Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May thăng Long

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May thăng Long: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May thăng Long

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Xã hội càng ngày càng phát triển cùng với sự yêu cầu ngày càng cao hơn của nguồn nhân lực nói chung và cử nhân kế toán nói riêng.Để hoàn thành khóa học cũng như để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực thực hành thì sinh viên cần phải thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp.Qua đó,chúng em có cơ hội vận dụng những kiến thức và lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát ,tổng hợp,đánh giá thực tế,giải quyết những bất cập của cơ sở được thực tập. Hiểu rõ được tầm qua trọng của chương trình thực tập,em đã đăng kí thực tập ở Công ty cổ phần may Thăng Long.Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Hiếu,cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần may Thăng Long,em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với kết cấu 3 phần như sau: Phần 1;Tổng Quan Về Đặc Điểm Kinh Tế Kĩ Thuật Và Tổ Chức Bộ M áy Quản Lý Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hẹ thống kế toán của công ty. Phần 3:Một số đánh giá về tình hình hạch toán kế toán tại Công ty Cổ Phần May thăng Long. Qua đây em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn,các thầy cô giáo bộ môn kế toán Đại học kinh tế quốc dân và cán bộ phòng kế toán tài chính cùng ban lãnh đạo công ty. PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG Công ty Cổ phần may Thăng Long Trụ sở chính:Số 250 Minh Khai,Phường Minh Khai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội . Điện thoại:(84-4)8623372-8623054 Email:TGD@thaloga.vn 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần May Thăng Long. Công ty cổ phần May Thăng Long tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, được thành lập vào ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thương, trụ sở đóng tại số 15 Cao Bá Quát, Hà Nội. Ban đầu Công ty có khoảng 1.200 công nhân và 1.100 máy may công nghiệp. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112.8% chỉ tiêu. Năm 1959 kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 03 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102% kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc. Tháng 7/1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc về số 250 Minh Khai, Hà Nội, hiện là trụ sở chính của Công ty. Với địa điểm mới này, các bộ phận trước kia phân tán nay thống nhất thành một mối tạo thành dây chuyền khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói. Ngày 31/8/1965, theo quyết định của Bộ Ngoại thương tách bộ phận gia công thành một đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty Gia công may mặc xuất khẩu; còn Công ty May mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp May mặc xuất khẩu; Ban Chủ nhiệm đổi thành Ban Giám đốc. Đây là sự thay đổi về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu. Năm 1979, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp May Thăng Long. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985), Công ty chuyển hướng từ sản xuất hàng mậu dịch sang gia công hàng xuất khẩu. Với những thành tựu đã đạt được, năm 1983, Xí nghiệp May Thăng Long đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì Cuối năm 89, đầu những năm 90, Liên xô tan rã, thị trường của Công ty thu hẹp dần. Đứng trước khó khăn này lãnh đạo Công ty đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (FAAP), Nhật Bản ( JUKI). Đồng thời Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 1991, với những sự thay đổi hiệu quả trên Xí nghiệp May Thăng Long là đơn vị may mặc đầu tiên được cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh . Tháng 6/1992, thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp sang Công ty, Xí nghiệp May Thăng Long thành Công ty May Thăng Long theo Quyết định 218 TC/LĐ-CNN. Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các Công ty May mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành, năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000m2 đất tại Hải Phòng, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thu hút gần 200 lao động. Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993 Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300m2. Nhờ sự phát triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động gắn Sản xuất với Kinh doanh Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001- 2000 và tiêu chuẩn SA 8000 Thực hiện Quyết định 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần May Thăng Long, nhà nước nắm cổ phần chi phối 51%. Số vốn điều lệ 23.306.700.000 đồng được chia thành 233.067 cổ phần. Năm 2006, Công ty đã thực hiện thành công đợt bán đấu giá phần vốn nhà nước tại Công ty. Ngày 15/2/2007, Công ty đã chuyển đổi chủ sở hữu và trở thành Công ty 100% cổ phần do các cổ đông góp vốn. Vốn điều lệ của Công ty 23.306. 700.000 đồng Vốn điều lệ được chia thành 233.067 cổ phần Mệnh giá phổ thông 100.000 đồng/1CP Lao động tại Công ty 1.650 lao động 1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Thăng Long 1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của công ty: Nghành nghề kinh doanh của công ty gồm : - Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may; - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ ( trừ loại nhà nước cấm ); - Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu ( không bao gồm kinh doanh quán bar ); - Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng; - Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ), vận tải, du lịch lữ hành trong nước; -Xúc tiến thương mại -Kinh doanh lữ hành quốc tế và các dịch vụ du lịch khác ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường); - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá ; -Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Kinh doanh sắt, thép, thép không gỉ (ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, phế liệu ), kim loại màu (đồng, chì, nhôm, kẽm ); - Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu; - Sản xuất, gia công, buôn bán vật liệu điện, thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp; - Sản xuất, gia công, buôn bán thiết bị bưu chính viễn thông, tin học, máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp; - Mua bán vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ ngành xi măng, ngành than; - Buôn bán ôtô, phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế; - Khai thác, chế biến, buôn bán khoáng sản các loại ( quặng các loại ) ( trừ loại khoáng sản nhà nước cấm ); - Kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan đến xăng dầu, khí đốt; - Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu gỗ ( trừ loại nhà nước cấm ) 1.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay,lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực hàng may mặc,nhựa.Hoạt động chính là lĩnh vực may mặc với các sản phẩm cơ bản:quần áo sơ mi,áo jacket,áo khoác các loại ,quần áo trẻ em …Việc sản xuất chủ yếu là gia công may mặc theo các hợp đồng gia công.Việc sản xuất được tiến hành theo một quy trình công nghệ khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị.Hiện nay,việc sản xuất được tiến hành tại bốn xí nghiệp: -Có 7 xí nghiệp may trong đó 6 xí nghiệp:xí nghiệp 1,xí nghiệp 2,xí nghiệp 3…xí nghiệp 6 đóng tại Hà Nội,xí nghiệp may Hà Nam tại tỉnh Hà Nam.Một xí nghiệp phụ trợ bao gồm phân xưởng thêu và phân xưởng mài,đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước,sửa chữa máy móc thiết bị cho toàn công ty. -Một cửa hàng thời trang chuyên nghiên cứu mẫu thời trang và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ,số lượng khoảng 1000 sản phẩm. * Đặc điểm về sản phẩm, hàng hoá và thị trường đầu vào đầu ra của Công ty Sản phẩm chủ lực của Công ty là áo Sơ mi Nam và áo Jắc két, bên cạnh đó Công ty cũng mở rộng sản xuất các sản phẩm và các Xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng như XN1 và XN2 chuyên sản xuất áo sơ mi nam nữ, XN3 sản xuất áo Jắc Két, XN4 và XN5 sản xuất quần Bò và quần Jin, XN6 sản xuất hàng dệt kim. Riêng Xí nghiệp May Nam Hải tại Nam Định đã tách ra hoạt động độc lập không phụ thuộc từ tháng 09 năm 2008 Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng theo đơn đặt hàng, vì vậy số lượng lớn và sản xuất hàng loạt sau đó suất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…Bên cạnh đó Công ty vẫn chú trọng thị trường trong nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhờ hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại 250 Minh Khai, 39 Ngô Quyền và các đại lý của Công ty trên khắp cả nước. T×nh h×nh s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm chñ yÕu cña c«ng ty S¶n phÈm S¶n lîng (chiÕc) Doanh thu (triÖu §ång) So s¸nh s¶n lîng So s¸nh doanh thu DÖt kim 2326000 2750000 39542 45866 424000 18,23 6324 15,99 Jacket 589000 692000 38285 46301 103000 17,49 8016 20,94 S¬ mi 878000 1003000 26340 30540 125000 14,24 4200 15,95 QuÇn 2517000 3020000 72993 84651 503000 19,98 11658 15,97 QuÇn ¸o kh¸c 403000 467000 17138 19614 64000 15,88 2476 14,45 1.2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ may mặc tại công ty. Các xí nghiệp được tổ chức theo một dây chuyền khép kín gồm:1 tổ cắt,4 dây chuyền may,1 tổ là.Nguyên vật liệu là vải,sau khi đưa vào sản xuất sẽ được tổ cắt cắt theo mẫu,sau đó chuyển cho tổ may thực hiện may.nếu sản phẩm nào cần thêu thì trước khi đưa vào tổ máy phải đưa qua giai đoạn thêu.Mỗi công nhân thực hiện một bộ phận nào đó cấu thành sản phẩm:may cổ,may thân,may tay…rồi sau đó mới ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển sang tổ là.nếu sản phẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là chuyển sang phân xưởng tẩy mài. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm như chất lượng,quy cách,kích cỡ… trước khi đóng gói sản phẩm. 1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ tháng 1/2004,công ty may thăng long đã chính thức được cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước.Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm; +Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ):là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty,quyết định đến các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty.Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết.nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCD đồng ý.các vấn đề về ĐHĐCĐ được quy định tại Luật doanh nghiệp và chi tiết theo điều lệ của công ty.ĐHDCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty. +Hội đồng quản trị(HĐQT):là cơ quan quản lý cuả công ty,đứng đầu là chủ tịch HĐQT.Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc.HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. +Ban kiểm soát :là cơ quan giám sát hoạt động của HĐQT,đứng đầu là trưởng ban kiểm soát. +Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm.tổng giám đóc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có bốn Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc,gồm có bốn phó tổng giám đốc sau: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kỹ thuật chất lượng, kỹ thuật sản xuất và thiết kế tạo mẫu cho Công ty Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng Giám đốc về việc chỉ đạo sản xuất trong các Xí nghiệp trực thuộc Công ty Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính: Tham mưu về lĩnh vực Tài chính cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, thực hiện chế độ Tài chính theo đúng tôn chỉ của Bộ Tài Chính. Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội chính: Giúp Tổng Giám đốc điều hành kiểm soát các hoạt động liên quan đến các cơ quan hữu quan và chế độ chính sách cho người lao động, định biên lao động tại Công ty. 1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Sau 55 năm xây dựng và phát triển việc mở rộng thị trường Công ty luôn chú trọng, nhờ nó mà đến nay Công ty đã có quan hệ với khách hàng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới. Đồng thời thị trường trong nước cũng được khai thác, tuy nhiên do biến động của nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Cty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá, vì vậy duy trì các bạn hàng truyền thống và đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là điều mà Đội ngũ lãnh đạo của Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các khách hàng này, đẩy mạnh xuất khẩu hàng ra các nước này và tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 2007 - 2008 ta có thể thấy qua Bảng chỉ tiêu Tài chính sau: Vốn điều lệ : 23.306.700.000 đồng CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008 (BIỂU SỐ 1) (Đơn vị: VNĐ) STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng tài sản: 128.096.933.850 130.777.436.278 2 - Tài sản ngắn hạn 54.634.954.423 65.270.075.934 - Tài sản dài hạn 73.461.979.427 65.507.360.344 3 Nợ phải trả: 111.821.738.249 108.553.173.332 - Nợ ngắn hạn 73.711.169.618 81.628.488.572 - Nợ dài hạn 38.110.568.631 26.924.684.760 4 Tổng doanh thu 96.204.510.194 104.613.148.318 5 Lợi nhuận trước thuế 1.981.518.267 2.789.352.153 6 Nộp ngân sách nhà nước 554.825.115 781.018.603 7 Thu nhập bình quân/người/tháng 1.500.000 1.700.000 PHẦN 2:TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Nhiệm vụ của kế toán là tổ chức hưỡng dãn thực hiện và kiểm tra việc thu thập xử lý các thông tin,số liệu kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ hiện hành;kiểm tra giám sát các khoản thu chi,các nghiệp vụ tổng hợp và lập báo cáo tài chính. Bộ máy kế toán:Phòng kế toán tài chính có 10 người trong biên chế,được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: -Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán,thống kê tài chính của doanh nghiệp.Đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu ghi vào sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính.Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính của công ty.Tiếp đó là 2 phó phòng kế toán,thủ quỹ và 8 nhân viên. -Kế toán vốn bằng tiền:sau khi kiểm tra tính hợp pháp ,hợp lệ của các chứng từ gốc ,kế toán vốn bằng tiền lập các phiếu thu chi(đối với tiền mặt)hay SEC,UNC…(với tiền gửi ngân hàng).HÀng tháng lập bảng kê tổng hợp Sec và sổ chi tiết,đối chiếu sổ sách thủ quỹ với sổ phụ ngân hàng,lập ké hoạch tiền mặt gửi lên cho … -Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:Hạch toán chi tiết NVL&CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song,theo dõi sát sao tình hình biến động từng loại vật tư,cuối tháng lập bảng kê nhập-xuất –tồn chuyển cho bộ phận kế toán tính giá thành.Khi có yêu cầu,bộ phận kế toán nghuyên vật liệu sẽ cùng các bộ phận chức năng khác kiểm kê lại vật tư,tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết khi thiếu hụt. -Kế toán tài sản cố định(TSCĐ)và nguồn vốn:Phân loại TSCĐ hiện có của công ty,theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định,theo dõi các quỹ và các nguồn vốn của công ty. -Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:có nhiệm vụ hạch toán laao động,kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.tính và lập các bảng thanh toán lương,bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phận. -Kế toán công nợ:theo dõi các khoản công nợ(phải thu-phải trả)tong công ty và giữa công ty với khách hàng ,ngân hàng,Nhà nước… -Kế toán tiêu thụ thành phẩm:theo dõi tình hình nhập xuất kho cảu thành phẩm và các chi phí khác có liên quan đến việc tiêu thụ. -Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:hàng tháng nhận được báo cáo của các xí nghiệp gửi lên,tổng hợp phần bán thành phẩm vào “báo cáo tổng hợp chế biến”,nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính giá thánh bán sản phẩm theo phương pháp hệ số. -Thủ quỹ:chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty.hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ,ghi sổ phần thu chi,cuối tháng đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. +Tại xí nghiệp thành viên:chỉ có các nhân vien thống kê tại đó để thực hiện việc hạch toán ban đầu,có nhiệm vụ theo dõi nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi giao thành phẩm. 2.2.Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty. 2.2.1.Các chính sách kế toán tại công ty. Chế độ kế toán áp dụng là Quyết định 15/2006/ QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006. Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng công ty áp dụng là phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp tính giá nhập kho,xuất kho doanh nghiệp áp dụng là phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp bình quân cả kì dự trữ. 2.2.2.Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty. Công ty cổ phần may Thăng long áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006. Tuy nhiên công ty còn sử dụng một số chứng từ … 2.2.3.Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty. Hệ thống tài khoản công ty áp dụng hầu như toàn bộ hệ thống kế toán ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC/2006 ban hành ngày 20/3/2006 và đã cập nhật Thông tư số Một số tài khoản công ty mở thêm hệ thống tài khoản cấp 3 để tiện cho việc quản lý.Ví dụ TSCĐ được mở ra các tài khoản nhỏ như TK 21111:NHà cửa phân xưởng 1 TK 21112:Nhà cửa phân xưởng 2…. Có một số tài khoản không được sử dụng như TK 531,TK532 .. do công ty chưa có chính sách giảm giá khi hàng có lỗi hỏng,chưa cho phép trả lại hàng,chiết khấu…TK 159.TK 352..cũng không được sử dụng do công ty không giám sát,lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng phải thu khó đòi… 2.2.4.Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại đơn vị. Công ty cổ phần may Thăng Long áp dụng hình thức kê toán Nhật kí chứng từ. 2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại đơn vị. Công ty cổ phần may Thăng Long cuối tháng,quý,năm lập Báo cáo tài chính nộp cho cấp trên,nhà quản trị,bên thứ ba quan tâm…Báo cáo tài chính bao gồm: Bang cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh,.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính ... Hệ thống kế toán tại đơn vị chưa lập và nộp Báo cáo quản trị.Đây là một tồn tại chưa được khắc phục của công ty.Nó anh hưởng đến hiệu quả quản lý,lợi nhuận toàn doanh nghiệp. 2.3.Tổ chức kế toán của phần hành kế toán chủ yếu tại công ty. 2.3.1.Tổ chức hạch toán Tài sản cố định. *Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ *Ghi sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đuợc kiểm tra.Đây là căn cứ ghi sổ xác định tài khoản ghi Nợ,ghi Có...Theo quy trình tổng hợp phần mềm kế toán ,các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ,Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ,cộng sổ và lấy thông tin để lập báo cáo tài chính.Có sự đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết. 2.3.2.Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đuợc kiểm tra.Đây là căn cứ ghi sổ xác định tài khoản ghi Nợ,ghi Có...Theo quy trình tổng hợp phần mềm kế toán ,các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ,Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ,cộng sổ và lấy thông tin để lập báo cáo tài chính.Có sự đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết. PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 3.1.Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được xây dựng ztrên mô hình tập trung là phù hợp với đặc điểm quy mô sản xuất của công ty.Các phòng ban phân xưởng phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán đảm bảo công tác kế toán,quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng,đều đặn. Cán bộ kế toán đáp ứng được yêu cầu công việc,có trình độ chuyên môn cao,thích ứng cường độ làm việc của công ty.Việc phân công lao động ở phòng kế toán rõ ràng có tính chuyên trách cao,đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm,nguyên tắc bất kiêm nhiệm..Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các hạch toán thống kê làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu. 3.2.Đánh giá công tác tổ chức kế toán. 3.2.1.Ưu điểm Về hệ thống sổ kế toán,tài khoản kế toán:công ty thực hiện đúng theo biểu mẫu ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC/2006 ban hành ngày 20/3/2006.Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán phù hợp,đảm bảo sự giám sát đối chiếu hiệu quả. Về tổ chức hệ thống kế toán.số lượng sổ sách hiện có là tương ứng với số lượng tài khoản kế toán.kết cấu và nội dung ghi chép trên các LoẠI sổ công ty là tương đối phù hợp với đặc điểm và năng lực trình độ kế toán của công ty.Tổ chức sổ của công ty cho thấy tính khoa học và tiết kiệm cao tiện lợi cho công tác kiểm tra.Tại công ty chứng từ được luân chuyển hợp lý,thường xuyên,khoa học,đáp ứng đúng chế độ quy định,đảm bảo sự chặt chẽ và tính pháp lý cao trong quá trình luân chuyển. Các loại sổ sách kế toán của công ty nhìn chung là trung thực và đầy đủ thông tin,việc thực hiện theo chế độ hiện hành luôn được các cán bộ kế toán công ty tuân thủ. Nhìn chung tại công ty cổ phần may thăng long công tác kế toán được thực hiện khá hoàn chỉnh.Tuy nhiên,bên cạnh những tồn tại cần khắc phục sau đây. 3.2.2. Nhược điểm Bên cạnh những mặt tích cực trên thì công tác tổ chức bộ máy kế toán Công ty còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục như sau: Thứ nhất,hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị chưa có Báo cáo quản trị. Các nhà quản lý trong tất cả các tổ chức đều dựa vào thông tin kế toán quản trị để ra quyết định, lập kế hoạch, và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Báo cáo quản trị  giúp nhà quản lý thu thập, phân tích, và cung cấp thông tin kế toán để hổ trợ cho quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, bao gồm việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát, và ra quyết định.Như vậy,để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn,thì công tác kế toán nên lập thêm báo cáo quản trị bên cạnh báo cáo tài chính.Điều này chưa thể hiện tính nhạy bén của công tác ké toán ở công ty. Thứ 2,Công ty cổ phần may Thăng long chưa khai thác triệt để các phương thức thúc đẩy bán hàng,tăng doanh thu như chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng nhiều,giảm giá hàng bán bị trả lại,chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng không đủ đúng chất lượng để tạo niềm tin cho khách hàng…Đây là các phương thức hiệu quả để thu hút khách hàng,tăng lợi nhuận.T Thứ 3,Công ty chưa quán triệt nguyên tắc thận trọng khi không lập dự phòng phải thu,dự phòng giảm giá hàng tồn kho,giám sát và lựa chọn nhà cung cấp lỏng lẻo(khách hàng thường là quen biết từ lâu,công ty có thể bỏ sót những đơn hàng hấp dẫn hơn) Thứ 4,về kế toán tài sản cố định.Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính.Phương phấp này đơn giản,dễ tính nhưng TSCĐ của công ty có giá trị lớn, số khấu hao lớn,dây chuyền dễ bị lạc hậu,do đó công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để giải quyết một phần vốn đầu tư cho tài sản mới(nhưng phương pháp này cũng đòi hỏi công ty phải kết hợp đẩy mạnh tiêu thụ,mở rộng thị trường …để lợi nhuận cao). Thứ 5,về vấn đề thanh toán ,công ty chưa áp dụng phổ biến những phương thức thanh toán để khách hàng thanh toán ngay,giảm được hiện tượng bị chiếm dụng vốn,giúp công ty đáp ứng khả năng thah toán nhanh.Các biện pháp đó là chiết khấu thanh toán,thanh toán qua thẻ… KẾT LUẬN Trong quá trình khảo sát các vấn đề kế toán tại công ty cổ phần may Thăng long,em đã nhận thấy những thành công và tiềm năng của công ty.Để có thành công như thế có phần đóng góp rất lớn từ công tác kế toán.Bên cạnh ưu điểm là tổ chức bộ máy và công tác kế toán đã đáp ứng được hiệu quả yêu cầu thông tin quản lý thì còn tồn tại những tồn tại như thiếu sót báo cáo quản trị. Hy vọng trong tương lai không xxa,với những đóng góp của bộ máy kế toán ,Công ty cổ phần may Thăng long sẽ ngày càng lớn mạnh,khẳng định vị thế đầu tàu của công ty trong ngành dệt may nước nhà. Như vậy,qua giai đoạn đầu thực tập ở Công ty cổ phần may thăng long,em đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn đầu thực tập.Qua đây em muốn gửi lời chân thành cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ phòng kế toán tài chínhđã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình trong giai đoạn đầu thực tập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kế toán tài chính.ĐH Kinh tế quốc dân.Năm 2009. 2.Hướng dẫn lập chứng từ kế toán,hướng dẫn ghi sổ kế toán,NXB tài chính,năm 2006. 3.Phòng kế toán,tài chính Công ty Cổ phần May Thăng Long. 4.Website công ty Cổ phần May Thăng Long. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26568.doc
Tài liệu liên quan