Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Thăng Long

Lời nói đầu Trước đây con người ta lúc nào cũng chỉ mong cho cuộc sống đươc ăn no mặc ấm . Nhưng những năm gần đây , do xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của con người lúc này lại trở thành “ Ăn ngon mặc đẹp ” . Vì vậy , thời trang là một nghành không thể thiếu được trong một thế giới hiện đại với việc làm đẹp là rất cần thiết . Thời trang nói riêng và quần áo nói chung phần nào phản ánh được tính cách, giá trị con người và bản sắc dân tộc của người mặc nó . Cùng với các nghành kinh tế

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác , thời trang Việt Nam cũng đã đạt được những thành công đáng kể tạo tiền đề cho sự phát triển sau này . Thị trường xuất khẩu nghành may mặc ngày càng mở rộng , các trang thiết bị hiện đại , cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư . Nhưng hơn cả vẫn là tri thức , tay nghề cùng với lòng yêu nghề của các cán bộ và công nhân viên nghành thời trang . Là một sinh viên nghành Dệt _May Thời Trang, em ý thức được rằng không những chỉ trau dồi những kiến thức đã được học ở trường mà còn phải đi sâu vào tìm hiểu những kinh nghiệm trong sản xuất thực tế . Cũng vì vậy nên nhà trường cùng với Công Ty May Thăng Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại công ty . Tuy thời gian thực tập không lâu nhưng em cũng hiểu rằng từ kiến thức tới sản xuất thực tế quả là quá trình rất dài . Vì vậy bài “Báo Cáo Thực Tập ” này hẳn vẫn còn rất nhiều thiếu xót , và em rất mong nhận được những ý kiến góp ý và chỉ bảo của Nhà trường cùng quý Công ty . Em xin chân thành cảm ơn! Nội Dung Báo Cáo Phần A : Khái quát nội dung về công ty cổ phần Thăng Long. Phần B : Nội dung thực tập. Kho nguyên liệu. I. Kỹ thuật chuẩn bị sản xuất. II. Cắt bán sản phẩm. III. Bộ phận may_hoàn thành sản phẩm . IV. Phân xưởng hoàn thành sản phẩm . Phần C : Thực tập chuyên sâu. Phần D : Đánh giá nhận xét chung. Phần A : Khái quát chung về công ty cổ phần May Thăng Long I. Giới thiệu về Công ty May Thăng Long Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp thành đạt của nghành may Việt Nam . Gần 50 năm với bao thăng trầm , lớp lớp các cán bộ công nhân viên chức của công ty đã góp sức chung lòng xây dung công ty ngày càng trưởng thành và vững mạnh hơn . Với sự lãnh đạo của cán bộ các cấp cùng với cố gắng và phấn đấu của các công nhân viên , công ty đã không ngừng đổi mới về trang thiết bị đa dạng , mẫu mã phong phú và công tác quản lý .Đội ngũ cán bộ thường xuyên được nâng cao đáp ứng được thị hiếu của của khách hàng . Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà từng bước một cho đến nay, công ty đã có rất nhiều khách hàng nước ngoài quen thuộc . Hoà nhập vào xu hướng phát triển chung của thời trang thế giới . Sau gần một tháng chuẩn bị , ngày 08/05/1958 , Bộ ngoại thương đã chính thức ra quyết định thành lập công ty với tên gọi “ Công ty may mặc xuất khẩu xuất khẩu ” thuộc “ Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm ” . Tổng số cán bộ , công nhân ngày đầu tiên của công ty là 28 người và 3 chiếc máy khâu , với tổng sản lượng là 391x129 sản phẩm đạt 112.28% trong năm đầu . Những ngày đầu bước vào sản xuất công ty gặp không ít khó khăn . Nhưng bước đầu công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Nhằm tăng năng suất , chất lượng sản phẩm , công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị và tuyển thêm một số lượng lớn công nhân . Năm 1959 , kế hoạch công ty được giao tăng gấp 3 lần so với năm đầu tiên . Đến năm nay số lượng công nhân lên tới 1361 người , kế hoạch sản xuất đạt 102%, đồng thời được trang bị thêm 400 máy đạp chân và các công cụ khác . Ngày 31/08/1965 , công ty đã tách bộ phận gia công thành đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi “ Công ty gia công may mặc xuất khẩu ” . Còn “ Công ty may mặc xuất khẩu” đổi thành “ Xí nghiệp may mặc xuất khẩu ”. Việc đổi tên từ “ Công ty ” thành “ Xí nghịêp ” là một sự điều chỉnh về công tác tổ chức lĩnh vực chuyên môn hoá mặt hàng xuất khẩu đồng thời nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm . Cũng trong năm nay 178 máy may công nghiệp được đưa vào hoạt động . Đầu năm 1969, bộ Ngoại Thương lại có quyết định sát nhập “ Công ty gia công may mặc ” với “ Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội ”. Năm 1970 , sau khi tổ chức lại sản xuất , lực lượng lao động gián tiếp giảm 15% xuống 12% . Năm 1973 , xí nghiệp lại đổi tên thành “ Xí nghiệp may Thăng Long ” một cái tên đẹp và đầy ý nghĩa với lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội. Công ty nghiên cứu cải tiến và sắp xếp lại dây chuyền cho hợp lý . Và trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy 2 kim 5 chỉ , 1 máy ép gia công lớn . Năm 1989, xí nghiệp đã sắp xếp lại cơ cấu sản xuất chia xí nghiệp thành 4 phân xưởng khép kín từ A-Z . Xí nghiệp đã đầu tư hơn 20 tỉ đồng vào xây dựng và đổi mới hệ thống thiết bị , cải tạo lại văn phòng nhà xưởng . Sau sự thay đổi này , kết quả lao động tăng 20% và tiết kiệm trên 300 lao động dư . 06/1994 , xí nghiệp thay đổi công tác tổ chức thành “ Công ty may Thăng Long ” với tên giao dịch “ THALOGA ” . Năm 1996 , công ty đầu tư 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng , mua sắm trang thiết bị mới , thành lập xí nghiệp may Nam Hải thu hút hơn 250 lao động . Năm 1998 , công ty đầu tư thiết lập dây chuyền bán tự động sản xuất áo sơ mi. Năm 2001, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam với tổng số đầu tư trên 30 tỉ đồng, bao gồm : 01 xưởng giặt mài hiện đại , một xưởng hoàn thiện , sân vườn, máy móc thiết bị . Cho đến năm 2002, công ty lại đổi tên một lần nữa thành “ Công ty cổ phần may Thăng Long ” Từ một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam thành doanh nghiệp tư nhân góp vốn cổ đông. Với sự thay đổi này , nhân viên trong công ty có thể tự góp vốn và làm chủ chính mình , sẽ giúp cho ý thức mong muốn xây dựng công ty phát triển cao hơn . Với một sự khởi đầu hết sức khó khăn : vài chục công ty , dăm 3 bàn máy may cũ kỹ , … công ty đã xây dựng được uy tín vững trãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu , sang hơn 40 nước trên thế giới : Mĩ , Nhật , Hồng Kông , Hàn Quốc , Đông Âu … Điều này cho thấy sự đoàn kết một lòng cùng đưa công ty cổ phần may Thăng Long ngày càng phát triển hơn nữa của cán bộ và nhân viên công ty . Sơ Đồ Mặt Bằng Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Toà Nhà Trung Tâm Kho NPL Kho Thành Phẩm Xí Nghiệp Sản Xuất Vườn Hoa Khu Vực Tẩy Mài Xí Nghiệp Phụ Trợ Xí Nghiệp Sản Xuất Nhà ăn Y tế Xưởng Cơ Khí Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Hoà Lạc PCBSX PT GĐ sẩn xuất Hà Nam P kỹ thuật Tổng giấm đốc Hoàn thành PKTXN Cất May Kho công ty PCT .Hội đồng quản trị CT hội đồng quản trị Nam Hải VP công ty PTGD kinh doanh TCKT XN III XN II PTTTM XN I *Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ A-Z. áp dụng hình thức quản lý vừa tham mưu vừa trực tuyến.Hình thức này có ưu điểm nổi bật là đáp ứng kịp thời các thông tin số liệu cho các cấp lãnh đạo và các lệnh từ lãnh đạo sẽ nhanh chóng tới những người tổ chức thực hiện. Từ hình thức thực tế các quá trình sản xuất và qua từng bước cải tiến về tổ chức quản lý. Công ty đã xây dựng được một cơ cấu bộ máy khá hoàn thiện như mô hình cơ cấu đã nêu trên. II. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng: 1. Tổng Giám Đốc : Chức năng : Phụ trách điều hành chung Nhiệm vụ : Giải quyết các vấn đề kinh doanh , tài chính , tổ chức hành chính bảo vệ và công tác đầu tư phát triển. 2. Giám Đốc Điều Hành Kỹ Thuật : Chức Năng : Điều hành về khâu kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Nhiệm vụ : Ký kết hợp đồng về mã hàng , nắm bắt và sử lý mọi diễn biến xẩy ra trong quá trình sản xuất . 3.Giám Đốc Điều Hành Sản Xuất : Chức năng: Điều hành sản xuất đến từng xí nghiệp thành viên. Nhiệm vụ : dựa vào kế hoạch sản xuất của từng mã hàng và điều kiện của từng xí nghiệp để phân bố công việc sao cho hợp lý 4. Giám Đốc Điều Hành nội chính: Chức năng: điều hành tất cả các phòng ban thuộc công ty. Nhiệm vụ : cùng với giám đốc điều hành kỹ thuật và giám đốc điều hành sản xuất để nắm bắt được tình hình chung của toàn công ty. Từ đó có biện pháp giải quyết , nâng cao cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 5. Văn Phòng Công Ty: Chức năng : Quản lý gián tiếp đến quá trình sản xuất của công ty: xây dựng mô hình tổ chức quản lý của công ty , quản lý nhân sự của cán bộ , công nhân viên… Nhiệm Vụ : Lưu giữ hố sơ , giấy tờ của tất cả các phòng ban, công nhân viên chức trong công ty. Phải báo cáo cấp trên các vấn đề có liên quan chế độ chính sách, lao động và mô hình tổ chức công ty. 6. Phòng Thị Trường : Cùng phối hợp với phòng thiết kế , kỹ thuật xây dựng giá , giao dịch, soạn thảo các bản hợp đồng . Phải cân đối đủ nguồn hàng sản xuất theo kế hoạch doanh thu từng tháng, từng năm . Tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá theo đúng quy định. hông báo triển khai hợp đồng , thời hạn giao hàng cho các phòng khác. Xác định rõ nguồn gốc và thời gian nguyên phụ liệu về . Thanh toán hợp đồng với khách hàng và hải quan ngay khi kết thúc hợp đồng. Giải quyết khiếu nại của khách hàng khi có những vấn đề phát sinh. Báo cáo tình hình hoạt đông xuất nhập khẩu của công ty với cấp trên. Đề xuất việc tham gia các hội chợ quốc tế. Yêu cầu công tác bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong phòng. 7. Phòng kế hoạch đầu tư : Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh để báo cáo tổng công ty. Xây dựng chỉ tiêu khoán danh thu và chi phí cho các đơn vị Tổ chức và đôn đốc các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên giao cho. Quản lý các định mức cấp phát nguyên phụ liệu và hoá chất. Báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch sản xuất. Mua bán nguyên phụ liệu . khiếu nại khách hàng nếu nguyên phụ liệu không đảm bảo chất lượng. Xây dựng các cơ sở vật chất mở rộng,cải tạo, nâng cấp nhà xưởng. Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị. 8. Phòng KỹThuật: Kỹ thuật công nghệ: đàm phán với khách hàng chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai mẫu hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ Có trách nhiệm triển khai kỹ thuật, công nghệ cụ thể từng đơn đặt hàng để may mẫu. Quản lý máy móc và thiết bị Lập hồ sơ quản lý từng chủng loại máy móc thiết bị hàng năm Lập hồ sơ thanh lý các loại máy móc, thiết bị và có trách nhiệm đôn đốc theo dõi kế hoạch. Lập nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị thay thế Xây dựng định mức tiêu hao và quản lý gá lắp: Kiểm tra thiết bị phụ tùng thay thế trước khi nhập Hướng dẫn công nhân mới về nội quy an toàn lao động , sử dụng máy móc thiết bị . Quản lý hệ thống điện: Đảm bảo hệ thống các thiết bị điện được an toàn Lập kế hoạch cải tạo sửa chữa hệ thống điện theo định kỳ Kiểm tra chất lượng các thiết bị điện trước khi nhập kho Xây dựng nội quy và quản lý an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho các công nhân cơ khí , điện hơn , bảo toàn Nghiên cứu quản lý chế gá lắp chuyên dùng Quản lý các tài liệu kỹ thuật, công nghệ, mẫu mã 9. Phòng KCS: Quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002 Quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên phụ liệu cho đến công đoạn nhập kho công ty Phát hiện ra các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn Giải quyết các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Tổ chức, quản lý và lưu trữ hồ sơ về công tác kiểm tra chất lượng 10. Phòng kho: Bảo quản vật tư, hàng hoá, nguyên phụ liệu trong kho được an toàn. Tổ chức, sắp hàng hoá sao cho dễ tìm , cấp phát nhanh đồng thời cũng phải đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Tiếp nhận nguyên phụ liệu tồn Cấp phát nguyên phụ liệu theo lệnh của phòng kế hoạch đầu tư đảm bảo kịp thời. Tiếp nhận, xuất bản phế liệu, phế phẩm theo quy định của công ty Cấp phát hàng hoá thành phần tiêu thụ theo hoá đơn xuất kho Xuất khẩu hàng hoá theo lệnh của phòng Thị Trường Báo cáo nguyên phụ liệu , hàng hoá tồn kho cho lãnh đạo công ty Quyết toán nguyên phụ liệu tồn khi hợp đồng sản xuất kết thúc Quản lý hàng hoá theo đúng chế độ quản lý của kho: báo cáo và định kì kiểm kê hàng hoá 6 tháng/1 lần . 11. Phòng Kế Toấn Tài Vụ: Quản lý công tác quản lý tài chính kế toán theo chế độ, chính sách của nhà nước. Giải quyết các vấn đề công nợ với khách hàng Xây dựng và ban hành quy chế tài chính, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả. Việc thu nộp ngân sách, các khoản nợ phải đảm bảo đúng thời hạn Cùng phòng kế hoạch đầu tư tính toán phương án đầu tư Lập báo cáo tài chính và quản lý chặt chẽ tài sản của công ty 12. Xí Nghiệp Phù Trợ: Thực hiện tốt các kế hoạch , kiểm kê tài sản , hàng hoá định kế theo qui định của công ty Bảo quản trang thiết bị , qui trình công nghệ và tiến độ giao hàng Sử dụng tối đa máy móc thiết bị, đẩy mạnh quản lý nhằm tăng năng suất lao động Bố trí lao động phù hợp với máy móc thiết bị, kỹ thuật Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm Từng bước cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức Phân xưởng giặt mài : Tổ chức giặt mài theo đúng qui trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ phận thêu: đảm bảo thêu đúng vị trí , màu sắc chỉ , đảm bảo tiến độ sản xuất Bộ phận cơ khí: Sửa chữa và tham gia lắp đặt các công trình máy móc thiét bị mới của công ty. Bộ phận điện: sửa chữa các động cơ , hệ thống điện trong công ty 13. Xí Nghiệp Dịch Vụ Đời Sống: Chăm lo đến đới sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên chức: đảm bảo công tác vệ sinh công nghiệp sao cho sạch sẽ, đảm bảo công tác an toàn lao động, phòng cháy nổ…. 14. Cửa Hàng Thời Trang: Tổ chức tiêu thụ hàng tồn Cung cấp những thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Giới thiệu những mẫu mã mới nhất ,thịnh hành nhất công ty 15. Trung Tâm Thương Mại Và Giới Thiệu Sản Phẩm: Xây dựng các chiến lược phát triển, mở rộng các hệ thống của hang đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trong phạm vi cả nước Thường xuyên kiểm tra viêc tiêu thụ của các đại lý 16. Ban Thi Đua Xây dựng nội quy khen thưởng, kỷ luật theo dõi kết quả thi đua của các đơn vị thành viên, để kịp thời đề xuất với lãnh đạo công ty khen thưởng hay kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân cán bộ công nhân viên chức trong công ty. 17. Chi Nhánh Hải Phòng- Xí Nghiệp Nam Hải và các chi nhánh khác thuộc công ty: Thực hiện tốt các chỉ tiêu khoán của công ty về công tác giao nhận hàng Lưu trữ, bảo quản các hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu hàng hoá Các xí nghiệp sản xuất: tiến hành sản xuất các mặt hàng dưới sự chỉ đạo của cán bộ điều hành Tất cả các đơn vị đều phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm hoàn thành tốt nhất kế hoach mà công ty giao cho, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. III. Nội quy an toàn trong sản xuất: Những điều cần phải biết khi vận hành máy móc: 1. Trước khi vận hành máy móc để tránh tai nạn : Đầu tóc , trang phục phải gọn gàng Kiểm tra máy móc trước khi vận hành: Xem các cơ cấu đóng mở có bị kẹt hay không ? Trường hợp dùng nút bấm phải lau chùi không để phôi bụi , dầu mỡ hoặc các chất khác khi bám vào. Kiểm tra các cơ cấu che chắn và các thiết bị an toàn. Nếu cơ cấu tiếp đất bị hư hỏng phải báo ngay với tổ bảo toàn để kịp thời sửa chữa , thay thế Xem xét việc gá lắp các chi tiết có chắc chắn không Tra dầu mỡ vào các bộ phận cần bôi trơn Chú ý: Không đứng gần vùng nguy hiểm và tuyệt đối phải đảm bảo việc kiểm tra hoàn tất mới được vận hành máy móc. 2. Vận hành máy theo đúng quy định: Tuyệt đối khi máy đang chạy không thay thế hoặc gá lắp chi tiết Không tra dầu mỡ hoặc lau chùi những bộ phận đang chuyển động Thường xuyên theo dõi máy móc, không nói chuyện riêng ,không gác chân lên máy Khi thấy những điều bất thường , phải kịp thời tắt máy kiểm tra rồi báo cáo cho người phụ trách. Khi dời máy phải tắt điện, ngắt cầu giao chính , tuyệt đối không nhờ người khác. 3. Khi hết giờ làm việc cần lưu ý: Đóng máy Ngắt cầu dao điện Đưa các tay gạt về vị trí an toàn, các chi tiết gia công ra khỏi máy hoặc lùi xa các bộ phận động Thu gọn đồ nghề sao cho gọn gàng, ngăn nắp Ghi số giao ca về tình trạng máy kèm theo kiến nghị(nếu có) Lau chùi máy định kỳ , thường xuyên 4. Khi xảy ra tai nạn: Phải bình tĩnh tắt máy đồng thời báo cho người phụ trách gần nhất biết Nếu nhẹ thì tự đi đến y tế còn nếu nặng quá thì phải ở tại chỗ , chờ y tế đến Giữ nguyên hiện trường để giúp đoàn kiểm tra an toàn nghiên cứu thuận lợi Phải tường thuật rõ tình hình, diễn biến khi xảy ra tai nan… 5. Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và khách hàng đến liên hệ công tác. Nội qui bao gồm các điều sau: Cấm không được sử dụng củi, lửa, than,đun nấu,hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa. Cấm không câu mắc, sử dụng tuỳ tiện Hết giờ làm việc phải kiểm tra tắt điện, tắt quạt trước khi ra về Không dùng dây đồng, dây bạc thay thế cầu chì Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ điện Sắp xếp hàng hoá trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp . Xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn, xa mái, xa tường để tịên việc kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết Khi xuất nhập hàng không được nổ máy trong kho, khi đỗ đầu xe phải hướng ra ngoài Không được để các chướng ngại vật trên lối đi lại Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy Ai thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật 6.Quy trình vận hành: a) Quy trình vận hành: Những người đã được hướng dẫn quy trình, quy phạm thuần thục mới được giao cho sử dụng máy. Phải kiểm tra an toàn máy: dầu bôi trơn và độ căng của dao trước khi vận hành máy Đóng cầu dao điện, bật công tắc điện cho máy chạy , kiểm tra an toàn điện cho máy Đối với máy cắt tay thì một tay phải giữ sản phẩm ở khoảng cách an toàn so với quy định cắt. Tắt tay điều khiển được của tay. Sau khi làm việc cho máy ngừng hoạt động , tắt công tắc điện , ngắt cầu dao. b) Quy phạm an toàn máy cắt: Phải thường xuyên kiểm tra an toàn điện máy ,không để sản phẩm gây cản trở khu vực hoạt động của máy. Khi cắt tay phải có khoảng cách an toàn so với vị trí cắt và so với dao Đối với máy cắt khi di chuyển từ vị trí cắt này đến vị trí cắt khác phải tắt máy mới được di chuyển Không cắt ở những vị trí xa, ngoài tầm điều khiển của tay. Khi cắt bông không được trải bông cao hơn chiều cao của lưỡi dao Trong khi vận hành máy phải tập trung vào công việc, tuyệt đối không nói chuyện, đùa nghịch. PHầN B. Nội dung thực tập I. Kho nhiên liệu: 1. Công tác tổ chức sản xuất của kho: Hình thức tổ chức của kho là tổ đội chuyên môn hoá , phù hợp với quy mô sản xuất của doang nghiệp với số lượng lao động lớn, sản lượng hàng hoá hàng năm lớn , trang thiết bị hiện đại. *Số lao động định biên của kho nguyên liệu bao gồm: Trưởng phòng : 01 người Phó phòng :01 người Thủ kho : 2 người (nguyên liệu:1, phụ liệu: 1) Thư ký kho: 2 người ( nguyên liệu:1, phụ liệu:1) Nhân viên kiểm tra chất lượng: 3 người Công nhân kho mở hàng và cấp phát phụ liệu: 7 người Công nhân kho mở hàng và cấp phát nguyên liệu: 7 người Công nhân đo đếm hàng theo may đo: 4 người Nhân viên tổng hợp báo cáo khổ vải và số đo thực tế của nguyên liệu Tất cả các loại: Công nhân cấp phát mẫu nguyên phụ liệu: 1 người Công nhân vận chuyển hàng ban ngày: 5 người * Chức năng và nhiệm vụ: Tiếp nhận nguyên liệu phụ theo thông báo của các phòng có trách nhiệm. Mở hàng kiểm đếm , so sánh số lượng với Liste . Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu theo hướng dẫn của kỹ thuật. Cung cấp nguyên liệu phụ mới cho phòng kỹ thuật. Báo cáo kết quả kiểm tra cho các phòng có liên quan. Cấp phát và chuyển nguyên phụ liệu trực tiếp đến các xí nghiệp Kiểm tra số hàng tiết kiệm và chuyển về kho nội địa,số hàng trả khách phải bảo quản khi chưa xuất Quản lý và bảo quản hàng hoá có trong kho, sắp xếp sao cho dễ thấy bảo đảm việc cấp phát kịp thời tiến độ sản xuất và đảm bảo an toàn công tác phòng cháy chữa cháy Tổ chưc quản lý hàng hoá theo đúng chế độ của kho:sổ sách báo cáo và định kỳ kiểm kê hàng hoá theo quy định 6 tháng/1lần . Báo cáo chính xác số lượng hàng hoá Xuất-Nhập và tồn kho Phối _kết hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để hoàn thành tốt công việc được giao, xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng và giữ gìn bí mật thông tin trong kho. *Phòng chuẩn bị sản xuất gồm các tổ : Tổ cấp phát nguyên liệu Tổ cấp phát phụ liệu Tổ đo, đếm, kiểm tra 2.Quy trình công nghệ của phòng chuẩn bị sản xuất Tiếp nhận nguyên phụ liệu đầu vào của công ty: Sau khi tiếp nhận lệnh nhập hàng và các chứng từ do phòng thì trường cung cấp. Thủ kho nhận phiếu sử dụng nguyên phụ liệu, căn cứ vào mỗi mã hàng để đối chiếu và tiếp nhận từ phía khách hàng cung cấp,tất cả các nguyên phụ liệu phải đạt yêu cầu về chất lượng mới đựơc nhập kho. Vải sử dụng trong công nghiệp được đóng gói bằng hai cách: Đóng kiện: Vải gấp thành mép , có trọng lượng phụ thuộc vào từng loại vải. Khi tiếp nhận vải căn cứ vào lý lịch của từng kiện ghi trên bao bì. Đóng thành cuộn tròn đối với các loại vải nhẹ , trơn bóng, khổ rộng. Nhận hàng đúng số lượng(cuộn, kiện ), chủng loại theo Liste khi thủ kho xác nhận số lượng hàng phải có bảo vệ và người giao hàng ký nhận. Mở hàng và cân đo đêm nguyên phụ liệu: Bộ phận dỡ kiện tiến hành mở hàng từng kiện một *Kiểm tra nguyên liệu: Đối với hàng dệt thoi ta có thể đo bằng máy. Kiểm tra số lượng 100% Độ dài vải theo kết quả đồng hồ của máy đo . Khổ vải: theo máy , cứ 15m kiểm tra 01 lần và ghi chép lại kết quả . Khổ vải trung bình được tính theo công thức: ồTB =Tổng khổ /Số lần đo Cấu trúc: mật độ chỉ xác định bằng cách đếm dưới kính lúp, tống số sợi dọc(ngang) trong 10cm hoặc 1 inch. Màu sắc: sai màu, loang màu, độ bền màu sắc qua giặt thử, qua ma sát… Lỗi sợi: các khuyết tật như rút sợi, đứt sợi Đối với vải kẻ, ca rô: kiểm tra độ séo kẻ Đối với hàng dệt kim: do tính chất của vải la co giãn vì vậy không thể đo bằng máy mà phải đo bằng cách trải giấy sách trên nền nhà, đặt vải đó lên theo 1 đơn vị khoảng 10m sau đó tiến hành cân lên kiểm tra . Nhân viên kiểm tra vải cần nắm vững 3 chỉ tiêu đánh giá sau: Lỗi trên bề mặt: rút sợi , lỗi sợi , bỏ ngang , bỏ dọc Độ đồng màu của vải:loang lổ, độ bền Chỉ tiêu về cơ ,lý: mật độ sợi, chỉ số, thành phần sợi Quá trình kiểm tra chất lượng vải được phân làm 3 cấp: Cấp1(loại A): không có khuyết tật nào trên độ dài tấm vải từ 20m trở lên. Cấp 2(loại B):cho phép sai màu 1 cấp, các lỗi thuộc về dệt thưa(chỉ được phép có 1-2 lỗi nhẹ/1m) Kỹ thuật kiểm tra: Lấy mẫu: vải được lấy từng theo mầu sắc, chủng loại của từng đợt nhập kho, tỷ lệ lấy mẫu 10% số cuộn, lấy ngẫu nhiên đều theo 10 đơn vị một lần. Nếu kiểm tra thấy có hiện tượng không đạt yêu cầu thì lấy mẫu10% tiếp theo. Vải được kiểm tra về số lượng và khổ vải trên máy đo đếm. Khi có các lỗi về vải phảI đánh dấu bằng phấn, ghim sau đó báo lại cho kỹ thuật, khách hàng. Công việc kiểm tra số-chất lượng phải được tiến hành song song. Nếu 90% mẫu kiểm tra đạt yêu cầu thì đưa vào sản xuất, quá 10% sai hỏng sẽ báo lại cho khách hàng. Hàng kiểm tra hoàn tất phải lưu giữ đầy đủ, treo biển ghi rõ mã, loại, màu sắc vải và ngày nhập. Tiếp đó nhập kho và chờ lệnh cấp phát cho các đơn vị sản xuất theo lệnh của công ty. *Đối với phụ liệu: Tiến hành cân đo đếm 100% đối với: khoá, chỉ, cúc, dập Cân đo đối với các loại nhàu, chun, ôdê, cúc sơ mi, băng dính, dây cotton. Kết quả kiểm tra ghi rõ trên túi , treo biển gắn. *Đối với dựng, mex Lấy mẫu 5% kiểm tra số lượng, khổ vải trên máy hoặc trên bàn cắt, kiểm tra theo tiêu chí: để bám dính của mex, độ co qua nhiệt. *Viết kết quả kiểm tra vào các biểu mẫu gửi các phòng liên quan. c. Phân loại: Sau khi kiểm tra tiến hành phân loại nguyên liệu theo chất lượng. Đối với nguyên phụ liệu không đạt yêu cầu về chất lượng cần lập biên bản gửi cho nơi cung cấp để giải quyết Nguyên phụ liệu đạt yêu cầu tiến hành phân loại theo kích cỡ, số lượng, màu sắc. d. Qui trình cấp, phát nguyên phụ liệu: Khi nhận được lênh sản xuất của phòng kế hoạch và bảng hướng dẫn sử dụng nguyên liệu để cấp cho các đơn vị sản xuất đảm bảo đúng thời hạn. Việc xuất nhập kho phảI tuân theo thủ tục. Các sản phẩm được đóng gói, dán nhãn mác phù hợp với yêu cầu của khách hàng tránh nhầm lẫn. Thường xuyên tổng hợp, lập báo cáo lên cáp trên để có hướng xử lý với những vấn đề kỹ thuật xảy ra. e. Công tác bảo quản chất lượng và vận chuyển hàng hoá: Vận chuyển kịp thời toàn bộ nguyên phụ liệu cho các đơn vị sản xuất. Trong quá trình bốc xếp, vận chuyển phải đảm bảo về số-chất lượng hàng hoá. Cụ thể là: Không để rơi vãi, mất mát, rách bẩn trong khi vận chuyển Không để đổ vỡ, hư hỏng, phải đảm bảo nguyên trạng bao bì ban đầu của vật tư. Xếp lên giá đỡ trước khi xuât đI Bốc xếp lên ô tô và Container phải xếp hợp lý, tận dụng thể tích Khách hàng yêu cầu kiểm tra nguyên phụ liệu thì phải vận chuyển cho họ kiểm. f. Các tình huống kỹ thuật thường xảy ra: Để sai giá dẫn đến kích thước dài và khổ vải sai lệch so với biểu mẫu của khách hàng cung cấp. Sắp xếp không hợp lý, có trường hợp nhận được lệnh cấp phát không thể tìm thấy hàng Chất lượng nguyên phụ liệu không đúng chủng loại, sai kích thước so với yêu cầu, sai mẫu vải quy định Sai về số lượng, nguyên phụ liệu nhận về không đủ, không đúng với lệnh sản xuất Những sai hỏng đó dẫn tới sự chậm tiến độ sản xuất, có thể gây thiệt hại lớn đến công ty. Những sai hỏng trên thủ kho phải ghi nhận cùng bên giao hàng để báo cho kỹ thuật cùng bên giao hàng giải quyết. Sơ đồ mặt bằng kho nguyên liệu nguyên liệu máy đo vải nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu máy đo vải phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu phụ liệu cửa chính Cầu thang VP. kho phụ liệu II. Bộ phận kỹ thuật chuẩn bị sản xuất: 1.Vai trò: Chuẩn bị kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế. 2. Nhiệm vụ: Phòng kỹ thuật được làm theo các buớc sau: Sáng tác mẫu chào hàng và nhận đơn hàng Thiết kế mẫu mã Chế thử Nhảy mầu Thiết kế mẫu chuẩn Gán sơ đồ Lập bảng tiêu chuẩn thành phẩm Xây dựng mức phụ liệu Xây dựng tiêu chuẩn: cắt-may-hoàn thành 3.Quy trình công nghệ sản xuất của phòng kỹ thuật công ty Cùng với thế giới, nghành thời trang của Việt Nam cũng đã góp 1 phần không nhỏ đến sự phát triển đó. Bằng những kinh nghiệm sản xuất lâu năm cộng với sự nhạy bén nắm bắt thời cơ của ban lãnh đạo công ty đã tạo được uy tín rất lớn cả trong lẫn ngoài nước. Bước1: Tiếp nhận đơn đặt hàng Khi có một mã hàng mới khách hàng sẽ bàn giao các giấy tờ có liên quan đến mã hàng cho phòng kỹ thuật của công ty. Trưởng phòng kỹ thuật của công ty sẽ tiếp nhận những văn bản,yêu cầu của khách hàng để nghiên cứu và đưa vào công việc. Dựa vào tài liệu, áo mẫu(hoặc sáng tác mẫu chào hàng) Sau khi đã xem xét các tài liệu của khách hàng, phòng kỹ thuật phải xem yêu cầu của khách hàng có phù hợp với khả năng sản xuất của công ty hay không. Nếu có vướng mắc, phải báo cáo lên giám đốc công ty để có biện pháp sản xuất cho phù hợp. Nêu theo đơn đặt hàng của khách gồm có bảng thông số thành phẩm thì nhân viên tiến hành thiết kế sản phẩm mẫu đầu tiên (mẫu đối) cho khách hàng. Nếu đơn đặt hàng gồm có bảng thông số thành phẩm, sản phẩm mẫu, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành nghiên cứu mẫu, đối chiếu mẫu với bảng thông số và yêu cầu của bản tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đó làm việc với khách hàng để duyệt mẫu và đáp ứng những thay đổi, đề nghị của khách hàng cho đến khi đạt được thoả thuận đôi bên. Khi tất cả các bước công việc đã hoàn thiện , trưởng phòng kỹ thuật sẽ cho triển khai sản xuất. Trong suốt quá trình đó, người trưởng phòng phải luôn theo dõi chặt chẽ quá trình làm việc của các nhân viên trong tổ. Bước 2: Thiết kế mẫu mỏng Mẫu mỏng phải được thiết kế theo các thông số đã cho trong bảng thông số kích thước , thành phẩm. Khi thiết kế mẫu, cần phải nghiên cứu tính chất của nguyên liệu, sao cho phù hợp với từng loại nguyên vật liệu. Từ đó xác định độ co của vải dưới nhiều tác động. Kmm=Ktp+Dđm+Ctb+Ct+Cc Trong đó : Kmm: kích thước mẫu mỏng Ktp: kích thước thành phẩm Dđm: Dư đường may Ctb: Co thiết bị Ct: co nhiệt độ Cc: co cắt Bước 3: Chế thử Sau khi thiết kế hoàn chỉnh bộ mẫu chuẩn, nhân viên may mẫu tiến hành may sản phẩm cỡ trung bình để làm mẫu đối cho khách. Nhằm mục đích hoàn chỉnh hình dáng, kích thước của sản phẩm cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời qua bước chế thử tìm phương pháp may cho hợp lý, làm cơ sở để hoàn chỉnh phiếu công nghệ cho quá trình sản xuất hàng loạt và xây dựng định mức nguyên phụ liệu cho một mã hàng. Nguyên liệu may mẫu phải là nguyên liệu may mã hàng đó, sử dụng bộ mẫu cứng gồm đầy đủ các chi tiết trên một sản phẩm đặt lên vải đã được chọn đầy đủ điều kiện về chất lượng, mẫu sao cho đúng kích thước, đúng canh sợi và cắt đứt đường vạch phấn. Tiến hành may thử theo quy trình công nghệ được thiết lập sơ bộ ban đầu. Người được giao may mẫu sẽ kết hợp với người thiết kế để tiến hành may theo đúng ý đồ của người thiết kế và tìm ra cách cải tiến trong quy trình công nghệ hợp với thực tại sản xuất sẽ tính được định mức thời gian Mẫu may xong phải đạt yêu cầu về thông số kỹ thuật, về kiểu dáng. Sản phẩm may xong phảI đối chiếu với sản phẩm mẫu, nếu không đạt yêu cầu cần phải sửa lại trên mẫu cứng cho đến khi đạt yêu cầu. Sau khi đã hoàn thành sản phẩm đưa cho khách hàng xem nếu được thì chuyển qua bước công việc tiếp theo nếu chưa được thì cần chỉnh sửa lại ngay. Sản phẩm may mẫu tối thiểu phải là 2 sản phẩm. Khi sản phẩm may mẫu có đề nghị của khách hàng chỉnh sửa làm thay đổi hình dáng ban đầu thì phải thực hiện theo thủ tục văn bản qui định. Tên sản phẩm mẫu phải ghi rõ tên mã hàng, tên người may, cỡ, số, ngày tháng may mẫu, chữ ký người may. Khi đã có chữ ký của khách hàng trên áo mẫu thì đó mới là sản phẩm đã đạt yêu cầu do họ đề ra. Bước 4: Phương pháp nhảy mẫu Dựa trên bảng kích thước và độ chênh lệch kích thước giữa các cỡ để tính được giá trị các buộc nhảy của mẫu. Độ chênh lệch của mỗi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC936.doc
Tài liệu liên quan