I. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
Sơ lược về công ty
Tên gọi: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
Trụ sở: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội.
Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102002365 ngày 30/1/2000 của sở kế hoạch và đầu tư
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Tổng mức vốn điều lệ: 35.000.000.000 VNĐ ( Ba mươi năm tỷ Việt Nam đồng chẵn ).
2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.Chức năng.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 là 1 doanh nghiệp tu nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu phục vụ cho xây lắp.
2. 2. Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp thuộc nhóm B, kinh doanh bất động sản...
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
3.1.Đặc điẻm tổ chức quản lý.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 tổ chức bộ máy theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban tham mưu trực tuyến cho Giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình, giúp Giám đốc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế và đem lại lợi nhuận cao nhất.
a. Ban giám đốc: Gồm 3 người
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất, giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng kinh tế và là chủ tài khoản đăng ký tại ngân hàng.
- Phó Giám đốc thường trực: Phụ trách về tổ chức và nhân sự, tham mưu cho Giám đốc và thay quyền khi Giám đốc đi vắng.
- Phó Giám đốc: Phụ trách mảng xây lắp và kinh doanh vật tư, tài sản, tham mưu cho Giám đốc về mặt kỹ thuật công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và hợp đồng xây lắp có hiệu quả cao.
b. Các phòng ban chức năng.
- Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về mảng tài chính, tài chính kế toán thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện thanh toán quyết toán với Nhà Nước, cấp trên quản lý và các đối tác có liên quan.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc công ty thực hiện đúng các chính sách chế độ của Nhà Nước đối với người lao động trong công ty, phối hợp với tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chịu sự quản lý của phòng tổ chức hành chính còn ba bộ phận nhỏ là văn thư, lái xe và bảo vệ.
- Phòng kế hoạch, kinh tế kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý về các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất và thi công, xây dựng định mức sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, lập dự toán thi công các công trình xâp lắp, hồ sơ đấu thầu và hoàn công.
- Phòng cung ứng vật tư vận tải: Có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch cung tiêu các sản phẩm và vật tư kinh doanh, thực hiện các chiến lược Marketinh, tìm kiếm thị trường xây lắp và tiêu thụ sản phẩm.
c. Các đội sản xuất trực thuộc.
Đối với mỗi khu vực hoạt động của công ty luôn bố trí song song hai loại hình hoạt động, đó là sản xuất và kinh doanh. Đi kèm với nó hình thành nên các đội sản xuất trực thuộc, bao gồm:
- Các đội xây lắp bao gồm từ đội I đến đội IV
- Nhà máy sản xuất đá
- Đội sản xuất phụ
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ban GĐ công ty
P.KH – KT kỹ thuật
P.C/ứng
vật tư - vận tải
P.Tổ chức hành chính
Khối KD
Khối SX vật liệu
Khối SX đá
Đội SX đá ốp lát
Khối SX gạch
Khối xây lắp
Các đội xây lắp từ I - IV
Phòng kế toán
3.2.Đặc điểm tổ chức kinh doanh.
Với nghành nghề kinh doanh chính là xây lắp nên đặc điểm nổi bật trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty là hình thúc tổ chức phân tán.
Đặc điểm quy trình tổ chức kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 theo đúng quy trình chung trong ngành xây dựng.
a.Đối với mảng xây lắp.
Công tác lập hồ sơ, tổ chức thi công được thực hiện qua các bước sau:
Chuẩn bị h ồ sơ
Lập mặt bằng tổ chức thi công
Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động
Tổ chức thi công
Nghiệm thu
Thanh quyết toán
- Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật: Dự án, bản vẽ thiết kế do bên chủ đầu tư (bên A) cung cấp.
Dự án thi công do bên trúng thầu ( bên B) tính toán lập ra và dược bên A chấp nhận.
Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận, bên B sẽ khảo sát mặt bằng thi công phục vụ cho công tác thiết kế mặt bằng, tổ chức thi công phù hợp với mặt bằng thực tế công trình.
- Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động là công việc tiếp theo. Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động được lập sao cho công trình được thi công nhanh, đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật chất lượng và an toàn lao động. Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động cụ thể riêng phù hợp.
Việc thiết kế mặt bằng, lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động chủ yếu thuyết minh bằng bản vẽ, còn những phần không thể hiện được trên bản vẽ thì được thuyết minh bắng lời.
- Công tác tổ chức thi công được thực hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng tổ chức thi công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động.Quá trình thi công được tổ chức theo các biện pháp đã lập.
- Sau khi công trình hay hạng mục công trình hoàn thành, hai bên A và B tiến hành tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Hai bên tiến hành thanh quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình.Khi quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền duyệt, bên A sẽ thanh toán nốt số còn lại cho bên B.
b.Đối với mảng sản xuất vật liệu xây dựng.
Công ty đã đầu tư dây truyền nghiền sang đá xây dựng của Nhật Bản với công suất 235.000 m3/năm được sử dụng nguyên vật liệu chính khai thác tại núi đá vôi cách khu nghiền sang khoảng 700m tại huyện Lương Sơn – Hòa Bình. Dây truyền nghiền sang đá lành được đầu tư với quy mô lớn. Nguồn vốn hình thành tài sản chủ yếu là vốn vay. Hiện nay sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp dài hạn cho các nhà máy bê tông và các công trình xây lắp trong toàn tổng công ty.
c.Đối với mảng kinh doanh vật tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang tính chìu tượng, đòi hỏi người kinh doanh phải có đầu óc tính toán và ngoại giao tốt, nắm bắt nhanh yêu cầu của thị trường thì công việc kinh doanh mới đạt hiệu quả.Nhận thức được vấn đề đó nên công ty đã bố trí sắp xếp một tổ chuyên thực hiện các hợp đồng kinh doanh vật tư, nhà cửa bao gồm: Các cán bộ nhanh nhẹn, tháo vát có khả năng thích ứng với thị trường và có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh. Tuy là ba mảng trong một nhưng hiện nay chỉ còn lại hai mảng hoạt động thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau, bổ xung cho nhau và đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong toàn công ty.
1.Kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1
Doanh thu thuần
18.765
20.202
18.013
21.683
25.021
2
Giá vốn hàng bán
17.483
18.545
16.606
20.023
23.132
3
Lợi tức gộp
1.273
1.657
1.407
1.660
1889
4
Cp BH và QLDN
708
970
810
996
1120
5
Lợi tức thuần từ HĐKD
565
687
597
664
769
6
Lợi tức HĐ tài chính
39
13
16
15
18
7
Lợi tức HĐ bất thường
21
2
7
17
17
8
Tổng lợ tức trước thuế
625
702
620
696
804
9
Thuế lợi tức phải nộp
200
224
198
222
225
10
Lợi tức sau thuế
425
478
422
474
579
11
Vốn kinh doanh
3.656
4.397
4.397
4.397
4.397
II. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1.Hình thức kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng hệ thống kế toán tập trung theo hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Theo hình thức kế toán này, hệ thống sổ sách tại công ty bao gồm:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái tài khoản.
- Sổ chi tiết các tài khoản.
- Các bảng phân bổ.
- Các phiếu thu - chi, nhập - xuất - tồn vật tư, thành phẩm
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp CT kế toán cùng loại
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty áp dụng hệ thống kế toán tập trung. Toàn bộ hoạt động kế toán, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đều được giải quyết tại phòng kế toán của công ty. Tại các bộ phận của công ty như chi nhánh, đội xây lắp, nhà máy không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí một nhân viên kinh tế có nhiệm vụ theo dõi sổ sách thu chi, thu thập chứng từ, hóa đơn và làm báo cáo thu chi gửi lên phòng kế toán công ty.
Phòng kế toán bao gồm 5 người ( trong đó 3 người có trình độ ĐH, 1 người có trình độ CĐ và 1 người có trình độ trung cấp)
Tại công ty, mọi thành viên trong bộ máy kế toán sẽ phụ trách một phần hành kế toán nhất định. Mỗi người đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Việc phân công trong phòng kế toán được tiến hành theo kế hoạch năm. Cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: phụ trách chung phòng kế toán, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm về hóa đơn chứng từ, về tính pháp lý của chứng từ, hóa đơn, có trách nhiệm lên chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái chi tiết có liên quan.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định và đầu tư: hoạch toán chi tiết và tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. Theo dõi các khoản đầu tư dài hạn và tính giá tài sản xuất vật liệu.
- Kế toán thanh toán, ngân hàng: theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt thanh toán với toàn bộ công nhân viên về lương và BHXH, thanh toán với cơ quan thuế, giao dịch với Ngân hàng, thanh toán với người mua, đồng thời tính giá thành của sản phẩm xây lắp.
- Thủ quỹ: Thu và chi tiền mặt khi có các nghiệp vụ pháp sinh liên quan tới tiền mặt. Thủ quỹ ghi và theo dõi tiền mặt, đồng thời đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với kế toán thanh toán vào các ngày cuối tuần.
Ngoài ra trong bộ máy kế toán còn bao gồm: Nhân viên kinh tế tại các đội có nhiêm vụ theo dõi chấm công hàng ngày, cuối tháng tổng hợp và lên bảng thanh toán lương của đội sản xuất. Tổng hợp số liệu nhập - xuất - tồn NVL tại đội sản xuất và báo cáo thu chi tiền mặt tại tổ, đội. Hàng tháng gửi báo cáo tổng hợp về phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán Ngân hàng
Kế toán vật tư TSCĐ và đàu tư
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Nhân viên kinh tế đội sản xuất
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối ứng
Quan hệ đối chiếu
3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Ký tính giá thành và báo cáo: Theo tháng
4.Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
Công ty có trang bị máy tính nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán. Từ các chứng từ sổ kế toán tiến hành nhập vào máy. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán nào mà chỉ sử dụng các công thức, các lênh sẵn có trong Excel như Vlookup, Sotr, Auto filter, Advanced filter, Consolidate, Pivot Table, Subtotal... để xử lý số liệu và lên các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính.
III. Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
Phần hành kế toán là thuật ngữ dùng để chỉ ra khối lượng công tác kế toán bắt buộc cho một đối tượng hạch toán kế toán.
Mỗi phần hạch toán kế toán là sự cụ thể hóa nội dung hạch toán gắn với đặc trưng của đối tượng hạch toán, khối lượng các phần hành sẽ khác nhau ở mỗi đơn vị hạch toán có cùng tính chất hoạt động cũng như không giống nhau về tính chất hoạt động ( Đơn vị kinh doanh, đơn vị hoạt động quản lý nhà nước, quản lý ngân sách... ).
Trong một doanh nghiệp, khối lượng các phần hành kế toán thường bao gồm:
+Kế toán tài sản cố định.
+Kế toán tiền lương.
+Kế toán chi phí và tính giá thành
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh
+ Kế toán tiêu thụ.
+ Kế toán tiền.
+ Kế toán nguyên vật liệu
+ Kế toán thanh toán
..v..v..v.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phần hành kế toán chủ yếu khác nhau, trong các phần hành có thể đã nêu trên, phần hành chủ yếu thể hiện qua nhiều dấu hiệu mà dấu hiệu trược hết là mật độ phát sinh nghiệp vụ dày đặc, hoạt động hoặc đối tượng được phản ánh ở phần hành chủ yếu có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh..
Như vậy, xác định và khái niệm rõ phần hành kế toán trong khối công tác kế toán của một doanh nghiệp của một đơn vị hạch toán là căn cứ để hình thành bộ máy nhân sự của kế toán.
Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 đã tổ chức theo một số phần hành chủ yếu sau:
1. Kế toán tài sản cố định.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ.
a. Khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, chúng thường tham gia vào trực tiếp hay gián tiếp nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh. TCSĐ không bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong một thời gian sử dụng cho đến lúc bị hỏng hoàn toàn trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn sẽ chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra và bù đắp bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ.
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể,do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuât kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ vô hình là những những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
Theo tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: một tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định ( quy định hiện hành ở Việt Nam, giá trị này từ 10.000.000 đồng trở lên ).
b. Đặc điểm:
Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của chúng bị giảm dần trong qúa trình tồn tại và sử dụng.
Đối với TSCĐ hữu hình còn có thêm các đặc điểm sau:
- Hình thái vật chất của TSCĐ hữu hình không thay đổi trong quá trình sử dụng cho đến khi hư hỏng.
- Trong quá trình sử dụng tại doanh nghiệp, TSCĐ hữu hình có thể bị hư hỏng một số bộ phận.
Các đặc điểm này có ảnh hưởng đến hạch toán TSCĐ như người ta phải theo dõi TSCĐ theo nguyên giá và ghi nhận giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đối với TSCĐ hữu hình người ta phải theo dõi, hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ và lập kế hoạch trích trước chi phi sửa chữa.
c. Nhiệm vụ.
TSCĐ thường có giá trị lớn, là cơ sở vật chất quan trọng của doanh nghiệp vì vậy cần dược quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả. Để có được những thông tin hữu ích nhằm phục vụ tót cho công tác quản lý và sử dụng TSCĐ, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ hợp lý, hiệu quả.
- Tính đúng và phân bổ hợp lý khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ một cách hiệu quả.
- Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế của sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng sử dụng TSCĐ. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các loại sổ cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định. Kiểm tra và giám sát tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Lập báo cáo về TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động, sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.
1.2. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
a. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Thẻ kế toán TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ cái TK 211,213,214
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp, chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Bảng cân đối số phát sinh
b. Phương pháp hạch toán:
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT- 3 LL
Liên 2: (Giao khách hàng) DM/01- B
Ngày 28-2 năm 2002
Đơn vị bán hàng: Công ty máy tính IBM
Địa chỉ:120 Bà Triệu
Điện thoại:....................................
Họ tên người mua hàng: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
Địa chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt.
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Dàn máy vi tính
Chiếc
01
28.640.000
Cộng tiền hàng: 28.640.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.864.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 31.504.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mốt triệu năm trăm linh bốn triệu đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, họ tên) (Ký tên)
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Mẫu số: 01 – TSCĐ
Ban hành theo QĐ số: 1141 – TC/QĐ/CĐkế toán
Ngày 1- 11- 1995 của Bộ Tài chính
Số:....................
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày 28-2 năm 2002
Nợ TK:211, 133
Có TK:111
Căn cứ quyết định số 01 ngày 28-2 năm 2002 của công ty, về việc bàn giao TSCĐ.
Ban giao nhận TSCĐ gồm:
- Ông: Nguyễn văn Sơn chức vụ: Trưởng phòng Đại diện bên bán.
- Ông:Lê Văn Thức chức vụ phó phòng Đại diện bên mua.
- Địa điểm giao nhận TSCĐ: Cửa hàng công ty máy tính.
- Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Số
TT
Tên SP
Số hiệu
Năm sản xuất
Năm SD
NG TSCĐ
Tỷ lệ KH
Nước sản xuất
1
Máy tính
IBM
2001
2002
28.640.000
10%
úc
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Thẻ Tài Sản Cố Định
Ngày 28 tháng 2 năm 2002
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 28 tháng 2 năm 2002
Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ: Máy tính Số hiệu IBM
Nước sản xuất: úc Năm sản xuất 2001
Năm đưa vào sử dụng:2002
STT
Tên SP
ĐVT
Số lượng
Giá trị
1
Máy tính
Chiếc
01
28.640.000
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Sổ tài sản cố định
Năm: 2002
Loại tài sản:
STT
Ghi Tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi Giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
N/Giá TSCĐ
Chứng từ
Khấu hao đã tính lên kh giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Số hiệu
Ngày tháng năm
Tỷ lệ % KH
Mức KH
Số hiệu
Ngày tháng năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cộng
Người ghi sổ
(Ký, họ và tên)
Ngày......tháng.......năm
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Số dư đầu năm
sổ cái
Tài khoản:211
Nợ
Có
4.950.000.000
Ghi có các TK, dối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
THáng 2
Tháng 3
Tháng 4
TK 111
31.504.000
Cộng P/S
Nợ
31.504.000
Có
Số dư CT: Nợ
4.981.504.000
Tháng 2 năm 2002
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
2. Kế toán tiền lương:
Tiền lương, tiền công là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Do vậy tiền lương cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần lao động, là nhân tố để thúc đẩy để tăng năng suất lao động.
- Bảng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
a. Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ hạch toán lao động
- Chứng từ tiền lương, quỹ trích theo lương.
- Chứng từ liên quan khác.
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 334,335,338
Bảng phân bổ tiền lương, quỹ trích theo lương
Sổ cái TK 334,335,338
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối SPS
b. Phương pháp hạch toán
Biểu 08: Bảng chấm công (ĐVT: Đồng)
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển
nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Bảng chấm công
Đội xây lắp 2
tháng 12/2006
TT
Họ và tên
Hệ số
Lương cơ bản
Ngày trong tháng
Tổng SP
Tổng TG
1
2
3
4
....
29
30
31
1
Nguyễn Văn Hải
3.19
450.000
X
X
X
X
X
X
-
24
2
Trịnh Thành Sơn
2.13
450.000
X
X
X
P
N
X
X
22
3
Phạm Quang Mai
3.74
450.000
X
X
X
X
X
P
X
25
3
4
Đỗ Hồng Ngự
2.75
450.000
X
X
N
X
X
X
X
24
2
5
Lê Đức Biên
1.96
450.000
X
X
X
X
O
X
X
25
1
....
..............
...........
........
........
10
Cao Định Văn
2.14
450.000
X
X
X
X
X
X
X
25
3
Tổng cộng
200
15
Ngày 30/12/2006
Tổ trưởng
Phạm Quang Mai
Biểu 11:Bảng thanh toán lương khối xây lắp
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển
nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
bảng thanh toán lương khối xây lắp
STT
Tên phân xưởng
Lương thời gian
Lương sản phẩm
Tạm ứng
Trừ BHXH
Còn lĩnh
Ký nhận
1
Đội xây lắp I
14.629.000
36.782.300
12.000.000
731.450
24.050.850
(Đã ký)
2
Đội xây lắp II
18.435.000
39.663.500
16.700.000
921.750
22.041.750
(Đã ký)
3
Đội xây lắp III
26.980.000
46.742.400
14.000.000
1.349.000
31.393.400
(Đã ký)
4
Đội xây lắp IV
15.432.000
27.754.200
11.500.000
771.600
15.482.600
(Đã ký)
Tổng cộng
75.476.000
150.942.400
52.200.000
3.773.800
92.968.600
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập
(Đã ký)
Biểu 12: Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (ĐVT: đồng)
Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và phát triển
nhà Hà Nội số 41
Địa Chỉ: Tầng 1 nhà N2A khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tháng 12/2006
STT
TK nợ
TK có
TK 334 - Phải trả công nhân viên
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Lương thời gian
Lương sản phẩm
Cộng TK 334
3382
KPCĐ
3383
BHXH
3384
BHYT
Cộng
TK 338
1
TK 622 - CPSX NCTT
162.812.400
212.632.100
375.444.500
7.508.890
56.316.675
11.263.335
386.707.835
Công trình HBB
45.354.900
53.476.950
98.831.850
1.976.637
14.824.777,5
2.964955,5
101.796.805,5
Công trình VBB
72.604.300
98.331.205
170.935.505
3.418.710,1
25.640.325,75
5.128.065,15
176.063.570,15
Đơn đặt hàng của IKEA
33.844.200
42.334.040
76.178.240
1.523.564,8
11.426.736
2.285.347,2
78.463.587,2
Đơn ĐH công ty Tiến Đạt
11.009.000
18.489.905
29.498.905
589.978,1
4.424.835,75
886.967,15
30.383.872,15
2
TK 627 - CP SXC
12.868.000
21.097.420
33.965420
679.308,4
5.094.813
1.018.962,6
34.984.382,6
3
TK 642 - CPQLDN
21.850.000
25.514.692
47.364.692
947.293,84
7.104.703,8
1.420.940,76
48.785.632,76
4
TK 334 - PTCNV
2.369.150
10.000.000
12.369.150
Cộng
199.899.550
269.244.212
469.143.762
9382.875,24
73.371.564,3
14.074.312,,86
483.218.074,,86
3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khac trong một thời kỳ nhất định. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi (hay số lỗ)
TT
Chỉ tiêu
2006
1
Doanh thu thuần
2
Giá vốn hàng bán
3
Lợi tức gộp
4
Cp BH và QLDN
5
Lợi tức thuần từ HĐKD
6
Lợi tức HĐ tài chính
7
Lợi tức HĐ bất thường
8
Tổng lợ tức trước thuế
9
Thuế lợi tức phải nộp
10
Lợi tức sau thuế
11
Vốn kinh doanh
IV. Nhận xét về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1. Ưu điểm.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi việc xây dựng khoa học kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường. Thị trường là cơ sở quyết định công ty sẽ kinh doanh loại gì? Làm thế nào và cần bao nhiêu? Bởi vậy sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành phân tích và xem xét tình hình sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 đã gặp không ít khó khăn,nhưng công ty đã khắc phục được những khó khăn để vươn lên đứng vững trên thị trường. Nó được thể hiện rất rõ qua những hiệu quả đáng khích lệ mấy năm qua. Công ty đã ngày càng phát triển và lợi nhuận của công ty có xu hương tăng trong những năm gần đây.
Hơn nữa với mô hình kế toán tập trung mà công ty đang áp dụng sẽ tạo cho công ty một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt. Các phòng ban được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của công ty. Việc tổ chức công tác kế toán của công ty luôn mau chóng hòa nhập với hệ thống kế toán mới, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận có liên quan trong công ty.
Với bộ máy quản lý của công ty như hiện nay đã đem lại cho công ty những hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Tồn tại.
Hiện nay, vật tư sử dụng trong ngành xây dựng rất đa dạng về chủng loại, giá cả luôn biến động, vật liệu mua về sử dụng ngay cho từng công trình. Mặt khác mỗi công trình đều có định mức khối lượng vật tư cụ thể, do vậy việc theo dõi trị giá vật tư xuất dùng cho từng công trình là rất khó khăn và thiếu chính xác.
Lao động trong công ty bao gồm cả trong biên chế và thuê ngoài nên đơn vị sử dụng chung tài khoản 334 để hạch toán chi phí tiền lương, tiền công là chưa phù hợp, khó khăn cho việc chi trả và trích nộp theo quy định.
Các kho vật liệu được tổ chức tại từng công trình, do đó việc theo dõi cấp vật tư xuất dùng hàng ngày theo từng phiếu xuất vật tư ở từng kho công trình lên phòng kế toán công ty là khó khăn và phức tạp.
Do đặc điểm của ngành xây dựng, đối với nguyên vật liệu mua về thường sử dụng ngay cho thi công không qua kho của công ty mà kế toán của công ty chỉ căn cứ vào phiếu nhập - phiếu xuất không do nhân viên của kinh tế lập kế toán tiến hành lập CTGS nhập xuất nguyên vật liệu là không có căn cứ. Mà phải hạch toán trực tiếp không qua kho.
3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
Để công tác kế toán ngày đạt hiệu quả cao thì kế toán cần phải biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và tìm ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại. Để góp phần nhỏ k hả năng nghiên cứu của mình vào việc hoàn thành công tác kế toán, để kế toán được coi là công cụ quan trọng hữu hiệu nhất. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 nắm bắt được thực tế với lý thuyết đã học, dưới góc độ là sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty.
Mục lục
Nội dung
Trang
I. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.Chức năng.
2. 2. Nhiệm vụ.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
3.1.Đặc điẻm tổ chức quản lý.
3.2.Đặc điểm tổ chức kinh doanh
II. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
1.Hình thức kế toán
2.Tổ chức bộ máy kế toán.
3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
4.Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41
III. Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1. Kế toán tài sản cố định.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ.
1.2. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
2. Kế toán tiền lương:
3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
IV. Nhận xét về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41.
1. Ưu điểm.
2. Tồn tại.
3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24624.doc