Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu Tư & Xây Dựng Số 1 Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU
Thực tiễn đã chứng mỉnh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu cuả xã hội nói chung và của các công việc nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường, khoa đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Số 1 Hà Nội để em được ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu Tư & Xây Dựng Số 1 Hà Nội
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu Tư & Xây Dựng Số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tập tại công ty .
Trong khoảng thời gian thực tập, kiến thức cơ bản giảng dạy của nhà trường đã được vận dụng vào công việc thực tập của em. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các cô, các chú, các anh các chị ở Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Số 1 Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Bản báo cáo thực tập này gồm 4 phần:
Phần 1: Sự hình thành và pháp triển của công ty
Phần 2 : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Phần 3 : Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Phần 4 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội trước đây là Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, Công ty Xây dựng nhà ở Hà Nội. Công ty Xây dựng nhà ở Hà Nội được thành lập theo quyết định số 129/TCCQ ngày 25/01/1972 của Uỷ ban hành chính Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 02 Công ty lắp ghép số 1 và Công ty lắp ghép số 2 với nhiệm vụ: Xây dựng nhà ở theo kế hoạch của Thành phố, tổng nhận thầu thi công xây dựng nhà ở và các tiểu khu nhà ở hoàn chỉnh, chủ yếu bằng phương pháp lắp ghép tấm lớn…
Từ năm 1972, Công ty triển khai trên quy mô lớn xây dựng đồng bộ các khu nhà lắp ghép cao tầng bằng phương pháp đúc lắp bê tông tấm lớn.
Từ năm 1986, Công ty tham gia và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nhà ở để bán trên địa bàn Thành phố.
Năm 1992, Công ty đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh khách sạn Phương Nam với hai cơ sở gồm 74 buồng phòng, chuyển gần 100 cán bộ công nhân xây dựng sang kinh doanh khách sạn du lịch.
Ngày 10/02/1993, được UBND Thành phố cho phép, Công ty đã đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội theo quyết định số 626/QĐ - UB và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DNNN số 105969 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp. Ngày 15/11/2000 theo quyết định của Thành phố số 6206/QĐ - UB, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng I.
Ngày 23/6/2004, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 111/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty.
- Quá trình cổ phần hoá:
Ngày 12/01/2007, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 168/QĐ-UBND về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước là Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội, đã được Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015682 ngày 30/01/2007.
PHẦN II : CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ
1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Ban giám đốc
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KTKH VÀ ĐẦU TƯ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KT- KH VÀ ĐẦU TƯ
KHÁCH SẠN PHƯƠNG NAM
CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC XN XÂY LẮP VÀ ĐỘI XD
XN MÁY VÀ THI CÔNG HẠ TẦNG
TRUNG TÂM XK LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐT VÀ XD
2. Chức năng, quyền hạn, của từng bộ phận trong đơn vị
a. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Hiện tại, Hội đồng quản trị Công ty có 5 người (01 chủ tịch và 04 thành viên), nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Công ty là 5 năm.
b. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại, Ban kiểm soát Công ty gồm có 3 người (01 trưởng ban và 02 thành viên), nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
c. Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm có 04 thành viên (Tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc) có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
* Cơ quan Công ty có 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty, bao gồm:
* Phòng Kỹ thuật chất lượng:
- Chức năng:
Phòng Kỹ thuật chất lượng có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng và sản phẩm vật liệu xây dựng, quản lý xe máy, thiết bị thi công, an toàn lao động của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án kỹ thuật thi côngtrình;
+ Hướng dẫn chế độ chính sách, quy định của nhà nước về công tác kỹ thuật chất lượng và an toàn, bảo hộ lao động;
+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty xét duyệt các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động do các đơn vị lập;
+ Quản lý, giám sát kỹ thuật và an toàn lao động trong quá trình thi công, kiểm tra phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công sai thiết kế làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm;
+ Tính toán và cấp hạn mức vật tư cho các công trình;
* Phòng Tài chính Kế toán:
- Chức năng:
+ Phòng Tài vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty tổ chức quản lý thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính, thống kê theo quy định của nhà nước;
+ Thực hiện kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật.
- Nhiệm vụ:
+ Giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành về hoạt động kinh tế của Công ty như: quản lý tài sản, các nguồn vốn, hướng dẫn thu chi đúng pháp luật và chính sách về tài chính của Nhà nước;
+ Quản lý tiền mặt, tiền séc trong việc chi tiêu mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất hoặc phúc lợi cho CBCNV trong Công ty. Hướng dẫn các Xí nghiệp và phòng ban trong Công ty việc thu chi cho đúng chế độ chính sách về tài chính của nhà nước ban hành;
+ Lập quyết toán định kỳ báo cáo đúng hạn với các cơ quan chức năng của Sở và Thành phố. Thanh toán gọn, kịp thời các khoản chi phí cho các đơn vị hoặc cá nhân khi đủ điều kiện nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty;
+ Có trách nhiệm theo dõi và kết hợp với phòng Tổ chức hành chính trong việc đóng bảo hiểm xã hội và mua bảo hiểm y tế cho CBCNV trong Công ty;
+ Theo dõi giá trị tài sản của Công ty, tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ, thực hiện chế độ khấu hao TSCĐ, thu nộp các khoản tài chính theo quy định của nhà nước ban hành.
* Phòng Tổ chức hành chính:
- Chức năng:
Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Công ty về các công tác:
+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ, công tác lao động, tiền lương chế độ an ninh chính trị, bảo vệ quân sự, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật…;
+ Quản lý thực hiện công tác hành chính, quản trị và phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban đơn vị, các tổ chức đoàn thể và CBCNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Nhiệm vụ:
Về tổ chức:
+ Nghiên cứu, đề đạt, tổ chức sắp xếp lực lượng CBCNV cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, điều động CBCNV phù hợp với yêu cầu công tác và theo yêu cầu sản xuất. Thực hiện chế độ đãi ngộ vật chất, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế…;
+ Quản lý hồ sơ cán bộ CNV theo quyền hạn được phân cấp;
+ Quản lý tình hình sử dụng lao động, thống kê nhân sự theo hạn định;
+ Nắm vững chế độ chính sách hiện hành và triển khai các chế độ chính sách trong toàn Công ty;
+ Phụ trách công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự bảo vệ nội bộ cơ quan;
+ Lập báo cáo sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
Về hành chính:
+ Cấp giấy giới thiệu, giấy công tác theo đúng nguyên tắc thủ tục. Quản lý chặt chẽ con dấu;
+ Tiếp phát và lưu công văn giấy tờ về hành chính, đảm bảo bí mật;
+ Tiếp khách, phục vụ các cuộc họp, hội nghị Công ty;
+ Phục vụ nước uống cho Ban giám đốc Công ty;
+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc, trang bị tiện nghi làm việc cho các đơn vị;
+ Quản lý bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện, kiểm tra đôn đốc công tác vệ sinh môi trường và trật tự ngăn nắp trong Công ty.
* Phòng Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư:
- Chức năng:
Phòng Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty trong công tác quản lý kế hoạch, công tác dự án, kinh doanh nhà và quản lý kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Giúp việc Tổng giám đốc Công ty định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn theo phương hướng phát triển của ngành, nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty;
+ Quản lý kiểm tra thủ tục đầu tư, xây dựng các công trình;
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh được duyệt, các hợp đồng kinh tế đã ký và năng lực sản xuất của các đơn vị trong Công ty để giúp Tổng giám đốc phân, giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị trực thuộc trong Công ty theo: Năm - quý - tháng;
*Phòng quản lý dự án:
+ Chức năng:
Ban quản lý dự án có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty trong công tác dự án, đảm bảo kỹ thuật, an toàn, đúng chế độ chính sách và có hiệu quả.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện công tác GPMB và quản lý mặt bằng theo diện tích đất được giao, được phép khai thác mặt bằng trong thời gian thực hiện dự án có hiệu quả và tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước và Công ty. Đảm bảo an ninh trật tự trị an, phòng chống cháy nổ, và vệ sinh môi trường.
PHẦN III: TỔ CHỨC SXKD CỦA ĐƠN VỊ
Ngành nghề kinh doanh:
Nhận thầu thi công xây dựng công trình: dândụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát nước, chiếu sáng ), giao thông bưu điện, nông nghiệp thủy lợi, thể dục thê thao, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, xây lắp đường dây và trạm biến áp dưới 35KW và lắp đặt mắy móc, thiết bị cho các công trình trên
Tư vấn xây dựng trong các lĩnh vực:
Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: khu đô thị mới, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu chung cư, văn phòng cho thuê và dịch vụ công cộng
Thiết kế, lập dự toán các công trình đến nhóm B
Tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Tư vấn giám sát thi công và tư vấn quản lý dự án.
Các lĩnh vực khác bao gồm:
Sản xuất vvà khinh doanh vật liệu xây dựng
Xuất khẩu lao động
Khinh doanh khách sạn và tổ chức các dich vụ trong khách sạn
Mở cửa hàng và làmđại lý kinh doanh vật liệu xây dựng
PHẦN IV. TÌNH HÌNH SXKD 3 NĂM GẦN ĐÂY
Tình hình lực lượng lao động :
STT
Trình độ
Số lượng lao động
Tỉ trọng hàng năm
2005
2006
2007
2005
2006
2007
1
Số lượng
540
545
550
100%
100%
100%
-Nam
359
360
350
66,5%
66%
63,6%
-Nữ
181
185
200
33,5%
34%
36,4%
2
Trình Độ đào tạo
540
545
550
100%
100%
100%
-Đại học và trên ĐH
166
170
180
30,7%
31%
32,7%
-Cao đẳng
17
18
20
3,2%
3,3%
3,6%
-Trung cấp
79
69
55
14,6%
12,6%
10%
-Công nhân
278
288
295
51,5%
53,1%
53,7%
Nhận xét:
Thông qua bản tình hình lực lượng của công ty ta thấy được sự thay đổi về Số lượng lao động và trình độ lao động qua từng năm:
Về số lượng lao động :
Số lao động Nam trong năm 2006 giảm hơn so với năm 2005 là 0,5%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 2,4% và giảm so với năm 2005 là 2,9%
Số lao đôngNữ trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,5%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,4% và tăng so với năm 2005 là 2,9%
Về trình độ lao động :
Qua 3 năm trình độ lao động thay đổi theo từng năm
Về trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua cac năm, năm 2006 tăng so với năm 2005là 0,3% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,7% và tăng so với năm 2005 là 2%
Về trình độ cao đẳng : trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,1% và trong năm 2007 tăng so với 2006 là4,4% so vơiứ năm 2005 là 4,5%
Về trình độ Trung cấp : trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2% và năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 2,6%và giảm so với năm 2005 là 4,6%
Về trình độ công nhân: trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2,4% và năm 2007 tăng so nvới năm 2006 là 0,6% tăng so với năm 2005 là 3%
Qua 3 năm với trình độ lao động ngày càng phát triển chính vì thế đã mang lại hiệu quả sản xuất đáng kể cho doanh nghiệp
2.Tình hình sử dụng vốn của công ty:
Đơn vị: Tỉ đồng
Vốn
Năm
Tỉ trọng
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Vốn điều lệ
35
38
40
100%
100%
100%
Vốn lưu động
25
26
27
71,4%
68,4%
67,5%
Vốn cố định
10
12
13
28,6%
31,6%
32,5%
Nhận Xét:
Dựa vào bảng sử dụng vốn của công ty ta tháy được tình hình vốn của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây đang tăng chứng tỏ rằng công ty đang trên con đường ngày càng phát triển :
Về vốn lưu động : Trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 3% và năm 2007 giảm so vơiứ năm 2006 là 0,9%, giảm so với năm 2005 là 3,9%
Về vốn cố định : Trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,9% , tăng so với năm 2005 là 3,9%
Tình hình tài sản của doanh nghiệp :
2.1 Bảng cân đối kế toán trong 3 năm gần nhất
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
+/-
%
+/-
%
TÀI SẢN
442
465,2
491,4
23,2
5,24
26,2
5,63
Ngắn hạn
360
370,2
372,4
10,2
2,83
2,2
0,59
Tiền
8,8
9,2
6,4
0,4
4,54
-2,8
-30,43
Các khoản đầu tư ngắn hạn
146
166
182
20
13,69
16
9,64
Các khoản phải thu
204,2
195
184
-9,2
-4,51
-11
-5,64
Dài hạn
82
95
119
13
15,85
14
14,74
Các khoản phải thu
15
14
14
-1
-6,67
0
0
TSCĐ
67
81
105
14
20,89
24
29,63
B. NGUỒN VỐN
442
465,2
481,4
23,2
5,24
26,2
5,63
Nợ phải trả
400
422,2
434,4
22,2
5,60
12,2
2,89
Nợ ngắn hạn
311
325,2
333,4
14,2
4,29
8,2
2,52
Nợ dài hạn
89
97
101
8
8,99
4
4,12
Vốn chủ sở hữu
42
43
47
1
2,38
4
9,30
Vốn đầu tư CSH
35
35
35
0
0
0
0
Vốn khác
7
9
13
2
28,57
4
44,4
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Doanh thu thuần
145
179
197
34
23,45
18
10,05
Chi phí sản xuất
140
173
184
33
23,57
11
6,36
Lợi nhuận trước thuế
5
6
14
1
20
8
133,3
Lợi nhuận sau thuế
3,4
4,32
10,08
0,92
27,06
5,76
133,3
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11972.doc