LỜI NÓI ĐẦU
“Học đi đôi với hành”, đó là một trong những bài học đầu tiên của mỗi học sinh từ khi cắp sách đến trường và cũng chính là nguyên tắc xuyên suốt quá trình học tập của mỗi người. “Lý luận gắn với thực tiễn”, mục đích cuối cùng của bất cứ lý luận nào đều không nằm ngoài việc phục vụ cho thực tiễn và tác động trở lại, thực tiễn sẽ làm cho lý luận sinh động hơn. Do đó, sau bảy học kỳ ngồi trên giảng đường, giờ đây mỗi sinh viên đã đến lúc đem ứng dụng những kiến thức và hiểu biết đã đư
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc các thầy cô giáo truyền đạt vào thực tế, mà khởi đầu là giai đoạn thực tập.
Trước kia là một doanh nghiệp Nhà nước, sau chuyển thành công ty cổ phần, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, trong quá trình hình thành và phát triển, đã và đang có những đóng góp vào sự phát triển của ngành Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tây nói riêng và sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây nói chung. Trong khoảng một tháng thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ ở công ty, em đã cố gắng tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong hoạt động của công ty. Nhờ đó, em có thể từng bước làm quen với công việc trên thực tế, đồng thời đó cũng là dịp để em củng cố lại kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác về sau. Trên cơ sở này, em đã tổng kết những kết quả đã tìm hiểu được thành báo cáo tổng hợp.
Vì hạn chế về thời gian, trình độ nhận thức lý luận cũng như thực tiễn nên bản báo cáo của em chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Em rất mong được sự bổ sung, góp ý của các thầy cô và tập thể cán bộ trong công ty đê bài viết thêm phần phong phú và hoàn thiện hơn.
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
Ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Vì thế, việc giải quyết vấn đề giao thông vận tải luôn luôn được quan tâm. Không ngoài mục đích trên, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã được hình thành. Song không phải ngay từ khi thành lập, Công ty đã có tên như vậy. Tiền thân của Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây là Công ty ô tô vận tải Hà Tây, là Công ty được thành lập theo quyết định số 301/QĐ - UB ngày 20/9/1992 của UBND tỉnh Hà Tây và trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Tây.Công ty ô tô vận tải Hà Tây là công ty được hình thành do sự sát nhập của hai xí nghiệp ô tô vận tải:
- Một là xí nghiệp ô tô số 1 thành lập từ một công ty hợp doanh năm 1959 với nhiệm vụ lúc đó là vận tải hàng hóa.
- Hai là xí nghiệp ô tô số 3 được thành lập tháng 12/1976, đi vào hoạt động từ năm 1977 với nhiệm vụ là vận tải hàng hoá và hành khách, nhằm phục vụ cho việc chuyển nhân dân từ đồng bằng lên miền núi khai hoang để xây dựng vùng kinh tế mới sau khi giải phóng đất nước năm 1975. Do đó, nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là vận tải hành khách.
Đến tháng 9/1992, sau khi có nghị định 338 – HĐBT, Sở Giao thông vận tải Hà Tây ra quyết định sát nhập hai xí nghiệp trên thành Công ty ô tô vận tải Hà Tây với các nhiệm vụ là:
+ Vận tải hành khách
+ Vận tải hàng hoá
+ Xưởng bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải
Khi hoàn tất xong các công việc và thủ tục sát nhập, Công ty ô tô vận tải Hà Tây chính thức đi vào hoạt động ngày 24/12/1993 nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Là một doanh nghiệp Nhà nước trước khi được cổ phần hoá, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định và phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, song việc gặp phải những khó khăn chung của ngành vận tải và khó khăn riêng của bản thân Công ty, chẳng hạn như vốn kinh doanh ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thấp … là điều không thể tránh khỏi. Do đó, đến tháng 7/1999, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995, Nghị định số 44/1998 – NĐ - CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, xét đề nghị của Sở KH - ĐT tại tờ trình số 347 TT/BĐM ngày 11/5/1999, quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty ô tô vận tải Hà Tây thành Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
Bắt đầu từ ngày 1/7/1997, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây chính thức đi vào hoạt động, đặt trụ sở tại 112 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Đây là một vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển của Công ty. Bởi nó nằm trên quốc lộ 6, một quốc lộ lớn của nước ta, là cửa ngõ của thủ đô, kéo dài từ Hà Nội qua dọc tỉnh Hà Tây đi các tỉnh phía Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Hơn nữa, từ quốc lộ này còn có thể đi sâu vào các huyện của tỉnh Hà Tây và nhiều tỉnh khác nữa trên cả nước. Xuất phát từ vị trí địa lý đó, nằm giữa nơi tập trung đông dân nên Công ty có nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và đón khách, nhờ vậy mà Công ty luôn đáp ứng kịp thời yêu cầu của các đối tác cũng như người dân. Đồng thời, nguồn lao động của Công ty thường xuyên được tuyển dụng nhằm phục vụ kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Từ một xí nghiệp công tư hợp doanh vận tải với 20 phương tiện và hơn 50 lao động, dưới sự lãnh đạo của UBND và Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tây, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ vận tải của tỉnh, góp phần cải tạo XHCN ở miền Bắc, cùng cả nước chi viện cho miền Nam đánh đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và khi bước vào công cuộc đổi mới đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tập thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho Công ty luôn đứng vững trên thị trường, đi lên trong sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp, thực hiện được các mục tiêu đặt ra.
2.HÌNH THỨC TƯ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
Theo điều 3 ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Đại hội cổ đông thành lập thông qua, chấp thuận ngày 15/6/1999 và bổ xung sửa đổi tại Đại hội cổ đông ngày 2/3/2001, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây được thành lập từ việc cổ phần hoá Công ty ô tô vận tải Hà Tây, trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông. Công ty là một doanh nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Tây, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999, ban hành theo Nghị quyết số 13/1999- QH 10 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000.
Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và thuộc sở hữu của các cổ đông; có điều lệ về tổ chức hoạt động của Công ty; có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng; có vốn điều lệ khi thành lập là 4.079.264.920 VNĐ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ đó. Cơ cấu vốn điều lệ phân theo sở hữu:
-Vốn nhà nước (là cổ đông sáng lập): 1.999.839.810 VNĐ chiếm 49%
-Vốn của các cổ đông là cán bộ – công nhân viên trong doanh nghiệp là 1.672.498.000 VNĐ, chiếm 41%. Trong đó:
+Giá ưu đãi: 1.223.779.000 VNĐ
+Giá trị cổ phần vay trả chậm: 244.775.000 VNĐ
-Vốn của các cổ đông khác: 407.926.492 VNĐ
Công ty hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội cổ đông.
3.MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
Từ khi thành lập, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã đặt ra mục tiêu là không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận tối đa có thể có được của công ty, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty, tăng lợi tức cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đóng góp ngân sách nhà nước và phát triển công ty lớn mạnh.
Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, Công ty đã chỉ rõ nhiệm vụ hoạt động của mình gồm các nội dung sau:
-Kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hoá bằng ô tô, làm dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu nội bộ của Công ty và phục vụ các thành phần kinh tế khác.
-Đại lý xăng dầu, kinh doanh phụ tùng ô tô, xăm lốp, dịch vụ rửa xe, thay dầu mỡ các loại xe cơ giới đường bộ.
Việc mở rộng hoặc thu hẹp, thay đổi phạm vi hoạt động kinh doanh do Đại hội cổ đông quyết định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cũng theo điều lệ của Công ty thì thời gian hoạt động của Công ty là 30 năm, tính từ ngày UBND tỉnh Hà Tây có quyết định chuyển Công ty ô tô vận tải Hà Tây thành Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Thời gian hoạt động của Công ty có thể được gia hạn (hoặc rút ngắn) do Đại hội cổ đông quyết định, được UBND tỉnh cho phép và thực hiện đúng theo Luật Doanh nghiệp.
4.NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công ty bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật.
-Các cổ đông trong công ty cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
-Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội cổ đông.
-Đại hội cổ đông bầu hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữa hai kỳ đại hội, bầu kiểm soát viên để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
-Điều hành hoạt động của công ty là giám đốc, do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
5.ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là dịch vụ, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây ngay từ khi thành lập đã luôn chủ trương thực hiện phương thức đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh với nhiều hình thức hoạt động nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất, thu nhiều lợi nhuận, tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Với mục tiêu đó, hiện nay Công ty có bốn lĩnh vực kinh doanh là:
- Vận tải hành khách
- Vận tải hàng hoá
- Dịch vụ sửa chữa, đại tu, đóng mới ô tô
- Dịch vụ bán xăng dầu và phụ tùng ô tô
Vận tải hành khách
Ngay từ lúc đi vào hoạt động, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã xác định vận tải hành khách là nhiệm vụ chính của Công ty. Với ưu thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ của thủ đô, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, Công ty trong những năm qua đã không ngừng phát triển lĩnh vực kinh doanh này cả về mở rộng địa bàn hoạt động lẫn tăng số lượng xe chạy trên các luồng tuyến cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Đi đôi với việc duy trì địa bàn hoạt động cũ như các tỉnh phía Bắc, phía Tây và một số tỉnh phía Nam có đồng bào đi vùng kinh tế mới (tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Sông Bé), Công ty liên tục tìm kiếm để mở rộng phạm vi hoạt động của mình nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Vì thế, với chủ trương phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân không chỉ trong mà còn cả ở ngoài tỉnh, tận dụng địa bàn hoạt động là nơi đông dân, có lượng hàng hoá lưu chuyển diễn ra thường xuyên và liên tục, hiện nay Công ty đã có 67 xe và mở rất nhiều luồng tuyến nội tỉnh và liên tỉnh. Trong mấy năm gần đây, Công ty đã tiến hành đổi mới phương tiện, nâng cao hình thức và chất lượng phục vụ trên một số tuyến. Đặc biệt, là Công ty đã mở một số tuyến chất lượng cao như: Hà Đông – Hoà Bình, Hà Đông – Sơn Tây và nâng cao chất lượng phục vụ một số tuyến chính khác. Đồng thời, Công ty còn khảo sát mở thêm một số tuyến liên tỉnh, có thể đến các vùng sâu, vùng xa, các vùng tập trung đông dân cư.
Các luồng tuyến vận chuyển năm 2004
Số TT
Tuyến
Cự ly
Số TT
Tuyến
Cự ly
1
Hà Đông-Tân Hà
1532
16
Chất lượng cao
63
2
Hà Đông-Đạ Tẻ
1585
17
Chi Nê
80
3
Hà Đông-Sài Gòn
1700
18
Cổ Đô- Hoà Bình
80
4
Hà Đông-Thanh Hoá
150
19
Hà Đông-Đồng Phú
25
5
Sơn Tây-Thanh Hoá
205
20
Hà Đông-Sơn Tây
41
6
Sơn Tây-Ninh Bình
165
21
Xuân Mai-Sơn Tây
50
7
Sơn Tây-Hà Giang
250
22
Hà Đông- Hoà Lạc
35
8
Hà Đông-Yên Bái
180
23
Chẹ
74
9
Phú Xuyên-Yên Bái
210
24
Xuân Mai-Trung Hà
70
10
Thường Tín-Lạng Sơn
180
25
Nho Quan
100
11
Hà Đông-Thái Bình
110
26
Cao Sơn
90
12
Hà Đông-Mộc Châu
200
27
Co Lương
140
13
Tân Lạc
94
28
Sơn La
298
14
Tu Lý
80
29
Hà Đông tuyến khác
15
Hoà Bình
63
Cơ cấu các loại xe của Công ty
Loại xe
Số chiếc
W 50
8
Trung Quốc
20
Isuzu
1
Hon da
38
Tổng cộng
67
Nếu phân theo số ghế thì có các loại:
Xe 45, 46 chỗ ngồi
Xe 32 chỗ ngồi
Xe 24, 25 chỗ ngồi
Chiều dài
10.900 mm
7600 mm
6345 mm
Chiều rộng
2480 mm
2035 mm
Chiều cao
3310 mm
3680 mm
2630 mm
Dài cơ sở
5400 mm
4085 mm
3350 mm
Tự trọng
4350 kg
3465 kg
Trọng lượng toàn bộ
11230 kg
6590 kg
5090 kg
Công suất động cơ
185 mã lực
155 mã lực
100 mã lực
Vận tốc tối đa
100 km/h
110 km/h
Trong xu thế hội nhập ngày nay, các công ty muốn tồn tại và phát triển thì không những chỉ cố gắng giữ vững thị trường đã giành được mà còn phải không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Vì thế, không nằm ngoài xu thế chung, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã tận dụng điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải giữa các nước để nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tham gia vào vận tải đường bộ quốc tế với các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Có như thế Công ty mới ngày càng phát triển.
Vận tải hàng hoá
Với phương châm đa dạng hoá trong kinh doanh, không chỉ mở rộng khả năng phục vụ của Công ty đối với mọi khách hàng bao gồm cả cá nhân và tập thể, mà còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bên cạnh lĩnh vực vận tải hành khách, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây còn tham gia lĩnh vực vận tải hàng hoá. Mặc dù hiện nay, lĩnh vực kinh doanh này chưa chiểm tỷ lệ cao trong doanh thu của Công ty, mà nhất là trong những năm gần đây, lĩnh vực này gặp không ít khó khăn do phương tiện vận tải lạc hậu cộng thêm sự cạnh tranh khốc liệt của các cá nhân, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này, song Công ty vẫn luôn quan tâm chăm lo đến việc vận tải hàng hoá. Vì thế, Công ty cũng có chủ trương đầu tư xe mới nhằm đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của nhân dân. Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá thiết bị, nguyên vật liệu cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo đúng thời gian và quy định. Bên cạnh đó, Công ty còn có hướng mở rộng các tuyến vận tải cả trong tỉnh, ngoài tỉnh và một số nước khác trong khu vực.
Dịch vụ sửa chữa, đại tu, đóng mới ô tô
Đây là một lĩnh vực kinh doanh không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa của bản thân Công ty mà còn mở rộng được phạm vi sản xuất ra bên ngoài doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với các dịch vụ như trung đại tu, đóng mới vỏ xe, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, trung đại tu máy, gầm xe… Do đó, với tiền đề khá thuận lợi là có xưởng sửa chữa tương đối lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, Công ty đã và đang tiếp tục mở rộng và phát triển lĩnh vực kinh doanh này. Đặc biệt là gần đây, Công ty đã trang bị thêm một số máy móc thiết bị, đảm bảo dây truyền công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, được khách hàng tín nhiệm.
Dịch vụ bán xăng dầu và phụ tùng ô tô
Cũng như dịch vụ sửa chữa, đại tu đóng mới ô tô, dịch vụ bán xăng dầu và phụ tùng ô tô là một lĩnh vực kinh doanh nhằm đảm bảo vừa mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tạo việc làm cho người lao động, giúp Công ty có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với mục tiêu đó, tháng 6/2000 Công ty đã mở dịch vụ này và sau khi đi vào hoạt động, lĩnh vực này đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với doanh số năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào sự phát triển chung của Công ty.
Như vậy, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách là chính, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã luôn cố gắng tận dụng những ưu thế của mình để không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Công ty hiện nay vẫn tiếp tục phát huy mọi nội lực để thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
6.MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, thì nền kinh tế đất nước đã có rất nhiều biến đổi sâu sắc. Rõ nét nhất là đối với tất cả các doanh nghiệp, kể cả quốc doanh lẫn ngoài quốc doanh. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần không ngừng nỗ lực tìm tòi hướng đi mới. Nếu doanh nghiệp nào đó, mà nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cứ dậm chân tại chỗ thì nó cũng đồng nghĩa với sự thụt lùi và không sớm thì muộn, doanh nghiệp đó sẽ bị thị trường loại bỏ.
Vì thế, khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần, Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây đã có nhiều điều kiện rất thuận lợi để có thể phát triển lên cao hơn. Nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thêm, nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân tăng lên, cơ chế quản lý tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải, môi trường kinh doanh được mở rộng hơn cả trong và ngoài nước…Những điều kiện đó đã giúp cho Công ty không còn bó hẹp trong phạm vi kinh doanh trong tỉnh Hà Tây mà hiện nay đã mở ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với các chuyến xe vận chuyển hành khách từ Hà Tây đi các tỉnh và ngược lại. Hơn nữa, Công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà xu hướng của Công ty là sẽ mở rộng thị trường kinh doanh sang một số nước trong khu vực.
Giống như hai mặt của tấm huy chương, cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây nói riêng nhiều cơ hội để phát triển, song những thách thức mà cơ chế đó tạo ra quả là không ít. Đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong ngành vận tải. Đối với sự cạnh tranh lành mạnh của các công ty như công ty cổ phần xe khách Hà Tây, các công ty vận tải trách nhiệm hữu hạn hay một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tây, thì Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để thu hút khách. Song đáng lo ngại nhất đó là sự cạnh tranh không lành mạnh của các xe dù và xe tư nhân không đảm bảo chất lượng, giảm giá do trốn thuế, không đăng ký luồng tuyến, chạy vòng vo và do không chịu sự quản lý của bất kỳ bến bãi nào mà thường xuyên bắt khách ngay trên đường… Các xe này đã xâm lấn luồng tuyến của Công ty, lại cộng thêm công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nên thời gian qua Công ty đã gặp nhiều khó khăn, bị giảm doanh thu không ít, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Để khắc phục tình trạng trên, Công ty luôn luôn chú trọng công tác đầu tư, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, thường xuyên đổi mới phương tiện, tính năng kỹ thuật cao, tiện nghi, thái độ phục vụ tốt, văn minh, lịch sự. Mặc dù, những biện pháp trên đã có những kết quả tích cực, song vấn đề này vẫn còn là một bài toán nan giải không chỉ đối với Công ty mà còn là một vấn đề bức bách đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước sớm có những giải pháp hữu hiệu, để đem lại một môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp.
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
1.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY
a.Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty
Từ một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới nhằm đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra không chỉ riêng trong lĩnh vực chính là kinh doanh vận tải hành khách mà còn cả các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải hàng hoá, dịch vụ xăng dầu, dịch vụ sửa chữa… Với điều kiện mới này, hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm các bộ phận sau:
-Hội đồng quản trị
-Ban kiểm soát
-Ban giám đốc
-Phòng kế toán – tài vụ
-Phòng tổ chức – hành chính
-Phòng kinh doanh
-Xưởng sửa chữa
-Bộ phận dịch vụ
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty:
Giám đốc
Giúp việc giám đốc:
-Các phó giám đốc
-Kế toán trưởng
Bộ phận dịch vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
Kế toán tài
vụ
Phòng
Kinh
doanh
Xưởng
sửa
chữa
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Mỗi một phòng ban được tổ chức ra đều nhằm mục đích chung là để Công ty giữ vững ổn định và không ngừng phát triển. Vì thế, trên cơ sở đó, mỗi bộ phận sẽ phối hợp, bổ xung lẫn nhau để đạt tới mục tiêu chung thông qua việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Sau đây là những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận hoạt động trong Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây:
Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của Công ty do nhà nước giao cho, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đại hội cổ đông gồm:
*Đại hội cổ đông thành lập: là đại hội đầu tiên, do sáng lập viên là cổ đông đại diện cho phần vốn nhà nước triệu tập. Nhiệm vụ của đại hội cổ đông thành lập:
-Xác định các thủ tục thành lập công ty cổ phần
-Kiểm tra tư cách các cổ đông
-Thảo luận thông qua điều lệ và phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
-Bầu hội đồng quản trị và các kiểm soát viên
-Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần
*Đại hội cổ đông thường niên: là đại hội mỗi năm họp một lần, do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập, họp vào quý I hàng năm, sau khi báo cáo tài chính đã được kiểm soát viên và cơ quan chức năng kiểm tra. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội cổ đông thường niên:
-Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị và kiểm soát viên về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
-Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
-Thông qua phương án sử dụng tài sản của công ty, phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới phương tiện và công nghệ
-Bầu cử hoặc bổ sung thành viên hội đồng quản trị và kiểm soát viên khi khuyết thành viên hoặc hết nhiệm kỳ
-Bãi miễn thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên theo đề nghị của hội đồng quản trị
-Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ bổ sung vốn, lợi nhuận chia cho các cổ đông. Xác định và quy trách nhiệm về các thiệt hại xẩy ra đối với công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
-Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, đối tượng mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, số lượng và cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu của mỗi đợt phát hành
-Quyết định chế độ phụ cấp cho các thành viên hội đồng quản trị, xem xét và xử lý sai phạm của hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty.
-Quyết định thành lập hay giải thể các chi nhánh văn phòng đại diện của công ty
-Quyết định gia hạn hoạt động hoặc giải thể công ty và các vấn đề khác
*Đại hội cổ đông bất thường: là đại hội được triệu tập theo đề nghị của một trong những trường hợp sau đây:
+Chủ tịch hội đồng quản trị
+Nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất 1/4 vốn điều lệ
+Ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng quản trị
+Kiểm soát viên trưởng hoặc 2/3 kiểm soát viên
Đại hội cổ đông bất thường xem xét và giải quyết các vấn đề bất thường trong công ty như sau:
-Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của công ty
-Giải thể chi nhánh và văn phòng đại diện
-Xem xét, xử lý các vấn đề về tài chính và hoạt động kinh doanh bất thường trong công ty, hoặc những vấn đề tranh chấp, tố tụng nghiêm trọng.
-Bãi miễn, bổ sung thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên để không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
-Xử lý các vấn đề khẩn cấp khác.
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi mặt quản trị, kinh doanh, điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 người do Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bằng hình thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát bầu cử một người làm trưởng ban kiểm soát. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban kiểm soát:
*Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phuj trách từng loại công việc.
*Mỗi kiểm soát viên, theo sự chỉ đạo phân công của trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
-Kiểm soát các hoạt động kinh doanh , kiểm tra sổ sách kế toán, tài chính, các báo cáo quyết toán tài chính của Công ty, kiến nghị khắc phục những sai phạm (nếu có)
-Tiến hành giám sát các hành vi vi phạm pháp luật hoặc điều lệ công ty của hội đồng quản trị, giám đốc điều hành trong quá trình thi hành nhiệm vụ. Có quyền tìm hiểu số liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của công ty
-Trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra quyết toán năm tài chính của công ty
-Báo cáo trước Đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra trong công ty và những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị, của giám đốc theo ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá kết luận của mình. Nếu biết sai phạm mà không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chức trách của kiểm soát viên.
-Tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến, nhưng không được tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của hội đồng quản trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước Đại hội cổ đông gần nhất.
-Trường hợp phát hiện những hành vi làm tổn thất đến kết quả kinh doanh của công ty, kiểm soát viên có quyền yêu cầu hội đồng quản trị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường.
-Định kỳ thông báo tình hình kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị
*Kiểm soát viên được hưởng thù lao do hội đồng quản trị quyết định. Chi phí hoạt động của ban kiểm soát được hạch toán vào chi phí quản lý của Công ty
*Việc kiểm tra, kiểm soát của ban kiểm soát tại Công ty cổ phần không được cản trở công việc bình thường của hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát không được tiết lộ bí mật của công ty
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch và 4 thành viên do Đại hội cổ đông bầu nhiệm hoặc miễn nhiệm. Quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị:
*Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông quyết định.
*Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông:
-Quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại hội cổ đông và tuân thủ đúng pháp luật
-Trình Đại hội cổ đông các quyết định:
+Về thành lập hoặc giải thể các chi nhánh,văn phòng đại diện
+Về kế hoạch dài hạn của công ty, huy động vốn
+Về tăng giảm vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần
-Trình Đại hội cổ đông: Các báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, kết quả sản xuất kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, phương hướng nhiệm vụ phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
-Thực hiện việc trích lập các quỹ thuộc thẩm quyền, chia cổ tức và cách thức thực hiện quỹ theo quyết định của Đại hội cổ đông
-Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, quy chế cán bộ, quy chế khoán quỹ lương và trả lương, khen thưởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và giám sát hoạt động của giám đốc điều hành, phó giám đốc và kế toán trưởng
-Trình Đại hội cổ đông xem xét, phê chuẩn những nội dung cần sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty
-Ban hành và giám sát thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, mức thu chi tài chính, nội quy công ty
-Chuẩn bị nội dung, quyết định triệu tập và tổ chức Đại hội cổ đông thường niên và bất thường của công ty.
-Quy định tiền lương, tiền thưởng cho giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị. Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành, thì mức lương và thưởng do Đại hội cổ đông quyết định.
-Quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền hội đồng quản trị theo đề nghị của giám đốc
-Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc nhân viên của công ty phù hợp với quy định của pháp luật. Quyết định khen thưởng và kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị, quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho công ty
*Phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
*Hội đồng quản trị có thể đình chỉ các quyết định của giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật, vi phạm điều lệ, nghị quyết và các quy định của hội đồng quản trị
*Chịu trách nhiệm về những sai phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, những vi phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty.
*Xem xét và uỷ quyền cho giám đốc, khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của công ty.
*Xem xét các quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh
*Định kỳ hàng quý công bố công khai tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và lợi tức cổ phiếu.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành
Chủ tịch hội đồng quản trị là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm đại diện phần vốn của Nhà nước trong công ty, là người có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của Đại hội cổ đông.
Với nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo phương án kinh doanh mà đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị trình hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trước Đại hội cổ động.
Theo cơ chế quản lý hiện nay của Công ty là chế độ một thủ trưởng, giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch; là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty. Giúp việc giám đốc có phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc.
Chức năng và nhiệm vụ của ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC283.doc