Lời nói đầu
Nước ta trải qua 18 năm chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hoà nhập và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Công tác kế toán, hạch toán đã góp phần đáng kể vào sự đi lên của nền kinh tế nước ta.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản của nền kinh tế cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tài sản cố định không những
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Dương Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ánh năng lực sản xuất trình độ kỹ thuật , mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất mà còn phản ánh điều cần thiết để các doanh nghiệp tồn tại trong môi trường cạnh tranh.Trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp thì tài sản cố định là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý khoa học để điều hành và kiểm soát việc đầu tư, sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa của tài sản cố định. Đó là cơ sở điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư tái sản xuất trang thiết bị đổi mới công nghệ hạch toán kế toán nói chung.
Nhận thức được vai trò hoạt động kế toán nói chung và kế toán tài sản cố định nói riêng, em đã hoàn thành Báo cáo Thực tập tốt nghiệp này.Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần Dương Hồ.
Phần II: Nhật ký thực tập.
Phần III: Thực trạng kế toán tào sản cố định tại Công ty cổ phần Dương Hồ.
Phần I
Khái quát chung về Công ty cổ phần Dương Hồ
Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần Dương Hồ:
1_ Quá trình hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dương Hồ:
- Công ty cổ phần Dương Hồ được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103003398 với các mặt hàng kinh doanh như:
+ Buôn bán đồ dùng cá nhân và gia đình, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ngành công nghiệp, nông nghiệp.
+ Kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
+ Dịch vụ tẩm quất.
+ Buôn bán lắp ráp thiết bị tin học, máy tính, máy văn phòng, điện tử điện lạnh, điện dân dụng, thiết bị bưu chính viễn thông.
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.
+ Dịch vụ môi giới thương mại.
+ Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu.
+ Dịch vụ tư vấn môi giới kinh doanh bất động sản.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là dịch vụ tẩm quất chân, về hoạt động thương mại công ty đang trên đà phát triển, hiện nay đang tập trung mặt hàng đầu máy kĩ thuật số (MKTS). Do mặt hàng MKTS mới đưa ra thị trường chưa được phổ biến nên doanh thu từ hoạt động này còn chưa cao
Tên công ty: Công ty cổ phần Dương Hồ
Tên giao dịch: Yanghu Joint Stock Company
Tên viết tắt:Yanghu, JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4, số 7, phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, tp Hà Nội.
Tel: 04.9362787
E-mail: yanghu_hn@yahoo.com
Tài khoản số: 1002923 tại Ngân hàng Thương Mại.
Đăng ký lần đầu: 02/01/2004
Đăng ký thay đổi lần 2: 05/05/2006
Công ty cổ phần Dương Hồ là loại hình doanh nghiệp hoạt động với vốn điều lệ là 2.000.000.000VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam). Được huy động từ các cổ đông thông qua các cổ phần đóng góp.
Đứng đầu là:
+ Chủ tịch hội đồng quản trị: Uông Việt Bình
+ Giám đốc: Nguyễn Văn Thuận
+ Thành viên hội đồng quản trị: Ngô Thị Hằng
2_ Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của Công ty cổ phần Dương Hồ:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hành chính
Phòng tài vụ
Phòng kinh doanh
Cửa hàng massage
Phòng hành chính
Hội đồng quản trị
Bộ phận văn phòng
Bộ phận phòng kinh doanh
Giám đốc
*Nhiệm vụ của từng phòng ban:
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ sau: quyết định chiến lược phát triển Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Giám đốc, các chức vụ quan trọng khác của Công ty.
Ban giám đốc có nhiệm vụ sau: điều hành hoạt động chung của Công ty một cách thống nhất. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện kế hoạch được giao.
Phòng tài vụ có nhiệm vụ sau: theo dõi, quản lý và phát triển nguồn tài chính của Công ty trên cơ sở các quy định của luật pháp. Vì vậy, bộ phận này phải thực hiện đúng và đầy đủ tình hình tài chính của Công ty cho Ban giám đốc, đôn đốc công việc thu hồi nợ khách hàng, hướng dẫn nhiệm vụ đối với những người làm công tác kế toán.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ sau: bán hàng và phát triển thị trường theo định dướng, chủ trương, kế hoạch do Ban giám đốc đề ra. Cụ thể, bộ phận này phải khai thác tối đa và quản lý tốt các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của Công ty; phối hợp hoạt động với các phòng ban để tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao tầm hiểu biết về thị trường, hàng hoá và các kỹ năng bán hàng.
Phòng hành chính có nhiệm vụ sau: đảm trách các công việc hành chính và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Đây là bộ phận làm công tác tham mưu và giúp đỡ cho giám đốc trong việc tổ chức tát cả các công việc lien quan đến cán bộ, sắp xếp bộ máy trong công ty, đề bạt, cân nhắc, đào tạo cán bộ, ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, tiếp khách, hội nghị, lưu giữ giấy tờ.......
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Dương Hồ:
ở Công ty cổ phần Dương Hồ, phòng tài chính kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng với các chức năng quản lý tài chính, theo dõi vận động của các loại tài sản, cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác cụ thể cho Giám đốc và các phòng có liên quan dể ra quyết định chính xác, kịp thời điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Với chức năng quản lý tài chính, phòng thực hiện kiểm tra giám đốc mọi hoạt động để bảo vệ sự thống nhất, chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của nhà nước về kế toán thống kê ngân hàng hoặc lao động và tiền lương, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong công ty thức hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất và xác định vị trí quan trọng của phòng tài vụ, việc tổ chức bộ máy kế toán trong công ty làm sao cho bộ máy đó được linh hoạt và gọn nhẹ, có hiệu quả..... Bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán thuế, kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp chi tiết và tính giá thành
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Điều hành mọi công việc chung trong phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, cũng như cấp trên về các thông tin do kế toán cung cấp. Kế toán tổng hợp theo dõi tình hình hoạt động cụ thể của các bộ phần chi tiết trong phòng.
Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm hạch toán các khoản vay ngân hàng, các khoản vay trả khác.
Kế toán thuế kiêm kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản thuế nộp Nhà nước, đồng thời dựa vào bảng chấm công do phòng tổ chức tập hợp được, kế toán tiền lương có trách nhiệm tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty một cách chính xác kịp thời.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Chịu trách nhiệm tập hợp các khoản chi phí và tính giá thành thực tế hàng dân dụng.
Phương pháp hạch toán kế toán được áp dụng tại công ty cổ phần Dương Hồ:
Công ty tiến hành hạch toán kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.
Căn cứ vào doanh thu mỗi ngày của công ty, kế toán lập phiếu thu, đồng thời lập phiếu chi chuyển qua cho thủ quỹ để vào sổ quỹ và nhập quỹ. Dựa trên những chứng từ gốc để định khoản và lập nên bản tổng hợp chứng từ gốc làm cơ sở để vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Sổ kế toán chi tiết gồm các sổ sau:
+ Sổ tiền mặt TK 111
+ Sổ ngân hàng TK 112
+ Sổ phải thu, phải trả người bán, người mua TK 131, 331
+ Sổ chi tiết hàng hoá, nguyên vật liệu TK 152, 156
+ Sổ tài sản cố định TK 211
+ Sổ thuế GTGT TK 133, 333
+...........
Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký sổ cái và các sổ kế toán chi tiết, lập bảng báo cáo tài chính gồm các bảng sau:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Bảng cân đối kế toán
+ Xác định kết quả kinh doanh
+ Kê khai thuế GTGT
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
Tổng hợp chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Nhật ký – Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Kế hoạch 3 năm của Công ty cổ phần Dương Hồ:
Những bước đi vững chắc của Công ty thực hiện qua năng lực tài chính của Công ty:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
TSCĐ
30.890.306
32.990.408
34.840.604
Tổng nguồn vốn
601.100.101
612.121.384
677.110.171
Doanh thu
540.101.100
545.181.135
580.201.130
Lợi nhuận trước thuế
100.238.326
101.324.482
102.248.426
Công ty đã sử dụng linh hoạt và có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời thanh toán các khoản nợ vay kịp thời, điều này khẳng định chính sách quản lý vốn ở đơn vị là hợp lý. Chứng tỏ Công ty khá chủ động về tài chính, đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Phần II
Nhật ký thực tập
Nhật ký thực tập:
Tuần 1 từ ngày 3/5 đến 6/5: Đến Công ty cổ phần Dương Hồ trình giấy giới thiệu, làm quen với các anh, chị trong Công ty.
Các tuần tiếp theo từ 8/5 đến 15/6: Thực tập các nghiệp vụ kế toán tại phòng kế toán của Công ty: vào sổ kế toán, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
Tuần từ 16/6 đến 28/6: xin số liệu và hoàn thành báo cáo thực tập.
Từ 29/6 đến 30/6: xin nhận xét của Công ty thực tập.
Từ 1/7 đến 4/7: Nộp báo cáo và xin nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Ngày 5/7: Nộp báo cáo thực tập cho khoa Kế toán.
II. Các phòng ban đã đến:
1. Phòng Giám đốc.
2. Phòng hành chính.
3. Phòng tài vụ
4. Phòng kinh doanh.
Các tài liệu đã tham khảo:
1. Luật kế toán
2. Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
3. Hệ thống tài khoản kế toán, các quy định của Bộ Tài chính.
4. Tài chính doanh nghiệp.
5. Bảng TSCĐ.
6. Bảng cân đối tài khoản kế toán quí I năm 2006.
7. Các tài liệu có liên quan khác: Bảng tổng hợp chứng từ gốc, Bảng kế hoạch sản xuất 3 năm.....
Phần III
Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ
I_ Khái quát chung về tình hình TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ:
Tài sản cố định và yêu cầu về tài sản cố định:1.1 Tài sản cố định:
TSCĐ là những tài sản do Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với những tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá tài sản phải xác định 1 cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (những tài sản được coi là tài sản cố định phải có giá trị từ 10.000.000đ trở lên).
Đặc điểm chung về tài sản cố định:
Tài sản cố định có thời gian sử dụng hữu ích dài, đối với tài sản cố định hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất bna đầu trong quá trình sử dụng.
Yêu cầu của tài sản cố định:
Do đặc điểm của tài sản cố định nên doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản cố định về giá trị và hiện vật.
Quản lý về hiện vật: phải theo dõi tình hình về số lượng, tình hình quản lý, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ, tiến hành kiểm tra giám sát công tác quản lý, công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong Doanh nghiệp.
Quản lý về giá trị: phải quản lý TSCĐ theo các chỉ tiêu, giá trị thanh lý ước tính.
Phân loại và đánh gía TSCĐ:
2.1 Phân loại TSCĐ:
Trong mỗi Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều loại TSCĐ khác nhau, mỗi loại có tính chất kỹ thuật, đặc điểm công dụng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó để phục vụ yêu cầu quản lý hạch toán thì cần thiết phải tiến hành hạch toán chính xác TSCĐ, tăng cường việc quản lý TSCĐ hiện có đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch trang bị đầu tư đổi mới TSCĐ và điều kiện để tính toán phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn TSCĐ đã sử dụng. Việc phân bổ TSCĐ có nhiều cách khác nhau nhưng trong hạch toán và quản lý thường sử dụng 3 tiêu thức phân loại sau:
2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất: có 2 loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động ản xuất kinh doanh.
- TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xúât kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
2.1.2 Phân loại TSCĐ thực tính chất và mục đích sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- TSCĐ hữu hình được chia thành các loại sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng....phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: máy móc thiết bị chuyên dùng, dây chuyền công nghệ.....
+ Phương tiện thiết bị truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải như đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và các thiết bị truyền dẫn như: hệ thống điện, nước....
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thiết bị điện tử, máy tính, máy Fax.....
+ TSCĐ phúc lợi: gồm tất cả TSCĐ sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: nhà ăn, nhà nghỉ.
+ TSCĐ khác: gồm những tài sản cố định chưa phản ánh vào các loại tài sản cố định như trên: tranh, ảnh, tác phẩm nghệ thuật, TSCĐ nhượng bán thanh lý....
TSCĐ vô hình được chia thành các loại sau:
+ Quyền sử dụng đất: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới việc giành quyền sử dụng đất như chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế đã bỏ ra để mua lại bản quyền tác giả, bằng sáng chế của các nhà phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp bằng sáng chế.....
2.1.3 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: 2 loại
- TSCĐ tự có: là TSCĐ được xây dựng, mua sắm hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đi vay dài hạn, các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn bên ngoài liên doanh, hay được biếu tặng
- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Doanh nghiệp phải trả tiền thuê cho bên cho thuê theo hợp đồng đã ký.Căn cứ theo các điều kiện thuê mà TSCĐ trong hợp đồng kinh tế đã kí kết. TSCĐ thuê ngoài gồm: TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản tiền thu về cho thuê chỉ đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư cho nó.
+ TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ mà hợp đồng thuê không phải là hợp đồng thuê tài chính.
2.2 Đánh giá TSCĐ:
2.2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Ngyên giá TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm dùng ngay trong hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả mua mới và cũ)
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm
=
Giá mua ghi trên hoá đơn đã trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có)
+
Các khoản thuế
Các chi phí liên quan:
+TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.
Nguyên giá TSCĐ vô hình:
Nguyên giá
=
Giá mua
+
Chi phí liên quan
-
Các khoản giảm trừ
- TSCĐ vô hình được hình thành từ việc trao đổi.... bằng chứng từ có liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.
TSCĐ vô hình là quyền sở hữu đất có thời hạn.
2.2.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Giá trị còn lại
=
Giá trị còn lại
x
Nguyên giá của TSCĐ sau khi đánh giá lại
của TSCĐ
của TSCĐ
sau khi
trước khi
Nguyên giá của TSCĐ trước khi đánh giá lại
đánh giá lại
đánh giá
Thủ tục tăng giảm TSCĐ, chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ:
3.1 Thủ tục tăng giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để đảm bảo các yêu cầu quản lý TSCĐ kế toán phải theo dõi và phản ánh mọi trường hợp biến động (tăng, giảm) của TSCĐ.
3.2 Chứng từ kế toán TSCĐ:
- Kế toán TSCĐ đợc hạch toán chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ về giá trị và hiện vật.
- Kế toán TSCĐ được tiến hành dựa vào các chứng từ về tăng giảm khấu hao và các chứng từ gốc có liên quan.
4. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ:
4.1 Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình:
Để hạch toán tình hình biến động TSCĐ, kế toán sử dụng TK 211 – TSCĐ hữu hình tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.
TK 211
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ: ***
Số phát sinh tăng trong kỳ
Số phát sinh giảm trong kỳ
Số dư cuối kỳ: ***
Kết cấu tài khoản 211_ TSCĐ hữu hình
Bên nợ hạch toán các nghiệp vụ:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ (thanh lý, nhượng bán).
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ (do đánh giá lại, do xây dựng lắp ráp thêm trang thiết bị......)
Bên có hạch toán các nghiệp vụ:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.
+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ (do đánh giá lại,do tháo bớt số bộ phận).
Số dư bên nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hiện cơ sở doanh nghiệp.
4.2 Kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ:
4.2.1 Kế toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ:
* Thủ tục chứng từ:
- Hồ sơ kế toán gồm các chứng từ gốc để hạch toán tăng TSCĐ do phòng tài vụ lưu trữ bao gồm:
+ Giấy đề nghị của các bộ có yêu cầu do kế toán trưởng và giám đốc công ty ký duyệt
+ Hoá đơn của bên thanh toán, hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ....
+ Hợp đồng, biên bản nhận, biên bản kiểm nghiệm kỹ thuật....
Căn cứ vào kế hoạch đầu tư (nếu có) và nhu cầu trang thiết bị của các bộ phận đã được giám đốc công ty phê duyệt, văn phòng tổng hợp làm thủ tục ký hợp đồng mua TSCĐ với nhà cung cấp (giao ước tên hàng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao nhận...). Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi tập hợp đầy đủ kèm theo hoá đơn chứng từ. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, thanh toán tiền, kế toán TSCĐ căn cứ vào chứng từ gốc, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ (vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ) trước khi đưa vào sử dụng.
Riêng đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ, mua với số lượng ít, thì thanh toán giấy báo giá đã được phê duyệt và hoá đơn tài chính do cục thuế quy định. Thông thường TSCĐ của công ty đều được giao thẳng cho bộ phận sử dụng.
Kế toán TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay:
Trường hợp mua sắm TSCĐ trong nước:
+ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan đến mua sắm TSCĐ như: hoá đơn, phiếu chi, giấy báo nợ......
Nợ TK 221: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: Tổng thanh toán
Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ biếu tặng:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 711: Thu nhập khác
Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ biếu tặng vào nguyên giá:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 111,112,331:
TSCĐ hữu hình do nhận góp vốn liên doanh cổ phần:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Nhận lại góp vốn liên doanh bằng TSCĐ hữu hình
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 128, 222: Nhận lại vốn góp liên doanh
+ Nếu giá trị còn lại do đánh giá lớn hơn giá trị vốn góp thì phần chênh lệch doanh nghiệp sẽ trả tiền hoặc nợ bên liên doanh.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 111,112,331:
+ Nếu giá trị còn lại nhỏ hơn giá trị vốn có:
Nợ TK 111, 112, 152:
Có TK 128, 222:
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn (nếu có):
Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê.
Nếu TSCĐ thừa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nguyên nhân để ghi tăng nguyên giá TSCĐ như các trường hợp trên. Đồng thời trích khấu hao TSCĐ.
Kế toán giảm tài sản cố định:
Thủ tục chứng từ:
- TSCĐ của công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán. Đối với những TSCĐ phải tập hộp đầy đủ chứng từ, hồ sơ TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ giảm TSCĐ gồm đơn xin thanh lý TSCĐ và biên bản thanh lý (nhượng bán TSCĐ).
- Khi có TSCĐ nào cần thanh lý, đơn vị sủ dụng TSCĐ chủ động làm tờ trình để xinh thanh lý (nhượng bán) khi có quyết định thanh lý của giám đốc thành lập hội đồng tài chính gồm: Đại diện văn phòng tổng hợp, phòng kế toán tài chính và đơn vị sử dụng tài sản. Hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý TSCĐ và lập biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu quy định. Biên bản thanh lý TSCĐ được lập thành 3 bản, một bản giao cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, một bản giao cho văn phòng tổng hợp để vào hồ sơ kỹ thuật, một bản giao cho đơn vị sử dụng. Sau khi làm đầy đủ thủ tục thanh lý kế toán ghi huỷ thẻ TSCĐ vào sổ TSCĐ.
Giảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý:
Giảm TSCĐ
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toán
Có TK 711: Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra
Phản ánh chi phí:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131:
Giảm TSCĐ do góp vốn liên doanh:
- Giá trị góp vốn lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ:
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ:
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Trả lại tài sản cho các bên tham gia liên doanh
Giá trị còn lại đã được đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại ghi trên sổ:
Nợ TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐ hữu hình (số khấu hao luỹ kế)
Nợ TK 411: Chi tiết nguồn vốn liên doanh
Có TK 211: TSCĐHH (nguyên giá)
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Trường hợp giá trị còn lại đã được đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ:
Thanh toán nốt số còn lại
Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 111, 112, 338
TSCĐ bị mất, thiếu phát hiện khi kiểm kê
Nợ 214 (2141): Hao mòn TSCĐ hữu hình (số khấu hao luỹ kế)
Nợ TK 111, 334, 138: Số thu hồi do bắt bồi thường
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 211: TSCĐHH
Trường hợp giảm TSCĐ vô hình:
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ trong các trường hợp thanh lý, nhượng bán, chuyển giao tài sản, đánh giá lại tài sản vô hình, kế toán ghi sổ như các trường hợp giảm TSCĐHH.
Các chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, được hạch toán vào TSCĐVH. Khi thực hiện chuẩn mực kế toán mới những chi phí đó không được gọi là TSCĐVH.
Nợ TK 627, 641, 642 (giá trị còn lại)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ nguyên giá
Nợ TK 142, 242:
Có TK 213: TSCĐVH (nguyên giá)
Kế toán khấu hao TSCĐ:
Hao mòn TSCĐ là sự hao mòn về mặt vật chất và giá trị của TSCĐ do sử dụng TSCĐ, do tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bọ kỹ thuật. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới 2 dạng: Hao mòn hữu hình và Hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng, sự tác động của môi trường làm cho TSCĐ bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có cùng tính năng nhưng có năng xuất cao hơn hoặc có chi phí ít hơn.
Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ:
Kế toán sử dụng TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 214
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ: ***
Số phát sinh giảm trong kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ
Số dư cuối kỳ: ***
Nội dung:
Phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ
Kết cấu:
Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm do các lý do giảm TSCĐ (thanh lý do nhượng bán,điều động cho đơn vị khác).
Bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng do trích khấu hao do đánh giá lại TSCĐ hoặc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên của công ty.Giá trị hao mòn TSCĐ do tính hao mòn của những TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án phúc lợi.
Số dư bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị.
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Ngày 26 thang 06 năm 2006
Chỉ tiêu
Tỉ lệ khấu hao (%) hoặc năm sử dụng
Nơi sử dụng
TK642
Toàn Doanh nghiệp
Nguyên giá
Số khấu hao
I. Số khấu hao đã trích tháng trước
30%
40%
145.000.000
15.495.000
43.500.000
4.648.500
43.500.000
4.648.500
II. Số khấu hao tăng trong tháng
0
III. Số khấu hao giảm trong tháng
IV. Số khấu hao phải trích trong tháng
TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản: phản ánh tình hình tăng giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao ở doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên nợ: Nguồn vốn khấu hao tăng do:
+ Trích khấu hao TSCĐ.
+ Thu hồi vốn khấu hao đã điều chuyển cho đơn vị khác
Bên có: Nguồn vốn khấu hao tăng do:
+ Đầu tư đổi mới TSCĐ (mua sắm TSCĐ, XDCB).
+ Trả nợ vay đầu tư TSCĐ.
+ Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác.
Số dư bên nợ: Nguồn vốn khấu hao hiện hành.
Phương thức hạch toán:
Định kỳ tính trích khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627, 641, 642:
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Ghi đơn nợ TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản
TSCĐ dùng trong hoạt động sự nghiệp:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 431 (4313): Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành:
Theo quy định hiện hành mọi TSCĐ trong doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kể đầu tư tăng nguồn vốn nào đều phải trích khấu hao.
Khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đó đem lại cho doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với từng TSCĐ cụ thể của doanh nghiệp:
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tỉ lệ khấu hao TSCĐ
(%) =
1
x
100998
theo phương pháp đường thẳng
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Mức khấu hao phải tính bình quân năm
=
Giá trị TSCĐ
phải khấu hao
x
Tỉ lệ khấu hao bình quân năm
Giá trị TSCĐ phải khấu hao
=
Số năm sử dụng
Mức khấu hao phải tính
=
Mức khấu hao bình quân năm
bình quân hàng tháng
12 tháng
Đối với TSCĐ sau khi sửa chữa, nâng cấp hoàn thành mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao
=
Giá trị còn lại trước khi nâng cấp + Giá trị nâng cấp
x
12 tháng
phải trích hàng tháng
Số năm ước tính sử dụng sau khi sửa chữa
Thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Dương Hồ:
Các nhân tố ảnh hưởng đến TSCĐ:
Công ty cổ phần Dương Hồ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Với thời gian hoạt động được 3 năm, và cung cấp dịch vụ là chủ yếu nên TSCĐ của đơn vị chủ yếu là nhà cửa, máy móc và thiết bị hỗ trợ sức khoẻ....
Trích dẫn bảng cân đối số phát sinh năm 2006:
Mã số
Tên TK
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Loại II: Tài sản cố định
211
TSCĐ
48.905.000
145.000.000
15.915.000
162.075.000
2112
văn phòng
32.990.000
32.990.000
2113
máy photocopy
15.915.000
15.915.000
2114
ôtô 8 chỗ
145.000.000
145.000.000
Cơ cấu tỉ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản
Tỉ trọng từng loại TSCĐ
=
Nguyên giá từng loại TSCĐ
x
100
Tổng nguyên giá TSCĐ
Công thức này cho ta biết tỉ trọng của từng loại TSCĐ trong cơ cấu TSCĐ của đơn vị
áp dụng công thức tỉ trọng, xử lý số liệu của bảng cân đối kế toán ta có cơ cấu của từng loại TSCĐ như sau:
Văn phòng = (32.990.000 x 100)/ 162.075.000 = 10,35%
Phương tiện vận tải = (145.000.000 x 100)/ 162.075.000 = 89,65%
Trong các tài sản cố định của đơn vị thì phương tiện vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất là 89,65%, gấp 4,39 lần so với văn phòng. Đó là điều hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì loại hình kinh doanh này có nhu cầu lớn hơn về phương tiện vận tải.
Kế toán tăng giảm tài sản cố định:3.2.1 Thủ tục chứng từ:
Tăng TSCĐ:
Quyết định mua sắm TSCĐ
Hợp đồng kinh tế
Hoá đơn, phiếu chi
Biên bản giao nhận TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Giảm TSCĐ:
Quyết định thanh lý TSCĐ
Hoá đơn ,phiếu thu
Thẻ TSCĐ
3.2.2 Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ phát sinh trong tháng 06/2006
- Ngày 10/06/2006 mua 1 ôtô 8 chỗ ngồi, thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên giá TSCĐ là 145.000.000đ, thời gian khấu hao là 3 năm kể từ 2006.
- Ngày 12/06/2006 thanh lý 1 máy photocopy Shap 2030 nguyên giá là 15.915.000đ, giá trị hao mòn luỹ kế là 10.941.563đ, giá trị được chấp nhận là 4.973.437đ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**********
Hợp đồng kinh tế
Số: 105DH
- Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/ 09/ 1989 của hội đồng nhà nước và nghị định số 17/HĐBT ngày 16/ 01/ 1990 của hội đồng bộ trưởng qui định chi tiết thi hành pháp lệnh này
- Căn cứ nghị định số 38 ngày 10/ 04/ 1998 của hội đồng bộ trưởng liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ
Hôm nay ngày 20/ 01/ 2005 chúng tôi gồm có:
Bên A: Công Ty TNHH Thương mại Đông Hà (Bên bán)
Địa chỉ:75 Tuệ Tỉnh- Hà Nội
Điện thoại: (04)9431078
Mã số thuế: 0100509922 Tại NHCT khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà nội
Người đại diện: Ông Lê Xuân Duệ Chức vụ: Giám Đốc
Bên B: Công Ty CP Dương Hồ (Bên mua)
Địa chỉ: Tầng 4, Số 7 Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội
Điện thoại: (04)9362786
Mã số thuế: 0101437244
Tài khoản số: 10002923 Tại NHTMCP Quốc Tế Việt Nam
Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thuận Chức vụ : Giám Đốc
Điều 1: Nội dung
Bên A đồng ý bán cho bên B ô tô con 8 chỗ nhãn hiệu MEFA, số loại A5 LAVI 304N, loại SAGACO- H, mầu vàng
STT
Tên Hàng Hoá
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
01
Ôtô SAGACO- H
Chiếc
01
145.000.000
145.000.000
Tổng cộng
145.000.000
Bằng chữ: Một trăm bốn mươi lăm triệu đồng
( Giá trên dã bao gồm thuế VAT)
Điều 2: Quy cách, chất lượng hàng hoá
1. Xe mới 100% được lắp ráp tại nhà máy ô tô Sài gòn dưới dạng CKD
2. Sản xuất năm 2004
3. Số khung:003935
4. Số máy: 405313756
Điều 3: Phương thức thanh toán
Bên B sẽ thanh toán cho bên A làm 2 đợt:
Đợt 1: Bên B sẽ thanh toán cho bên A 100.000.000 VNĐ ngay sau khi ký hợp đồng.
Đợt 2: Bên B sẽ giao hết số tiền còn lại là 45.000.000 VNĐ vào lần thanh toán cuối cùng
Điều 4: Giao hàng
Sau khi bên A nhận được số tiền theo qui định tại điều 3 bên B uỷ quyền cho bên A làm thủ tục đăng ký lưu hành. Hàng sẽ được giao t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1060.doc