Chương I Sự xuất hiện ngành may
Từ thời nguyên thuỷ, trang phục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cuộc sống loài người. Qua những phát hiện của khảo cổ học cho thấy thời đại đồ đá con người đã biết tạo và sử dụng trang phục. Nguyên nhân xuất hiện trang phục là do nhu cầu cần thiết bảo vệ cơ thể con người trước những tác động có hại của thiên nhiên khắc nghiệt như khí hậu, môi trường…
Trang phục thời nguyên thuỷ chưa có một hình dáng cụ thể. Nguyên liệu chủ yếu chỉ là da thú, vỏ cây, lá cây…
Theo s
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át cùng quá trình phát triển của con người, trang phục cũng được cải tạo, sáng chế. Từ những vật liệu chủ yếu trong thiên nhiên con người đã biết kết nối, đan bện chúng lại thành những tấm lớn quấn quanh cơ thể. Con người đã biết kết sợi, đan thành áo và guồng sợi ra đời. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, con người đã phát minh ra máy dệt. Nghề dệt càng phát triển thì con người càng biết cách sáng tạo ra nhiều kiểu trang phục lạ, đẹp mắt…Đó chính là những cải biến lớn về kiểu dáng, màu sắc…Nghành may bắt đầu xuất hiện.
Từng thời kỳ phát triển của xã hội khác nhau trang phục cũng phát triển theo xu hướng khác nhau. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, đẳng cấp xã hội, lứa tuổi cũng đã có những chọn lựa trang phục riêng biệt.
Văn hoá, kỹ thuật ngày càng phát triển, sự thay thế chế độ cũ bằng chế độ mới cũng làm trang phục thay đổi theo. Con nguời của chế độ cũ chỉ được mặc trang phục theo quy định đẳng cấp thì ngày nay sự tự do hoá và đa dạng hóa về trang phục đã nói lên sự phát triển về mặt trình độ và nhận thức tiến bộ của con người. Ngành may mặc vì thế cũng lớn mạnh theo.
Xã hội ngày càng phát triển, trang phục đã trở thành đối tượng của mỹ thuật. Quần áo không những là để bảo vệ cơ thể mà còn làm tăng vẻ đẹp của con người. Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người, ngành may mặc cũng thay đổi để thích nghi theo. Từ những xưởng may nhỏ, thô sơ, công nghiệp lạc hậu ngành may đã lớn mạnh thành những xưởng may lớn với hàng ngàn công nhân, thiết bị hiện đại…Nhiều phương pháp khoa học đã được thiết lập mang tính khoa học cao, tính chuyên môn hoá đem lại năng suất chất lượng ngày một tăng. ở một số nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật… ngành may đã trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chính trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với Việt Nam, ngành may mặc là một ngành còn rất non trẻ.
Từ thời phong kiến, ngành may mặc phát triển cầm chừng, trang phục đẹp chủ yếu phục vụ cho tầng lớp vua, quan, địa chủ, nhà giàu. Vải trên thị trường chủ yếu là lụa và satanh đen sần sùi, dệt bằng tay. Trải qua các thời điểm lịch sử, trang phục người Việt biến đổi lúc nhanh lúc chậm với những nét độc đáo riêng mang đậm phong cách dân tộc. Song nhìn chung sự biến đổi trang phục Việt Nam cũng theo dòng phát triển trang phục thế giới.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, ngành may đã có những bước phát triển theo sau ngành dệt. Máy may bắt đầu xuất hiện nhưng số lượng nhỏ và riêng lẻ, mang tính chất cá nhân. Người may đo là chủ yếu.
Từ năm 1945 đến 1954, ngành may mặc bắt đầu được chú ý nhưng gặp nhiều khó khăn do tính xã hội.
Từ năm 1954 đến 1975, Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, ngành may mặc được đầu tư phát triển thành những hợp tác xã và đã ra đời những xí nghiệp may. Miền Nam Việt Nam ngành may mặc phát triển mạnh và Âu hóa nhưng vẫn còn mang tính chất cá nhân và những nhóm người may trang phục theo xu hướng.
Sau 1975 đến 1986, do ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế thị trường và cơ chế quản lý cũ kỷ cộng với trang thiết bị nghèo nàn và lạc hậu nên thời kỳ đầu ngành công nghiệp may Việt Nam phát triển chậm. Trải qua những bước thăng trầm, ngành công nghiệp may Việt Nam đã có những bước phát triển cả vể bề rộng lẫn chiều sâu.
Từ 1986 đến nay, với những chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp may đã tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng…nhằm đưa ngành công nghiệp may mặc Việt Nam phát triển tiến kịp các nước phát triển trên thế giới cũng như khu vực.
Những năm của thập kỷ 90, ngành may mặc của ta đã thu được những kết quả đáng mừng chuyển hướng kịp thời với nền kinh tế thị trường, không những duy trì được sản xuất mà còn phát triển với nhịp độ cao. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều với công tác đầu tư đổi mới thiết bị đáp ứng nhu cầu hàng may sẳn có chất lượng cao, phong phú về kiểu dáng, mẩu mốt để phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến nay, hơn 95% thiết bị cuả ngành may đã được đổi mới. Các cơ sở may xuất khẩu nhìn chung đều sử dụng thiết bị của Nhật, Đức… đã có một số dây chuyền đồng bộ để may sơ mi ở các công ty như: May 10, May Thăng Long, May Việt Tiến… Dây chuyền may quần âu như: May Nhà Bè, may Hai, May Việt Thắng…
Bước sang thế kỷ 21, ngành dệt may Việt Nam có những chuyển mình rõ rệt hơn, nhiều cơ hội lớn đang đến và nhiều thách thức không nhỏ.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2004:
Xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan 3 tháng đầu năm tăng khá: Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan trong tháng 3/2004 ước đạt gần 17,5 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ 2003.
Nga: Xuất khẩu sang thị trường Nga 3 tháng đầu năm tăng khá, tăng 14,24%. Xuất khẩu áo thun và áo thể thao tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo Jackét, áo khoác và áo sơ mi lại giảm.
Cộng hoà Séc: Do sắp gia nhập EU vào ngày 1/5 nên xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Cộng hoà Séc đã tăng rất mạnh, tăng tới 88,9% so với cùng kỳ năm 2003, đạt trên 8,7 triệu USD. Trong đó, tăng mạnh là các mặt hàng áo thun, quần, quần áo sợi acrylic, áo Jackét … trong khi đó, xuất khẩu áo sơ mi lại giảm. Dự báo, sau 1/5 xuất khẩu hàng dệt may sang Cộng hoà Séc và 9 nước khác mới gia nhập EU sẻ giảm mạnh.
Australia: Xuất khẩu hàng dệt may 3 tháng đầu năm sang Australia giảm mạnh( giảm 35,22% ) mặc dù kinh tế nước này phục hồi mạnh và đồng Đôla Australia tăng giá.
Ba Lan: Xuất khẩu hàng dệt may sang Ba Lan tăng khá, tăng 18,71%. Trong đó, xuất khẩu quần soóc, quần lửng và găng tay tăng mạnh, trong khi xuất khẩu áo thun và áo sơ mi lại giảm….
Theo đà phát triển của ngành dệt may trong nước, đã có rất nhiều Công ty may thành công trong quá trình gia công hàng xuất khẩu, trong số đó phải kể đến Công ty cổ phần may Hồ Gươm. Công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Chương II.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm
A.khái quát về Công ty cổ phần may Hồ Gươm
I. Quá trình hình thành Công ty cổ phần may Hồ Gươm:
Tháng 8 năm 1993 Xí nghiệp Sản xuất và dịch vụ May thuộc Liên hiệp Sản xuất nhập khẩu may – Bộ Công Nghiệp thành lập Xưởng May 2 tại địa điểm 201- Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nôi. Với 1.020 m2 nhà xưởng trên diện tích đất 524 m2, 127 thiết bị công nghệ và hơn 200 công nhân viên làm việc theo chế độ hai ca. Nhiệm vụ chính là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. Đó chính là đơn vị tiền thân của Công ty cổ phần May Hồ Gươm.
Sau khi Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam thành lập, ngày 25 tháng 11 năm 1995 Xưởng may 2 được Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam quyết định trở thành Xí nghiệp May thời trang Trương Định- đơn vị thành viên của Công ty Dịch Vụ Thương Mại số 1 trực thuộc Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam với chức năng sản xuất hàng may mặc thời trang phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngày O2 tháng 03 năm 1998, Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam quyết định chuyển Xí nghiệp May thời trang Trương Định thành Công Ty May Hồ Gươm- Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP và 44/CP về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho phương án cổ phần hoá của Công ty May Hồ Gươm, ngày 16 tháng 11 năm 1999 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 73/1999/QĐ_BCN chuyển Công ty May Hồ Gươm thành Công ty cổ phần May Hồ Gươm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Đại hội cổ đông thành lập đã được tổ chức thành công vào ngày 03 tháng 01 năm 2000 với 517 cổ đông tức 100% số cán bộ công nhân viên của công ty. Đơn vị đã trở thành một trong những Công ty thực hiện cổ phần hoá và cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp đầu tiên của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
II. Quá trình xây dựng, mở rộng và phát triển Công ty cổ phần May Hồ Gươm:
Tháng 8 năm 1993 với 1.020 m2 nhà xưởng trên diện tích đất 524 m2, 127 thiết bị công nghệ và hơn hai trăm công nhân viên làm việc theo chế độ 2 ca nhiệm vụ chính là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trong hai năm 1996, 1997 doanh thu của Công ty May Hồ Gươm tiếp tục tăng năm sau cao hơn hai lần năm trước.
Đến năm 1999 Công ty đã cải tạo nhà xưởng từ 2 tầng thành 2 nhà 5 tầng, 1 nhà đơn nguyên 3 tầng với tổng diện tích sử dụng là 2.910m2, có trang bị thang máy, có nhà ăn tập thể, văn phòng làm việc.
Năm 1998 đến nay Công ty May Hồ Gươm đã áp dụng hệ thống quản lý ISO 9002. Năm 1999, Công ty May Hồ Gươm đã đạt danh hiệu “ Đơn vị thi đua xuất sắc ” của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam và Bằng khen của Bộ Công Nghiệp.
Thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc ngành Dệt may đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty đã thông qua chương trình đầu tư phát triển về các tỉnh ngoài Hà Nội.
Ngày 15 tháng 08 năm 2001 Công ty Cổ phần May Hồ Gươm tổ chức khánh thành cơ sở May 2 của mình tại Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và nhận chứng chỉ ISO 9002 của hai tổ chức UKAS (Vương quốc Anh) và RAB (Liên bang Hoa Kỳ) đồng công nhận.
Trên diện tích 3 ha do UBND Tỉnh Hưng Yên cấp cho thuê này đang hoạt động 2 xí nghiệp may và 1 xí nghiệp dệt len, sử dụng 1800 lao động sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường Mỹ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Tiếp đến Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã lập dự án đầu tư và đã tiến hành thực hiện xây dựng tại địa bàn xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng cơ sở 3 với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng xây dựng 3 xí nghiệp may công suất 4,5 triệu sản phẩm trên một năm, một xí nghiệp bao bì phụ liệu may và một xí nghiệp giặt trên diện tích 5 ha. Nhà số 1(Xí nghiệp may 5) đi vào hoạt động đã thu hút 600 lao động tại địa phương và nhà số 2 được đưa vào hoạt động trong quý IV năm 2003.
Trong 10 năm phấn đấu (từ 1993- 2003) Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã xây dựng, mở rộng và phát triển với những thành quả sau:
Xí nghiệp thành viên đã hoạt động: 05 xí nghiệp
Đơn vị trực thuộc: 04 xí nghiệp
Đơn vị liên doanh: 01 xí nghiệp liên doanh (tại Hưng Yên).
Tổng số cán bộ công nhân viên: 2.400 (không kể liên doanh)
Trong đó:
- Cán bộ quản lý nhân, nhân viên nghiệp vụ: 86 người.
- Cán bộ trực tiếp sản xuất: 2314 người.
Tổng diện tích nhà xưởng: 23.500 m2.
Công ty sản xuất những sản phẩm: áo Jackét, quần âu nam, Jean, quần áo trẻ em, váy, áo dài, quần áo dệt kim, mũ vải, túi đựng…
Thị trường: Châu âu, Châu á, Bắc Phi, Trung Mỹ, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Các hãng nổi tiếng đã ký hợp đồng cùng Công ty cổ phần may Hồ Gươm: JC Penny, Wandisney, Lee, Taget, SK, C&A, Catimini, Boss, Niche…
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm:
Doanh thu tăng: 58,32%
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 80,43%
Nộp ngân sách nhà nước tăng: 20,99%.
Cụ thể:
Doanh thu
Năm 1999/1998: 260,51% tăng 160,51%
Năm 2000/1999: 102,76% tăng 2,76%
Năm 2001/2000: 123,87% tăng 23,87%
Năm 2002/2001: 189,48% tăng 89,48%
Năm 2003/2002: 200,00% tăng 100,00%
Nộp ngân sách :
Năm 1999/1998: 125% tăng 25%
Năm 2000/1999: 110% tăng 10%
Năm 2001/2000: 557% tăng 457%
Năm 2002/2001: 307,69% tăng 207,69%.
Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách:
- Năm 1998 một đồng vốn NS công ty tạo ra 2,44 đồng DT
Năm 1999 một đồng vốn NS công ty tạo ra 13,10 đồng DT tăng 436,89%
Từ năm 2000 công ty chuyển sang hoạt động là Công ty cổ phần.
Lao động và tiền lương:
- Năm 2001 lao động bình quân 900 người thu nhập bình quân 805.000 đ/ng/ th.
Năm 2002 lao động toàn công ty là: 1270 người tăng 122,22%, thu nhập bình quân tăng 5,00%.
Năm 2003 công ty dự kiến mức thu nhập bình quân lên 900,00 đ/ng/th.
Những danh hiệu và phần thưởng Công ty đã đạt được:
Liên tục từ năm 1997 đến nay cơ sở Đảng Công ty được công nhận là Chi bộ Đảng, Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Liên tục từ năm 1999 đến nay Công ty đã đạt danh hiệu, nhận cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam. Được nhận bằng khen của Bộ Công nghiệp.
Bằng khen của Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về thành tích xuất khẩu, đặc biệt là một đơn vị xuất khẩu hàng may mặc đầu tiên vào Mỹ từ năm 2000 với phần thưởng 140 triệu đồng.
Liên tục từ năm 1998 đến nay Công Đoàn công ty được nhận bằng khen “Công Đoàn có thành tích xuất sắc” trong phong trào công nhân viên chức và hoạt động Công Đoàn của Ban chấp hành Công Đoàn Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
III. Cơ cấu và chức năng của từng bộ phận trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm:
Công ty cổ phần May Hồ Gươm là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt- May Việt Nam và được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình.
Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả nhất Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ trên xuống dưới. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc thống nhất thông suốt từ trên xuống.
Cơ cấu:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Kế toán trưởng
Phòng KH- XNK
Phòng kỹ thuật
Phòng KTTV
Phòng kinh doanh
Văn phòng
Phó tổng giám đốc
Xí nghiệp may I
Các phân xưởng may là, cắt, hoàn thiện, tổ nghiệp vụ
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 3
Các phân xưởng may là, cắt, hoàn thiện, tổ nghiệp vụ
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Các phân xưởng may là, cắt, hoàn thiện, tổ nghiệp vụ
Xí nghiệp liên doanh
Xí nghiệp mau 5
Các phân xưởng may là, cắt, hoàn thiện, tổ nghiệp vụ
2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị( Tổng giám đốc ): là người chịu trách nhiệm chung cho mọi công việc của Hội đồng quản trị, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị.Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn( kể cả nợ), ký các nghị quyết, quyết định và văn bản hoặc thông qua các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị để thực hiện trong công ty.
Phó tổng giám đốc: Là người hổ trợ cho Tổng giám đốc, có quyền quyết định công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty khi Tổng giám đốc đi vắng uỷ quyền lại. Chiụ trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Phòng Kế hoạch_Xuất nhập khẩu: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu: cân đối hạn ngạch, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng, với Hải quan và các Cơ quan hủư quan khác về nguyên phụ liệu. Chỉ đạo việc xuất nhập khẩu hàng hoá, chế độ bảo quản kho hàng, cấp phát nguyên phụ liệu, các loại vật tư cho sản xuất theo quy định của ISO 9002. Xác định chiến lược thị trường và nghiên cứu mở rộng thị trường hàng năm để tham mưu cho Tổng giám đốc. Là đầu mối giao dịch tiếp xúc, nhận và cung cấp thông tin cho khách hàng. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, lập các thủ tục khiếu nại khi có các sự không phù hợp xảy ra. Lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động mua hàng trong thị trường nội địa để đảm bảo chất lượng, nguyên phụ liệu theo đúng yêu cầu. Xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án kế hoạch đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Phòng kinh doanh: thông tin về nhu cầu khách hàng để cải tiến về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu phù hợp với thị hiếu và điều kiện của từng đối tượng, khách hàng. Nằm bắt tình hình biến động thị trường, theo từng thời kỳ. Báo cáo về doanh thu hàng tháng. Nắm bắt tốc độ và khả năng tiêu thụ của từng mã hàng, lượng hàng dự trử và tồn kho. Thông tin về nguyên phụ liệu, khả năng đáp ứng của từng nhà thầu phụ theo định hướng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Tiếp thu các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ từ khách hàng, chỉ đạo công tác triển khai kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất cho các phân xưởng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu. Chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, công tác cơ điện, nghiên cứu và chỉ đạo áp dụng các công nghệ mới, tham mưu cho Tổng giám đốc các chương trình đầu tư trên cơ sở nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới. Làm việc cùng khách hàng khi xảy ra sự không phù hợp, chỉ đạo các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý sản phẩm không phù hợp.
Cung cấp hồ sơ kỹ thuật của mã hàng mới cho các bộ phận sản xuất chính trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, là tài liệu để hướng dẫn quá trình kỹ thuật thực hiện và đối chiếu để đánh giá chất lượng sản phẩm của từng công đoạn và của sản phẩm cuối cùng.
Phòng Tài chính kế toán: Là nơi lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, thu nhập, phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, quản lý, lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của công ty. Hệ thống thu thập thông tin được thực hiện qua máy tính, các báo cáo theo một mẩu thống nhất. Các báo cáo định kỳ: hàng ngày, tháng, quý, sáu tháng, năm được báo cáo theo từng đều được cập nhật hàng ngày.
Văn phòng công ty: giao dịch với các cơ quan có liên quan, các cơ quan cấp trên và trên cấp trên. Tiến hành việc tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và tổ chức việc đào tạo theo kế hoạch được Tổng giám đốc duyệt. Xác định yêu cầu, trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên. Trên cơ sở đó quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ. Thực hiện các biện pháp để khuyến khích cán bộ, nhân viên, đặc biệt khi hoàn thành nhiệm vụ về chất lượng.
Phòng thị trường: Là nơi chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến sự thay đổi của thị trường, nhu cầu, giá cả, mức sống. Phòng thị trường phải trực tiếp nắm bắt vấn đề của những khách hàng trọng điểm, của thị trường trong và ngoài nước, có văn bản báo cáo lên Tổng giám đốc.
Nhà xưởng: ở bất kỳ một xưởng may nào của Công ty cổ phần May Hồ Gươm cũng gồm phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành và nhà kho. Chức năng của mỗi phân xưởng đều gắn liền với từng công đoạn hoàn thành sản phẩm may.
b. Vai trò tổ chức trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm
Lãnh đạo tổ chức: Lãnh đạo công ty có vai trò quan trọng trong việc xây dựng:
Chính sách khách hàng: giữ vững những bạn hàng truyền thống, phát triển quan hệ khách hàng sâu rộng.
Chính sách đầu tư: chắc chắn và hiệu quả cho sản xuất và kinh doanh.
Chính sách chất lượng: thiết lập hệ thống quản lý và công bố Chính sách Chất lượng.
Xác định phương hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty.
Xem xét định kỳ hệ thống chất lượng, cải tiến liên tục các hoạt động của Công ty để đãm bảo có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.
Sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao:
Trước những khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường, lãnh đạo Công ty cổ phần may Hồ Gươm nhận thức rõ: khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Từ đó xác định mục tiêu chiến lược là hướng tới thoả mãn và tạo lòng tin cho khách hàng ở mức tốt nhất. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua Chính sách Chất lượng và mục tiêu hoạt động của Công ty.
Chính sách chất lượng của Công ty cổ phần May Hồ Gươm là: Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ đúng yêu cầu của khách hàng.
Công ty đảm bảo:
Quyền lợi của khách hàng là quyền lợi của Công ty
Duy trì và nâng cao hệ thống chất lượng theo ISO 9002 một cách có hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia cuả mọi người.
Chính sách chất lượng trên được Tổng giám đốc Công ty chính thức công bố bằng việc ban hành cuốn sổ tay Chất lượng của Công ty.
Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002:
Các hướng chiến lược của Công ty cổ phần May Hồ Gươm :
Đảm bảo không ngừng cải tiến chất lượng.
Giảm tối đa chi phí, loại bỏ khuyết tật.
Phân phối sản phẩm một cách kịp thời với mức kiểm soát cao.
Mục tiêu của Công ty cổ phần May Hồ Gươm:
Đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích của: Công ty, nhân viên, các bên cung cấp và xã hội.
Lãnh đạo Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã tiến hành:
Thực hiện cơ cấu tổ chức ủy quyền từng bước một cách hợp lý. Trách nhiệm quyền hạn của từng cấp, từng đơn vị được xác định rõ ràng: mối quan hệ ràng buộc giửa các bộ phận được quy định cụ thể trong các quy trình hướng dẫn của từng bước công việc. Việc truyền đạt và triển khai các kế hoạch, hoạt động được thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả. Mục tiêu chất lượng đã được Công ty cổ phần May Hồ Gươm xác định sao cho có thể đánh giá đựơc tính hiệu quả của việc thực hiện. Các mục tiêu chất lượng không đạt yêu cầu đã được phân tích nguyên nhân và đề ra các hoạt động khắc phục thích hợp. Mục tiêu về chất lượng thông thường được Công ty cổ phần May Hồ Gươm xem xét và đưa ra tại các kỳ xem xét của lãnh đạo.
Sơ đồ bộ máy điều hành Công ty:
Thông tin và dữ liệu trung cấp phòng kinh doanh
Thông tin và dữ liệu trung cấp phòng kế hoạch
Thông tin dữ liệu về KT&CISP phòng kỹ thuật - KCS
Thông tin và dữ liệu tài chính phòng kế toán tài chính
Thông tin dữ liệu về nguồn lực văn phòng công ty
Hệ thống thông tin và phân tích
Sản phẩm gia công xuất khẩu
Sản phẩm
FOB
Sản phẩm kinh doanh trong nước
Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã biết tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh, năng lực thực hiện công việc:
Sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới.
Cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại.
Thiết bị và công nghệ tiên tiến.
Nguồn nhân lực được quản lý và phát triển.
Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã tích cực cũng cố và tăng cường:
Quan hệ với khách hàng: Việc duy trì và tăng cường các mối quan hệ với khách hàng là hoạt động thường xuyên và rất quan trọng đối với mọi công ty. Những đòi hỏi của thị trường về chất lượng mẩu mã và chũng loại sản phẩm luôn thay đổi. Để nắm bắt được những thông tin này, Công ty cổ phần may Hồ Gươm rất coi trọng việc tiếp xúc và liên lạc với khách hàng dưới nhiều hình thức:
Hội nghị khách hàng
Hội chợ triển lãm
Những cuộc đối thoại làm việc trực tiếp hoăc giao dịch qua điện thoại, fax hoặc thư điện tử.
Kết hợp chặt chẻ trong hiện tại, cũng cố và liên tục phát triển mối quan hệ trong tương lai với khách hàng được Công ty cổ phần may Hồ Gươm xem như một phương châm trong hoạt động. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã chuyển đổi những phàn nàn khiếu nại của khách hàng thành những yêu cầu cụ thể của sản phẩm.
Quan hệ với nhân viên: Từng người, từng khâu trong quá trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng luôn là giám sát về mặt chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình kiểm soát chất lượng của Công ty. Mối quan hệ gần gủi giửa lãnh đạo với nhân viên trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Lãnh đạo Công ty cổ phần may Hồ Gươm có thể hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân viên, giúp đỡ và đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân viên.
Quan hệ với nhà cung cấp: Nhà cung cấp có một tầm quan trọng lớn với sự thành công của một Công ty bất kỳ. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã lựa chọn nhà cùng cấp và đặt mối quan hệ khăng khít, mật thiết, tin cậy.
Chỉ đạo và hướng dẫn của cán bộ lãnh đạo: Công ty cổ phần may Hồ Gươm muốn hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, đạt hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã chú trọng đến vai trò chỉ đạo và hướng dẫn cuả cán bộ lãnh đạo trong công ty như:
Công bố và phổ biến rộng rãi trong toàn Công ty Chính sách chất lượng, phương hướng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của Công ty.
Ban giám đốc trực tiếp tổ chức các cuộc họp điều hành vào đầu tuần, đầu tháng, đầu quý để xem xét hoạt động của các bộ phận trong Công ty về thực hiện kế hoạch, phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp những khuyết tật hay những hoạt động có nguy cơ chật hướng.
Xét duyệt và phân công tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, dự án quản lý, thiết kế và phát triển các loại sản phẩm mới.
Quan tâm việc tổ chức kiểm tra chất lượng đầu vào, kiểm soát các quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm thông qua xem xét các báo cáo và đôn đốc quản lý chỉ đạo, thực hịên đúng các quy trình, hướng dẫn đã ban hành.
Xem xét lại các hoạt động của tổ chức:
Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm thường xuyên đánh giá, xem xét tất cả các mặt hoạt động của Công ty; so sánh, phân tích các chỉ tiêu, các kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng nguồn vốn nhân lực… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Xem xét môi trường cạnh tranh hiện tại, những thay đổi hoặc tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về xã hội có liên quan đến mục tiêu hoạt động của Công ty; để có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn. Việc xem xét được Công ty cổ phần May Hồ Gươm thực hiện thông qua cuộc họp sơ kết hàng tháng hoặc các cuộc họp xem xét của lãnh đạo được thực hiện 6 tháng một lần.
Việc xem xét của lãnh đạo trong Công ty cổ phần May Hồ Gươm là hoạt động quan trọng của Công ty nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và đáp ứng được Chính sách Chất lượng.
Quá trình thực hiện của Công ty cổ phần May Hồ Gươm:
Việc xem xét của lãnh đạo Công ty đựơc thực hiện thông qua các cuộc họp chính thức, có ghi biên bản và do Tổng giám đốc chủ trì.
Các cuộc họp xem xét của lãnh đạo được tiến hành 6 tháng một lần
Tuỳ thuộc vào mỗi lần xem xét của Lãnh đạo, Tổng giám đốc có thể quyết định xem xét trên các nội dung khác.
Thành phần của cuộc họp này bao gồm:
+ Tổng giám đốc
+ Đại diện lãnh đạo
+ Phụ trách các đơn vị thực hiện ISO 9002.
Đại diện Lãnh đạo làm việc trước với phụ trách các đơn vị để chuẩn bị nội dung và báo cáo cho cuộc họp xem xét của Lãnh đạo.
Nội dung cuộc họp bao gồm:
+ Xem xét lại việc thực hiện những hoạt động, những biện pháp khắc phục nêu ra trong phiên họp trước.
+ Kết quả và ý kiến đánh giá chất lượng nội bộ và bên ngoài.
+ Các hoạt động khắc phục và phòng ngừa.
+ Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
+ Xem xét nguồn gốc, cơ cấu tổ chức.
+ Xem xét sư phù hợp của quy trình.
+ Báo cáo của đại diện lãnh đạo.
+ Thông báo cho chương trình cuộc họp tới.
Trong trường hợp đột xuất, theo yêu cầu của Tổng giám đốc hoặc đại diện Lãnh đạo có thể tiến hành cuộc họp với một số nội dung nhất đinh.
Căn cứ trên kết quả xem xét của Lãnh đạo, Tổng giám đốc sẽ đưa ra các quyết định, giải pháp để duy trì các hệ thống Chất lượng để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả của nó. Các quyết định được đưa ra tại các kỳ xem xét như là các mục tiêu Chất lượng của Công ty.
Hoạt động đánh giá diễn ra ở tất cả các cấp:
Từng thành viên trong Công ty đều có thể đánh giá được hiệu quả của mình bởi mỗi người trong họ đều nhận được nhiệm vụ cụ thể, hiểu rõ công việc họ đang làm.
+ Mục tiêu cần đạt theo kế hoạch.
+ Phương tiện để thực hiện.
+ Mức độ, kết quả của công việc để cá nhân tự đánh giá.
Mỗi cán bộ điều hành trung gian có thể tíên hành đánh giá kết quả hoạt động và kết quả thực hiện mục tiêu của từng bộ phận, đánh giá vai trò của mình trên cương vị người điều hành đối với nhân viên cấp dưới và là người thực hiện đối với Lãnh đạo cấp trên.
Đối với Ban giám đốc có thể đánh giá hiệu quả hoạt động qua các chỉ tiêu toàn diện, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng và phát triển của Công ty, vị trí và sức mạnh của Công ty trên thị trường. Ngoài ra Công ty cổ phần may Hồ Gươm còn áp dụng phương pháp thăm dò ý kiến nhân viên, thông qua đó Lãnh đạo có thể biết cấp dưới nghĩ gì về mình, về hệ thống, người được đánh giá nhìn ra những điểm mạnh và điểm yếu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trách nhiệm cộng đồng và nghĩa vụ công dân:
Trách nhiệm đối với cộng đồng:
Đề cao tuân thủ pháp luật:
Công ty đã đăng ký chất lượng các mặt hàng kinh doanh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bản quyền nhãn hiệu hàng hoá.
Chấp hành đầy đủ nghiêm chỉnh các quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh hàng hoá và pháp lệnh đo lường.
Có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi để bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao và vốn bổ sung.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, phương hướng sản xuất kinh doanh dài hạn, trình và bảo vệ trước cấp trên.
Tác động đối với xã hội:
Với nổ lực đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến, thực hiện kinh doanh liên kết, mở rộng sản xuất, từ năm 2000 trở lại đây, Công ty đã xây dựng thêm 3 xí nghiệp may tại thị trấn Bần- Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên, giải quyết việc làm cho trên 1300 lao động cho địa phương.
Từ đầu năm 2002, với sự chuẩn bị cho hoạt động của Xí nghiệp may 4 đang được đầu tư xây dựng tại cụm công nghiệp An Hải- Hải Phòng. Công ty đã liên tiếp mở các khoá đào tạo nghề cho con em lao động địa phương tại Xí nghiệp may 1va 2. Những lao động này sẽ được đưa về Hải Phòng làm việc, góp phần ổn định cho cộng đồng địa phương sở tại, hạn chế vấn đề di cư lao động như hiện nay.
Mặc dù đương đầu với sự cạnh tranh khắc nghiệt trong cơ chế thị trường, Công ty vẫn luôn đãm bảo kinh doanh đạt hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong những năm qua, Công ty đạt mức tăng trưởng bình quân trên 50% năm. Công ty luôn tận dụng và phát huy khả năng sử dụng vốn, đãm bảo tăng năng suất lao động, lợi nhuận trong cơ chế cạnh tranh của thị trường.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường nhằm dự đoán, xác định trước sự quan tâm của cộng đồng đối với sản phẩm của Công ty là một trong những vấn đề được Lãnh đạo quan tâm, nhằm phục vụ cho chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho mọi tầng lớp người tiêu dùng.
Quan hệ với các bên liên quan:
Chữ ‘tín’ là một tài sản vô hình, nhận thức được điều đó, Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn coi trọng lợi ích của khách hàng và các bên liên quan như lợi ích của Công ty, giải quyết tất cả những khó khăn cũng như yêu cầu của họ một cách đúng mức, tạo quan hệ gắn bó giửa Công ty với khách hàng và các bên liên quan.
Sự hổ trợ đối với các cộng đồng gắn bó mật thiết đối với Công ty :
Mối quan hệ công dân trong cộng đồng:
Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn góp phần vào xây dựng sức mạnh kinh tế của xã hội và thể hiện vai trò của mỗi công dân mẫu mực. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cuộc sống ổn định và ngày càng nâng cao cho cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã tham gia tích cực ._.các hoạt động xã hội:
Đống góp quỹ từ thiện: mỗi đơn vị là 1 ngày lương của cán bộ công nhân viên, số tiền trên 20.000.000 đồng.
Ung hộ các xã nghèo Định Hoá- Thái Nguyên: 2.860.000 đồng và 9 kiện hàng hơn 1000 sản phẩm.
Ung hộ lũ lụt miền Trung: 10.000.000 đồng và 10 kiện hàng.
Tham gia ủng hộ quỷ chăm sóc thiếu nhi và các trường trẻ em tàn tật trên 2.000.000 đồng.
Trong công tác tuyển dụng ưu tiên tại địa phương diện chính sách, diện các hộ nghèo, trong quá trình đào tạo có miển giãm học phí từng phần hoặc toàn phần.
Khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức các đợt tham quan, nghỉ mát, hội thi tay nghề, biểu diển văn nghệ, thời trang… tạo không khí tươi vui và thoải mái để có điều kiện phát triển tốt hơn cho người lao động.
Hoạch định chiến lược:
Xây dựng chiến lược:
Quá trình xây dựng chiến lược:
Các bước chính và các thành viên chính:
Chiến lược là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty.
Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã tập trung đầu tư thoả đáng cho vấn đề này.
Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Hồ Gươm được thực hiện như một hệ thống khép kính dùng tập trung vào cải tiến liên tục đối với công tác kế hoạch của toàn Công ty.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm kết hợp phương hướng hợp tác, thông tin và dữ liệu về thị trường và khách hàng, đánh giá nội bộ, đối chiếu với tiêu chuẩn, phân tích cạnh tranh trong mọi môi trường để hình thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các đơn vị về: kết quả sản xuất kinh doanh, về chất lượng sản phẩm, sự thoả mản khách hàng của Công ty và các đối thủ cạnh tranh, báo cáo về công tác marketing- nghiên cứu thị trường, các thông tin dữ liệu thu nhận được qua sách báo thị trường, tạp chí chuyên ngành và các thông tin đại chúng…Lãnh đạo và một số cán bộ chủ chốt ở các bộ phận Công ty cổ phần May Hồ Gươm tiến hành phân tích và hoạch định chiến lược hoạt động của Công ty. Trong đó lãnh đạo Công ty giữ vai trò quyết định, cán bộ các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực mình phụ trách.
Yếu tố ảnh hưởng:
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra và phù hợp vời môi trường cạnh tranh đầy biến động. Công ty đã xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Môi trường kinh doanh:
+ Sự biến đổi của nền kinh tế, xã hội.
+ Định hướng phát triển của ngành.
+ Sự thay đổi chính sách và quan hệ quốc tế, các hiệp định thương mại.
+ Sự thay đổi chính sách và các văn bản pháp luật
+ Sự tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực.
+ Sự thuận lợi và khó khăn của các ngành có liên quan.
Môi trường cạnh tranh:
Dựa trên thông tin và dữ liệu về đổi thủ cạnh tranh( chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán, khả năng về tài chính…). Công ty xác định được vị trí của mình trên thị trường. Đồng thời qua nghiên cứu môi trường cạnh tranh Công ty biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm tận dụng triệt để những cơ hội, phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh và thâm nhập vào những phân đoạn thị trường thích hợp.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật:
áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ mới cho phép Công ty nâng cao năng suất lao động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là yêu cầu về mặt khoa học kỹ thuật khi xây dựng chiến lược.
Các nguồn lực:
Việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố chủ quan để hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu trong chính Công ty về:
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy trình sản xuất
+ Khả năng cung ứng
+ Khả năng tài chính
+ Marketing
+ Nguồn nhân lực
Đó là những yếu tố quan trọng để Công ty cổ phần may Hồ Gươm trả lời câu hỏi: Công ty có đáp ứng được yêu cầu của thị trường, thoả mản khách hàng hay không?
Năng lực của các nhà cung ứng và đối tác:
Được phân tích đánh giá, chọn lựa, căn cứ vào khả năng đáp ứng của họ đối với thị hiếu khách hàng, nổ lực cho chiến lược kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu yêu cầu khách hàng và thoả mản yêu cầu khách hàng là trọng điểm mà Công ty cổ phần may Hồ Gươm hết sức quan tâm khi xây dựng chiến lược. Các yêu cầu của khách hàng về mọi phương diện luôn được nghiên cứu và tìm ra cách đáp ứng tốt nhất: từ yêu cầu về chất lượng cho đến những yêu cầu về giá cả, mẩu mã, phương thức phục vụ và thời hạn giao hàng.
Mục tiêu chiến lược:
Đó chính là chính sách chất lượng mà Tổng giám đốc Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã công bố: Luôn luôn cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng yêu cầu của khách hàng.
Căn cứ vào các yếu tố như đã phân tích ở trên,Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã đề ra 4 mục tiêu chiến lược như sau:
1.Chiến lược sản phẩm:
ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức xây dựng sản phẩm may Hồ Gươm trở thành nhãn hiệu hàng hoá có uy tín trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tập trung năng lực cho sản phẩm mủi nhọn là quần âu nam-nữ, thời trang trẻ em cao cấp, trang phục thể thao. Đồng thời, Công ty cổ phần may Hồ Gươm tiếp tục từng bước đa dạng hóa sản phẩm, sáng tác nhiều mẩu mốt hợp thời trang để tận dụng nguyên phụ liệu tiết kiệm được sản xuất tiêu thụ ra thị trường xuất khẩu và trong nước.
2.Chiến lược thị trường:
Giử vững thị trường quốc tế và trong nước hiện có, loại dần những thị trường hiệu quả thấp. Đồng thời với việc củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã phát triển thêm quan hệ với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt Công ty cổ phần may Hồ Gươm quan tâm đến việc xâm nhập thị trường nội địa. Sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết, Công ty cổ phần may Hồ Gươm nhận rõ cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong vài năm tới là rất lớn do sắp được hưởng chế độ thuế bình thường và chưa bị áp đặt hạn ngạch.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm cố gắng tìm kiếm các đối tác, các công ty trong và ngoài nước để thực hiện liên doanh, liên kết, tránh những rủi ro trong kinh doanh.
Tăng dần tỷ trọng sản xuất theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm.
3.Chiến lược đầu tư và công nghệ:
Với xí nghiệp tiền thân là Xí nghiệp may Thời trang Trương Định, sau gần 10 năm chuyển biến, đổi mới và phát triển thành Công ty cổ phần may Hồ Gươm hiện nay. Với các trang thiết bị hiện đại cùng với xu hướng phát triển toàn diện của ngành may Việt Nam. Công ty cổ phần may Hồ Gươm phấn đấu xây dựng Công ty trở thành công ty mạnh ở phía Bắc, với sức tăng trưởng nhanh, trong đó tập trung hình thành 2 khu vực chính là sản xuất và thương mại.
4.Chiến lược con người:
Với nhận thức con người là yếu tố quyết định mọi thắng lợi, Công ty đã tập hợp được đội ngũ cán bộ chủ chốt từ Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng các phòng ban nghiệp vụ được đào tạo kỹ lưỡng, hầu hết đều tốt nghiệp Đại học từ nước ngoài trở về. Cán bộ trực tiếp quản lý sản xuất đều là những người có kinh nghiệm, đã nhiều năm công tác trong nghề, các cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường Cao đẳng, Đại học được tuyển chọn vào làm việc tại công ty đều tốt nghiệp loại khá trở lên. Công ty cổ phần may Hồ Gươm còn tập trung đào tạo tại chỗ đội ngũ cán bộ đang công tác có đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới.
Triển khai chiến lược:
Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
Kế hoạch hành động:
Các kế hoạch hành động cụ thể được Công ty cổ phần may Hồ Gươm xây dựng trên cơ sở các chiến lược phát triển, trong đó nêu rõ mục tiêu, biện pháp thực hiện đồng thời cũng xác định trách nhiệm thực hiện của các phòng ban và sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận trong hệ thống. Các kế hoạch hành động cụ thể được các bộ phận chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm xây dựng trên các chiến lược đã đề ra.
Công tác quản lý chất lượng:
Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại Công ty các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mản và tạo lòng tin cho khách hàng.
Từ cuối năm 2000, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã xây dựng và áp dụng thành công ISO 9002 cho Xí nghiệp May 1 và các phòng ban và các bộ phận liên quan. Ngày 15/8/2001, tổ chức BVQI ( Vương quốc Anh ) và RAP (Liên bang Hoa Kỳ) đã trao chứng chỉ ISO 9002 cho hệ thống quản lý chất lượng của Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
Hồ sơ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và yêu cầu của hệ thống văn bản chất lượng của Công ty đều được thiết lập và lưu giữ để làm bằng chứng cho việc thực hiện có hiệu quả của hệ thống chất lượng đã thiết lập phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Kế hoạch sản xuất của Công ty cổ phần may Hồ Gươm:
Được xây dựng theo từng giai đoạn, từng năm.Từng kế hoạch chung của Công ty, xây dựng kế hoạch chi tiết cho các đơn vị, căn cứ vào thiết bị, năng lực hịên có của từng đơn vị.
Các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty cổ phần May Hồ Gươm:
Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã lập kế hoạch nghiên cứu, mở rộng thị trường, thành lập bộ phận thiết kế độc lập, nghiên marketing nhằm đáp ứng hình thức kinh doanh mua nguyên phụ liệu bán thành phẩm, phấn đấu tiếp cận và kinh doanh trực tiếp với thị trường Mỹ.
- Đối với thị trường trong nước,ngoài những sản phẩm cao cấp Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã chủ trương khai thác nguồn nguyên liệu rẻ hơn nhằm phục vụ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã quyết tâm thực hiên trong thời gian nhanh nhất các gian đoạn, hạng mục công trình dự án đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất.
Từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 6 năm 1999 Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư đồng bộ hoá và nâng cao năng lực sản xuất đưa diện tích sử dụng 1.1200 m2 nhà xưởng lên 2.800 m2 và số máy may các loại lên 355 chiếc với các trang thiết bị đồng bộ.
Tháng 4 năm 2001 hà sản xuất số 1- Xí nghiệp May 2 với công suất 1.200.000 sản phẩm/năm đi vào hoạt động thu hút 700 lao động tại địa phương.
Tháng 4 năm 2002, nhà sản xuất số 2- Xí nghiệp May 2 với công suất 1.200.000 sản phẩm/năm đi vào hoạt động thu hút 700 lao động tại địa phương.
Tháng 8 năm 2002 khánh thành nhà sản xuất số 3- Xí nghiệp May 2 công suất 2.000.000 sản phẩm/năm và nhà điều hành, khu chuyên gia 3 tầng với diện tích 1.200 m2 tại cơ sở II.
Tháng 12 năm 2002, tiếp tục triển khai hoạt động nhà sản xuất số 1 tại cơ sở III- Hải Phòng.
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
Kế hoạch đào tạo được Cánh văn phòng xây dựng hằng năm cho từng đối tượng từ cán bộ lãnh đạo đến cán bộ quản lý trung gian và công nhân viên trong Công ty với nhiều hình thức linh hoạt, thiết thưc.
Cử nhiều cán bộ chủ chốt theo học các lớp ngắn hạn, dài hạn, mở các lớp tập huấn cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên, khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi cán bộ công nhân viên theo học các hệ.
Cử công nhân đi đào tạo tay nghề tại Trung Quốc, chuẩn bị nguồn nhân lực cho liên doanh Dệt len với Hồng Kông.
Các biện pháp hoạt động:
Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn có những biện pháp thường xuyên theo dõi để so sánh với mục tiêu kế hoạch đã đề ra như: lập bảng theo dõi hàng ngày về tiến độ sản xuất ở từng đơn vị sản xuất, theo dõi từng đơn hàng, nguyên phụ liệu và thời hạn giao hàng…Cử cán bộ kỹ thuật theo sát về chất lượng từng mã hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời những yêu cầu, khiếu nại cuả khách hàng.
Dự án về hoạt động:
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, yêu cầu vốn đầu tư không lớn, dễ chuyển giao công nghệ, do đó vấn đề cạnh tranh diển ra gay gắt không chỉ trong nước mà còn có cả với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan… Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu là: nhân công rẻ, cần cù, khéo léo; Tuy nhiên ta cũng có nhiều bất lợi, nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Vì thế muốn thắng trong cạnh tranh không có con đường nào khác ngoài con đường đầu tư thiết bị hiện đại, cải tiến công tác quản lý, tăng cường công tác đào tạo, ổn định chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, và đáp ứng thời hạn giao hàng.
iii. Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã đề ra nhiêm vụ cụ thể sau:
Giai đoạn từ 1998-2000.
Hoàn thiện và cải tiến cơ chế quản lý cho phù hợp với phát triển và mở rộng Công ty.
Tiến hành đầu tư xây dựng Xí nghiệp May 2 tại thị trấn Bần- Yên Nhân đào tạo công nhân,cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất cho Xí nghiệp.
Chuyển dần hướng kinh doanh từ hình thức gia công sang hình thức mua nguyện liệu- bán thành phẩm.
Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, thành lập Ban chỉ đạo ISO 9002 để nghiên cứu và đưa vào áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
Tập trung cho việc phát triển quan hệ khách hàng, mở rộng thị trượng trong và ngoài nước. Chỉ đạo sát sao hơn việc thực hiện sản xuất, tiêu thụ trên thị trường nội địa, mở thêm cửa hàng đại lý ở các địa phương.
Giai đoạn từ năm 2001-2005.
Không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của Công ty, đồng thời ổn định bộ máy điều hành sản xuất cho các đơn vị mới vào hoạt động- nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
Tập trung cho việc phát triển quan hệ khách hàng, đặc biết đáp ứng yêu cầu sản xuất về điều kiện tiến độ giao hàng, chất lượng thực hiện tối đa sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Phát triển đa dạng các mặt hàng sản xuất, phát triển liên doanh liên kết để thu hút và sư dụng có hiệu quả vốn đầu tư, nguồn tiêu thụ sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước. Cụ thể là: tăng thêm công suất các dây chuyền sản xuất mũ mềm, tập trung khai thác nguồn hàng cho xưởng thêu, đưa Xí nghiệp dệt sản phẩm len vào hoạt động đúng thời hạn.
Thi công hoàn thiện các công trình kỹ thuật cơ bản, lắp đặt thiết bị, cung cấp chuyên gia kỹ thuật công nghệ vào quản lý kế hoach, cung cấp nguồn hàng cho Xí nghiệp liên doanh may hàng dệt kim với Công ty Hồng Quang tại thành phố Hải Phòng.
Xây dựng tiêu chuẩn hoá cán bộ của công nhân viên và thực hiện việc đào tạo theo mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Định hướng khách hàng và thị trường của Công ty cổ phần May Hồ Gươm
Để giữ vững và mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh đầy gay gắt, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã xác định lấy chất lượng làm vũ khí cạnh tranh hàng đầu, đồng thời Công ty cổ phần may Hồ Gươm không ngừng cải tiến mẫu mã, chũng loại sản phẩm thoả mãn khách hàng và giảm chi phí để có mức giá cạnh tranh. Công ty luôn so sánh, đối chiếu kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả hoạt động của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của mình và đối thủ cạnh tranh để xây dựng các chiến lược kinh doanh. Sự thành bại trong định hướng sản xuất, kinh doanh phụ thuộc vào sự xác định nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đúng hay sai.
Chiến lược khách hàng là mục tiêu ưu tiên số một, là chìa khoá mở ra sự phát triển. Xác định được tầm quan trọng trên, Công ty cổ phần may Hồ Gươm trong những năm qua luôn có định hướng cụ thể để thu hút khách hàng. Ngoài những khách hàng truyền thống, Công ty cổ phần may Hồ Gươm tiếp cận, mở rộng thêm những khách hàng mới, đã tạo dựng niềm tin với khách hàng, từ đó có nhiều khách hàng đến yên tâm hợp tác.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần may Hồ Gươm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Sự thành công do sự nhạy bén trong công tác định hướng khách hàng và thị trường.
Hiểu biết khách hàng và thị trường:
Các nhóm khách hàng:
Hai nhóm khách hàng chính của Công ty cổ phần may Hồ Gươm như sau:
Nhóm khách hàng nước ngoài:
Thực hiện chiến lược kinh doanh “ Đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu của khách hàng” điều cốt lỏi đối với Công ty cổ phần may Hồ Gươm là luôn theo kịp các mong muốn của khách hàng và nắm bắt được bất cứ sự thay đổi xuất hiện trong hiện tại và dự báo trước tương lai.
Năm 2001, hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần may Hồ Gươm vào các thị trường đạt tỉ lệ:
Hịên nay, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần may Hồ Gươm chiếm 90% doanh thu, đối với nhóm khách hàng này Công ty cổ phần may Hồ Gươm dựa vào các tiêu chí sau đây để định hướng:
Kiểu cách, mẩu mã, chũng loại các đơn đặt hàng do khách hàng trung gian đặt sản xuất( các đơn hàng gia công ).
Số lượng các đơn hàng và thị trường người mua cuối cùng( FOB ).
Mức độ yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, độ chính xác trong đóng gói, tỷ lệ màu sắc cở, vóc…
Mức độ kiểm tra đánh giá cuả các chuyên gia kỹ thuật theo dõi kiểm hàng tại Công ty.
Yêu cầu về thời gian giao hàng.
Yêu cầu về phương thức thanh toán.
Trên cơ sở cập nhập các thông tin ở trên, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã xác định nhu cầu và thị trường của khách hàng theo từng nhóm như sau:
Khách hàng Châu Âu:
Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chất lượng cao.
Số lượng trên một đơn hàng thường không lớn.
Thời hạn giao hàng đãm bảo chính xác.
Khách hàng Mỹ:
Đơn đặt hàng thường lớn.
Chủ yếu là các đơn hàng thường phục.
Quan tâm nhiều đến màu sắc, hình thức bên ngoài mà không lưu ý nhiều đến chất lượng nguyên phụ liệu.
Thiết kế mẩu mã đơn giản.
Giá cả thấp.
Khách hàng Châu á:
Đơn đặt hàng lẻ, nhiều cở vóc.
Đòi hỏi rất nghiêm khắc về vệ sinh công nghiệp.
Yêu cầu rất khắt khe về vấn đề bảo hộ người tiêu dùng.
Kiểu dáng đơn giản hơn, tính đa dạng phức tạp của sản phẩm không cao.
Dựa vào đặc điểm điểm riêng của từng loại khách hàng, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã đưa ra các mức giá phù hợp với từng thị trường khách hàng.
Nhóm khách hàng trong nước:
Ngoài việc không ngừng nâng cao các nghiệp vụ truy cập thông tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng nước ngoài, về việc tìm hiểu nhóm khách hàng trong nước- một tiềm năng không kém phần rộng lớn, không thể xem nhẹ. Từ năm 1999 doanh thu bán hàng trong nước của Công ty cổ phần may Hồ Gươm chiếm tỷ trọng 10% trên tổng doanh thu.
Sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu thông qua hệ thống bán hàng của Công ty – các đại lý phân phối, cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Tại đây các sản phẩm của Công ty cổ phần may Hồ Gươm được cung cấp tới tận tay người tiêu dùng, họ là người cuối cùng xác định đánh giá mức độ thoả mản của sản phẩm. Tại thị trường này, luôn xuất hiện những đối thủ cạnh tranh gay gắt với mức giá thấp, chũng loại đa dạng, như sản phẩm may mặc Trung Quốc, Thái Lan và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước.
Thông tin về khách hàng và thị trường
Để có được những thông tin chính xác về nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước, Công ty cổ phần may Hồ Gươm thường xuyên yêu cầu các nghiệp vụ thu thập thông tin, phân tích tổng hợp cũng như dự đoán xu hướng để đưa ra những đánh giá và dự báo sát thực về nhu cầu thị hiếu, xu hướng thời trang trên thi trường, thiết thực phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các loại thông tin bao gồm:
Thông tin nóng: thông tin được tiếp nhận qua điện thoại.
Thông tin sơ cấp: thông tin được thu thập lần đầu tiên phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: Phiếu hỏi ý kiến khàch hàng . Báo cáo bán hàng của các cửa hàng, báo cáo nghiên cứu về nguyên liệu, thông tin nóng.
Thông tin thứ cấp : là thông tin đã được thu thập trước đây vì một mục tiêu nào đó, bao gồm : Tạp chí, Cataloge thời trang trong và ngoài nước, báo Marketing.
Để tăng thị phần, Công ty cổ phần may Hồ Gươm không ngừng cũng cố và tăng cường uy tín và thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng” lắng nghe và thoả mản ” các yêu cầu của họ. Các khách hàng là nguồn thông tin tốt về đối thủ cạnh tranh và họ thừơng sử dụng các yếu tố của đối thủ cạnh tranh để gây áp lực đối với các hoạt động của Công ty cổ phần may Hồ Gươm. Các thông tin này đều được lưu trữ trong hệ thống thông tin và dữ liệu thị trường – trực tiếp cùng cấp các thông tin về các hoạt động cạnh tranh, thiết kế sản phẩm và thiết lập kế hoạch chiến lược lâu dài.
Lắng nghe, lấy ý kiến đóng góp và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng:
Đây là việc làm thường xuyên và là biện pháp hửu hiệu ngắn nhất trong việc kiểm tra khả năng thoả mản yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cuả Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn lăng nghe các ý kiến đóng góp trung thực, thẳng thắn từ phía khách hàng và những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nhận được thư từ phía khách hàng nhận xét về sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
Các quan hệ với khách hàng và sự thoả mản khách hàng:
Quan hệ với khách hàng:
Thiết lập với khách hàng:
Thiết lập các quan hệ để thu hút và thoả mản khách hàng:
Để tạo ưu thế cạnh tranh ngày càng cao trên trường quốc tế cũng như trong nước, ngoài việc xác định đúng nhu cầu thị hiếu khách hàng, Công ty cổ phần may Hồ Gươm cần đi sâu vào chuyên môn hoá sản phẩm nhằm tạo cho người lao động có được kỹ xảo, năng suất lao động cao, chi phí giảm. Từ đó tạo được ưu thế cạnh tranh.
Cụ thể, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã thiết lập và ổn định cả về thiết bị và nhân lực cho một số tổ sản xuất chuyên về hàng dệt kim cao cấp với số lượng lớn.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm vẫn duy trì sản xuất các chũng loại khác như jackét, quần âu …với mục đích đa dạng hoá sản phẩm để giử khách hàng củ và tìm kiếm khách hàng mới. Trên cơ sở đó Công ty cổ phần may Hồ Gươm xây dựng thêm những mặt hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Trên cơ sở đó sẻ dần xây dựng thêm những mặt hàng chuyên môn hoá cao khác.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm không ngừng đầu tư công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch đầu tư công nghệ máy móc, thíêt bị hiện đại cũng xoay quanh mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty, đặc biệt tập trung vào sản phẩm chuyên môn hoá cao.
Bên cạnh chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ để có chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu khách hàng,Công ty cổ phần may Hồ Gươm có chế độ thưởng khuyến khích cho người môi giới tuỳ theo hiệu quả của hợp đồng môi giới. Với những khách hàng lâu năm có uy tín, Công ty cổ phần may Hồ Gươm tạo điều kiện cho họ trong vấn đề thanh toán như giãm nhẹ tiền đặt cọc, thanh toán bằng điện chuyển tiến sau giao hàng nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh cho khách hàng.
Từ những chiến lược và chính sách trên, ta thấy đó là điều kiện của bất kỳ một Công ty nào muốn mở rộng và duy trì lâu dài.
Cách thức tiếp cận với khách hàng:
Để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được và mua sản phẩm của mình, Công ty cổ phần may Hồ Gươm đã tăng cường các phương thức tiếp cận thị trường khách hàng như sau:
Ngày càng mở rộng hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm và các cửa hàng đại lý ra các tỉnh lân cận.
Tăng cường giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo như Cataloge, tạp chí, tờ gấp, mạng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng.
Không ngừng đào tạo và nâng cao nghiệp vụ bán hàng và marketing cho cán bộ chuyên môn.
Tham gia các hội chợ trong nước và hội chợ Quốc tế để tìm hiểu sức mua của khách hàng theo từng chủng loại.
Cử cán bộ chuyên môn đi khảo sát thực tế ở nước ngoài.
Cách thức tiếp thu và xử lý các ý kiến khiếu nại của khách hàng:
Một trong những yếu tố dẩn đến sự thành công trong kinh doanh, phải kể đến ý thức tiếp thu và khắc phục ý kiến khiếu nại của khách hàng. Hoạt động tiếp thu và xử lý khiếu nại của khách hàng được Công ty cổ phần may Hồ Gươm định rõ trong quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng như sau:
Khách hàng khiếu nại về sản phẩm không phù hợp:
Phòng kế hoạch- Xuất nhập khẩu hoặc phòng Kỹ thuật tíêp nhận khiếu nại, phải thông báo cho khách hàng đã nhận được thông tin, xem xét lập hồ sơ.
Kiểm tra lại thông tin từ phòng kỹ thuật, KCS và phân xưởng.
Thu thập mọi bằng chứng, sự kiện…sau đó thống nhất đưa ra phương hướng giải quyết trình phụ trách phòng.
Thương lượng sơ bộ với khách hàng về khiếu nại.
Thỏa thuận chấp nhận một tỷ lệ nào đó.
Từ chối khiếu nại của khách hàng.
Báo cáo Tổng giám đốc Công ty.
Có trách nhiệm trả lời khách hàng trong thời gian không quá 48 tiếng từ khi nhận được thông tin.
Nếu lổi do chủ quan khi giao hàng chậm, đóng gói không được đúng quy cách … thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để giải quyết và trả lời bằng văn bản.
Nếu lổi do khách quan như mất hàng thì liên hệ với các đơn vị bên ngoài có liên quan và thông báo lại cho khách hàng bằng văn bản.
Đề ra các biện pháp phòng ngừa với những khiếu nại của khách hàng mà đã xách định được lỗi từ phía Công ty, phòng Kế hoạch- xuất nhập khẩu cần thực hiện theo quy trình hành động khắc phục phòng ngừa.
Bên cạnh việc tiếp thu và xử lý ý kiến khiếu nại của khách hàng, Công ty cổ phần may Hồ Gươm còn thường xuyên theo dỏi thống kê các loại khiếu nại, đánh giá, phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu khiếu nại của khách hàng trong tương lai, giảm mức tối đa sự lặp lại khiếu nại.
Duy trì các mối quan hệ với khách hàng:
Để duy trì sự thành công và phát triển, việc không ngừng cải tiến quá trình nhận thức về khách hàng là điều vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở chú ý lắng nghe và phân tích ý kiến đóng góp của khách hàng và các thông tin thị trường. Công ty cổ phần may Hồ Gươm xác định được nhu cầu, thị hiếu đang diển biến trên thị trường, sự biến động giá cả theo mức thu nhập của khách hàng cũng như theo chủng loại mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra được quyết định đúng về thời điểm tung sản phẩm ra thị trường, chính sách và mức giá phù hợp theo từng thời vụ trong năm. Việc thu nhập thông tin về các đối thủ cạnh tranh góp phần không nhỏ để Công ty cổ phần may Hồ Gươm xác định rõ tương quan so sánh giửa thế mạnh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ như các thông tin về mẩu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng, giá cả, dịch vụ và tính hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng… để từ đó xác định rõ phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ngày càng thoả mản nhu cầu khách hàng.
Trong số các chính sách kể trên, Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn lấy Chất lượng là vũ khí sắc bén, đồng thời giử đúng tiến độ giao hàng để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh hay nói đúng hơn Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn tiến hành cạnh tranh một cách lành mạnh.
Xách định sự thỏa mản khách hàng:
Các quá trình và phương pháp xác định sự thoả mản của khách hàng.
Để nắm bắt kịp thời và thoả mản tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Công ty cổ phần may Hồ Gươm cần tăng cường các đợt điều tra khảo sát thị trường. Một số cuộc khảo sát đặc biệt đối với một số khách hàng nhất định- những người đã có vấn đề trong giao nhận, giá cả và một số rủi ro khác.
Hàng tháng, Lãnh đạo Công ty tổ chức các cuộc kiểm tra quá trình giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng và thoả mản khách hàng, gây dựng niềm tin và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
Một trong những phương thức theo sát khách hàng của Công ty cổ phần may Hồ Gươm là quản lý tốt việc xử lý thông tin qua điện thoại ở các trung tâm giao dịch. Mổi cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ và khả năng xử lý các tình huống xảy ra giúp Lãnh đạo Công ty nắm bắt chính xác và kịp thời ý kiến của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
Đánh giá mối quan hệ với khách hàng: Công ty cổ phần may Hồ Gươm đánh giá xác định sự thoả mản của khách hàng thông qua hai chỉ tiêu chính.
Số lần phàn nàn và khiếu nại của từng khách hàng.
Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và doanh thu đối với từng khách hàng hoặc thị trường.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn chú trọng đến việc cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Tổng hợp và theo dõi thái độ của khách hàng.
Từ nguồn thông tin đầu vào: tin phản hồi từ phía khách hàng, nhận xét của nhân viên phụ trách quan hệ với khách hàng, kỹ thuật viên phụ trách thương mại…Công ty cổ phần may Hồ Gươm đề ra các biện pháp thực hiện kết quả của công việc có thể là xác định để cải tiến tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn mới hoặc đào tạo hướng dẩn thêm về sản phẩm.
Hệ thống thông tin thị trường và hệ thống thông tin lưu giữ tất cả các thông tin liên quan đến ý kiến khiếu nại của khách hàng bao gồm cả chính thức và không chính thức.
Hệ thông thông tin thị trường dự kiến mọi khả năng để hiểu biết khách hàng. Hệ thống giữ liệu nhận thông tin từ nhiều nguồn vào tập hợp, phân loại và xữ lý ngay. Công ty cổ phần may Hồ Gươm luông chú trọng đến việc cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất càc yêu cầu của khách hàng.
Tiếp nhận và sử dụng thông các thông tin về sự thoả mản khách hàng.
Thông tin về khách hàng cung cấp từ các cuộc soát, kỹ thuật viên bán hàng, nhóm trọng tâm và các mối liên hệ cá nhân được tiếp nhận qua các điểm thu nhập thông tin.
Các dữ liệu và thông tin được tập hợp bao gồm:
Thông tin được thu thập bởi đại diện quan hệ với khách hàng thông qua mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp, các đại diện thương mại có nhiêm vụ phải thấu hiểu các yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
Các mối quan hệ của bộ phận giao dịch cung cấp nhiều tin tức như: kết quả các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan hoặc trả lời theo yêu cầu.
Các báo cáo quan hệ với khách hàng do các nhân viên trực tiếp quan hệ với khách hàng.
Các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mới nhằm cung cấp cho các kỷ sư thiết kế các yêu cầu khi phát triển một sản phẩm mới.
Thông tin từ các bên cung cấp cũng rất quan trọng vì họ cũng là đơn vị cung cấp cho khách hàng và thường là đơn vị cung ứng cho các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Như vậy hệ thống thông tin dữ liệu của Công ty được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau cho phép Công ty có khả năng xác định chính xác và nhanh chóng các yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
Chương III.
Khái quát về quá trình sản xuất quần áo trong may công nghiệp.
Ngành may công nghiệp là quá trình sản xuất quần áo may sẳn để phục vụ yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành là một bộ phận trong ngành công nghiệp nói chung và giử một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. May công nghiệp là sử dụng hợp lý sức lao động, thiết bị máy móc, tiết kiệm được nguyên liệu trong sản xuất hàng loạt, nhanh, nhiều, tốt, giá rẻ và đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng.
Khái quát đặc điểm May công nghiệp:
Hình thức:
Công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp là sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc để sử dụng cho số đông đảo đối tượng sử dụng ở trong và ngoài nước. Đáp ứng nhu cầu mặc vừa, đẹp, bền và hợp thời trang, tiết kiệm nguyên liệu mà năng suất cao.
Kích thước và cấu tạo của loại sản phẩm may mặc đều thiết kế dựa trên._.100 lá nửa mà là: 100 +100 + 100 + 100+ 100 +117 +117 = 634 (lá)
( ta có thể cắt số lượng lá ở một bàn khác nhau nhưng tổng số lá 6 bàn phải là 634 lá).
Số lượng bàn cắt cho cả mã CTF04-115V6 là: 6 x 4 = 24 bàn.
Kỹ thuật thực hiện các bước công việc ở công đoạn cắt mã hàng CTF04-115V6:
Chuẩn bị bàn cắt:
Nhận kế hoạch sản xuất mã CTF04-115V6, số lượng mẩu trên sơ đồ cắt, kiểm tra lại sơ đồ cắt, tính toán và hoạch định số lớp vải thích hợp trên các bàn…
Mực bàn cắt: trải sơ đồ giác mẩu trên bàn cắt để đánh dấu chiều dài của sơ đồ trên bàn cắt.
Kê đầu bàn cắt: nhận vải và xếp vải ở đầu bàn cắt, xác định loại vải cần cắt, mặt phải, trái…
Trải vải:
Căn cứ vào chiều dài sơ đồ được đánh dấu ở bàn cắt mà trải vải cho đúng, số lượng lớp vải, mặt vải, độ dư hai đầu bàn, canh biên…
Khi trải vải phải chú ý các lớp vải không bị chùng, các mép biên phải bằng nhau, chất lượng vải đạt yêu cầu như về màu sắc, lỗi…
Truyền hình sang vải:
Công đoạn này được thay thế bằng cách sử dụng luôn sơ đồ giác mẩu đặt lên lớp vải trên cùng và dựa vào đó để cắt.
Cắt:
Cắt gồm có cắt phá và cắt gọt.
Cắt phá: dùng máy cắt di động để cắt phá bàn vải ra từng phần một(đối với những chi tiết bé). Khi cắt phá phải dùng các cặp giử vải giử không cho chồng chi tiết bị xô lệch, xiêu vẹo.Những chi tiêt lớn thường được cắt luôn ở trên bàn mà không phải qua máy cắt gọt.
Cắt gọt: dùng máy cắt vòng để gọt lại những chi tiết nhỏ đã qua bước cắt phá. Những chi tiết này thường cần độ chính xác cao.
Kiểm tra lại độ chính xác của các lá vải sau khi cắt xong, bằng cách áp lá vải đầu và lá vải cuối với nhau để so sánh.
Đánh số:
Đánh số từ lá đầu đầu đến lá cuối của từng chi tiết trên cùng một bàn cắt để tránh nhầm lẫn và sai màu khi may chúng lại trên cùng một sản phẩm.
Yêu cầu kỹ thuật của việc đánh số trên từng chi tiết mã CTF04-115V6: đánh số bằng phấn sáp ở mặt trái chi tiết, cao chử = 0.4 cm. Đánh số theo thứ tự từ 1 đến số cuối cùng theo từng cỡ số của mã. Đánh theo từng bàn liên tục, theo đúng cỡ số. Phải lấy sơ đồ giấy kiểm tra lại. Đầu cây vải phải ghi rõ ký hiệu của từng loại vải.
Phối kiện:
Tất cả các chi tiết của mỗi cở số trong một bàn cắt trước khi chuyển sang công đoạn may đều phải được bó buộc chặt thành từng bó đãm bảo đủ chi tiết, đúng bàn, đúng cỡ số…
Không để rơi vãi trong lúc vận chuyển xuống xưỡng may.
Kiểm tra:
Phải được tiến hành sau khi hoàn thành mỗi bước công việc và được giám sát trong quá trình tiến hành.
Kiểm tra các chi tiết của vải chính của các cỡ như 2T, 3T…phải được bó với nhau, đã được đánh số đầy đủ, đúng trong một bàn cắt. Khi giao cho tổ may may loại cỡ nào thì phải vào sổ đầy đủ. Chú ý vải chính của cỡ nào thì phải đi đúng với vải phối và lót của cỡ đó, tránh nhầm lẫn các cỡ.
Xây dựng phương pháp công nghệ may lắp sản phẩm áo Jacket mã CTF04-115V6:
Thiết kế quy trình may lắp sản phẩm cho sản phẩm may mặc một cách khoa học là xuất phát điểm của mọi vấn đề trong khâu tổ chức sản xuất trên cơ sở của sơ đồ quy trình may lắp sản phẩm cùng với những nội dung cơ bản của phiếu công nghệ xâydựng lên phương án của các yếu tố cần thiết cho sản xuất nhằm đưa quá trình sản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Xác định cách tiến hành thứ tự các bước công việc lắp ghép sản phẩm CTF04-115V6 trình tự như thế nào.
Xác định chũng loại, số lượng mỗi loại thiết bị và công cụ cần thiết để hoàn thánh sản phẩm một cách tốt nhất.
Xác định số lượng lao động với trình độ tay nghề phù hợp với từng nguyên công. Người điều hành phải nằm bắt được kỹ thuật gia công sản phẩm và có thể thâu tóm toàn bộ móc xích trong dây chuyền may.
Đưa ra phướng án tổ chức sản xuất (lựa chọn kiểu dây chuyền ) bố trí chổ làm việc thích hợp để sản phẩm luôn được luân chuyển thông suốt trong dây chuyền tránh bị ùn tắc.
Dây chuyền sản xuất mã CTF04-115V6:
stt
Bước công việc
Bâc việc
Thời gian(s)
Số LĐ tính
LĐ xếp
Thiết bị
1
Phần lót
Sd may nhãn chính và xuất xứ với cổ thân sau.
2
35
0.5
1cả dây chuyền
1 kim
2
Sd may nhãn NAME với thân trước lót trái
2
30
3
May ghim dây treo với cổ thân sau.
2
30
4
Sd chắp vai con
2
15
0.7
1
2 kim
5 chỉ
5
Sd tra tay
2
40
6
Sd chắp sườn, đặt nhãn sử dụng.
2
40
7
Phần vỏ:
May 2 túi dưới
May đáp lót túi to
2
15
0.8
1
1 kim
8
Sd may lót túi với miệng túi + mí(không thấm)
3
20+15
9
Sd ghim, chặn túi
3
30
10
May chắp lót túi
2
15
11
Sd chắp thân súp bong + diễu
3
50
0.5
1
12
Sd chắp thân trước dưới với thân trước giữa.
3
30
13
Sd chắp phối cầu vai
2
20
14
Sd chắp phối cầu ngực
3
30
15
Sd chắp phối sống tay
2
80
16
Diễu các đường chắp phối cầu vai, cầu ngực
2
10+15
0.6
1
2 kim cố định
17
Diễu các đường chắp phối sống tay
2
54
18
Sd tra tay,đặt giằng vai
2
90
0.6
1
1 kim
19
Gập diễu mép súp bong thân trước
2
25
0.8
1
2 kim cố định
20
Diễu vòng nách
2
40
21
Diễu sống mũ vỏ,đáp cửa mũ
2
30+10
22
Sd chắp sườn, đặt giằng nách
2
20+80
0.6
1
23
Vắt sổ đường ghim cổ vỏ-lót, vs lót túi
2
25
Vắt sổ 3 chỉ
24
đặt dây ốp eo, ghim chặn chun eo.
2
30
1.2
1
1 kim
25
May diễu chun eo
2
150
26
Sd chắp sống mũ võ đặt giằng
2
54
1.5
1
27
Sd chắp sống mũ lót, diễu
2
45+30
28
đặt mẩu quay lộn đáp cửa mũ
2
20
29
Ghim đap lộn cửa mũ võ- lót
2
60
30
Sd ghim chun 2 bên mã mũ, ghim giằng mũ
2
50
31
Sd tra mũ với vòng cổ vỏ
3
50
0.9
1
32
Sd tra khoá vỏ
3
80
33
Sd tra mũ với vòng cổ lót
3
45
1.0
1
34
Sd đấu khóa lót, quay đầu gấu
3
60
35
Ghim chập cổ vỏ lót
2
25
36
Ghim giằng nách, vai, mũ
2
20
37
Can nối chun tay, ghim chặn chun cửa tay
2
20+30
1.2
1
38
May gấu tay
3
130
39
Mí nẹp khoá, mí vòng cưa mũ
3
95
0.9
1
40
Diễu cửa mũ(không đè chun)
3
55
41
Bẻ may gấu, diễu mép gấu
3
80+30
0.9
1
42
Lồng chặn tay kéo kháo nẹp
2
20
43
Phụ lộn
đo cắt chun mũ, chun eo, chun cửa tay
2
25
1.2
1
Tay
44
Bấm lộn miệng túi dưới
2
30
45
Bấm nhả lộn mũ, bấm nhả nách
2
50
46
Gọt lộn đáp cửa mũ
2
20
47
Là bẻ mép súp trước
2
25
Bàn là hơi
48
Là phẳng các chi tiết trước khi lắp
2
70
1.0
1
49
Lộn áo, nhặt chỉ
2
150
Kỹ thuật may cụ thể các bộ phận (kèm theo hình cắt):
Stt
Các bộ phận may cần chú ý
Hình mặt cắt
1
May mũ có lưỡi trai:
2
Chắp súp bong và diễu:
3
Túi dọc:
Tiêu chuẩn may:
Yêu cầu:
Các đường diễu mặt ngoài: chỉ trên dùng chỉ đúng quy định. Chỉ dưới (chỉ suốt) dùng tận dụng bằng chỉ gần giống màu. Các đường chắp trong dùng chỉ gần giống màu. Các đường vắt sổ dùng tận dụng các màu sẳn có nhưng lưu ý với những vải sáng màu dễ lộ thì phải dùng chỉ có màu tương tự màu vải. Chú ý áp dụng số màu chỉ theo bảng hướng dẫn và bảng màu đính kem.
Chỉ may nhãn, chỉ chặn dây kéo khoá(40/2): cùng màu nhãn, cùng màu dây. Các đường chắp 2 kim 5 chỉ máy vắt sổ bằng 0,64 cm : toàn bộ lót, vai con vỏ, sườn vỏ.
Đường tra cổ : vắt sổ 3 chỉ.
Tất cả các đường chắp 1 cm , riêng đường may nẹp, đường tra mũ = 0.64 cm.
Đường diễu đôi( hai kim) = 0,64 cm. đường mí =0.15 cm.
Mật độ mũi chỉ = 4- 4,5 cm.
Cách sử dụng nguyên phụ liệu theo bảng phối màu thống kê chi tiết.
Tất cả các đường chắp: vị trí lật mí diễu 2 kim như áo mẫu,
Vị trí đặt giằng : vai, nách, sống mũ.
Dây treo áo: may mí cặp, bản to dây = 0.7 cm, đặt giửa chân cổ thân sau.
Nhãn mác:
Nhãn dệt “ Cater’s “ đặt cân giữa thân sau, may mí xung quanh cạnh trên nhãn cách chân cổ = 2,5 cm.
Nhãn xuất xứ(dệt): gập đôi đặt cân giữa cạnh dưới nhãn “Carter’s “.
Nhãn in “ My name” gập hai đầu,đặt giữa thân trước lót bên trái khi mặc, may mí xung quanh, cạnh dưới nhãn cách đường may gấu = 5 cm.
Đường chắp vai con lệch về thân sau.
Các đường chắp phối cầu ngực, cầu vai sau phải trùng thẳng với phối sống tay( diễu lên phần phối)
Đường tra tay lật diễu lên thân: diễu hai kim.
Chun eo thân trước liền thân sau, bản to chun = 2,5 cm( có đáp bọc chun) may ốp sát hai cạnh chun với thân.May chặn hai đầu chun, đường chặn chun cách mép mí nẹp = 3,8 cm
Đường chắp ngang thân trước lật mí xuống thân dưới là đường mí cạnh trên của chun eo.
Súp bong thân trước: bản to = 3.2 cm. Mép súp quay về phía nẹp khoá, đính bọ hai đầu cơi song song với đường chắp cầu ngực, chỉ bọ đồng màu vải F2.
Hai túi dưới: miệng túi may mí không thấm (lót túi trên không có đáp), lót túi = vải chính, chắp vắt sổ. May chặn hai đầu miệng túi dài 1 cm vuông góc với đường may chắp sườn.
Mũ áo: sống mũ võ lật diễu lên sống mũ: diễu 2 kim. Sống mũ lót lật diễu lên sống mũ : diễu 1 kim 0.5cm.
Lưỡi trai: quay lộn diễu 2 kim cặp trì. Chân lưỡi trai tra luồn vào cửa mũ bằng bản to đầu sống mũ.
Cửa mũ mí cặp trì, diễu bản to bằng 2 cm(mí cửa mũ liền mí nẹp khóa)
Chun cửa mũ: chặn thấm hai bên má mũ, 1 đầu chun chặn trùng đường mí sống mũ. Dài đoạn chặn chun TP =12,5 cm dài chun TP
= 6.3cm.
Vắt sổ đường tra cổ mũ với thân.
Khoá nẹp:
Khoá #5 cá sấu, củ kéo 1 mặt, đồng màu vải F1.
Đầu khoá gập vào trong sát đầu cửa mũ, đuôi khoá bằng mép gấu, sông khóa = 1.3cm, củ khoá khi tháo ra nằm bên trái khi mặc.
Đính bọ đuôi khoá.
Dây dệt kéo khoá: lồng qua tai khoá, may chặn 1 kim, chữ
“ Carter’s” đọc xuôi chiều từ trên xuống, may chặn + kích thước như hình vẽ kèm theo.
Cửa tay có chun: bản to cửa tay = bản to chun =1.3cm, can chun tròn. Cửa tay : gập mí sát chun.
Gấu áo: gập ( mí ) diễu, đường chỉ thứ nhất cách mép gấu = 0.64 cm, đường chỉ thứ 2 cách đường chỉ thứ nhất = 2cm.
Bo dài = 0.6 cm: hai đầu súp bong thân trước + đuôi khóa nẹp. Chú ý: bọ súp bong dùng chỉ phối (cùng màu vải phối F2).
Kiểm tra sản phẩm thoát chuyền
Chất lượng sản phẩm là vấn đề then chốt trong may công nghiệp hiện nay, con người ngay càng phát triển để hướng tới trình độ cao thì nhu cầu ăn mặc cũng khắt khe hơn.Do đó sản phẩm may mặc phải đạt chất lượng cao.
Để có được chổ đứng trên thị trường các công ty phải có biện pháp phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm là phải xây dựng được hệ thống cán bộ hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng có năng lực.
Nhân viên thu hoá có trách nhiệm kiểm tra tất cả sản phẩm thoát chuyền. Khi sản phẩm đầu tiên ra chuyền, thu hoá và tổ kỹ thuật trực tiếp tham gia kiểm tra nhằm phát hiện những sai hõng kịp thời và đề ra phương pháp sửa chửa. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm được chuyển xuống phân xưởng là và hoàn thiện.
Các bước kiểm tra của sản phẩm mã CTF04-115V6:
Khi sản phẩm mã CTF04-115V6 hoàn thành sau công đoạn may, đã được nhặt chỉ và được chuyển lên bàn thu hóa. KCS là những cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng may của sản phẩm. Sản phẩm được kiểm tra qua các bước như sau:
Kiểm tra nguyên phụ liệu :
Kiểm tra màu vải, chất liệu vải có khớp với nguyên liệu vải không. Kiểm tra phụ liệu chỉ, nhản, các khoá có đúng yêu cầu không như:
Vì áo CTF04-115V6 là kiểu áo phối 2 loại vải nylon khác nhau(màu xanh tím than và màu vàng, màu xanh và màu đỏ), lót cũng phối hai chất liệu vải khác nhau có cùng màu sắc. Vì vậy khi kiểm tra ta phải kiểm tra áo có đúng màu sắc như quy định chưa. Chất lượng vải có đảm bảo không.
Ơ sản phẩm áo CTF04-115 có đính 3 loại nhãn khác nhau, kiểm tra nhãn áo có được đính đúng vị trí, đúng chủng loại, đúng kích thước…
Chỉ may áo có đúng là loại chỉ như bảng màu nguyên phụ liệu quy định không. Cách sử dụng các loại chỉ vào đúng đường may, đúng số mũi chỉ quy định.
Kiểm tra kiểu mẫu, hình dáng:
Vì mã CTF04-115V6 được khách hàng gửi áo mẩu kèm theo hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật vì vậy khi kiểm tra sản phẩm thoát chuyền ta phải kiểm tra áo có đúng với mẫu chuẩn không về hình dáng và kiểu mẩu không. Là áo Jacket hai lớp có sự tham gia của 4 màu vải khác nhau, khi kiểm tra cần chú ý đến độ rộng của hai lớp vải ngoài và lót, độ lé của lớp trong có đúng quy định không. Theo quy định đối với áo CTF04-115V6 thì lớp trong rộng hơn lớp ngoài 0.5-1 cm khi vuốt êm. Mức độ sai lệch cho phép là 0.5% so với kích thước.
Kiểm tra lắp ráp:
Kiểm tra sản phẩm có được lắp ráp theo đúng yêu cầu kỹ thuật không.
Các đường lắp ráp có đạt tiêu chuẩn quy đinh về màu chỉ, số mủi, không nối chỉ ở một số đường như đường can cầu ngực, đường mí chun.
Bộ phận mũ : Mũ có lưởi trai, chun, kích thước chun 2 cm, dài chun là 6,3cm. Kiểm tra sản phẩm mũ phải kiểm tra các tiêu chuẩn trên.
Tay áo có phối màu, khi kiểm tra cần xem vị trí mang tay và vòng nách can màu có lệch nhau không, đường tra tay phải êm, không vặn, đường vòng nách phải tra đều và đủ độ mo, bắp tay phẳng, đường diễu cách đều theo đúng quy chuẩn kỹ thuật.
Gấu may phải đúng tiêu chuẩn là: đường thứ nhất cách mép gấu 0.64 cm, đường thứ hai cách đường chỉ thứ nhất 2 cm. Đường may phải êm phẳng, không bùng, vặn.
Túi dọc: không bị nhúm., đúng kích thước.
Vai và sườn không bị xô lệch, nhúm đường may, sai kích thước.
Kiểm tra đường may:
Mật độ mũi chỉ: đúng bảng quy chuẩn may, không được nối chỉ ở những đường bên ngoài, các đường mí diễu đúng kích thước quy định.
Quá trình kiểm tra:
Quá trình kiểm tra tíên hành thứ tự từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Khi phát hiện những lỗi sai hỏng ở chổ nào thì phải lấy băng dính đánh dấu vào vị trí đó, để riêng sản phẩm hỏng và chuyển lại công đoạn để sửa chữa.
Xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn thành sản phẩm:
Hoàn thành sản phẩm là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất hàng may mặc trước khi xuất xưởng. Nhiệm vụ cơ bản của quá trình là khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi đã qua công đoạn sản xuất trước đó, đồng thời trang trí, gấp,đóng gói theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về chất lượng và số lượng để thuận tiện cho việc trưng bày, bảo quản tạo điều kiện cho quá trình xuất hàng thuận tiện và đảm bảo chất lượng hàng khi vận chuyển.
Với áo Jacket mã CTF04-115V6 công đoạn hoàn thành trải qua các bước cơ bản sau:
Là : Căn cứ vào bảng quy chuẩn là ta có được nhiệt độ tối đa để áp bàn là lên sản phẩm( 150-170 0C ), thời gian giữ nhiệt là 3 giây. Chú ý đến những đường may bị nhúm thì phải là kỹ hơn và khi là tránh để bị biến dạng sản phẩm. Những sản phẩm bị bám bụi phải được tẩy và hoặc dùng băng dính thấm sạch bui.
Gấp: Là áo trẻ em hai lớp nhẹ, và đơn giản vì vậy việc gấp áo cũng không khó khăn. áo được gấp như sau:
Kéo kính khoá của áo, gập cổ và hai tay ra sau, vuốt phẳng.
Đóng gói:
Cho áo vào túi nilon dài 60 cm, rộng 40cm. Lồng phía mũ vào trước, gấu vào sau, êm, không bị gập áo.
Trên mặt túi được dính cỡ của áo được đóng vào túi,
Miệng túi được gập phần thừa túi váo phía sau áo và dùng băng dính để dính hai bên.
Đóng hòm:
Mã CTF04-115 được đóng thành hai loại hòm theo hai màu khác nhau, mỗi loại hòm lại được tăng lên về kích thước là 4 cm theo lần lượt 4 cỡ và ký hiệu bên ngoài đúng cỡ của áo. Kích thước của thùng 2T là : 65 x 70 x 30 = D x R x C
Các mặt của hòm có những ký hiệu sau:
Mặt bên hình chiếu cạnh:
Style: Ctf04-115v6.
Color:
Size:
Q’ty:
GC/t no:
Made in việt nam.
Mặt bên hình chiếu bằng:
Net weight:
Gros weight:
C/t size: 65 x 70 x 30.
Định mức:
Băng dính hòm: 5m/hòm
Đai nẹp: 9 m/hòm.
Băng thấm bụi: 15cm/áo.
Thùng corton phải:
Đãm bảo như tiêu chuẩn kỹ thuật quy định là thùng phải làm bằng corton cứng, đáy và xung quanh phải có giấy chống ẩm. Thùng phải chứa được số lượng sản phẩm như yêu cầu. Bên ngoài hòm ghi đúng như trên và đúng với màu và cỡ số mà nó đang chứa. Hòm không bị bục và hở băng dính.
Chương VI.
Tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất mã CTF04-115V6
Để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, tăng tích luỹ, thực hiện tái sản xuất mở rộng… việc tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất rất quan trọng, có làm tốt quá trình này mới giúp doanh nghiệp đạt đựơc những chỉ tiêu đã nêu ở trên.
Muốn tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả thì mọi bộ phận của các tổ chức trong công ty phải hợp tác tốt với nhau thành một khối liên hoàn, hợp lý. Mọi bộ phận và con người trong đó có luôn có những ảnh hưởng, ràng buộc qua lại với nhau. Thực hiện công tác tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất trên dây chuyền may của doanh nghiệp là công đoạn rất được các doanh nghiệp quan tâm.
Phần chuyên sâu của báo cáo thực tập này em xin mạnh dạn đi sâu vào quá trình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Hồ Gươm nói chung và quá trình chỉ đạo sản xuất mã CTF04-115V6 nói riêng tại dây chuyền may.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp :
I. Nội dung của tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự kết hợp và phối hợp một cách hợp lý sức lao động cùng với tư liệu sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất đối với một doanh nghiệp được cân đối nhịp nhàng, liên tục, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung cơ bản sau:
Tiến hành phân công lao động, hiệp tác lao động khoa học.
Tổ chức tốt chổ làm việc.
Tiến hành điều hành sản xuất.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Những công việc khác.
Các nguyên lý tổ chức lao động khoa học:
Công việc đầu tiên của tổ chức lao động là xác định cho người lao động một nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó phải thực sự cố gắng mới hoàn thành được và phải được xác định trên cơ sở nghiên cứu phương pháp lao động, định mức lao động và được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
Định mức thời gian lao động phải được tiến hành bằng phương pháp quan sát bấm giờ từng thành phần trong quy trình lao động.
Phải nghiên cứu nhiều phương pháp thực hiện một công việc, chọn lọc hoàn thành một phương pháp tiến bộ, hợp lý nhất rồi trình bày rõ ràng hướng dẫn yêu cầu người công nhân phải thực hiện theo phương pháp đó.
Cần đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng các điều kiện cần thiết cho người lao động để họ có thể tiến hành công việc một cách thuận lợi nhất.
Người lao động phải được biết trước họ sẻ được cái gì sau khi hoàn thành công việc, và nếu không hoàn thành công việc thì sẻ mất cái gì.
Theo khả năng cho phép nên giao cho người lao động một nhiệm vụ phù hợp với hiểu biết và tay nghề của họ. Nên tuyển dụng những người có tiềm năng phát triển ở lĩnh vực nghề may. Sau đó luyện tay nghề kỷ lưỡng, chú trọng đào tạo người có trình độ chuyên môn cao.
II. Yêu cầu của tổ chức sản xuất:
Đảm bảo sản xuất phải cân đối nhịp nhàng liên tục cần những yếu tố.
Cân đối
Nhịp nhàng
Liên tục
Đảm bảo và nâng cao chuyên môn hoá, hiệp tác hoá.
Đảm bảo quá trình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất.
III. Các phương pháp tổ chức sản xuất:
1. Phương pháp sản xuất theo nhóm:
Trong loại hình sản xuất vừa và nhỏ thì có thể tổ chức sản xuất theo nhóm tức là tất cả các chi tiết của loại sản phẩm cần chế tạo được phân loại thành từng nhóm. Lập quy trình công nghệ theo chi tiết tổng hợp định mức thời gian các bước công việc của chi tiết.
2. Phương pháp tổ chức đơn chiếc:
Là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hoặc từng đơn đặt hàng như cho từng loại phế phẩm, các bước công việc phải dựa vào bản vẽ riêng cho từng loại sản phẩm, phải bố trí công nhân có trình độ để đề phòng thay đổi sản phẩm sản xuất.
3. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền :
Sản xuất theo dây chuyền là một quá trình tổ chức tiên tiến, nơi công việc được chuyên môn hóa cao, đối tượng lao động được vận chuyên một hướng cố định với đường đi ngắn nhất và được chế biến đông thời qua tất cả các nơi làm việc của dây chuyền. Sản xuất dây chuyền đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản xuất của một đơn vị máy móc và diện tích sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Muốn sản xuất dây chuyền đạt năng suất cao, đạt đúng yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo các yếu tố sau:
Phải cung cấp nguyên liệu, dụng cụ đúng tiêu chuẩn, quy cách, giữ gìn bảo quản máy móc và thiết bị chu đáo, đảm bảo chạy liên tục đồng bộ.
Đảm bảo về số lượng bán thành phẩm dự trữ nhất định cho dây chuyền không ngừng trệ.
Phân công, bố trí công nhân trên dây chuyền hợp lý, phù hợp với tay nghề, có công nhân lao động dự trữ.
Tăng cường kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm qua các bước công việc của dây chuyền.
Kế hoạch tiến độ sản xuất và chỉ đạo sản xuất phải đảm bảo chính xác, nhạy bén và đồng bộ.
IV. Những tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất ngành may:
Đối tượng phục vụ ngành may là sản xuất ra những sản phẩm rất đa dạng về kiểu cách. Dùng dây chuyền sản xuất trong nhà máy là nơi thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất của nhà máy. Dây chuyền sản xuất thực hiện các công đoạn và các bước công nghệ trong quy trình sản xuất chung cho ra đời các sản phẩm ngành may được đặc trưng bằng 4 tính chất sau:
Tính chu kỳ:
Tuy mặt hàng sản xuất may rất đa dạng nhưng đều xuất phát từ cơ sở nền tảng là cơ thể con người, vì vậy về cấu tạo cơ bản của bất kỳ loại quần áo nào cũng được cấu tạo từ những bộ phận cho phù hợp với từng phần cơ thể (thân trước, thân sau,…) Vì vậy quá trình chế biến ra loại sản phẩm nào cũng bắt đầu từ khâu chuẩn bị và kết thúc ở khâu phục hồi trang trí sản phẩm. Quá trình công nghệ như sau:
Vải Thiết kế ( chuẩn bị kỹ thuật ) Cắt May Hoàn thành
Một chu kỳ chế biến sản phẩm may mặc là khoảng thời gian từ khi bắt đầu gia công một khối lượng vật phẩm cho đến khi bắt đầu gia công một khối lượng vật phẩm khác. Một chu kỳ may phụ thuộc vào độ lớn của khối lượng vật phẩm, tức là phụ thuộc nhu cầu may mặc của đối tượng, điều kiện sử dụng, mức độ phức tạp của loại mặt hàng và tính chất của loại vật liệu.
Tính thống nhất về kỹ thuật ( tính ổn định ):
Xuất phát từ đối tượng phục vụ chung do đó quy trình gia công sản phẩm may mặc đã tìm ra những quy luật chung được thể hiện ở quy trình may lắp sản phẩm .
Thao tác kỹ thuật may kỹ thuật may lắp, cắt các bộ phận, lắp ráp các chi tiết sản phẩm.
Tính độc lập nối tiếp:
Căn cứ vào kết quả thu được một cách rõ ràng, sau khi thực hiện công đoạn chế tạo, mỗi công đoạn có thể tiến hành sản xuất độc lập có liên quan mật thiết với nhau, công đoạn trước làm nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp các điều kiện sản xuất cho công đoạn sau và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.
Mặt khác, trong mỗi công đoạn nhiệm vụ chung có thể chia nhỏ thành các bước công việc rõ ràng. Đa số các bước công việc được giao cho từng cá nhân tiến hành sản xuất độc lập trên một chổ làm việc, đồng thời các cá nhân do hợp tác với nhau, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục đạt năng suất cao, chất lượng quy định.
Tính cơ động:
Xuất phát từ những tính chất đặc trưng trên, việc chế tạo hoành chỉnh những sản phẩm may mặc từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể tiến hành đựơc trong mọi điều kiện sản xuất, từ cá thể thủ công đến cơ khí hoá, từ động hóa ( từ quy mô sản xuất nhỏ( cá thể) đến quy mô sản xuất lớn( công ty, liên hiệp các xí nghiệp…) sản xuất vừa và sản xuất nhỏ.
Căn cứ vào những phân tích về quá trình tổ chức sản xuất trong ngành may như ở trên, quá trình sản xuất mã CTF04-115V6 ở Công ty cổ phần May Hồ Gươm cũng diễn ra lần lượt các bước công việc và phân công công việc sản xuất tương tự. Em xin được đi cụ thể vào mã hàng áo Jacket bé trai CTF04-115.
Nội dung của phương pháp tổ chức dây chuyền may mã CTF04-115V6 :
Mã hàng CTF04-115V6 được khách hàng là Công ty TAASI gửi đến ngày 15 tháng 3 năm 2004. Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần may Hồ Gươm nhận hồ sơ kỹ thuật và bắt đầu tiến hành thực hiện lần lượt các công việc tổ chức sản xuất.
Chuẩn bị sản xuất :
Là khoảng thời gian từ khi nhận mẫu đến khi sản phẩm chế thử được chấp nhận thì bắt đầu làm toàn bộ các bộ mẫu để phục vụ sản xuất đồng thời xây dựng toàn bộ các định mức kinh tế kỹ thuật chuyển giao cho các bộ phận sản xuất.
Phòng Kỹ thuật tiến hành dịch tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty TAASI gửi đến. Sau đó thiết kế ra mẩu để chế thử và gửi áo mẩu đến công ty khách hàng. Công ty TAASI có hồi âm lại bằng văn bản để sửa chữa mẩu chế thử, điểm nào của mẩu chế thử còn sai, chưa phù hợp. Căn cứ vào đó phòng Kỹ thuật lại làm lại mẫu thử cho đến khi công ty bạn chấp nhận thì thôi.
Với mẫu hàng mã CTF04-115V6 phòng Kỹ thuật gửi mẫu chế thử và được Công ty TAASI chấp nhận trong lần đầu tiên.
Công việc chuẩn bị sản xuất được giao cho 1 người chuyên thiết kế mẫu và 1 người phụ việc. Khi đã cắt xong, bán thành phẩm mẫu được đưa sang phòng may mẩu để may. Sản phẩm mẫu được Trưởng phòng kiểm tra lại theo tiêu chuẩn trước khi gửi sang công ty bạn.
Khi công ty bạn đã chấp nhận sản phẩm mẫu tức là đã đồng ý để Công ty cổ phần may Hồ Gươm trực tiếp sản xuất mã hàng này.
Công việc đầu tiên sẻ là lập bảng mầu, tính định mức chỉ của 3170 sản phẩm. Bảng màu và định mức chỉ được gửi sang nhà kho để kho cấp phát vải cho tổ cắt, chỉ cho tổ may.
Mẫu chuẩn sẽ được đưa lên bàn số hóa để nhập các số liệu kích thước vào máy. Một người sẽ trực tiếp nhảy mẫu theo các số liệu đã cho ở tiêu chuẩn kỹ thuật công ty TAASI gửi. Khi đã nhảy mẩu xong, 1 người chuyên giác sơ đồ sẻ nhận các mẩu bán thành phẩm trên máy chủ để tiến hành giác sơ đồ. Người giác sơ đồ đòi hỏi phải biết kích thước khổ vải của nguyên liệu. Khổ vải sẻ do người ghi sơ đồ đi đo và về thông báo lại. Sơ đồ có kích thứơc bé hơn khổ vải là 3 cm. Giác xong thì sẽ tính được định mức vải bằng cách nhân chiều dài sơ đồ với số sơ đồ bàn cắt. Định mức vải được gửi xuống kho số lượng vải mà kho cần chuyển lên phòng cắt.
Cùng thời điểm ấy, 1 người chuyên thiết kế dây chuyền và làm tiêu chuẩn cắt, may, hoàn thành để chuyển xuống phân xưởng cắt, may, hoàn thành. Dựa vào dây chuyền và các bước công việc để tính lương cho công nhân.
2. Công đoạn cắt:
Là khoảng thời gian bắt đầu nhận lệnh sản xuất mã hàng cho đến khi cắt xong toàn bộ bán thành phẩm, phối kiện để chuyển sang phân xưởng may.
Trước khi cắt mã hàng, người trưởng phòng cắt lên phòng kỹ thuật nhận bảng màu để biết được vải nào là vải chính vải nào là lót, phối… Kiểm tra vải được cấp phát từ nhà kho lên đã đúng và đủ số lượng chưa. Nhận sơ đồ và chuyển cho người đầu bàn trải vải. Số lượng lớp vải được trải dựa vào công việc tác nghiệp của người giác sơ đồ và có thay đổi của trưởng phòng cắt( người tính tác nghiệp cắt ).
Một bàn cắt gồm 3 người, 1 người đầu bàn, 2 người trải vải. Người đầu bàn phụ trách ghi số liệu của súc vải, đầu tấm… Sau đó chuyển phiếu hoạch toán bàn cắt cho trưởng phòng( người chuyên tổng kết sổ).
Cắt vải gồm 2 người cắt phá, và 1người cắt gọt, 1 người đánh số và 1 ngượi phối kiện.
Thực ra ở xưởng cắt Công ty cổ phần May Hồ Gươm thì các công việc không phân công chuyên môn hoá mà được thay phiên và phụ giúp nhau hoàn thành. Khi tính lương thì dựa vào tay nghề và mức độ hoàn thành công việc của mỗi người nhân với số lượng sản phẩm và đơn giá của sản phẩm đó.
3. Công đoạn may:
Xưởng may 1 của Công ty cổ phần May Hồ Gươm gồm 10 tổ may, mỗi tổ may có số lượng người từ 28- 32 người kể cả tổ trưởng và thu hóa. Một quản đốc phụ trách Xưởng may 1.
Khi xưởng cắt bắt đầu nhận sơ đồ bàn vải thì quản đốc và các tổ trưởng của 10 tổ may tập trung lên phòng kỹ thuật nghe hướng dẫn và nhận tiêu chuẩn may, dây chuyền may, bảng tính lương của mã CTF04-115V6.
Cụ thể dây chuyền và bảng tính lương như sau:
Trước khi bán thành phẩm xuống xưởng may, Quản đốc phân xưởng đã phân công trách nhiệm hoàn thành sản phẩm cho các tổ theo từng cở, một tổ một cở hoặc một tổ hai cở… Tổ trưởng phải nắm thật rõ quy trình may sản phẩm như thế nào. Cụ thể các bước công việc được chia như trên và Tổ trưởng là người sắp xếp vị trí công nhân thực hiện các bước công việc sao cho không để chuyền bị ùn tắc. Tổ trưởng có thể ghép các nguyên công lại với nhau một cách hợp lý. Trước khi may, tổ trưởng đứng ra hướng dẫn các bước thực hiện của các công đoạn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các mẹo may sao cho hợp lý.
Khi sản phẩm đang ở trên chuyền tổ trưởng phải kiểm tra và nhắc nhở công nhân may đúng và thu hồi những sản phẩm hỏng để đổi bán ở tổ cắt.
Tổ trưởng phân công người nhặt chỉ và loại ra những sản phẩm hỏng để đem sửa đúng công đoạn của nó.
Khi may phải chú ý ghép bán thành phẩm đúng bàn, cùng là vải tránh bị sai thân lệch màu. Trong quá trình may áo CTF04-115V6 có những chú ý là :
Cắt chun đúng kích thước để tránh làm áo có độ chun nhúm khác nhau.
Đường lồng chun phải đúng kích thước quy định, nếu bị hẹp thì phải tháo ngay tránh để chun bị gập khi luồn chun.
Chun ở mũ phải đều….
Thu hoá ngồi cuối chuyền để thu hồi sản phẩm đã gần hoàn tất( sản phẩm mã CTF04-115V6 được thu hóa lần 1trước lúc may gấu. Khi thu hóa sản phẩm bị sai hỏng ở vị trí nào thì thu hóa sẻ đánh giấu bằng cách gắn băng dính màu tương phản vào vị trí đó.
Sản phẩm phải được nhặt chỉ ở bên trong đối với loại vải nylon sáng màu.
Sản phẩm mã CTF04-115V6 có đường mí diểu nên phải sử dụng máy hai kim. Máy được bố trí ở vị trí sau công đọan can chắp.
Công nhân chuyên đính nhãn có thể đính nhãn bằng máy vắt sổ 5 chỉ( vì áo được vắt sổ bên trong ).
Công đoạn may rất quan trọng đến sự thành công của sản phẩm. Vì thế Công ty cổ phần may Hồ Gươm rất chú trọng đầu tư vào may, kiểm tra ở công đoạn may.
Công đoạn hoàn thành sản phẩm :
Như đã nói ở chương V, công đoạn hoàn thành phải trải qua các công việc là , gấp , đóng gói, đóng hòm. Công đoạn này luôn bổ trợ cho công đoạn may trong quá trình kiểm tra lại hàng trước khi cho vào túi đóng hòm và xuất hàng.
Người tổ trưởng tổ hoàn thành nhận sản phẩm do xưởng may chuyển xuống, tiến hành kiểm tra lại một lần nửa đồng thời gấp, xếp theo cỡ.Một người đứng ra nhận hàng, ký nhận và kiểm tra xem hàng có đúng như giấy tờ bàn giao không.
Tổ là có 3 người là, có 2 người gấp sản phẩm, 2 người dính cỡ, 2 người cho sản phẩm vào túi, 1 người dính miệng túi, 1 người xếp sản phẩm vào đúng thùng đúng cỡ.
Một số văn bản khi tiến hành sản xuất một mã hàng bất kỳ:( mã CTF04-115)
Mục lục
Chương i: sự xuất hiện ngành may.
Chương ii: công ty cổ phần may hồ gươm.
quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần may Hồ Gươm
quá trình xây dựng, mở rộng và phát triển Công ty cổ phần may Hồ Gươm
cơ cấu và chức năng của từng bộ phận trong Công ty cổ phần may Hồ Gươm
Tài liệu tham khảo
1.Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đỗ thị thuý nga. Lớp may 4.
2.Báo cáo tự đánh giá của phòng kinh doanh Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
3.bài phát biểu đánh giá quá trính phát triển của Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
4.bản xây dựng chức năng nhiệm vụ của công ty may thăng long,
5.bản tin thông tin thương mại của trung tâm thông tin thương mại-bộ thương mại.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28684.doc