày 05/10/1996 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ( trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty cơ sở vật chất và Thiết bị với Liên hiệp hỗ trợ phát triển Khoa học công nghệ). Công ty Thiết bị Giáo dục I có trụ sở chính tại số 18 ngõ 30 Đường Tạ Quang Bửu Q. Hai Bà Trưng Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY N01 (Viết tắt EECo.1). 2. Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I 2.1 Chức năng ,nhiệm vụ của công ty - Sản xuất và cung ứng (kể cả xuất nhập khẩu) đồ dùng dạy học, các thiết bị giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trong nhà trường ở tất cả các ngành học và cấp học. - Tổ chức nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục. - Tổ chức thực hiện các dự án thuộc dự án thuộc chương trình mục tiêu của ngành, các dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục và khoa học công nghệ. 2.2 Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh thiết bị dạy học, dạy nghề. - Sản xuất và kinh doanh thiết bị nội thất học đường. - Sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử ,tin học, viễn thông. - Sản xuất và kinh doanh , gia công lắp ráp các sản phẩm điện, cơ khí. - Sản xuất và kinh doanh thiết bị văn phòng, thiết bị âm thanh, thiết bị điện máy, điện lạnh và máy tính. - Sản xuất và kinh doanh, lắp đặt thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết bị y tế, thiết bị môi trường. - Sản xuất và kinh doanh các băng đĩa, tranh ảnh phục vụ dạy học, chế bản tạo mẫu và in các sản phẩm được xuất bản, văn hóa phẩm và các ấn phẩm dùng dạy cho dạy học, nhãn mác hàng hóa, catalogue giới thiệu sản phẩm tiêu dùng và các thiết bị công cụ sản xuất, xât dựng kịch bản, sản xuất phát hành băng đĩa hình giáo khoa. - Sản xuất và kinh doanh phần mềm máy tính, phần mềm điều khiển. - Tư vấn, thiết kế chuyển giao công nghệ thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết bị y tế, môi trường điện tử viễn thông và thiết bị giáo dục. - Dịch vụ vận chuyển lắp đặt, bảo hành , bảo trì, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học, dạy nghề, thiết bị khoa học kỹ thuật, y tế, môi trường, điện tử, điện lạnh và cơ khí. - Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. - Đại lý mua bán các thiết bị, hàng hóa. - Cho thuê nhà làm việc, nhà ở, cửa hàng. 2.3 Thị trường và Các đối thủ cạnh tranh 2.3.1 Thị trường thiết bị giáo dục Hiện nay, thị trường thiết bị giáo dục đã có mặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Từ chỗ năm 2003 mới có khoảng 48 công ty đến nay đã có tới khoảng gần 200 công ty đăng ký sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục. Đất nước chúng ta đã gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thiết bị giáo dục nói riêng sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc mở rộng sân cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng phần nào nói nên rằng thiết bị giáo dục sẽ có những chuyển biến mạnh, sẽ có sự cạnh tranh và người hưởng lợi chính là thế hệ trẻ họ sẽ được sử dụng những thiết bị giáo dục tốt nhất. Thị trường thiết bị dạy học ở Việt Nam rất đa dạng chủng loại, mẫu mã, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi loại đối tượng, từ các nhà quản lý ngành giáo dục – đào tạo tới giáo viên và học sinh các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…. Phân đoạn thị trường ngày càng chi tiết đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các công ty cung ứng sản phẩm, thiết bị .Hiện nay thị phần của Công ty chiếm khoảng 15 -20% trên toàn quốc, thị phần tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. 2.3.2 Các đối thủ cạnh tranh hiện nay Đối thủ cạnh tranh trong nước: Hiện nay cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Đối với các sản phẩm thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại, phần lớn trong nước chưa sản xuất được. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý, hoặc nhập khẩu. Các công ty nước ngoài đã lập nhiều văn phòng đại diện, đại lý độc quyền hoặc cung ứng trực tiếp nên thị phần của công ty đã có xu hướng giảm xuống. Đối với các sản phẩm, thiết bị thông thường thì sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc nhưng khá vất vả. Sản phẩm thiết bị giáo dục của Trung Quốc vừa có chất lượng phù hợp, giá cả lại rẻ, phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I Bất kỳ một tổ chức hay một đơn vị nào đều phải có một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp. Khi đó nó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Với bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, công ty đã đảm bảo được hiệu quả hoạt động của các phòng ban bộ phận trong công ty, ứng với mỗi phòng ban sẽ có một người chịu trách nhiệm quản lý phòng ban đó. 3.1 Đại hội cổ đông Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông được tổ chức theo định kỳ hàng năm hơặc được triệu tập bất thường theo Luật định hoặc theo quy định của điều lệ công ty để giải quyết những vấn đề chỉ thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. 3.2 Hội đồng quản trị ( HĐQT) Cơ quan này do Đại hội cổ đông bầu ra, làm việc theo nhiệm kỳ và xử lý những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình theo quy định cụ thể trong điều lệ công ty. HĐQT lựa chọn trong các thành viên của mình để bầu ra chủ tịch HĐQT và cử giám đốc điều hành hoặc chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc công ty. Một số quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT như quyết định về các vấn đề chiến lược phát triển công ty, kiến nghị với đại hội cổ đông về số cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán, các chiến lược phát triển phát triển thị trường, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, trình bày các quyết toán hàng năm 3.3 Ban kiểm soát Ban này cũng do Đại hội cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của công ty cổ phần vì lợi ích của các cổ đông. Một số quyền hạn và trách nhiệm như: + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý.Thường xuyên thông báo với HĐQT về các kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình các báo cáo, kết luận, ý kiến với đại hội cổ đông. Báo cáo với đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty + Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. 3.4 Ban giám đốc Gồm 1giám đốc và 3 phó giám đốc có chức năng là điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền hạn được giao. 3.5 Các phòng ban nghiệp vụ 3.5.1 Phòng tổ chức- hành chính -quản trị Gồm 1 trưởng phòng và 1 hoặc 2 phó trưởng phòng. Bao gồm các bộ phận: Bộ phận Tổ chức cán bộ, lao động , tiền lương. Bộ phận hành chính tổng hợp. Bộ phận văn thư, bảo mật. Bộ phận bảo vệ cơ quan. Bộ phận xe con phục vụ. * Chức năng + Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác Tổ chức cán bộ, lao động , tiền lương, bảo hiểm xã hội, kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của công ty + Soạn thảo và thẩm định các văn bản pháp quy cho Tổng giám đốc phục vụ công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. * Nhiệm vụ - Các nhiệm vụ về công tác Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương. + Tham mưu giúp Tổng giám đốc sắp xếp, tổ chức bộ máy Công ty. Xây dựng và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, trung tâm, các xưởng sản xuất cho phù hợp và đáp ứng đựơc các nhu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng định mức lao động, quy trình công nghệ phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị. + Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tìm nguồn bổ xung, thay thế, sắp xếp, bố trí và quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức (CNVC) trong toàn công ty. Đề bạt cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và khả năng của từng người, quản lý và bổ xung hồ sơ, lý lịch cán bộ CNVC. + Tổ chức thi tuyển ngạch, thi nâng ngạch, tay nghề. Xây dựng phương án và quy chế thi tuyển cán bộ CNVC theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty trong từng thời kỳ. + Giúp Tổng Giám Đốc trong công tác bảo vệ ninh, an toàn , phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ và các mặt công tác khác.Tham mưu cho Tổng Giám Đốc xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động , xây dựng phương án phân bổ quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng, quỹ đào tạo cán bộ CNVC hàng năm và theo dõi việc thực hiện quỹ tiền lương toàn Công ty. + Tham gia Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Công ty, phối kết hợp giữa các phòng ban và các đơn vị trực thuộc trong Công ty, các Công Đoàn để xây dựng quy chế trả lương, xét thưởng, kỷ luật và các chế khác cho phù hợp và đúng pháp luật. + Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ , ký xác nhận, chứng nhận hồ sơ, lý lịch cho cán bộ CNVC trong cơ quan. - Các nhiệm vụ về công tác Hành chính - Quản trị. + Thưòng xuyên Tổng hợp báo cáo Tổng Giám Đốc về các mặt hoạt động của công ty. Thừa lệnh Tổng Giám Đốc xây dựng lịch công tác tháng, quý, 6 tháng… + Công tác văn thư: Tiếp nhận công văn đến, chuyển phát công văn đi nhanh gọn kịp thời, chính xác. Quản lý con dấu, lưu Phú Thái trữ, phân loại,bảo quản các tài liệu, hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Tổng Giám Đốc. Quản lý phương tiện vận tải và xe con của Công ty để phục vụ cho công tác kinh doanh, sản xuất hoặc nhu cầu công tác cho lãnh đạo và cán bộ trong công ty. Các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường, nhật trình công tác và các loại giấy tờ khác theo phân công của Tổng Giám Đốc . 3.5.2 Phòng Tài chính - Kế toán. Lãnh đạo gồm Trưởng phòng và 1 hoặc 2 phó phòng. Bao gồm các bộ phận Kế toán tổng hợp. Kế toán ngân hàng, tiền mặt. Kế toán kho hàng. Kế toán công nợ. * Các chức năng của phòng Tài chính- Kế toán + Tham mưu cho Tổng Giám Đốc quản lý mọi mặt về công tác Tài chính - kế toán theo các quy định hiện hành của nhà nước về công tác hạch toán , kế toán . Công tác sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp để phục vụ công tác phát triển sản xuất kinh doanh và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, giải ngân các nguồn vốn kịp thời để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty. + Giúp Tổng Giám Đốc thực hiện tôt công tác lập kế hoạch tài vụ hàng năm và công tác hạch toán , kế toán của công ty. * Các nhiệm vụ của phòng Tài chính - kế toán + Tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty theo quy định hiện hành của pháp luật. Lập và gửi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội Đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Công ty và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ thu chi. Theo dõi việc nhập xuất hàng hoá, vật tư. Huy động các nguồn vốn đảm bảo duy trì hoạt động của Công ty . + Theo dõi công nợ và phối hợp với các đơn vị như Phòng Kinh Doanh, phòng Dự Án, văn phòng đại diện phía Nam và các trung tâm trong việc đôn đốc thu hồi công nợ. + Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các chính sách và nghĩa vụ thuế của Công ty và các đơn vị trực thuộc công ty. 3.5.3 Phòng Kinh doanh Lãnh đạo gồm trưỏng phòng và 1 hoặc 2 phó trưởng phòng. Phòng kinh doanh bao gồm các bộ phận: Bộ phận nghiệp vụ bán hàng. Bộ phận KCS Bộ phận kho. * Các chức năng của Phòng kinh doanh. + Tham mưu giúp Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, đồng thời giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty, kịp thời phát hiện và báo cáo với Tổng Giám Đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty + Tham gia xây dựng hợp đồng kinh tế và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng đảm bảo chất lượng , kinh tế và hiệu quả. * Các nhiệm vụ của Phòng kinh doanh. + Làm hợp đồng mua bán, danh mục đảm bảo chính xác về mặt hàng, số lượng, mẫu mã và giá cả, xây dựng kế hoạch sản xuất giao cho các đơn vị nội bộ của công ty và kế hoạch mua, bán bên ngoài. Nghiên cứu đơn hàng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mua hàng nhanh gọn, thuận tiện, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, giá cả hợp lý . Ngoài dự án và hợp đồng kinh tế lớn của Công ty , phải đẩy mạnh khai thác hợp đồng kinh tế từ các địa phương. + Tổ chức đóng hàng, cung ứng, lắp đặt, hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng. Tổ chức kiểm kê hàng, từ đó đề xuất phương án sản xuất kinh doanh và phương án xử lý hàng tồn định kỳ. Thống kê số lượng hàng hoá nhập, xuất trong năm. Xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong phòng. + Tuân thủ các quy tắc về sắp xếp hàng hóa trong kho, đồng thời khi phát hàng, nhập hàng phải kiểm tra các chứng từ hợp pháp.Yêu cầu phát hàng kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và giám sát việc ký xác nhận vào từng lô hàng đó. + Đảm bảo nhiệm vụ KCS hàng hoá trước khi nhập vào kho, thực hiện đúng các quy trrình khi xuất nhập kho. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc sản xuất nhập hàng theo kế hoạch đặt hàng, hợp đồng kinh tế. Hướng dẫn khách thăm quan khi có yêu cầu hướng dẫn sử dụng thiết bị phải kịp thời đáp ứng ngay + Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về các chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổng hợp doanh thu theo từng tháng, quý , năm. Theo dõi đóng hàng theo danh mục của phòng. 3.5.4 Phòng Dự Án. Lãnh đạo phòng gồm: trưởng phòng và 1 hoặc 2 Phó trưởng phòng. Các bộ phận trong phòng gồm: Bộ phận thực hiện triển khai các dự án về thiết bị giáo dục và các loại dự án khác của Công ty . Bộ phận xây dựng, khai thác dự án , hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức triển khai các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Bộ phận xây dựng khai thác, sản xuất, phát triển ứng dụng, đón nhận đầu tư công nghệ phần mềm theo định hưóng chung của Công ty . Bộ phận xây dựng, khai thác và phát triển các dự án đầu tư về thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ các viện nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ và dạy nghề trong và ngoài ngành . Bộ phận kinh doanh đại lý,phân phối các sản phẩm công nghệ cao. Bộ phận tài vụ, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng tài chính- Kế toán của công ty. Thực hiện theo dõi công nợ, đòi nợ, kế hoạchtài chính của phòng và các công việc khác có liên quan. * Các chức năng nhiệm vụ vủa phòng Dự Án. + Tham mưu cho Tổng Giám Đốc xây dựng các dự án về thiết bị giáo dục của Công ty và các lĩnh vực khác nhằm phục vụ ngành và xã hội. Thực hiện các ngiệp vuh chức năng liên quan đến xây dựng các dự án như nghiên cứu, sọan thảo hồ sơ. + Tổ chức nghiên cứu mẫu và thiết kế công nghiệp thiết bị giáo dục, xuất nhập khẩu , hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thiết bị giáo dục, tham gia sản xuất phần mềm thiết bị học và giảng dạy công nghệ cao. * Các nhiệm vụ của phòng Dự Án. + Phối hợp với các Bộ phận khác trong Công ty để tổ chức thực hịên và triển khai các Dự án dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc . Tổ chức xây dựng, triển khai các dự án về thiết bị giáo dục của Công ty giao cho , các lĩnh vực khác phục vụ ngành xã hội, phát triển hệ thống sản xuất phần mềm giáo dục, các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ ngành và xã hội. + Tư vấn, xây dựng dự án và tổ chức triển khai các trang thiết bị thí nghiệm thiết bị khoa học kỹ thuật chuyên ngành cho các dự án thuộc các trường ĐH,CĐ và dạy nghề. + Liên doanh, liên kết hoặc đại lý cho các tổ chức đơn vị trong và ngoài nước trên các lĩnh vực công nghệ thông tin phần mềm giáo dục thiết bị giáo dục , thiết bị khoa học xã hội phục vụ ngành và xã hội. Tham gia thực hiện và tư vấn cho Ban Giám Đốc Công ty về lĩnh vực nghiên cứu. 3.5.5 Văn phòng đại diện phía Nam. Lãnh đạo văn phòng đại diện phía Nam gồm : 1 trưởng đại diện và 1 phó trưởng đại diện Văn phòng đại diện phía Nam . Văn phòng đại diện phía Nam gồm các bộ phận: Bộ phận Hành chính tổng hợp Bộ phận Tài vụ. Bộ phận Kinh doanh và Phát triển thị trường phía Nam Bộ phận Sản xuất, lắp ráp, kỹ thuật, bảo hành, bảo trì các sản phẩm. * Các chức năng của Văn Phòng đại diện phía Nam + Là đơn vị đại diện cho Công ty ở phía Nam , hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc Công ty . + Là đơn vị trực tiếp kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty . + Trưởng đại diện văn phòng phía Nam được phép ký các loại văn bản, giấy tờ có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện phía Nam và chịu trách nhiệm mọi mặt trước Ban Giám Đốc Công ty và luật pháp về tính hợp pháp của chứng từ. * Các nhiệm vụ của văn phòng đại diện phía Nam . + thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I trên địa bàn các Tỉnh và thành phố phía Nam. Xây dựng và phát triển các dự án tại phía Nam theo sự chỉ đạo của Công ty, đồng thời chủ động triển khai các kế hoạch của đơn vị theo tình hình cụ thể của đơn vị mình. + Tư vấn, xây dựng dự án và tổ chức triển khai các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị khoa học kỹ thuật chuyên ngành cho các dự án thuộc các trường ĐH,CĐ, dạy nghề và các đơn vị ngoài ngành Giáo dục. + Thực hiện giải quyết các hoạt động phát sinh thuộc phạm vi của đơn vị mình. 3.5.6 Trung tâm thiết bị và công nghệ tin học Giáo dục Lãnh đạo của trung tâm gồm giám đốc và 1 hoặc 2 phó giám đốc. Trung tâm gồm các bộ phận: Bộ phận hành chính Tổng hợp Bộ phận phận kinh doanh Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Kế toán – kho Bộ phận bảo hành, bảo trì sản phẩm. * chức năng của trung tâm sản xuất và kinh doanh các mặt hàng mà công ty đã đăng ký hoạt động. Hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty * Các nhiệm vụ của trung tâm. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một đơn vị trực tiếp sản xuất và kinh doanh theo đúng pháp luật. Đồng thời đảm bảo yêu cầu về lợi nhuận và các nghĩa vụ đối với nhà nước. 3.5.7 Trung tâm chế bản và in. Lãnh đạo trung tâm gồm giám đốc và 1 hoặc 2 phó giám đốc. Trung tâm bao gồm các bộ phận sau: Phòng kế hoạch Phòng tài vụ Xưởng thiết bị Xưởng in Văn phòng chế bản Tổ chức hành chính. * Chức năng của trung tâm. Là đơn vị trực tiếp sản xuất , kinh doanh và hạch toán báo sổ của công ty dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty * Các nhiệm vụ của trung tâm. + sản xuất và mua bán , chế bản và in các sản phẩm về băng đĩa, tranh, ảnh phục vụ dạy học, các văn hóa phẩm và ấn phẩm. + hạch toán các chi phí tài chính đảm bảo có lãi và nộp thuế cho nhà nước. 3.5.8 Trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non. Lãnh đạo gồm giám đốc và 1 hoặc 2 phó giám đốc. Bao gồm các bộ phận: Tổ chức quản lý sản xuất. Tổ kế hoạch cung ứng. Tổ kỹ thuật nghiên cứu mẫu. Tổ kế toán. Cửa hàng 177 Giảng Võ Văn phòng , cửa hàng phía nam. Các xưởng sản xuất tại trung tâm: Xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng nhựa hoàn thiện, xưởng đất nặn bút sáp * Chức năng của trung tâm Là đơn vị họat động sản xuất kinh doanh các mặt hàng đồ chơi cho lứa tuổi mẫu giáo, thiếu niên. Hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty * Các nhiệm vụ chủ yếu + Tổ chức cung ứng đồ chơi thiết bị mầm non trong phạm vi cả nước. Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các tiêu chuẩn chất lượng với các mặt hàng mà trung tâm kinh doanh. + Tiếp nhận , cấp phát, bảo quản hàng viện trọ UNICEP, đồng thời thu hút các nguồn vốn dầu tư vào việc giúp đỡ phát triển giáo dục ở bậc học mầm non. 3.5.9 Trung tâm nội thất học đường Lãnh đạo gồm giám đốc và phó giám đốc. Trung tâm bao gồm các bộ phận phòng bán hàng, điều hành sản xuất. phòng kế toán xưởng sản xuất 1 xưởng sản xuất 2 * Chức năng của trung tâm Là đơn vị họat động kinh daonh sản xuất dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty. Trung tẩm trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hạch toán báo sổ với các mặt hàng đồ dùng nội thất phục vụ học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cả các cấp học * Các nhiệm vụ của trung tâm Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng và khai thác các mặt hàng nội thất học đường như bàn ghế học sinh, bảng viết các loại, nội thất văn phòng. Ngoài ra còn sản xuất nội thất các phòng học bộ môn, tủ giá để thiết bị. Phòng tổ chức hành chính quản trị Đại hội cổ đông Giám đốc Hội đồng quản trị Phó Giám Đốc Ban kiểm soát CÁC TRUNG TÂM KHỐI VĂN PHÒNG Trung tâm In và chế bản Trung tâm Đồ chơi và thiết bị mầm non Trung tâm Nội thất học đường Trung tâm Công nghệ tin học và thiết bị giáo dục Trung tâm Sản xuất thiết bị giáo dục Phòng Tài chính kế toán Văn phòng Đại diện Tp HCM Phòng Dự án Phòng kinh doanh Văn phòng Đại diện Miền Trung Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mô hình này đã giúp Công ty đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh của mình Ưu điểm của mô hình này: Mang lại hiêụ quả cao với các nghiệp vụ tác nghiệp lặp đi lặp lại hàng ngày, phát huy được ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề. Các hoạt động tác nghiệp được sử dụng một cách thành thạo sẽ giúp Công ty tiết kiệm đựơc chi phí đào tạo nguồn nhân lực do các hoạt động tác nghiệp ít thay đổi người lao động dễ nắm bắt được công việc và hạn chế được những sai sót Giữ được sức mạnh của các chức năng chủ yếu, điều này giúp Công ty dễ dàng tập trung được sức mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty. San bớt gánh nặng cho người lãnh đạo cấp cao, giúp những người lãnh đạo Công ty có thể tập trung trí tuệ và thời gian cho những vấn đề quan trọng của Công ty mà không cần lo lắng về cá nghiệp vụ đơn giản do đã có bộ phận chuyên môn đảm trách Mặt khác, mô hình này cũng giúp Công ty khai thác được ưu điểm của các cán bộ cấp dưới do khi có vấn đề về chuyên môn các cán bộ lãnh đạo cấp cao phải tham khảo ý kiến của cán bộ cấp dưới phụ trách vấn đề đó. Đồng thời khi tham khảo ý kiến của các cán bộ cấp dưới khi ra các quyết định, người lãnh đạo Công ty đã tạo ra trong Công ty một môi trường làm việc thân thiện và dân chủ trong hoạt động quản lý Nhưng mô hình này cũng còn tồn tại một số nhược điểm: Sử dụng mô hình này làm cho một số bộ phận chức năng trong Công ty cùng một lúc phải chịu sự lãnh đạo của hai nhà quản lý cấp trên, vi phạm chế độ một thủ trưởng đồng thời sẽ gây khó khăn cho hoạt động của cấp dưới nếu ý kiến chỉ đạo của hai người này không thống nhất Khi có vấn đề xảy ra, người quản lý cấp cao phải tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn, phải thảo luân để đưa ra cách giải quyết, điều đó làm cho thời gian ra một quyết định dài và đôi khi làm cho Công ty bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh do phải bàn bạc quá nhiều. Bộ máy quản lý của Công ty cồng kềnh dẫn đến chi phí quản lý lớn và gây chồng chéo trong hoạt động của các bộ phận Khi xây dựng các chiến lược, kế hoạch hoạt động có thể gây ra mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng Công tác đào tạo cán bộ cấp cao, có khả năng bao quát hoạt động của toàn Công ty khó khăn do các cán bộ chuyên môn thường chỉ hoạt động tốt trong lĩnh vực hoạt động của mình chứ không nắm được hoạt động của các bộ phận khác Các công ty thành viên phải phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của các cán bộ chức năng của công ty lớn nên dễ gây tâm lý ỷ lại, làm cho hoạt động của các công ty thành viên thụ động khi đề ra các kế hoạch hoạt động của mình. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt dộng của mình, Công ty phải có kế hoạch cơ cấu lại cơ cấu tổ chức của mình nhằm tận dụng các ưu điểm đồng thời hạn chế nhược điểm, đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển của Công ty trong giai đoạn tới. 4. Kết quả sản xuất kinh doanh 03 năm 4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Công ty 4.1.1. Tình hình chung Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị giáo dục, công ty đã rất nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho CBCNV trong công ty.Công ty cần đánh giá cách chính xác các yếu tố ảnh hưởng để có được các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với biến động của môi trường. 4.1.2. Thuận lợi Công ty đã khẳng định được uy tín với khách hàng thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hoá của công ty đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty hầu hết là trường học (TiÓu häc, THCS, PTTH) trên toàn quốc. Các sản phẩm thiết bị giáo dục đến tay các em học sinh đều được đánh giá là sáng tạo, chất lượng và mẫu mã phù hợp. Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của công ty giàu kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm trong ngành sản xuất thiết bị giáo dục, Công ty đã không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ văn phòng có trình độ chuyên môn cao. Điều đó đã tạo ra sự năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có được mạng lưới khách hàng cung cấp vật tư thiết bị đáng tin cậy, điều này đã giúp công ty thành công khi đấu thầu và triển khai các dự án lớn. 4.1.3. Khó khăn Từ phía doanh nghiệp: Qua thực tế kinh doanh của công ty trong những năm qua, còn tồn tại một số khó khăn sau: Thiết bị dạy học là mặt hàng chủ đạo của công ty phục vụ cho học sinh cấp bậc từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, do phải thực hiện trong khoảng thời gian ngắn đồng thời theo quy chế đấu thầu nên dẫn đến chậm tiến độ. Cơ sở hạ tầng, kho bãi, máy móc thiết bị của công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên hư hỏng và xuống cấp, công nghệ sản xuất thì lạc hậu, công ty chưa có vốn để đầu tư mua sắm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, sửa chữa và nâng cấp. Do đó, những khó khăn trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do ảnh hưởng của các nhân tố khác: Môi trường cạnh tranh: Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế có cùng ngành nghề ở trong nước cũng như các đối thủ nước ngoài. Thành phần kinh tế tư nhân cũng là đối thủ lớn do họ có sự linh hoạt và uyển chuyển hơn trong việc tiếp thị bán hàng. Bên cạnh đó, thị trường thiết bị giáo dục nhập từ Trung Quốc cũng là đối thủ đáng quan tâm. STT Khoản mục §VT 2004 (BCTC) 2005 (BCTC) 2006 (BCTC) Vốn kinh doanh ®ång 139.134.737.197 142.641.380.796 143.272.189.590 Vốn Nhà nước ®ång 17.327.836.412 17.945.880.969 18.011.962.515 Tổng Doanh thu ®ång 213.324.372.601 190.251.095.003 149.417.402.444 Doanh thu hoạt động TC ®ång 298.235.105 150.840.807 44.506.323 Doanh thu khác ®ång 424.332.072 818.321.284 1.118.791.476 LN trước thuế ®ång 6.314.213.325 4.803.940.159 3.339.696.051 Nộp Ngân sách (28%) ®ång 1.767.979.731 1.345.103.244 935114894 Trong đó thuế TNDN BX ®ång 218.957.878 640.144.882 218158965 LN sau thuế ®ång 4.327.275.716 2.818.692.033 2186422192 Quỹ Phúc lợi + QKT ®ång 869.164.492 (389.104.804) (2.130.174.877) Số lao động Ng­êi 333 329 320 Thu nhập BQ ®ång 1.958.000 1.730.000 2.083.000 4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 03 năm trước cổ phần hóa Kết quả sản xuất kinh doanh 01/01/2004 – 31/12/2006 (toán Thuế của cơ quan Thuế, quyết định phê duyệt giá trị DN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ) được tóm tắt qua bảng sau * Về doanh thu Từ bảng trên ta thấy doanh thu của công ty đã bị giảm, năm sau giảm nhanh hơn năm trước.Năm 2004 daonh thu là 213 tỷ thì Năm 2005 doanh thu là 190 tỷ đồng giảm so với năm 2004 là 10,8% , năm 2006 doanh thu là 149 tỷ đồng giảm so với năm 2005 là 21, 4%. Điều này là do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về thị thiết bị giáo dục, buộc làm cho công ty khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm . Đây là một vấn đề lớn đối với công ty, nếu công ty không có những biện pháp để cải thiện tình hình thì công ty khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. * Về lợi nhuận Ngoài Doanh thu của công ty thì đồng thời ta thấy lợi nhuận của công ty cũng bị giảm qua các năm, năm sau giảm mạnh hơn năm trước.Năm 2004 lợi nhuận là 6,3 tỷ đồng thì năm 2005 lợi nhuận là 4,8 tỷ đồng giảm 23,9% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuận giảm mạnh xuống còn 3,339,6 tỷ đồng tức giảm 30,4%. Lợi nhuận giảm rõ rệt như thế là do nguyên nhân doanh thu giảm cũng như sản phẩm sản xuất ra không bán được vì thế doanh nghiệp đã được nhà nước hỗ trợ về tài chính. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Và đến năm 2007 thì lợi nhuận đã tăng nhẹ 6% lên 3,5 tỷ đồng. Bảng lợi nhuận của các năm * Về thu nhập bình quân Thu nhập bình quân qua các năm có sự biến động trái ngược nhau. Năm 2004 thu nhập trung bình là 1958.000 đồng thì năm 2005 thu nhập bình quân là 1730.000 đồng , điều này là do công ty đã thực hiện tinh giảm biên chế đối với đội ngũ lao động gián tiếp và tăng lượng lao động trực tiếp . Và đến năm 2006 lương bình quân 2080.000 đồng điều này là tín hiệu đáng mừng cho người lao động. Công ty cần có các chính sách tiền lương hợp lý dể có thể đảm bảo vừa nâng cao được thu nhập của người lao động vừa dảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần tránh việc giảm lương cho đối vớí người lao động khi đó nó sẽ không khuyến khích được người lao động. Bảng Lương bình quân các năm Đặc điểm về lao động trong công ty. số thứ tự Các chức danh và phòng ban số lượng người trong biên chế và hợp đồng dài hạn I. Lãnh đạo 1 Giám đốc 1 2 Các phó giám đốc 3 3 Kế toán trưởng 1 II. Các phò._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12759.doc
Tài liệu liên quan