Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ

Mục lục I- Tổng quan về doanh nghiệp. 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Ngày 21-11-1994 công ty được thành lập theo quyết định 2405 QĐ/TCCB-LB của bộ giao thông vận tải. Ban đầu công ty là một công ty trực thuộc công Tổng công ty công trình đường thuỷ, tiền thân của công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ hiện nay. Trong suốt quá trình phát triển của mình công ty đã có những sự thay đổi về tên gọi cũng như hình thức sở hữu. Các cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổ

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của doanh nghiệp đó chính là: Công ty đổi tên thành công ty công trình 4 theo quyết đinh số:1382 QĐ/TCCB-LĐ của bộ GTVT Sau đó công ty được đổi tên thành Công ty thi công cơ giới theo quyết định số: 3737QĐ/TCCB-LĐ của GTVT. Công ty đã chuyển thành công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, và hạch toán độc lập của Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ. Sau gần 10 năm hoạt động dưới sự quản lý về tài chính của Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, công ty đã bắt đầu hoạt động tự chủ về tài chính. Sự thay đổi này giúp cho công ty trở nên năng động hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cũng gặp phải một số khó khăn nhất định: - Sau nhiều năm hoạt động dưới quản lý tài chính của Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ bây giờ chuyển sang hạch toán độc lập, doanh nghiệp vấp phải khó khăn như: chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, phải bố trí lại bộ máy nhân sự cho phù hợp với sự thay đổi của công ty, phải năng động hơn trong việc sản xuất kinh doanh… - Doanh nghiệp phải tự thân vận động không được cấp vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình nguồn vốn để duy trì quá trình hoạt động hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn này đó chính là nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất. Cũng trong giai đoạn này Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao tính cạnh tranh, và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó. Để bắt nhịp với sự xu hướng phát triển của nền kinh tế, để có thể huy động được thêm nguồn vốn cho quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty thuộc quyền sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần. Theo quyết định số 556/ QĐ-BGTVT của bộ GTVT, quyết định về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thi công cơ giới, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Xây dựng đường thuỷ thành công ty cổ phần ngày 08-03-2006. Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá hoanh nghiệp nhà nước Công ty Thi công cơ giới, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ với nội dung chính như sau: - Tên công ty cổ phần: CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI. - Tên viết tắt: MACHINE COSNTUCTION JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: MCC. - Trụ sở chính đặt tại: Số 5 Nguyễn Biểu, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Và theo quyết định số 1453/QĐ-BGTVT của bộ GTVT ngày 06-07-2006, quyết định về việc đổi tên Công ty cổ phần thi công cơ giới, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ. Quyết định đổi tên Công ty cổ phần thi công cơ giới với những nội dung chính sau đây: Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI VÀ DỊCH VỤ. Tên tiếng Anh: MACHINE CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY AND SERVICE. Khi tiến hành cổ phần hoá Công ty có tổng số vốn điều lệ là 25.000.000.000 đồng. Với phương án cổ phần hoá như sau: Cổ phần phát hành lần đầu: 25.000.000.000 đồng/ 2.500.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đổng trong đó: - Cổ phần Nhà nước: 600.000 cổ phần chiếm 24% vốn Điều lệ. - Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 395.900 cổ phần, chiếm 15.8% vốn Điều lệ. - Cổ phần bán đấu giá công khai: 1.504.100 cổ phần, chiếm 60,2% vốn Điều lệ. Giá bán khởi điểm 10.00 đồng/ cổ phần. Sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện bằng lợi nhuận thu được hằng năm, sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình doanh nghiệp đã liên tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Từ cơ sở vật chất ban đầu doanh nghiệp đã mở rộng ra, thành lập các đơn vị trực thuộc, các công ty cổ phần thành viên, như: 1. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh( TP Hổ Chí Minh) 38 Lê Văn Linh- Quận 4- TP Hồ Chí Minh Số điện thoại: 08 8263512 Fax: 08 8263513 2. Xí nghiệp xây dựng công trình Miền Nam( TP Hồ Chí Minh) 38 Lê Văn Linh- Quận 4- TP Hồ Chí Minh Số điện thoại: 08 8263512 Fax: 08 8263513 3. Xí nghiệp nạo vét và xây dựng( Hải Phòng) 11 Võ Thị Sáu- Ngô Quyền- Hải Phòng Số điện thoại: 031 3836012 4. Đoàn tàu cuôc TC91 ( TP Hồ Chí Minh) 472/2 Nguyễn Tất Thành,P18, Q4, Tp Hồ Chí Minh Số điện thoại: 08 9404304 Fax: 08 9411104 5. Đoàn tàu hút HP05. Số 419 Quận Thanh Xuân- Hà Nội Số đ ện thoại: 04896133 Fax: 04 6280972 6. Đoàn tàu hút HB02 ( Hải Phòng) 230 Lê Lai- Ngô Quyền- Hải Phòng. Số điện thoại: 0313 836012 Hay Công ty cổ phần đầu tư tư vấn phát triển cảng biển Việt Nam, đây là công ty cổ phần trực thuộc Công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ. 2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kinh tế- kế hoạch- kĩ thuật Phòng đầu tư Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính- kế toán Đoàn tàu hút HB 02 Đoàn tàu hút HP 05 Đoàn tàu cuốc TC 91 Đoàn tàu hút HP 05 XN xây dựng công trình Miền Nam XN nạo vét và xây dựng Công ty cổ phần đầu tư tư vấn phát triển cảng biển Việt Nam. 1.  Đại hội cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. 2.  Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. 3.  Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. 4.  Ban GĐ điều hành Ban GĐ điều hành của Công ty gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc, một Kế toán trưởng. Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban GĐđiều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó lâu dài với Công ty. Giám đốc là Ông Lương Chí Thành. 5.  Các Phòng nghiệp vụ Phòng Tài chính – Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán. Phòng Kinh tế- kế hoạch- Kỹ thuật: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác tiếp thị, xúc tiến các công tác kinh doanh theo kế hoạch; quản lý theo dõi, giám sát chất lượng các công trình xây dựng; Lập hồ sơ đầu thầu và khai thác công việc cho toàn công ty; Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và nghiệp vụ thư ký hội đồng quản trị. Phòng Tổ chức- hành chính: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của Công ty; theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Phòng Đầu tư: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc đầu tư tài chính, quan hệ công chúng. II- Đánh giá tổng quan hoạt động của doanh nghiệp. 1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đơn vị: tỉ đồng. Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 117,795193 152,78583 106,877907 146,475692 2 Tài sản ngắn hạn 72,868108 108,31367 67,881365 87,237891 3 Tài sản dài hạn 44,927085 44,472164 38,996541 59,237762 4 Nợ phải trả 109,192978 144,20606 81,560160 104,260863 5 Nợ ngắn hạn 78,529090 116,49028 53,577640 51,492375 6 Nguồn vốn chủ sở hữu 8,602215 8,579771 25,317747 35,735813 7 Doanh thu 86,161117 160,99874 59,332329 83,556378 8 Lợi nhuận trước thuế 0,83150720 0,1390102 0,44131589 0,92689263 9 Lợi nhuận sau thuế. 0,59686518 0,1000873 0,31774744 0,66736269 2. Năng lực nhân sự của doanh nghiệp. stt Chức danh Trình độ học vấn Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng cộng 1 Quản lý 3 30 0 0 33 2 Khoc học quản lý nghiệp vụ 74 15 12 101 Tổng cộng 134 3. Năng lực thiết bị. 3.1.Thiet bi nao vet Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất (1) (2) (3) (4) 1. Thiết bị nạo vét Tàu cuốc nhiều gàu TC91 01 Nga 600 m3/h Tàu hút tự hànhHB0201 01 Việt Nam 1000 m3/h Tàu xén thổi HP05 01 Việt Nam 800 m3/h Xáng cáp 2 m3 04 Việt Nam 2 m3 Xáng cáp 3 m3 04 Việt Nam 3 m3 Xáng cáp 4 m3 06 Việt Nam 4 m3 Xáng cáp 5 m3 02 Việt Nam 5 m3 3.2. Thiết bị vận chuyển đất. Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất (1) (2) (3) (4) Sà lan tự hành 100 m3 05 Nga 100 m3/h Sà lan đất không tự hành 200 m3 08 Việt Nam 200 m3/h Sà lan đất không tự hành 300 m3 03 Việt Nam 300 m3/h Sà lan tự hành 300 m3 03 Việt Nam 300 m3/h Sà lan tự hành 400 m3 02 Việt Nam 400 m3/h Sà lan tự hành 500 m3 02 Việt Nam 500 m3/h Sà lan tự hành 600 m3 02 Việt Nam 1.000 m3/h Sà lan tự hành 1000 m3 02 Việt Nam 1.000 m3/h NVB 12 01 Việt Nam 305cv Tàu kéo 305 cv 01 Việt Nam 305cv Tàu kéo 290 cv 01 Việt Nam 290cv Tàu kéo 305 cv 01 Việt Nam 305cv Tàu kéo 305 cv 01 Việt Nam 305cv Tàu kéo 185 cv 01 Trung Quốc 185 cv 3.3. Thiết bị xây dựng. Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất (1) (2) (3) (4) Phao đóng cọc PĐ 01 01 Việt Nam 450 T Phao đóng cọc PĐ 02 01 Việt Nam 500 T Phao đóng cọc PĐ 03 01 Việt Nam 300 T Phao đóng cọc PĐ 05 01 Việt Nam 600 T Cầu bánh xích KOBELCO P&H670S 01 Nhật 70 T Cẩu bánh lốp KRAZ 02 Nga 16 T Xe lu 06 Nhật 10 T Xe đào các loại 20 Hàn Quốc Máy gạt 18 Nhật Xe ủi 10 Nhật 110 cv Xe ủi 10 Nhật 140 cv Ô tô tự đổ 10 T- 15T 30 Hàn Quốc 10 T- 15 T Máy phát điện 05 Nhật 20 KVA – 50 KVA Máy trộn bê tông 08 T. Quốc 250 L -500 L Trạm trộn bê tông 03 Việt Nam 20 m3/h- 30 m3/h Máy hàn đổi đầu 02 Nga 75KVA Máy cắt uốn thép 03 T. Quốc Búa D35 01 T. Quốc 3,5 T Búa MH25 01 Nhật Bản 2,5 T Búa MH45 03 Nhật Bản 4,5 T Búa MH72B 01 Nhật Bản 7,2 T Búa Demag D100 01 T. Quốc 10 T III- Các hoạt động chính và các nghiệp vụ có liên quan. 1. Hoạt động chính của doanh nghiệp. 1.1. Nạo vét luồng lạch, cảng, các khu nước trước cảng. Các nghiệp vụ chủ yếu bao gồm: - Nạo vét luồng tàu sông biển, bến cảng, vũng tàu quay. - Phá đá ngầm, thanh thải chướng ngại vật, xây dựng hệ thống phao tiêu báo hiệu sông biển. Đây là lĩnh vực hoạt động lâu đời nhất của doanh nghiệp với 23 năm kinh nghiệm. Ngay từ khi còn ở trong Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ hay khi tách ra thành lập doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh chính vẫn là: Nạo vét luồng lạch, cảng, và thi công các công trình xây dựng. Đây là một nghiệp vụ quan trọng giúp cho việc duy trì hoạt động đều đặn cho hệ thống cảng. Nạo vét luồng tàu sông biển, bến cảng mà giao thông của cảng trở nên thuận lợi, không xảy ra tắc nghẽn, duy trì sự liên tục của luồng tàu cũng như lượng hàng hoá ra vào cảng. Trong những năm hoạt động của mình công ty đã thực hiện những công trình lớn như: - Hoàn thành và bàn giao gói thầu: Luồng tàu và phao tiêu báo hiệu cảng Nhà máy chính công trình Nhà máy xi măng Hạ long bao gồm các công việc chính sau: + Nạo vét luồng tàu và khu nước : 1.307.522 m3 + Sản xuất vận chuyển và lắp đặt phao D2,0m: 2 bộ + Sản xuất, vận chuyển và lắp đặt phao D1,4 : 7 bộ + Ra phá bom mìn, vật nổ dưới nước ở độ sâu 5 m: 18 ha Tổng giá trị hợp đồng là: 86.335.191.670 đồng. Trong đó: - Chi phí nạo vét + phao tiêu báo hiệu: 85.335.191.670 đồng. - Chi phí rà phá bom mìn : 812.067.842 đồng. Các nội dung cần thực hiện đó là: + Tổ chức giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu kỹ thuật các công việc, bộ phận công việc, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu bàn giao khối lượng công việc. + Chuẩn bị nhân lực, vật tư, xe máy thiết bị và các điều kiện cần thiết khác sau khi ký hợp đồng. + Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán, dự toán điều chỉnh. - Công ty đã thực hiện thi công xây lắp hạng mục: Nạo vét giai đoạn 2 luồng tàu, khu quay trở tàu cho tàu 30.000 DWT thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bến số 2 bến cảng Nghi Sơn theo đúng thiết kế được duyệt. Giá trị hợp đồng theo giá trúng thầu được phê duyệt tại quyết định số 195/QĐ- BQLKTNS ngày 30/11/2007 cụ thể: 102.172.860.000 đồng. - Thi công xây dựng gói thầu số 2: Bến phao, nạo vét, báo hiệu dự án đầu tư xây dựng cảng An Thới, dảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo đúng thiết đế được duyệt. Nội dung phải thực hiện bao gồm: + Thiết kế bản vẽ thi công hạng mục bến phao 30.000 DWT. + Tổ chức quản lý, thi công đúng với dự án thiết kế, tiến độ được duyệt. + Cung cấp đầy đủ nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu theo phục vụ cho quá trình thi công dự án. Việc cung cấp nguyên vật liệu phải đản bảo về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng quy định của dự án và phải có đầy đủ ác chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nguyên liệu… + Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán, dự toán điều chỉnh. 1.2. Xây dựng các công trình cầu cảng, bến bãi, đường, cầu đường bộ. Bao gồm các nghiệp vụ sau: - Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, dân dụng và tôn tạo mặt bằng. - Xây dựng các công trình đe chắn sóng, chắn cát và kè chỉnh trị. - Xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, bến bãi, luồng tàu, công trình dân dụng. Các công trình đã thực hiện và hoàn thành được đưa vào sử dụng: - Thực hiện gói thầu số 1: xây dựng cầu tàu 10.000 DWT cảng Viconship thuộc dự án xây dựng cảng của Công ty CP container Việt Nam, Bao gồm thi công các hạng mục công trình chính sau: + Cấu tàu 10.000 DWT có kích thước: Dài 160m, rộng 25m, kết cấu dạng bệ cọc cao mềm trên nền cọc BTCT. + Hệ thống kè sau cầu: dài 224,8 m, kết cấu dạng tường góc trên nền cọc BTCT. Bao gồm các việc: Đúc cọc, đóng cọc BTCT mác 300#, đá 1 x2 cm, tiết diện 40 x 40 cm, dài L = 38m. Tổng số 153 cọc, bao gồm 85 cọc thẳng và 68 cọc đóng xiên 8/1, thi công đổ đá hộc lòng bến và đổ BTCT tường góc mác 300#, đá 2 x 4 cm. + Thi công bãi sau cầu: Tổng diện tích 18.145 m2, Thi công cống thoát nước sau cầu. + Thi công hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống cấp nước ngọt cầu tàu. + Nạo vét lòng bến và khu nước trước bến: Khối lượng nạo vét là 72.493 m3. - Thi công gói thầu xây dựng đê chắn sóng cảng Nghi Sơn - Thanh Hoá, gói thầu bao gồm 2 gói thầu nhỏ: + Gói thầu số 1: 400 m đoạn gốc đê và đường công vụ. + Gói thầu số 2: 200 m đoạn đầu đê công trình đê chắn sóng cảng Nghi Sơn Thanh Hoá. Nội dung thực hiện bao gồm: + Lập phương án tổ chức thi công, biện pháp thi công. + Cử đại diện thường xuyên có mặt trên công trường để thực hiện và giải quyết các vấn đề cần thiết trong quá trình thi công. + Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ đồng bộ, thống nhất về số lượng và chất lượng các trang thiết bị, vật tư, vật liệu, nhân lực, máy móc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho thi công (đường thi công, chỗ ở cho CBCNV, điện, nước thi công…) các thủ tục như giấp phép lưu hành cho các loại thiết bị, xe, máy phục vụ thi công trong và ngoài công trường và các vấn đề liên quan khác. + Khi hoàn thành công trình phải thanh thải toàn bộ chướng ngại, thiết bị, vật liệu phế thải, công trình phụ, nhà cửa lán tạm… trên mặt đất và dưới mặt nước. + Lập hồ sơ hoàn thành công và hồ sơ quyết toán công trình theo quy định hiện hành. - Thi công Cảng xuất nhập của trạm nghiền xi măng thuộc dự án Xi măng Thăng Long, bao gồm các hạng mục: Cảng xuất, cảng nhập và các hạng mục khác của Cảng xuất nhập. Nội dung thi công bao gồm từ việc cung cấp và sử dụng nhân công, máy móc thi công, các loại vật tư, vật liệu, trang thiết bị và các yếu tố khác để tạo nên công trình hoàn chỉnh. Hợp đồng có giá trị là: 54.375.613.886 đồng. Các nội dung phải thực hiện đó là: + Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ đồng bộ, thống nhất về số lượng và chất lượng các trang thiết bị, vật tư, vật liệu, nhân lực, máy móc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho thi công (đường thi công, chỗ ở cho CBCNV, điện, nước thi công…) các thủ tục như giấp phép lưu hành cho các loại thiết bị, xe, máy phục vụ thi công trong và ngoài công trường và các vấn đề liên quan khác. 1.3. Cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xây dựng. Các nghiệp vụ cơ bản sau: - Buôn bán, sản xuất vật liệu xây dựng. - Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, cho thuê nhà, văn phòng làm việc ( không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke ). - Dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành xây dựng. - Dịch vụ đại lý tiêu thụ sản phẩm và vận tải hảng hoá. - Cho thuê thiết bị, phương tiện công trình thuỷ bộ. - Kinh doanh bất động sản. 1.4. Tư vấn đầu tư phát triển cảng biển. - Tư vấn các nhà đầu tư thuê mặt bằng xây dựng và khai thác cảng, tư vấn đấu thầu cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển, tư vấn quy hoạch chi tiết các khu kinh tế. - Đầu tư, vận hành, khai thác, cho thuê ICD, kho vận và trung tâm đóng gói, phân phối hàng hoá. - Kinh doanh dịch vụ vận tải, logítíc, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch. - Cho thuê thiết bị phương tiện cảng, kho bãi. 2. Các công trình được Công ty thi công. Kinh nghiệm thi công các công trình lớn. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động công ty hoạt động trong 2 lĩnh vực chính đó là: - Xây dựng các cầu cảng, đường, cầu đường bộ, san lấp mặt bằng, phá đa ngầm… - Nạo vét khu nước trước bến, các bến phao trên sông, cảng… TT Nội dung các công việc Số năm kinh nghiệm 1 - Xây dựng các cầu cảng, đường, cầu đường bộ, san lấp mặt bằng, phá đá ngầm… 13 2 - Nạo vét khu nước trước bến, vũng quay, luồng tàu… - nạo vét các bến phao trên sông, nạo vét các cảng, 23 Danh sách các hợp đồng lớn có giá trị trong vòng 5 năm qua: TT Tên công trình Tổng giá trị hợp đồng Chủ đầu tư I Công trình nạo vét 1 Nạo vét khu nước trước bến, vũng quay và luồng tàu 30.000 DWT cảng Quy Nhơn. 40.680 Ban quản lý dự án cảng Quy Nhơn. 2 Nạo vét cảng Nghi Sơn Thanh Hoá 50.000 Ban quản lý dự án cảng Thanh Hoá 3 Nạo vét và phao tiêu tbáo hiệu bến số 2 Cảng Nghi Sơn Thanh Hoá 25.543 Ban quản lý dự án cảng Thanh Hoá 4 Nạo vét giai đoạn 2 luồng và khu quay trở tàu cho tàu 30.000DWT thuộc dự án Bến số 2 Cảng Nhi Sơn Thanh Hoá 102.172 Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn 5 Nạo vét Luồng tàu và phao tiêu báo hiệu cảng nhà máy chính công trình Nhà máy xi măng Hạ Long. 86.000 Công ty CP xi măng Hạ Long. 6 Nạo vét Cảng Án Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 29.343 Bản quản lý dự án Biển Đổng. II Công trình xây dựng 1 Xấy dựng cầu cảng nha máy xi măng Nhơn Trạch- Đồng Nai. 84.000 Donafance. 2 Thi công cảng xuất - nhập cảu trạm nghiền nhà máy xi măng Thăng Long. 54.375 Công ty cổ phần xi măng Thăng Long. 3 Xấy dựng cầu tàu 30.000DƯT- Cảng Quy Nhơn. 51.850 Ban quản lý dự án cảng Quy Nhơn. 4 Xây dựng đê chắn cát cảng Nghi Sơn- Thanh Hoá. 24.375 Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn. 5 Xấy dựng đê chắn sóng cảng Nghi Sơn- Thanh Hoá. 39.000 Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn. 3. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 3.1. Thuận lợi của doanh nghiệp. Hiện nay, so với các công ty khác trong cùng ngành, công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ đã khẳng định thương hiệu trên thị trường phía Bắc. Đặc biệt đối với các nhà thầu nước ngoài, các chủ đầu tư của các công trình lớn. Công ty luôn đa dạng hoá sản phẩm, nhưng vẫn tập trung vào những ngành nghề trọng tâm mang tính truyền thống của mình. Vì vậy, công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ đã được nhiều chủ đầu tư biết đến và đánh giá cao. Với thuận lợi này, hiện nay công ty được các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước giao thực hiện nhiều công việc mang tính hiệu quả cao. Các dự án, công trình xây dựng của Công ty thường được giao thầu với giá rất tốt. Cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, của thị trường xây dựng, bất động sản và xây dựng cao ốc văn phòng có những chuyển biến khả quan, hứa hẹn tạo ra lợi tức hấp dẫn thu hút đầu tư. Sự phát triển của nên kinh tế kéo theo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các công ty trong ngành như công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ. Nhìn chung tại Việt Nam thì lĩnh vực xây dựng là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn thể hiện qua sự phát triển của cơ sở hạ tầng, căn hộ, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại… Mặt khác, nhu cầu về xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình công nghiệp tăng cao. Đặc biệt các dự án về phát triển hệ thống cảng biển đang được gấp rút triển khai. Cùng với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, thị trường xây dựng có những chuyển biến khả quan, hứa hẹn tạo ra lợi tức hấp dẫn thu hút đầu tư. Đây là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển công ty và các công ty cùng ngành. Trong giai đoạn ngành xây dựng của Việt Nam đang gặp khó khăn vì giá cả vật liệu leo thang, khiến cho nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp phải khó khăn nhất định. Trong khi công ty lại hoạt động trong lĩnh vực: Buôn bán, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành xây dựng, cho thuê thiết bị, phương tiện công trình thuỷ bộ. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ về nguồn nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công công trình. Chính điều này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được những chi phí trung gian như trong quá trình mua bán và vận chuyển nguyên liệu, thuê các loại máy móc thiết bị,…. Giàm chi phí tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Ngoài ra công ty còn có những thuận lợi như: - Với trên 13 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công ty hoàn toàn có đủ kinh nghiệm cũng như năng lực để thực hiện những công trình lớn, những công trình có phương án kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi cao về mặt chất lượng và thời gian thi công công trình. Năng lực của công ty đã được biết đến và được chứng minh thông qua các công trinh như: đóng cọc bê tông cảng Thị Vải, thi công cảng Vũng Áng, cảng P&O Hiệp Phước, cảng Cái Lân, cảng Nghi Sơn Thanh Hoá… - Công ty luôn nhận được sự giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty xây dựng đường thuỷ. - Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước nhu cầu về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình dân dụng, các công trình cảng tăng mạnh. Công ty có điều kiện phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. - Bộ máy Công ty gọn nhẹ, trẻ, năng động và chuyên nghiệp; tập thể CBCNV công ty đoàn kết nhất trí, phát huy sức mạnh tập thể, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. 3.2. Những khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi mà doanh nghiệp đã có được, nó tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thì doanh nghiệp cũng đã và đang gặp phải những khó khăn cả về chủ quan và khách quan. Đó là những khó khăn do đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra, cũng là do khó khăn chung đối với tất cả các doanh nghiệp do nền kinh tế gây ra. Điều này buộc doanh nghiệp phải khắc phục điều chỉnh để có thể thích nghi với điều kiện mới. Những khó khăn có thể kể đến như là: - Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty còn hạn chế trong khi Công ty hiện đang đầu tư rất nhiều dự án với quy mô lớn, tổng vốn đầu tư lớn vì vậy Công ty còn gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận và khai thác dự án. - Với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới, các tập đoàn đa ngành được hình thành, các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam với trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Các chỉ số kinh tế vĩ mô biến động theo hướng tiêu cực đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ giới như: + Sự suy thoái kinh tế trong năm vừa qua làm cho tăng trưởng kinh tế châm lại đã tác động không nhỏ đến những dự án đầu tư. + Tốc độ lạm phát cao kéo theo sự tăng giá của nguyên vật liệu cũng đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc thi công các công trình xây dựng. + Chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như việc khống chế tỉ lệ dư nợ ở các ngân hàng đã làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Việc thiếu vốn hay không có vốn đã thu hẹp quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như giảm việc đầu tư mới của doanh nghiệp. - Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình: + Rủi ro xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh: Địa bàn thi công của doanh nghiệp trải đều khắp các địa phương trên cả nước, làm phân tán lực lượng sản xuất của công ty. Ngoài ra, thị trường hiện nay còn có sự cạnh tranh của rất nhiều các đơn vị xây dựng, trong đó có cả các doanh nghiệp nước ngoài với vốn lớn và trình độ kĩ thuật hiện đại. Hiện nay, quy mô của doanh nghiệp chưa lớn nên còn gặp một số khó khăn trong việc các dự án lớn. Mặt khác, lĩnh vực kinh doanh thi công các công trình xây dựng, cầu cảng… đòi hỏi một lượng vốn lớn do đó ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp cần có một lượng vốn đối ứng để thực hiện các dự án đầu tư. Sự biến đổi của các loại nguyên vật liệu đầu vào như: xăng dầu, xi măng, sắt thép… cũng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động thi công các công trình xây dựng của doanh nghiệp. + Rủi ro về mặt pháp luật: Việc ban hành hay thay đổi những chính sách, quy chế mới… liên quan đến hoạt động của ngành và quy định liên quan đến luật xây dựng có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chứng khoán và thị trường chứng khoán là những lĩnh vực còn mới mẻ. Luật và các văn bản dưới luật quy định về những vấn đề này còn đang trong quá trình hoàn thiện và có rất nhiều thay đổi. do đó nếu có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giao dịch cổ phiếu của công ty, làm ảnh hưởng đến sự huy động vốn của công ty thông qua thị trường chứng khoán. + Rủi ro khác: đây là những rủi ro mang tính chất bất khả kháng, ít xảy ra nhưng nếu xảy ra thì sẽ tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty. Đó là hiện tượng thiên tai ( bão lụt, hạn hán, động đât.v.v..) chiến tranh hay bệnh dịch hiểm nghèo trên quy mô lớn. 3.3. Chính sách phát triển doanh nghiệp. 3.3.1. Về nguồn nhân lực: Công ty luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho Công ty. Để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Công ty trong những năm tới, Công ty sẽ xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình độ chuyên môn cao. Để tạo thành thế mạnh về nguồn nhân lực, Công ty phải đẩy mạnh kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho CBCNV trong đó nêu cao ý thức trách nhiệm và khuyến khích các ý kiến sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm. 3.3.2. Về xây dựng thương hiệu Công ty: Trong thời gian tới, Công ty sẽ lựa chọn công ty tư vấn và đầu tư tài chính vào việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Công ty góp phần thu hút thêm khách hàng cũng như nâng cao được giá trị cổ phiếu của Công ty trên thị trường. 3.3.3. Về công nghệ. Có thể nói công nghệ là một yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: làm tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí về nhân công, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh quá trình thực hiện...Công nghệ bao gồm: Phần cứng: đó là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Phần mềm: đó là trình độ quản lý, tri thức, kinh nghiệm, kiến thức… Một doanh nghiệp có được những công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ được có thể nâng cao chất lượng, cũng như số lượng các công trình thi công. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ, công ty đã xác định định hướng phát triển của mình là tạo ra những đột phá về công nghệ. Những định hướng phát triển công nghệ của như: - Nhập khẩu những máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại đã và đang được sử dụng ở những nước tiên tiến trên thế giới, các nước con nền công nghiệp xây dựng phát triển như: Sà lan đất tự hành 1500 m3, tàu kéo 500cv, phao đóng cọc 1000T…. - Thay thế dần những máy móc thiết bị lạc hậu năng suất thấp, hoạt động với hiệu quả kinh tế thấp không phù hợp với việc thi công những công trình lớn, những công trình đòi hỏi cao về chất lượng, và tiến độ thực hiện. - Áp dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. - Sử dụng những phương pháp, công cụ tiên tiến để dự báo những thay đổi của thị trường, để có những biện pháp điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với biến động thị trường. 3.3.4. Về nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được huy động từ cac nguồn khác nhau như: huy động từ thị trường chứng khoán, lợi nhuận giữ lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn tài trợ… đây là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng hơn, có thể tiếp cận được với những dự án đầu tư lớn, tiếp cận được với những nhà đầu tư lớn, tạo ra nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án. Do đó doanh nghiệp đã có những chính sách nhằm tăng lượng vốn chủ sở hữu của mình. Bên cạnh việc huy động từ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, còn huy động từ thị trường chứng khoán bằng việc phát hành chứng khoán lần 2. 3.3.5. Về cơ sở vật chất của công ty. Ngày nay nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn sâu hơn với thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang đứng trước sự canh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trên thế giới. Để có thể tồn tại và phát triển một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đó là đầu tư mở rộng sản xuất. Có 2 hình thức đầu tư đó là: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Trong chiến lược phát triển 2006-2010 doanh nghiệp đó là duy trì đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu một cách hợp lý: - Đầu tư theo chiều sâu: tập trung đầu tư cơ sở vật chất máy móc hiện đại phục vụ cho việc xây dựng những công trình lớn hơn, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả của công ty. - Đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22878.doc
Tài liệu liên quan