1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long
Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà nội. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011978 do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 27 tháng 4 năm 2004.
Vốn điều lệ: 13.985.000.000 đồng.
Trụ sở chính của công ty: 14-26 Hàm long, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn kiếm, Hà nội.
Hình thành
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên cơ sở Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà nội, một công ty có bề dày truyền thống và có uy tín trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng dịch vụ và các thiết bị điện, Công ty sở hữu một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề trong lĩnh vực điện dân dụng và công nghiệp. Với những lợi thế trên công ty đang từng bước củng cố vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, thiết bị điện, đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác để tận dụng lợi thế sẵn có về lao đông, cơ sở hạ tầng và trang thiêt bị.
Từ khi được cổ phần hóa đến nay, qua nhiều năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành công ty đã tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ tay nghề cao, trang bị dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Với những nỗ lực trên công ty đã tạo được niềm tin nơi khách hàng tăng sức cạnh tranh thu hút ngày càng nhiều đơn đặt hàng, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long đã và đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với các bạn hàng trong lĩnh vực xây lắp điện, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ p hần thiết bị điện Hàm long được bố trí chặt chẽ, tinh giảm như sau:
Sơ đồ bộ máy của công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kế toán – Tài vụ
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Công nhân
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Tổ chức - Hành chính
Phân xưởng
sản xuất
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng theo hướng gọn nhẹ hợp lý. Toàn bộ công ty được đặt dưới sự lãnh đạo trực tuyến của Giám đốc. Công ty tổ chức thiết kế gồm 5 phòng ban và 1 phân xưởng sản xuất. Mô hình tổ chức tương đối khoa học hợp lý của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giữa các phòng ban nhiệm vụ và quyền hạn được phân bổ rõ ràng nhưng lại có quan hệ hỗ trợ cho nhau.
* Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm về quản lý để đưa ra các quyết định có liên quan đến việc quản lý công ty. Hội đồng quản trị có quyền chỉ định ra Giám đốc và Phó giám đốc nhằm điều hành quản lý công ty.
Hàng năm doanh nghiệp tiến hành họp đại hội cổ đông một lần để bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên của Hội đồng quản trị.
* Ban Giám đốc
Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc là đề ra các chính sách, các quy định của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật và là người điều hành công ty. Ngoài chức năng điều hành công ty, Giám đốc còn phải là người đề ra các chiến lược của công ty mang tầm vĩ mô. Giám đốc có quyền cắt chức hoặc đề bạt các vị trí trưởng phòng các bộ phận. Giám đốc thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của công ty trên tầm vĩ mô để có các đối sách thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty
Phó giám đốc: 2 người
Phó giám đốc là người quyết định và thay mặt giám đốc khi giám đốc không có mặt. Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành mang tầm vi mô ở công ty. Phó giám đốc phải có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết các công việc kinh doanh hàng ngày và phải báo cáo thường xuyên với giám đốc về kết quả đạt được. Phó giám đốc phải luôn theo dõi sát sao mọi hoạt động của công ty để có những đề xuất kịp thời đối với giám đốc trong các hoạt động của công ty
* Các phòng ban chức năng
Các phòng ban chức năng: với các cán bộ quản lý được đào tạo theo đúng chuyên ngành giúp việc cho BGĐ kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát lao động, bố trí sắp xếp lao động sao cho việc sử dụng lao độnh đạt kết quả cao, thực hiện các qui chế của công ty về việc tuyển dụng và quản lý lao động, kỷ luật an toàn lao động, tổ chức thi nâng bậc cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động, tổ chức công tác quản lý văn thư lưu trữ theo quy định của nhà nước và quy chế của công ty, quản lý vệ sinh môi trường, trang bị hội trường phục vụ hội nghị...
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của công ty về vốn, tình hình luân chuyển vốn theo dõi tình hình nhập xuất vật tư và tính giá thành sản phẩm, thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, lập báo cáo phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Ban giám đốc về việc lập kế hoạch tài chính, lập và sử dụng hiệu quả tài khoản của công ty nhằm đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân bằng thu chi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ nhận giám sát kỹ thuật, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, theo dõi kiểm tra thông số kỹ thuật, chất lượng nguyên phụ liệu trong sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn có chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho độ ngũ công nhân, hướng dẫn khách hàng kỹ năng vận hành máy móc, thực hiện chức năng bảo hành, bảo trì sản phẩm đã giao cho khách hàng.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm nguồn khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng, triển khai kế hoạch sản xuất của công ty ngoài ra phòng kinh doanh còn tư vấn cho bộ phận sản xuất chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Phân xưởng sản xuất: thực hiện chức năng sản xuất theo hợp đồng đã ký với khách hàng và theo kế hoạch được Công ty giao với chất lượng tốt nhất và giá thành hạ nhất. Chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
* Năng lực của đội ngũ cán bộ Công ty
Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây lắp thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Công ty có một đội ngũ đông đảo là các thạc sỹ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Ngoài ra Công ty còn có một đội ngũ cộng tác viên, chuyên viên, công nhân lành nghề chuyên thi công lắp đặt các công trình xây lắp điện ở Việt nam.
Công ty luôn chú trọng việc phát triển đội ngũ cán bộ bán hàng có trình độ và kinh nghiệm ngày càng cao để có khả năng tư vấn cho khách hàng những giải pháp kĩ thuật tối ưu.
Chú trọng xây dựng đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao, tay nghề vững với các kỹ thuật hiện đại nhằm chuyển giao những công nghệ mới, tân tiến tới tận tay người sử dụng đồng thời đảm bảo khả năng bảo hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hàm long hoạt động trong lĩnh vực mua bán, xây dưng và dịch vụ với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu của ngành điện như dây điện, cáp bọc điện, dây emay đường kính không giới hạn. Đây là ngành nghề kinh doanh chính và truyền thống của công ty. Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng và tạo được uy tín trên thị trường. Công ty cũng đã đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên hiện nay lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị điện có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, vì vậy lĩnh vực hoạt động này của công ty đang gặp nhiều khó khăn.
- Kinh doanh các loại đồ điện dân dụng như: quạt các loại, biến thế điện, phích và ổ cắm điện, dụng cụ gia đình. Đây là lĩnh vực hoạt động phụ trợ của công ty để tận dụng lợi thế về mặt bằng và trang thiết bị, lao động kỹ thuật sẵn có.
- Sửa chữa các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt điện nội thất cho các cá nhân và đơn vị có nhu cầu: Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, lắp đặt điện công nghiệp và dân dụng, với đội ngũ công nhân lành nghề công ty có thể đảm bảo thực hiện lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện trong thời gian nhanh nhất với chất lượng và thẩm mỹ cao. Công ty cũng có đội ngũ kỹ thuật có trình độ để đào tạo, hướng dẫn người sử dụng vận hành thiết bị đúng kỹ thuật sau khi thiết bị được lắp đặt, bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Tư vấn, thi công, xây lắp các công trình xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp từ 35 KV trở xuống. Đây cũng là lĩnh vực có thế mạnh của công ty, tuy nhiên trong thời gian vừa qua lĩnh vực này chưa được công ty quan tâm đúng mức nên chưa đóng góp được nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Cho thuê văn phòng, cửa hàng, kho bãi với các đơn vị trong va ngoài nước: với lợi thế về nhà xưởng, văn phòng ở trung tâm thành phố, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, văn phòng hiện đại và cho các đơn vị có nhu cầu thuê. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty.
4. Một số sản phẩm chủ yếu và quy trình sản xuất :
- Một số sản phẩm chính của Công ty :
Bảng 1 : Một số sản phẩm chính của Công ty
Stt
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Khả năng sản xuất
Thực tế SX năm nay
A
B
C
D
1
Dây cáp điện
m
400.000
370.000
2
Dây emay
m-
500.000
450.000
3
Biến thế điện 35 KVA
Chiếc
50
30
4
Quạt điện
Chiếc
5.000
2.500
( Nguồn: phòng Kỹ thuật )
- Quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm :
Quy trình công nghệ là bản quy định trình tự các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của bạn hàng vê chất lượng, thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó quy định các bước công việc do ai thực hiện, trình độ tay nghề cần thiết của người đó, mất bao nhiêu thời gian, thực hiện trên máy móc thiết bị gì để sản xuất ra sản phẩm.
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm dây điện, quạt điện :
Lệnh SX từ P. Kinh doanh
Tiêu chuẩn, địn mức từ P. Kỹ thuật
Xuất kho Nguyên vật liệu`
Phân xưởng sản xuất
Nhập kho thành phẩm
Nhóm KCS – Phòng kỹ thuật
Xuất kho theo lệnh từ P.Kế toán – Tài vụ
- Nội dung của các bước công việc trong quy trình sản xuất :
Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng hoặc nghiên cứu nhu cầu thị trường, phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh về số luợng, chủng loại sản phẩm do phòng kinh doanh lập, phòng kỹ thuật xác định định mức tiêu hao vật tư chuyển bộ phận kho để xuất kho nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nguyên phụ liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm của Công ty bao gồm : Đồng, hạt nhựa PVC, thép không gỉ . . .
Sau khi nguyên vật liệu được đưa vào xưởng sản xuất, tùy theo từng đơn hàng, từng loại sản phẩm mà phòng kinh doanh đã lập kế hoạch, bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất để đảm bảo thời gian giao hàng đúng theo tiến độ. Trong quá trình sản xuất tại xưởng, phòng kỹ thuật cũng tham gia với tư cách kiểm tra quy cách, chất lượng sản phẩm để hạn chế thấp nhận lượng sản phẩm hỏng. Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau :
1. Kiểm tra khi nhận nguyên liệu
2. Kiểm tra quy trình sản xuất
3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
4. Kiểm tra thông số kỹ thuật
1. Kiểm tra xác nhận SP ban đầu
2. Kiểm tra xác nhận thành phẩm hoàn thiện
1. Kiểm tra thành phẩm
2. Kiểm tra bao gói
Kiểm tra xuất xưởng
5. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long trong thời gian qua:
5.1. Tình hình tài chính:
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kthực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty, trước hết chúng ta cần phải thu thập được rất nhiều thông tin, dữ liệu khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào hệ thống báo cáo tài chính, đây cũng là cơ sở để các nhà lãnh đạo, chuyên môn dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 2 : Bảng cân đối Kế toán
Đơn vị tính : VNĐ
Stt
Tài sản
Cuối năm 2005
Cuối năm 2006
A
Tài sản lưu động và ĐT N-H
19.959.282.738
14.477.750.305
I
Tiền
742.440.053
759.218.464
II
Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
III
Các khoản phải thu
12.184.686.415
9.266.413.417
IV
Hàng tồn kho
6.812.217.972
4.349.579.033
V
Tài sản lưu động khác
219.937.798
102.539.391
VI
Chi sự nghiệp
0.00
B
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
9.261.193.182
11.121.951.277
I
Tài sản cố định
9.235.416.160
11.077.717.945
1
Tài sản cố định hữu hình
9.235.416.160
11,077.717.945
-
Nguyên giá
16.773.894.547
19.220.700.697
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
7.538.478.388
8.142.982.752
2
Tài sản cố định thuê tài chính
3
Tài sản cố định vô hình
-
Nguyên giá
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
II
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
17.579.166
44.233.332
III
Chi phí XDCB bản dở dang
8.195.607
IV
Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn
Tổng cộng tài sản
29.220.475.920
25.599.701.582
Stt
Nguồn Vốn
Cuối năm 2005
Cuối năm 2006
A
Nợ phải trả
26.827.235.763
23.195.031.062
I
Nợ ngắn hạn
19.265.689.176
15.455.707.438
II
Nợ dài hạn
7.444.170.101
7.739.323.624
III
Nợ khác
117.376.486
-
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
2.393.240.157
2.404.670.520
I
Nguồn vốn quỹ
2.458.262.183
2.447.711.628
II
Nguồn kinh phí, quỹ khác
(65.022.026)
(43.041.107)
Tổng cộng nguồn vốn
29.220.475.920
25.599.701.582
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2005-2006)
Từ bảng cân đối kế toán trên, ta có thể tóm tắt các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long như sau:
Bảng 3 : Tóm tắt các chỉ tiêu tài chính
Đơn vị tính : VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Cơ cấu tài sản
29.220.475.920
100
25.599.701.582
100
- TSLĐ & ĐTNH
19.959.282.738
68,31
14.477.750.304
56,55
- TSCĐ& ĐTDH
9.261.193.182
31,69
11.121.951.277
43,45
2
Cơ cấu nguồn vốn
29.220.475.920
100
25.599.701.582
100
- Nợ phải trả
19.265.689.176
71,81
15.455.707.437
66,63
- Vốn CSH
2.393.240.157
8,19
2.404.670.520
9,39
3
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
- Sức sản xuất
1,70
2,05
- Sức sinh lợi
0,012
- 0,007
- Suất hao phí
0,59
0,49
4
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Sức sản xuất
2,97
3,51
- Sức sinh lợi
0,021
-0,013
- Suất hao phí
0,34
0,28
5
Tốc độ luân chuyển TSLĐ
- Số vòng quay
- Số ngày của 1 vòng quay
215,30
177,79
6
Tình hình và khả năng TT
-Tình hình TT (phải thu/phải trả)
0,63
0,60
- Khả năng TT hiện hành
0,7993
1,1141
- Khả năng TT nhanh
0,6710
0,6487
- Khả năng TT tức thời
0,0385
0,0491
- Tỷ suất khả năng TT
0,67
0,65
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2005 – 2006)
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế ta có thể thấy được thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2005-2006 là như sau :
Dựa vào bảng 3, ta thấy về mặt tài sản Công ty đã phân bổ và sử dụng tương đối hợp lý. Cơ cấu vốn của Công ty cũng có chiều hướng tốt được thể hiện ở :
- TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2006 tăng so với năm 2005, cụ thể là tăng 1,860.758.095 VND tương ứng tăng 20,1% chứng tỏ cơ sơ vật chất kỹ thuật của Công ty vẫn đã và đang được đầu tư tăng cường.
-Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của Công ty tuy đã tiến triển theo chiều hướng khả quan nhưng vẫn còn có nhiều bất cập như các khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn còn cao, thời gian của một vòng luân chuyển VLĐ là cao. Đây là vấn đề mà Công ty cần nghiên cứu và xem xét kịp thời.
Về mặt nguồn vốn: vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn góp của cổ đông. Trong giai đoạn 2005-2006, vốn của công ty hầu như không thay đổi. Năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.393.240.157 VNĐ, đến năm 2006 vốn chủ sở hữu là 2.404.670.520 VNĐ tăng 11.430.363 VNĐ, tương ứng 0,48%.
Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 3.620.774.320 VNĐ tương ứng giảm 12,4%. Tuy nhiên xét về mặt nào đó thì đây là hiện tượng tốt vì nguyên nhân gây nên sự sụt giảm này là do Công ty đã giảm mạnh được các khoản phải thu (đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng) và hàng tồn kho dẫn đến sự giảm theo của các khoản nợ ngắn hạn.
Mặt nguồn vốn của Công ty vẫn còn rất nhiều bất cập, hệ số nợ của Công ty là lớn. Tuy nhiên, khi nhìn vào các khoản nợ của Công ty ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2006 Công ty đã rất nỗ lực trong việc giảm các khoản nợ của mình so với năm 2005, cụ thể là giảm 3.632.204.701 VNĐ tương ứng là 13,54%. Trong đó đáng kể nhất là khoản “Nợ ngắn hạn” đã giảm được 3.809.981.739 VNĐ tương ứng là 19,78%.
Xét chi tiết hơn ta thấy :
- Các khoản nợ phải trả giảm là do Công ty đã giảm được các khoản phải trả. Tuy nhiên các khoản phải trả này vẫn cao nên hệ số nợ của Công ty vẫn còn cao.
- Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty đang ở trong tình trạng không tốt. Các hệ số thanh toán còn ở mức thấp, hệ số quay vòng chưa cao, hệ số công nợ còn ở mức cao, số ngày quay vòng vẫn lớn.
5.2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
5.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính
Từ khi công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, sản xuất đã gắn với tiêu thụ, sản phẩm của công ty sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu số lượng và chất lượng của sản phẩm. Sản lượng sảm phẩm sản xuất ra tăng dần đều theo từng năm cả về số lượng và chủng loại sản phẩm. Lượng sản phẩm tiêu thụ cũng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng, chứng tỏ công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Bảng 4: Tình hình sản xuất và tiêu thụ dây cáp điện
Đơn vị: m
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2005/2004
Năm
2006
năm
2006/2005
- Sản lượng
-Tiêu thụ
-Tồn kho
349.900
355.900
2.500
366.300
363,600
5.200
104,96
102,16
208,00
370.000
372.800
2.400
101,01
102,50
46,10
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bên cạnh tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì tình hình hàng tồn kho của công ty đã có những chuyển biến đáng kể: năm 2005 hàng tồn kho tăng 108% so với năm 2004, năm 2006 hàng tồn kho đã giảm xuống chỉ bằng 46,10% hàng tồn kho của năm 2005.
5.2.2. Tình hình kinh doanh cho thuê văn phòng
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa và tự do hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế đua nhau thàn lập, nhu cầu về thuê mặt bằng làm văn phòng, nhà xưởng ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, với lợi thế về vị trí và mặt bằng hiện có, Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống văn phòng hiện có và cho các đơn vị, tổ chức kinh tế khác thuê. Thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của quyết định đầu tư này.
Năm 2005 doanh thu của việc cho thuê văn phòng là 40.426.458 VNĐ, lợi nhuận trước thuế là 27.946.300 VNĐ. Đến năm 2006 doanh thu của hoạt động
này đạt 192.068.969 VNĐ, tăng 475% so với năm 2005, lợi nhuận trước thuế đạt 164.268.955 VNĐ tăng 587,8% so với năm 2005 và trở thành hoạt động đóng góp chủ yếu vào vệc tạo ra lợi nhuận của công ty.
5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long
Bảng 4 : Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính : VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh 2006/2005(%)
I
Tổng doanh thu
26.119.287.085
35.603.677.536
136,31
Các khoản giảm trừ
12.129.600
255.213.605
2.104,15
1
Doanh thu thuần
26.107.157.497
35.348.464.081
135,40
2
Giá vốn hàng bán
21.149.690.073
27.838.613.965
131,60
3
Lợi nhuận gộp
4.957.467.437
7.509.850.116
151,40
4
Chi phí bán hàng
746.752.503
1.706.140.630
228,30
5
Chi phí quản lý DN
4.024.109.125
5.925.311.852
147,20
6
LN từ hoạt động KD
186.605.810
(121.602.366)
161,50
7
Doanh thu HĐTC
144.518.661
227.227.994
157,20
8
Chi phí tài chính
141.158.751
232.242.531
164,50
9
LN từ hoạt động TC
3.359.910
-5.014.537
-249,20
10
Thu nhập khác
40.426.458
192.098.969
475,10
11
Chi phí khác
12.480.158
27.830.014
222,90
12
Lợi nhuận khác
27.946.300
164.268.955
587,80
13
Tổng TN trước thuế
217.912.005
37.652.052
17,20
14
Lợi nhuận sau thuế
156.896.644
27.109.477
17,20
( Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2005-2006)
Tổng doanh thu năm 2006 đạt 36.603.677.530 VNĐ, tăng 9.484.390.451 VNĐ, đạt mức tăng trưởng 36,31% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sản lượng sản phẩm sản xuất ra tăng, đồng thời giá bán của các sản phẩm, thiết bị điện tăng do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh dẫn đén công ty phải tăng giá bán. Ngoài ra doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng cũng có mức tăng khả quan trong năm 2006 với mức tăng tương ứng là 157,2% và 475,10% cũng là các nguyên nhân làm cho doanh thu của côn ty tăng mạnh trong năm qua.
Tổng chi phí năm 2006 là 35.576.568.059 VNĐ, tăng 9.614.177.618 VNĐ so với năm 2005, tương đương 37,1%. Nguyên nhân của chi phí tăng là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng như: đồng, giá thép, hạt nhựa PVC tăng mạnh so với năm 2005. Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quan lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh với tỉ lệ tăng là 128,3% và 47,2%. Trong khi sản lưỡng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng không nhiều thì việc các chi phí gián tiếp tăng cao là không hợp lý, đòi hỏi công ty phải có các biện pháp khắc phục để tăng iẹu quả kinh doanh.
5.4. Năng suất lao động và phân phối thu nhập
Bảng 5: Năng suất lao động và phân phối thu nhập
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện 2005
Thực hiện 2006
So sánh (%)
1
Tổng DT
đồng
26.292,102,616
35,767,791,044
136,05
2
Lợi nhuận
đồng
156,896,644
27,109,477
17,20
3
Số lao động
Người
105
108
102,80
4
TN bình quân
đ/ng/th
1.213.000
1.346.000
110.90
5
NSLĐ bình quân
đ/ng
250.400.977
331.183.250
132,20
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )
Năng suất lao động của công ty năm 2006 đạt 300.925.900 VNĐ/người/năm, so với năm 2005 tăng 32,20%. Tiền lương của công ty luôn đảm bảo thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước, bù đắp được hao lao động và tỉ lệ tăng lương thấp hơn tỉ lệ tăng năng suất lao động.
Nhận xét chung: Qua nghiên cứu tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long, ta thấy hoạt động của công ty đang gặp nhiều khó khăn do biến động của chi phí đầu vào và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cung cấp thiết bị điện. Nhận thức được điều đó, lãnh đạo công ty đã kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực mới để tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy công ty đã bảo toàn vốn của các chủ sở hữu, đồng thời đảm bảo thu nhập và viẹc làm cho người lao động.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34863.doc