LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đều hoạt động theo cơ chế thị trường (tự chủ) hợp tạo, cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ ngày càng hoàn hảo và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Đồng thời trong cơ chế mà tính cạnh tranh là rất gay gắt các doanh nghiệp phải bố trí, xắp xếp và tổ chức quá t
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình sản xuất kinh doanh để kqhđ của mình không những đảm bảo tồn tại mà còn đảm bảo sự phát triển và đứng vững trên thị trường
Là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường góp phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường góp phần cung cấp hàng hoá dịch vụ cho xã hội tạo công ăn việc làm cho mọi người nâng cao đời sống xã hội hệ thống kế toán ngày nay phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lí mới trên cả vĩ mô và vi mô đáp ứng yêu cầu phản ánh khách quan và giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động tiêu thụ hang hoá của công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long có một vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn Đông Nam Dược Bảo Long ở khu vực phía bắc. Vì vậy các hoạt động xúc tiến , marketing hỗn hợp đã và đang được xây dựng một cách hoàn chỉnh . Nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trựờng đông dược Việt Nam . Khi mà thị trường đông dược của Việt Nam còn có quá nhiều rào cản : văn hoá tiêu dùng , cách thức tiêu dung
Vì lẽ đó công tác xúc tiến bán hang và marketing hỗn hợp của công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long là yêu cầu thiết thực và là vấn đề đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay
Báo cáo thực tập này là kết quả của ba tuần thực tập tại công ty cổ phần Y Dược Bảo Long và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ quản lí trong công ty, đặc biệt là cán bộ của phòng Kinh Doanh của công ty. Kết quả thực tập đã giúp em củng cố được những kiến thức đã học được ở trường đồng thời bổ sung được những kiến thức mới giúp em thêm tự tin khi bước vào công tác thực tế sau này
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên công ty : công ty cổ phần tập đoàn Y DƯỢC BẢO LONG
Địa chỉ công ty : số 54 phố chùa láng , phường láng hạ , TP. Hà nội
Số điện thoại :
Ngành nghề kinh doanh : khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền , mua bán trang thiết bị y tế , mua bán mỹ phẩm
II. TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
1. lịch sử hình thành tập đoàn Y Dựơc Bảo Long
Tập đoàn Y DƯỢC BẢO LONG được hình thành và phát triển từ năm 1988 .Với tiền thân là “Nhà thuốc ngũ long”. Đầu tiên nhà thuốc với 5 sản phẩm chính : Mộc long, kim long, Thuỷ long, Hoả long, Thổ long.
Sau này phát triển thêm hang chục sản phẩm mang tên con rồng nên đa đổi tên thành “Nhà thuốc bảo long “.
Tới năm 1990 trung tá Hà Quốc Khánh được ban giám đốc công an TP.HỒ CHÍ MINH ủng hộ , mời thầy trò Bảo Long về xây dựng đời sống chuyên sản xuất thuốc y hộc cổ truyền . Ngày 1/6/1990 xí nghiệp Đông Nam Dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Trân TP. Hồ Chí Minh. Tới năm 1993 xí nghiệp Đông Nam Dược Bảo Long đổi thành công ty TNHH Đông Nam Dược Bao Long và chuyển về ấp 3 xã xuân thời thượng huyện Hốc Môn . Sau đó Đông Nam Dược Bảo Long mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc , lập chi nhanh ở Hà Tây và Hà Nội . Hiện nay các mặt hang của công ty ngày càng ổn định và có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện công ty có 36 mặt hang được lưu hành trên lanh thổ nước Nga .
Chỉ sau 14 năm hình thành và phát triển Bảo Long đã lớn mạnh cả về quân số lẫn mặt hang và tới nay Bảo Long đã nâng cầp thành tập đoàn Y Dược Bảo Longvới 12 đơn vị thành viên . Do ông Nguyễn Hữu Khai làm chủ tịch hội đồng quản trị , kiêm tổng giám đốc. Tập đoàn bao gồm các thành viên :
Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (TP.Hồ Chí Minh)
Công ty TNHH Dược Phẩm Sinh Học Bảo Long (Hà Tây)
Công ty Mỹ Phẩm Thảo Dược Bảo Long (Hà Tây)
Công ty cổ phần Đông Nam Dược Bảo Long (Hà Tây)
Công ty TNHH Thực Phẩm Bảo Long (Hà Tây)
Công ty TNHH Dược Phẩm Sìn Hồ (Lai Châu)
Công ty TNHH In Bảo Long (Hà Tây)
Công ty cổ phần Bảo Long (TP. Hồ Chí Minh)
Chi nhánh công ty Đông Nam Dược Bảo Long (Hà Tây)
Công ty TNHH Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Long (Hà Tây)
Trường dạy nghề lập nghiệp Bảo Long (Hà tây)
Trung tâm y học thể thao Bảo Long (Hà Tây)
Công ty Dược Liệu Điện Biên
Chi nhánh công ty cổ phần Đông Nam Dược Bảo Long (Lai Châu)
2/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Y Dược Bảo Long (Hà Nội)
Do nhu cầu của thị trường đông dược và quá trình mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nên ngày 25/ 7/2003 công ty cổ phần Y Dược Bảo Long chính thức được ra đời. Tại số 54 phố chùa láng phường láng hạ TP. Hà Nội . Ban đầu chỉ là một văn phồng giao dịch của công ty tại Hà nội của tập đoàn Y Dược Bảo Long . Tới năm 2004 do hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp tai thị trường phái Bắc ngày càng phát triển và lớn mạnh. Chính vì như vậy nên công ty cổ phần Y Dược Bảo Long được ra đời
3/ Bộ máy tổ chức công ty
Để phù hợp với sự phát triển chung của ngành , công ty tập đoàn Y Dược Bảo Long đã và đang không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy của đơn vị để thực hiện chức năng quản lý sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho công ty tồn tại và phát triển
Hiền nay công ty đang áp dụng một mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng như sau :
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC
PTGĐ
SX
PTGĐ
HC
PTGĐ
KT-TC
PGĐ
KT
PTGĐ
Y HỌC
Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị kiên giám đốc là người đại diện trước pháp luật , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh , bên cạnh với sự trợ giúp của các phó giám đốc : trong công tác quản lý các phong ban chức năng tham mưu thực hiện thêo linh vực được phân bổ :
Một phó tổng giám đốc : làm nhiệm vụ tham mưu giúp đỡ giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách
Phòng tài chính – ké toán : quản lý tài chính của công ty tổ chức và thực hiện công tác kế toán.
Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lượng hướng dẫn sản xuất
Phó giám đốc y học : phụ trách việc nghiên cứu và bào chế dược liệu và dược phẩm
Phó tổng giám đốc sản xuất : phụ trách mảng ngưyên vật liệu đầu vào và lượng sản phẩm sản xuất ra. Đảm bảo nhu câu vật tư cung cấp đầy đủ cho quá trình sản xuất
Phó tổng giám đốc hành chính : là người phụ trách quản lý lao động, tiền lương ,công tác hành chính và các hoat động phúc lợi
Các phòng ban chức năng đều có quan hệ chặt chẽ ,cung cấp số liệu cho nhau nhằm đạt được mục tiêu chung mà công ty đã đề ra , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ văn phòng giao dịch thành cộng ty cổ phần , công ty đã đổi mới tổ chức và công tác quản lý nhằm có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ , linh hoạt và hiệu quả . Đội ngu lao động được chú trọng nâng cao về chất lượng tây nghề , khuyến khích đii học bồi dưỡng ở các trường đại học , cao đẳng .
Do công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên , phòng kinh doanh của công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty. Nó điều tiết mọi hoạt động của công ty, nó quyết định tới định hướng phất triển của công ty. Chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức của nó cần phải có tính linh hoạt và gọn nhẹ cho phù hợp với hoạt động kinh Doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức của nó được Bảo Long áp dụng như sau :
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN
PHÓ GIÁM ĐỐC MARKETING
KẾ TOÁN TRƯỞNG
- Giám đốc : là người điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Người ra quyết định trong các hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về các quýet định của mình
- Phó giám đốc phụ trách marketing : là người dự thảo và lập kết hoạch marketing trong công ty.Và đồng thời là người trực tiếp điều hành và hướng dẫn nhân viên cấp dưới thực hiện các hoạt động marketing . Tiến hành các hoạt động nghiên cứu đánh giá nhu cầu chưa thoả mãn của người tiêu dùng để xác định chiến lược marketing cho thị trường mục tiêu của Công ty, tổ chức và quản lý tất cả các nguồn hàng của Công ty. Là người đưa ra các quyết định về giá cả , về các họạt động xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp.
PHÒNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
PHÒNG LẬP VÀ QUẢN LÝ HĐ MARKETING
PHÓ GIÁM ĐỐC
MARKETING
Phó giám đốc phụ trách đầu tư và chiến lược : là người chịu trách nhiệm
+Lập và phân tích các dự án đầu tư mới
+ Nghiên cứu đơn đặt hàng mới
+ Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ chính xác
+ Đưa ra chiến lược phát triển dài hạn cho công ty . Nhằm lắm bắt những nhu cầu của thị trường , định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong thời giam tới .
- Phòng kế toán : Do đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, để phù hợp với yêu cầu quản lý bộ máy kế toán nên phòng Kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kế hoạch toàn Công ty.
+ Quản lý vốn, quản lý các quỹ của Công ty, tham gia lập phương án điều hoà vốn, điều tiết thu nhập trong Công ty.
+ Tham gia nhận bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Chủ trì duyệt quyết toán tài chính cho các đơn vị cơ sở.
+ Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên cấp trên theo chế độ quy định.
+ Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty.
+ Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính - kế toán các đơn vị cơ sở.
+ Trực tiếp hạch toán kinh doanh với bên ngoài, hạch toán tổng hợp các nguồn vốn, phân phối thu nhập, thu nộp ngân sách.
+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, thực hiện kế toán đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính kịp thời, chính xác, đầy đủ để kế toán các công cụ quản lý của doanh nghiệp.
III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của
1.1/ lĩnh vực kinh doanh cửa doanh nghiệp
Công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo long được phép tiến hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau .
- Du lịch và điều dưỡng .
- Sản xuất các mặt hàng về thuốc nam dược
- khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Cho đến nay công ty đã sản xuất và chế biến ra nhiều mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài như:
- các mặt hàng về thuốc nam dược
- nước ngọt
- nước trà, nhâm sâm
Đặc biệt công ty đã xây dựng được tín nhiệm từ trong nước cũng như nước ngoài
1.2/ Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
- viên dạng cốm
- viên dạng hoàn cứng
- hoàn cứng vị
- hoàn mềm
- sản phẩm trà hoà tan
- thuốc nước
- dạng viên nén
- sản phẩm rượu
- sản phẩm trà túi lọc
- các loại mỹ phẩm thảo dược
- và các loại sản phẩm chữa theo nhóm bệnh : như các bệnh về hệ tiêu hoá , bệnh về hệ thần kinh , hệ hô hấp . rối loạn giấc ngủ ……….
Qua danh mục sản phẩm trên ta thấy sản phẩm của công ty là rất đa dạng đây có thể coi là một thế mạnh của công ty.Song trong điều kiện hiện nay cũng có các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực này là đối thủ cạnh tranh của công ty.Nhưng sản phẩm của công ty lại có những mặt ưu , đó là :
- sản phẩm đông dược chữa bệnh :
+ Đã có uy tín , chiếm được lòng tin cửa khách hàng
+Trong các hội chợ , triển lãm các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dung bình bầu là hàng Việt Nam chất lượng cao
+Và được các tổ chức quản lí chất lượng cấp cho sản phẩm cửa công ty những chứng chỉ có uy tin trên thị trường . Mà nhìn chung giá của các loại hành cũng phải chăng .Tuy nhiên công ty có một thế mạnh đó là uy tín trên thị trường , có quan hệ tốt với các bệnh viện , các trung tâm dược , viên y học cổ truyền dân tộc của các tỉnh, cho nên sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dung tiếp nhận , tiêu thụ rộng dãi trên thị trường và chiếm lĩnh trên thị trường hiện nay.
Sản phẩm mỹ phẩm thảo dược :
+ Đây là một loại sản phẩm hoan toàn mới trên thị trường đông dược Việt Nam . Dược Bảo Long là công ty đi đầu trong mảng thị trường này chính vì vậy công ty có rất nhiều ưu thế . Cái đặc biệt nhất là công ty nhin thấy biến động trong tương lai của thị trường dược Việt Nam.
1.3 / Thị trường cửa doanh nghiệp
Do sản phẩm của công ty là các loại thuốc đông dược , được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên . Do đặc điểm của thuốc đông dược là tác dụng của thuốc chậm , phải uống trong thời gian dài , không gây ra các tác dụng phụ . Chính vì vậy mà các sản phẩm của công ty chỉ xác định ở khúc thị tường những căn bệnh lan y, dùng thuốc để bồi bổ sức khoẻ các chứng bệnh về thần kinh …..hoặc các bệnh của người già do ảnh hưởng của thời gian. Nhưng nhìn chung thị trường của Việt Nam hoàn toàn có thể huy vọng cho sự phát triển của ngành đông dược phát tiển vì :
Truyền thống dung dược liệu để chữa bệnh của người Việt đã có từ khá lâu đời . Đó là văn hoá tiêu dung của người Việt
Đời sống của nhân dân Việt Nam ngày càng được cải thiện và vấn đề chăm sóc sức khoẻ ngày càng được mọi người để ý tới nhiều hơn .
Ngoài ra vấn đề chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ dang có xu hướng là dung các loại dược liệu tự nhiên để chăm sóc cho vẻ đẹp của mình.
Chính những điều đó là cơ sở để ngành đông dược Việt Nam phát triển nói chung và cho Dược Bảo Long phát triển.
Hiện ở thị trường trong nước công ty chiếm khoảng 20.6% thị trường dược việt nam . Ngoài ra công ty còn liên kết hợp tác với các bệnh viện để chữa bệnh bằng y học cổ truyền .
Ngoài thị trường trong nước công ty cũng đã và đang hướng tới một số thị trường ngoài nước . Đặc biệt là thị trường EU , và một số nước Châu Âu . Trong đó thị trường NGa đang được các sản phẩm của công ty chinh phục bằng giá cả và chất lượng sản phẩm.
Và hiện nay công ty cung dã xây dựng một hệ thống kênh phân phối . Với đặc điểm của sản phẩm, tình hình cạnh tranh trên thị trường, công ty đã lựa chọn kênh phân phối -mang phân phối vừa đơn giản vừa gọn sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất .Với đặc điểm riêng của sản phẩm , công ty chủ yếu thực hiện kênh phân phối trực tiếp.? kênh phân phối này người mua có thể trực tiếp mua sản phẩm của công ty không phải thông qua trung gian mà qua phòng trưng bày sản phẩm tại công ty hoặc qua đơn đặt hàng hoặc qua các đại lý độc quyến của công ty tại tất cả các tỉnh và thành phố
Ta có sơ đồ của kênh phân phối công ty như sau:
công ty cổ phần tập đoàn y dược bảo long
Khách hàng mua trực tiếp
Khách hàng mua qua đơn đặt hàng
Khách hàng mua qua đại lý
(nguồn lấy từ phòng kinh doanh của công ty tập đoàn y dược bảo long)
Vì kênh phân phối của công ty là trực tiếp cho nên khách hàng là thành viên duy nhất của công ty .Công ty cũng như bất kỳ công ty nào cũng thế, khi tiến hành lựa chọn các thành viên cũng phải dựa vào một số những đặc điểm nhất định , phải đánh giá được khả năng thanh toán của họ , tính hợp tác cũng như uy tín .
1.4/ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp : khi nói tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp , cần phải nói tới :
- Thứ nhất : số lượng đối thủ cạnh tranh trên thi trường đông dược việt nam hiện nay . Nhìn chung trên thị trường dược việt nam không có được nhiều hang lớn mạnh như Bảo Long , chính đây là một lợi thế cạnh trang rất lớn cho Bảo Long . Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bảo Long chính là các loại tân dược của nước ngoái và trong nước
- Thứ hai : phải nói tới đó là tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp năng lực sản xuất lớn , quy mô sản xuất và thị trường rộng , sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú phù hợp với nhiều người tiêu dung .Giá cả của sản phẩm thì hợp lí và vừa với túi tiền của người tiêu dung trong nước và nước ngoài. Công ty đã áp dụng nhiều hình thức như chiết khấu, giảm giá … để kích thích khách hàng mua hàng của công ty
- Thứ ba là: thương hiếu của sản phẩm của công ty dược nhiều người tiêu dung biết tới , và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dung .
- Thứ tư là : quá trình nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới luôn dược công ty coi trọng và đánh giá đó là công việc tất yếu cho sự tồn tại của công ty
1.5/ tình hình vốn và tài sản của công ty
Khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường đã đặt công ty trước nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên do có những bước chuyển đổi phù hợp nên công ty vẫn đứng vững được tự khẳng định mình và mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn miền bắc hiện nay công ty được coi là một trong những công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long có qui mô tương đối lớn
Ta có thể thấy điều đó qua một số chỉ tiêu về tình hình tài sản của chi nhánh trong bảng sau:
Bảng số 1: Bảng số liệu về vốn – ts của công ty từ năm 2004 đến 2007
đvt: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
1
2
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Tổng cộng
20.940.229.353
1.199.461.424
22.139.690.777
Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
1.6/ Nguồn nhân lực của công ty
Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực khác . Công ty đã rất chú trọng đến đội ngũ lao động, hầu hết nhân viên công ty đã tốt nghiệp đại học .Chế độ của người lao động được thực hiện khá đầy đủ .Vì vậy người lao động làm việc trong môt môi trường cạnh tranh , tao động lực cho người lao động làm việc . Tổng thể công ty có 103 người hoạt động trog các phòng ban của công ty . Mức lương mà công ty trả cho người lao động trung bình là : 1500000vnđ/người
2./ Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiểp trong năm 2005 – 2006
Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích sau:
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
A. TSLĐ
12.266.095.674
88,85
20.940.229.353
94,58
- Tiền
3.122.955.756
22,95
2.519.299.306
11,38
- Các khoản phải thu
1.809.848.138
9,64
2.129.220.831
21,91
- Hàng tồn kho
5.378.851.489
39,53
14.264.003.117
69,43
- TSLĐ khác
1.954.440.291
13,46
2.027.706.039
9,15
B. TSCĐ
1.498.448.600
11,15
1.199.461.424
5,42
- TSCĐ
1.490.548.600
11,09
1.191.561.424
5,38
- CPXD dở dang
7.900.000
0,06
7.900.000
0,04
Tổng
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tỷ trọng tài sản lưu động đầu năm là 88,85% đến cuối năm tăng lên thành 94,58%. Bảng phân tích cho thấy phần vốn lưu động tăng thê do nhập thêm hang từ doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vào dịp sắp tết
- Ngoài ra bảng phân tích còn cho thấy Công ty đẩy mạnh việc mua bán hàng hoá trên thị trường song có một số lượng lớn tiền hàng chưa thu được thể hiện ở các chỉ tiêu, các khoản phải thu của Công ty tăng 309.372.693 đ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm chủ yếu do giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của Công ty hàng năm xấp xỉ 200 triệu đồng, việc trang bị mua sắm mới TSCĐ đối với Công ty trong thời gian này chưa thực sự cần thiết bởi tỷ trọng của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản của Công ty là tương đối hợp lý.
Quy mô dự trữ hàng hoá đầu năm chiếm khoảng 39,53 % với giá trị là 5.378.851.489đ thì đến cuối năm cũng chỉ là 14.264.003.177đ chiếm tỷ trọng 69,43% trong tổng tài sản lưu động, tuy nhiên việc các khoản phải thu của Công ty tăng đáng kể là một điều không tốt. Đầu năm các khoản phải thu của Công ty là: 1.809.848.138đ chiếm 9,64%. Đến cuối năm lên tới 2.129.220.831đ chiếm 21,91%. Mặc dù nó có thể hiện được quy mô hàng hoá của Công ty bán ra trên thị trường lớn hơn, song nếu bán hàng thu được tiền ngay vẫn tốt hơn. Do vậy Công ty cần tích cực thu hồi công nợ hơn nữa.
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn hay là nguồn hình thành nên tài sản, tài sản là cụ thể, còn nguồn vốn là trừu tượng. Nó không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán. Nguồn vốn trả lời câu hỏi “Vốn ở đâu hay tài sản ở đâu”.
Như vậy, ngoài việc phân tích tình hình tài sản chung ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn, nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Trong đó:
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
8.807.128.221
4.957.416.053
57,07
42,93
16.366.840.366
5.802.850.411
73,79
26,21
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Khoản nợ phải trả của Công ty tăng là 7.529.712.145đ, về tỷ trọng tăng từ 57,07% lên tới 73,79%.
Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm với một lượng là 7.961.693.863đ, về tỷ trọng giảm từ 42,93% xuống còn 26,21 % việc giảm này do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh khiến tỷ trọng của vốn này tăng nhiều. Như vậy mặc dù quy mô vốn của Công ty tăng, song vẫn không hoàn toàn tốt bởi không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Đây chính là mối lo thường trực của Công ty bởi còn trách nhiệm trả nợ. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này chiếm tới 73,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Nói tóm lại tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo long tăng lên là do nợ phải trả là chủ yếu. Là một doanh nghiệp thương mại, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy vốn của Công ty phải huy động từ bên ngoài là chính. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh có tăng lên với tỷ lệ khá cao, song nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi với tỷ lệ nhỏ, điều này cho thấy Công ty không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính. Vì vậy Công ty cần tìm mọi cách khắc phục tình trạng này để tránh chịu tác động quá lớn ở bên ngoài vào những quyết định kinh doanh của Công ty.
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ càng ít nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ như sau:
Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
A. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Phải trả trước cho người bán
3. Phải thu khác
B. Các khoản phải trả
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả trước
4. Phải trả CNV
5. Phải trả khác
1.809.848.138
1.419.588.968
162.309.495
227.949.675
8.807.128.221
1.969.025.000
3.719.539.170
496.452.718
393.923.872
777.093.215
2.129.220.831
1.048.875.736
930.516.571
149.828.524
16.336.840.366
2.956.673.992
10.802.724.008
722.393.844
429.758.434
885.433.347
309.372.693
-370.713.232
768.207.076
-78.121.151
7.529.712.145
987.648.992
7.083.184.838
255.941.126
35.834.562
108.340.132
Qua bảng phân tích ta có nhận xét sau:
Các khoản phải thu tăng 309.372.693đ. Chứng tỏ Công ty đã mở rộng kinh doanh, trong đó phải thu của khách hàng giảm 370.713.232đ, các khoản phải thu khác giảm là 78.121.151đ. Điều này cho thấy Công ty cần đôn đốc việc thu một cách tích cực hơn nữa.
Còn tình hình các khoản phải trả của Công ty tăng 7.529.712.145đ với mức tăng rất mạnh, trong các khoản này chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng 7.083.184.838đ, tiếp theo đó là khoản vay ngắn hạn tăng 987.648.992đ, còn lại là các khoản khác tăng tương đối lớn. Đây là gánh nặng cho Công ty, vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giải quyết.
Khoản chênh lệch giữa phải thu và phải trả là 7.220.339.452đ. Khoản phải trả của Công ty lớn hơn khoản phải thu, chứng tỏ Công ty đã tận dụng được một khoản tiền nợ của bên ngoài để kinh doanh, điều này chứng tỏ rất tốt đối với Công ty.
* Khảo sát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để xem xét đánh giá về tình hình kết quả chi phí của doanh nghiệp ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
Bảng phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Nộp ngân sách Nhà nước
- Thu nhập người lao động
5.042.487.231
67.992.263
712.114.826
577.433
9.452.691.427
76.167.103
839.485.602
585.757
4.410.204.196
8.174.840
172.370.776
8.324
46,6
10,73
20,5
1,42
Qua số liệu trên ta thấy:
- Tổng chi phí của năm 2006 tăng cao hơn năm 2005 với số tiền là 4.410.204.196đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,5% (vì lượng hàng tồn kho năm 2002 tăng lên nhiều so với năm 2005).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước tăng 172.370.776 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%.
- Lợi nhuận của năm 2006 cũng cao hơn năm 2001 là 8.174.840đ với tỷ lệ tăng là 10,73%. Đây là nguồn lợi nhuận tăng chủ yếu từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhưng chi phí quá lớn lên lợi nhuận còn lại không được nhiều.
- Đời sống nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân năm 2005 là 577.433 đồng /người, năm 2006 là 585.757 đồng /người. Tăng lên 1,42% ứng với số tiền là 8324đ.
Ngoài chỉ tiêu trên doanh nghiệp luôn bảo toàn, góp phần tăng trưởng vốn phục vụ cho kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá.
3/ Mục tiêu và phương hướng của công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long
Ngay từ khi mới ra đời công ty luôn hướng tới một mục tiêu chung nhất , và nó được coi như kim chỉ nam cho mội hoạt động của công ty là :
Mở rộng thị trường ra các tỉnh miền bắc , mở rộng quy mô sản xuất và hường tới thị trường nước ngoài . Với mục tiêu như trên và những vận hội và thời cơ mới . Công ty đã có những hướng đi hoàn toàn hợp lý trong nhưng năm trước đó.
Doanh nghiệp đã đi trước đón đầu cơ hội Viêt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước đó doanh nghiệp đã có quan hệ rất tốt với nhiều các doanh nghiệp của nước ngoài . Và công ty có quan hệ buôn bán với nhiêu các doanh nghiệp nước ngoài .Và cơ sơ sản xuất của tập đoàn đã có những cải tiến về công nghệ sản xuất mới nhất để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm . Nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước . Đưa ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng .
Xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp , với nhiều loại kênh khác nhau : kênh trực tiếp , gián tiếp , các đại lý độc của công ty nhằm bao phủ thị trường miền bắc và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp dược trong nước và các doanh nghiệp dược nước ngoài
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long là một công ty cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh với uy tín và kinh nghiệm lâu năm công ty đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước nói chung và cho sự phát triển của công ty nói riêng
Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh dưới sự hưỡng dẫn của mọi người trong công ty em có thêm hiểu biết về công tác thực tế của người cán bộ kinh doanh điều đó giúp em rất nhiều trong công tác thực tế sau này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thời gian có hạn nên báo cáo này cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế kính mong sự góp ý trân thành của các thầy cô giáo để trong giai đoạn thực tập tới em thu được kết quả cao hơn
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30913.doc