Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần KAD Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần KAD Việt Nam là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy mới được thành lập nhưng công ty đã nhanh chóng tìm được một vị trí cho mình trong một môi trường cạnh tranh đây khắc nhiệt. Để có được thành quả đó ban lãnh đạo công ty đã tìm cho mình đúng con đường kinh doanh để không phải bị các đối thủ cạnh tranh lớn đè bẹp, từ đó dần dần công ty đã vững chắc trên thị trường của mình và tiếp tục mở rộng và phát triển. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần KAD Việt Nam, em xin

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần KAD Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày báo cáo thực tập tổng quan này nhằm làm rõ về quá trình hình thành và phát triển của công ty, mô hình bộ máy quản trị và sản xuất và về một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty trong thời gian qua. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 nội dung chính: Phần I : Tổng quan về Công ty cổ phần KAD Việt Nam Phần II : Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần KAD Việt Nam Phần III : Phương hướng hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển công ty trong 5 - 10 năm tới Em xin trân trọng cảm ơn Ths. Nguyễn Ngọc Điệp đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành Báo Cáo Tổng Hợp này. Trong quá trình thực hiện, em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Em mong được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để em thực hiện tốt hơn trong những lần sau. Sinh viên: Đặng Văn Khải Lớp : QTKD Công Nghiệp&XD 47C PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KAD VIỆT NAM 1.1. Thông tin chung về công ty cổ phần KAD Việt Nam 1. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KAD VIỆT NAM Tên giao dịch: KAD VIET NAM JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: KAD.JSC Chủ tịch HĐQT: Ông Phan Ngọc Hiếu Giám đốc: Ông Trần Quang Khánh Giấy đăng ký kinh doanh số: :0103009788 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 31/10/2005 Mã số thuế: : 0101813234 -- Mã số XNK: 0101813234 Điện thoại: 04 – 5577282 Fax: 04 - 5577280 Email: info@kadgroup.vn Website: www.kadgroup.vn 2. Trụ sở chính: Số 10 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà nội. 3. Tài khoản: 000696950001 tại Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Kim Liên 0021001405962 tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội- Phòng Giao dịch số 4 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần KAD Việt Nam Hiện nay chức năng của công ty cổ phần KAD Việt Nam là khá đa dạng, bao gồm 4 lĩnh vực hoạt động kinh doanh sau: * KAD decor: Chuyên cung cấp vật liệu và dịch vụ hoàn thiện nội, ngoại thất. Là nhà phân phối chính thức vật liệu hoàn thiện nội, ngoại thất của các hãng sản xuất hàng đầu Trung Quốc (ALUKAD, GLOBOND) và CHLB Đức (ALUCOBOND). Lĩnh vực hoạt động của KAD decor là: -Tư vấn, thiết kế: KAD decor nhận thiết kế nội thất, ngoại thất cho các tòa nhà văn phòng, các hệ thống showroom trưng bày sản phẩm, tư vấn sử dụng các vật liệu mới - Aluminum composite, các hệ tường kính cao cấp.. -Cung cấp vật tư: KAD decor là nhà nhập khẩu và phân phối các thương hiệu Alucobond, Apolic, Acopanel, Globond, Alukad... -Thi công lắp đặt: KAD decor chuyên thi công về tấm ốp nhôm màu hợp kim, các hệ tường kính bao che, vách kính thông tầng,kính chân nhện..... KAD decor đã và đang mang đến cho các công trình một vẻ đẹp sang trọng và tiện ích. * KAD arch: Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc nội, ngoại thất. Với đội ngũ kiến trúc, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, sáng tạo công ty đã góp phần tạo nên những sản phẩm kiến trúc hiện đại, sang trọng và tiện ích. * KAD hightech: Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, là nhà phân phối chính thức thiết bị nghe nhìn của Hãng Sony. *KAD artex: Chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Với 2 cơ sở sản xuất lớn cùng đội ngũ nghệ nhân có tay nghề lâu năm đã đưa đến cho khách hàng Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc á những sản phẩm hữu ích đậm đà nét đẹp của văn hoá Việt Nam. 1.3. Quá trình hình thành và phát trển của công ty 1.3.1. Sự ra đời của công ty cổ phần KAD Việt Nam Trước khi nói về sự ra đời của công ty KAD Việt Nam thì em xin nói một vài điểm sơ lược về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2005: Năm 2005 được coi là năm đánh dấu cho nhiều sự kiện đặc biệt, là năm chuẩn bị nền móng cho việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, là năm cuối cùng kết thúc giai đoạn kế hoạc 2001-2005. Năm 2005 cũng là năm mà nền kinh tế Việt Nam phát triển rất ấn tượng, để lại nhiều dấu ấn đó là: 8,4% là con số tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong năm 2005. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở về trước của nước ta, kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực và là mức tăng trưởng hàng đầu của châu Á và thế giới, nâng bình quân thu nhập đầu người lên 640 USD. Và đây cũng là con số mà không một nhà phân tích kinh tế nào, dù lạc quan nhất, dám nghĩ đến. Bởi, ngay từ đầu năm 2005, kinh tế Việt Nam phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất, tốc độ phát triển bị giảm sút. Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với năm 2004. Riêng sản lượng công nghiệp tăng 17,2%, tốc độ cao nhất trong 5 năm (2001: 14,6%; 2002: 14,8%; 2003: 16,8%; 2004: 16%). Về mặt chủ sở hữu thì khu vực tư nhân (với 30% tổng sản lượng công nghiệp) tăng trưởng mạnh nhất, tăng 25%, tiếp theo là khu vực FDI đã tăng 21% (mặc dù sản lượng dầu thô giảm 7,7%), trong khi khu vực nhà nước tăng trưởng chậm với mức 8,4% (thấp hơn mức 11,8% của năm 2004). Tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh cao (21 tỷ USD), chiếm 38,9% GDP (cao nhất trong những năm kể từ trước đây). Trong đó, đầu tư từ khu vực tư nhân (chiếm hơn 32% tổng vốn) có tốc độ phát triển nhanh nhất, tăng 28%. Đầu tư của khu vực tư nhân có hiệu quả cao.Vốn đầu tư tăng trong khu vực này là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy tiềm lực trong nước đang tăng lên và môi trường kinh doanh đang được cải thiện. Có thể nhận thấy rằng năm 2005 đã hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi: - Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi vẫn duy trì được những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc (tỷ lệ nợ thấp, lạm phát ở mức có thể chấp nhận được, tỷ lệ tiết kiệm cao và sự phân hoá giầu nghèo thấp). - Môi trường chính trị và xã hội ổn định: là một quốc gia yên bình, không có nạn khủng bố, không nằm trong khu vực nhiều thiên tai và chi phí nhân công thấp. - Nền kinh tế đang dần hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam dự đoán sẽ trở thành thành viên của WTO trong năm 2006 và đang nỗ lực đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trên phạm vi lớn - Hoạt động của thị trường chứng khoán trở nên sôi động với tiến trình cổ phần hóa được đẩy mạnh và quy định của Chính phủ yêu cầu các công ty lớn đã cổ phần hóa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Tính thanh khoản của thị trường cũng tăng lên đáng kể khi Chính phủ nâng mức cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tại các công ty niêm yết từ 30% lên 49%. Khi Việt Nam chuẩn bị tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, khi mà nền kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, sự cạnh tranh trong nước và quốc tế vô cùng khắc nghiệt đó cũng chính là lúc công ty cổ phần KAD Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 10 năm 2005. Để vững bước trên con đường phát triển, KAD group đã chọn cho mình con đường đi lên lấy chất lượng và uy tín làm đầu. 1.3.2. Quá trình phát triển của công ty KAD.JSC Trải qua hơn 3 năm thành lập và phát triển, cùng với sự kiện Việt Nam là thành thương viên thứ 150 của WTO, KAD group đã xây dựng cho mình được thương hiệu và uy tín với 4 lĩnh vực hoạt động: KAD decor Cung cấp vật liệu và dịch vụ hoàn thiện nội, ngoại thất. KAD arch Cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc nội, ngoại thất. KAD hightech Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, là nhà phân phối chính thức thiết bị nghe nhìn của Hãng Sony. KAD artex Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ KAD group khẳng định sẽ đem đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất, siêu bền nhất. sản phẩm của KAD group sẽ đến cung với các bạn bởi các mẫu mã, công nghệ chế tạo phù hợp môi trường Việt Nam và kiểu dáng kiến trúc thỏa mãn thị hiếu khách hàng khó tính nhất. Với biện pháp quản lý tổng thể áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế và Việt Nam công ty quan tâm ngay từ khâu vật tư đầu vào, mỗi bước đi trong quá trình sản xuất, thi công phải được hoàn thiện đến từng chi tiết. KAD group áp dụng chính sách “Hướng tới khách hàng” không ngừng tìm hiểu mong muốn của khách hàng để tạo ra những sản phẩm vừa lòng khách hàng. KAD group với chính sách nhân sự phù hợp tạo ra môi trường làm việc cộng đồng thân ái đầy trách nhiệm, đồng thời thuờng xuyên tổ chức dào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề cho người lao động. Đến nay, sau hơn 3 năm thành lập, KAD group đã quy tụ được trên 30 kiến trúc sư và kỹ sư có trình độ chuyên môn cao có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn , thiết kế, thi công xây lắp nội thất và ngoại thất cho các công trình kiến trúc hiện đại tại Thủ đô Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh như: PetroVietNam, TD-Plaza, Antexpost House, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nam, Hệ thống showroom Yamaha...... Toàn thể công ty KAD group trên dưới một lòng nói vòng tay lớn quyết tâm đưa KAD group trường tồn và phát triển song song với chất lượng và uy tín trên phạm vi toàn cầu. 1.4. Các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của công ty KAD.JSC 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường 1.4.1.1. Về sản phẩm: Công ty cổ phần KAD Việt Nam chuyên cung cấp và thi công các sản phẩm về nhôm kính dùng để trang trí nội thất và ngoại thất trên các công trình xây dựng như cao ốc văn phòng, các khu trung cư đô thị mới, các phòng triển lãm, nhà hàng, khách sạn hay cả nhưng công trình xây dựng dân dụng… Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ như tư vấn, thiết kế về kiến trúc nội thất và ngoại thất có liên quan đến sản phẩm nhôm, kính… -Về đặc điểm sản phẩm nhôm dùng cho trang trí nội, ngoại thất: Về mặt kết cấu, tấm nhôm có những đặc tính nhẹ, có nhiều màu sắc, hoa văn giả đá, độ chính xác cao, dễ làm vệ sinh, hạn chế việc truyền âm và cách nhiệt; thường dày 4mm được ghép bởi hai lớp nhôm chống ăn mòn, mỗi lớp nhôm dày 0,5mm với lõi ở giữa bằng polyethylen - một loại nhựa chống cháy dày 3mm. Thông số kỹ thuật của sản phẩm có trọng lượng riêng chỉ bằng một nửa trọng lượng của tấm nhôm đồng chất cùng bề dày mà độ cứng tương đương. Do đó tấm hỗn hợp nhẹ, dễ lắp đặt, thi công như: uốn cong, uốn góc, xẻ rãnh... Tính năng khác là chống ăn mòn và có khả năng thích ứng với thời tiết, chịu được tác động bởi nhiệt độ từ -50oC đến +80oC. Hệ thống sơn và tạo hoa văn giả đá, gỗ phủ trên bề mặt nhôm có nhiều màu sắc, đường vân và thường được bảo hành từ 1-5 năm. Giá cả và chất lượng có nhiều cấp độ, tùy vào độ dày của lớp nhôm bề mặt, ví dụ tấm 3mm thì lớp nhôm mỗi bên là 0,21mm nhưng có loại chỉ 0,18mm hay 0,15mm, thậm chí thấp hơn. Để thi công, công nhân kỹ thuật thường tạo khung xương sắt và gắn tấm nhôm này lên bằng đinh ri-vê. Những rãnh trang trí hay mối nối (đường ron) được xử lí bằng keo silicon để chống oxi hóa. Khung sắt bên trong cần sơn chống sét trước khi lắp. Thường các công ty bán sản phẩm có luôn đội thi công thực hiện trọn gói. Tùy vào sắc thái của màu và họa tiết bề mặt để có thể ứng dụng thích hợp cho nhiều hạng mục khác nhau trong công trình. Không chỉ dùng để ốp mặt tiền, đóng trần nhà mà tấm nhôm hỗn hợp còn dùng làm vách ngăn, mái đón, mái trang trí, mái che, ốp cột, làm lam, lá sách, tủ, quầy, bàn ghế. -Về đặc điểm sản phẩm kính dùng trong xây dựng: Với xu thế phát triển các tòa nhà cao tầng, các công trình xây dựng hiện đại, gần đây công ty đã sử dụng và nhận thi công một số loại kính đang được các nhà thầu sử dụng phổ biến: 1.Kính ghép an toàn nhiều lớp: Ghép từ hai hoặc nhiều tấm kính phẳng lại với nhau bằng lớp phim PVB ở giữa nhằm tạo độ an toàn cao nhất. Loại kính này thích hợp cho việc xây dựng những công trình quy mô lớn, bảo đảm độ an toàn, tránh được rủi ro trong quá trình sử dụng. Chỉ cần ghép một lớp phim PVB ở giữa, khi kính ghép an toàn gặp sự cố bị vỡ các mảnh vỡ vẫn dính lại với nhau trong khung, không bị rớt xuống đất do vậy không gây sát thương. Trường hợp kính được ghép từ 2-4 lớp phim PVB sẽ giúp chống ồn, chống trộm hiệu quả nhờ chịu được lực va đập tốt. Sử dụng búa đập mạnh chỉ làm kính vỡ ra nhưng vẫn còn kết dính với nhau rất chặt. Tương tự, kính được ghép từ 6 lớp phim PVB trở lên có thể chống nổ và cách nhiệt rất tốt. Kính ghép nhiều lớp sử dụng tiện lợi cho các công trình xây dựng, cao ốc, trung tâm giải trí, trường học… Chủng loại các loại kính ghép: gồm tất cả các loại kính nổi từ 3-19mm, kính hoa văn 4mm, kính bảo vệ 6,8-10,8mm, kính hấp thụ và tỏa nhiệt… 2. Kính an toàn cường lực: Gia nhiệt bằng hệ thống xử lý nhiệt độ, áp suất để tạo ra một sản phẩm chịu lực ở nhiệt độ cao, chịu sốc mạnh và có độ an toàn cao hơn kính thông thường. Kính an toàn cường lực được sản xuất từ loại kính nổi thông thường chất lượng cao, hoặc kính phản quang có thể gia nhiệt, được đưa vào dây chuyền tôi kính để gia nhiệt đến điểm hóa mềm ở nhiệt độ 6900C-7100C (tùy thuộc vào độ dày và chủng loại kính); sau đó được nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác để đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính, đồng thời giữ nguyên chất lượng của kính về tính năng tỏa nhiệt và truyền ánh sáng. Kính đã gia cường phải chịu một sức nén bề mặt lớn hơn 10.000psi (kính thông thường dưới 3.500psi), do đó có tính chịu lực cao gấp 3-4 lần kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dày. Kính an toàn cường lực có thể chịu được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đến 1500C mà không bị vỡ (kính nổi thông thường chỉ chịu được ở nhiệt độ 400C-500C). Đặc biệt, loại kính này khi vỡ sẽ thành những hạt nhỏ li ti vì vậy không gây sát thương như kính thông thường. Kính cường lực ứng dụng hiệu quả cho tường, mặt dựng, vách cửa, lan can… của các công trình đòi hỏi độ an toàn cao như nhà cao tầng, siêu thị, cao ốc văn phòng, nhà thể thao… 3. Kính chống cháy: Ghép một loại hóa chất vào giữa hai lớp hoặc nhiều lớp kính sẽ ngăn được nhiệt độ lên gần 1.0000C và ngăn chặn sự lan tỏa của ngọn lửa được từ 30-60 phút. Khi tiếp xúc với độ nóng tăng dần của ngọn lửa, lớp kính ở phía tiếp xúc sẽ từ từ bị rạn nứt, đồng thời mảnh keo hóa học giãn phồng ra nhằm ngăn cho sức nóng và lửa không lan tỏa vào phía bên trong. 4. Kính Low E và Sunergy (kính phát tán nhiệt chậm): Phun lớp hơi hóa học lên mặt phẳng tấm kính, mùa hè sẽ cách nhiệt tốt còn mùa đông giữ được hơi ấm bên trong nhà. Nhờ ngăn được nhiệt độ nóng từ bên ngoài nên sử dụng loại kính này sẽ tiết kiệm được một nguồn điện năng rất lớn. Còn vào mùa đông, do ngăn không cho hơi ấm ra bên ngoài nên đồ đạc, vật dụng trong nhà không bị ẩm mốc, phai màu (thảm, rèm…). Đặc biệt, loại kính này có rất nhiều màu để chọn lựa, trong điều kiện thời tiết thay đổi vẫn không bị phai màu.  1.4.1.2. Về thị trường Thị trường chủ yếu của công ty KAD Việt Nam chính là khu vực Thủ đô Hà Nội, nơi mà các tòa nhà cao tầng, các khu đô thị mới phát triển rất nhanh. Đó chính là thị trường tiềm năng của công ty bởi vì những công trình tòa nhà cao tầng có nhu cầu phù hợp với các sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty còn vươn tới những thị trường xa hơn như các khu vực lân cận, thị trường miền trung, thậm chí là cả thị trường ở TP.Hồ Chí Minh. 1.4.2. Đặc điểm về nhân sự: BẢNG 1: BẢNG CƠ CẤU VỀ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KAD VIỆT NAM Đơn vị: người TT Chức danh ngành nghề Trên đại học Đại học cao đẳng Trung học CN CN kỹ thuật Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ I Cán bộ KHKT 4 1 128 19 1 Thạc sĩ Kinh tế 4 1 3 Kỹ sư xây dựng 32 1 5 Kỹ sư cơ khí 28 2 7 Cử nhân Tài chính-Kế toán 6 5 11 KS, CN ngành khác 33 4 12 Cao đẳng 29 7 II Cán bộ trung cấp 57 25 2 TC cơ khí 17 5 5 TC TC-KT 8 6 7 TC xây dựng 28 9 8 TC ngành khác 8 5 III CN kỹ thuật 79 11 Tuy mới được thành lập nhưng công ty đã thu hút được một số lượng khá lớn lao động làm việc. Hiện nay tổng số lao động của công ty khoảng trên 500 lao động. Trong đó số công nhân kỹ thuật là trên 80 người, số công nhân xây dựng là trên 60 người, còn lại là lao động phổ thông với số lượng khoảng gần 300 người. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động. Về cơ cấu lao động theo giới tính: Nam chiếm 79,62%, nữ chiếm 20,38%. Như vậy: Cơ cấu lao động theo giới phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tại công ty chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 30% trong tổng số lao động). Điều đó chính là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của công ty. Hoạt động tuyển chọn nhân sự, lao động mới của công ty phải thường xuyên tổ chức để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ lao động. 1.4.3. Đặc điểm vốn Bảng 2: Khái quát về nguồn vốn của công ty: Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn điều lệ 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 Vốn chủ sở hữu 979.422.212 1.262.580.256 2.864.088.516 Tổng vốn 5.979.422.212 6.262.580.256 7.864.088.516 Nguồn vốn của công ty còn nhỏ, việc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa được đáp ứng một cách tối đa.Qua đó ta có một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về vốn: + Tăng cường khả năng quay vòng của đồng vốn bằng cách tạo ra những sản phẩm có khả năng thu hồi vốn trong thời gian ngắn + Tăng cường sử dụng các khoản vốn vay + Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, không để tình trạng sử dụng vốn lãng phí, hiệu quả kém. 1.4.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ĐỘI VẬN TẢI ĐỘI XÂY LẮP SỐ 1 PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC Trần Quang Khánh ĐỘI XÂY LẮP SỐ 3 PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KAD decor KAD artex KAD high-tech KAD arch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của công ty cổ phần KAD Việt Nam được bố trí theo mô hình dưới đây: SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN KAD VIỆT NAM Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được quy định như sau: Hội đồng quản trị : Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty; Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó. Giám đốc: tất các các phòng ban và các đơn vị đều trực thuộc quyền quản lý của giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc là người đại diện cho công ty và thực hiện công tác quản lý theo chế độ một thủ trưởng, có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng nghị quyết của Đảng ủy, kế hoạch của cong ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám độc là người điều hành trực tiếp các phó giám đốc, các phòng ban và các đơn vị thành viên. Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất: có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc hoặc thực hiện các công việc do giám đốc ủy quyền để quản lý một lĩnh vực độc lập. Trong phạm vi của mình các phó giám đốc có quyền thay mặt giám đốc ký kết hợp đồng thuộc phạm vi phụ trách của mình. Các ph giám đốc và các phòng chức năng có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch được giao và chịu trách nhiệm trước tổng giám độc và cơ quan cấp trên về công việc của mình Phòng tổ chức hành chính: do trực tiếp chịu sự chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, chế độ chính sách và quản trị văn phòng. Đồng thời xây dựng chiến lược đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên chức trong công ty và đào tạo nguồn cán bộ kế cận. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, điều tiết, luân chuyển các bộ cho công ty để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc và một số công tác khác. Phòng tài chính – kế toán: do giám đốc và phó giám đốc quản lý trực tiếp có trách nhiệm giám sát, quản lý tất cả các nguồn vốn trong công ty. Tổ chức hoạch toán kinh doanh của hoạt động kinh doanh toàn công ty. Cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin cho cơ quan cấp trên, các phòng có liên quan và đặc biệt là phòng tổ chức. Thực hiện mọi chính sách pháp luật của nhà nước thông qua chỉ tiêu tiền tệ, tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tài chính, thống kê kế toán, phân tích và quản lý các hoạt động về tài chính, kế toán. Phòng kế hoạch kinh doanh: do giám đốc và phó giám đốc trực tiếp quản lý, có trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về công tác lập kế hoạch cho các đơn vị thành viên, các phòng chức năng, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên. Chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc và một số công tác. Các đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ do giám đốc và cấp trên giao, đảm bảo kế hoạch kinh doanh của công ty. Các đơn vị này được phân bố trên nhiều khu vực địa lý khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau đảm bảo không chồng chéo, dẫm đạp lên nhau. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KAD VIỆT NAM 2.1 Hoạt động Marketing Hoạt động Marketing của công ty đã được phát triển khá mạnh, thứ nhất là do đặc trưng về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Thứ hai là do công ty đã chú ý đầu tư để phát triển hoạt động này. Các hoạt động như tìm khách hàng, tìm thị trường mới được nhân viên trong công ty thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau. Vì vậy công ty luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, do đó công ty chuẩn bị được những yêu cầu tốt nhất cho quá trình hoạt động kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh của công ty chính là các công ty trong ngành như: công ty Eurowindow, công ty TNHN dịch vụ tổng hợp Hoàng Hà,công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Hoàng Linh,...các công ty nước ngoài mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam: Technal, ... Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu. Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu dựa vào những số liệu thứ cấp chưa phải là những số liệu do bản thân công ty thu thập cho mục đích điều tra riêng của mình về khách hàng, thị hiếu tiêu dùng, về sản phẩm của mình… Do vậy, hoạt động phân tích môi trường bên ngoài bao gồm: khách hàng, thị trường, yếu tố cạnh tranh… của công ty còn kém hiệu quả. 2.2. Chiến lược và kế hoạch Hiện nay công ty đang tiếp tục giữ vững thị phần của mình ở một số lĩnh vực kinh doanh cũ như: là nhà cung cấp các vật liệu về nhôm-kính dung trong trang trí nộ thất và ngoại thất,cung cấp các dịch vụ hoàn thiện nội, ngoại thất, tư vấn thiết kế kiến trúc... 2.2.1. Chiến lược về sản phẩm Hiện nay và trong thời gian tiếp theo công ty cổ phần KAD Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược này với cơ cấu sản phẩm bao gồm: Thương mại, dịch vụ và thi công.Ngoài ra, công ty tiếp tục phát triển thêm những ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới phù hợp với khả năng của công ty. 2.2.2. Chiến lược về thị trường Mặc dù trong thời gian qua, công ty gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế thế giới và khu vực, nhưng việc phát triển thị trường của công ty vẫn được duy trì và củng cố. Đạt được kết quả như hiện nay là do công ty đã đề ra cho mình một chiến lược phát triển hợp lý: + Tìm kiếm, xây dựng và mở rộng thị trường cho hoạt động kinh doanh nội địa: thành lập một số phòng chức năng đảm nhận công việc khai thác và tìm kiếm thị trường. + Củng cố niềm tin ở khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty + Thiết lập các mối quan hệ sâu sắc với các nhà đầu tư, các nhà thầu thi công công trình để có được một thị trường tiềm năng cho sự phát triển của công ty. 2.3. Về tình hình tài chính của công ty Tình hình tài chính của công ty được thể hiện qua bảng báo cáo sau: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT BẢNG 3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị:VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I.Tài sản 1.876.414.916 6.056.966.351 8.371.514.407 1. Tài sản ngắn hạn 1.826.611.587 5.573.072.732 7.588.014.002 Tiền và các khoản tương đương tiền 107.438.201 63.036.607 71.304.165 Các khoản phải thu ngắn hạn 552.439.070 1.468.363.111 1.985.241.307 Hàng tồn kho 1.119.052.728 3.516.357.357 4.796.002.115 Tài sản ngắn hạn khác 47.681.588 525.315.657 735.466.415 2. Tài sản dài hạn 49.803.329 483.893.619 783.500.405 Tài sản cố định 49.803.329 483.893.619 783.500.405 II. Nguồn vốn 1.876.414.916 6.056.966.351 8.371.514.407 1. Nợ phải trả 896.992.704 4.794.386.095 5.507.425.891 Nợ ngắn hạn 896.992.704 4.794.386.095 5.507.425.891 Vay và nợ ngắn hạn - 1.025.448.000 1.603.467.710 Phải trả người bán 407.991.657 1.198.869.521 1.900.556.439 Người mua trả tiền trước 489.001.047 2.472.036.813 2.003.401.742 2.Tổng vốn chủ sở hữu 979.422.212 1.262.580.256 2.864.088.516 Vốn chủ sở hữu 979.422.212 1.262.580.256 2.864.088.516 Nguồn: Phòng tài chính kế toán_công ty KAD.JSC Nhận xét chung: Về tài sản, nhìn chung ta thấy năm 2007 là năm mà tài sản của công ty tăng lên rất lớn: từ 1.876.414.916 lên 6.056.966.351, tăng 4.180.551.435 tương ứng với 323%. Điều này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên đáng kể trong đó là hàng tồn kho. Từ đó có thể thấy rằng năm 2007, công ty đã đầu tư mua một lượng vật liệu khá lớn. Ngoài ra thì các yếu tố khác cũng tăng như các khoản phải thu ngắn hạn tăng 915.924.041 tương ứng với 265%. Năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng nhưng không tăng nhiều như năm trước. Điều này là do ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Về nguồn vốn, cũng như tình hình về tài sản, năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng lên khá cao, tăng 323% so với năm 2006. Điều này có được chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng lên: từ 896.992.704 lên 4.794.386.095 tăng 3.897.393.391 tương ứng với 534%, một tỷ lệ rất cao. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 nhưng chỉ tăng 29%. Từ đó ta nhận thấy rằng, nguồn vốn của công ty tăng lên như vậy chủ yếu là do công ty vay nợ ngắn hạn. Điều này cũng khá tốt cho sự phát triển của công ty bởi vì công ty mới được thành lập nên cần huy động được một lượng vốn lớn để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng có những mặt trái của nó, đó là mức độ rủi ro là rất cao. Khả năng đảm bảo về tài chính của công ty chưa được tốt nên nếu hoạt động kinh doanh của công ty không đạt được hiệu quả thì sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Năm 2008, nguồn vốn của công ty cũng tăng lên nhưng không bằng năm trước. Tuy nhiên, khác với năm 2007 thì tỷ lệ tăng của các khoản vay nợ ngắn hạn đã giảm. Điều này cũng một phần là do tình hình kinh tế khó khăn và sự huy động vốn vay trong năm này không được dễ dàng như năm trước. Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng. Đây là một điều rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. BẢNG 4: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tổng doanh thu 1.568.978.667 9.398.133.880 11.832.748.460 2. Doanh thu thuần 1.568.978.667 9.398.133.880 11.832.748.460 3. Giá vốn hàng bán 1.155.084.616 7.985.131.740 10.103.236.856 4. Lợi nhuận gộp 413.894.051 1.413.002.140 1.729.511.610 5. Doanh thu hoạt động tài chính - 2.900.195 4.578.738 6. Chi phí tài chính 260.000 79.995.500 186.469.841 Trong đó: chi phí lãi vay 260.000 79.995.500 136.469.841 7. Chi phí bán hàng 37.323.531 66.026.771 101.254.611 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 397.087.476 1.251.684.396 1.320.482.344 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 16.447.575 18.195.668 125.883.552 10. Chi phí khác - 8.107 - 11. Lợi nhuận trước thuế 16.756.743 18.187.561 125.883.552 12. Chi phí thuế TNDN 4.691.888 5.029.517 35.247.394 13. Lợi nhuận sau thuế 12.064.855 13.158.044 90.636.158 Nguồn: Phòng tài chính kế toán_công ty KAD.JSC Nhận xét chung: Tổng doanh thu năm 2007 tăng vượt trội so với năm 2006 gấp 6 lần tổng doanh thu của năm 2006. Đây là kết quả của sự chấp nhận rủi ro khi vay vốn đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại không tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu mà chỉ tăng không đáng kể. Điều này là do sự quản lý về các khoản chi phí của công ty chưa được tốt, đặc biệt là về chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2008 thì đã được cải thiện đáng kể, do đó lợi nhuận sau thuế đã tăng lên 7 lần so với năm 2007 mặc dù doanh thu không tăng như trước. BẢNG 5: BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I.Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,092 1,162 1,378 2. Khả năng thanh toán nhanh 0,789 0,429 0,507 3. Khả năng thanh toán bằng tiền 0,12 0,013 0,013 II. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 4. Vòng quay các khoản phải thu 2,84 6,40 5,96 5. Kỳ phải thu bình quân (ngày) 126 56 60 6. Kỳ phải trả bình quân (ngày) 94 46 58 7. Ngày tồn kho bình quân (ngày) 349 158 170 8.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,836 1,55 1,413 9.Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 1,601 7,443 4,13 III. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 10. Lợi nhuận gộp biên 0,264 0,15 0,146 11. Lợi nhuận ròng biên 0,0077 0,014 0,0076 12. ROA 0,0064 0,0022 0,011 13. ROE 0,0123 0,0104 0,032 IV. Chỉ số nợ 14. Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu 0,916 3,797 1,923 15. Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 0,916 3,797 1,923 16. Nợ phải trả/Tổng tài sản 0,478 0,792 0,658 Nhận xét: 1, Về nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán băng tiền của doanh nghiệp giảm dần qua các năm, đặc biệt là năm 2007 tăng mạnh. Điều này chứng tỏ an ninh tài chính của doanh nghiệp không được ổn định. Sự chênh lệch giữa chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn va khả năng thanh toán nhanh là khá lớn, điều đó cho thấy doanh nghiệp tồn tại hàng tồn kho với số lượng rất lớn. 2, Về nhóm các chỉ tiêu khả năng hoạt động: - Kỳ phải thu bình quân của doanh nghiệp khá lớn, kỳ phải trả bình quân của doanh nghiệp nhỏ hơn cho thấy doanh nghiệp chưa có khả năng sử dụng nguồn tiền một cách hiệu quả nhất. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là khá cao và tăng dần theo các năm từ 2006 đến 2008.Chỉ tiêu này được phản ánh là càng lớn thì càng tốt, do đó nhìn vào chỉ tiêu này cho thấy khả năn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22570.doc